Sunday, May 29, 2022

Bạo lực súng ở Mỹ: Mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/bao-luc-sung-o-my-moi-de-doa-an-ninh-quoc-gia-that-su/ Bạo lực súng ở Mỹ: Mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự Bạo lực súng đạn ở Mỹ đã trở thành vấn đề khẩn cấp về an ninh quốc gia • Đại tướng John Allen, Chủ tịch Viện Brookings (*) , Hiếu Chân dịch 28 tháng 5, 2022
Sinh viên biểu tình trước trụ sở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sáng nay 28 tháng Năm 2022 đòi chấm dứt bạo lực súng đạn và tôn trọng quyền sinh sản an toàn. Ảnh Tasos Katopodis/Getty Images Vụ thảm sát kinh hoàng ở trường tiểu học Robb Elementary School tại thị trấn Uvalde, Texas hôm thứ Ba vừa qua gây chấn động nước Mỹ. Đã có nhiều ý kiến phân tích, bình luận về sự kiện này, tình trạng bạo lực súng đạn ngày càng tăng và giải pháp cho vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến sâu sắc của Đại tướng John Allen, nguyên chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ và NATO tại các chiến trường Iraq, Afghanistan và hiện là Chủ tịch Viện Brookings, cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu Hoa Kỳ. Ông Allen viết bài này từ tháng Tám 2019, cách đây ba năm, nhưng đến nay vẫn đầy tính thời sự. — Đó là tháng Tư năm 2007 và tôi đang ở sở chỉ huy của mình ở tỉnh Al Anbar, khu vực bạo lực nhất Iraq trong năm bạo lực nhất của cuộc chiến. Trong một cuộc điện thoại từ Hoa Kỳ, tôi được trấn an rằng con gái tôi ở Đại học Virginia Tech còn sống và không hề hấn gì nhưng một trong những bạn thân của cô bé đã thiệt mạng, một số bạn bè khác đang vật lộn giành sự sống trong các ca phẫu thuật khẩn cấp. Ngày hôm đó, 32 người đã bị sát hại trong khuôn viên trường đại học, nhiều hơn rất nhiều so với số thương vong của chúng tôi ở Iraq và Afghanistan trong cùng ngày. Bạo lực súng đạn ở Mỹ đã trở thành vấn đề khẩn cấp về an ninh quốc gia. Chỉ trong tuần qua, đã có ít nhất 36 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương trong bốn vụ xả súng hàng loạt riêng biệt. Trong hai thập niên qua, hàng trăm nghìn người Mỹ đã bị giết bởi súng đạn – và mặc dù số liệu thống kê khác nhau tùy từng nguồn dữ liệu, nhiều ước tính cho rằng số người chết vì bạo lực súng đạn đã ngang bằng với tổng số quân nhân thiệt mạng của quân đội Hoa Kỳ kể từ khi Thế chiến thứ Nhất bắt đầu. Là một cựu chiến binh trong các cuộc chiến Iraq và Afghanistan – và đã chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ và NATO ở Afghanistan – tôi đã quá quen thuộc với mối đe dọa của bạo lực súng đạn vô cớ và sự lan tràn của vũ khí giết người. Từ kinh nghiệm đó, tôi càng thấy xót xa khi người Mỹ ngày nay có nhiều khả năng phải hứng chịu bạo lực súng đạn hơn cả ở những nơi mà tôi được cử đến với danh nghĩa bảo vệ đất nước của chúng ta. Không quốc gia nào khác có số người chết vì súng đạn thậm chí chỉ bằng một nửa Hoa Kỳ và không quốc gia nào sánh được với Hoa Kỳ về số lượng súng đạn đang lưu hành bên trong biên giới. Về vấn đề này Hoa Kỳ là một ngoại lệ trong cộng đồng các quốc gia và bất kể quan điểm về Tu chính án thứ Hai như thế nào, chỉ riêng dữ kiện đó cũng phải khiến mọi người Mỹ phải dừng lại và suy nghĩ. Hơn nữa, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa dân tộc da trắng cũng như thượng tôn da trắng đang gia tăng ở Hoa Kỳ — và nhiều vụ xả súng hàng loạt gần đây nhất đã được thúc đẩy bởi những lời lẽ bạo lực, phân biệt chủng tộc. Vụ xả súng ở El Paso diễn ra sau khi [hung thủ] đăng một bản tuyên ngôn nêu rõ “cuộc xâm lược của người gốc Tây Ban Nha tại Texas” và các chi tiết nhằm phân chia nước Mỹ thành các vùng lãnh thổ theo chủng tộc. Những ý tưởng đáng khinh bỉ và hoàn toàn đáng lên án này đang được nuôi dưỡng trong những cái đầu xấu xa ở ngày càng nhiều nơi; các chuyên gia dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục. Và trên thực tế, chính luận điệu phân biệt chủng tộc của tổng thống [Donald Trump] đã làm trầm trọng thêm động lực này, làm tê liệt các hành động có trách nhiệm của các đại diện dân cử và củng cố sự chia rẽ trong xã hội chúng ta. Trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (Islamic State – ISIS) tôi đã tận mắt chứng kiến bằng cách nào mà sự cực đoan hóa – đặc biệt là thông qua internet – có thể là một nhân tố chính trong việc tuyển mộ quân khủng bố. Chúng ta cần thành thật về thực tế là người Mỹ đang bị cực đoan hóa ngay tại thời điểm này trên các nền tảng Internet như mạng 4chan, hoặc gần đây là mạng 8chan. Chúng ta cần thức tỉnh trước thực tế rằng sự khoan dung của quốc gia chúng ta đối với bạo lực và sự cực đoan hóa trên mạng của người Mỹ — và đặc biệt là của những người đàn ông da trắng bất mãn — là mối đe dọa an ninh quốc gia trước mắt và ngày càng gia tăng. Hiến pháp mà tôi và rất nhiều người khác đã tuyên thệ bảo vệ đã bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng súng của người Mỹ. Điều đó không phải nghi vấn. Nhưng chúng ta không thể cho phép sự tự do đó ngăn cản chúng ta cứu mạng sống và bảo vệ đất nước. Nếu 36 người bị giết trong một tuần bởi các tổ chức al Qaeda, ISIS, Boko Haram hoặc bất kỳ nhóm khủng bố nào khác mà tôi đã chiến đấu chống lại trong sự nghiệp của mình, thì bất kỳ tổng thống nào – kể cả tổng thống hiện nay – sẽ ra lệnh cho quân đội Mỹ ra nước ngoài để loại bỏ tận gốc mối đe dọa đó. Các nhóm thánh chiến Hồi Giáo (jihadist) cực đoan hóa những người đi theo họ để chúng căm ghét và hành động theo sự căm ghét nhằm tiêu diệt toàn bộ cộng đồng và dân tộc. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, khi mối đe dọa giống như vậy đến từ bên trong thì chúng ta không thể huy động các nguồn lực và tiềm năng đáng kể của chúng ta để xử lý chúng một cách có ý nghĩa. Sự thật khủng khiếp là kể từ sự kiện ngày 11 tháng Chín, nhiều người Mỹ bị giết bởi những kẻ khủng bố trong nước và những kẻ cực đoan da trắng dưới nhiều hình thức kỳ dị hơn là số người Mỹ bị giết bởi những kẻ khủng bố nước ngoài. Hậu quả là, trên khắp nước Mỹ, các không gian công cộng, bao gồm cả những nơi thờ tự, đang phải lập ra các kế hoạch an ninh tương tự như kế hoạch của các căn cứ quân sự của chúng ta. Nếu đó không phải là mối đe dọa đối với cuộc sống của chúng ta, đối với an ninh quốc gia của chúng ta, thì tôi không biết cái gì mới là mối đe dọa.
Người biểu tình ở New York hôm 26 tháng Năm 2022 mang hình ảnh những học sinh bị giết chết trong vụ xả súng hàng loạt ở Texas hai ngày trước đó để đòi hỏi chấm dứt bạo lực súng đạn. Ảnh Alexi Rosenfeld/Getty Images Phản ứng của chúng ta với tư cách một quốc gia là phải có cả các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa để các trường học và cộng đồng của chúng ta được an toàn. Các cộng đồng thực thi pháp luật và an ninh quốc gia của chúng ta có các hướng dẫn rất rõ ràng và các phản ứng thậm chí rõ ràng hơn đối với các kiểu đe dọa như vậy và rất nhiều công việc về bảo vệ đã được tiến hành. Khu vực dân sự trong nước – những người sản xuất, mua hoặc bán súng – cũng có nghĩa vụ đạo đức phải tham gia thành một phần của giải pháp. Nhưng chúng ta chưa được tổ chức hiệu quả ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương để thực hiện nhiệm vụ to lớn là bảo vệ một danh sách gần như vô tận các mục tiêu tiềm năng trong khắp xã hội mở của chúng ta. Các biện pháp ngăn chặn phải được thực hiện ngay lập tức để ngăn chặn những kẻ xấu có được vũ khí tấn công hỏa lực lớn. Không người dân nào cần sở hữu một vũ khí tấn công giống với vũ khí mà tôi đã mang ở Iraq. Và cũng vậy, không người Mỹ nào cần sở hữu một kiểu súng trường mà kẻ thù của chúng ta đã mang ở Iraq và Afghanistan. Việc bạn và tôi thấy những thứ này và những vũ khí nguy hiểm tương tự được mua bán dễ dàng trên khắp nước Mỹ là một chuyện hết sức điên rồ. Chúng ta phải phẫn nộ khi các đơn vị SWAT tinh nhuệ lao đến bảo vệ chúng ta nhưng họ phải đối đầu với những sát thủ mặc áo giáp và có hỏa lực gần tương đương với hỏa lực của họ. Nhưng thay vì phẫn nộ, chúng ta đã trở nên vô cảm. Chúng ta đã bị điều kiện hóa và thích nghi với thực tế đó và giờ đây chúng ta đã quen với những cuộc tranh luận vô tận, được diễn tập kỹ lưỡng diễn ra trên các mạng trực tuyến và trong hội trường Quốc Hội. Những lời hùng biện đau buồn và phẫn nộ của các chính trị gia là vô nghĩa khi họ không thông qua luật và thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ người Mỹ. Chúng ta không thể để chu kỳ này tiếp tục và nếu chúng ta không sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của chúng ta để kết thúc cái vòng luẩn quẩn này, thì thật là xấu hổ cho chúng ta với tư cách một dân tộc. Bạo lực súng đạn là tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, hòa bình và thịnh vượng trong tương lai của người Mỹ phụ thuộc vào việc tìm ra các giải pháp có ý nghĩa. — (*) John Rutherford Allen hiện là Chủ tịch Viện Brookings – một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ về chính sách, chiến lược và quốc tế tại Washington. Trước khi nghỉ hưu và hoạt động dân sự, ông là đại tướng (bốn sao) chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của NATO (ISAF) và tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan; phó tư lệnh Lực lượng Đa quốc ở Iraq. Ông cũng là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về địa chính trị, chiến tranh tương lai và tham gia nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng của Mỹ ở châu Âu, Israel-Palestine và Đông Á. Đọc thêm: • Thảm sát ở New York và nguy cơ của lý thuyết thượng tôn da trắng • Thượng Viện ngăn chặn dự luật chống khủng bố nội địa • Nước Mỹ sẽ tiếp tục để tang vì vấn nạn xả súng!

Saturday, May 28, 2022

The Real Reason America Doesn’t Have Gun Control

Lý Do Thực Sự Khiến Mỹ Không Kiểm Soát Được Súng *Ronald Brownstein The Atlantic May 25, 2022 Những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ Mỹ đã cho một thiểu số các tiểu bang quyền phủ quyết chính sách quốc gia. Cứ sau mỗi vụ nổ súng gây chết người hàng loạt xảy ra, nay đã thành một điệp khúc bi thảm trong đời sống nước Mỹ, điệu nhảy múa tàn lụi không đi đến đâu của ngành lập pháp lại nhanh chóng mở màn. Khi các yêu cầu đầy phẫn nộ của dân chúng đòi chính quyền phải có hành động bị Quốc hội cản trở, thì những người chủ trương phải kiểm soát súng bị thất vọng và các thường dân đang hoang mang lại đổ lỗi cho ảnh hưởng của Hiệp hội súng trường quốc gia và sự chống đối của các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa. Đó là những yếu tố chính đáng, nhưng kể từ nhiệm kỳ đầu của tổng thống Bill Clinton, tình trạng trì trệ về luật kiểm soát súng, nói một cách rốt ráo, lại là một vấn nạn sâu xa hơn nhiều: nó nằm ở sự khủng hoảng ngày một tăng về nguyên tắc đa số [the majority rule] trong chính trị Mỹ. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rõ trong khi dân Mỹ không tin việc kiểm soát súng sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến bạo lực do súng gây ra, tiếng nói đầy trọng lượng của đa số vẫn ủng hộ các điều tiên quyết nòng cốt do những người ủng hộ kiểm soát súng nêu ra, bao gồm việc rà soát tiền sử lý lịch người dùng súng nói chung và việc cấm bán các loại súng trường tự động và bán tự động [automatic and semiautomatic firearms]. Tuy có sự đồng thuận lớn mạnh như thế và bất chấp lời kêu gọi hãy hành động đầy xúc động của tổng thống Biden ngày hôm sau, vụ thảm sát 19 em nhỏ học sinh và 2 người lớn tại Uvalde, Texas, ngày 24 tháng 5 rất khó đưa đến kết quả hành động thay đổi của ngành lập pháp. Lý do là việc kiểm soát súng là một trong số nhiều vấn đề mà ý kiến của đa số dân Mỹ bị chặn lại bởi bức tường **filibuster tại Thượng nghị viện, cho phép các Thượng nghị sĩ của một thiểu số tiểu bang có quyền phủ quyết một chính sách quốc gia, phần lớn các tiểu bang này nhỏ, thuộc miền quê với cư dân chủ yếu là người da trắng, và đảng Cộng hòa chiếm ưu thế. Ảnh hưởng không cân xứng của các tiểu bang nhỏ đã dần dần định hình quyền lực quốc gia ở Mỹ. Dân chủ đã thắng phổ thông đầu phiếu bảy trong số tám cuộc bầu cử tổng thống đã qua, một điều mà không một đảng nào làm được kể từ khi hệ thống đảng phái hiện đại hình thành năm 1828. Thế nhưng đảng Cộng hòa lại kiểm soát Toà Bạch Ốc ba cuộc bầu cử, thay vì một, hai lần thắng số phiếu Đại cử tri [the Electoral College] trong khi thua số phiếu phổ thông. Sự bất cân xứng trong Thượng nghị viện Mỹ còn khiến chúng ta kinh ngạc hơn nữa. Theo cách tính của Lee Drutman, một nhân vật kỳ cựu thuộc chương trình cải tổ chính trị tại Nước Mỹ Mới [New America], quy tụ những thức giả có khuynh hướng trung dung-khuynh tả, đảng Cộng hòa trong Thượng viện chỉ đại diện cho dân Mỹ trong hai năm kể từ năm 1980, nếu tính một Thượng nghị sĩ làm đại biểu cho một nửa dân số ở mỗi tiểu bang; nhưng phần lớn vì đảng Cộng hòa thống lĩnh các tiểu bang nhỏ, suốt 42 năm, đảng Cộng hòa đã nắm đa số Thượng viện hết 22 năm. Cuộc tranh luận dữ dội về vấn đề kiểm soát súng tại Thượng viện Mỹ vừa qua, về mặt thực tiễn, đã ngầm cho thấy sự bất tương xứng về số đại biểu trong Thượng viện này lộ rất rõ. Sau vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở tiểu bang Connecticut, năm 2013 Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ biện pháp được Tổng thống Barack Obama hỗ trợ nhằm kiểm tra lý lịch trong tất cả các vụ mua bán súng. Một lần nữa với việc ấn định mỗi Thượng nghị sĩ đại diện cho một nửa dân số ở mỗi tiểu bang, 54 Thượng nghị sĩ đại diện cho 194 triệu dân Mỹ đã ủng hộ dự luật (cộng thêm việc Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện lúc ấy là Thượng nghị sĩ Harry Reid, người bỏ phiếu chống vì các lý do phải làm theo thủ tục). Số Thượng nghị sĩ còn lại bỏ phiếu chống thực sự chỉ đại diện cho 118 dân, nhưng vì có nguyên tắc filibuster tại Thượng viện, là nguyên tắc đòi hỏi phải có 60 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ thì mới đưa dự luật ấy ra bầu bán nên số 118 triệu dân lại thắng thế. Ngày nay kết quả có thể sẽ không khác. Năm ngoái Hạ viện thông qua sắc luật mở rộng và củng cố việc kiểm tra lý lịch khi mua bán súng, nhưng rồi nó cũng bị chặn bởi filibuster tại Thượng viện. Sự chống đối không lay chuyển về kiểm soát súng phản ánh việc đảng GOP/Cộng hòa dựa vào những vùng miền và số cử tri hết lòng ủng hộ văn hóa bạo lực súng ống. Cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi năm ngoái cho thấy số người theo đảng Cộng hòa sống trong hộ có sở hữu súng (54%) vượt xa số người theo đảng Dân chủ (31%) sống trong hộ có súng (tổng cộng lại, Pew cho thấy cứ bốn trong số mười người Mỹ sống trong nhà có súng, và chỉ ba trong mười người sở hữu súng). Một nghiên cứu của tổ chức Rand năm 2020 cho biết 20 tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất đã bầu ra gần 2/3 số nhà lập pháp Cộng hòa trong Thượng viện (32 trong số 50), và chiếm 2/3 số tiểu bang bầu cho TT Trump hồi 2020 (17 trong số 25). Hình ảnh phản chiếu gần giống nữa là số 20 tiểu bang có mức sở hữu súng thấp nhất lại có hơn hai rưỡi (2 ½), tức khoảng 192 triệu số dân cư so với số tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất (khoảng 69 triệu). Nhưng tại Thượng viện Mỹ, hai nhóm tiểu bang này lại có tiếng nói mang trọng lượng ngang nhau. Khi chống lại việc kiểm soát súng, các đảng viên Cộng hoà tại Quốc hội rõ ràng đã đặt ưu tiên cho ý muốn của người sở hữu súng trong đảng mình lên trên mọi cách nhìn khác, ngay cả ý kiến chống kiểm soát súng của cử tri Cộng hòa. Thăm dò của Pew cho thấy đại đa số người Mỹ (81%) ủng hộ việc kiểm tra lý lịch (81%), cấm mua bán vũ khí sát thương tự động (63 %), cấm mua bán tạp chí về vũ khí đạn dược có tầm mức sát hại cao (64 %); đại đa số cũng chống lại việc mang vũ khí trái phép. Đại đa số người theo đảng Cộng hòa không sở hữu súng, giống như người theo Đảng Dân chủ có sở hữu súng, đều đồng ý kiến như thế, thậm chí mức chênh lệch giữa hai nhóm này còn rõ nét hơn. Qua thăm dò ngay cả người có súng theo đảng Cộng hòa còn nói họ ủng hộ việc kiểm tra lý lịch và chống lại việc mang lén các vũ khí trái phép (một điều mà ngày càng nhiều tiểu bang đỏ/Cộng hòa, kể cả Texas, cho phép). Bất chấp tất cả, các quan chức dân cử Cộng hòa, khi gần như đồng loạt chống lại việc kiểm soát súng, đã cúi đầu trước các nhóm như NRA, xem hầu hết các biện pháp hạn chế súng là ngang hàng với việc không tôn trọng các giá trị của nước Mỹ đỏ tức bảo thủ. Mặc dù NRA, về mặt định chế, đã dần dà suy yếu, ảnh hưởng của nó vẫn lớn mạnh do việc sắp xếp định hình lại nền chính trị Mỹ qua lằn ranh địa lý. Khi Quốc hội Mỹ, trong nhiệm kỳ đầu của TT Clinton, đặt ra hệ thống kiểm soát lý lịch toàn quốc qua sắc luật Brady, và sau đó đồng thuận cấm vũ khí sát thương (nhưng luật này đã hết hạn sau đó), một số đáng kể các nhà Dân chủ lập pháp đại diện cho các miền quê đã chống đối luật này, trong khi một số đáng kể dân cử Cộng hòa tại các vùng ngoại ô lớn lại ủng hộ luật đó. Nhưng ba thập niên bầu bán đã khiến cả hai nhóm này thu nhỏ lại rất nhiều. Kết quả là khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật kiểm tra lý lịch năm 2021, chỉ có tám đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ, trong khi có duy nhất một đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống. Sự thiên lệch cán cân về phía các tiểu bang nhỏ trong Thượng viện gây cản trở hoạt động lập pháp về các vấn đề khác được nhiều dân Mỹ nhất trí, gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu, phá thai và di dân. Cũng như việc kiểm soát súng, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ phải có hành động trước biến đổi khí hậu, chống đảo ngược luật về quyền phá thai Row v. Wade, và hỗ trợ việc cải tổ lớn về chính sách di dân, gồm cả việc cho di dân không giấy tờ được nhập cư hợp pháp (nhất là những đứa trẻ được cha mẹ cho vượt biên qua Mỹ) được ở lại. Hạ viện đều đã thông qua các dự luật về từng vấn đề theo cách nhìn của dân chúng. Sự kiện Thượng viện không hề hành động về các vấn đề này phản ánh ảnh hưởng vô cùng to lớn của các tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất, cũng là những tiểu bang có liên quan mật thiết với nền kinh tế lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch [dầu khí], theo sát văn hóa Thiên Chúa giáo bảo thủ của người da trắng và có rất ít di dân. Sau bi kịch Uvalde hay một vụ thảm sát nào khác bằng súng trong lương lai, nếu có chút hy vọng nào về chuyện Quốc hội Mỹ sẽ có hành động kiểm soát súng, có phần chắc chắn sẽ phải cải tổ và loại bỏ filibuster. Bằng không, những nguyên tắc căn bản của chính trị Mỹ vẫn sẽ cho phép đảng Cộng hòa áp đặt những đòi hỏi ưu tiên của mình lên chính sách ngay cả khi rõ ràng đại đa số dân Mỹ không đồng ý. Sự thật nan giải là không có cách chi để đối phó với nạn dịch bạo lực súng ngày một gia tăng ở Mỹ nếu như trước hết không đặt vấn đề suy thái mang tính hệ thống của nguyên tắc đa số. ---- *Ronald Brownstein là biên tập viên kỳ cựu của báo The Atlantic và là nhà phân tích chính trị lău năm của đài CNN. **Filibuster: chiến thuật do một thiểu số nghị viên trong Thượng nghị viện Mỹ dùng để chống đối hay ngăn cản việc thông qua một dự luật, mặc dù dự luật ấy đã có đủ số phiếu . ủng hộ để thông qua. Chiến thuật này dính líu đến việc lợi dụng nguyên tắc đòi hỏi cần phải có 60 phiếu mới chấm dứt việc tranh luận về một dự luật. A filibuster is a tactic used by a minority group of members of the U.S. Senate who oppose and prevent the passage of a bill, despite the bill's having enough supporters to pass it. The tactic involves taking advantage of the rule that 60 votes are needed to stop debate on a bill. https://en.wikipedia.org/wiki/Filibuster_in_the_United_States_Senate ***Majority rule là cách thức để quyết định trong chính quyền hoặc trong việc bầu cử. Một quyết định được thực thi nếu nó đạt được quá bán số phiếu. Đa số thắng thiểu số thường được dùng trong các cuộc trưng cầu dân ý, đó là khi cử tri quyết định bằng cách bỏ phiếu thuận hay chống về việc họ có muốn chính phủ ban hành một đạo luật hay không. Majority rule không giống như bỏ phiếu đa nguyên/đa đảng. Khi bầu cử đa nguyên/đa đảng, thường dùng trong các cuộc tuyển cử, bất cứ ai có số phiếu cao nhất sẽ thắng. Với lá phiếu đa nguyên, người thắng có thể có ít hơn một nửa số phiếu nếu có hơn hai ứng viên để chọn. Bầu cử Hạ viện và nhiều nghị viện tương tự thường diễn ra theo hình thức đa nguyên. Nước Mỹ dùng nguyên tắc đa nguyên trong các cuộc bầu cử tổng thống. Majority rule is a way of making decisions in government or in voting. A decision is made if it gets more than half of the votes.[1] Majority rule is often used in referendums, which is when voters decide if they want to make a law by voting yes or no. Majority rule is not the same as a plurality vote. In Plurality voting, which is often used in elections, whoever gets the most votes wins. With a plurality vote, the winner can have fewer than half of the votes if there are more than two choices. Elections for the house of Commons and many similar parliamentary bodies are done by plurality. The U.S uses a plurality rule in their presidential elections. https://simple.wikipedia.org/wiki/Majority_rule Nguồn: https://www.theatlantic.com/politics/archive/2022/05/senate-state-bias-filibuster-blocking-gun-control-legislation/638425/?utm_source=pocket-newtab Liên kết khác:https://www.npr.org/2022/05/27/1101774780/gun-control-debate-statistics Bản tiếng Anh: The Real Reason America Doesn’t Have Gun Control The basic rules of American democracy provide a veto over national policy to a minority of the states. By Ronald Brownstein The Atlantic May 25, 2022
After each of the repeated mass shootings that now provide a tragic backbeat to American life, the same doomed dance of legislation quickly begins. As the outraged demands for action are inevitably derailed in Congress, disappointed gun-control advocates, and perplexed ordinary citizens, point their fingers at the influence of the National Rifle Association or the intransigent opposition of congressional Republicans. Those are both legitimate factors, but the stalemate over gun-control legislation since Bill Clinton’s first presidential term ultimately rests on a much deeper problem: the growing crisis of majority rule in American politics. Polls are clear that while Americans don’t believe gun control would solve all of the problems associated with gun violence, a commanding majority supports the central priorities of gun-control advocates, including universal background checks and an assault-weapons ban. Yet despite this overwhelming consensus, it’s highly unlikely that the massacre of at least 19 schoolchildren and two adults in Uvalde, Texas, yesterday, or President Joe Biden’s emotional plea for action last night, will result in legislative action. That’s because gun control is one of many issues in which majority opinion in the nation runs into the brick wall of a Senate rule—the filibuster—that provides a veto over national policy to a minority of the states, most of them small, largely rural, preponderantly white, and dominated by Republicans. David Frum: America’s hands are full of blood The disproportionate influence of small states has come to shape the competition for national power in America. Democrats have won the popular vote in seven of the past eight presidential elections, something no party had done since the formation of the modern party system in 1828. Yet Republicans have controlled the White House after three of those elections instead of one, twice winning the Electoral College while losing the popular vote. The Senate imbalance has been even more striking. According to calculations by Lee Drutman, a senior fellow in the political-reform program at New America, a center-left think tank, Senate Republicans have represented a majority of the U.S. population for only two years since 1980, if you assign half of each state’s population to each of its senators. But largely because of its commanding hold on smaller states, the GOP has controlled the Senate majority for 22 of those 42 years. The practical implications of these imbalances were dramatized by the last full-scale Senate debate over gun control. After the Sandy Hook Elementary School shooting in Connecticut, the Senate in 2013 voted on a measure backed by President Barack Obama to impose background checks on all gun sales. Again assigning half of each state’s population to each of its senators, the 54 senators who supported the bill (plus then–Senate Majority Leader Harry Reid, who opposed it only for procedural reasons) represented 194 million Americans. The remaining senators who opposed the bill represented 118 million people. But because of the Senate’s filibuster rule, which requires the backing of 60 senators to move legislation to a vote, the 118 million prevailed. The outcome likely would not differ today. Last year, the House passed legislation to expand and strengthen background checks. But it, too, has been blocked by a Republican filibuster in the Senate. That impassable opposition reflects the GOP’s reliance on the places and voters most deeply devoted to gun culture. Polling last year by the Pew Research Center found that the share of Republicans who live in a household with a gun (54 percent) far exceeds the share of Democrats who do (31 percent). (In all, Pew found that four in 10 adults live in a house with a gun and only three in 10 own one.) A 2020 Rand Corporation study found that the 20 states with the highest rates of gun ownership had elected almost two-thirds of the Senate’s Republican lawmakers (32 of 50) and comprised about two-thirds of the states that President Donald Trump carried in the 2020 election (17 of 25). In an almost mirror image, the 20 states with the lowest rates of gun ownership had elected almost two-thirds of the Senate’s Democratic lawmakers (also 32 of 50) and comprised about two-thirds of the states Biden won (16 of 25). The 20 states with the lowest rates of gun ownership have more than two and half times as many residents (about 192 million) as the states with the highest gun-ownership rates (about 69 million). But in the Senate, these two sets of states carry equal weight. In their opposition to gun control, Republicans in Congress clearly are prioritizing the sentiments of gun owners in their party over any other perspective, even that of other Republican voters. The Pew polling found that significant majorities of Americans support background checks (81 percent), an assault-weapons ban (63 percent), and a ban on high-capacity ammunition magazines (64 percent); a majority also opposes concealed carry of weapons without a permit. Majorities of Republicans who don’t own guns shared those opinions, as did Democratic gun owners, by even more lopsided margins. Even most Republicans who do own guns said in the polling that they support background checks and oppose permitless concealed carry (which more red states, including Texas, are authorizing). Despite all of this, Republican elected officials, in their near-lockstep opposition to gun control, have bent to groups like the NRA in equating almost any restrictions as a sign of disrespect to the values of red America. Even though the NRA has weakened institutionally, its influence inside the GOP has been magnified by the reconfiguration of American politics along geographic lines. When Congress, during Clinton’s first term, created the national background-check system through the Brady Bill and later approved a ban on assault weapons (which has since expired), significant numbers of congressional Democrats representing rural constituencies opposed the legislation, while significant numbers of Republicans with big suburban constituencies supported it. But three decades of electoral re-sorting has significantly shrunk both of those groups. As a result, when the House passed its universal-background-check bill in 2021, only eight Republicans voted for it, while just a single Democrat voted against it. Clint Smith: No parent should have to live like this The Senate’s small-state bias is impeding legislative action on other issues on which Americans broadly agree, including climate change, abortion, and immigration. As with gun control, polls consistently show that a majority of Americans support acting on climate change, oppose overturning Roe v. Wade, and back comprehensive immigration reform, including offering legal status to undocumented immigrants (especially young people brought into the country by their parents). The House has passed legislation reflecting each of those perspectives. The Senate’s inaction on these issues again reflects the outsize influence of those states with the highest gun-ownership rates—which also tend to be those enmeshed in the fossil-fuel economy, with high shares of culturally conservative white Christians and low shares of immigrants. If there is any hope for congressional action on gun control in the aftermath of the Uvalde tragedy—or another mass shooting in the future—it almost certainly will require reform or elimination of the filibuster. Otherwise, the basic rules of American politics will continue to allow Republicans to impose their priorities even when a clear majority of Americans disagree. The hard truth is that there’s no way to confront America’s accelerating epidemic of gun violence without first addressing its systemic erosion of majority rule. Ronald Brownstein is a senior editor at The Atlantic and a senior political analyst for CNN. Source: https://www.theatlantic.com/politics/archive/2022/05/senate-state-bias-filibuster-blocking-gun-control-legislation/638425/?utm_source=pocket-newtab

Tuesday, May 17, 2022

The 'Great Replacement' and the Buffalo Shooting

https://www.npr.org/2022/05/16/1099034094/what-is-the-great-replacement-theory What is the 'Great Replacement' and how is it tied to the Buffalo shooting suspect? May 16, 202212:35 AM ET Dustin Jones People gather outside the scene of a shooting at a supermarket in Buffalo, N.Y., Sunday, May 15, 2022. Matt Rourke/AP Authorities are calling Saturday's mass shooting in Buffalo, N.Y., a racially motivated attack. The suspect allegedly wrote a 180-page document filled with hateful rants about race and ties to the "Great Replacement." Here's what you need to know about this particular conspiracy theory. What is the "Great Replacement"? In short, the "Great Replacement" is a conspiracy theory that states that non-white individuals are being brought into the United States and other Western countries to "replace" white voters to achieve a political agenda. It is often touted by anti-immigration groups, white supremacists and others, according to the National Immigration Forum. White supremacists argue that the influx of immigrants, people of color more specifically, will lead to the extinction of the white race. What we know so far about the Buffalo mass shooting Payton Gendron, the 18-year-old white male accused of killing 10 people and wounding another three in Buffalo, allegedly said in his screed that the decrease in white birth rates equates to a genocide. The alleged supermarket shooter and other extremists claim the U.S. has to close its borders to immigrants. The "Great Replacement" theory is sometimes seen in other ways such as claims of voter replacement and immigrants invading America, the National Immigration Forum said. The first claim assumes that immigrants and non-white people will vote a certain way, ultimately drowning out the votes of white Americans. Adolphus Belk Jr., professor of political science and African American studies at Winthrop University, said white nationalist movements arise when people of color are seen as a threat in the political and economic realms. Belk said white nationalists are worried that, "whites will no longer be a majority of the general population, but a plurality, and see that as a threat to their own well-being and the well-being of the nation." Where does this theory come from? The "Great Replacement" theory has roots in French nationalism books dating back to the early 1900s, according to the Anti-Defamation League (ADL). However, the theory's more contemporary use is attributed to Renaud Camus, a French writer who wrote "Le Grand Remplacement" (which translates to "The Great Replacement") in 2011. French writer and critic Renaud Camus. Joel Saget/AFP via Getty Images Camus' writing was influenced by another French Author, Jean Raspail, whose 1973 novel, The Camp of the Saints, told a fictional tale of migrants banding together to take over France, the ADL said. According to the ADL, white supremacists blame Jewish people for non-white immigration to the U.S., and the replacement theory is now associated with antisemitism. A core belief to the white supremacist movement is the 14-word slogan, "We must secure the existence of our people and a future for White children," according to the Southern Poverty Law Center. That slogan was coined by David Lane, a member of the white supremacist group The Order. Protestors in Charlottesville, Va., Aug. 12, 2017. White supremacists at the protests chanted, "The Jews will not replace us!", a reference to the "Great Replacement" theory. Steve Helber/AP Fast forward to August 2017, when white nationalists rallied at the University of Virginia in Charlottesville. Rally participants chanted, "The Jews will not replace us!" The "Great Replacement" and its role in hate crimes The Buffalo shooting suspect is only one of many violent examples attributed to this the "Great Replacement." It's 19 weeks into the year and America has already seen 198 mass shootings The U.S. House Subcommittee on Crime, Terrorism and Homeland Security held a hearing about the rise of hate crimes and white nationalism in April 2019. New York representative and Judiciary Committee chairperson Jerrold Nadler had then described the issue as, "an urgent crisis in our country." "Unfortunately, various statistics confirm what most of us have observed, that hate incidents are increasing in the United States," Nadler said. "This increase has occurred during a disturbing rise of white nationalism in our country and across the globe." A person pauses in front of Stars of David with the names of those killed in a deadly shooting at the Tree of Life synagogue, in Pittsburgh, October, 29, 2018. Matt Rourke/AP He listed several racially motivated attacks: nine people killed at a South Carolina church in 2015; 11 at a synagogue in Pennsylvania in 2018; 50 people shot and killed at a mosque in New Zealand in 2019. Belk said what makes individual extremists and white nationalist groups so dangerous are the lengths they are willing to go to in order protect their position in society. "They are willing to use any means that are available to preserve and defend their position in society ... it's almost like a sort of holy war, a conflict, where they see themselves as taking the action directly to the offending culture and people by eliminating them," Belk said. The suspect in custody for Buffalo's most recent mass shooting traveled from Broome County, N.Y., some 200 miles away, to carry out his attack, according to police. The overwhelming majority of the victims were Black. Related: https://www.npr.org/2022/05/17/1099233034/the-great-replacement-conspiracy-theory-isnt-fringe-anymore-its-mainstream The 'Great Replacement' conspiracy theory isn't fringe anymore, it's mainstream May 17, 20225:57 AM ET Hundreds of white nationalists, neo-Nazis and members of the "alt-right" march down East Market Street toward Emancipation Park during the "Unite the Right" rally August 12, 2017 in Charlottesville, Virginia. Chip Somodevilla/Getty Images A 180-page online screed attributed to the white man accused of killing 10 people at a Tops Friendly Market in Buffalo on Saturday has brought a once-fringe white extremist conspiracy theory into the spotlight. But the underpinnings of the Great Replacement conspiracy theory, which has been iterated on over time to appeal to wider audiences, has penetrated a much more mainstream portion of American society. A recent poll, conducted by the Associated Press-NORC Center for Public Affairs Research, found that one in three American adults now believes in a version of replacement theory. The speed with which this false narrative has tipped into American discourse since a French ethnonationalist first coined the term roughly a decade ago has stunned even extremism experts who have tracked the spread of hate-filled ideologies. They cite the failure of major social media platforms to effectively moderate such content, the role of Fox News hosts in amplifying these ideas, and the uptake of the conspiracy's language by some elected Republican officials Demographic change Between 2010 and 2020, the percentage of Americans who identified as "White Only" declined by more than 10 percent, from 72 to 62 percent. During that same decade, several Western European countries saw record influxes of migrants from Muslim nations. It is against the backdrop of this demographic change that replacement rhetoric has accelerated in recent years. "In the U.S., [it's] often called 'white genocide.' In Europe, [it's] called 'Eurabia,' " said Cynthia Miller-Idriss, professor and director of the Polarization and Extremism Research and Innovation Lab at American University. The baseless theories claim that these population shifts are orchestrated by elite power holders. In the U.S., Miller-Idriss said white nationalists ascribe the plot to Jews who they believe are bringing in immigrants and promoting interracial marriage to suppress whites. In Europe, the false narrative blames elite politicians for a growing Muslim population. Miller-Idriss said the coining of the term "Great Replacement" in France marked a key moment in the growth of these beliefs. "It has unified and really spread [the conspiracies] online in memes and videos and in a lot of propaganda," she said. "It capitalized on a moment when you're not just reading written propaganda or sharing it in a newsletter or in a small group in a backwoods militia. But it's circulating in these dark online spaces where this [alleged] Buffalo shooter writes he was exposed and radicalized." From there, the conspiracy theories migrated toward progressively less fringe conservative media platforms, said Jonathan Greenblatt, CEO and national director of the Anti-Defamation League. "We have literally watched as ideas that originate on white supremacist message boards, or like the dark web – the places that are very difficult to get to – move," said Greenblatt. "They literally jump to [Internet message boards like] 4chan and 8chan, which are much more accessible, [then] they jump to web sites like The Daily Caller or Breitbart, and then they jump to Tucker Carlson's talking points or Laura Ingraham's talking points, or other AM radio DJs' talking points. And then you have theoretically mainstream Republican politicians repeating some of this stuff." Carlson and Ingraham are Fox News hosts. "Sanitizing" the message Although the roots of the Great Replacement are firmly planted in the organized white supremacist movement, a version of the baseless conspiracy has spread among a wider swath of Americans with some minor tweaking of language. Matthew Gertz, a senior fellow at Media Matters for America, said that Carlson has framed the issue around voter replacement. "What he says is that the Democrats are importing immigrants and that they are replacing Americans," said Gertz. "But no one should really be confused by what he is trying to do. The specific cases that he's talking about are Central American immigrants, they are immigrants from Africa, they are immigrants from the Middle East." Tucker Carlson speaks at a convention in Esztergom, Hungary on August 7, 2021. Janos Kummer/Getty Images Greenblatt, whose organization has repeatedly called on Fox News to fire Carlson, said figures such as Carlson have sought language that might be palatable to more Americans. In moving away from white nationalist terms like "white genocide" and "Jewish cabal," they have repackaged the conspiracy as one driven by political partisanship. "It has been an intentional effort ... to take these ideas and to try to sanitize them ... so they could bring their ideas into the mainstream," said Greenblatt. Fox News declined to comment in response to questions from NPR about the role that critics say Carlson and Ingraham have played in stoking fears over replacement. Greenblatt, Gertz and Miller-Idriss say claims of an orchestrated "immigrant invasion" have gained legitimacy through the endorsement of some elected Republicans, most notably former President Donald Trump. But they note that the messaging his continued after Trump left office. "Elise Stefanik has pushed the same thing," said Gertz, referring to the third-highest ranking Republican in the U.S. House of Representatives. "This is moving steadily into mainstream Republican politics." How to fight a pervasive conspiracy theory? The document believed to have been written by the suspected gunman in the Buffalo attack does not ascribe his radicalization to Fox News or rhetoric of politicians. Rather, he describes it as taking place on the same Internet chat boards that were early to adopt the language of the racist Great Replacement conspiracy theory, such as 4chan. "[Those are] still, I think, the spaces and places we should be most worried about," said Miller-Idriss. Still, Miller-Idriss and other extremism experts say the mainstreaming of replacement theory remains alarming. Greenblatt said it isn't enough to condemn the violence, because speech that dehumanizes other people – whether Blacks, immigrants or Jews – can inspire violence. "What I would suggest is that people in positions of authority, who have platforms, should use those platforms responsibly and call out this kind of ugliness and cease the incitement immediately because it's too dangerous to do otherwise," he said. In the wake of the tragedy, much attention is focusing on whether stricter gun laws might have prevented it, the role of social media, whether the suspected gunman had a history of mental health problems, and whether law enforcement authorities missed early red flags. "But all of that really doesn't make a difference if [individuals] in the end don't have a basic understanding of the legacy of racism, of structural racism [and of] systemic racism in this country," said Miller-Idriss. She said that many young people observe the racial disparities in American society and will seek out answers to them. The document believed to be linked to the suspect pulls data from dubious online sources to support spurious claims of biological racism and crime rates. "They may not be talking about it from good academic sources or good learning sources," Miller-Idriss said, "but they're going to be hearing about it in dark online spaces instead."

Từ ‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%AB-hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7a-mearsheimer-%C4%91%E1%BA%BFn-ukraine-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam-(ph%E1%BA%A7n-1)/6530915.html Từ ‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam (phần 1) Vì nhu cầu sinh tồn, các cường quốc luôn có nhu cầu duy trì vị thế bá chủ của mình. Hình minh họa. Áp dụng lý thuyết nói trên vào quan hệ quốc tế của Mỹ, Mearsheimer cho rằng Mỹ cần đặt mục tiêu giữ quyền bá chủ ở Tây Bán cầu (châu Mỹ), đồng thời, ngăn chặn sự trỗi dậy của các bá chủ tương tự ở Đông Bán cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á). Nguyễn Lương Hải Khôi “Bi kịch của nền chính trị cường quyền” John Mearsheimer, dạy ở Đại học Chicago, là tác giả cuốn sách “Tragedy of great power politics” (tạm dịch “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”) năm 2001, đưa ra thuyết “hiện thực tấn công" (offensive realism) nổi tiếng. Theo thuyết này: • Vì nhu cầu sinh tồn, các cường quốc luôn có nhu cầu duy trì vị thế bá chủ của mình. • Bản chất của quan hệ quốc tế là bất định, tức là các quốc gia không thể chắc chắn cường quốc khác có tấn công mình hay không. Do vậy phòng thủ chủ động luôn phải là lựa chọn hàng đầu để tồn tại. • Vì vậy, các cường quốc luôn luôn: • mưu cầu bá quyền ở quy mô khu vực. • cũng vì nhu cầu sinh tồn của mình, ngăn cản các cường quốc khác mưu cầu quyền lực bá chủ của nó • do đó, xung đột giữa các cường quốc là không thể tránh khỏi, ngay cả khi họ mưu cầu an ninh. Ông gọi cái xung đột bất khả kháng này giữa các đại cường là “bi kịch của chính trị cường quyền”, như tên gọi của cuốn sách của ông, "Tragedy of great power politics". Áp dụng lý thuyết nói trên vào quan hệ quốc tế của Mỹ, Mearsheimer cho rằng Mỹ cần đặt mục tiêu giữ quyền bá chủ ở Tây Bán cầu (châu Mỹ), đồng thời, ngăn chặn sự trỗi dậy của các bá chủ tương tự ở Đông Bán cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á). Cuốn sách được xuất bản năm 2001. Đây là năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, một sự kiện thay đổi hoàn toàn Trung Quốc. Ở phần kết luận của cuốn sách, Mearsheimer dự đoán quan hệ Mỹ Trung trong tương lai bằng “hiện thực luận” của mình. Ông đã tiên đoán một cách bi quan về quan hệ 2 nước, và đặt vấn đề một cách lạnh lùng về lựa chọn chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc đương thời. Sau hơn 20 năm nhìn lại, 2001-2022, chúng ta thấy ông đã đúng. Mearsheimer viết: “Rõ ràng là kịch bản nguy hiểm nhất mà Hoa Kỳ có thể phải đối mặt vào đầu thế kỷ XXI là việc Trung Quốc trở thành bá chủ tiềm tàng ở Đông Bắc Á. Tất nhiên, triển vọng trở thành bá chủ tiềm năng của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào việc nền kinh tế của nước này có tiếp tục hiện đại hóa với tốc độ nhanh chóng hay không. Nếu điều đó xảy ra, và Trung Quốc không chỉ trở thành nhà sản xuất công nghệ tiên tiến hàng đầu mà còn là cường quốc giàu có nhất thế giới, thì nước này gần như chắc chắn sẽ sử dụng sự giàu có của mình để xây dựng một cỗ máy quân sự hùng mạnh.” (1) Nhưng điều Mearsheimer viết vào năm 2001 đã đúng vào năm 2016, khi Tập Cận Bình chính thức làm một cuộc cách mạng về tổ chức quân đội, xây dựng quân đội Trung Quốc thành một quân đội công nghệ cao, mô phỏng Hoa Kỳ cả về tổ chức lẫn chiến lược và công nghệ. Mearcheimer cho rằng trước hết, Trung Quốc sẽ nhắm đến mục tiêu bá chủ vùng Đông Bắc Á, trong đó hai mục tiêu cần xử lý trước tiên là Nhật Bản và Hàn Quốc. Không thấy ông nhắc tới Đài Loan. “Hơn nữa, vì những lý do chiến lược đương nhiên, nước này chắc chắn sẽ mưu cầu vị thế bá chủ trong khu vực, giống như Hoa Kỳ đã làm ở Tây Bán cầu trong thế kỷ XIX. Vì vậy, chúng ta nên dự phóng trước là Trung Quốc sẽ cố gắng thống trị Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các nước khác trong khu vực, bằng cách xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh đến mức các quốc gia khác không dám thách thức. Chúng ta cũng sẽ phải dự phóng rằng Trung Quốc phát triển phiên bản riêng của Học thuyết Monroe, nhắm thẳng vào Hoa Kỳ. Giống như Hoa Kỳ đã nói rõ với các cường quốc ở xa rằng họ không được phép can thiệp vào Tây Bán cầu, Trung Quốc sẽ nói rõ rằng sự can thiệp của Mỹ vào châu Á là không thể chấp nhận được.” (2) Sau đó 8 năm, vào 2009, một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ rằng một tướng Trung Quốc đã đề nghị hai nước chia đôi Thái Bình Dương: phía tây Thái Bình Dương sẽ thuộc Mỹ, còn phía đông Thái Bình Dương sẽ của Trung Quốc. (3) Đây là một đề nghị “khôn ngoan” của Trung Quốc. Phía tây Thái Bình Dương chủ yếu là Châu Mỹ, vốn thuộc vùng ảnh hưởng của Mỹ từ thế kỷ 19, và nguồn lực không thể so sánh bằng “phía đông Thái Bình Dương”, tức châu Á, mà phần chính là Đông Nam Á, Đông Bắc Á, thậm chí cả Nam Á nếu hiểu phía đông Thái Bình Dương gồm cả Ấn Độ Dương. Như vậy, tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Đông Bắc Á mà hạt nhân là Nhật Bản và Hàn Quốc mà nó nhắm đến một vùng châu Á rộng lớn. Ngoài ra, chiến lược Vành đai Con đường được Trung Quốc công bố năm 2013 cho thấy tham vọng của nước này vươn rất xa, trải dài từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, sang Nam Á, Trung Á, rồi Đông Âu, Trung Âu, Tây Âu và cả châu Phi. Mearsheimer có một ngụ ý cho rằng Trung Quốc chỉ nhắm đến bá quyền cấp vùng là “Đông Bắc Á” mà hạt nhân là Nhật Bản và Hàn Quốc, có lẽ vì căn cứ vào một lý thuyết của ông trong sách, cho rằng các đại dương khổng lồ trên địa cầu hạn chế khả năng triển khai quân đội ở quy mô toàn cầu, vì vậy, ngăn cản mọi cường quốc vươn tới quyền bá chủ ở quy mô thế giới. Các cường đó do đó chỉ mưu cầu quyền bá chủ ở cấp vùng. Lý thuyết này của Mearcheimer có thể đúng với chính trị thế giới trước khi kỹ thuật hàng hải, từ thế kỷ 19, phát triển thành một lực lượng giúp các cường quốc có thể duy trì quyền bá chủ vượt ra ngoài phạm vi của một khu vực địa lý nhất định. Ngoài ra, ngành hàng không trong thế kỷ 20 cũng đóng vai trò tương tự ngành hàng hải. Không ai khác, Hoa Kỳ là ông vua bầu trời trong thế kỷ 20 và hiện vẫn là vua của không gian này trong những năm đầu thế kỷ 21. Cạnh tranh giữa hai khối Mỹ Trung, do đó, đã vượt ra ngoài phạm vi Đông Bắc Á (và cả châu Á) rất xa. Mearsheimer cũng nhấn mạnh nếu Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho Trung Quốc thành một cường quốc, đây sẽ là một tay chơi đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi Trung Quốc “mạnh và nguy hiểm hơn nhiều so với bất kỳ một tay chơi bá quyền nào mà Hoa Kỳ đã từng đối đầu trong thế kỷ XX.” Các tay chơi mà Hoa Kỳ từng “thanh toán” trong thế kỷ 20 bao gồm đế quốc Nhật Bản, Đức Quốc xã và Liên Xô. Những tay chơi này đều không có nhiều nguồn lực bằng Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc thì khác. Nếu “trở thành một Hong Kong khổng lồ, nước này có thể sẽ có một sức mạnh tiềm ẩn gấp bốn lần Hoa Kỳ, cho phép Trung Quốc giành được lợi thế quân sự quyết định trước Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á. Trong trong hoàn cảnh đó, thật khó để thấy Hoa Kỳ làm thế nào có thể ngăn cản Trung Quốc trở thành một đối thủ ngang hàng. Hơn nữa, Trung Quốc có thể sẽ là một siêu cường đáng gờm hơn cả Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu sau đó giữa họ.” (4) Mearsheimer chỉ ra sai lầm trong chính sách của Hoa Kỳ đương thời là thay vì làm cho “kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đáng kể trong những năm tới”, thì Hoa Kỳ “đã theo đuổi một chiến lược ngược lại”, vì “Hoa Kỳ đã cam kết cho Trung Quốc “hội nhập”, chứ không “phong tỏa” nước này.” Chiến lược nói trên của Hoa Kỳ “dựa trên niềm tin của chủ nghĩa tự do, cho rằng nếu Trung Quốc có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng, nước này sẽ trở thành một cường quốc mà vẫn như hiện trạng và không tham gia vào cuộc cạnh tranh an ninh với Hoa Kỳ. Kết quả là, chính sách của Mỹ đã tìm cách đưa Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tạo điều kiện cho nước này phát triển kinh tế nhanh chóng, để nước này trở nên giàu có, và người ta hy vọng nó sẽ vẫn bằng lòng với vị trí hiện tại của mình trong hệ thống quốc tế.” Mearsheimer chỉ ra chính sách này của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là sai lầm như thế nào. Chúng ta cần lưu ý một lần nữa, ông tiên đoán những điều này từ 2001. Lý Quang Diệu của Singapore, trước đó trong hồi ký “From Third World to First” năm 2000, cũng nhận xét rằng phương Tây đang rất ảo tưởng về Trung Quốc, nhìn nước này theo kiểu “wow, lại có thêm một tay chơi nữa rồi đây” mà họ không hiểu rằng đó sẽ là tay chơi khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Theo kiến giải của Mearsheimer: “Một Trung Quốc giàu có sẽ không phải là một cường quốc giữ nguyên hiện trạng như bây giờ, mà sẽ là một quốc gia hiếu chiến, quyết tâm đạt được quyền bá chủ trong khu vực. Điều này xảy ra không phải bởi vì một Trung Quốc giàu có thì sẽ có những động cơ xấu xa, mà bởi vì cách tốt nhất để bất kỳ nhà nước nào có thể tối đa hóa triển vọng tồn tại của mình là trở thành bá chủ trong khu vực của họ. Mặc dù chắc chắn là Trung Quốc vì lợi ích của mình mà mưu cầu trở thành bá chủ ở Đông Bắc Á, nhưng điều đó thực sự không phải là lợi ích của Mỹ.” Như vậy, đối với Mearsheimer, Trung Quốc hiếu chiến không phải vì “bản chất” của nó là xấu xa, vì nó là “độc tài”, mà đơn giản là vì lợi ích sẽ tự nhiên khiến nó làm như thế. Nó là một nước “dân chủ” và “tự do” như Mỹ thì nó cũng không thể làm khác. Ở thời điểm 2001, Trung Quốc vừa mới vào WTO, theo Mearsheimer, nước này còn lâu mới có thể “đủ sức mạnh tiềm ẩn để giành quyền bá chủ trong khu vực.” Vì vậy, ở thời điểm đó, vẫn còn chưa quá muộn để “Hoa Kỳ đảo ngược chính sách” hỗ trợ hết sức cho Trung Quốc, mà “làm những gì có thể để làm giảm tốc sự trỗi dậy của Trung Quốc.” (5) Năm 2012, Robert Kaplan nhận xét về cuốn sách “Bi kịch của chính trị cường quyền” của Mearsheimer như sau: “Nếu Trung Quốc sụp đổ do một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, hoặc phát triển theo một cách nào đó khác khiến cho khả năng đe dọa của nó bị loại bỏ, lý thuyết của Mearsheimer sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng vì nó không xem xét chính trị trong nước. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục trở thành một cường quốc quân sự, định hình lại cán cân lực lượng ở châu Á, thì cuốn “Bi kịch” của Mearsheimer sẽ tồn tại như một tác phẩm kinh điển ". (6) Cuộc thương chiến Mỹ Trung bùng nổ từ 2018 dưới thời Tổng thống Trump và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước tiếp tục được duy trì dưới thời Tổng thống Biden, cho thấy tầm nhìn của Mearsheimer năm 2001 là đúng. Cuối cuốn sách, ông đã tiên đoán “những cưỡng bách có tính cấu trúc của hệ thống quốc tế, vốn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, có thể sẽ buộc Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách can dự mang tính xây dựng vào môi trường quốc tế trong tương lai gần.” (trang 402). Điều này cũng đã đúng nếu chúng ta xem xét lại chính sách rút khỏi các định chế quốc tế của Mỹ thời TT. Trump. Chính sách này của Trump đã được Biden đảo ngược. Biden quyết định giữ lại hệ thống quốc tế mà Hoa Kỳ đã xây dựng, nắm lấy nó, phát triển nó, thay vì phá hủy nó mà không biết xây dựng cái gì thay thế. Ghi chú: (1) John Mearsheimer, The Tragedy of Great Power Politics, W. W. Norton & Company, 2001, trang 401 (2) Ibid, trang 401 (3) China proposed division of Pacific, Indian Ocean regions, we declined: US Admiral, by Manu Pubby, New Delhi, May 15 2009, http://archive.indianexpress.com/news/china-proposed-division-of-pacific-indian-ocean-regions-we-declined-us-admiral/459851/ (4) John Mearsheimer, The Tragedy of Great Power Politics, W. W. Norton & Company, 2001, trang 402 (5) Ibid, trang 402 (6) Robert Kaplan, Why John J. Mearsheimer Is Right (About Some Things), Feb 2012 https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2012/01/why-john-j-mearsheimer-is-right-about-some-things/308839/ **** https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%AB-hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7a-mearsheimer-%C4%91%E1%BA%BFn-ukraine-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam-(ph%E1%BA%A7n-2)/6533288.html Từ ‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam (phần 2) Lợi ích lớn nhất của Hoa Kỳ là làm cho châu Âu tăng cường quốc phòng và gắn kết NATO ở bán cầu Đông. Đó là điều mà Hoa Kỳ nỗ lực theo đuổi từ thời Trump qua Biden mà chưa thành. Nhưng các mưu sỹ Hoa Kỳ ở DC không nghĩ như vậy. Mỹ đã đạt được những lợi ích chiến lược khi phong tỏa Nga và viện trợ ồ ạt cho Ukraine đánh bại Nga. Nguyễn Lương Hải Khôi Mearsheimer bàn về cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine Khi Putin bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, Mearsheimer ủng hộ Putin và coi phương Tây (Mỹ, NATO) là bên chịu trách nhiệm đối với cuộc xâm lược ấy. Các lập luận của Mearsheimer một mặt dựa trên những thông tin sai lệch và mặt khác mâu thuẫn với chính “hiện thực luận” của mình. Trong bài trả lời phỏng vấn Isaac Chotiner trên báo The Newyorker, Mearsheimer lập luận như sau: (1) 1. Phương Tây bịa ra câu chuyện Putin quan tâm đến việc tạo ra một nước Nga vĩ đại hơn, hoặc thậm chí có thể tái tạo Liên bang Xô viết. 2. Putin chưa bao giờ đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông ta quan tâm đến việc chinh phục Ukraine. Người phỏng vấn Isaac Chotiner đã chất vấn Mearsheimer: Putin đã nói Ukraine chỉ là một “quốc gia được tạo ra” (“a made-up nation”) chứ không có thật. Khi nói “Ukraine là quốc gia không có thật”, mục đích của Putin là cho rằng Ukraine chỉ là một phần của Nga, do đó, Nga tấn công và kiểm soát nó là “hợp lý” về mặt “văn hóa” và “lịch sử”. Tuy nhiên, khi trả lời chất vấn của Isaac Chotiner về ý tưởng này của Putin, Mearsheimer đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm để bảo vệ Putin. Mearsheimer nói: “Ông ấy tin rằng đó là một quốc gia được tạo nên. Tôi xin lưu ý cùng ông ấy, rằng tất cả các quốc gia đều chỉ là những thực thể “được kiến tạo”. Bất kỳ sinh viên nào nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc đều có thể nói với bạn điều đó. Chúng ta phát minh ra những khái niệm về bản sắc dân tộc. Chúng chứa đầy đủ loại huyền thoại. Vì vậy, ông ấy nói đúng về Ukraine, cũng giống như ông ấy nói đúng về Hoa Kỳ hoặc Đức. Điểm quan trọng hơn nhiều là: ông ta đã hiểu rằng mình không thể chinh phục Ukraine và hòa nhập nó vào một nước Nga vĩ đại hơn hoặc vào một sự tái sinh của Liên Xô cũ.” Để chuẩn bị cho cuộc xâm lăng, trước đó nửa năm, ngày 12 tháng 7 năm 2021, Putin đã có bài phát biểu chính thức "Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine," (“On the historical unity of Russians and Ukrainians,”) (2). Sau đó, trong bài phát biểu phát động cuộc xâm lược, Putin lặp lại các quan điểm về lịch sử và đất nước Ukraine nói trên một lần nữa. (3) Mặc dù ngay lập tức Putin phủ nhận ý định khôi phục “đế chế Nga” (4), không thể phủ nhận những gì Putin nói về “bản chất quốc gia” của Ukraine phản ánh tư tưởng đế quốc, như phân tích của giáo sư sử học Serhii Plokhy ở Đại học Harvard. (5) • Putin cũng tuyên bố rằng Ukraine là một phần lãnh thổ lịch sử của Nga. • Ukraine do Liên bang Xô viết dưới thời Vladimir Lenin kiến tạo nên (Putin đặc biệt chỉ trích Lenin vì hành động này), bất chấp có nhiều bằng chứng cho thấy một nền văn hóa Ukraine riêng biệt trước đó. • “Ukraine hiện đại hoàn toàn được tạo ra bởi Nga, cụ thể hơn là Bolshevik, nước Nga cộng sản.” • Putin: "Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng Ukraine đối với chúng ta không chỉ là một quốc gia láng giềng. Nó là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa, không gian tâm linh của chính chúng ta." • “Đây là người đồng hành, là những người thân của chúng ta, giữa họ không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè, đồng nghiệp cũ, mà còn là những người thân, những người gắn bó với chúng ta bằng tình cảm máu mủ, ruột thịt”. • Nhiều học giả đã chỉ ra quan điểm xét lại lịch sử của Putin chỉ là ngụy biện và bịa đặt. • Serhii Plokhy, giáo sư lịch sử Ukraina và Đông Âu tại Đại học Harvard, trả lời phỏng vấn Isaac Chotiner trên Newyoker, trong bài “Việc xét lại lịch sử Nga và Ukraine của Vladimir Putin”, 23/2/2022. (6) Trong bài trả lời phỏng vấn này, GS. Serhii Plokhy thảo luận về "ý tưởng rất đế quốc" của Tổng thống Nga và khả năng kháng chiến của người Ukraine. • Timothy Snyder, giáo sư sử học tại Đại học Yale, trong bài trả lời phỏng vấn NPR (National Public Radio), “Lịch sử của Ukraine khác với phiên bản của Putin như thế nào”, 26/2/2022. (7) • Bài phỏng vấn của Đại học Rochester với giáo sư về lịch sử Nga Matthew Lenoe của Trường này: “Kiểm tra tính xác thực đối với tuyên bố của Putin rằng Ukraine và Nga là 'một dân tộc'”, 3/3/2022 (Fact-checking Putin’s claims that Ukraine and Russia are ‘one people’, March 3, 2022), University of Rochester. (8) • Bài của TS. Björn Alexander Düben, hiện là giáo sư ở Jilin University (Đại học Cát Lâm, Trung Quốc), “Ukraine không có thật: Kiểm tra sự thật Phiên bản Lịch sử Ukraine của Điện Kremlin” (“There is no Ukraine”: Fact-Checking the Kremlin’s Version of Ukrainian History), trên Blog của LSE (Trường Kinh tế Chính trị London, Đại học London). (9) Ngụy biện về diễn ngôn của Putin như trên, rằng Putin không có ý định đế quốc, nhưng Mearsheimer lại tự mâu thuẫn khi cho rằng Nga cũng có nguyện vọng trở thành bá quyền khu vực giống Mỹ ở bán cầu Tây, và do đó, Mỹ và NATO xâm phạm nhu cầu này của Nga là sai lầm. Lập luận này của Mearsheimer mâu thuẫn với chính “hiện thực luận” của ông. Bởi trong sách “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”, ông cho rằng các cường quốc một mặt xưng bá trong khu vực mình có thể xưng bá được, nhưng vì nhu cầu sinh tồn của chính mình, luôn tìm cách ngăn cản các cường quốc khác xưng bá trong khu vực khác. Chính ông khẳng định trong sách, rằng chiến lược đúng của Hoa Kỳ là xưng bá ở bán cầu Tây (châu Mỹ) và ngăn cản cường quốc nào khác xưng bá ở bán cầu Đông. Nếu tư duy như vậy, thì Mỹ tìm cách ngăn cản Nga xưng bá là hợp với logic của chính “hiện thực luận” của Mearsheimer. Nếu phê phán Mỹ ngăn cản nhu cầu xưng bá của Nga trong vùng thì lý thuyết gia này không chỉ ngụy biện về Putin mà còn tự mâu thuẫn với chính mình. Góc nhìn của Mearsheimer còn sai ở hai điểm khác. Một là, nó bỏ qua một sự thực là NATO đã từ chối Ukraine từ lâu, không phải vì sợ Nga mà vì lý do nước này không đáp ứng các yêu cầu của mình. Hai là, coi NATO là một mối đe dọa, nhưng chính Putin cũng từng muốn xin gia nhập NATO nhưng bị từ chối, vì cùng một lý do NATO đã từ chối Ukraine. Cái cớ “NATO đông tiến” của Putin Trong cuộc xâm lược Ukraine phát động ngày 24/2/2022, Nga tuyên bố lý do là Ukraine gia nhập NATO, “uy hiếp” an ninh phía tây của mình. Nhiều học giả chính trị theo phái “realism” (hiện thực luận) như Mearsheimer cũng đưa ra những quan điểm tương tự. Lập luận của Putin và các học giả “hiện thực luận” đều không dựa trên hiện thực. Bởi vì: • Từ thập niên 1990s, “biên giới” NATO đã tiếp giáp Nga, với sự gia nhập của Latvia và Estonia. Khoảng cách từ hai nước láng giềng Nga này đến Moscow cũng tương đương khoảng cách từ Ukraine đến đó. NATO đã tiếp giáp sườn tây của Nga từ hơn 20 năm trước rồi. Như vậy Ukraine có gia nhập hay không gia nhập NATO thì “đe dọa an ninh” của NATO đối với Nga (giả sử điều này là sự thật), vẫn không có gì thay đổi. • Bản thân Nga cũng từng muốn gia nhập NATO. o Năm 1990, Liên Xô chuẩn bị tan rã, Mikhail Gorbachev đề nghị NATO cho Liên Xô gia nhập (10). o Ngoài ra, Putin từng tiết lộ ông đã đề nghị Mỹ cho gia nhập NATO vào năm 2000. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (nhiệm kỳ 2014 - 2019) cho biết Putin khi mới cầm quyền rất nhiều lần bày tỏ ý định gia nhập NATO. (11) Từ thập niên 2000s, Putin liên tiếp giết hại, bỏ tù các trí thức phản biện, chính khách đối lập…, thực hiện những hành động “thi triển quyền lực” như ký sắc lệnh bổ nhiệm vị trí tổng thống cho Chechnya năm 2007 mà không cần bầu cử, những hành động hung hăng trong quan hệ quốc tế như cướp bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Với các điều kiện về thể chế dân chủ, được tiêu chuẩn hóa bằng hàng loạt chỉ số của NATO, một nước Nga như thế chưa thể gia nhập tổ chức này. Như Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (nhiệm kỳ 2014 - 2019) giải thích năm 2019, “NATO có sẽ xem xét một cách nghiêm túc việc cho phép Nga gia nhập NATO một khi nước này cho thấy họ đang duy trì một một cách thực chất nền dân chủ và giá trị nhân quyền”. (12) Về mặt chính sách, NATO là một tổ chức để ngỏ cửa cho mọi quốc gia châu Âu gia nhập nếu đáp ứng các điều kiện của nó. Điều kiện để gia nhập NATO (xem giải thích trên NATO) như sau: (13) • tôn trọng các giá trị của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, • đáp ứng các tiêu chí chính trị, kinh tế và quân sự nhất định, được nêu trong Nghiên cứu mở rộng năm 1995 của Liên minh. Các tiêu chí này bao gồm: • một hệ thống chính trị dân chủ hoạt động dựa trên nền tảng kinh tế thị trường; • cam kết (thực hành) các quan hệ và thể chế dân sự-quân sự có tính dân chủ. • đối xử công bằng với các nhóm thiểu số; • cam kết giải quyết xung đột một cách hòa bình; • khả năng và sự sẵn sàng đóng góp quân sự cho các hoạt động của NATO; Trong các điều này này, Nga họa chăng chỉ đáp ứng điều kiện cuối cùng (đóng góp về mặt quân sự). Putin cai trị Nga liên tục từ 2000 đến nay, đã 22 năm, nước Nga chưa từng biết thế nào là dân chủ, ngược lại, chỉ biết những trí thức và chính khách đối lập với Putin bị bức hại. Không chỉ Nga, mà cả Ukraine cũng không đáp ứng đủ các điều kiện trên, đặc biệt là các điều kiện về dân chủ. NATO chưa từng đồng thuận kết nạp Ukraine vào tổ chức của mình. Với những tiêu chuẩn khắt khen về thể chế dân chủ (được cụ thể hóa thông qua các chỉ số về minh bạch, chống tham nhũng, hệ thống luật pháp, xã hội dân dân sự…), bản thân việc Ukraine đặt ra mục tiêu gia nhập NATO (và EU) cũng đồng thời là một cam kết nâng cao đẳng cấp quốc gia. Tuy nhiên, Putin đã diễn giải điều này thành “chống Nga” để tuyên truyền cho cuộc xâm lược. Như giải thích của Thủ tướng Anh Boris Johnson, bản chất của vấn đề nằm ở chỗ Putin lo sợ trước một Ukraine (rất gần gũi với văn hóa Nga) lại dân chủ thực sự bên cạnh mình, kích thích nhu cầu dân chủ của người dân trong nước, chống lại guồng máy độc tài của ông hơn 20 năm qua (14). (Đó là cách lựa chọn của Putin, còn Trung Quốc, có một Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản dân chủ bên cạnh mình nhưng họ không sợ, thậm chí tìm thấy lợi ích từ đó). Điểm nhất quán của Mearsheimer Nếu nói như ngôn ngữ của “hiện thực luận” của Mearsheimer khi bàn về Ukraine (15), thì sẽ hoàn toàn đúng (về mặt chiến lược, không phải đạo đức), nếu Mỹ Anh nhân nhượng Nga, hy sinh các nước nhỏ như Ukraine. “Trong một thế giới lý tưởng, sẽ thật tuyệt vời nếu người Ukraine được tự do lựa chọn hệ thống chính trị của mình và lựa chọn chính sách đối ngoại của mình. Nhưng trong thế giới thực, điều đó là không khả thi. (...) Nếu Nga cho rằng Ukraine là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga vì nước này đang liên kết với Mỹ và các đồng minh phương Tây, thì điều này sẽ gây ra một thiệt hại to lớn cho Ukraine. Tất nhiên đó là chính xác những gì đang xảy ra bây giờ. Vì vậy, lập luận của tôi là: chiến lược khôn ngoan của Ukraine là cắt đứt quan hệ thân thiết với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, và cố gắng hòa nhập với người Nga.” Nhưng, nếu nói như ngôn ngữ của “hiện thực luận” của chính Mearsheimer trong sách “Bi kịch của chính trị cường quyền”, thì sẽ hoàn toàn sai về mặt chiến lược nếu Mỹ Anh nhân nhượng Nga, hy sinh các nước nhỏ như Ukraine. • Trước thế chiến 2, khi Đức lần lượt chiếm Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, còn Liên Xô đánh Phần Lan và Ba Lan (16), thì Tây Âu đã liên tục nhân nhượng Đức và Liên Xô. Việc Anh Mỹ chấp nhận vùng ảnh hưởng của Đức và Liên Xô là sai. Thực vậy, việc Anh Mỹ nhân nhượng ở giai đoạn đầu đã không thỏa mãn nhu cầu của Đức mà khiến nó không dừng lại ở Ba Lan, Áo, Tiệp Khắc, mà đánh cả châu Âu, bao gồm Liên Xô, uy hiếp Anh quốc, và đồng minh của Đức là Nhật Bản thì tấn công Hoa Kỳ. • Âu Mỹ ngăn chặn Đức và Liên Xô là đúng. Nếu các cường quốc không thể khống chế cường quốc khác xưng bá, sẽ đến lượt mình bị đe dọa về khả năng sinh tồn. Ở giai đoạn hai của thế chiến, khi Đức và Liên Xô trở thành kẻ thù, Mỹ đã thành hậu phương lớn của Liên Xô, cung cấp ồ ạt vũ khí và lương thực giúp Liên Xô sống sót. Khi đã diệt xong Đức, Mỹ và Liên Xô chuyển sang đối đầu lẫn nhau trong “chiến tranh lạnh” cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, ở đây Mearsheimer có một lập luận nhất quán với “hiện thực luận” của ông: Ông cho rằng Mỹ nên tập trung vào đối thủ chính là Trung Quốc. Mỹ cần ngăn cản cường quốc khác nổi lên ở bán cầu Đông, nhưng đó không phải là Nga mà là nước Tầu. • Nga chỉ có dầu thô, một nguồn lực không đủ để nước này tái tạo một đội quân khổng lồ, đủ để tái tạo Đế chế Liên Xô cũ ở Đông Âu. Không có lý do gì để lo sợ rằng Nga sẽ trở thành bá chủ khu vực ở châu Âu. Nga không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. • Chúng ta (Hoa Kỳ) phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng trong hệ thống quốc tế. Chúng ta phải đối mặt với một đối thủ ngang tài ngang sức. Và đó là Trung Quốc. Chính sách của chúng ta ở Đông Âu đang làm suy yếu khả năng của chính mình để đối phó với mối đe dọa nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối mặt trong thời đại ngày nay. Nhưng các mưu sỹ Hoa Kỳ ở DC không nghĩ như vậy. Mỹ đã đạt được những lợi ích chiến lược khi phong tỏa Nga và viện trợ ồ ạt cho Ukraine đánh bại Nga. Lợi ích lớn nhất của Hoa Kỳ là làm cho châu Âu tăng cường quốc phòng và gắn kết NATO ở bán cầu Đông. Đó là điều mà Hoa Kỳ nỗ lực theo đuổi từ thời Trump qua Biden mà chưa thành. Ít nhất, cho đến thời điểm này, chưa có cơ sở thực tế và logic để nói Hoa Kỳ sẽ suy yếu vì viện trợ cho Ukraine đánh Nga. (17) Ghi chú: (1) Why John Mearsheimer Blames the U.S. for the Crisis in Ukraine, by Isaac Chotiner, March 1, 2022 https://www.newyorker.com/news/q-and-a/why-john-mearsheimer-blames-the-us-for-the-crisis-in-ukraine (2) Bài được đăng trên Website Điện Kremlin 12 July 2021 “On the historical unity of Russians and Ukrainians,” http://www.en.kremlin.ru/events/president/news/66181 Nếu không truy cập được Website Điện Kremlin, có thể xem bài này trên Wikipedia. https://en.wikisource.org/wiki/On_the_Historical_Unity_of_Russians_and_Ukrainians (3) Văn bản bài phát biểu trên truyền hình của Vladimir Putin về quốc gia Ukraine, ngày 24 tháng 2 năm 2022 (Transcript: Vladimir Putin’s Televised Address on Ukraine, Bloomberg News, February 24, 2022 https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-02-24/full-transcript-vladimir-putin-s-televised-address-to-russia-on-ukraine-feb-24 (4) Putin denies planning to revive the Russian empire after declaring that Ukraine is not a real country and sending troops there, by Sinéad Baker, Feb 22, 2022 https://www.businessinsider.com/putin-denies-reviving-russian-empire-says-ukraine-not-real-country-2022-2 (5) Vladimir Putin’s Revisionist History of Russia and Ukraine, by Isaac Chotiner, February 23, 2022 https://www.newyorker.com/news/q-and-a/vladimir-putins-revisionist-history-of-russia-and-ukraine (6) Vladimir Putin’s Revisionist History of Russia and Ukraine, by Isaac Chotiner, February 23, 2022 https://www.newyorker.com/news/q-and-a/vladimir-putins-revisionist-history-of-russia-and-ukraine (7) How Ukraine's history differs from Putin's version, February 26, 2022 https://www.npr.org/2022/02/26/1083332620/how-ukraines-history-differs-from-putins-version (8) University of Rochester, Fact-checking Putin’s claims that Ukraine and Russia are ‘one people’, March 3, 2022 https://www.rochester.edu/newscenter/ukraine-history-fact-checking-putin-513812/ (9) Björn Alexander Düben, “There is no Ukraine”: Fact-Checking the Kremlin’s Version of Ukrainian History, LSE Blog (Trường Kinh tế Chính trị London, Đại học London) https://blogs.lse.ac.uk/lseih/2020/07/01/there-is-no-ukraine-fact-checking-the-kremlins-version-of-ukrainian-history/ (10) A Broken Promise? What the West Really Told Moscow About NATO Expansion By Mary Elise Sarotte, Foreign Affair, September/October 2014 https://www.foreignaffairs.com/articles/russia-fsu/2014-08-11/broken-promise (11) Breaking Down the Complicated Relationship Between Russia and NATO BY MADELINE ROACHE APRIL 4, 2019 https://time.com/5564207/russia-nato-relationship/ (12) Breaking Down the Complicated Relationship Between Russia and NATO BY MADELINE ROACHE APRIL 4, 2019 https://time.com/5564207/russia-nato-relationship/ (13) NATO: NATO Enlargement & Open Door, July 2016 https://www.nato.int/nato_static_fl2014/assets/pdf/pdf_2016_07/20160627_1607-factsheet-enlargement-eng.pdf (14) Boris Johnson says Vladimir Putin invaded Ukraine because he’s ‘terrified’ of a revolution in Russia By Richard Vaughan, iNews, March 19, 2022 https://inews.co.uk/news/boris-johnson-vladimir-putin-invaded-ukraine-terrified-revolution-russia-1527648 (15) Why John Mearsheimer Blames the U.S. for the Crisis in Ukraine, by Isaac Chotiner, March 1, 2022 https://www.newyorker.com/news/q-and-a/why-john-mearsheimer-blames-the-us-for-the-crisis-in-ukraine (16) Phần Lan đánh tan cuộc xâm lăng của Liên Xô nhưng vẫn phải cắt đất cầu hòa để yên thân vì Phần Lan quá nhỏ. Còn Ba Lan thì bị Liên Xô và Đức chia nhau, bị Liên Xô tàn sát tầng lớp tinh hoa. (17) The invasion of Ukraine unites the American people against Russia and Putin, by William A. Galston, March 16, 2022 https://www.brookings.edu/blog/fixgov/2022/03/16/the-invasion-of-ukraine-unites-the-american-people-against-russia-and-putin/ U.S. and Allies Seek United Front on Russia-Ukraine Crisis, Jan. 25, 2022, Updated March 29, 2022 https://www.nytimes.com/live/2022/01/25/world/ukraine-russia-us

Sunday, May 1, 2022

Những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam và bí mật về sự can thiệp của Trung Quốc

Những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam và bí mật về sự can thiệp của Trung Quốc 30/04/2022 • VOA Tiếng Việt
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gặp mặt Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger trong cuộc gặp được gọi là "lịch sử" tại Bắc Kinh ngày 9/7/1971. Hơn một thập kỷ tìm kiếm qua những tài liệu giải mật và các cuộc phỏng vấn với những người trong cuộc, nhà sử học George J. Veith phát hiện ra điều mà ông gọi là “bí mật lớn cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam” Lần đầu tiên ông Veith, người có bằng tiến sỹ về sử học, biết về ‘bí mật’ này là qua một nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa và cũng là bạn của ông, Nguyễn Xuân Phong, người từng là Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm Paris của chính phủ VNCH trước khi tới Mỹ và làm việc tại Đại học Texas Tech đầu những năm 2000. “Ông (Phong) nói rằng ông có một ‘bí mật lớn’ mà ông chưa nói với ai,” ông Veith, một cựu Đại úy Lục quân Hoa Kỳ, nói và cho biết ông Phong đã giữ kín bí mật đó trong hơn 30 năm. “Ông ấy chỉ nói rằng khi còn ở trong trại cải tạo (của Bắc Việt), những người Cộng sản đã đánh đập ông để tìm ra những gì ông ấy biết nhưng ông không nói.” Qua một cuộc điện thoại cách đây nhiều năm, ông Phong cho ông Veith biết rằng “phía Trung Quốc muốn đưa hai sư đoàn nhảy dù vào Biên Hòa để chặn cuộc Nam tiến của quân Bắc Việt” trong những ngày tháng cuối của cuộc chiến tranh. Theo phát hiện của nhà sử học từng viết 4 cuốn sách về đề tài Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của miền Bắc Việt Nam, có thể đã tìm cách tạo ra một miền Nam trung lập vào năm 1975 nhằm ngăn cản Hà Nội giành được chiến thắng mà họ đã tìm kiếm từ lâu. “Điều này thực sự là sốc vì Trung Quốc, cùng với Liên Xô, đã hỗ trợ Hà Nội trong suốt những năm tháng đó rồi đột nhiên thay đổi,” ông Veith nói với VOA về sự phát hiện khiến ông “bàng hoàng.” Phát hiện này được ông Veith tiết lộ trong cuốn “Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams,” (Tuốt gươm ở miền đất xa lạ: Những giấc mơ tan vỡ của miền Nam Việt Nam) trong đó cung cấp nhiều chuyện hậu trường chưa được biết tới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, tập trung vào sự nghiệp chính trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng như thăng trầm của chính quyền dưới thời ông. Đây là cuốn sách mới nhất và cũng là cuốn sách thứ 4 của ông Veith về Chiến tranh Việt Nam, ra mắt vào năm ngoái. Trước đó, ông cho ra mắt cuốn “Black Friday: The Fall of South Vietnam 1973-75” (Tháng Tư đen: Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam 1973-75) sau hai cuốn về việc tìm kiếm binh sỹ Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. ‘Người đưa thư’ Trong thời gian đàm phán ở Paris về Việt Nam từ 1968 đến 1975, ông Phong – từ địa vị thành viên đến trưởng phái đoàn rồi Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm – cho ông Veith biết rằng ông đã tiếp xúc với phía Trung Quốc nhằm để cứu vãn miền Nam Việt Nam. Không lâu sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger có chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh năm 1971, ông Phong được mời tới tham dự một tiệc chiêu đãi ở Sứ quán Miến Điện ở Paris. Tại đó, theo ông Veith kể trong chương cuối cùng của cuốn sách, ông Phong được giới thiệu với một quan chức Trung Quốc từ Văn phòng Thủ tướng Chu Ân Lai. Người này kết thúc cuộc thảo luận bằng câu hỏi: “Liệu Tổng thống Thiệu có biết ai là bạn ai là thù của ông ấy không?” Theo ông Phong, phía Trung Quốc đã qua ông gửi nhiều thông điệp tới ông Thiệu để tìm cách có được một cuộc hội thoại trực tiếp nhưng vị tổng thống VNCH đã không đáp lời. Ông Phong nói rằng khi trở lại Sài Gòn vào năm 1975, ông mang theo một thông điệp bí mật từ phía Trung Quốc. Ông ngay lập tức đi gặp Tổng thống Trần Văn Hương, người lên nắm quyền từ 21/4/1975 sau khi ông Thiệu từ chức, để thông báo rằng không có hy vọng cho các cuộc đàm phán khi ông còn đương nhiệm. Ông Phong không nhắc tới thông điệp từ phía Trung Quốc. Ngày hôm sau, ông Hương triệu tập cuộc họp để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực cho Tướng Dương Văn Minh. Sau đó vài ngày, ông Phong gặp mặt với người bạn thân của Tướng Minh, Tướng Trần Văn Đôn, và một đại diện của Chính phủ Giải phóng Lâm thời (PRG) để bàn thảo về việc thành lập một chính phủ liên minh. Tại cuộc gặp, có cả sự hiện diện của một quan chức PRG – do Bắc Việt hậu thuẫn – ông Phong nói rằng Pháp và các nước khác sẽ giúp đỡ chính phủ mới nhưng cố tình mơ hồ về ý nghĩa của điều này. Trung Quốc, theo ông Phong, rất muốn PRG nắm quyền thông qua công thức liên minh của Pháp với Tướng Minh để ngăn chặn sự tiếp quản của Bắc Việt. Sau khi một liên minh được thành lập, ông Minh sẽ gửi lời kêu gọi trợ giúp và người Pháp sẽ trả lời rằng một lực lượng quốc tế sẽ vào Nam Việt Nam để bảo vệ chính phủ mới. Ban đầu, như ông Phong cho biết, sẽ là “hai sư đoàn nhảy dù của Trung Quốc vào Biên Hòa” và Bắc Kinh yêu cầu có 4 ngày để điều động quân của họ đưa đến căn cứ không quân này. “Bắc Kinh không thể ra mặt và làm việc này một cách trực tiếp nhưng họ để mọi người thấy rằng họ… để cho người Pháp làm việc này!,” ông Phong giải thích về ý định của Bắc Kinh – được nhà sử học Veith ghi lại trong cuốn sách. “Bắc Kinh không thể ngang nhiên can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam. Pháp cần phải kêu gọi một số quốc gia tham gia vào một ‘lực lượng quốc tế’ (với Pháp là mũi nhọn) để cho phép Bắc Kinh can thiệp.” Vì sao Trung Quốc muốn can thiệp bằng quân sự để ngăn cản chiến thắng của quân Bắc Việt sau nhiều năm ủng hộ Hà Nội? Theo giải thích của nhà sử học Mỹ, Trung Quốc muốn một miền Nam Việt Nam trung lập để không bị bao vây bởi một hiệp ước tiềm tàng giữa Moscow và Hà Nội. Điều này được Nayan Chanda của Far Eastern Economic Review khẳng định khi cho rằng Bắc Kinh đã “nhất quán tuân thủ chính sách duy trì bằng mọi cách theo ý của mình một Đông Dương bị chia cắt không có các cường quốc lớn.” Thông điệp từ Trung Quốc Ông Phong, qua đời năm 2017, không phải là người duy nhất mang thông điệp của Trung Quốc tới chính thể VNCH. Theo ông Veith, một tướng hồi hưu người Pháp có tên Paul Vanuxem, người quen biết ông Thiệu và các sĩ quan cao cấp khác của quân đội VNCH từ sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, cũng mang một thông điệp tương tự như ông Phong. Ông Vanuxem đã thỉnh thoảng đến thăm ông Thiệu và trở lại Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh với tư cách là phóng viên tuần báp Carrefour của Pháp. Trong cuốn sách phát hành năm 1976 về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, ông Vanuxem, người mất năm 1997, nói rằng ông đã tới Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 để nói chuyện với Tướng Minh, lúc đó là tổng thống. Theo sử gia Veith, ông Lý Quí Chung, bộ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ tồn tại hai ngày của Tổng thống Minh, khẳng định điều này khi cho biết rằng “ông Vanuxem nói rằng ông ấy muốn đưa ra một kế hoạch cho ông Minh để cứu vãn tình hình tuyệt vọng mà chính thể Sài Gòn đang đối mặt.” Ông Vanuxem nói với ông Minh, ngay sau khi ông Minh ghi âm lời tuyên bố đầu hàng sáng ngày 30/4, rằng: “Tôi đã sắp đặt việc này ở Paris. Tôi yêu cầu ông công khai xin trợ giúp từ Nước C (China – tức Trung Quốc) để bảo vệ ông.” Ông Vanuxem yêu cầu ông Minh cầm cự trong 3 ngày nhưng ông Minh từ chối, theo ghi nhận của sử gia Veith. Ông Minh đã cười một cách cay đắng trước lời đề nghị của ông Vanuxem và nói rằng: “Theo Tây, theo Mỹ mãi chưa đủ sao mà bây giờ lại theo Tàu?” “Tôi tiếp tục đào sâu và sau đó tôi tìm thêm ra nhiều thông tin được chính những người Cộng sản công bố, trong đó cũng nói về những điều tương tự,” ông Veith cho biết và nói rằng Hà Nội cũng biết được lời đề nghị của ông Vanuxem và cuối cùng thừa nhận về ý định can thiệp của Trung Quốc. “Sách Trắng Quốc phòng (của Việt Nam) xuất bản 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc, trong đó thừa nhận rằng ông Vanexum đã tới Dinh (Thống Nhất) và tìm cách thực hiện âm mưu nhằm ngăn chặn bước tiến của họ để giành chiến thắng trong cuộc chiến đó.” Phía Trung Quốc cũng được cho là đã tiếp cận cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn với William Buckley trên Firing Line tháng 9/1975, ông Kỳ nói rằng các đặc vụ Trung Quốc đã tới nhà ông ở Sài Gòn vào năm 1972 và yêu cầu ông lật đổ Tổng thống Thiệu cũng như “tuyên bố miền Nam Việt Nam trung lập, không theo Nga hay Mỹ.” Ông Kỳ, người đã đưa gia đình di tản sang Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ, nói rằng nếu ông làm điều đó, “thì phía Trung Quốc sẽ hỗ trợ ông” bởi vì Bắc Kinh “đã gặp khó khăn ở biên giới phía bắc với người Nga” và “không muốn sườn phía nam của mình bị vệ tinh của Nga (tức Bắc Việt Nam) chiếm đóng.” Với những khẳng định từ nhiều nguồn khác nhau, sử gia Veith tin rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản chiến thắng của quân Bắc Việt bằng cách hậu thuẫn một chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam, là có thật. Tuy nhiên điều này không thể được khẳng định hoàn toàn khi không có bằng chứng tài liệu hay sự chấp nhận chính thức từ chính phủ Trung Quốc hoặc Pháp. Liệu Trung Quốc hay Pháp, mỗi nước vì lợi ích quốc gia, có thông đồng để tìm cách làm cho miền Nam Việt Nam trung lập cũng như ngăn chặn chiến thắng của Hà Nội hay không, sẽ vẫn là một khả năng bỏ ngỏ và sử gia Veith gọi đó là “bí mật lớn cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam.”

‘Bàn tay Hy vọng’ tại Camp Pendleton

Source: https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A2n-30-th%C3%A1ng-t%C6%B0-nh%E1%BB%9B-b%C3%A0n-tay-hy-v%E1%BB%8Dng-t%E1%BA%A1i-camp-pendleton/6548926.html Nhân 30 tháng Tư, nhớ ‘Bàn tay Hy vọng’ tại Camp Pendleton Bùi Văn Phú
Gia đình Luật sư Lưu Nguyễn Đạt trước tượng đài “Bàn tay Hy vọng” trong một lần trở về thăm Camp Pendleton (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp Sau này, cứ mỗi 5 năm, Cộng đồng Người Việt Tự do đều sum họp chung quanh “Bàn tay Hy vọng” tại Camp Pendleton, rồi kéo tới thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California... Lịch sử về người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu với cuộc di tản 130,000 người ra khỏi Việt Nam khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến vào Thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975. Khi đó, những người rời Việt Nam bằng máy bay hay thuyền bè được đưa đến đảo Guam, đảo Wake và căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, trước khi vào các trại tị nạn trên đất Mỹ. Trại đầu tiên trong nội địa Hoa Kỳ được mở ra để đón tiếp người Việt tị nạn là căn cứ Thuỷ quân Lục chiến Camp Pendleton ở miền Nam California. Sau đó chính phủ Mỹ đã mở thêm các trại ở Fort Chaffee, Arkansas; Eglin Air Force Base ở Florida và Fort Indiantown Gap ở Pennsylvania.
Xếp hàng trong giờ ăn ở trại tị nạn Camp Pendleton năm 1975 (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp Camp Pendleton đã đón đông người tị nạn nhất, 50 nghìn người hầu hết là từ Việt Nam và một số ít từ Cam Bốt. Từ trại này nhiều người đã được các nhà thờ, cơ quan thiện nguyện trong vùng Quận Cam bảo trợ ra sinh sống, làm lại cuộc đời và khai sinh ra Little Saigon, thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ. Khi trại Camp Pendleton đóng cửa vào cuối tháng 9/1975 và các lều trại được gỡ bỏ, di tích duy nhất còn lại về người tị nạn là tượng đài mang tên “Bàn tay Hy vọng” do Luật sư Lưu Nguyễn Đạt, kiêm họa sĩ điêu khắc gia, nguyên Tổng Thư ký của Hội Hoạ sĩ Trẻ trước 1975 thực hiện thiện nguyện, bất vụ lợi. Theo lời tác giả: “Tác phẩm này đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ.” Tháng Tư 2015, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Alan Lowenthal (Địa hạt CA-47) đã trao bằng tuyên dương cho Tiến sĩ, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt (PhD, LLB/JD, LLM - Michigan State University), tác giả của “Bàn tay Hy vọng” để ghi nhận những thành công và đóng góp của ông cho đất nước Hoa Kỳ trong dịp Kỷ niệm 40 năm Tháng Tư Đen và Hành trình đến Tự do của Cộng đồng Người Việt. Nhân dịp 30/4, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt hiện sống ở Fairfax, Virginia, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn qua email về tượng đài “Bàn tay Hy vọng” xây dựng trong trại Camp Pendleton 47 năm trước.
Bảng ghi ý nghĩa của “Bàn tay Hy vọng” và ngày khánh thành 4/7/1975 (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp) *** Bùi Văn Phú: Xin ông cho biết ông đã rời Việt Nam khi nào vào trong hoàn cảnh như thế nào? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tôi tình cờ gặp ông Keyes Beech tại đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn khi ông vừa tới từ Hồng Kông. Keyes Beech từng làm trưởng phòng của nhật báo Chicago Daily News tại Sài Gòn vào những năm 1969-72, lúc đó nhà tôi là bà Phùng Thị Hạnh, tốt nghiệp khoa báo chí từ Michigan State University năm 1965, làm phóng viên và phụ tá cho Keyes Beech. Ông hỏi ngay “gia đình Ông và Hạnh vẫn còn ở đây sao?” Tôi trả lời, “Chúng tôi chưa có phương tiện gì cả!”. Keyes Beech bèn hẹn gặp chúng tôi ngay ngày hôm sau tại Hotel Continental. Trưa ngày 20 tháng 4 năm 1975, chúng tôi cùng 3 con tới gặp Keyes Beech tại nơi hẹn. Ông đã thu xếp sẵn một xe du lịch và lập tức đưa chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi tập trung các phi vụ Air America. Chỉ vài tiếng sau, lúc xẩm tối, máy bay cất cánh, tắt đèn để tránh đạn từ dưới bắn lên và một mạch bay tới đảo Guam, đáp xuống phi trường Andersen. Chúng tôi bùi ngùi và bàng hoàng khi biết mình đã rời bỏ Sài Gòn, đã rời bỏ Việt Nam từ ngày tháng đó. Bùi Văn Phú: Khi nào thì gia đình ông đến trại Camp Pendleton ở miền nam California? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Lúc ở Guam, tôi và ông Tony Lâm (sau là nghị viên thành phố Westminster, dân cử gốc Việt đầu tiên tại Mỹ) thay nhau thu xếp việc tiếp cư, chỗ ăn, chỗ ở, cũng như giúp đỡ liên lạc thân nhân thất lạc cho các gia đình mới tới Guam và sau đó điều chỉnh hồ sơ tị nạn cho họ tại các trại Andersen và “Tin City”. Gia đình tôi mãi tới giữa tháng Năm 1975 mới rời khỏi Guam, sau khi thu xếp cho đa số dân chúng có dịp nhập cảnh Hoa Kỳ hay Canada. Và cũng vào ngày tháng đó, gia đình chúng tôi tới trại tiếp cư tị nạn cộng sản tại căn cứ Thủy quân Lục chiến, Marine Camp Pendleton, sát cạnh hai thành phố San Clemente và Oceanside, ở phía bắc San Diego, miền Nam California. Trong giai đoạn tiếp cư nhân đạo hậu chiến tranh Việt Nam, Camp Pendleton là căn cứ quận sự đầu tiên dành tiếp nhận hơn 50 ngàn người tị nạn đa số đến từ Việt Nam, với chương trình “Operation New Arrivals” lớn nhất về mặt lịch sử không vận nhân đạo của Hoa Kỳ. Bùi Văn Phú: Ông còn nhớ ba-rắc hay lều trại đã sống qua ở đó? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau khi tới phi trường El Toro vào ban đêm, chúng tôi lên xe buýt và được chở thẳng vào “Thị Trấn Lều” (Tent City) tại trại San Onofre. Trước đó vài tuần, Marine Camp Pendleton được chính quyền Hoa Thịnh Đốn ra chỉ thị khẩn cấp tạo dựng trong địa hạt trại Telega và trại Onofre “Thị Trấn Lều” với tổng cộng 8 barracks, để sẵn sàng đón tiếp người Việt tị nạn. Khi chúng tôi bước chân vào một căn lều vải, thuộc barrack 5, sát cạnh một nhà thờ nhỏ, màn chiếu quần áo nhà binh vừa phát khi nhập trại không đủ ấm, nhưng cũng tạm cung cấp một cảm giác an toàn, yên ổn. Sáng dậy mới biết lều mình đặt trên bãi cỏ hoa ice plant, gần nơi nuôi rắn cho binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ trải nghiệm tác chiến trong cảnh rừng thiêng nước độc. Trung tâm quân sự Camp Pendleton nằm trên thung lũng sát bờ biển, chung quanh là triền núi hùng vĩ, xa xa bò rừng (bisons) được thả hoang, rất lạ lùng cho đám di dân bất đắc dĩ chúng tôi.
Ba người con của Luật sư Lưu Nguyễn Đạt là Lưu Huệ Chân, bên phải, Lưu Thế Khải và Lưu Thiên Kỳ bên tượng đài “Bàn tay Hy vọng” khi vừa hoàn tất (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp) Do đó, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, và sau thời gian ngắn tạm trú tại Guam và Phi Luật Tân, từ 18 ngàn người rồi đến hơn 50 ngàn người Việt tị nạn lần lượt được đưa vào Camp Pendleton để làm thủ tục nhập cảnh theo “diện Parole”, hay di dân chính trị. Từ từ người tị nạn di chuyển tới các tiểu bang của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, sau khi được bảo lãnh. Gia đình cuối cùng ra khỏi Camp Pendleton là vào tháng Chín 1975. Bùi Văn Phú: Đời sống trong Camp Pendleton của gia đình ông cũng như người tị nạn lúc đó ra sao? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Nói chung, đời sống trong trại rất chu đáo, an ninh, trật tự, không hề có xáo trộn nào đáng kể trong suốt thời gian chúng tôi ở đó. Các binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ và các nhân viên thiện nguyện tới trợ lực trại rất lễ độ, ân cần, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn cho người tị nạn khỏi bị ngỡ ngàng, buồn tủi, nhục nhã thêm. Về mặt vật chất, đồ ăn thức dùng đều tươm tất, cơm ba bữa, sáng, trưa, chiều tối. Thức ăn đầy đủ, đôi khi thừa mứa, trở nên phí phạm vì có lúc không hợp khẩu, xa lạ. Lần đầu tiên ăn lê xanh (Bartlett Pear) dân chúng mình gọi là “ổi mỹ”. Bánh mì, bơ, sữa, trứng đúc, thịt thà, hoa quả, bánh trái, v.v… dân chúng tự lấy thả cửa, nhiều khi bỏ phí đầy ngập thùng rác. Phòng ăn, phòng tắm sạch sẽ, có binh sĩ đón tiếp nồng hậu, dọn dẹp chu đáo. Khách tị nạn đâu có biết đó là những dịch vụ, những quà tặng bằng mồ hôi nước mắt của công dân Mỹ từng đóng tiền thuế vụ để chu cấp thực phẩm và nhu cầu an sinh xã hội cho những ai cần tới. Đa số dân tị nạn tới đây với tay trắng, hoang mang tột độ vì rất xa lạ với ngôn ngữ, văn hoá, lẫn môi trường sinh sống nơi nhập cư. Ngày này sang tháng nọ, dân chúng tìm kiếm thành phần bảo trợ nơi hiệp hội, hay chỗ cá nhân, bạn bè thân thuộc đang trú ngụ tại đất liền. Riêng gia đình chúng tôi cũng rất vất vả vì hoàn cảnh bận bịu con thơ. Nhà tôi mang thai con út; chỉ một tháng sau, con đã sinh nở tại Navy Hospital, Oceanside, trong Camp Pendleton. Chúng tôi đặt tên con út là Lưu Việt, để nhắc con lưu giữ đức độ văn hoá và truyền thống Việt trước kia tốt đẹp. May mà con gái đầu, Lưu Huệ Chân, 9 tuổi đã mạnh dạn chăm sóc mình, tắm rửa giặt giũ lấy, xếp hàng cùng các em ăn uống, lấy phần ăn cho bố bận việc trong trại, cho mẹ nặng nề sắp đẻ. Hai con trai, Lưu Thiên Kỳ 6 tuổi và Lưu Thế Khải 2 tuổi rưỡi vui đùa với lũ bạn cùng lứa, tự túc bảo vệ lẫn nhau. Vì tự lập sớm, nên sau này khi lớn lên các cháu đều tháo vát, thông minh và thành công. Đặc biệt là các cháu khi chọn nghề nghiệp đều có tính cách nhân bản, phục vụ người hoạn nạn. Ao ước chính của từng gia đình hay cá nhân lúc đó là xuất trại bằng mọi cách hợp pháp, hợp cảnh, nhưng đa số mong muốn trú ngụ ngay tại tiểu bang California, vừa ấm áp, vừa giáp biển Thái Bình Dương, mà bên kia lại gần gũi với Biển Đông, với Quê hương Đất tổ, mà họ đau đớn bỏ lại, một cách oan uổng, bất khả cưỡng, bất đắc dĩ. Bùi Văn Phú: Đã trải qua đời sống của một người tị nạn, ông thấy những trải nghiệm đó cho mình bài học gì? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau này dân tị nạn mình khi hội nhập đời sống trọng luật, trọng sinh hoạt của nền dân chủ Hoa Kỳ và tại các nước tự do nhân bản, mới biết xót xa khi phải gánh vác trọng trách công dân, đối với mình và tha nhân. Quyền và trách nhiệm sống còn sẽ từ từ tới với chúng ta. Những ai từng thoát khỏi “địa đàng đỏ” cộng sản cần phải chia sẻ trách nhiệm bảo trọng và khai triển xã hội nhân bản mình vừa nhận hưởng cho thật tốt đẹp. Tiện đây, cũng xin nhắc diện nhập cảnh của dân tị nạn cộng sản là thuộc thành phần tị nạn chính trị là khác với tị nạn kinh tế vì người tị nạn nhập cảnh Hoa Kỳ với thẻ Parole (nhập cảnh danh dự/có điều kiện). Sau 5 năm sinh sống và trú ngụ hợp pháp, người Việt tị nạn chính trị có thể lập thủ tục thi nhập quốc tịch Mỹ. Về mặt quốc tế công pháp, người Mỹ gốc Việt (không song tịch) không thể bị chế độ cộng sản Hà Nội xập xí xập ngầu gọi là “Việt Kiều”. Danh xưng này chỉ dành riêng cho những ai là công dân Việt làm việc, hay học hành tại hải ngoại, mà vẫn còn quốc tịch Việt hay có thông hành Việt Nam. Bùi Văn Phú: Là tác giả của tác phẩm điêu khắc “Bàn tay Hy vọng” được dựng trong trại Camp Pendelton, ông có thể nói về việc thực hiện tác phẩm này được bắt đầu ra sao? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ ít lâu tới Camp Pendleton, gia đình chúng tôi quen thân với Trung tá Tuyên úy David Plank, đang phục vụ tại trại Onofre. Ông có dịp giới thiệu tôi là luật sư kiêm hoạ sĩ điêu khắc gia với Tướng Paul Graham, vị chỉ huy trưởng Camp Pendleton. Khi gặp nhau lần đầu, tôi tỏ ý muốn làm một tác phẩm nghệ thuật ghi lại sự hội nhập của người tị nạn Việt Nam trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Tôi vội lấy giấy và bút phác hoạ Bàn Tay Trái Nâng Niu Hai Trẻ Việt, một đứa vươn đứng thẳng, một đứa đang bay ra khỏi bàn tay. Tôi giải thích thêm: “Bàn tay trái gần tim nói lên chân tình dìu dắt của chúng tôi và và sự đón nhận của cộng đồng Hoa Kỳ đối các thế hệ trẻ đến tị nạn trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Đó cũng là hy vọng hướng thượng của thế hệ trẻ con em chúng tôi muốn thành đạt trên mảnh đất tự do nhân bản này”. Tôi đặt tên tượng đài này là “Hand of Hope - Bàn tay Hy vọng”. Tác phẩm đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ. Có lẽ vì một hiện tượng tâm linh siêu việt nào đó, đề nghị của tôi đã được Tướng Paul Graham ưng thuận tức thì, tương đồng ý hợp, không một chút dè dặt ngần ngại gì. Bùi Văn Phú: Trước khi dựng tượng đài, ông có làm mô hình thu nhỏ không? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Như đã nói trên, tất cả là tình cờ và may mắn mầu nhiệm. Đứng trước Tướng Paul Graham và Trung tá Tuyên úy David Plank, tôi lấy giấy và bút phác họa “Bàn tay Hy vọng”. Không ngờ, chỉ với một mảnh nháp đơn sơ đó, một dự án điêu khắc tượng đài lớn trên đất Mỹ, trị giá cả trăm ngàn Mỹ kim lúc đó đã thành hình. Bùi Văn Phú: Công tác xây dựng tượng đài “Bàn tay Hy vọng” đã được tiến hành ra sao, trong bao lâu? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ vài ngày sau, một Trung tá Công binh Thuỷ quân Lục chiến đã cùng tôi chọn lựa địa điểm xây dựng tượng đài, gần Barrack 8, đầu cổng trại. Sau khi đã chọn địa điểm, ông cho kéo máy tới đào móng sâu 8 feet, vuông 8 feet, làm nền sâu. Tượng đài cao 8 feet phía trên mặt đất, với cổ tay chôn sâu 8 feet đặt trên móng vuông 8 feet, đắp cao từ đưới đất theo hình chóp (pyramidal), tất cả đúc bằng xi-măng-cốt-sắt (rebar reinforced concrete), theo khuôn gỗ (concrete formwork), rồi đục đẽo bằng khoan đục hơi điện để hoàn tất chi tiết. Có lúc tôi hàn sắt bằng lửa điện và quên đeo kính nên đã bị ánh sáng làm loá gần mù mắt, phải vào nhà thương rửa mắt. Sau đó vài hôm, vẫn còn choáng váng, nên khi dùng máy đục hơi, tôi ngã từ trên cao khung bàn tay còn khuôn thép, sống mũi va vào thanh sắt làm chảy máu cả buổi. Cũng hay, tôi đã để lại mồ hôi và ít máu trong lòng tượng đài “Bàn tay Hy vọng”. Công trình kéo dài gần hai tháng và được hoàn tất chu đáo với sự trợ giúp bởi hai Trung sĩ Thuỷ quân Lục chiến trẻ, không chuyên nghiệp, nhưng khoẻ mạnh, nhiệt tình. Khi mọi chi tiết tượng đài “Bàn tay Hy vọng” đã hoàn tất, chúng tôi gọi công binh đem xe đổ đất phủ đầy móng tượng đài và chung quang đắp một bãi cỏ mở rộng đón đợi. Bùi Văn Phú: Ông có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của tượng đài với hai đứa trẻ trong “Bàn tay Hy vọng” Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Trên “Bàn tay Hy vọng” chỉ thấy sự hiện diện của các trẻ em, vì mục đích chính của người Việt tị nạn cộng sản khi vượt thoát tới “Đất Hứa” (Promised Land) tại Tân Thế Giới, sau biết bao nguy biến, là để bảo toàn cho con cháu, cho thế hệ trẻ Việt cơ hội đứng dậy để khởi phát một cuộc sống chu toàn nhân bản, đầy đủ tự do và phẩm giá con người. Liên hệ trực tiếp với thời điểm kết thúc tiền đồn trận tuyến ý thức hệ, từng đợt từng đợt người Việt đã “bỏ phiếu chống cộng” bằng chân, bằng thuyền, trong cảnh phiêu lưu tị nạn chưa từng thấy trước đây và cho tới nay, gần 4 triệu người Việt đã bỏ nước thoát cộng, bỏ lại tất cả để thoát hiểm.
Bằng tuyên dương dành cho Tiến sĩ Luật sư Lưu Nguyễn Đạt từ Dân biểu Alan Lowenthal vào dịp 30/4/2015 (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp) Bùi Văn Phú: Sau 47 năm “Bàn tay Hy vọng” vẫn còn đó trong Camp Pendleton, ngày nay nhìn lại biểu tượng này ông có cảm nhận gì, có gì nhắn lại cho thế hệ mai sau? Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Cách đây 47 năm, đúng vào Ngày Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/1975, công trình điêu khắc “Bàn tay Hy vọng – Hand of Hope” đã được tôi hoàn tất và trao tặng cho trại Thuỷ quân Lục chiến Marine Camp Pendleton với sự hiện diện của Tướng Paul Graham, Trung tá Tuyên úy David Plank, gia đình tôi và một số đồng bào tới tham dự lễ khánh thành. “Bàn tay Hy vọng” ngoài tính cách biểu tượng, còn là mô hình dấn thân hoàn tất sứ mạng làm người Việt tân tiến, tử tế với những thế hệ Việt trẻ thành công và thành nhân. Điển hình như Lưu Huệ Chân, 9 tuổi lúc tới Camp Pendleton, lớn lên là Managing Consultant tại cơ quan Food and Drug Administration, với văn bằng MA, Business Administration. Lưu Thiên Kỳ, 6 tuổi khi tới Camp Pendleton, là luật sư thuộc Luật sư đoàn New York, với văn bằng JD và Master Public Health; từng làm các chức vụ Office of Foreign Disaster Federal Director do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm; Senior Director of the Disaster Resilience Leardership Academy tại Đại học Tulane; Chief Operating Officer của International Medical Corps. Lưu Thế Khải với bằng MS về Disaster Management, chỉ 2 tuổi rưỡi khi tới Camp Pendleton, từng phục vụ Quân đoàn Vệ binh với cấp bực Captain, National Guard Military Police tại Kabul, Afganistan năm 2004; đã giải ngũ và nay là Safety Consultant cho cơ quan NASA. Lưu Việt, sinh tháng 6/1975 tại Navy Hospital, Oceanside trong Camp Pendleton, nay là Visual Effect Producer cho Universal Studios & Netflix, Hollywood, California. Theo tôi, cuộc ra đi của người Việt tị nạn cộng sản có rất nhiều ý nghĩa. Trước nhất là tỏ rõ lập trường của những người Việt tự trọng, khao khát tự do và tôn trọng giá trị nhân phẩm, nên không thể sống chung với con người cộng sản phi nhân, phi nghĩa. Thứ hai là nuôi dưỡng “Hy vọng” sắt đá khôi phục danh dự và quyền làm người. Đó cũng là cách tạo dựng lại một không gian an toàn, vượt tiến cho hậu duệ, như biểu tượng “Bàn tay Hy vọng” dựng trên xứ người với những đứa trẻ tụ hợp “đứng thẳng” và sẵn sàng “bay ra khỏi bàn tay” cưu mang. Chỉ bằng đường lối thẳng thắn, vươn cao và khởi tiến, người Việt tị nạn mới chắp nối cho họ, cho con em họ cái thế đứng vững vàng làm người tử tế, mạch lạc để trở thành những công dân tiến bộ xứng đáng với cuộc sống mới mà người tị nạn đã chọn với giá rất cao, đôi khi cần phải hy sinh tột đỉnh. Sau này, cứ mỗi 5 năm, Cộng đồng Người Việt Tự do đều sum họp chung quanh “Bàn tay Hy vọng” tại Camp Pendleton, rồi kéo tới thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California, để tưởng nhớ Quốc nạn Tháng Tư 1975 và Hy vọng duy trì chính nghĩa Dân chủ Tự do, tử tế, nhân hoà cho hậu duệ người Việt tị nạn trên Đất Hứa.