Thursday, May 30, 2019

The Eyes and the Smile in the Mona Lisa


Even though Leonardo was not the first to create the appearance that the eyes of a portrait are following you round the room, the effect is so closely associate with him that it is sometimes called "the Mona Lisa effect."
Dozens of experts have studied the Mona Lisa to determine the scientific reasons for the effect.  One is that in the three-dimensional real world, shadows and light on the face shift as our vantage changes, but in a two-dimensional portrait this is not the case.  Consequently, we have the perception that eyes staring straight out are looking at us, even if we are not directly in front of the painting.  Leonardo's mastery of shadows and lighting helps make the phenomenon more pronounced in the Mona Lisa.
And finally, there is the Mona Lisa's most mystical and engaging element of all: her smile.  "In this work of Leonardo," wrote Vasari, "there was a smile so pleasing that it was more divine than human."  He even told a tale of how Leonardo kept the real Lisa smiling during the portrait sessions: "while painting her portrait, he employed people to play and sing for her, and jesters to keep her merry, to put an end to the melancholy that painters often succeed in giving to their portraits."
There is a mystery to the smile.  As we stare, it flickers.  What is she thinking?  Our eyes move a bit, and her smile seems to change.  The mystery compounds.  We look away, and the smile lingers in our minds, a sit does in the collective mind of humanity.  Never in a painting have motion and emotion, the paired touchstones of Leonardo's art, been so intertwined.
At the time when he was perfecting Lisa's smile, Leonardo was spending his mnights in the depths of the morgue under the hospital of Santa Maria Nuova, peeling the flesh of cadavers and exposing the muscles and nerves underneath.  He became fascinated about how a smile begins to form and instructed himself to analyze every possible movement of each part of the face and determine the origin of every nerve that controls each facial muscle.  Tracing which of those nerves are cranial and which are spinal may not have been necessary for painting a smile, but Leonardo needed to know.
The Mona Lisa's smile makes it worth revisiting the remarkable page of anatomical drawings from around 1508, discussed in chapter 27, that shows a pair of lips in an open-mouth grimace and then drawn pursed (fug. 111).  The muscle that purses the lips is the same muscle that forms the lower lip, he discovered.  Pucker your lower lip and you can see that this is true; it can pucker on its own, with or without the upper lip, but it is impossible to pucker the upper lip alone.  It was a tiny discovery, but for an anatomist who was also an artist, especially one who was in the midst of painting the Mona Lisa, it was worth noting.  Other movements of the lips involve different muscles, including "those which bring the lips to a point, others which spread them, and others which curl them back, others which straighten them out, others which twist them traversely, and others which return them to their first position."  Then he drew a row of lips with the skin layer peeled off.  At the top of this page is something delightful: a simpler drawing of a gentle smile, sketched lightly in black chalk.  Even though the fine lines at the ends of the mouth turn down almost imperceptibly, the impression is that the lips are smiling.  Here amid the anatomy drawings we find the making of Mona Lisa's smile.
There is other science involved in the smile.  From his optics studies, Leonardo realized that light rays do not come to a single point in the eye but instead hit the whole area of the retina.  The central area of the retina, known as the fovea, is best at seeing color and small details; the areas surrounding the fovea is best at picking up shadows and shadings of black and white.  When we look at an object straight on, it appears sharper.  When we look at it peripherally, glimpsing it out of the corner of our eye, it is a bit blurred, as if it were farther away.
With this knowledge, Leonardo was able to create an uncatchable smile, one that is elusive if we are too intent on seeing it.  The very fine lines at the corner of Lisa's mouth show a small downturn, just like the mouth floating atop the anatomy sheet.  If you stare directly at the mouth, your retina catches these tiny details and delineations, making her appear not to be smiling.  But if you move your gaze slightly away from the mouth, to look at her eyes or cheeks or some other part of the painting, you will catch sight of her mouth only peripherally.  It will be a bit blurrier.  The tiny delineations at the corner of the mouth become indistinct, but you still will see the shadows there.  These shadows and the soft sfumato at the edge of her mouth make her lips seem to turn upward into a subtle smile.  The result is a smile that flickers brighter the less you search for it.
Scientists recently found a technical way to describe all of this.  "A clear smile is much more apparent in the low spatial frequency [blurrier] images than in the high spatial frequency image," according to Harvard medical School neuroscientist Margaret Livingstone.  "Thus, if you look at the painting so that your gaze falls on the background or on Mona Lisa's hands, your perception of her mouth would be dominated by low spatial frequencies, so it would appear much more cheerful than when you look directly at her mouth."  A study at Sheffield Hallam University showed that Leonardo used the same technique not only on La Belle Ferronniere but also on the recently discovered drawing La Bella Principessa.
So the world's most famous smile is inherently and fundamentally elusive, and therein lies Leonardo's ultimate realization about human nature.  His expertise was in depicting the outer manifestation of inner emotions.  But here in the Mona Lisa he shows something more important: that we can never fully know true emotion from outer manifestations.  There is always a sfumato quality to oher people's emotions, always a veil.


Source:
Isaacson, Walter.  Leonardo Da Vinci (Simon & Schuster, 2017).488-490.

Tuesday, May 28, 2019

Sự Sụp Đổ Của Ngôi Nhà Usher (3)-- Truyện Ngắn của Edgar Allan Poe (1809-1849)


Với tâm ghi nhận những điều ấy, tôi cưỡi ngựa đi qua một con đường ngắn dẫn đến tòa nhà.  Một gia nhân đã đứng đó đợi để dẫn ngựa đi, còn tôi thì bước vào hành lang có mái vòm cung theo kiểu Gothic.  Một người hầu nam rón rén bước tới, lẳng lặng đưa tôi đi qua nhiều ngõ tăm tối, ngoằn ngèo để đến phòng của chủ.  Tôi không biết sao, nhưng phần lớn những gì tôi trông thấy trong khi đi càng làm tăng thêm những xúc cảm tôi đã nói ở trên.  Trong khi các sự vật chung quanh tôi –như nét chạm trổ trên trần nhà, các tấm thảm thâm u treo trên tường, sàn gỗ nâu thẫm, và những giải thưởng như áo giáp về công trạng dòng họ này đạt được lập lòe như trong mơ, rung rinh kêu rổn rảng theo bước chân tôi đi—thật sự chỉ là những thứ rất thân quen với tôi từ khi còn tấm bé, dù tôi ngần ngừ không muốn thừa nhận rằng đối với tôi chúng rất thân quen, tôi vẫn thắc mắc khi thấy những vật thông thường như vậy lại khêu gợi các điều hồ tư loạn tưởng hết sức lạ lùng.  Ở một cầu thang tôi gặp người bác sĩ của gia đình bạn tôi.  Tôi thấy gương mặt của ông ta lộ vẻ  pha lẫn chút gì đó vừa ma mảnh vừa bối rối.  Ông đi với tôi một khúc, rồi vượt qua tôi.  Người hầu khi ấy đã mở cửa phòng và đưa tôi vào gặp mặt chủ nhà.
Căn phòng tôi được đưa vào rất cao rộng.  Các cửa sổ đều dài, hẹp, với chóp nhọn, và chúng cách xa nền nhà làm bằng gỗ sồi màu đen đến nỗi người trong nhà không thể nào với tới được.  Những tia nắng đỏ tía yếu ớt hắt vào qua khung mắc cáo vừa đủ để lộ cho thấy các đồ vật đáng ghi nhận trong phòng; nhưng dù cố gắng thế mấy mắt cũng khó có thể thấy các góc phòng ở xa xa, hoặc các nét chạm trổ trên trần nhà hình vòm cung.  Trên tường treo những tấm màn dài đậm màu.  Căn phòng đầy đồ đạc cổ xưa, đã cũ mòn và không gây thoải mái.  Sách vở, nhạc cụ để lung tung, nhưng cũng không làm cho căn phòng thêm sinh động.  Tôi cảm thấy mình phải hít thở một thứ không khí buồn thảm.  Căn phòng bị bao trùm bởi một vẻ u ám, trang nghiêm, sâu lắng, vô phương cứu chữa.      
Khi tôi bước vào, Usher đang nằm soài người trên chiếc sofa liền đứng dậy, và chào đón tôi vồn vã đến nỗi, thoạt tiên tôi nghĩ rằng có phần thân thiện thái quá hoặc cố gượng gạo của một người đã nhàm chán cuộc đời.  Tuy vậy khi liếc nhìn gương mặt của anh ta, tôi tin rằng anh hết sức thành thật.  Chúng tôi ngồi xuống, và trong giây lát khi anh lặng im, lặng nhìn anh, tôi vừa thấy tội nghiệp vừa sững sờ.  Chắc chắn trước giờ chưa có ai, trong một thời gian thật ngắn ngủi, lại thay đổi khủng khiếp đến thế như anh Roderick Usher! Phải khó khăn lắm tôi mới nhận ra người đàn ông trước mặt tôi là người bạn thân thời thơ ấu của mình.  Dẫu sao nét mặt của anh lúc nào cũng đặc biệt.  Nước da tái mét như xác chết, con mắt to, long lanh va sáng quắc không mắt nào sánh bằng; đôi môi mỏng và rất nhợt nhạt cong lên tuyệt đẹp; chiếc mũi thanh như mũi của người mẫu Do Thái với cánh mũi mở rộng một cách kỳ lạ; cái cằm như được đúc khuôn thật khéo không nhô ra nhiều như nói lên sự thiếu năng lực về đạo đức; tóc của anh trông còn mềm và thưa hơn cả tơ nhện; tất cả những nét này, cùng  với vừng trán cao bên trên thái dương, tạo nên một gương mặt người ta khó lòng quên được.  Và bây giờ với những nét nổi bật ấy càng lộ rõ cùng hình ảnh chúng đã từng biểu hiện trong quá khứ có biết bao thay đổi đến nỗi tôi hồ nghi không biết mình đang nói chuyện cùng ai đây.  Màu da hiện tại nhợt nhạt như ma và ánh mắt long lanh sáng kỳ diệu của anh làm tôi giật mình, thậm chí kinh sợ nữa.  Cả mái tóc cũng để mọc một cách khổ sở, không hề  được để ý đến, và nó bồng bềnh phủ quanh gương mặt anh ta, hoang dại như tơ nhện, chứ không phải mọc tự nhiên.  Dù cố thế mấy tôi cũng không thể liên tưởng biểu hiện phức tạp đó với bất kỳ ý tưởng nào về con người đơn giản.
Về phong cách của người bạn tôi, điều tôi nhận thấy ngay là tính không trước sau như một của anh.     Một lúc sau, tôi nhận ra rằng tính thiếu nhất quán ấy nảy sinh từ một loạt những vật lộn yếu ớt và vô vọng nhằm khống chế thói sợ hãi, một nỗi lo bất an thái quá lúc nào cũng dằn vặt tâm tư bạn tôi.  Quả thực tôi đã chuẩn bị tinh thần để gặp bạn tôi với phong cách như thế, không phải chỉ do lá thư anh ấy gửi, mà chủ yếu do tôi nhớ lại một số nét anh có hồi nhỏ, và qua những kết luận tôi suy ra từ hình dạng và tính tình kỳ đặc của anh.  Anh khi thì linh hoạt vui vẻ, khi thì buồn rầu cau có.  Giọng anh nói thay đổi rất nhanh từ chỗ run rẩy bất quyết (khi sức sống -animal spirits₫full of vigor- dường như hoàn toàn ngưng trệ) đổi sang cách nói chính xác, đầy nhiệt huyết, cụt ngủn, chậm chạp, rõ ràng từng chữ môt cách gượng gạo, lời nói thốt ra chắc nịch, thăng bằng, ồn ồn vọng ra từ cổ họng, mà người ta thường thấy nơi kẻ say rượu nặng hay kẻ ngậm thuốc phiện bất trị đang lúc phê cao độ.  

(Còn tiếp)

Thursday, May 23, 2019

Titles and Degrees and True Values


TẠI SAO NGƯỜI TA THÍCH DANH XƯNG?
Nguyễn Văn Tuấn


Đối với cuộc sống, người ta không thể lấy học hàm, học vị để trả lời câu hỏi: Tôi là ai? CIVILLAWINFOR
Tôi khổ tâm nhất là chuyện danh xưng, hay phải nói đúng hơn là “vấn đề danh xưng”. Tôi thỉnh thoảng viết báo và không bao giờ sử dụng đến danh xưng, thế nhưng những người biên tập vẫn chêm vào những danh xưng trước tên tôi, làm tôi rất khổ với Ba tôi lúc sinh tiền. Ba tôi mỗi lần đọc được một bài báo với tên tôi tác giả và có kèm theo mấy chữ nhí nhố trước tên là ông nói xa nói gần rằng có người hám danh, thiếu tự tin, nên dùng đến những danh hiệu phù phiếm. Tôi biết Ba tôi nói ai, và tôi thấy mình oan lắm. Có nhiều người như tôi, không bao giờ dùng danh xưng trước tên mình, nhưng vì ban biên tập thêm vào để — nói theo họ — là tăng trọng lượng của bài báo! Tôi không hiểu tại sao ý kiến của một giáo sư hay tiến sĩ phải có trọng lượng hơn ý kiến của một người bán vé số? Thật là vô lí! Người khôn nói 100 điều cũng có ít nhất một điều dại dột, còn người dại dột nói 100 điều chắc cũng có ít nhất là 1 điều khôn. Ý kiến phải bình đẳng.
Nhưng trong thực tế thì ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, hay rất quan trọng. Có một lần, khi về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Tìm hiểu một hồi tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là “Bác sĩ cao cấp” hay nôm na hơn là “Bác sĩ đàn anh”). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?
Một lần khác, khi xem qua chương trình hội nghị tôi thấy ban tổ chức viết tên diễn giả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những người có danh xưng tiếng Việt ví dụ như “TS BS Trần Thị …” được dịch sang tiếng Anh là “Dr. Dr. Tran Thi …”. Tôi không khỏi cười thầm trong bụng vì chưa thấy nơi nào trên thế giới có cách viết lạ lùng như thế. Tôi sợ nhất là trong hội nghị có đồng nghiệp ngoại quốc mà họ đọc được cái danh xưng “Dr Dr” này chắc tôi tìm lỗ mà chui xuống không kịp quá! Tôi đề nghị cách viết “đơn giản” hơn là chỉ “Dr” thôi là đủ, nhưng cũng phải vài phút thảo luận người ta mới chịu đề nghị này!
Tôi vẫn còn giữ một danh thiếp khác với dòng chữ: “Dr Specialist II Nguyễn M”. Một anh bạn người Úc tôi có lần tình cờ thấy danh thiếp trên bàn nên thắc mắc hỏi tôi “Specialist II” là gì vậy. Lúc đó tôi cũng chẳng biết, nên đành nói: “I have no idea”, nhưng tôi nói thêm rằng tôi đoán đó là bác sĩ chuyên khoa gì cấp 2 gì đó. Anh bạn đồng nghiệp cười nói mỉa mai (rất dễ ghét) rằng: ước gì tao cũng được cấp II nhỉ?
Không nghi ngờ gì nữa: người Việt rất sính dang xưng. Những gì Dạ Lan viết đều đúng, nhưng … chưa đủ. Còn nhiều chuyện cười ra nước mắt về những nhầm lẫn về danh xưng (honorific), tước hiệu, và nghề nghiệp ở Việt Nam mà tôi từng chứng kiến trong các hội nghị. Nghe những lời giới thiệu dài lòng thòng như “Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động, bác sĩ Nguyễn Văn …” nó khôi hài làm sao!
Tôi vẫn tự hỏi tại sao người ta thích danh xưng trước tên mình? Kinh nghiệm của tôi, khi tiếp xúc với những người hay sử dụng danh xưng cho thấy họ thường dùng danh xưng với những động cơ sau đây:
1. Người dùng danh xưng thường muốn nuôi nấng niềm kiêu hãnh của mình. Danh xưng thường có xu hướng bơm phồng “cái tôi” của một cá nhân, và do đó làm cho cá nhân đó tự đánh giá cao chính mình hơn là thực tế. Bà Jill Biden, vợ phó tổng thống Mĩ Joe Biden, từng phàn nàn rằng bà rất “bệnh” khi nhận email và thư gửi đến gia đình với dòng chữ “Sen. and Mrs Biden” (Thượng nghị sĩ và Bà Biden). Bà muốn được danh xưng là “Sen. and Dr. Biden”, và thế là bà đi học đế lấy bằng tiến sĩ Anh văn. Sau 4 năm nghiên cứu, bà được trao bằng tiến sĩ ở tuổi 55. Câu chuyện bà Biden sính danh là đề tài đàm tiếu của giới báo chí Mĩ hồi đầu năm nay.
2. Người dùng danh xưng như là một hình thức tự quảng cáo. Thật ra, một số người sử dụng danh xưng “Tiến sĩ” hay “Giáo sư” nhắm mục đích tăng giá trị, trọng lượng của ý kiến của họ. Trong thực tế, công chúng cũng có khuynh hướng xem ý kiến của một “Giáo sư tiến sĩ” có giá trị cao hơn ý kiến của một … nông dân. Bởi vì đánh giá cao ý kiến của những vị sư sĩ này, nên ít ai dám chất vấn hay phản bác lại ý kiến của họ. Nhưng không có bất cứ một lí do nào để xem ý kiến của một vị giáo sư hay tiến sĩ có giá trị hơn ý kiến của một nông dân; vấn đề là logic và bằng chứng, vì hai khía cạnh này mới chính là thước đo giá trị của ý kiến.
3. Người dùng danh xưng muốn được người khác kính trọng mình. Đây là biện minh (hay lí lẽ) của những người chức sắc tôn giáo, vì họ cho rằng họ cần những “Thượng tọa”, “Hòa thượng”, “Linh mục”, “Mục sư”, v.v… để tín đồ tỏ lòng kính trọng họ. Thế nhưng tôi lại nghĩ các Phật tử hay tín đồ Công giáo vẫn có thể gọi “thầy” và “cha” mà đâu có tỏ ra thiếu kính trọng gì đâu!
4. Những danh xưng thường gây chú ý một cách không cần thiết. Người sử dụng danh xưng ngầm nói cho người khác rằng họ là người quan trọng và đáng được kính trọng. Mặc dù họ không bao giờ thú nhận ý đồ ngầm này, nhưng nghiên cứu tâm lí cho chúng ta biết động cơ sử dụng danh xưng là để gây chú ý như ca sĩ thích làm trò khác lạ để thu hút khán giả.
5. Người dùng danh xưng có khuyh hướng khao khát quyền lực và trần tục. Một nghiên cứu ở Mexico cho thấy rất nhiều chính trị gia không có văn bằng tiến sĩ nhưng họ vẫn tìm cách mua danh xưng “Dr” bằng cách tranh thủ hay vận động để được một đại học nào đó cấp cho bằng “tiến sĩ danh dự” (honour doctor). Với danh xưng này, họ rất dễ thu hút cảm tình của cử tri và có cơ may đắc cử hơn những người không có danh xưng.
6. Người dùng danh xưng hay có xu hướng quảng bá thái độ “elite”, thái độ kẻ cả, hoặc thái độ toàn trị. Những người này thường tự tô son điểm phấn cho mình bằng cách “tiêm” vào mình những danh xưng thật kêu và thật ấn tượng và bắt đầu nhiễm thói kiêu ngạo xem thiên hạ như dưới tay mình.
Ba tôi lúc sinh tiền mỗi lần nghe ai được giới thiệu như trên tivi với những danh xưng dài lê thê như “Nghệ sĩ nhân dân, tiến sĩ Vũ Đình …” thì ông thở dài nói một mình: lại một ông thiếu tự tin, lòe thiên hạ. Ba tôi tin rằng những người cần đến danh xưng phía trước tên mình là một tín hiệu cho thấy người đó hoặc là bất tài, hoặc là thiếu tự tin, nên phải lấy những danh tước đó ra để tự nâng cao giá trị cho mình. Ngẫm đi nghĩ lại tôi thấy Ba tôi cũng có lí, bởi vì ở Việt Nam những người thích dùng danh xưng là các quan chức trong chính quyền. Là quan chức, làm việc hành chính hay chính trị, họ không phải làm chuyên môn; do đó, có lẽ họ có nhu cầu phải quảng bá mình như là một nhân vật “văn võ song toàn”, và để cho … oai.
Nhưng các quan chức Việt Nam có danh xưng “Dr.” coi chừng! Năm ngoái, theo tờ Washington Post, có ít nhất 7 người Mĩ với bằng tiến sĩ từ các trường danh tiếng như Cornell và Caltech bị điều tra về tội “mạo danh” (“title fraud”) vì họ đề danh xưng “Dr.” trên danh thiếp của họ và websites. Ở EU, chỉ có những người có bằng tiến sĩ từ các trường của EU mới có quyền dùng danh xưng “Dr.” Chẳng biết hư thực ra sao, nhưng nghe qua thì có vẻ … vô lí quá!
Ở Việt Nam, vấn đề danh xưng là vấn đề “merit” (xứng đáng). Trước tình trạng tiến sĩ giấy, tiến sĩ dỏm tràn lan ở Việt Nam như hiện nay, bất cứ ai được giới thiệu là “tiến sĩ”, người dân ngao ngán nghĩ thầm “lại một tiến sĩ giấy”. Trong bối cảnh đa số (70% hay 95%) giáo sư Việt Nam không xứng đáng với chức danh đó trên trường quốc tế, và với hệ thống phong tước danh như hiện nay thì làm sao danh xưng này củng cố lòng tin của người dân. Nhưng ở Việt Nam vẫn có những tiến sĩ, những giáo sư thật (tức là họ có học và có nghiên cứu xứng đáng với danh xưng đó), nhưng khổ nỗi vì đại đa số những tiến sĩ giấy và giáo sư dỏm kia làm cho công chúng chẳng biết ai là giả và ai là thật. Do đó, cách đánh bóng danh xưng như ở Việt Nam gây ra tình trạng vàng thau lẫn lộn.
Cách dùng danh xưng hiện nay lẫn lộn giữa bằng cấp, phẩm hàm danh dự, và chức vụ. Ai cũng biết cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là những học vị; phó giáo sư và giáo sư là chức danh khoa bảng trong trường đại học; những “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ sĩ ưu tú”, “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú” (toàn bắt chước Trung Quốc!) là những tước hiệu danh dự; còn những “giám đốc”, “đại tá”, “bộ trưởng”, v.v… là chức vụ. Ở Việt Nam, tôi thấy trong các hội nghị, những tước hiệu, chức vụ và học vị đều được liệt kê trước tên người diễn giả, chẳng khác gì một bản lí lịch bằng cấp và chức danh! Ở nước ngoài, trong các hội nghị khoa học, người ta chỉ giới thiệu diễn giả bằng một danh xưng duy nhất như “Dr” hay “Professor”, chứ rất rất hiếm ai giới thiệu thêm chức vụ, và chắc chắn chẳng có ai giới thiệu diễn giả dài lê thê như ở Việt Nam (nếu có ai giới thiệu như thế chắc chắn hội trường sẽ cười ầm lên)!
Cách dùng danh xưng như hiện nay chẳng những lẫn lộn thật giả, giữa chức vụ và học vị, mà còn làm trò cười cho đồng nghiệp quốc tế. Trường hợp mà tôi thuật lại ở trên về “Specialist II” (chắc là bác sĩ chuyên khoa II) là một ví dụ điển hình. Bởi vì chỉ có Việt Nam mới có hệ thống bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II lạ lùng như thế, nên đồng nghiệp quốc tế chẳng thể nào hiểu được. Thật ra, họ cũng chẳng cần hiểu Specialist I hay Specialist II hay “chuyên khoa II” là cái gì; họ chẳng thèm tốn thì giờ đọc danh thiếp với những chi chít “Dr”, “Professor” làm gì; họ quan tâm đến CV, đến thực tài hơn. Có liệt kê chín mười danh xưng đi nữa mà CV chẳng có gì, thì chỉ làm cho đồng nghiệp ngoại quốc cười khẩy mà thôi. Khi thực tài không tương đồng hay còn quá thấp so với học hàm và học vị, thì những danh xưng đó chỉ là trò hề cho thiên hạ mà thôi. Nên giảm các danh xưng đi, hay tốt nhất là bỏ đi tất cả danh xưng trong các dịp hội họp chẳng liên quan gì đến khoa học và chuyên môn! Đây là lời khuyên chân tình!
Trích dẫn từ: http://nguyenvantuan.net/news/6-news/653-tai-sao-nguoi-ta-thich-danh-xung