Monday, December 17, 2018

The Simple Art of Meditation


The Simple Art of Meditation
by Lama Yeshe
https://www.lamayeshe.com/article/simple-art-meditation
A talk given by Lama Yeshe in Bloomington, Indiana, 1975. Edited by Nicholas Ribush. Published in Mandala magazine,  September 2002.
Meditation is very simple. When hearing about meditation for the first time, you might think, “That must be very special; meditation couldn’t be for me but only for special people.” This just creates a gap between you and meditation.
Actually, watching television, which we all do, is a bit like meditating. When you watch television, you watch what’s happening on the screen; when you meditate, you watch what’s happening on the inner screen of your mind—where you can see all your good qualities, but all your inner garbage as well. That’s why meditation is simple.
The difference, however, is that through meditation you learn about the nature of your mind rather than the sense world of desire and attachment. Why is this important? We think that worldly things are very useful, but the enjoyment they bring is minimal and transient. Meditation, on the other hand, has so much more to offer—joy, understanding, higher communication and control. Control here does not mean that you are controlled by somebody else but rather by your own understanding knowledge-wisdom, which is a totally peaceful and joyful experience. Thus, meditation is very useful.
Also, if you exaggerate the value of external objects, thinking that they are the most important things in life, you ignore your inner beauty and internal joyful energy; if you look only outside of yourself, you neglect your most precious human qualities—your intellect and your potential to communicate in higher ways. Thus, meditation shows you clean clear which objects of attachment confuse you and with which kinds of mind you relate to them.
Furthermore, meditation is a very quick method of discovering the nature of reality. It’s just like a computer. Computers can check many things extremely quickly, put them together and all of a sudden, pow!—we’re on the moon. Similarly, meditation can quickly make things clean clear, but we don’t have to go to the trouble of learning by trial and error through laboratory experiments. Many people seem to think that making mistakes is a very important part of learning. My point of view is that this is a misconception. “To learn the reality of misery, you have miserable experiences”? I say that this is not so. Through meditation we can learn things clean clear, without having to experience them.
Thus, meditation does not mean the study of Buddhism philosophy and doctrine. It is learning about our own nature: what we are and how we exist.
Some books say that the purpose of meditation is to make us conscious, but despite the usual Western connotation, the terms “awareness” and “consciousness” are not necessarily positive. They can be selfish functions of the ego. Awareness and consciousness do not mean the fully awakened state of knowledge-wisdom. Awareness can be simply an ego-trip. I mean, many times we’re aware and conscious, but since we possess neither wisdom nor understanding, our minds are still polluted. We think that we’re conscious, but our minds are foggy and unclear. Therefore, awareness and consciousness are not exclusively the result of meditation. What has to happen is that through meditation, awareness and consciousness must become knowledge-wisdom.
Another idea that many people have is that meditation is beautiful because it produces calm and relaxation. But calm and relaxation are not necessarily the result of meditation. For example, when we are asleep and our mind has sunk to an unconscious level, we are relaxed. Of course, this is not the same relaxation that meditation brings.
Meditation releases us from the uncontrolled, polluted mind. Automatically, we become joyful and can see meaning in our life. Hence, we can direct the energy of our body, speech and mind in beneficial directions instead of wasting it through not knowing what we want.
In fact, most of the time we don’t know what we want. We try something, but then, “Oh, I don’t want this.” So we try something else, but again, “I don’t want this either.” Our life is constantly changing, changing, changing; again and again, our energies are sublimated into one thing, then another, and we reach nowhere—doesn’t this sound familiar?
We should make sure we understand our behavior. We put ourselves on so many different trips and into so many life-situations with no understanding of what direction is really worth going in, thus wasting enormous amounts of time. Meditation purifies and clarifies our view, enabling us to understand the different life-styles and beliefs of basically every sentient being in the universe. Thus we can see which are worthwhile and which are not. A human being, sitting at one place in meditation, can see all this. It is definitely possible.
When our minds are clean clear, we can choose a beneficial way of life.
NGHỆ THUẬT ĐƠN GIẢN CỦA THIỀN
Lama Thubten Yeshe
Bloomington, IN

Một bài nói chuyện của Lama Yeshe
tại Bloomington, Indiana, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
Được ấn tống trong
Mandala magazine, tháng 9, năm 2002. 
Thiền rất là đơn giản. Khi nghe nói về thiền lần đầu tiên thì bạn có thể nghĩ rằng, “Nó phải rất là đặc biệt; thiền không thể dành cho tôi, mà chỉ dành cho những người đặc biệt.” Điều này chỉ tạo ra một khoảng cách giữa bạn và thiền.
Đúng ra, việc xem truyền hình, điều mà tất cả chúng ta đều làm, có chút ít giống như thiền. Khi xem truyền hình, bạn sẽ xem những gì xảy ra trên màn hình; khi hành thiền thì bạn xem những gì đang xảy ra trên màn hình trong nội tâm của mình, nơi mà bạn có thể thấy được tất cả những phẩm chất tốt đẹp, cũng như tất cả những thứ rác rến nội tâm. Đó là lý do tại sao thiền lại đơn giản.
Tuy nhiên, sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọngtham ái. Tại sao điều này lại quan trọng? Chúng ta nghĩ rằng các pháp thế gian rất hữu ích, nhưng niềm vui mà chúng mang lại thì quá ít ỏi và tạm bợ. Mặt khác thì thiền đem lại nhiều điều hơn, như tâm hoan hỷ, hiểu biết, cách truyền đạt thông tin cao cấp hơn và khả năng khống chế. Khống chế ở đây không có nghĩa là bạn bị ai khác khống chế, mà là trí tuệ hiểu biết của riêng mình sẽ khống chế mình, đó là một kinh nghiệm hoàn toàn an lạc và tràn đầy hoan hỷ. Vì vậy nên thiền rất hữu ích.
Hơn nữa, nếu bạn phóng đại giá trị của các đối tượng bên ngoài, nghĩ rằng chúng là những thứ quan trọng nhất trong đời thì bạn sẽ bỏ mặc vẻ đẹp nội tâmnăng lượng đầy hoan hỷ bên trong; nếu chỉ nhìn bề ngoài của mình thì bạn sẽ bỏ bê những phẩm chất quý báu nhất của con người, đó là trí năng và tiềm năng truyền đạt thông tin bằng những cách cao cấp hơn. Do đó, thiền chỉ cho bạn một cách tinh khiếtminh bạch những đối tượng của lòng tham ái nào khiến cho bạn lầm lẫn, và bạn liên hệ với chúng bằng loại tâm thức nào.
Hơn nữa, thiền là một phương pháp để khám phá ra bản tánh của thực tại một cách rất nhanh chóng. Nó giống như máy vi tính. Các máy vi tính có thể phối kiểm nhiều điều cực kỳ nhanh chóng, kết hợp chúng lại với nhauđột nhiên, đùng một cái là chúng ta đã lên đến cung trăng. Tương tự như vậy, thiền có thể giúp cho mọi việc trở nên tinh khiết, minh bạch một cách nhanh chóng, mà không phải trải qua rắc rối của việc học hỏi bằng cách thử nghiệm và lầm lỗi từ các thí nghiệm trong phòng thử nghiệm. Dường như nhiều người nghĩ rằng lỗi lầm là một phần rất quan trọng của việc học hỏi. Theo quan điểm của tôi thì đây là một quan niệm sai lầm. “Để học hỏi về thực tại đau khổ thì bạn phải có những kinh nghiệm khổ đau hay sao?” Tôi sẽ nói là không phải như vậy. Qua việc hành thiền, chúng ta có thể học hỏi các sự việc một cách tinh khiết, minh bạch, mà không phải trải nghiệm chúng.
Vì vậy nên thiền không có nghĩa là nghiên cứu triết lý và học thuyết Phật giáo. Nó là việc học hỏi về bản tánh của riêng mình: chúng ta là gì và hiện hữu như thế nào.
Một số sách vở nói rằng mục tiêu của thiền là giúp cho chúng ta ý thức, nhưng bất chấp ý nghĩa thông thường của phương Tây, các từ ngữ “nhận thức” và “ý thức” không nhất thiếttích cực. Chúng có thể là những chức năng vị kỷ của bản ngã. Nhận thứcý thức không có nghĩa là trạng thái hoàn toàn tỉnh thức của trí tuệ hiểu biết. Sự nhận thức có thể đơn thuần là một hoạt động gia tăng tầm quan trọng của bản ngã. Ý của tôi là, nhiều khi chúng tanhận thứcý thức, nhưng vì không có trí tuệ và sự hiểu biết, nên tâm mình vẫn bị ô nhiễm. Ta nghĩ rằng mình có ý thức, nhưng tâm ta mù mịt và không sáng suốt. Vì vậy nên nhận thứcý thức không phải là kết quả riêng biệt của việc hành thiền. Điều phải xảy ra là nhờ hành thiền mà nhận thứcý thức phải trở thành trí tuệ hiểu biết.
Nhiều người có một ý tưởng khác là thiền tuyệt vời, bởi vì nó tạo ra sự tĩnh lặng và thư giãn, nhưng tĩnh lặng và thư giãn không nhất thiết là kết quả của thiền. Ví dụ, khi đi ngủ và tâm chìm vào một mức độ vô thức thì mình thấy thư giãn. Dĩ nhiên, nó không giống như sự thư giãn mà thiền đem lại.
Thiền giúp ta thoát khỏi tâm thức thiếu tự chủô nhiễm. Ta sẽ tự động hoan hỷ và có thể thấy được ý nghĩa của đời mình. Nhờ vậy, ta có thể hướng năng lượng của thân, khẩu, ý vào những phương hướng ích lợi, thay vì lãng phí nó, vì không biết mình muốn gì.
Trên thực tế, phần lớn là ta không biết mình muốn gì. Chúng ta thử làm điều gì đó, nhưng rồi, “Ồ, tôi không muốn cái này.”. Thế là mình lại thử điều gì khác, nhưng một lần nữa, “Tôi cũng không muốn cái này nữa.”. Đời sống của chúng ta liên tục thay đổi, đổi thay, thay đổi; lần này rồi lần khác, năng lượng của mình được thăng hoa vào một việc, rồi một việc khác, rồi chẳng đi đến đâu cả. Không phải là điều này nghe rất quen thuộc hay sao?
Nên đảm bảo là bạn hiểu hành vi của mình. Chúng ta đặt mình vào quá nhiều chuyến đi khác nhau, vào quá nhiều tình huống trong đời sống mà không hề biết phương hướng nào thật sự đáng cho mình đi theo, vì vậy nên lãng phí rất nhiều thời gian. Thiền tịnh hóa và làm sáng tỏ quan điểm của mình, giúp cho ta hiểu những cách sốngniềm tin khác nhau của mỗi một chúng sinh trong vũ trụ, về mặt cơ bản. Vì vậy, ta có thể thấy điều gì đáng làm và điều gì không đáng. Một con người, an tọa ở một nơi để hành thiền, có thể thấy được tất cả những điều này. Chắc chắn đó là điều khả dĩ.
Khi tâm mình thanh khiếtsáng suốt thì ta có thể chọn một cách sống hữu ích