Tuy
vậy, người ta vẫn quyết định phải hỏi ý kiến ông
lão Peter Vanderdonk, lúc ấy đang từ ngoài đường tiến về phía
họ. Ông vốn là hậu duệ của một
sử gia có cùng tên với ông, người đã viết một trong những sách đầu
tiên kể về thị trấn này. Peter là
một cư dân lâu đời nhất trong làng, và ông biết rất rõ tất cả các
biến cố và truyền thống tuyệt vời nhất trong vùng. Ông nhớ ra Rip ngay, và khẳng định chuyện của Rip là có thật một cách thỏa đáng nhất.
Ông làm cho mọi người đứng đấy phải tin theo lời tổ tiên ông, tức nhà sử gia, khi kể rằng rặng núi Kaatskill trước
đây luôn luôn có những sinh linh rất kỳ lạ lai vãng. Ông nói rằng, theo lời tổ tiên ông thì ngài
Hendrick Hudson vĩ đại, người đầu tiên khám phá ra dòng sông Hudson và miền quê quanh đó, cứ 20 năm một lần,
đều tổ chức một dạ tiệc với những người thủy
thủ cùng đi thám hiểm với ông trên chiếc tàu Halfmoon. Nhờ đó họ được thăm lại cảnh
cũ khi xưa ông ta đã mạo hiểm, và theo dõi dòng sông với thành phố mang
tên ông. Ông ta cũng nói rằng cha ông
đã từng thấy họ ăn mặc kiểu người Hòa lan ngày xưa, chơi trò ném chai gỗ
nơi vùng đất trũng trong vùng núi. Vào
một buổi chiều hè, chính ông đã có lần nghe tiếng banh lăn, nghe như
tiếng sấm gầm vang.
Đến đây câu chuyện cũng gần kết thúc. Đám đông nghe xong giải tán, xoay ra bàn
những điều họ quan tâm và cho là quan trọng hơn như vụ bầu cử. Người con gái của Rip đưa ông về nhà
mình ở. Nàng có một căn nhà ấm
cúng, đầy đủ tiện nghi; chồng nàng là một chủ trại vui vẻ phương phi,
người mà Rip nhớ lại ngày xưa là một trong những đứa trẻ hay trèo
lên lưng chàng. Còn con trai và là
người thừa kế của Rip, cũng hệt như cha, chính là người ngồi dựa
gốc cây, được thuê làm việc trên nông trại, nhưng anh ta cho
thấy đã thừa kế tính tình giống như người cha: anh làm việc người
thì được, còn việc của mình thì chẳng bao giờ quan tâm đến.
Giờ đây Rip lại sống như xưa, đi trên các con đường ngày trước và
vẫn theo thói quen cũ. Chẳng bao lâu sau, ông tìm lại được các
bạn cũ của mình, mặc dủ tình bạn cũ theo thời gian cũng không còn
như trước. Ông thích kết bạn với
những người thuộc thế hệ mới, lớn lên sau này, và càng ngày ông
càng thấy thích họ.
Vì không có việc gì
ở nhà để làm, và vì đã đến tuổi an hưởng hạnh phúc, tuổi mà một
người có thể ở không nhàn rỗi mà chẳng ai bắt tội hay quở trách,
ông lại lui đến ngổi nơi băng ghế trước cửa quán trọ, và được người
ta tôn trọng như một vị lão làng, một người có thể kể lại chuyện
thời xưa từng năm một, “trước khi có chiến tranh.”
Cũng phải mất một số thời gian ông mới hội nhập được vào
những câu chuyện tán gẫu thường có nơi quán, cũng như mới hiểu được
những biến cố lạ lùng xảy ra trong thời gian ông chìm trong giấc
ngủ. Làm sao có cuộc Chiến tranh
Cách mạng –làm sao nước Mỹ thoát khỏi ách thực dân Anh, làm sao, thay
vì là thần dân của Vua George Đệ tam, giờ đây ông lại trở thành một
công dân tự do của Hiệp Chủng Quốc.
Thực ra Rip chẳng phải là người có máu chính trị; những thay
đổi của các quốc gia hay đế chế hầu như chẳng để lại chút ấn
tượng gì nơi ông. Nhưng có một loại
áp bức độc đoán mà từ lâu ông đã phải than van, đó là chính phủ
của mấy bà. Hạnh phúc thay, nay nó
đã cáo chung. Giờ đây ông đã thóat khỏi ách hôn nhân ràng buộc; ông muốn đi hay về khi nào cũng
được, không còn phải sợ bị bà Van Winkle bạo tàn hà hiếp nữa. Tuy vậy, mỗi khi tên bà vợ được nhắc
đến, Rip lại lắc đầu, nhún vai,
mắt ngước lên trời, người ta có thể cho đó là thái độ rút lui phó
mặc cho số phận, hay niềm sung sướng đã được thoát
ly.
Ông thường kể lại câu chuyện về mình với những người lạ dừng chân nơi lữ quán của
ông Dolittle. Thoạt đầu người ta có
nhận xét, mỗi lần kể, ông có thay đổi vài chỗ trong chuyện; nhưng họ
chẳng hồ nghi gì, vì ông mới tỉnh lại sau giấc ngủ dài. Rốt lại đầu đuôi câu chuyện cũng y hệt
như chuyện tôi kể, và không một người đàn ông, đàn bà hay trẻ nhỏ
nào trong làng mà không biết rành chuyện ấy. Vài người luôn luôn tỏ vẻ nghi ngờ câu
chuyện không có thật, và họ khăng khăng là Rip bị hồ tư loạn
tưởng. Đó là điểm cho thấy Rip lúc
nào cũng vẫn là một người bất như nhất.
Tuy thế, những cư dân Hòa lan
lớn tuổi hầu như thảy đều cho chuyện ấy có thật. Ngay đến giờ, họ không cho rằng mình nghe
tiếng trời gầm vào chiều hè nơi vùng núi Kaatskills. Họ chỉ nói Hendrick Hudson và những
người đi trên tàu với ông đang chơi trò ném banh lăn. Cũng như khi gặp cảnh cơm chẳng lành
canh chẳng ngọt, các ông chồng sợ vợ trong vùng đều thường mơ ước được
nốc một ngụm rượu từ bình rượu lớn của Rip Van Winkle.
Chú thích
Người ta có thể
nghi ngờ câu chuyện kể trên được ông Knickerbocker viết ra từ mẩu chuyện
dị đoan của ngưởi Đức về vua Frederick der Rothbart và núi Kypphauser. Tuy vậy, ghi chú đính kèm theo chuyện
cho thấy chuyện này có thật, được ông kể lại theo cung cách trung
thực thường có nơi ông.
“Chuyện Rip Van
Winkle có thể có vẻ khó tin đối với nhiều người, nhưng riêng tôi tôi
vẫn tin nó hoàn toàn, vì tôi biết quanh vùng người Hòa lan xưa của
chúng tôi cư ngụ thường xảy ra nhiều chuyện và hiện tượng kỳ
diệu. Quả thật, tôi đã từng nghe
nhiểu chuyện còn lạ lùng hơn cả chuyện này được kể ở các ngôi làng
dọc theo sông Hudson. Tất cả đều trung
thực đến độ không ai có thể nghi ngờ. Chính tôi cũng đã trò chuyện cùng Rip
Van Winkle. Lần cuối tôi gặp ông, ông
là một bô lão khả kính, trí óc minh mẫn, nói năng mạch lạc, đến
nỗi tôi nghĩ không một người có lương tri nào lại không nhìn nhận như
thế. Tôi đã từng thấy giấy chứng
nhận của tòa án về sự việc này, do chính ông thẩm phán ký với dấu
thập giá. Do đó câu chuyện trên đây
quả là chuyện thật, không còn hồ nghi gì nữa.”
“D.K.”
(1819-1820)
Hết
Washington Irving (1789-1859)
̀ Là con út trong số 11 người con của một gia đình thương nhân giàu có tại New York, Washington Irving đã trở thành sứ giả̉ ngoại giao và văn hóa cho nước Mỹ ở Âu châu, giống như Benjamin Franklin và Nathaniel Hawthorne. Mặc dù có tài viết, có lẽ ông không muốn trở thành nhà văn chuyên nghiệp, dành trọn thời gian để viết, nếu như không có một loạt các biến cố trong đời đã đưa đẩy ông vào nghiệp viết văn. Qua bạn bè, ông đã có thể cho in quyển Tạp Ghi (1819-1820) của ông đồng thời ở Anh lẫn ở Mỹ, và được công nhận có bản quyền với thù lao ở cả hai nước. Trong quyển Tạp Ghi Của Geoffrye Caryon (tên giả của Irving) có hai chuyện của ông được người ta nhớ nhiều nhất. Đó là “Rip Van Winkle” (Chàng Rip Van Winkle) và “The Legend of Sleepy Hollow” (Chàng Kỵ̣ Sĩ Không Đầu). Tạp Ghi đã nói lên đầy đủ văn phong tinh tế, tao nhã dù có vẻ bình dị của Irving. “Crayon” gợi cho ta thấy Irving có tài của nhà họa sĩ khéo cho màu, và là nhà văn sáng tạo ra một giọng văn và truyèn đạt tình cảm phong phú, uyển chuyển. Qua quyển Tạp Ghi, Irving đã chuyển hoá rặng núi Catskill bên sông Hudson về phía bắc thành phố New York thành một vùng tuyệt vời huyền bí.
Độc giả Mỹ chấp nhận lịch sử tưởng tượng về vùng Catskill của Irving một cách đầy biết ơn, dù ông đã dựa trên các câu chuyện của nước Đức để viết và chỉ thay đổi cho phù hợp bối cảnh Mỹ. Irving đã đem lại cho nước Mỹ cái mà nước Mỹ rất cần trong những năm đầu vật chất phô trương hào nhoáng: một cách hòa nhập vào miển đất mới qua trí tưởng tượng.
Không một nhà văn nào thàng công bằng Irving về tài nhân văn hóa miền đất mới, cho nó một tên gọi và một gương mặt thật với một loạt những huyền thoại riêng của nó. Câu chuyện “Rip Van Winkle,” một người ngủ giấc ngủ 20 năm, khi thức dậy thì thấy các thuộc địa đã được độc lập, cuối cùng đã trở thàng truyện đân gian ở Mỹ. Truyện đã được dàn dựng trên sân khấu, được truyền miệng rộng rãi, và dần dần được nhiều thế hệ người Mỹ xem là một huyền thoại thuần túy của Mỹ,
Irving đã khám phá và giúp làm thỏa mãn ý thức lịch sử của dân tộc Mỹ khi hãy còn tinh khôi. Rất nhiều tác phẩm của ông có thể được xem như những cố gắng đầy tâm huyết nhằm xây dựng linh hồn cho một đất nước còn tinh khôi bằng cách tạo dựng lại lịch sử và thổi vào đó một luồng sinh khí sống động đầy sáng tạo. Để tìm đề tài viết, ông đã chọn những khía cạnh kịch tính nhất trong lịch sử nước Mỹ: việc khám phá ra Tân thế giới, vị tổng thống đầu tiên và là anh hùng dân tộc, và cuộc thám hiểm Tây tiến. Tác phẩm đầu tay của ông là quyển Lịch sử New York (1809) dưới sự cai trị của người Hòa lan, một tài liệu giá trị nhưng đầy mỉa mai, trong đó ông giả vờ như thể sách do Diedrich Knickerbocker viết (từ đó có tên “phái Knickerbocker” để gọi những người bạn của Irving và các nhà văn ở New York thời ấy).
Source: