Thursday, July 27, 2023

Trịnh Công Sơn và cuộc trò chuyện cuối cùng thiên niên kỷ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trò chuyện với nhà báo Nguyễn Linh Giang *TRỊNH CÔNG SƠN: “Tôi chỉ là một hành giả đi qua cuộc đời này…”. +Nhà báo Nguyễn Linh Giang: Đến bây giờ, cuối thế kỷ nhìn lại, với những gì mà Trịnh Công Sơn đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, có thể cho rằng đã có một dòng âm nhạc Trịnh Công Sơn, một phong cách âm nhạc Trịnh Công Sơn? -Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tôi nhận thấy rằng nhận xét này không sai. Đã từ lâu quần chúng đã chấp nhận tôi trong một thế đứng hoàn toàn riêng biệt. Vả lại, khi một người muốn dấn thân vào lãnh vực nghệ thuật thì trước tiên phải cố gắng tạo được cho mình một phong cách riêng. Nếu không sẽ bị rơi vào tình trạng sản phẩm được sản xuất hàng loạt. +Trong các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn thì ca từ rất huyền hoặc, liêu trai. Về phương diện này, Trịnh Công Sơn đã là một nhà thơ. Thưa Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một tác phẩm của anh được hình thành bắt đầu từ giai điệu, âm thức, hay bắt đầu bằng ca từ? -Khi cảm hứng đến thì nó thường cho cả lời lẫn giai điệu. Sau đó triển khai giai điệu và viết tiếp lời như làm thơ. +Nếu tôi không nhầm thì trong hàng trăm ca khúc của Trịnh Công Sơn đều không một lần nhắc đến tên Huế. Nhưng Huế luôn hiện lên trong các ca khúc của anh. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành tài sản dân tộc, đi ra với quốc tế nhưng tiếng gọi của nguồn cội vẫn thiết tha và mãnh liệt? -Tất cả những bài hát tôi viết đều mang mang một khí hậu Huế. Có Huế trong tôi và có tôi trong Huế. Vì vậy, mặc dù không cố tình nhưng không bao giờ tôi nhắc đến chữ Huế trong các ca khúc của tôi. Càng về sau này những giai điệu của tôi càng có khuynh hướng mang mầu sắc dân ca. Đó cũng là điều tự nhiên khi tâm hồn một người đã gắn liền với những buồn vui của dân tộc mình. +Tôi còn nhớ, vào những năm 70 tại Quảng Trị, trong vùng giới tuyến, lần đầu tiên tôi biết đến âm nhạc Trịnh Công Sơn: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố/ Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…”. Giọng hát của Khánh Ly như thảng hoặc làm một cậu bé mới lớn trong tôi chìm đắm trong nỗi mê dại. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Khánh Ly đã làm nên “trào lưu” trong những năm 60, 70. Thế rồi Hồng Nhung lại thể hiện âm nhạc Trịnh Công Sơn với một sắc thái mới, một sự cảm nhận mới và có thể nói cũng đã thành công. Xin anh cho biết đôi điều về hai người phụ nữ ở hai thời điểm khác nhau, cách nhau trên 30 năm, đã thể hiện âm nhạc Trịnh Công Sơn? -Hai ca sĩ này có cách thể hiện riêng những ca khúc của tôi. Mỗi người đều có cá tính đặc biệt. Một người có sự già dặn. Một người có sự trẻ trung. Tốt nhất là không nên so sánh gì cả. +Trong chương trình riêng của anh: “Dấu chân không năm tháng” (1998) tôi đã nghe chính Nhạc sĩ hát bài “Tiến thoái lưỡng nan”. Trước đó, trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn đã bàng bạc sự Vô Thường. Với “Tiến thoái lưỡng nan”, tôi cảm nhận Trịnh Công Sơn đã đạt đến đỉnh cao chiêm nghiệm về lẽ Vô Thường và chạm đến sự đắc đạo? -Đừng nói đến sự đắc đạo. Tôi không phải là một nhà tu. Nếu cần ví von thì tôi chỉ là một hành giả đi qua cuộc đời này và chiêm nghiệm về sự vô thường. Mỗi ngày tôi đều có những giây phút yên tĩnh để suy tưởng và có lẽ vì thế trong một số ca khúc của tôi bàng bạc một chút thiền. +Anh đã sống qua những thời kỳ đặc biệt của đất nước, đón những mùa xuân không thể nào quên. Anh có tâm trạng như thế nào trước mùa xuân năm 2000 – mùa xuân bước sang thiên niên kỷ mới? -Cho đến phút này, những giờ phút cuối cùng của thiên niên kỷ, tôi không cảm thấy một chút xao động nào trước mùa xuân mới. Có thể vì tôi không còn trẻ nữa. Khi người ta còn trẻ thì mùa xuân nào cũng là một ngày lễ hội. Nhất là mùa xuân của thiên niên kỷ mới này. Trịnh Công Sơn vẫn ngồi đó. Dáng trầm tư, hao gầy. Thời gian như dừng lại. Trước mặt anh là chiếc bàn làm bằng một thân cây thốt nốt mà nhà thơ Thu Bồn đã tặng anh hơn một năm về trước. Đem một chai rượu lép nhỏ và chiếc ly, Trịnh Công Sơn lặng lẽ rót và uống từng chút một. Sau cơn bạo bệnh, bây giờ Trịnh Công Sơn không còn hút thuốc, rượu chỉ uống tí chút. Anh ngồi đó, như hư không, như một nét thiền. Ngoài kia, trời Sài Gòn sau kỳ Noel lạnh giá đã bừng sắc nắng. Tôi nhìn đồng hồ: 10 giờ 30 phút. Thật hy hữu, lại đúng ngày 31/12/1999 – những thời khắc cuối cùng của thiên niên kỷ.* *Bài đăng trên Báo Gia đình & Xã hội, số Xuân Canh Thìn 2000.

Phạm Quang Đức, một người anh thầm lặng

Một người anh thầm lặng Nguyễn Hữu Việt Hưng Anh hơn tôi 15 tuổi. Năm 1976, khi tôi được giữ lại Khoa Toán làm giảng viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, thì anh thuộc Bộ môn Xác suất, sau đó anh chuyển về tổ A0 Khoa Toán, dạy các lớp phổ thông chuyên Toán. Tuy dạy chuyên Toán, anh chỉ dạy cơ bản, phần luyện cho học sinh đi thi quốc gia và quốc tế là việc của những người khác. Theo quan niệm truyền thống của xã hội Việt Nam, anh không có gì nổi bật: không ánh hào quang rực rỡ của những công trình khoa học thăng hoa, không toát ra cái vẻ hứa hẹn của một người đã được quy hoạch làm lãnh đạo. Ngay bằng cấp, anh cũng chỉ có bằng đại học. Vào thời điểm đó, điều ấy chỉ có nghĩa là anh nằm ngoài diện được cử đi học nước ngoài. Bởi vì, hễ được cử đi học, thì ai cũng có bằng tiến sĩ đem về, không hề có ai trượt. Đắn đo mãi, tôi thấy phải giải thích vì sao anh không nằm trong diện được cử đi học. Dạo cuối thập niên 1960, ở Khoa Toán xảy ra một cuộc huynh đệ tương tàn, sau này mới biết tác nhân nằm “ở trên cao”, bên ngoài khoa. Đại khái một phe được coi là “hồng”, một phe được coi là “chuyên”. Hồi ấy ai muốn đứng ngoài cả hai phe cũng không được. Cuối cùng, phe “hồng” thắng cuộc. Những người thuộc phe thua cuộc, trong đó có anh, không được chọn để làm nghiên cứu sinh. Mãi gần đây, nghe nói cả hai phe đều nhận ra cuộc tương tàn ấy chẳng đáng để tồn tại. Nhưng đã muộn. Thường, nếu không có gì đặc biệt, anh và tôi mỗi năm chỉ gặp nhau một lần, trong cuộc họp tổng kết năm học của Khoa Toán. Nếu cứ như thế, có thể sau rất nhiều năm, tôi vẫn không biết gì về anh. Vậy mà, không biết từ lúc nào, anh đã thành một người đặc biệt thú vị đối với tôi. Bấy giờ vào quãng mùa đông 1978, một hôm anh và tôi tình cờ cùng đến thăm một cậu bạn vốn cùng lớp K16 với tôi, ở trong khoa. Cầm một tờ báo lớn, bỗng anh cười khà khà: “Mình lại vừa nã đại bác sang Campuchia đây”. Lúc ấy, quan hệ Việt Nam – Campuchia về hình thức rất tốt, cả hai đều là nước XHCN. Tuy thỉnh thoảng cũng nghe nói có trục trặc ở biên giới, nhưng lúc bấy giờ không ai được biết những trục trặc ấy là gì. Vì thế, tôi và cậu bạn cùng lớp ngạc nhiên lắm. Chúng tôi đổ xô về phía anh, như vồ lấy tờ báo. Chúng tôi đọc, và cùng thốt lên: “Đâu, Thông tấn xã VN bác bỏ tin nói rằng Việt Nam nã pháo sang Campuchia đấy chứ?” Anh vẫn cười khà, mắt sáng lên tinh nghịch: “Thì đấy, thế nghĩa là mình vừa nã đại bác sang Campuchia đấy”. Sau này, khi Việt Nam buộc phải đưa quân sang Campuchia tháng 1 năm 1979, cách đọc báo của anh được chứng minh là có lý. Có một chi tiết trong lý lịch khoa học của anh, khiến tôi tò mò. Một lần, không đừng được, tôi hỏi anh: “Em xin lỗi anh trước khi hỏi một câu thật vụng. Anh được giữ lại trường, nghĩa là anh học rất giỏi. Vậy mà anh lại bị đúp từ Khoá 1 xuống Khoá 2. Anh bị đúp mà người ta vẫn giữ anh ở lại trường. Chỗ này có cái gì khó hiểu”. Anh cười khà khà, mắt long lanh: “Có gì đâu, hồi ấy, khi Đại học Tổng hợp mới thành lập, phần Khoa học Tự nhiên không là cái đinh gì so với phần Khoa học Xã hội. Tớ học thì được. Nhưng mỗi khi cắp sách đi học, qua lớp Văn, thấy Trần Đức Thảo giảng “Kiều”, hay Trương Tửu giảng “Thu điếu”… chẳng hạn, là tớ chịu không nổi, phải bỏ học, chui vào lớp Văn nghe lỏm. Tớ bỏ học Toán nhiều quá, cho nên trường bắt học lại”. Rồi anh kể: “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, thể thất ngôn bát cú, tổng cộng 56 chữ, vậy mà Trương Tửu giảng suốt 4 giờ. Ông nói về những gì ông biết trong nền thơ của thế giới, có nét tương đồng hay gần gũi về cảm xúc với “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…” Trương Tửu viết lên bảng những tứ thơ tương đồng hay gần gũi ấy, bằng nguyên tác: tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Hán, chữ Nhật… Ông huy động hầu như toàn bộ nền thơ của thế giới, để chiêm ngưỡng “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, trong khung cảnh “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.” Anh trầm ngâm: “Được nghe những bài giảng như thế, có bị học lại Toán cũng đáng!” Đôi khi, ít lần thôi, tôi có dịp được tán chuyện thơ văn với anh. Giọng anh vang, ấm, sang trọng, mắt bừng sáng, tinh nghịch, gương mặt rạng ngời. Anh đặc biệt thích “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Từ khi biết “khẩu vị” ấy của anh, mỗi lần gặp anh tôi thong thả đọc: “Đưa người, ta không đưa qua sông,” Anh, mắt long lanh, ngân nga nhấn từng chữ: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng?” Tôi tiếp, giọng lắng xuống: “Bóng chiều không thắm, không vàng vọt.” Và anh, mặt hồng lên vì phấn khích: “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” Rồi chúng tôi lặng im, không nói gì thêm, như để nghe tiếng sóng cuộn lên. Trong cái vẻ dân dã, anh là một nhà hiền triết. Có lần, ngay từ quãng 1978, anh nhẩn nha bảo thế này: “Người ta nghiệm ra rằng, ở đời không ai có được cả 3 điều sau đây: 1) Trung thực, 2) Giỏi chuyên môn, 3) Đảng viên.” Câu nói của anh cứ ám ảnh tôi mấy chục năm nay, không biết nó đúng hay sai. Anh cứ như thế, lặng lẽ đi trong hành lang cuộc đời, vẻ bình thản như không có gì đặc biệt. Riêng với tôi, anh đã trở thành một trong những người thú vị nhất tự bao giờ. Anh là Phạm Quang Đức.

Monday, July 24, 2023

The Biggest Wastes Of Time We Regret When We Get Older

The Biggest Wastes Of Time We Regret When We Get Older There are things we all do, or don't do, that lead us to waste far more time than we realize in the moment. Kristin Wong We spend a lot of energy looking for shortcuts to save time, and sure, those shortcuts add up. But when I look back, my biggest time regrets aren't spending too much time on Twitter or mismanaging my daily tasks. Those are bad habits, but there are bigger, more systematic time wasters that have really gotten in the way. Fixing these will free up a massive amount of time and energy. Not Asking for Help My first week on my first job out of university, my boss handed me a huge spreadsheet. He told me to organise it in a way that made zero sense to me. Being a quiet, timid person, I simply nodded, walked back to my desk and stared at that spreadsheet for like an hour, hoping to make some sense of it (yep, just like George Costanza and the Penske file). Finally, my coworker came in, and I confessed I had no idea what to do. He broke it down for me, then dropped some advice that's stuck with me ever since: "You might feel dumb asking questions, but you look dumber when you don't get it because you failed to ask." It was harsh, but true. And not only did I look like an arse, I could've also saved a fair amount of time that day by simply asking my boss what he meant. It made me wonder how much time I'd wasted by not asking for help over the years. As dumb as you might feel asking questions, it's the fastest way to get an answer. Similarly, asking for help is a great way to, well, get help. This is why networking and finding a mentor are hugely valuable. If you feel stuck in your career or need to learn new skills and have no idea how to get started, talking to other people in your field will go a long way. Even if it's just shooting someone a short email, asking for help is like a shortcut for your career. Try Leo Widrich's formula for asking for help via email: 2-3 sentences of honest appreciation. There is a reason you are asking someone for help. They have a lot of experience in that field, worked on a startup/idea related to what you are working on or else. If you do this, it shows them you have thought about why picking them out to ask for help. 1 sentence that states a single, focused question people can give you an answer to. Here is one that worked very well when I asked Noah: "What was the single, most valuable user acquisition strategy for Mint after you hit 100K users?" Here's another way to look at it: if you're not asking for help, you're probably not challenging yourself enough. If you have all the answers, you're not learning new skills, trying new things or moving forward and out of your comfort zone. There are a handful of reasons we don't ask for help, but it's usually because we're too proud or scared, and that's a huge waste of time, because it keeps you from moving forward. Trying to Make Bad Relationships Work Relationships require maintenance, but there's a difference between maintaining a good relationship and trying to force a bad one that doesn't make much sense to begin with. There's a lot of emotion in romance and friendships, so sometimes it's hard to tell when you should keep trying or you should just call it quits. Like a lot of people, I made some common bad decisions that wasted both my time and the time of the person I was with. For example: There are good reasons for wanting to make a relationship work, but those aren't good ones. They cloud your judgment, prolong your unhappiness and distract you from things that matter to you most. At the same time, it's hard to say all bad relationships are a total waste of time, because you learn a lot about yourself from them. That's a valid silver lining, but still, the sooner you learn those lessons, the better. Similarly, not dealing with the emotional impact of a breakup is also a big waste of time. When a relationship ends, we usually go through the typical stages of grief associated with loss. It's easy to get comfortable with denial and convince ourselves we don't really care and we're fine. In reality, ignoring the pain only prolongs it. Our work suffers; the rest of our relationships suffer. Dwelling on Your Mistakes and Shortcomings Learning from your mistakes is one thing. Dwelling on them wastes your time, diminishes your confidence, and keeps you from getting on with your life. Dwelling also makes you more apt to repeat your mistakes. In a study published in the Journal of Consumer Psychology, researchers asked subjects to spend money during an imaginary trip to the mall. Before "shopping", some subjects were asked to recall a past financial mistake. They found those subjects were more likely to incur debt. A press release for the study concluded: Perhaps the most surprising, Haws said, is that searching through the past can negatively affect behaviour, depending on the ease of recall, even when past examples are positive...Instead of dwelling on the past, Haws said, her research into behaviour suggests that setting goals for the future can positively change present behaviour...In short, if we want to have better self-control, "Look forward," Haws says. "Don't look back." When you think about your own experiences, it probably makes sense. Dwelling makes you feel like a failure. When I feel like a failure, it's easy to tell myself there's no point in trying, because I already suck. (Hence, getting further into debt when you already feel like an overspender.) Of course, you don't want to skip over your mistakes and ignore them either. The goal is to glean something from them, then release the failure. I like Emilie Wapnick's process for doing this: In order to let the past go, you must forgive yourself officially. Feel the embarrassment or shame one final time. Really feel it throughout your body. Next, tell yourself that everyone makes mistakes and you know you that that outcome was not your intention. It was an accident. Finally, make the decision to forgive yourself and do it. It helps to even say it out loud. From now on, it's OK. You are forgiven. Every time the thought comes back, simply remind yourself that you have already been forgiven, so there's no reason to feel bad anymore. Then push the thought away. One of my other big time regrets is not allowing myself to fail out of fear of my own shortcomings. For years, I stayed in a comfortable place and didn't try to do things I wanted to do. I wanted to travel after high school, but I went to university close to home instead, because I was too shy to meet new people, and I was afraid I couldn't make it in another city. After university, I wanted to be a freelance writer, but I decided to find a more stable, accessible job instead, because that was easier. There's nothing wrong with wanting to live a stable, comfortable life, but I was doing it for the wrong reasons: because I was afraid to fail. Eventually, I got tired of this. I decided to find work I actually enjoyed, travel more and live somewhere else. I made a ton of mistakes along the way, and even when I did succeed, I felt like an imposter. Still, I think the bigger mistake was not trying sooner. Even if I failed, I would have learned from my mistakes much sooner. Worrying Too Much About Other People It's easy to waste time worrying about other people, too. Don't get me wrong — your friends and loved ones mean a lot to you, and you want to spend time nurturing them. But we also spend a lot of time fretting over problems that don't matter in the long run. For example, I spent years getting annoyed with people who undermine me. I complained about them, tried to understand them, wondered what was wrong with me that I inspired that kind of behaviour. Those habits always lead to a dead end, because they didn't involve action. The older I got, the less tolerant I became of this behaviour, and I learned to nip it in the bud. I also indulged another time wasting emotion: jealousy. I compared myself to everyone, wanted what they had, and felt inadequate. Like most negative, destructive feelings, the first (and biggest) step to overcoming it is understanding it. I paid attention to my jealousy and what triggered it, then learned that it was less about the other person and more about my own feelings of inadequacy. In short, I embraced that jealousy. Envy is a bit different, but it often comes from the same place, and here's what writer Trent Hamm suggests in dealing with your envy: The question is, why do you want it in your life? I like to use the "five whys" when handling a question like this. Whenever I'm trying to answer a "why" question, I repeat it five times, asking it of the answer I come up with for each question. When you identify a particular strong desire that you have, step back for a moment and break it down into small pieces. Then, see if there isn't a way for you to address those smaller pieces in your own life. Again, let's take that international trip. What elements am I desiring when it comes to that trip? I want to expose my children to different cultures…. The thing is, when I start breaking that trip down into small pieces, I start seeing pieces that I can easily incorporate into my own life. Once you understand why you feel jealous or envious, you can take action to take care of the problem, whether that means processing the emotions or coming up with goals for yourself. Either way, that's a lot more productive. Most of us are probably guilty of all of these at some point, and really, they're human nature. Regret is another big waste of time, so there's no point in beating yourself up over these. The sooner you learn from them, though, the sooner you can free up your time and energy to live the life you want. https://www.lifehacker.com.au/2023/04/time-wasting-habits-youll-regret/

Saturday, July 22, 2023

Vài suy nghĩ về tu tập thời mạt pháp

Bây giờ trên thế giới, nhất là ở Mỹ, có nhiều chuyện nhiêu khê, phiền não, thí dụ hầu như ngày nào cũng có tin về tội phạm, hay chiến tranh, "active shooting" xảy ra ở đâu đó. Riêng ở Mỹ, có phải vì văn hóa nặng tiêu thụ vật chất, cá nhân chủ nghĩa, nhấn mạnh, ca ngợi bạo lực nhiều quá chăng?! Ngoài chuyện lạm phát, vật giá, robots và artificial intelligence (chat GPT...) lấn áp con người, hiện giờ người dân rất quan tâm lo lắng về biến đổi khí hậu, vì nó trùm khắp, gây xáo trộn từng ngày cho tất cả sinh hoạt, kế hoạch, dự tính của mọi người. Ai ai cũng lo thủ thế, phòng thân. Dạo gần đây, như tại Mỹ, đi đến phòng mạch bác sĩ để khám định kỳ, trước khi khám, y tá phải hỏi và ghi vào hồ sơ nhiều câu "survey" có liên quan đến "sức khoẻ tinh thần." Điều này cho thấy trong xã hội có nhiều người sa sút tâm lý, chủ yếu do hoàn cảnh chi phối. Những câu hỏi đó đại loại như: "Trong sáu tháng qua bạn có cảm giác buồn bã, chán chường không? Có bao giờ có ý định tự tử không? Có cảm thấy mình bị đe dọa hay hành hung gì không? Có thấy mình cần được giúp đỡ về tâm lý, tình cảm hay tài chánh gì không?" Mục đích để lấy data, xem đương sự có cần sự can thiệp, giúp đỡ kịp thời của xã hội chăng. Nhưng trên thực tế, ai giúp được ai ngoài chính mình? Quả thực, đời sống hiện giờ liên tục đặt ra lắm vấn đề cho mỗi chúng ta phải tìm hiểu, suy tư rồi tự xoay sở tìm cách tìm câu trả lời hay cách giải quyết để phòng thân và giúp thân quyến. Nói như Darwin, mỗi sinh vật đều phải đấu tranh sinh tồn, và sinh vật nào thích nghi được tốt thì tồn tại dễ hơn các chủng loại khác. Lịch sử tiến hóa của vũ trụ, trái đất, và muôn loài đều cho thấy nhiều chu kỳ biến dịch. Thay đổi đã từng diễn ra trong quá khứ và sẽ còn tiếp tục thay đổi nữa trong tương lai. Những cái đang diễn ra hiện giờ không có gì mới lạ. Trái đất đã từng trồi sụt, với các trận đại hồng thủy, hạn hán kéo dài, với thời kỳ Nam cực rất ấm áp, đầy cây cối; thời kỳ Ice Age đầy băng giá; núi non, sa mạc hóa thành sông biển; và những trận hoả hoạn hay dịch bệnh lớn, kéo dài làm tiêu diệt nhiều nền văn minh mà nay, khi con người khám phá ra, có vô số câu hỏi vẫn còn tồn đọng, nhiều hơn cả câu trả lời. Cả vũ trụ cũng thế, đã từng biến thiên, chuyển dời, do các nhân duyên tác động lẫn nhau, vô cùng vô tận. Cái hiểu biết, khám phá của con người, tuy rất đáng kể, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một hạt cát trong đại dương bao la. Có vài điều cần yếu cho cuộc sống: 1/ chớ để tinh thần sa sút, vì một khi bỏ luống mọi việc, nhất là không tự chăm sóc sức khoẻ, con người sẽ đi xuống rất nhanh; 2/ phải dành thì giờ vận động, tập luyện tinh thần và thể lực mỗi ngày; 3/ phải học Đạo, vì xét cho cùng chỉ có cái học đó là cần yếu và cao quý nhất cho đời người. Thời mạt pháp, nương nơi Chánh pháp do chính Đức Phật dạy và tự lực cánh sinh là chính, không nhất thiết phải đi đâu xa. Nếu có được bạn đạo tốt lành thì là thuận duyên; bằng không, một mình tự tìm đọc kinh sách do chính lời Phật, do các cao tăng, thiện tri thức giảng giải cũng đủ. Mỗi chúng ta đều có khả năng tự tìm tòi học Đạo và tự thắp đuốc cho mình mà đi, như Phật dạy trong kinh Pháp Cú. Pháp Phật thật đơn giản nhưng rất khó thực hành. Nói một cách ngắn gọn, giáo lý nhà Phật là: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã (Tam Pháp Ấn); Thập Nhị Nhân Duyên (lý Duyên sinh); luật luân hồi, nhân quả. Con đường thực hành giáo lý: Văn-Tư-Tu; thực hành Lục Độ Ba la mật, Thập thiện, Bát Chánh Đạo; phù hợp lẽ Trung Đạo, không chấp hai bên; tùy căn cơ và tùy duyên ứng dụng pháp tu cụ thể. Nền tảng của giáo lý: Từ Bi-Trí Tuệ. Trình tự tu tập: tự giác -> giác tha -> giác hạnh viên mãn -> Niết Bàn tịch tịnh.

Saturday, July 15, 2023

Milan Kundera

Milan Kundera và sứ mệnh của tiểu thuyết Nguyên Ngọc Milan Kundera sinh năm 1927 ở Tiệp, và từ năm 1975 đã sang sống ở Pháp. Các từ điển gần đây ở Pháp gọi ông là một “nhà văn Pháp biểu đạt bằng tiếng Tiệp”. Kundera được coi là một trong những nhà tiểu thuyết lớn trên thế giới hiện nay. Các nhà phê bình văn học thường xếp ông bên cạnh Gabriel Garcia Marquez, coi ông là “một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý hết sức nghiêm túc trong văn học châu Âu hiện đại”. Còn về việc ông bị buộc rời bỏ quê hương Tiệp sang sống và trở thành một nhà văn Pháp, thì một nhà nghiên cứu tên tuổi đã nói: “Cái chế độ muốn bắt Kundera im tiếng, ngược đời sao, lại đã tặng cho châu Âu một trong những nhà tiểu thuyết lớn nhất thế kỷ XX”. Có thể nói thêm: không chỉ cho châu Âu. Một trong những nét nổi bật ở Kundera, là bên cạnh việc là tác giả của một loạt tiểu thuyết nổi tiếng (như Chuyện đùa, Những mối tình nực cười, Đời nhẹ khôn kham, Sách cười và lãng quên, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên, Vô tri…), ông còn là một nhà lý luận đặc sắc về tiểu thuyết, mặc dầu nhiều lần ông đã khẳng định ông “chỉ là một nhà thực hành”. Kỳ thực, Kundera thật sự chủ trương một hệ thống quan niệm độc đáo về tiểu thuyết, “một tiểu thuyết học” như có người gọi. Hệ thống quan niệm đó đồng thời cũng rất nhất quán trong các tiểu thuyết cụ thể của ông. Cũng cần nói đọc các tiểu luận về tiểu thuyết của Kundera rất thú vị, thậm chí nhiều người còn cho là thú vị hơn là đọc chính các tiểu thuyết của ông. Đọc chúng giống như đọc những cuốn tiểu thuyết, đấy thật sự là những cuốn tiểu thuyết rất đặc biệt, những cuốn tiểu thuyết trong đó nhân vật chính là tiểu thuyết, những cuốn tiểu thuyết về số phận long đong và kỳ lạ của tiểu thuyết. Trước hết đối với Kundera, tiểu thuyết hoàn toàn không chỉ là một thể loại trong các thể loại văn học. Theo ông, hơn thế rất nhiều, tiểu thuyết là “một trong những phương thức cốt yếu để tồn tại của con người”, và ông luôn gắn tiểu thuyết với Thời Hiện Đại. Ông cũng thường nhắc đi nhắc lại đây là ông nói về Thời Hiện Đại của châu Âu, châu Âu hiểu theo nghĩa một nền văn hóa, chứ không chỉ địa lý. Như chúng ta đều biết, “sau thời đại huy hoàng của văn minh cổ Hy Lạp, châu Âu chìm ngập triền miên trong sự thống trị của đế quốc La Mã, tiếp theo là nhiều thế kỷ đen tối” (thường được gọi là thời kỳ Trung cổ), “cho mãi đến cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17, các tư tưởng khoa học và những phương pháp khoa học… mới có điều kiện để được phát huy tác dụng trong một thời đại mới của khoa học hiện đại…”. Thời Hiện Đại bắt đầu từ đó, trong đó ngự trị thắng lợi rực rỡ của tư duy cơ giới, mà người đại diện có ảnh hưởng nhất là Descartes. Chủ nghĩa Descartes “tách rời vật chất ra khỏi tinh thần và trí tuệ, xem tự nhiên (và cả xã hội) như một bộ máy mà trí tuệ có thể hiểu được”, “phân biệt chủ thể và khách thể (hay đối tượng) của nhận thức”, nhấn mạnh tính nhị nguyên của chân lý (mọi sự vật đều nhất thiết hoặc là đúng hoặc là sai, hoặc là tốt hoặc là xấu, hoặc là trắng hoặc là đen…). Vì nó xem tự nhiên (và xã hội) như một bộ máy, nên tư duy đó cũng tất yếu dẫn đến chỗ cho rằng “mọi đối tượng phức tạp đều có thể phân tích ra thành các thành phần đơn giản hơn” để nghiên cứu, tìm hiểu. Một đặc điểm nổi bật khác của tư duy cơ giới là tất định luận. Nó đề cao sức mạnh tuyệt đối của lý trí. Đối với trí tuệ chẳng có gì là bất định, cả tương lai và quá khứ đều hiện rõ trước mắt, “thay đổi ở đầu ra tỷ lệ với thay đổi ở đầu vào”[1]. Nói cách khác, mọi hành vi của tự nhiên cũng như của con người đều là “tất định”, nếu ta biết được “đầu vào” thì nhất định sẽ biết rõ được “đầu ra”, không thể sai. Với niềm tin đinh ninh đó, khoa học đã chẻ nhỏ thế giới (cả tự nhiên và xã hội) thành các thành phần tách rời trong sự nghiên cứu của nó, “quy cả thế giới lại chỉ còn là một đối tượng khảo sát kỹ thuật và toán học”, sự phát triển của khoa học ngày càng “đẩy con người vào những đường hầm của các bộ môn riêng biệt”. Và như vậy, càng đi tới trong sự hiểu biết của mình, con người càng bị mất đi “cái nhìn tổng thể về thế giới và về chính mình”, bị rơi vào tình trạng “quên mất con người”, đánh mất bản thể con người. Kundera viết: “Từng được Descartes ngày trước tôn vinh là người chủ và người sở hữu cả tự nhiên, con người nay trở thành một vật thể đơn giản đối với các lực lượng (các lực lượng kỹ thuật, chính trị, lịch sử) vượt qua nó, vượt lên trên nó, chiếm lĩnh nó. Đối với những lực lượng ấy, cái tồn tại cụ thể của con người, cái thế giới sự sống (die Lebenswelt) chẳng có giá trị gì sất mà cũng chẳng có lợi ích gì ráo: nó đã bị che khuất, bị quên lãng từ trước rồi”.[2] Husserl và Heidegger là hai nhà hiện tượng học lớn đã lên tiếng báo động về tình trạng này mà các ông gọi là “sự khủng hoảng của nhân loại châu Âu”. Các ông cho rằng “những cội rễ của khủng hoảng đó nằm ở buổi khởi đầu của Thời Hiện Đại, ở Galilée và Descartes, trong tính chất đơn phương của các khoa học châu Âu”. Cuộc khủng hoảng đó, theo Husserl, khiến cho Thời Hiện Đại là một thời đại nước đôi, vừa là tiến bộ vừa là suy thoái. Nó nghiêm trọng đến mức “ông tự hỏi không biết châu Âu có còn sống sót được sau ông không!”. Chính ở chỗ này, Kundera lên tiếng. Ông cho rằng Husserl và Heidegger đã nhầm trong sự phán xét về Thời Hiện Đại, bởi đã không coi trọng đúng mức Cervantes trong sự ra đời của cái thời đại ấy. Ông nói: “… Người sáng lập ra Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes… Nếu quả thật khoa học và triết học đã bỏ quên bản thể con người, thì càng rất rõ ràng là cùng với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại mà thực chất không có gì khác hơn là khảo sát chính cái bản thể bị bỏ quên đó”. “Nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại” đó chính là tiểu thuyết. “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con người thường xuyên và trung thành từ buổi khởi đầu của Thời Hiện Đại… Nó chăm chú dò xét cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống lại sự lãng quên con người… Nó luôn giữ cái thế giới sự sống này dưới một nguồn sáng thường trực (của cái nhìn tổng thể)”. Như vậy ta thấy, đối với Kundera, tiểu thuyết rõ ràng không chỉ là một thể loại trong các thể loại, thậm chí cũng không chỉ là một ngành nghệ thuật trong các ngành nghệ thuật. Nó là một tư duy, một thời đại khác trong tư duy. Nói theo cách nói ngày nay, nó chính là “tư duy hệ thống” mà khoa học (và triết học) trong cơn say sưa thắng lợi của tư duy cơ giới đã bỏ quên, không biết đến, chưa biết đến. Thời Hiện Đại đã ra đời và đi tới với hai tư duy cùng lúc: tư duy cơ giới của Khoa học (và triết học), và “tư duy hệ thống” của tiểu thuyết. Hoặc cũng có thể nói, Thời Hiện Đại có hai “nhánh”: một nhánh là Khoa học, nhánh kia là Tiểu thuyết. Sứ mệnh của tiểu thuyết như vậy thật sự to lớn, nghiêm trang, “sinh tử” đối với con người trong Thời Hiện Đại. Tiểu thuyết, từ trong bản chất của nó, từ trong sứ mệnh của nó (chính vì cái sứ mệnh đó mà nó có mặt trên đời này) tất phải mang đầy đủ các đặc tính quan trọng nhất của tư duy hệ thống. Tuyên ngôn cơ bản của tiểu thuyết: cuộc sống là phức tạp. Nó biết không thể tìm hiểu cái phức tạp bằng cách phân tách đối tượng ra thành một số các bộ phận thuần nhất với những tương tác đơn giản. Nỗ lực to lớn của tiểu thuyết là liên tục dò xét cuộc sống trong tổng thể không thể chia cắt và trong những tương tác vô cùng phức tạp, “hỗn loạn” của vô số tác nhân khác nhau. Nó biết thế giới, xã hội, con người không phải là một “bộ máy” có thể cắt nghĩa bằng cách tháo ra, tách ra mãi thành từng bộ phận ngày càng nhỏ để cho các bộ môn khoa học ngày càng “hẹp” đào sâu mãi vào các ngóc ngách ngày càng hẹp ấy, cắt nghĩa từng bộ phận riêng biệt đó để đi đến hiểu được cái tổng thể. Nó quan niệm con người là một tổng thể đơn nhất và đa dạng, trong đó chính các mối tương tác của mặt khác nhau của tính đa dạng tạo nên một sự “hợp trội”, như cách nói ngày nay. Từ quan niệm nhất quán đó, Kundera đi đến một nhận thức độc đáo khác về lịch sử của tiểu thuyết. Ông coi lịch sử tiểu thuyết chính là lịch sử của cuộc khám phá trường kỳ không bao giờ dứt ấy. Một cuốn tiểu thuyết nào không tham gia vào cuộc khám phá trường kỳ đó tức đã tự loại mình ra khỏi lịch sử của tiểu thuyết. (Khám phá, hiểu biết chính cái hợp trội từ những tương tác vô cùng phức tạp, hỗn loạn đó). Ông nói: “Hiểu biết là đạo đức duy nhất của tiểu thuyết… Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá ra thêm được một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức.” Trả lời câu hỏi về vấn đề một thời từng làm xôn xao giới văn học: “Có phải tiểu thuyết đã chết?”, ông bảo chuyện ấy “đã từng có rồi”. Đó là những cuốn tiểu thuyết (hay những nền tiểu thuyết) “không hề khám phá thêm được chút gì mới của sinh tồn… Không khám phá được gì cả, những cuốn sách ấy không tham gia vào quá trình thừa kế những khám phá mà tôi gọi là lịch sử tiểu thuyết, chúng nằm ngoài lịch sử ấy [...] Và bây giờ thì chúng ta biết tiểu thuyết chết như thế nào: nó không biến mất; nó bị rơi ra ngoài lịch sử của chính nó…”. Kundera lần theo hành trình khám phá không ngừng của bốn thế kỷ tiểu thuyết châu Âu. Với Cervantes, tiểu thuyết tự vấn về ý nghĩa của sự phiêu lưu; với Samuel Richardson nó bóc trần đời sống bí ẩn của các tình cảm; với Gustave Flaubert, nó thám hiểm vùng đất trước nay còn bỏ hoang của cái thường nhật; với Lev Tolstoi nó soi tìm sự can thiệp của cái phi lý trong các quyết định và hành vi của con người; với Marcel Proust nó ra sức đuổi bắt cái thời gian đã trôi qua mất; với James Joyce nó cố nắm bắt bản chất của khoảnh khắc hiện tại; với Thomas Mann nó cật vấn về vai trò của những huyền thoại từ trong sâu thẳm tận cùng của thời gian đang dẫn dắt những bước đi của chúng ta hôm nay… Trong khi khoa học phát triển thì tiểu thuyết song song tồn tại để giữ cho bản thể con người không bị lãng quên, để giữ chất người toàn vẹn cho con người. ♣ Một đặc tính khác rất quan trọng của tư duy tiểu thuyết, theo Kundera, là sự vượt lên khỏi tư duy nhị nguyên của sử thi. Nếu đối với tư duy sử thi, một sự vật chỉ có thể hoặc là đúng hoặc là sai, hoặc là tốt hoặc là xấu, hoặc là đen hoặc là trắng, thì tư duy tiểu thuyết biết rằng thế giới không hiện ra trước chúng ta đơn giản và “sạch sẽ”[3] như vậy. Thế giới là phức tạp và đa chiều. Đối với tiểu thuyết, thế giới không phải “hoặc là… hoặc là” mà “vừa là… vừa là”, vừa là thế này vừa là thế khác, vừa là trắng vừa là đen, vừa là tốt vừa là xấu, vừa là đúng vừa là sai, vừa là thiên thần vừa là quỷ sứ… Thế giới của tiểu thuyết là thế giới không còn có vị phán xét tối cao ban bố chân lý tuyệt đối và phân định rạch ròi các giá trị. Kundera viết: “Khi Thượng đế từ từ rời khỏi vị trí của Người nơi từ đó Người điều khiển toàn bộ vũ trụ và ngôi thứ của các giá trị trong vũ trụ đó, phân biệt cái thiện với cái ác và ban cho mỗi sự vật một ý nghĩa, Đôn Kihôtê bước ra khỏi nhà và không còn đủ sức nhận ra thế giới nữa. Cái thế giới này, thiếu mất vị Phán xét tối cao, đột nhiên hiện ra trong một tình trạng nhập nhằng đáng sợ. Chân lý thần thánh duy nhất tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau. Như vậy đấy, thế giới của Thời Hiện Đại ra đời, và cùng với nó ra đời tiểu thuyết, hình ảnh và mô hình của nó”. Kundera cũng nói rằng nếu Hegel đã đánh giá rất đúng thái độ của con người hiểu được như Descartes rằng cái tôi biết suy tư là cơ sở của tất cả, do đó tồn tại đơn độc đối diện với vũ trụ, là một thái độ anh hùng, thì hiểu được như Cervantes rằng phải đối mặt không phải với một chân lý duy nhất mà với một mớ chân lý trái ngược nhau, điều đó đòi hỏi một sức mạnh không kém. Và ông gọi cái trí tuệ của tư duy mới đó, tư duy tiểu thuyết, là sự hiền minh của nhập nhằng. Đi liền với hiền minh của nhập nhằng của tư duy tiểu thuyết là nhận thức của nó về “khía cạnh phi nhân quả, không tính được, thậm chí “huyền bí” của hành vi con người”. Ông viết: “Hành vi là gì? Đó là câu hỏi muôn thuở của tiểu thuyết, có thể nói là câu hỏi có tính cấu thành của tiểu thuyết. Một quyết định được sinh ra như thế nào? Nó biến thành hành vi như thế nào và các hành vi nối nhau như thế nào để trở thành một biến cố?”. “Là câu hỏi có tính cấu thành của tiểu thuyết” có nghĩa là chính sứ mệnh của tiểu thuyết là mãi mãi cố thăm dò sự can thiệp của cái phi lý trong hành vi của con người, thăm dò cái khu vực mà ông gọi là “bên kia hệ nhân quả”; còn hơn thế nữa, bản chất của tư duy tiểu thuyết là tư duy về tính không tất định của sinh tồn. Tham gia vào sự hình thành một quyết định, vào việc một quyết định được biến thành hành vi, và các hành vi nối tiếp nhau để trở thành một biến cố, có vô số tác nhân không thể tách rời tương tác với nhau đưa đến những hệ quả không thể đoán định trước được. Người ta thường kể giai thoại về sự kinh ngạc của chính Lev Tolstoi khi ông “thấy” Anna Karénina đột ngột nhảy vào đường sắt tự vẫn. Ông cũng kinh ngạc như vậy khi anh chàng Kôznưxep (trong Anna Karénina) ra đi với một quyết tâm đinh ninh tỏ tình với một người đàn bà, cả hai đều trẻ, đều cô đơn, thích nhau và thầm mong gắn bó cuộc đời với nhau…, đến khi gặp nhau, “vì một thúc đẩy bất ngờ”, anh ta lại đi nói chuyện với chị về… nấm. “Trên đường về, họ vẫn mãi nói chuyện về nấm, bất lực và tuyệt vọng, bởi họ biết mãi mãi, mãi mãi họ sẽ không còn bao giờ nói với nhau về tình yêu nữa”. Họ đã đánh mất tình yêu mà không có lý do nào cả. Một trong những hệ quả của quan niệm về tính không tất định của cuộc sống này (mà tiểu thuyết là hình ảnh và mô hình) là sự phá vỡ cố ý tính “hợp lý” của cấu trúc hình thức tiểu thuyết. Ngay trong hình thức hết sức tự do của mình, tiểu thuyết đã nói rằng thế giới là không “hợp lý”, không diễn tiến theo quy luật nhân quả thẳng tắp và rạch ròi. “Chất thơ” của cuộc sống, tức cái làm cho cuộc sống thật sự là cuộc sống, nằm chính ngay ở đó. Kundera thường nhắc đến cuốn tiểu thuyết Tristram Shandy của Laurence Sterne mà ông nói rõ là ông thích hơn cả trong các tác phẩm của thế kỷ 18. Ông viết: “… một cách gián tiếp ở đây đã nổ ra một cuộc đối thoại lớn giữa tiểu thuyết và triết học. Chủ nghĩa duy lý thế kỷ 18 đặt nền móng trên câu nói nổi tiếng của Leibniz: Nihil est sine ratione. Không có gì tồn tại mà không có lý. Khoa học được kích thích bởi niềm tin chắc đó say mê khảo sát cái vì sao của mọi thứ đến mức mọi cái tồn tại có vẻ đều có thể cắt nghĩa, tức là có thể đo đếm tất [...] Cuộc sống hiện ra như một quỹ đạo sáng rực những nguyên nhân, kết quả, thất bại và thành công [...]. Đứng trước sự rút gọn thế giới thành chuỗi nhân quả các sự kiện đó, cuốn tiểu thuyết của Sterne, chỉ bằng hình thức của mình thôi, khẳng định: chất thơ không nằm trong hành động mà ở chỗ hành động dừng lại; ở chỗ cái cầu nối giữa một nguyên nhân và một kết quả bị phá vỡ và tư tưởng lang thang trong một thứ tự do nhàn rỗi êm đềm. Chất thơ của cuộc sống, theo cuốn tiểu thuyết của Sterne, nằm ở sự tán rộng ra. Nó nằm ở trong cái không đo đếm được. Nó nằm ở phía bên kia hệ nhân quả. Nó là sine ratione, không có lý. Nó nằm ở phía bên kia câu nói của Liebnitz… Vì vậy không thể phán xét tinh thần của một thế kỷ chỉ bằng các tư tưởng, các quan niệm lý thuyết của nó, mà không xem xét đến nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tiểu thuyết…” Với một quan niệm như vậy, Kundera coi tiểu thuyết là một phương pháp phức hợp nhận thức cuộc sống đưa lại những kết quả đáng tin cậy hơn các nghiên cứu khoa học, có khả năng vượt lên trước chúng. “Tiểu thuyết biết đến tiềm thức sớm hơn Freud, biết đến đấu tranh giai cấp sớm hơn Marx, nghiên cứu hiện tượng học sớm hơn các nhà hiện tượng học”. ♣ Quan niệm tiểu thuyết của Kundera như ta vừa thấy tất yếu nêu ra một vấn đề: vậy quan hệ giữa tiểu thuyết và lịch sử là như thế nào? Nhiều nhà tiểu thuyết hiện đại và nhiều nhà lý luận đã bàn, và bàn ráo riết về vấn đề này. Tôi xin nhắc đến một bài viết của nhà văn Nam Phi từng đoạt giải Nobel M. Coetzee, có cái tên rất lạ “Phi thực dân hóa tiểu thuyết” (Décoloniser le roman). Vì Nam Phi từng trải qua một thời kỳ dài bị thống trị của chủ nghĩa apartheid nên thoạt nghe ta dễ tưởng Coetzee nói về giải thoát văn học ra khỏi chủ nghĩa thực dân. Hóa ra không phải như vậy, Coetzee nói về một điều hoàn toàn khác, về số phận của tiểu thuyết, mà ông đặc biệt cảm nhận sâu sắc ở Nam Phi, nơi do những hoàn cảnh đặc thù, sức ép của đấu tranh ý thức hệ rất căng thẳng. Ở đấy, do hoàn cảnh ấy, tiểu thuyết đang bị sức ép thống trị nặng nề của Lịch sử, những yêu cầu nóng cháy của lịch sử. Ông viết: “ …Trong những thời kỳ căng thẳng sức ép ý thức hệ như ngày nay, khi khoảng không gian trong đó tiểu thuyết và lịch sử cùng chung sống như hai con bò cái cùng chung một bãi cỏ, mỗi bên lo phần công việc riêng của mình, đã thu hẹp lại đến gần như chẳng còn gì cả, thì theo tôi dường như tiểu thuyết chỉ còn có hai cách lựa chọn: hoặc là bổ sung hoặc là cạnh tranh [với Lịch sử]. Nếu tiểu thuyết nhằm cung cấp một cách gián tiếp cho độc giả những kinh nghiệm sống hàng đầu trong một giai đoạn lịch sử nhất định bằng cách biểu hiện các lực lượng đang đấu tranh với nhau thông qua những nhân vật đang đấu tranh và bổ sung kinh nghiệm cho chúng ta bằng một số quan sát cô đọng, nếu mục đích của nó là như vậy, thì tất cả những gì còn lại, tất cả những cái mà tôi gọi là cấu trúc chính của nó, chiếu theo hình mẫu lịch sử của nó, mối quan hệ của nó với lịch sử đương nhiên sẽ là một mối quan hệ thứ yếu. Ngược lại, một tiểu thuyết có một vị trí tự trị, mà tôi sẽ coi như là một đối thủ của lịch sử, sẽ có nghĩa như thế nào? Đấy sẽ là [...] một tiểu thuyết có những quy tắc riêng của nó, những chủ đề riêng của nó trong khung khổ những kết luận riêng của nó, chứ không phải một tiểu thuyết vận hành theo những quy tắc của lịch sử và đi đến những kết luận có thể minh chứng được bằng lịch sử (như bài làm của một đứa trẻ có thể được cô giáo của nó chấm duyệt). Tôi nghĩ đến một tiểu thuyết tự thiết lập lấy những hệ biến hoá và những hệ huyền thoại riêng của mình, trong một tiến trình (và có thể đây là điểm bắt đầu cuộc cạnh tranh thật sự, thậm chí thù địch) sẽ đi đến chỗ lột trần quy chế huyền thoại của lịch sử, nói cách khác, giải huyền thoại cho lịch sử. Tôi còn có thể nói rõ hơn thế chăng? Vâng: một tiểu thuyết sẵn sàng được thiết lập nên bên ngoài những từ ngữ về đấu tranh giai cấp, về xung đột xã hội, về chống đối giới tính hay bất cứ sự đối lập nào khác từ đó lịch sử và các bộ môn của lịch sử được xây dựng nên. Vì sao một nhà tiểu thuyết như tôi lại nói những lời thù địch như thế đối với diễn ngôn lịch sử? Ấy là vì, như tôi đã bày tỏ trên đây, ở Nam Phi tình trạng tiểu thuyết bị thực dân hoá bởi diễn ngôn lịch sử đang tiến triển với một tốc độ báo động. Vì vậy tôi phát biểu, nói một cách hình ảnh, với tư cách một bộ lạc đang bị công cuộc thực dân hoá uy hiếp, một bộ lạc trong đó một số thành viên của nó đang quá ư sung sướng, và đấy là quyền của họ, được ôm chầm lấy cái hiện đại, rời bỏ cung nỏ của mình, các túp lều của mình và dọn đến cư trú dưới mái vòm thênh thang của những huyền thoại lịch sử…”.[4] Nhà lý luận Guy Scarpetta nói rõ hơn, ông nói về yêu cầu của tiểu thuyết hiện đại vượt quá sử thi, vượt quá chủ nghĩa hiện thực, vượt quá đòi hỏi về đạo đức – mà ông gọi là “đế chế của cái thiện”. Tiểu thuyết theo ông từ bỏ tư duy sử thi, tiểu thuyết không làm công việc ghi chép hiện thực, cũng không truyền bá đạo đức. Đấy không phải là chức năng của nó, lẽ sống của nó. Scarpetta viết: “… có thể cho rằng kiểu “tiểu thuyết lịch sử” ấy (mà Lukacs, trong thời của ông, đã nghiên cứu sự ra đời và phát triển) là một thể loại đã lỗi thời. Trước hết, bởi vì những sự thật mà nó có thể cung cấp đã được các loại diễn từ khác (phóng sự, báo chí) đảm nhiệm… Song nhất là vì điều này, ngày càng được khẳng định: chức năng cơ bản của tiểu thuyết hiện đại không phải là “minh hoạ” bằng một câu chuyện một quan niệm về thế giới hay về lịch sử đã được xác lập; mà là làm phát lộ, bằng những con đường đặc trưng của nó, “cái mà chỉ có tiểu thuyết mới nói được” (theo cách diễn đạt của Herman Broch trong Cái chết của Virgile, về sau được Carlos Fuentes hay Milan Kundera nhắc lại và phát triển). Vấn đề là làm bật ra cái không được nói ra bởi chính sử, các vùng trải nghiệm của con người mà các nhà sử học đã bỏ qua; là phá vỡ các niềm tin chắc đinh ninh, các tính chính thống, các quan niệm về thế giới đã được thiết lập; là thám hiểm mặt lật ngược hay mặt trái của cái hình ảnh mà các xã hội chúng ta đã tự xây dựng về chính mình… Một số ví dụ: Thất bại của Aragon trong tham vọng khảo sát tình trạng xã hội đã đưa đến cuộc chiến 1914-1918, trong khi Herman Broch và Musil quay lưng với các quy ước của chủ nghĩa hiện thực lại chỉ ra được cái khoảng chân không giá trị báo hiệu tai họa đó. Rồi Proust, Kafka. Và đối với Hoa Kỳ, đó là Faulkner, Goytisolo, Philip Roth… Trong phương hướng đó, không chắc gì con đường “hiện thực chủ nghĩa” (thừa kế chính từ tiểu thuyết lịch sử) là thích đáng hơn cả. Một ví dụ: trong những năm 1930 và 1940, nhiều nhà văn đã có tham vọng khảo sát cái tình trạng của xã hội (và của các hệ tư tưởng) đã đưa đến cuộc chiến thảm khốc 1914-1918. Aragon… đã lao vào công việc ấy bằng cách tuân theo những quy ước “hiện thực chủ nghĩa” công khai ảnh hưởng từ Balzac và Zola. Nhưng, đọc các tiểu thuyết của ông, ta chỉ có thể nhận ra được điều này: chính vì các quy tắc và vì các quy ước ấy, mà Aragon đã chẳng khám phá ra thêm được chút gì ngoài cái xã hội mà Balzac và Zola đã mô tả rồi. Ngược lại, những người đã có được một phát hiện thật sự về cái thế giới trước năm 1914 đó, về khoảng chân không (hay sự rối loạn) các giá trị đã là cái vùng đất mùn trên đó cuộc tàn sát sắp diễn ra, đã chỉ có thể đạt được điều đó khi họ dám quay lưng lại với các quy ước hiện thực chủ nghĩa, và sáng tạo ra những hình thức tiểu thuyết cơ bản mới: Herman Broch, trong Những kẻ mộng du, và Robert Musil, trong Người không có phẩm hạnh. Nghịch lý đó dường như còn kéo dài rất lâu. Rõ ràng là cuộc đảo lộn xã hội và đạo lý to lớn do chính cuộc chiến tranh 14-18 gây ra, đã được ghi nhận, ngay từ khi nó vừa xuất hiện, và được ghi nhận một cách hết sức sáng suốt, bởi một nhà tiểu thuyết, là Marcel Proust, mà nghệ thuật đã vượt thoát ra khá xa ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực. Và một nhà tiểu thuyết thuộc số những nhà cách tân mạnh mẽ hơn cả, cũng thuộc phía đối cực với chủ nghĩa hiện thực, là Franz Kafka, là người đã tiên nghiệm, đến tận trong những khía cạnh sâu kín nhất của nó, cái thế giới toàn trị đang manh nha. Còn “cái phần bị dồn nén” của lịch sử chính thống (và đầy tính xây dựng) của Hoa Kỳ thì lại được khai phá bởi một nhà cách tân hình thức vĩ đại là William Faulkner, hơn bất cứ một hậu duệ nào khác của tiểu thuyết lịch sử… (Gần chúng ta hơn, vẫn là hiện tượng đó: ai là người đã làm phát lộ cho chúng ta diện mạo bị che giấu của nước Áo, “cái tội ác tập thể” ấy, như cách nói của Freud, mà đất nước này vẫn cố che phủ bằng lãng quên? Không phải là một nhà hiện thực chủ nghĩa, mà là một nhà tiền phong chủ nghĩa nổi tiếng, Thomas Bernhard. Cũng vậy, ai là người soi sáng cho chúng ta cái phần tội ác giấu nhẹm của lịch sử Nhật Bản? Không phải một nhà hiện thực chủ nghĩa, mà là Kenzaburo Oé, một nhà thám hiểm tinh tế các vùng nhập nhằng của sự tự huyễn. Những cuốn tiểu thuyết nào nói với chúng ta nhiều nhất về những tàn phá diễn ra ở châu Âu tiếp sau vụ sụp đổ của bức tường Berlin, hay về toàn bộ hậu cảnh của cuộc chiến tranh Bosnia? Không phải là những tác phẩm của các nhà hiện thực chủ nghĩa, mà là những hư cấu được dồn nén, phức tạp, “chìm sâu đến đáy” của một hậu duệ của Jorge Luis Borges, là Juan Goytisolo (trong Cuộc đời dài của Marx và Vòng vây). Ai là người đem đến cho ta cái nhìn xuyên thấu sâu xa nhất vào xã hội Mỹ-latinh? Không phải các nhà hiện thực chủ nghĩa, mà là những người đã đẩy nghệ thuật tiểu thuyết của họ đến một kích cỡ ngụ ngôn, truyền thuyết (Gabriel Garcia Marquez), hay vào một dàn đa âm và đa thời gian rối mù (Carlos Fuentes). Cũng như vậy, ai là người đã khai triển một sức tưởng tượng đặc trưng của những người lưu vong, trong một tình thế hậu thuộc địa nhào trộn cùng lúc các nền văn hoá? Không phải một nhà hiện thực chủ nghĩa, mà là một nhà tiểu thuyết gần như theo kiểu Joyce, là Salman Rushdie. Ai là người đã chỉ cho chúng ta thấy rằng một số yếu tố của thế giới cộng sản (cái kitsch chính thống, ảo tưởng trữ tình được nuôi dưỡng, thói sùng bái trẻ con, lối theo dõi và xâm phạm đời tư trở thành phổ biến) cũng diễn ra ngay trong chính thế giới phương Tây – nơi sự chuyên chế của phô bày đã thay thế chuyên chế của ý thức hệ? Đấy chính là một nhà tiểu thuyết, Milan Kundera, người coi tiểu thuyết vốn có một sứ mệnh khác hẳn với việc cung cấp một bức tranh “hiện thực” về xã hội, và phải “phát minh ra các hình thức”… Cũng không nên nghĩ rằng trong lĩnh vực này một ý thức tiến bộ, sáng suốt, sẽ là bảo đảm cho hiệu lực của tiểu thuyết. Chẳng hạn như trường hợp nghịch lý: chính một nhà tiểu thuyết Peru thuộc phái hữu (hay ít ra cũng theo chủ nghĩa tự do kinh tế triệt để nhất) – là Mario Vargas Llosa – đã đem đến cho chúng ta một cuốn tiểu thuyết chân thực và sâu sắc nhất về sự tan rã của một nền độc tài ở châu Mỹ-latinh (nền độc tài của Trujillo ở Saint-Dominique). Ta cũng nhớ rằng những trang sáng rõ nhất về những ngày cách mạng 1848 ở Paris, là ở trong cuốn tiểu thuyết của một tác giả (cuốn Giáo dục tình cảm của Gustave Flaubert) vốn không hề là một “nhà dân chủ” …). Nói chung, chức năng nhận thức đặc trưng của tiểu thuyết và quan điểm của người chiến sĩ đấu tranh không nhất thiết bao giờ cũng trùng hợp với nhau. Về mặt này, không gì tiêu biểu hơn là trường hợp của Ernest Hemingway. Khi dấn thân (về mặt thể chất và quân sự) vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông đã chọn chỗ đứng mà không hề quan tâm đến tâm trạng của mình, chấp nhận kỷ luật (và cái đạo lý) được biện minh bằng hiệu quả của cuộc chiến đấu. Nhưng ít lâu sau đó, khi muốn viết một cuốn tiểu thuyết từ trải nghiệm ấy – cuốn Chuông nguyện hồn ai – thì ông lại chỉ có thể viết được nó khi từ bỏ tất cả cái đạo lý ấy, hết sức tránh lối “truyện kể luận đề”, khai thác các vùng bấp bênh, nhập nhằng, không từ cả chính cái phe mình đã theo (những trang kinh khủng về những vụ vòi tiền và những việc làm tàn bạo của những người vô chính phủ, hay về chứng cuồng loạn chết người của những người lãnh đạo theo phái Stalin). Bởi vì, một lần nữa, mục đích của ông không phải là viết một cuốn truyện mang tính chất ca ngợi về cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, mà là làm cho chúng ta hiểu, từ bên trong, cuộc chiến tranh ấy đã được những con người ở đấy thực sự sống như thế nào, cả tâm hồn lẫn thể xác – điều mà không một biên niên sử hay một diễn từ chiến đấu nào có thể đạt đến nổi. Cũng không nên quên rằng tiểu thuyết, theo nghĩa hiện đại, được sinh ra từ chính một cuộc đoạn tuyệt dứt khoát với sử thi: ở Rabelais, là người đã đùa nhại và biếm hoạ thể loại anh hùng ca, đã cười nhạo mà phá huỷ nó từ bên trong (đoạn tả các cuộc chiến tranh Pirichol) cũng như ở Cervantes, là người đã đem đối lập một cách mỉa mai thể loại văn học hiệp sĩ (đã trở thành đáng cười nhạo, huyễn hoặc) với cái thông tục của đời sống thực tại. Song cứ dường như cuộc đấu tranh giữa tinh thần sử thi (tập trung vào các chiến công anh hùng và việc ca ngợi các giá trị tập thể) với tinh thần tiểu thuyết (vốn mang tính giải thiêng liêng hoá, giải lý tưởng hoá) cứ phải lặp đi lặp lại không ngừng; cứ như trong suốt lịch sử của tiểu thuyết, nó cứ phải tái diễn mãi. Chẳng hạn, về các cuộc chiến tranh trong thế kỷ thứ XX, sự đối lập trong các cách nhìn anh hùng ca (từ André Malraux đến Ernest Junger) với cách nhìn tiểu thuyết, phản anh hùng ca (từ Hemingway đến Claude Simon)…. Một ví dụ khác là cuốn truyện của Oliver Rolin viết về cuộc phiêu lưu Mao-ít, ở Pháp, hồi đầu những năm 1970 (trộn lẫn lý tưởng, phẫn nộ, cuồng loạn, hào hiệp, mù quáng, lãng mạn, ước vọng thanh khiết, lố bịch, thông minh và ngu ngốc). Nhưng đọc cuốn sách này, dần dần ta chỉ có thể có cảm giác Rolin không đi được bao xa; rằng lẽ ra, để xử lý một hiện tượng đầy mâu thuẫn và cực đoan như vậy, vừa phải có nhiều tính chất Dostoievski hơn (trong việc thám sát cái nền tảng chủ quan, phi lý, của một hiện tượng cuồng tín chính trị đến mức ấy) đồng thời cũng lại phải có nhiều tính chất Rabelais hơn (khi nói đến những thời khắc cái anh hùng trượt dài thành trò hề) – tóm lại phải tiểu thuyết hơn. Cho đến khi ta hiểu ra điều gì đã cản trở Rolin, không cho phép ông đạt được tầm cỡ ấy: đó chính một nỗi nuối tiếc chất anh hùng ca, được bày tỏ một cách khá lộ liễu (chẳng phải ngẫu nhiên mà “nhân vật chính diện” duy nhất được nhắc đến là André Malraux), chính nó ngăn ông không viết được một cuốn tiểu thuyết đích thực đúng như một đề tài như vậy có thể gợi nên. Và đây là một ví dụ càng rõ ràng hơn: có lẽ không có cuốn sách nào có thể giúp ta nắm rõ được diện mạo bóng tối của nước Mỹ hơn là cuốn tiểu thuyết mới đây của Philip Roth, cuốn Vết nhơ. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên khi Roth, ở đây nữa, cũng không phải là một nhà văn “hiện thực chủ nghĩa”, mà là một người có biệt tài trong việc lắp ghép những câu chuyện trái ngược nhau, những giọng kể đa âm và xung khắc với nhau, liên tục làm rối mù ranh giới giữa hư cấu và thực tại, và về lối kể chuyện trong đó “sự thật” cứ không ngừng biến đâu mất… Điều tuyệt diệu đạt được ở đây là ở trong cách nhân bội lên các giọng nói, các bằng chứng, không những không làm cho tình thế trở nên sáng rõ hơn, mà chỉ khiến cho nó càng thêm tối tăm, phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là ở chỗ tác giả đã dần dần vén mở cho ta thấy cái ám ảnh đòi hỏi mọi sự phải thật là thanh khiết và muốn thanh lọc tất cả vốn là mảnh đất chung của những kẻ phân biệt chủng tộc và của cả một số người chống phân biệt chủng tộc, thuộc phe cực hữu cũng như phe tả “thật sự-chính thống” – một cái gì đó như là cái nền tảng hành xác của lối tự coi mình là Đế chế của cái Thiện, và không chịu thấy trong đó cái “phần đáng nguyền rủa” đang gặm nát nó… Nếu đến một ngày nào đó có những nhà lịch sử muốn nghiên cứu về trạng thái tinh thần và tư tưởng của Hoa Kỳ trước khi bước vào cuộc chiến tranh Iraq với những hậu quả khôn lường của nó, ta có thể đoan chắc rằng chính trong cuốn tiểu thuyết này, hơn bất cứ trong một diễn từ có tham vọng khách quan nào khác, họ sẽ tìm thấy được những chất liệu phong phú nhất cho suy tưởng của họ, cũng đúng hệt như ta đã tìm thấy trong các tác phẩm của Musil hình ảnh sáng rõ nhất của đế chế Áo-Hung trước cuộc chiến tranh 14-18…”[5]). ♣ “Công cụ” thám hiểm cuộc sống của tiểu thuyết là gì? Đương nhiên, đó là các nhân vật. Và Kundera cũng có một quan niệm độc đáo về nhân vật tiểu thuyết. Quan niệm đó bắt nguồn từ câu châm ngôn Đức: “Einmal ist Keinmal” = Một lần, đó không phải là một lần. Cuộc sống của con người là duy nhất và không lặp lại. “Đời người chỉ diễn ra một lần, vì thế chúng ta không bao giờ có thể xác định được trong các quyết định của chúng ta cái nào đúng cái nào sai. Trong hoàn cảnh đó chúng ta chỉ có thể quyết định được một lần duy nhất, và chúng ta không có cuộc đời thứ hai, thứ ba, thứ tư để mà có khả năng đối chiếu các quyết định đã đưa ra”. Chính các nhân vật tiểu thuyết cho ta khả năng đó, các cuộc đời mà chúng ta không thể có đó. Cho nên Kundera gọi nhân vật tiểu thuyết là những “cái tôi tưởng tượng”, những “cái tôi thử nghiệm”. “Các nhân vật tiểu thuyết của tôi – đó là những khả năng riêng của tôi mà đã không thực hiện được. Vì thế tôi yêu mến tất cả chúng như nhau và cũng kinh sợ tất cả chúng như nhau, mỗi cái trong đó đã bước qua giới hạn mà bản thân tôi chỉ dám đi vòng qua. Chính cái giới hạn phạm tội này (giới hạn mà đằng sau đó cái “tôi” của tôi kết thúc) đã lôi cuốn tôi. Chỉ ở phía sau đó mới bắt đầu những bí ẩn mà tiểu thuyết cần phải dò hỏi”. Quan niệm hết sức đáng chú ý đó của Kundera về nhân vật tiểu thuyết dẫn đến một loạt hệ quả quan trọng. Trước hết như vậy theo Kundera, cái mà tiểu thuyết nghiên cứu không phải là hiện thực mà là hiện sinh. Miền thám hiểm của tiểu thuyết không phải là thế giới đã có thực mà là những khả năng của thế giới ấy. Cũng tức là, nói cách khác, tiểu thuyết nghiên cứu ngay bản chất sự tồn tại của con người. Tiểu thuyết là cuộc đại thực nghiệm về hiện sinh mà chỉ duy nhất có nó, bằng những phương tiện riêng có của nó, mới thực hiện được. Cũng chính vì vậy, Kundera hết sức coi trong sự có mặt của trí tuệ trong tiểu thuyết. Ông coi tiểu thuyết không phải là sự ghi chép hiên thực, mà là “sự tổng hợp trí tuệ lớn”, tự do thu nhận vào mình những suy gẫm sâu xa nhất về mọi câu hỏi về sự tồn tại của con người. Ông nói: “Không cái gì có thể đem ra suy luận mà lại bị loại bỏ ra khỏi nghệ thuật tiểu thuyết”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh không phải vì vậy mà ông thiện cảm với cái gọi là “tiểu thuyết triết học”, trong đó tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó phụ thuộc vào triết học, tự sự phụ thuộc vào các tư tưởng chính trị và đạo đức. Tiểu thuyết không phải là sự minh họa của triết học, của các hệ tư tưởng. Tiểu thuyết “thông tiếp” với tất cả những cái đó, triết học, chính trị, đạo đức, nó không cắt đứt với bất cứ cái gì và tự đóng hẹp mình lại; nhưng nó tiếp cận tất cả các cái đó như với những khả năng khác nhau của sinh tồn, với một thái độ “thực nghiệm”. Tư tưởng đích thực của nó bao giờ cũng mang tính phi hệ thống, vô kỷ luật. Và do đó giọng điệu của tiểu thuyết bao giờ cũng là một giọng điệu mỉa mai (ironie). Nó luôn giữ một giọng mỉa mai đối với tất cả các hệ thống, các hệ tư tưởng, các hệ đạo đức. Tất cả đối với nó đều là những khả năng mà nó thám sát. Kundera tuyên bố rất rõ ràng: “Tiểu thuyết không phải là một thứ tôn giáo của tác giả, mà là sự nghiên cứu cuộc sống trong cái cạm bẫy do thế giới biến thành”. Ông còn nói thêm: “Nhà tiểu thuyết không là người phát ngôn của ai cả, và tôi sẽ đẩy xa sự khẳng định đó đến chỗ nói rằng anh ta thậm chí không phải là người phát ngôn những ý tưởng của chính mình”. Cái mà anh ta lắng nghe là sự “hiền minh của nhập nhằng”. Ông dẫn trường hợp điển hình về việc Tolstoi đã viết nhân vật Anna Karénina như thế nào. Trong bản thảo đầu tiên, Anna là một người đàn bà rất đáng ghét, và cái chết bi thảm của bà quả là đáng. Nhưng đến bản thảo cuối, nhân vật này, như ta đã có thể đọc thấy, đã hoàn toàn khác hẳn. Kundera bảo ông “không tin rằng Tolstoi đã thay đổi các ý tưởng đạo lý của mình giữa hai lần viết đó”. Đúng hơn là trong khi viết ông đã lắng nghe một tiếng nói khác với tiếng nói của niềm tin đạo lý riêng của ông. “Ông đã lắng nghe cái mà tôi muốn gọi là sự hiền minh của tiểu thuyết”. Cũng từ quan niệm nhất quán như vậy về tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết, Kundera còn đi đến một nhận thức quan trọng khác về lịch sử tiểu thuyết. Tiểu thuyết, ra đời cùng với Thời Hiện Đại, với Cervantes và Rabelais, thoạt tiên là một thể loại hoàn toàn tự do. Nó không hề lấy sự giống như thật làm tiêu chuẩn. Nó coi sứ mệnh duy nhất và cao nhất của nó là thăm dò các khả năng khác nhau vô tận của tồn tại, chứ không phải phản ánh cái hiện tại có thật. Cho nên nó không tự hạn chế trong việc sử dụng bất cứ phương tiện nào, nó thả sức cho những tưởng tượng kỳ lạ nhất… Nhưng rồi lịch sử tiểu thuyết (tiểu thuyết châu Âu) đã không tiếp tục đi theo con đường mở rộng thênh thang từ buổi đầu đó. Nó đã dần dần tự khép kín mình lại trong sự “giống như thật”. Do ảnh hưởng của chính tư duy cơ giới, kẻ song hành với nó trong Thời Hiện Đại, chăng? Và phải chăng chính con đường đó, đã tạo nên một thế kỷ 19 rực rỡ của tiểu thuyết châu Âu, cũng đã dắt nền tiểu thuyết này đến cuộc “khủng hoảng” của tiểu thuyết trong những năm giữa thế kỷ 20, khi khắp châu Âu vang lên những lời báo động hoảng hốt “nhân vật đang biến mất”, “tiểu thuyết đang chết”, “tiểu thuyết đã chết”? Kundera nói rằng con đường đi như lịch sử tiểu thuyết châu Âu (đúng ra là tiểu thuyết Tây Âu) đã đi không nhất thiết là khả năng duy nhất của lịch sử tiểu thuyết. “Vâng, đã có thể có một lịch sử tiểu thuyết khác”, ông nói. Trong thực tế, trong khi tiểu thuyết châu Âu đang “kêu cứu”, thì ở bờ bên kia Đại Tây Dương, nơi những điều kiện địa lý và lịch sử đặc thù đã đưa đến sự giao hội của mấy nền văn hóa lớn – châu Âu, châu Mỹ-tiền Cô-lôm-bô, cả châu Phi da đen nữa, một loạt nhà văn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ la-tinh xuất hiện rực rỡ, vừa cổ xưa vừa mới mẻ kỳ lạ, tạo nên cuộc bừng nở mới rực rỡ của tiểu thuyết. Và không chỉ ở châu Mỹ la-tinh, ngay ở “cựu lục địa” cũng đã có một nhánh tiểu thuyết không đi theo con đường của tiểu thuyết Tây Âu, mà kế thừa và phát triển hết sức độc đáo truyền thống của tiểu thuyết bắt đầu từ Cervantes và Rabelais: đó là nền tiểu thuyết vĩ đại của Trung và Đông Âu, với những Kafka, R. V. Musil, V. Gombrowitz, H. Broch, Hasek…, mà tiếc rằng Tây Âu đã biết đến rất muộn… Đến đây, có lẽ ta có thể hiểu ra hơn vị trí của Kundera trong tiểu thuyết châu Âu và thế giới hiện nay: ông đến từ chính cái nôi tiểu thuyết Trung Đông Âu tuyệt diệu đó, nền tiểu thuyết đã “thoát” được lối đi hẹp của tiểu thuyết Tây Âu thế kỷ 19, đem đến, trả lại cho tiểu thuyết châu Âu cái truyền thống đã làm nên chính bản chất của tiểu thuyết từ buổi ra đời của Thời Hiện Đại và của tiểu thuyết. ♣ Nói về tiểu thuyết hiện đại, nhà lý luận văn học Pierre-Louis Rey viết: “… vì đã nhiễm các tiểu thuyết kiếm hiệp ca ngợi tình yêu lý tưởng và cuộc chiến đấu bảo vệ những kẻ áp bức, nên nhà quý tộc gầy còm và nghèo xác đến lượt mình đã lên đường đi tìm các cuộc phiêu lưu. Nhưng thời đại đã thay đổi, phiêu lưu đã trở thành lố bịch. Câu chuyện Đôn Kihôtê của Cervantes là như vậy đấy. Mơ ước của con người không còn có thể biến đổi thế giới, nhưng nó vẫn cứ dai dẳng. Có lẽ tiểu thuyết hiện đại đã được sinh ra từ sự lệch pha đó giữa cá nhân và xã hội”. Quả vậy, từ trong bản chất của nó, Thời Hiện Đại đã mang sẵn một mâu thuẫn không thể cứu vãn: chính trong sự “lệch pha” đó mà Thời Hiện Đại đã làm được một công việc vô cùng to lớn là phát hiện ra cá nhân; đồng thời, “ngay lập tức” cá nhân đó đã “lệch pha” với xã hội, đối lập với xã hội, cái xã hội đã phát hiện ra nó đồng thời cũng tự trong bản chất luôn tìm mọi cách triệt diệt nó. Và tiểu thuyết chính là cố gắng Đôn Kihôtê không cùng của con người vượt thoát khỏi cái tình thế hiện sinh đó. Trong thực hành, có thể nói chủ đề tổng quát trong tất cả các tiểu thuyết của Kundera là sự biến mất của con người trong thế giới hiện đại. Ông luôn bị ám ảnh về đề tài mối quan hệ giữa con người và hình ảnh của nó trong thế giới ngày nay. Trong thế giới này, con người luôn bị che lấp, biến mất đằng sau hình ảnh của nó. Hình ảnh và sự tha hóa mà nó làm nảy sinh: một chủ đề lớn của tiểu thuyết Sự bất tử. Hình ảnh được làm ra không phải để phô bày, xác định con người, mà để che lấp, ngụy trang, xóa bỏ, tha hóa con người. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đẩy câu hỏi về hình ảnh ấy đến chỗ tột đỉnh: con người đối diện với sự bất tử. Có một câu thơ rất hay của Allen Ginsberg: “… chết đi chấm dứt mọi nỗi đau gớm ghê để lại sự bất tử cho kẻ khác chịu đựng…” Kundera nói rằng, không, ngay cả cái chết cũng không giải thoát được cho con người. Sự bất tử vẫn đeo đuổi anh. “Con người có thể chấm dứt cuộc đời, nhưng không thể chấm dứt sự bất tử. Chỉ cần sự bất tử đặt anh lên tàu, thế là anh không thể rời khỏi nó, thậm chí nếu anh có tự bắn vào mình thì anh vẫn phải nằm lại trên boong tàu cùng với sự tự sát của anh, và đó là một cơn ác mộng…”. Sự bất tử lâu nay vẫn được coi là thiêng liêng đó hóa ra cũng chỉ là một hình ảnh được “làm ra” để che khuất con người. Con người, cái sinh linh ranh mãnh ấy, rất hiểu điều đó. Cho nên, từ những Beethoven, Goethe, Hemingway… lừng danh cho đến những Agnès, Bettina, Paul, Rubens, Laura… vô danh, ngay trong cuộc sống hiện hữu, đều đã láu lỉnh săm se trau chuốt chuẩn bị cho hình ảnh của mình, âm bản của mình trong sự bất tử trước con mắt của hậu thế. Và như thế, bản thể của con người luôn luôn bị che khuất một cách không cứu chữa được đằng sau chiếc “mặt nạ” do nó tự sắm cho mình. Kundera thường công khai bày tỏ sự dị ứng quyết liệt của ông đối với cái nhìn soi mói trắng trợn của các phương tiện thông tin đại chúng, cái bộ máy khổng lồ và hung dữ tạo ra hình ảnh ấy, mà ông coi là một khuôn mặt tiêu biểu của xã hội hiện đại. Nó chính là sự xóa bỏ triệt để cá nhân. Nó không còn giành cho cá nhân một góc nhỏ riêng tư nào nữa hết. Tất cả đều bị phơi bày ra dưới cái nhìn chói chang của ống kính vô cảm, không còn có chút khác biệt nào nữa giữa cái riêng tư và cái công cộng. Những giá trị riêng tư quý báu nhất của cá nhân bị nghiền nát bởi “cái tập thể hiện diện khắp nơi”. Nếu ngày trước một nàng Agnès có thể cảm nhận được con mắt của Chúa dõi theo nàng trong cuộc sống của nàng và nàng có thể hoặc than thở, hoặc dựa dẫm, hoặc đùa giỡn với cái nhìn ấy, thì ngày nay con mắt đó đã được thay thế bằng con mắt của chiếc ống kính paparazzi hay chiếc camera của các phương tiện thông tin đại chúng tò mò, soi mói, trắng trợn, hung bạo, dối trá, đầy quyền lực và không thể đùa giỡn được. Xã hội hiện đại tự nhốt chặt mình trong nhà tù của cái công cộng tràn ngập khắp thế giới. “Thời Hiện Đại nuôi mộng tưởng về một nhân loại, được chia thành nhiều nền văn minh cách biệt, một ngày nào đó sẽ tìm được sự thống nhất, và cùng lúc, một nền hòa bình vĩnh cửu. Ngày nay hành tinh chúng ta cuối cùng đã trở thành một thể thống nhất không thể chia cắt. Sự thống nhất của nhân loại có nghĩa là: không ai còn có thể trốn thoát đi đâu được nữa”. Trong tiểu thuyết Chậm rãi, Kundera nói về sự biến mất của con người trước tốc độ trong xã hội hiện đại, cái xã hội lấy tốc độ làm mục đích, và phương châm của nó là nhanh hơn, nhanh hơn nữa, nhanh hơn mãi. Kundera dẫn một nhận xét lý thú: khi đi bách bộ trên đường, lúc trầm ngâm suy tưởng về một vấn đề nào đó tự nhiên người ta bước chậm lại; trái lại, lúc muốn quên phắt đi một điều gì tự nhiên người ta lại đi nhanh lên. Tốc độ đồng nghĩa với lãng quên, tốc độ xóa bỏ con người … Trong một tiểu thuyết gần đây nhất của Kundera, cuốn Bản nguyên, vấn đề con người quay cuồng đi tìm mình, tìm cái bản nguyên (identité) của mình trong thế giới ngày nay càng trở nên bức bối hơn. Hai con người, một đôi tình nhân, lao vào một trò chơi nguy hiểm: họ thử “sáng tác” ra các bản nguyên khác nhau của mình để giúp người yêu tìm ra bản nguyên đích thực của mình, cuối cùng họ đã đi vào một cơn ác mộng. Cuối cuốn tiểu thuyết, nhân vật nữ nói: - Em sẽ để đèn sáng suốt đêm. Suốt đêm. Em sợ chợp mắt kinh khủng… Nhưng rồi chắc chắn nàng sẽ chợp mắt. Không chỉ vì buồn ngủ. Mà vì nàng lại muốn lao vào những giấc mơ khác, đi tìm mình trong những giấc mơ, những trò chơi khác… Đến đây, có lẽ ta có thể nói, đối với Kundera, tiểu thuyết là những giấc mơ của con người, là những cuộc phiêu lưu bất tận, những nỗ lực Đôn Kihôtê dai dẳng của con người đi tìm ra cái bản nguyên ngày càng khó tìm ra, càng bị che lấp, xóa bỏ, triệt tiêu, tha hóa trong thế giới hiện đại. Và chúng ta hiểu vì sao Guy Scarpetta, một nhà phê bình tên tuổi ở Pháp hiện nay đã viết: “Kundera ngày nay là một trong những con người hiếm có, dám nhìn trực diện cái ác, không chút nhân nhượng – nhưng lại với vừa đủ hài hước để không rơi vào sáo rỗng của niềm tuyệt vọng triệt để”. ________________________________________ [1] Xem Phan Đình Diệu, Đôi mắt mới trong cuộc thám hiểm mới - Tia Sáng số 10&11 năm 2001. [2] Milan Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết. Nhưng trích dẫn tiếp sau đây đều lấy từ hai tác phẩm tiểu luận quan trọng của Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội. [3] Từ Phan Đình Diệu dẫn lại của A. N. Whitehead. [4] Bài đăng trên tạp chí Upstream, Rondebosch, Nam Phi, năm 1988. Xem: https://www.monde-diplomatique.fr/2003/11/COETZEE/10662 [5] Guy Scarpetta, La littérature, miroir de l’histoire? Ce que seuls les romans peuvent dire - Le Monde diplomatique, tháng 3-2003.

Quotes by Milan Kundera

Milan Kundera từng nói Nguyên Ngọc dịch Báo Le Figaro (Pháp) (http://evene.lefigaro.fr/citations/milan-kundera) đã chọn trích một số câu đáng nhớ từ các tác phẩm hoặc các cuộc trò chuyện của nhà văn Pháp gốc Tiệp nổi tiếng Milan Kundera. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. – “Trẻ con không có quá khứ, và đấy là bí ẩn của vẻ ngây thơ mê hồn nơi nụ cười của chúng.” (Le Livre du rire et de l’oubli) - “Tốc độ là hình thức cực khoái mà cuộc cách mạng kỹ thuật tặng cho con người.” (La Lenteur) – ‘Bất hạnh lớn nhất của con người, là một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chẳng còn chút hy vọng ly hôn.” (Risibles amours) – “Cô đơn: vắng bặt dịu êm những cái nhìn.” (L’Immortalité) – “Sex không phải là tình yêu, đấy chỉ là một lãnh địa do tình yêu chiếm đoạt.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Chuyện tình dục thì cũng như trong khiêu vũ: bao giờ cũng là một trong hai người bạn nhảy dẫn dắt người kia.” (L’Immortalité) – “Không thể có tình yêu thể xác mà không có bạo lực.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Âm nhạc: một cái bơm thổi phồng tâm hồn.” (L’Immortalité) – “Nếu mọi người đều có khả năng sát hại kẻ khác một cách lén lút và từ xa, nhân loại sẽ biến mất trong vài phút.” (La Valse aux adieux) – “Những tiểu thuyết lớn bao giờ cũng thông minh hơn tác giả của chúng đôi chút.” (L’Art du roman) – “Kẻ đi tìm cõi vô tận chỉ cần nhắm mắt lại.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Trẻ con: tồn tại phi tiểu sử.” (L’Identité) – “Chăm chút cho hình ảnh của chính mình, là sự non dại không thể chữa được của con người.” (L’Immortalité) – “Tôi tư duy, vậy là tôi tồn tại” là một lời nói của người trí thức đánh giá thấp chứng đau răng của mình.” (L’Immortalité) – “Con người bù lại gánh nặng của điều ác bị kẻ khác giáng xuống trên lưng bằng khối căm thù của mình.” (La Plaisanterie) – “Văn hóa, là ký ức của nhân dân, là ý thức tập thể về sự tiếp nối của lịch sử, là cách thức tư duy và sống.” (Le Monde – tháng 1 năm 1979) – “Chỉ một trí thông minh rất lớn mới có thể thổi một ý nghĩa lô gích vào những ý tưởng điên rồ.” (L’Identité) – “Mọi người đàn bà đều đo lường độ già đi của mình căn cứ vào chỗ đàn ông quan tâm hay thờ ơ đối với cơ thể họ.” (L’Identité) – “Ngốc nghếch là kẻ có câu trả lời cho mọi chuyện. Minh triết của một cuốn tiểu thuyết là có một câu hỏi cho mọi thứ.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng 2, 1984) – “Lạc quan là thuốc phiện của giống người! Tinh thần thánh thiện bốc mùi ngu ngốc.” (La Plaisanterie) – “Người ta muốn làm chủ tương lai chỉ là để có thể thay đổi quá khứ.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Để cho một mối tình là không thể quên, thì ngay từ phút đầu phải có những ngẫu nhiên liên quan.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Quyền lực của nhà báo không ở chỗ có quyền đặt một câu hỏi, mà là quyền đòi một câu trả lời.” (L’Immortalité) – “Quyến rũ một người đàn bà, là khả năng của bất cứ tên ngu ngốc nào. Nhưng còn phải biết cắt đứt; chính điều đó cho ta nhận ra một người đàn ông già giặn.” (La Valse aux adieux) – “Một tình yêu quá mức là một tình yêu tội lỗi.” (La Valse aux adieux) – “Nhà tiểu thuyết phải trình bày thế giới đúng như nó là thế: một bí ẩn và một nghịch lý.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Cũng như một bản nhạc lớn có thể nghe lại mãi không thôi, những cuốn tiểu thuyết lớn được viết ra để mà đọc đi đọc lại.” (Les Testaments trahis) – “Ý nghĩa của cuộc sống đích xác là để mà vui đùa với cuộc sống.” (Risibles amours) – “Kẻ không quan tâm tới đích đến, không hỏi mình đi đâu!” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Ký ức không quay phim, ký ức chụp ảnh.” (L’Immortalité) – “Mọi người đều có xu hướng nhìn thấy trong sức mạnh một kẻ phạm tội và trong sự yếu đuối một nạn nhân vô tội.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Việc thăm dò [dư luận] đã trở thành một thứ sự thật thượng thặng; hay nói cách khác, nó đã trở thành chân lý.” (L’Immortalité) – “Có một đứa con, là bày tỏ một một thỏa ước tuyệt đối với con người. Nếu tôi có một đứa con, thì cũng như tôi nói: tôi đã được sinh ra, tôi đã nếm trải cuộc đời và tôi nhận thấy nó thật hay đến mức đáng được nhân bội lên.” (La Valse aux adieux) – “Dũng cảm trong cô đơn, không ai biết, không ai khác đồng tình, tự mình đối mặt với mình, điều đó đòi hỏi một lòng kiêu hãnh lớn và rất nhiều sức mạnh.” (La Plaisanterie) – “Không gì vô ích hơn là muốn chứng minh một điều gì đó cho bọn ngu si.” (L’Immortalité) – “Giá trị của một ngẫu nhiên ngang bằng với độ xác suất thấp của nó.” (L’Immortalité) – “Điều phân biệt giữa người tự học với một người qua trường lớp, không phải là độ dày tri thức, mà là các cấp độ khác nhau về sức sống và lòng tự tin.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Có những tư tưởng giống như một vụ mưu hại.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Con người thèm muốn bất tử, nhưng chỉ có được thế phẩm của nó: khoảnh khắc cực khoái.” (Les Testaments trahis) – “Những kẻ phung phí quàng xiên sự nhạy cảm của mình, sẽ không còn có được nó nữa khi cần đến.” (Jacques et son maître) – “Mê muội vì cái tức thời, là mê muội vì cái lãng quên.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Tình cảm yêu đương đánh lừa tất cả chúng ta bằng một ảo tưởng hiểu biết.” (L’Immortalité) – “Chính trị, ấy là thứ bọt bẩn trên mặt sông, trong khi trong thực tế đời sống của con sông diễn ra ở một tầng sâu hơn rất nhiều.” (La Valse aux adieux) – “Mà nếu Lịch sử chỉ đùa bỡn?” (La Plaisanterie) – “Sự thống nhất của nhân loại có nghĩa là: không ai còn thoát đi đâu được nữa.” (L’Art du roman) – “Con người ta mới bất lực làm sao trước sự nịnh hót!” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Cho xuất bản những gì tác giả đã bỏ đi thì cũng là hành vi hiếp dâm giống như kiểm duyệt những gì ông ta quyết định giữ lại.” (Les Testaments trahis) – “Không gì nhục hơn là không tìm được câu trả lời đau nhói cho một sự công kích đau nhói.” (La Lenteur) – “Đàn bà không tìm đàn ông đẹp trai. Họ tìm người đàn ông đã có được những người đàn bà đẹp.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Khi ta giết những giấc mơ lớn máu chảy rất nhiều.” (La Vie est ailleurs) – “Không gì nuốt trọn hết một con người bằng ghen tuông.” (La Valse aux adieux) – “Nhà tiểu thuyết không phải là nhà sử học cũng không phải nhà tiên tri: ông là người khám phá cuộc tồn sinh.” (L’Art du roman) – “Một sự kiện không bị mất giá vì tính chất ngẫu nhiên của nó, trái lại chính ngẫu nhiên đem lại cho nó vẻ đẹp, chất thơ.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Trong trò chơi ta không tự do, đối với người chơi trò chơi là một cạm bẫy.” (Risibles amours) – “Tiểu thuyết phải phá hủy các xác tín.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Khoái nhất, là được cảm phục.” (La Valse aux adieux) – “Ký ức về cái chán ngấy lớn hơn ký ức về cái dịu dàng!” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Cái đẹp là sự xóa bỏ tính niên đại và cuộc nổi dậy chống lại thời gian.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Ta không bao giờ biết được vì sao và về chuyện gì ta khiến những người khác bực dọc, vì chuyện gì ta khiến họ có cảm tình, cái gì khiến họ thấy ta lố bịch; đối với ta hình ảnh của ta là điều bí ẩn lớn nhất.” (L’Immortalité) – “Cạm bẫy của hận thù, là nó buộc ta quá chặt với đối thủ của mình.” (L’Immortalité) – “Chỉ sống được có mỗi một cuộc đời, thì cũng giống như không sống gì cả.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Bao giờ người ta cũng thèm muốn, hơn hết mọi thứ, cái không thể với tới được, một cách ham hố.” (La Plaisanterie) – “Nỗi nhớ Thiên đường, là ham muốn của con người được đừng làm người.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Lý do tồn tại duy nhất của một cuốn tiểu thuyết là nói lên điều chỉ có tiểu thuyết mới nói được.” (L’Art du roman) – “Tôn giáo và hài hước là không thể dung hợp.” (Les Testaments trahis) – “Hiện tại, cái điểm vô hình ấy, cái hư vô bước chầm chậm về hướng cái chết ấy.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Phản bội, là bước ra khỏi hàng và đi vào vô định.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Những người tín đồ có một có một cảm quan sắc bén về việc dàn cảnh các phép lạ.” (La Valse aux adieux) – “Cuộc sống không phải là những gì đã đi qua, cuộc sống là trường các khả thể của con người, tất cả những gì con người có thể trở thành, tất cả những gì anh ta có thể.” (L’Art du roman) – “Ngọn nguồn của nỗi sợ là ở trong tương lai, người được giải phóng khỏi tương lai thì không có gì phải sợ cả.” (La Lenteur) – “Có những cái nhìn cám dỗ không ai cưỡng lại: chẳng hạn nhìn một tai nạn giao thông hay một bức thư tình thuộc về người khác.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Không phải kẻ thù, mà bè bạn đẩy con người vào cô đơn.” (La Plaisanterie) – “Nhiều người, ít ý tưởng, vậy làm sao chúng ta phân biệt lẫn nhau được đây?” (L’Immortalité) – “Các số phận của con người được gắn kết lại với nhau bằng một chất xi-măng của minh triết.” (La Plaisanterie) – “Có phải giễu nhại là số phận vĩnh cửu của con người?” (La Vie est ailleurs) – “Nhà tiểu thuyết dạy người đọc của mình hiểu thế giới như là một câu hỏi.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Nhạy cảm, là huy động tối đa các giác quan: ta quan sát người khác một cách ráo riết và ta lắng nghe từng tiếng động nhỏ nơi họ.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Không gì khiến tôi kinh tởm bằng khi những con người kết thân với nhau vì mỗi người nhận ra ở người khác sự thấp hèn của chính mình.” (La Plaisanterie) – “Con người không bao giờ có thể biết mình phải muốn gì bởi vì anh ta chỉ có một cuộc đời và anh ta không thể so sánh nó với những cuộc đời trước cũng không thể điều chỉnh nó trong những cuộc đời sau.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Người viết những cuốn sách là tất cả (một vũ trụ duy nhất đối với chính anh ta và với những người khác) hoặc chẳng là gì hết. Nhưng vì không bao giờ một người nào đó có thể là tất cả, tất cả chúng tôi những người viết các cuốn sách, chúng tôi chẳng là gì hết.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Người ta cứ nói về chuyện những cú sét đánh; còn tôi thì quá biết rằng tình yêu muốn sáng tạo ra một truyền thuyết về chính nó, huyền thoại hóa sau đó các cuộc khởi đầu của nó.” (La Plaisanterie) – “Chuyện đời thì bao giờ vẫn thế: ta tưởng ta diễn vai của mình trong một vở kịch nào đó, và đâu có biết người ta đã lặng lẽ thay đổi cảnh trí sân khấu, cho đến nỗi, ta phải diễn trong một vở khác, mà nào có hay.” (Risibles amours) – “Con người, do anh ta viết những cuốn sách, tự mình biến thành vũ trụ và đặc tính của một vũ trụ đích thị là đơn nhất. Sự tồn tại của một vũ trụ khác đe dọa nó đến tự trong chính bản thể của nó.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực, là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại lãng quên.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Nếu ta phải chịu trách nhiệm về những điều ta có ý thức, thì đám ngu si được xá trước mọi lỗi lầm. Con người buộc phải biết. Con người có trách nhiệm về sự dốt nát của mình. Dốt nát là một tội lỗi.” (Risibles amours) – “Không có hình phạt nào, kinh hãi nào hơn là biến một khoảnh khắc thành vĩnh hằng, rứt con người ra khỏi thời gian và chuyển động liên tục của nó.” (L’Immortalité) – “Trong một thế giới được xây dựng trên những xác tín chí thánh, thì tiểu thuyết chết.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Văn hóa dựa trên cá nhân, truyền thông đại chúng đưa đến đồng phục; văn hóa soi sáng tính phức tạp của các sự vật, truyền thông đại chúng đơn giản hóa chúng.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Các nhà viết tiểu sử không biết cuộc sống tình dục của vợ mình, nhưng tưởng họ biết cuộc sống tình dục của Stendhal hay Faulkner.” (Les Testaments trahis) – “Nỗi xấu hổ không cơ sở trên một lỗi lầm ta đã phạm phải, mà trên nỗi nhục ta cảm thấy vì đã trở thành kẻ ta không hề chọn, và cảm giác không thể chịu đựng rằng nỗi nhục ấy được nhìn thấy khắp nơi.” (L’Immortalité) – “Cái nịt vú có chức năng đỡ lấy một vật gì đó nặng hơn dự đoán, mà trọng lượng đã bị tính sai, và sau đó phải chống đỡ như kiểu phải chống đỡ bằng các cây cột và cột ốp một cái ban công xây hỏng.” (L’Immortalité) – “Ấn định hình thức cho một thời lượng, là đòi hỏi của cái đẹp mà cũng là đòi hỏi của ký ức.” (La Lenteur) – “Văn hóa chỉ là một câu hỏi dài, truyền thông đại chúng là lời đáp nhanh cho mọi thứ; văn hóa là người canh giữ ký ức, truyền thông đại chúng là những thợ săn cái thời sự.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Sự bất tử duy nhất của chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong các hồ sơ lưu trữ của sở cảnh sát.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Mọi cái thần bí đều quá đáng.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Không gì đòi hỏi nỗ lực tư duy bằng biện luận nhằm biện hộ cho phi tư duy.” (L’Immortalité) – “Con người ao ước một thế giới trong đó cái thiện và cái ác được phân biệt rõ ràng bởi vì tự trong họ vốn có một ham muốn bẩm sinh và không thể chế ngự phán xét trước khi hiểu.” (L’Art du roman) – “Tùy theo cách trình bày nó ra, quá khứ của bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trở thành tiểu sử của một người đứng đầu nhà nước cũng như tiểu sử một tên tội phạm.” (Risibles amours) – “Không ai vô cảm bằng những người đa cảm.” (Les Testaments trahis) – “Chúng ta sống ngày càng dấn sâu vào sự lãng quên con người. Lập lại sự nhạy cảm ấy với cuộc sống, sự quan tâm ấy đến các trùng khớp, cũng là một ý nghĩa của tiểu thuyết.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Nhảy trong một điệu nhảy vòng tròn thật là ma thuật; điệu nhảy vòng tròn nói với ta từ những chiều sâu nghìn năm của ký ức.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Cơn ghen có cái quyền năng kỳ lạ chiếu sáng con người duy nhất bằng những tia sáng mãnh liệt và giữ những người khác trong bóng tối hoàn toàn.” (La Valse aux adieux) – “Tiểu thuyết là kết quả một ảo tưởng của con người. Ảo tưởng có thể hiểu người khác.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Tình dục, xét trên khía cạnh buôn bán, là một điều nhập nhằng bởi vì nếu mọi người đều thèm muốn cuộc sống tình dục, thì mọi người cũng ghét nó vì nó là nguyên nhân của những bất hạnh, những dằn vặt do không được thỏa mãn, những thèm khát, những mặc cảm, những đau khổ của mình.” (L’Identité) – “Ít ra cũng cần có một điều tin chắc: tin chắc có thể làm chủ cái chết của mình và có thể chọn lấy giờ khắc và phương cách.” (La Valse aux adieux) – “Tình dục không chỉ là ham muốn thể xác, mà, trong một mức độ cũng ngang bằng, là ham muốn danh dự. Một người bạn tình ta có được, gắn với ta và yêu ta, trở thành tấm gương soi của ta, thước đo tầm quan trọng và giá trị của ta.” (Risibles amours) – “Kẻ ghét đàn bà không coi khinh những người đàn bà. Kẻ ghét đàn bà không thích nữ tính. Ở người đàn bà, kẻ say mê tôn thờ nữ tính, trong khi kẻ ghét đàn bà bao giờ cũng ưa người đàn bà hơn nữ tính.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Người đàn ông có quyền đòi hỏi bất cứ kỳ diều gì ở người phụ nữ, nhưng, nếu không muốn cư xử như kẻ thô lỗ, anh ta phải làm điều đó thế nào đó để người phụ nữ có thể hành động hòa hợp với những ảo tưởng sâu xa nhất của nàng.” (La Plaisanterie) – “Cái cách người ta kể Lịch sử đương đại giống như một một cuộc hòa nhạc lớn trong đó người ta trình diễn liên tiếp một trăm ba mươi tám bản opus của Beethoven nhưng chỉ chơi tám nhịp đầu của mỗi bản.” (La Lenteur) – “Người được yêu đến tuyệt đối thì không thể khốn khổ.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Chủ nghĩa trữ tình là một cơn say và con người say để dễ tự hòa mình hơn với thế giới.” (La Vie est ailleurs) – “Hài hước: cơn say của tính tương đối của sự thể con người; niềm vui thú kỳ lạ bắt nguồn từ niềm xác tín rằng chẳng có xác tín nào cả.” (Les Testaments trahis) – “Này đây là lý do tồn tại thật sự và duy nhất của tình bạn: tạo nên một tấm gương soi trong đó người kia có thể ngắm nhìn hình ảnh ngày xưa của mình mà, nếu không có những cuộc tán phét bất tận về những kỷ niệm giữa bè bạn, thì đã bị xóa mất từ lâu rồi.” (L’Identité) – “Tình yêu là một câu hỏi không dứt.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Tình yêu cũng giống như các đế chế: ý tưởng trên đó chúng được dựng nên mà biến mất đi, thì chúng cũng tàn lụi theo.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Con người lâm vào bất hạnh đi tìm một niềm an ủi trong sự hỗn hợp nỗi khổ của mình với nỗi khổ của người khác.” (La Plaisanterie) – “Những người độc đáo có một cuộc sống khá đẹp khi họ thành công trong việc khiến sự độc đáo của họ được tôn trọng.” (La Valse aux adieux) – “Tiểu thuyết là một suy ngẫm về cuộc đời được nhìn qua những nhân vật tưởng tượng.” (L’Art du roman) – “Những tài năng thật sự của nghệ thuật hài không phải là những người gây cười nhiều nhất, mà là những người phát hiện ra một khu vực chưa được biết của cái hài.” (L’Art du roman) – “Âm nhạc là sự phủ định các câu, âm nhạc là phản-từ.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Quá nhiều chờ đợi hồi hộp trong một cuốn sách, và nó cứ lụi dần, lụi dần.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Trước khi biến mất hoàn toàn khỏi thế gian, cái đẹp còn tồn tại một vài khoảnh khắc, nhưng là tồn tại nhầm. Cái đẹp do nhầm, là kỳ cuối của lịch sử cái đẹp.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Để thoát khỏi đau đớn, thường hơn cả người ta ẩn trú vào tương lai. Trên dòng chảy thời gian, người ta tưởng tượng ra một đường vạch vượt qua đó đau đớn hiện tại sẽ không còn tồn tại.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Nếu có một điều khiến tôi muốn lộn mửa sâu sắc ở con người, thì đấy là nhìn thấy làm sao mà sự tàn ác, thấp hèn và đầu óc thiển cận của họ lại có thể mang cái mặt nạ của chủ nghĩa trữ tình như vậy.” (La Valse aux adieux) – “Khi một người đàn bà không sống đủ được với cơ thể của mình, thì cuối cùng bà sẽ thấy cơ thể mình như một kẻ thù.” (La Vie est ailleurs) – “Ý nghĩa của lịch sử một nghệ thuật là tương phản với ý nghĩa của Lịch sử thông thường. Do tính cách riêng tư của nó, lịch sử một nghệ thuật là một sự trả thù của con người đối với tính phi nhân cách của Lịch sử nhân loại.” (Les Testaments trahis) – “Vẻ đẹp của một từ không nằm trong sự hài hòa về ngữ âm giữa các âm tiết của nó, mà trong sự kết hợp ngữ nghĩa học được âm vang của nó làm thức dậy.” (L’Art du roman) – “Thượng đế đã khắc sâu vào trái tim đàn bà nỗi căm ghét những người đàn bà khác vì Người muốn loài người nhân bội lên.” (La Valse aux adieux) – “Ta còn có thể đòi gì hơn nữa là được hạnh phúc một lúc?” (Jacques et son maître) – “Cái hài hước chỉ có thể tồn tại ở nơi người ta còn nhận ra được ranh giới giữa cái gì là quan trọng cái gì là không. Ngày nay, ranh giới đó không thể nhận ra được nữa.” (L’Immortalité) – “Một giá trị bị tổn hại và một ảo tưởng bị bóc trần đều có thân xác thảm hại như nhau, chúng giống nhau và không gì dễ hơn là nhầm lẫn chúng với nhau.” (La Plaisanterie) – “Chúng ta viết sách vì con cái chúng ta chẳng quan tâm gì đến chúng ta. Chúng ta nói với thế giới vô danh vì vợ ta bịt ta lại khi ta nói với họ.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Một đức tin quá nồng cháy là kẻ đồng minh tệ hại nhất. Ta vừa quan tâm đích thị vào một chuyện gì, thì đức tin liền đẩy nó đến thành phi lý.” (Risibles amours) – “Tình yêu không thể là buồn cười. Tình yêu chẳng có chút gì chung với cái cười.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Ve vãn tương lai là thói xu thời tệ hại nhất, là nịnh hót hèn hạ kẻ mạnh hơn. Bởi tương lai bao giờ cũng mạnh hơn hiện tại. Thật vậy, chính nó sẽ phán xét chúng ta. Và chắc chắn chẳng chút tinh thông nào.” (L’Art du roman) – “Cũng giống như tình yêu khiến ta thấy người phụ nữ mình yêu đẹp hơn, nỗi lo âu trước một người phụ nữ đáng kinh sợ khiến mỗi chút khiếm khuyết trong đường nét của họ bỗng nổi cộm lên quá cỡ.” (La valse aux adieux) – “Người muốn nhớ lại không được ở yên một chỗ và chờ các kỷ niệm tự nó đến với mình! Các kỷ niệm tản mác trong thế giới rộng lớn và ta phải đi để tìm chúng và buộc chúng ra khỏi nơi chúng ẩn nấp!” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Các tình nhân bao giờ cũng có một lối xử sự phi lô gích.” (La Lenteur) – “Tiết tấu nguyên thủy nhọc nhằn của nhạc rock: nhịp đập của trái tim được nống to lên để không một phút giây nào con người quên cuộc đi của nó đến cái chết.” (L’Art du roman) – “Sáng tác một cuốn tiểu thuyết là xếp cạnh nhau những không gian cảm xúc khác nhau, và đấy là nghệ thuật tinh tế nhất của một nhà tiểu thuyết.” (L’Art du roman) – “Anh chàng trẻ tuổi chạy theo vinh quang chẳng có chút ý tưởng thế nào là vinh quang. Ta chẳng bao giờ biết được chút gì ý nghĩa cách xử thế của mình.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Giữa người đàn bà tự tin rằng mình là đơn nhất, và những người đàn bà khoác tấm vải liệm của số phận người nữ phổ quát, không thể có sự thỏa hiệp nào hết.” (La Valse aux adieux) – “Con người, dù chính họ không thể sống mãi, lại không thể hình dung sự kết thúc của không gian, của thời gian, của lịch sử, cũng như của một dân tộc, họ luôn sống trong một cõi bất tận hão huyền.” (Le Livre du rire et de l’oubli) – “Thời gian của con người không quay theo vòng tròn, mà chảy theo đường thẳng. Nên con người không thể hạnh phúc vì hạnh phúc là ham muốn lặp lại.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Đái vào tự nhiên là một nghi thức tín ngưỡng qua đó ta hứa với đất đai sẽ trở lại cùng đất, một ngày nào đó, trọn vẹn.” (Risibles amours) – “Tiểu thuyết nảy sinh từ những say mê cá nhân của anh, song nó chỉ có thể thật sự cất cánh khi anh cắt đứt được cuốn dây rốn với cuộc sống của anh và bắt đầu hỏi không phải cuộc sống của anh mà là chính cuộc đời.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Thiên hướng của thơ không phải là làm cho ta bị chói lòa vì một tư tưởng đáng kinh ngạc, mà là khiến cho một khoảnh khắc của con người trở nên không thể quên và xứng đáng với một nỗi nhớ nhung không thể chống đỡ nổi.” (L’Immortalité) – “Kẻ trả thù hôm nay sẽ trả thù ngày mai.” (La Lenteur) – “Việc chết có cái ngữ nghĩa riêng của nó, và không phải là không hấp dẫn khi biết được một người tìm thấy chết theo cách nào, và trong yếu tố nào.” (La Vie est ailleurs) – “Con người, không hay biết, sáng tạo cuộc đời mình theo những quy luật của cái đẹp ngay cả trong những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Tiểu thuyết là kẻ thù của tốc độ, cách đọc phải chậm rãi và người đọc phải nán lại dưới vẻ đẹp của một trang, một đoạn, ngay cả một câu.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Tình yêu bắt đầu vào khoảnh khắc một người phụ nữ bằng một lời nói được ghi khắc trong ký ức thơ mộng của ta.” (L’Insoutenable légèreté de l’être) – “Tiểu thuyết đúng nghĩa có thể mang tính tranh biện bởi vì tham vọng sâu xa nhất của nó là khám phá các sự vật và phơi bày ra những gì được che giấu đằng sau các xác tín của ta và những gì ta vẫn hình dung.” (Trả lời phỏng vấn của Antoine de Gaudemar – tháng Hai, 1984) – “Tình bạn cần cho ký ức của con người được vận hành tốt. Nhớ lại quá khứ của mình, luôn mang nó theo mình, có thể là điều kiện cần thiết để gìn giữ điều người ta thường gọi là sự toàn vẹn cái tôi của mình.” (L’Identité) Nguồn: https://vanviet.info/van/milan-kundera-tung-ni-2/
Kundera vào khoảng năm 1950. Khi còn trẻ, ông đã hai lần bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản, lần thứ hai vì ủng hộ cải cách. Ảnh: Abraham Pisarek / ullstein bild qua Getty Images
Kundera ở Pháp năm 1979. Ông định cư ở Paris năm 1975. Ảnh: Jean-Pierre Couderc/Roger-Viollet
Kundera, phải, và vợ ông, Vera, thứ hai từ trái sang, bên ngoài một nhà hàng ở Paris năm 2010. Ảnh: Bertrand Rindoff Petroff/Getty Images
Cuốn tiểu thuyết năm 1984 của Kundera được xuất bản ít nhất hai chục thứ tiếng Other links: https://en.wikipedia.org/wiki/Milan_Kundera https://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/milan-kundera-qua-doi-o-tuoi-94/ https://vanviet.info/van/milan-kundera-ngi-sao-van-hoc-czech-v-bi-khai-tru-khoi-dang-cong-san-qua-doi-o-tuoi-94/

Monday, July 10, 2023

8 Types of Boundaries

These Are the 8 Types of Boundaries We Should All Be Setting It’s not always easy, but implementing these eight boundaries could be the key to better emotional wellbeing. Amy Beecham A friend overstepping, a family member oversharing or a work colleague who you’re fed up with talking to you like crap. It may feel like these are just the occasional, yet inevitable, less-than-ideal parts of life, but really there’s an answer to minimising them all: better boundaries. We all have boundaries, but many of us struggle to express them, particularly in tense situations where we want to avoid conflict as much as possible. However, it’s true that, like a muscle, the more you practice setting boundaries, the stronger you feel doing so. Why are boundaries so important? In an Instagram post, Nawal Mustafa, aka The Brain Coach, set out the importance of clear, firm and supportive boundaries in every aspect of our lives. “Boundaries are a way for us to honour our needs, set realistic expectations, and teach others how to treat us,” she explains. “They are a form of self-care and self-love that allow us to protect our energy and psychological health.” Physical boundaries Mustafa explains that this includes who is allowed in your personal space, who can touch you and how close someone can get to you, as well as what you choose to put into your body. Subtle violations of this boundary might look like pressure to drink alcohol when you’ve said you don’t want to (“Go one, one won’t hurt”) to unsolicited comments on your appearance (“You’ve lost weight since I last saw you!”). Even in situations where these breaches are more annoying than damaging, remember that you are always within your right to ask someone to stop. Emotional boundaries Some of the hardest to maintain, emotional boundaries can look like not taking on other people’s emotional burdens (aka trauma dumping) and not engaging in triggering topics. Especially in close relationships like with family and friends, it can be awkward and difficult to express your need for some distance. Mustafa suggests helpful phrases like “I want to support you but I have too much on my plate right now” and “I don’t have the emotional capacity to talk about politics” as ways you can kindly but firmly reclaim your emotional space. Communication boundaries These can often be most apparent in the workplace, where you may have to raise issues with how someone is speaking to you, as well as what you yourself can and cannot say. However, they also come into play in other areas of our lives, such as wanting to maintain privacy. Being clear on what you deem acceptable is the best route to success, Mustafa indicates. If you’re not ready to talk about something, dislike the tone you’re being spoken to in or feel demeaned by name-calling or being dismissed, be explicit about your barriers. While you can’t guarantee they will react in kind, you’ll know that you’ve done everything you can to protect your wellbeing. Financial boundaries Money has long been taboo, particularly with family and friends, but amid a cost of living crisis and rising inflation, now is also the time when we’re feeling the most stretched and need to put limits in place. Whether you’ve been invited somewhere that’s too expensive, need to ask a friend to pay you back or want to politely decline loaning someone money, try not to let any feelings of guilt or embarrassment overpower you. The reality is that every person has different spending priorities, salaries and financial boundaries, so it’s time we all stopped being so awkward about communicating them. Mental boundaries We often forget how important it is to set boundaries with ourselves, too. Instead of a punishment or indication that we’ve done something wrong, it helps to see personal boundaries as practice in self-trust and confidence. Mustafa shares that important mental boundaries include allowing ourselves to have personal thoughts, beliefs and opinions that differ from others, and being OK with others not agreeing with us. If you have people-pleasing tendencies, these may be hard to maintain, but the mantra: “It’s OK if you don’t agree with me” is a good one to keep in mind. Time boundaries If you’re the kind of person that gets sucked in helping out a friend before realising you’ve no time left to work on yourself, take note. Mustafa explains that we should also monitor how much time we choose to spend with others, as well as how others should respect our time. A family member that’s always late? Tell them. A friend that will call and call and call until you pick up? Let them know that you can chat, but only for 15 minutes. The same goes for rejecting invitations. Don’t feel pressured to spend your time somewhere you don’t want or need to be. Energy boundaries Similarly, continually putting the wants and needs of others before our own can be seriously draining, leading us to emotional exhaustion. While “protect your energy” might sound like just another therapy slogan, it’s actually a valuable lesson in how the people you surround yourself with can impact your mood. If a family member, friend or colleague is going beyond needy and veering into enmeshed relationship territory, it may be time to set some firmer boundaries. Relationship boundaries Encompassing all of the previous elements, relationship boundaries relate to how people can treat us, how they behave around us and what they can expect from us. “ Boundaries can be applied in many different aspects of life, such as our time, our emotions, our physical space, and our mental energy,” adds Mustafa. “Setting boundaries is not easy to do, especially if you have lived most of your life in an environment where we don’t see other people setting or respecting boundaries. It may feel very uncomfortable at first, but with time, it will get easier and you will feel more confident and at peace.” How was it? Save stories you love and never lose them. This post originally appeared on Stylist and was published July 5, 2023. This article is republished here with permission.

ARE ALL RELIGIONS THE SAME? ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO?

Author: Tâm Diệu Translated by Nguyên Giác Some say that “all religions are the same.” This statement sounds reasonable at first glance and is a compelling idea. If understood in a simple way, in the ethical category that every religion teaches people to do good and avoid evil, then this saying is very reasonable. However, we need to rethink and re-evaluate that concept through the lens of religion. To begin with, the phrase "all religions are the same" or "any religion is good" is simply a customary politeness used to satisfy guests, friends, or perhaps owing to a lack of knowledge of religious distinctions. Within the framework of this essay, the author highlights the essential distinctions between Christianity and Buddhism, the two major faiths with a big number of adherents in Vietnam, in order to provide enough information to people who believe "all religions are the same" to make an appropriate choice. Every individual has the right to practice any religion that he or she deems suitable. Of course, each person is responsible for his or her choice. The author only invites the readers to consider the truth. Before delving into the specifics, it is important to recognize that Buddhism is ideologically and philosophically distinct from other religions around the world. According to Buddhism, there is no Creator God, no doctrine, no eternal immortal soul, and no strong being who decides the fate of all people on the planet. As a result, the essential issue in separating Buddhism from the world's great religious traditions is the question of whether or not there is a Creator. Because Buddhism accepts the explanation of emptiness and dependent origination, the concept of a "first cause" is not put forward to explain. The first fundamental difference between the two religions is Religious Belief. For Christianity, faith is the core of the religion. If you don't believe, you can't become a Christian. Without faith, it is impossible to practice what Christianity requires. Faith is recorded in the Apostles' Creed, often referred to as the Creed. “I believe in one God, the Father almighty, maker of heaven and earth and of all things visible and invisible.” In the case of Buddhism, the religion's founder, Shakyamuni Buddha, advised those who wanted to follow him not to believe anything simply because it was said by one of their gurus, from where there is authority, handed down by scripture or by ancient tradition, but rather to use their reason and intelligence to consider and accept something only after they had experienced happiness and peace. He said, “I do not teach anyone to come to believe, but to come to see and to practice.” This encouraged those who wanted to follow Him to study His teachings carefully and left them free to decide whether to accept them. He did not tell anyone to come and accept this religion if they did not understand his teachings. (Kalama Sutta) In short, Christianity is a religion of "belief" (faith) and Buddhism is a religion of "reason" (wisdom). The second difference between Christianity and Buddhism is the concept of liberation. For Christianity, salvation is "deliverance from sin through a Savior." This liberating doctrine is based on certain creeds that Christians must believe, and this faith is absolute, indisputable, and undiscussable. As a result, in order to be free, Christians must accept several of the dogmas contained in the Apostle's Creed. In it, Jesus is the foundation, the Maker, and the only One who has the power to give Salvation (Romans 3:24, 25; 5:21; Acts 4:12; Hebrews 12:2). Those who do not believe in Jesus will not have their sins forgiven and will be punished in hell. According to Buddhism, this life is illusory and temporary, in which sentient beings have to live in suffering because of boundless greed. This unsatisfied desire binds beings with conflicts and suffering, leading to continuous samsara in the cycle of birth and death. Humans can only liberate themselves from suffering, from the cycle of birth and death, through their own efforts to cultivate themselves: to do good, to avoid evil, and to purify the mind. The four fundamental truths of Buddhism (the Four Noble Truths) hold that all sufferings of beings have one or more causes, they can be eliminated, and there is a path to eliminate that suffering. That path is the way to liberation, the Noble Eightfold Path, in the basic teachings of Buddhism. This teaching is condensed into three subjects: Virtue, Concentration, and Wisdom. Practicing Virtue and Concentration leads to Wisdom, freedom from ignorance, selfishness, and suffering, and the attainment of Nirvana. That is the outline of the difference between liberation in Buddhism and in Christianity. The basic distinction is that Christians rely on the power of the other, namely redemption, whereas Buddhists focus on self-cultivation, lighting up their torch of wisdom to leave the darkness. Buddhism's philosophy is a philosophy of how to live because it is a liberating truth that only those who practice it can accomplish and completely grasp, thus Buddhists must follow it themselves on the path to liberation. The Buddha himself said, "No one can save us but ourselves." The Buddha is only a guide. He only teaches us how to create causes that lead to a good result, which is the goal of liberation. Our fate is not in the hands of any god or Creator God, nor is it in the hands of the Buddha. With Christianity, because it is a salvation religion, people only need to put all their faith in a single supernatural being in order to ask for their liberation: "For God so loved the world, that He gave His only begotten Son (sic) so that everyone who believes in Him will not perish, but have eternal life." (Crossing The Threshold of Hope, p. 76) The third difference between the two religions is the theory of Creation. Christianity believes in a single God, an almighty Creator who created and controls the entire visible and invisible universe. Genesis, one of the Old Testament scriptures, says that God created the universe, all things, and humans in 7 days. Therefore, Christians believe that everything in the world has a cause, from which, by searching for it, there must be a first cause, and their God is that first cause. All things, according to Buddhism, manifest via the harmony of causes and conditions, in the flow of change and impermanence. This world, in essence, is just a stream of impermanent variables, not created by any almighty Being. Because everything in the cosmos is governed by the law of cause and effect, the universe evolves impermanently. Through the conditions, the cause becomes the effects, and the effect, thanks to the supporting conditions, creates the new effect... Just like that, everything in the world keeps on being born, changing constantly according to the process of becoming, lingering, decaying, and vanishing into emptiness. The fourth difference between the two religions is the religion's founder. For Christianity, God is the almighty Creator who created the universe and all things. For Buddhism, Shakyamuni Buddha was a real historical figure whose clear biography is recognized worldwide. He actually lived in this world, and he did not claim to be an almighty being or the Creator. He also did not let his disciples call him an almighty being or the Creator. Buddha was a totally and completely enlightened individual, a Master who discovered the path to liberation through his own personal experience, with no one teaching him, no one blessing him, and he was not a transformation of any celestial being. The Buddha was a person like everyone else, but it was through personal practice that he found the way to liberation. Following his enlightenment, he taught the Dharma to everyone, so that anybody with a conditioned relationship to practice the Dharma, from monarchs and officials to commoners and the destitute, could become enlightened like him. As a result, he declared, "I have already become a Buddha, and sentient beings are the Buddhas to be." The Buddha has served as a guide for people who wish to practice. To be liberated from the pain and afflictions produced by greed, hatred, and delusion, and to transcend the samsara river of birth and death, the Buddha could not cultivate on behalf of sentient beings; instead, each person must practice on his or her own. That is why the Buddha stated, "Light your own torches and march forward." He told us to rely on ourselves and walk the path of emancipation on our own. In brief, the question of whether or not there is a Creator distinguishes Buddhism from Christianity in particular, and other major religious traditions around the world in general. According to Buddhism, everything is caused by the law of interdependence origination, hence there is no Creator. Furthermore, in Christianity, God is the Truth, the Breath, and the Way of Salvation, for whoever comes to Him and believes in Him will be saved. Shakyamuni Buddha is the Spiritual Master who discovered the route to liberation in Buddhism, teaching individuals who seek to be free of suffering and the cycle of birth and death by following the path of liberation that he experienced. The Buddha is only a guide, and followers must be their own masters and self-cultivators in order to achieve freedom, rather than relying on any theocracy. (All notes were removed in the English version for simplicity.) ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO Tâm Diệu Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo. Trước hết có thể nói ngay rằng câu “đạo nào cũng là đạo” hay “đạo nào cũng tốt” chỉ là một câu nói xã giao thông thường hoặc để làm vừa lòng khách, vui lòng bạn hay có thể do sự thiếu thông tin về sự khác biệt giữa các tôn giáo. Trong phạm vi bài này người viết thu gọn về sự khác biệt căn bản giữa hai tôn giáo lớn có đông đảo tín đồ tại Việt Nam là Kitô Giáo [01] và Phật Giáo để giúp cho những người đang đứng ở giữa ngã ba đường tầm Đạo với ấn tượng đạo nào cũng tốt để nhận thấy con đường nào phải lựa chọn. Việc chọn lựa là quyền của mỗi người. Dĩ nhiên mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Người viết chỉ xin chúng ta suy nghĩ đến sự thật. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần ghi nhận rằng, Phật Giáo là một tôn giáo hoàn toàn khác biệt với các tôn giáo khác trên thế giới về mặt tư tưởng triết học. Phật Giáo không chấp nhận giả thuyết có một vị Trời hay một vị Thượng Đế sáng tạo, không có giáo điều, không có một linh hồn bất tử vĩnh hằng, và không có một đấng quyền năng sáng tạo nào ngự trị trong cái gọi là định mệnh hay số mệnh của mỗi con người. Vì thế, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với các truyền thống tín ngưỡng lớn trên thế giới là vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, ý niệm về một “nguyên nhân đầu tiên” không hề được đặt ra để lý giải do bởi ý niệm về tánh không và duyên khởi. Điểm khác biệt căn bản đầu tiên giữa hai đạo là Niềm Tin Tôn Giáo: Đối với Kitô Giáo, Đức Tin là cốt lõi của đạo. Nếu không tin thì không thể trở thành một Kitô hữu được. Không tin thì không thể thực hành những gì mà đạo Kitô đòi hỏi được. Đức Tin được ghi trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính. “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha toàn năng, là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. [02] Đối với Phật Giáo, vị sáng lập tôn giáo này – Đức Phật Thích Ca – khuyên những người muốn theo Ngài chớ có tin một điều gì chỉ vì điều đó đã được một bậc đạo sư của mình nói ra, được phát xuất từ nơi có uy quyền, được kinh điển truyền tụng hay theo truyền thống từ xưa để lại; mà phải dùng lý trí và sự thông minh của mình để cứu xét và chỉ chấp nhận điều gì khi đã trải nghiệm được hạnh phúc an lạc. Ngài nói rằng “Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành”. Điều này đã khuyến khích những người muốn đi theo Ngài hãy nghiên cứu kỹ càng những lời dạy của Ngài và để cho họ tự do quyết định là có nên chấp nhận những điều chỉ dạy đó không. Ngài không bảo ai đến và chấp nhận tôn giáo này nếu họ chưa hiểu những lời dạy của Ngài.[Kinh Kalama] [03]. Nói gọn lại Kitô Giáo là tôn giáo của “đức tin” (faith) và Phật Giáo là tôn giáo của “lý trí” (trí tuệ). [4] Điểm khác biệt thứ hai giữa Kitô Giáo và Phật Giáo là quan niệm về giải thoát. Đối với Kitô Giáo, thì sự giải thoát là sự "giải thoát khỏi tội lỗi qua một Đấng Cứu Rỗi". Giáo lý giải thoát này được đặt trên căn bản một số tín điều mà các tín hữu Kitô Giáo phải tin, và đức tin này là tuyệt đối, bất khả tranh cãi, bất khả luận bàn. Vì thế muốn được giải thoát, tín hữu Kitô Giáo phải tin vào nhiều tín điều được ghi trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ (Apostle’s Creed). Chúa Giê-xu là nền tảng, là Tác giả và là Đấng duy nhất có quyền ban cho sự Cứu Rỗi (Rôma 3:24, 25; 5:21; Công Vụ 4:12; Hêbơrơ 12:2). Những ai không tin nhận Chúa Giê-xu sẽ không được tha thứ tội lỗi và sẽ chịu phạt nơi hoả ngục. Đối với Phật Giáo, đạo Phật cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Do đó nếu muốn, con người có thể tự mình giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tu tập bản thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn chân lý nền tảng của Phật giáo (Tứ Diệu Đế) cho rằng mọi khổ đau của chúng sinh đều có một hay nhiều nguyên nhân gây nên, chúng có thể bị giải trừ và có con đường để giải trừ khổ đau đó. Con đường đó chính là con đường giải thoát, là Bát Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba môn học: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn. Đó là nét đại cương sự khác biệt giữa giải thoát trong Phật Giáo và trong Kitô Giáo. Cái căn bản khác biệt này là, một bên là tha lực tức nhờ sự cứu rỗi, bên kia là tự lực, tự mình thắp đưốc lên mà đi. Với Phật Giáo, triết lý của đạo này là một triết lý sống, bởi vì nó là một chân lý giải thoát mà chỉ có ai thực hành nó mới đạt được nó, hiểu được nó trọn vẹn, người Phật tử phải tự mình tu tập để tiến tới giải thoát. Chính Đức Phật dạy, "Không ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản thân chúng ta”. Đức Phật chỉ là người dẫn đường. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường tạo ra nguyên nhân và hậu quả. Số phận của chúng ta nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay của Trời/Thượng Đế cũng không phải trong tay của Đức Phật. Với Kitô Giáo, vì là một tôn giáo cứu rỗi, con người chỉ cần đặt tất cả vào một niềm tin duy nhất ở một đấng siêu nhiên để mong cầu được giải thoát cho mình: "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất (sic) của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời." (Crossing The Threshold of Hope, trang 76), Điểm khác biệt thứ ba giữa hai đạo là thuyết Sáng Tạo: Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Cuốn Genesis (Sách Sáng Thế), một trong những kinh Thánh Cựu Ước viết rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ và muôn vật và loài người trong 7 ngày. Vì thế tín hữu Ki Tô giáo tin rằng mọi thứ trên đời đều có một nguyên nhân, từ đó, cứ truy tầm lên mãi sẽ phải có một nguyên nhân đầu tiên, và Chúa Trời của họ chính là nguyên nhân đầu tiên đó. Đối với Phật Giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, biến đổi vô thường. Thế giới này, về bản chất, chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một Đấng toàn năng nào sáng tạo. Sở dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường chính là do vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cái nhân nhờ có duyên mà trở thành quả, quả lại là nhân mới, nhờ có duyên trợ giúp mà trở thành quả mới… Cứ như vậy, vạn vật trong thế giới cứ sinh hóa biến hiện không ngừng theo quá trình thành, trụ, hoại, không. Điểm khác biệt thứ tư giữa hai đạo là vị sáng lập ra tôn giáo. Đối với Kitô Giáo, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Đối với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là một nhân vật lịch sử có thật, có một tiểu sử rõ ràng được cả thế giới công nhận. Ngài đã thực sự sống trên thế giới này, Ngài không tự xưng mình hay các đệ tử của Ngài tôn xưng Ngài là đấng toàn năng, đấng tạo hóa hay là Thượng Đế v.v. Ngài là người đã giác ngộ hoàn toàn và triệt để (toàn giác), là vị Đạo sư đã tự mình tìm ra được con đường giải thoát ngang qua kinh nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho Ngài, không có ai ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi, cũng không phải là hiện thân hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài là một người như mọi người khác, nhưng chính nhờ nỗ lực tu tập cá nhân, Ngài đã tìm ra được con đường giải thoát. Sau khi giác ngộ, Ngài đã giảng dạy giáo pháp cho mọi người, nếu ai có nhân duyên thực hành giáo pháp, kể từ vua quan cho đến thứ dân, kẻ khốn cùng đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên Ngài đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Ngài là người hướng đạo, chỉ dẫn đường lối cho những ai muốn tu tập, Ngài không thể tu tập thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình tu tập mới giải thoát được khỏi khổ đau phiền não do tham sân si trói buộc, mới ra khỏi sinh tử luân hồi được. Cho nên Ngài đã nói: “Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Ngài khuyên hãy nên nương tựa vào chính mình và đi theo con đường giải thoát bằng nỗ lực của chính bản thân mình. Nói tóm lại, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với Kitô Giáo nói riêng, các truyền thống tín ngưỡng lớn khác trên thế giới nói chung là vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp (duyên sinh), do đó không hề có một Đấng Sáng Tạo. Ngoài ra, với Kitô Giáo, Thiên Chúa chính là Chân Lý, là hơi thở, là con đường giải thoát, bất cứ ai đến với Ngài, tin nơi Ngài sẽ được cứu rỗi. Với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là bậc Đạo Sư đã tìm ra con đường giải thoát, hướng dẫn những ai muốn giải thoát khỏi đau khổ trầm luân, hãy đi theo con đường mà Ngài đã kinh qua. Ngài chỉ là người dẫn đường, còn người đi theo phải tự mình làm chủ, tự mình tu tập để đi đến giải thoát chứ không nương nhờ ở bất cứ đấng Thần quyền nào để được giải thoát. Tâm Diệu [01] Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới). (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) [02] Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ, là kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này tổng hợp các công thức đã có trước đó. Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như ngày nay. Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi chịu phép Rửa. [3] Kinh Kalama (trong Kinh Tăng Chi Bộ III.65) http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-11426_5-50_6-1_17-78_14-1_15-1/kinh-kalama-anh-viet-thanissaro-bhikkhu-thich-minh-chau.html [4] Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin Ki-Tô Giáo và Lý Trí của Phật Giáo là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a18272/dao-nao-cung-la-dao