Friday, April 26, 2024

KHI KHÓI LỬA MẶT TRẬN LỤI TÀN

KHI KHÓI LỬA MẶT TRẬN LỤI TÀN Nguyên Giác https://thuvienhoasen.org/a41065/khi-khoi-lua-mat-tran-lui-tan Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất. Như thế, mặt trận này nằm ngay trong tâm mỗi người, và cũng là nơi tương tác của tâm với cảnh. Thắng được chính mình như thế, mới là chiến thắng tối thượng. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật giải thích trong hai bài kệ sau, theo bản dịch của Thầy Minh Châu. 103. "Dầu tại bãi chiến trường Thắng ngàn ngàn quân địch, Tự thắng mình tốt hơn, Thật chiến thắng tối thượng." 104. "Tự thắng, tốt đẹp hơn, Hơn chiến thắng người khác. Người khéo điều phục mình, Thường sống tự chế ngự." Chúng ta sống trong một thế giới đầy chiến tranh. Một thời mở ra các trang báo, đều đọc thấy các bản tin về chiến tranh. Đối với nhân loại, hình như chưa có năm nào thế giới hoàn toàn hòa bình, kể cả thời rất xa xưa, thời mà chiến binh vẫn còn ngồi trên lưng ngựa, hay phải đi bộ. Nhưng nên thấy rằng chiến tranh là những chuyện phù phiếm nhất trong đời người. Đức Phật cấm nói các chuyện như thế. Đức Phật cấm nói chuyện vua chúa, chuyện đại thần, chuyện binh lính, chuyện đàn bà, chuyện đàn ông, chuyện người chết… Nghĩa là, rất nhiều chuyện chúng ta gặp trong đời đều là chuyện nhảm, chuyện phù phiếm, chẳng cần phải nói, bất kể chuyện gọi vong, chuyện giải vong… Tại sao? Bởi vì cuộc chiến nhiếp phục tham sân si gay go lắm, Hễ sơ suất trong khoảnh khắc, các niệm tham sân si có thể lôi kéo chúng ta đi lạc nhiều kiếp. Do vậy, ngay tới vua, các bậc đại thần… cũng không là cái gì để người tu phải để tâm vào. Trong Kinh SN 56.10, trong bản dịch của Thầy Minh Châu, Đức Phật dạy rằng đừng nói các chuyện nhảm, như sau: “Này các Tỷ-kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao? Những câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.” Vậy thì, nếu có bạn trẻ nào đang mặc áo lính, nên suy nghĩ như thế nào. Dĩ nhiên, nhiệm vụ thì không tránh được, không chạy đâu được, nhưng nên tu học tinh tấn, và giữ gìn tâm từ bi đối với tất cả các chúng sanh. Đọc lại các truyện bản sanh, chúng ta thấy rằng Đức Phật cũng từng xông pha trong các trận binh lửa. Thí dụ, như truyện bản sanh Ajanna Jataka số 24, khi ngài là một chiến mã. Lúc đó, Bồ tát (tiền thân Đức Phật) từng là ngựa chiến của một vị vua. Ngựa chiến này được vua cho một cuộc sống xa hoa hơn hầu hết người dân. Thức ăn của ngựa chiến được đặt trong một chiếc đĩa vàng trị giá một trăm ngàn đồng tiền, và chuồng ngựa có xông hương thơm bốn mùi và được trang trí bằng những tấm màn màu đỏ thẫm và những vòng hoa. Một lần nọ, bảy vị vua từ các vùng đất lân cận đã bao vây vương quốc nơi Bồ tát sống và ra lệnh cho nhà vua này đầu hàng, nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh. Nhà vua thảo luận chiến lược với các cố vấn của mình và họ quyết định cách hành động tốt nhất là cử người đánh xe hàng đầu ra tác chiến với cả bảy đội quân. Nếu phương pháp này thất bại, họ sẽ xem xét kế hoạch khác. Người đánh xe, cùng với Bồ-tát và chiến mã em cùng kéo xe, đã chiến đấu một cách anh hùng, bắt được sáu vị vua, và đưa họ trở về cung điện làm tù nhân. Nhưng khi bắt được vị vua thứ sáu, Bồ tát bị thương. Người đánh xe quay trở lại cổng cung điện và bắt đầu mặc áo giáp cho một chiến mã khác. Khi Bồ tát nhìn thấy điều này, ngài tự nghĩ rằng không có con ngựa chiến nào khác uy dũng bằng ngài: nếu ngài không quay lại trận chiến, người đánh xe và nhà vua chắc chắn sẽ bị giết và vương quốc sẽ sụp đổ. Vì vậy, Bồ tát [chiến mã] bảo người đánh xe hãy băng vết thương để cầm máu, rồi họ lại lên đường và bắt được vị vua đối thủ cuối cùng. Vương quốc được cứu, nhà vua bước ra chào đón họ. Bồ Tát (thời xa xưa, chiến mã biết nói tiếng người) mới khẩn cầu nhà vua đừng giết bảy vị vua bị bắt mà hãy bắt họ thề sẽ không bao giờ gây chiến với ngài nữa. Sau đó, sau khi bảo nhà vua hãy cai trị bằng chánh nghĩa và từ bi trong suốt quãng đời còn lại của mình, Bồ tát viên tịch. Tại sao Đức Phật kể lại chuyện tiền kiếp trên? Bởi vì lúc đó, có một môn đệ của Đức Phật đột nhiên lười biếng, tu học lui sụt, thế là Đức Phật kể lại chuyện bản sanh khi ngài còn là một chiến mã, để khuyến khích tinh tấn tu học. Sau khi nghe kể xong, vị học trò kia chứng quả A La Hán. Vị vua trong truyện là tiền kiếp của ngài Ananda, vị sư thị giả của Đức Phật. Chúng ta nên nhớ rằng, nghiệp binh lửa có khi không mấy người thoát được. Bởi vì, cõi này của chúng ta là ngôi nhà lửa. Nếu bạn đang là công dân các nước đang chiến tranh, hay thậm chí đang là công dân các nước bên bờ chiến tranh, thí dụ như Đài Loan và Hàn Quốc, nghiệp lính là toàn dân. Do vậy, nói rằng đừng nói chuyện chiến tranh thì bất khả. Vấn đề là, tất cả những chuyện nên nhìn dưới con mắt nhà Phật, để kham nhẫn, để từ bi, và để tận lực giữ giới trong khả năng từng người. Bởi vì không bao giờ có chuyện các nhà sư khuyến khích người dân trốn lính. Hãy nhớ rằng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng động viên toàn dân để toàn lực cứu nước, cứu dân. Bây giờ, xin mời đọc một tích truyện khác. Đó là truyện bản sanh Pancavudha Jataka số 55. Trong kiếp đó, tiền thân Đức Phật là một vị thái tử. Ngay sau khi Bồ tát ra đời, tám trăm tu sĩ Bà-la-môn đã tiên đoán rằng ngài sẽ vừa là một nhà lãnh đạo đầy quyền lực, đức hạnh nghiêm túc, và là một chiến binh tài năng. Khi Bồ tát tròn mười sáu tuổi, cha ngài gửi ngài đến học ở Taxila. Sau khi buổi học kết thúc, vị thầy đưa cho Bồ tát một bộ gồm năm vũ khí và ngài lên đường trở về nhà. Trên đường đi, Bồ tát gặp một khu rừng nơi một con yêu tinh đang cư trú và giết chết tất cả những người yêu tinh này gặp. Mặc dù đã được cảnh báo về mối nguy hiểm này, Bồ tát vẫn không hề sợ hãi và bước vào rừng thay vì đi vòng quanh. Con yêu tinh cao như cây cọ và trông rất khủng khiếp, nhưng khi Bồ tát nhìn thấy nó, nó không chạy. Bồ tát bắn 50 mũi tên độc vào con yêu tinh, đều dính vào bộ lông dày của yêu tinh và không có mũi tên nào xuyên nổi qua da. Khi con yêu tinh tấn công Bồ tát, ngài đánh trả bằng thanh kiếm nhưng kiếm không thể xuyên qua bộ lông. Sau đó, Bồ tát dùng cây gậy của mình đập con yêu tinh, thì cây gậy này cũng bị mắc kẹt trong bộ lông xù xì của con yêu tinh. Bồ tát hét vào mặt yêu tinh rằng Bô tát sẽ nghiền nát yêu tinh này thành bụi và tung một cú đấm bằng tay phải. Nhưng, giống như các vũ khí khác, không gì xuyên qua bộ lông dày của yêu tinh, và Bồ tát tiếp tục chiến đấu, bằng tay trái, chân phải, chân trái và cả đầu nữa. Con yêu tinh khâm phục trước lòng can đảm phi thường của Bồ tát và nhận ra rằng Bồ tát không phải là người bình thường nên đã cho ngài ra đi tự do. Nhưng trước khi rời đi, Bồ tát giải thích rằng yêu tinh đã sống một cuộc sống sát nhân đầy đau khổ, dầy đặc tội lỗi từ những ngày quá khứ. Con yêu tinh xúc động, hứa rằng sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp từ đó trở đi và yêu tình thề sẽ làm như vậy. Bồ tát trở về cung điện, một thời gian sau trở thành vua, cai trị với đức hạnh và độ lượng. Lý do Đức Phật kể truyện bản sanh này, bởi vì có một môn đệ lười biếng, nên kể truyện này để kêu gọi tinh tấn, rằng bản thân phải tu luyện cho giỏi, cho siêng, mới đủ sức đánh với các con yêu tinh trên đời này, và vũ khí tận cùng vẫn là lòng từ bi. Con yêu tinh chính là tiền thân của Angulimala, một tên cướp đáng sợ, kẻ đã chặt ngón tay của mỗi người mà y giết và đeo chúng quanh cổ, và về đã trở thành một đệ tử giác ngộ của Đức Phật. Chiến tranh là một nghiệp chung của một đất nước, hay của một khu vực. Chúng ta là Phật tử tại Hoa Kỳ, là những người yêu hòa bình và đang sống trong một xã hội hòa bình, nhưng cũng không chắc gì tương lai Chiến tranh Thế giới sẽ không bùng nổ. Trong khi đó, giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng đã, đang và sẽ có mặt trong quân đội Hoa Kỳ. Tất nhiên, các em sẽ có những suy nghĩ riêng, nhưng trong cương vị những phụ huynh Phật tử, chúng ta cũng cần nhìn được vấn đề trong đôi mắt của Chánh pháp, để khi các em cần lời khuyên, chúng ta sẽ không nói nhầm lần. Riêng biệt, tự chúng ta cũng phải lo tu học cho vững vàng, để hướng dẫn được các em, rồi nghiệp tới đâu thì tùy, người Phật tử vẫn liên tục cố gắng tu học không rời. Trên đài PBS, chương trình Religion & Ethics Newsweekly trong năm 2003 đã phỏng vấn Thầy Thích Nhất Hạnh về cái nhìn của Phật giáo về bạo lực. Chương trình được chép lại trên báo World Religion News, ấn bản ngày 15/5/2015, qua bài viết “Thich Nhat Hanh Talks Violence and How Buddhists and Judeo-Christians are Connected” trong đó có một câu hỏi từ Bob Abernethy nêu lên, và được nhà sư nổi tiếng của Việt Nam trả lời, trích dịch từ bản tiếng Anh, như sau. “Hỏi: Có khi nào cần thiết phải sử dụng bạo lực để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình hoặc đất nước của mình hay không? Đáp: Nếu bạn thấy ai đó đang tìm cách bắn, để hủy diệt, bạn phải gắng hết sức của bạn để ngăn chặn người đó làm như thế. Bạn phải tận lực ngăn cản. Nhưng bạn phải làm điều đó vì lòng từ bi, vì thiện ý muốn bảo vệ, chứ không phải vì giận dữ. Đó là điểm cốt tủy. Nếu bạn cần dùng tới vũ lực thì bạn phải dùng vũ lực, nhưng bạn phải bảo đảm rằng bạn hành động vì lòng từ bi và vì thiện ý muốn bảo vệ, chứ không phải vì giận dữ.” (Hết trích dịch) Cả thế giới đều biết rằng Phật giáo yêu chuộng hòa bình. Do vậy, một câu hỏi thường gặp tại Hoa Kỳ là, làm thế nào một người thực hành Phật pháp mà có thể ở trong quân đội được. Bài viết nhan đề "Do you believe a person can practice Buddhism and be in the military?" (Bạn có tin rằng một người có thể tu học Phật pháp và là một quân nhân không?) trên tạp chí Lion's Roar ấn bản ngày 1 tháng 3/2007 đã phỏng vấn 3 vị thầy Hoa Kỳ. Nơi đây, chúng ta trích dịch lời của Thầy Ringu Tulku Rinpoche, một Lạt ma thuộc dòng Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Thầy Ringu Tulku Rinpoche trả lời như sau: “Thực hành Pháp không dành cho bất kỳ nghề nghiệp, giới tính, lục địa, màu da, quốc gia, đẳng cấp hay cộng đồng cụ thể nào. Thực hành Pháp dành cho tất cả mọi người và bất kỳ ai cũng có thể thực hành nó ở mức độ nào đó mà họ cảm thấy thoải mái. Một người trong binh nghiệp có thể thực hành Phật pháp giống như bất kỳ ai khác. Dĩ nhiên, một số Phật tử có thể do dự trong việc chọn binh nghiệp, vì nó đòi hỏi phải giết khi thực sự cần thiết. Nhưng mục đích chính của quân đội là bảo vệ đất nước và duy trì hòa bình. Và trong nhiều trường hợp, đây thậm chí không phải là một sự lựa chọn. Dù nghề nghiệp của một người là gì, người đó có thể làm công việc đó một cách lương thiện, từ bi và vì lợi ích của người khác trong trái tim mình. Chánh mạng là rất quan trọng, và thật tốt khi cố gắng tìm một nghề mang lại hạnh phúc tốt hơn cho nhiều người và không liên quan đến việc gây ra những điều có hại, nhưng điều đó không có nghĩa là một người không trong một nghề hoàn toàn bất bạo động thì không thể tu tập Phật pháp. Tôi nghĩ việc thực hành Pháp thậm chí còn cần thiết hơn đối với những người trải qua những biến cố đau thương, như trải qua những trận chiến quân sự có nhiều chết chóc và đau khổ. Tu học Phật pháp không phải là làm việc này hay làm việc kia. Nó chính là về cách bạn sống cuộc sống của bạn trong từng khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kia, từng ngày, trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn đang hiện trú. Nó chính là về cách bạn chuyển hóa cách bạn hiện hữu, cảm xúc, phản ứng và khuynh hướng thói quen của bạn. Bất bạo động là tinh yếu của Phật giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đầu hàng trước bất công, hay không thể nói hay làm bất cứ điều gì nếu người dân đang phải gánh chịu bạo hành thảm khốc. Ý niệm về một vị Bồ Tát là phải uy dũng và can đảm, làm việc và chiến đấu vì lợi ích của chúng sinh mà trong tâm không sân hận bất kỳ ai. Khi ai đó làm hại bạn, bạn không nên ghét người kia, mà nên hiểu rằng người đó đang bị cơn giận chi phối, và trong khi những hành động tiêu cực của người đó đang làm hại bạn một chút, các hành động đó còn làm hại anh ta nhiều hơn. Anh ta không nên là đối tượng của hận thù mà phải là của lòng từ bi. Do vậy, bạn vẫn có thể yêu thương anh ta và giữ được tâm không hận thù. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên khuyến khích người đó hành động xấu và cho phép anh ta gây hại cho mọi người xung quanh, kể cả cho chính anh ta. Tìm cách ngăn cản anh ta thực hiện những hành động tiêu cực, ngay cả với một số sức mạnh, có lẽ sẽ hữu ích hơn cho anh ta.” (Hết trích dịch) Khó, thực sự là khó để sống như một Phật tử. Nhưng đây là con đường hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu có bạn trẻ nào còn do dự, nghĩ rằng Phật pháp mênh mông, chưa biết nên tu học thế nào cho tiện dụng với đời sống bận rộn trong quân ngũ, xin mời thường trực nhìn vào tâm để thấy rằng Niết bàn chính là tâm không tham, không sân, không si. Bạn có thể nhìn tâm thường trực như thế dù là ở trên tàu chiến, trên quân xa, hay ở chiến hào. Từ bi cũng sẽ tự động lớn dậy theo tâm này. Đức Phật cũng dạy một pháp nhìn tâm đơn giản khác, mà nhiều bạn có thể sẽ thấy thích nghi. Trọn cuốn Kinh Kim Cương được tóm gọn trong 4 câu Pháp Cú sau, rằng hãy thấy trong tâm đừng nắm giữ, đừng nương tựa, đừng dính mắc bất cứ thứ gì trong quá khứ, vị lai và cả hiện tại. Bản dịch của Thầy Minh Châu như sau: 421 "Ai quá, hiện, vị lai Không một sở hữu gì, Không sở hữu không nắm, Ta gọi Bà-la-môn." Bất kỳ ai sống thường trực như thế, khói lửa sẽ sớm lụi tàn trong tâm của bạn. Nguyên Giác (Viết trong những ngày cuối tháng 4/2024)

Thursday, April 25, 2024

30/4/1975

Giải phóng miền Nam 30/4/1975; Những thước phim do phóng viên Pháp thực hiện https://www.youtube.com/watch?v=b05ur5DW8z4 THVL l Phim tài liệu: 30/4/1975 - Một góc nhìn khác https://www.youtube.com/watch?v=IZKwdoINPvM 30-4-1975: Những khoảnh khắc lịch sử tại Hà Nội | VTV24 https://www.youtube.com/watch?v=Rf6icc2p_98 Hào khí tháng Tư | VTV24 https://www.youtube.com/watch?v=6w39MvtEgpA Phóng sự chiến tranh Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=g_zsE-e_yek

MẸ TÔI

MẸ TÔI https://www.youtube.com/watch?v=GS1JgaBBN2Y"

Friday, April 19, 2024

Võ Quang Yến (25.6.1928 – 10.4.2024)

Võ Quang Yến (25.6.1928 – 10.4.2024) Người đam mê khoa học và yêu Huế Thưở học sinh những năm 50 ở Sài Gòn, tôi được đọc nhiều bài của tác giả Võ Quang Yến trên tạp chí Bách Khoa. Sang Pháp được vài năm, tôi tập tành viết cho tạp chí Khoa học Kỹ thuật của Hội cùng tên mà anh Yến làm chủ tịch, được mời tham gia đại hội của Hội dự trù ở nhà Đông Dương, cư xá quốc tế đại học, đường Jourdan, quận 14. Chỉ thoáng gặp anh : cuộc đại hội không thành, Hội bị chính quyền De Gaulle giải tán. Đó là khoảng cuối năm 1960, nếu tôi nhớ không lầm. Trước đó, năm 1959, họ đã giải tán hội Liên hiệp Việt kiều, trong khi suốt những năm kháng chiến, phong trào Việt kiều vẫn hoạt động mạnh mẽ, khi công khai, lúc bán công khai hay trong vòng bí mật. Lý do “dễ hiểu” : chính quyền Pháp muốn giao hảo với chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở miền Nam nước ta. Nhưng từ đó mà giải tán cả một hiệp hội thuần túy khoa học kỹ thuật thì cũng hơi bị “khó hiểu”. Biết đâu nhờ thế mà anh Yến có thời giờ tập trung nghiên cứu trong ngành hóa học hữu cơ. Năm 1962, anh bảo vệ luận án tiến sĩ “Contribution à l’étude des additions sur les composés acétyléniques : chloroformylation des arylacétyléniques : hydratation des diacétyléniques” (mà Google dịch là : Góp phần nghiên cứu việc bổ sung các hợp chất acetylenic: cloroformylation của arylacetylenics: hydrat hóa diacetyls). Đặc nhiệm nghiên cứu rồi giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS), anh giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu tại trường Cao đẳng quốc gia hóa học Paris (ENSCP). Đam mê khoa học gắn kết với tình nghĩa phu thê : chị Liliane Kouscher là đồng nghiệp, cùng lãnh vực, giáo sư trường ENSCP, rồi Đại học Pierre & Marie Curie (Paris VI), và say mê ngôn ngữ & văn hóa Việt Nam, say mê quê hương xứ Huế của chồng. Anh Võ Quang Yến là sáng lập viên và nhiều năm làm chủ tịch Hội những người yêu Huế. Cùng với những bài phổ biến khoa học và văn hóa đăng trên các báo, Võ Quang Yến là tác giả của nhiều cuốn sách : - Nói chuyện khoa học, Saigon, Cơ sở Phạm Quang Khai, Tủ sách Tiến Bộ, 1968. - Vũ trụ và không gian, Saigon, Cơ sở Phạm Quang Khai, Tủ sách Tiến Bộ, 1968. - Giáo dục tính phái, Saigon, Lửa Thiêng, 1973. - Gửi thương về Huế, Hà Nội, Văn Học, 2006. - Cây nhà lá vườn, Đà Nẵng, 2014-2015. - Champa một thuở, Paris, Chim Việt Cành Nam , 2018.- - L’alimentation de la salangane à nid blanc Aerodramus fuciphagus germani au Viêt Nam, 28ème Colloque francophone d’ornithologie, Namur 28-30 nov. 2003 (viết chung với J.F. Voisin và Nguyễn Quang Phách) Anh là cộng tác viên thường trực của trang mạng Chim Việt Cành Nam (gần 100 bài viết) cũng như của Diễn Đàn (hơn 90 bài). Anh viết không ngừng nghỉ, ngay cả trong những năm anh chị vào sống ở Viện dưỡng lão Sceaux (mà anh gọi là Xô Thành), và sau ngày chị Liliane từ trần (năm 2021). Source:

Monday, April 15, 2024

The ingredients for a longer life

The ingredients for a longer life 12 May 2020 By David Robson,Features correspondent People from some of the longest lived communities in the world tend to have diets high in fruit and vegetables (Credit: Alamy) A handful of small towns have remarkable longevity. What is it about their lifestyle that can increase your chances of living to 100? One is a town surrounded by tropical forest and beaches popular with surfers, two are craggy islands in the turquoise waters of the Mediterranean, the fourth is at the tail of the Japanese archipelago, while the last is a small city in California whose name means “beautiful hill”. At first glance, there might not seem much to link these five locations – Nicoya in Costa Rica, Sardinia in Italy, Ikaria in Greece, Okinawa in Japan and Loma Linda in California. They are scattered in different corners of the world and could not look more different. But for anyone wanting to live a long and healthy life, these are perhaps the five best places to have been born. These are the so-called Blue Zones, where people’s chances of living to 100 years old is ten times higher than the US average. You might also like: • Why we get nicer as we get older • How our tastes change as we age • Costa Rica’s plan for a long and happy life The term Blue Zone first originated with the Italian epidemiologist Gianni Pes and the Belgian demographer Michel Poulain, who were investigating rates of mortality in Sardinia. Marking regions of high longevity in blue in the early 2000s, they found a cluster of particularly high life expectancies in the province of Nuoro on the island. Working with the American journalist Dan Buettner, they since identified a handful of other regions across the world – work that spawned a best-selling book on the subject in 2008. Getting plenty of daily exercise may be one of the keys to the long life enjoyed by centenarians in Blue Zones around the world (Credit Alamy) In the subsequent 12 years, many scientists have continued their research into the Blue Zones, with many intriguing hypotheses about what might explain the longevity in these regions. The lifespan lottery Let’s first explore the general patterns. As Buettner explored in his original book, the lifestyles of people across the Blue Zones share certain characteristics. The first is diet. Particularly in the past, many people in the Blue Zones tended to eat in moderation. In Okinawa, for example, the elderly people follow the ancient rule of “Hara hachi bu” – eating only until the stomach is 80% full. (According to scientific studies, that translates to around 10% fewer calories than the current recommendations for the average adult.) And this seems to slow ageing. Long-term animal studies by Rozalyn Anderson, who researches metabolism and ageing at the University of Wisconsin, have shown that macaques following similar “calorie restricted” diets and have a markedly lower risk of age-related diseases such as cancer, diabetes and heart disease. They even look younger – the macaques’ fur took longer to turn grey, for example. In Okinawa, the elderly people follow the ancient rule of “Hara hachi bu” – eating only until the stomach is 80% full We don’t yet understand the full mechanisms behind these effects, though calorie restriction seems to reduce the build-up of the toxic free radicals that are normally the result of our metabolism, and which can damage our cells. Some scientists have argued that the body also experiences the reduced calorie consumption as a very mild stress, which shifts its signalling to focus on the maintenance of cells (rather than, say, building new tissue). According to Diddahally Govindaraju, a geneticist at Harvard University, in Boston, Massachusetts, this decreases the risk of forming damaging mutations in our DNA, which could lead to diseases like cancer. “Calorie restriction appears to reduce DNA damage and improve DNA repair,” he says. “And genome integrity appears to be a feature among centenarians.” Besides being fairly frugal, the diets in the Blue Zones are mostly plant-based, which can contribute to greater heart health. Spiritual connection In addition to their eating habits, of equal importance are the social lives these centenarians enjoy: the people in the Blue Zones tend to live in highly integrated communities. It is now well accepted that a sense of social connection helps to reduce the effects of stress, while the responsibility of maintaining those friendships encourages greater overall mental and physical activity. In one meta-analysis, Julianne Holt-Lunstad, a psychologist at Brigham Young University, in Provo, Utah, found that the quality of our relationships are as important to our health as exercise or diet. Watch BBC Reel’s series of three films exploring the lives of Sardinia’s centenarians and the unique benefits of their genetic and cultural isolation. Religion offers one important source of social connection in the Blue Zones. The people of Loma Linda are mostly Seventh-Day Adventists, for instance, while the Nicoyans and Sardinians are Catholics, the Ikarians are Greek Orthodox, and in Okinawa, the locals practice the Ryukyuan religion. Writing a paper for the American Journal of Lifestyle Medicine, Buettner described how all but five of the 263 Blue Zone centenarians he had interviewed were part of some kind of spiritual community. (Read more about how the Nicoyan way of life contributes to their longevity.) Social interaction and spirituality were both found to be common among 100 year olds in places like Okinawa (Credit: Alamy) In addition to the social connection they can provide, religious practices also offer a sense of purpose to life, and offer solace during upset, which together are thought to add between one and five years to believers’ life expectancy. That’s bad news for atheists, of course, but there may be other ways that people without faith can enjoy the same benefits. Some cities already have secular assemblies that offer time for contemplation, meditation and social support from like-minded individuals, which should, in theory, have many of the same life-enhancing effects without the belief of divine intervention. The awe we experience in nature may also have similar benefits. Time for a brew? Beyond these broad similarities between the Blue Zones, some of their more unique quirks can also give us some hints at the secrets of exceptional longevity. When it comes to the specific elements of the diet, for instance, it’s interesting to note that on the Greek island of Ikaria, the population is known to drink a few cups of tea and coffee a day, and this seems to be associated with reduced cardiovascular disease in the region. The finding would seem to fit with longitudinal studies from elsewhere showing that drinking a few cups of these hot drinks a day can reduce the risk of problems like cardiovascular disease. This may be due to the fact they contain many micronutrients, such as magnesium, potassium, niacin and vitamin E, that act as antioxidants, mopping up toxic free radicals that may be behind many diseases. Greek coffee – made by boiling a fine grind in a tall narrow pot – is thought to be especially good for the body since it releases polyphenols, known as chlorogenic acids, which reduce inflammation throughout the body. Inflammation contributes to many age-related diseases, such as promoting the growth of plaques in your arteries that lead to heart attacks and strokes, so the regular consumption of an anti-inflammatory polyphenols like the chlorogenic acids could reduce that damage. They don’t even eat as much fish as you might expect for people living on an island – Christina Chrysohoou These drinks are also associated with a lower risk of type II diabetes. Through various pathways, compounds that have anti-inflammatory and antioxidant properties – such as chlorogenic acids – appear to stabilise our blood sugar levels, by regulating our cells’ energy uptake and preventing them from developing insulin resistance – a precursor to diabetes. “It promotes the beneficial metabolism of glucose,” says Christina Chrysohoou at the University of Athens, Greece, who was a lead author on the study of cardiovascular disease in Ikaria. Caffeinated drinks certainly aren’t a guaranteed elixir of life. But combined with a moderate, low-calorie diet, they may contribute to a longer and healthier existence. Like the food in Okinawa and Sardinia, the diet in Ikaria is notably low in meat and high in fresh fruit and vegetables. “They don’t even eat as much fish as you might expect for people living on an island,” says Chrysohoou. Bitter-sweet solutions Along similar lines, the exceptional longevity of Okinawa’s residents has generated lots of interest in two of its most common ingredients: the sweet potato and the bitter melon – that may have life-extending properties. While rice is the staple carbohydrate for most of Japan, the sweet potato has long been the most common carb on Okinawa since it was first introduced in the 1600s. Unlike foods such as white bread, it has a low glycaemic index, meaning that its energy is released slowly into the bloodstream. It is also dense with nutrients like vitamins A, C and E: antioxidants that can mop up damaging free radicals, and which also reduce inflammation. The sweet potatoes’ potassium content helps to reduce blood pressure. The tuber is also high in fibre (which is essential for a healthy gut microbiome) and low in cholesterol and saturated fat, all of which should reduce the risk of chronic disease. (Read more about how a high-carb diet may explain why Okinawans live so long.) Greek coffee is thought to be particularly good for human health due to the anti-inflammatory compounds it contains (Credit: Alamy) The bitter melon, meanwhile, looks a bit like a knobbly cucumber, with a taste a little like black tea. It is used in a variety of dishes – from salads and tempura to juice drinks. Like the Greek coffee drunk in Ikaria, it contains compounds that may stabilise glucose uptake and metabolism, reducing the risk of insulin resistance and type II diabetes. There may be many more examples in years to come. Nutrient-dense marine organisms like seaweed, algae and kelp – all of which are consumed in Okinawa – are also attracting increasing interest for their potential to stave off age-related diseases, for instance. A lifegiving landscape Less researched, but equally tantalising, is the possibility that the very place where these people live may hold some clues to their exceptional longevity. The Sardinian Blue Zone, for example, lies in incredibly mountainous, and breath-takingly beautiful, regions of the island – often called the “Selvaggio Blu” (Blue Wild) to describe the rugged terrain sweeping straight from the coast. Most of the centenarians living in Sardinia were farm workers, leading Pes and Poulain to speculate that the steep slopes increased the physical activity of their already demanding day-to-day lives. They were athletes thanks to the natural landscape and a traditional way of life. The village with the key to long life Across the Aegean, Chrysohoou has been intrigued by the presence of low but significant levels of radioactivity on the Blue Zone in Ikaria. The island is essentially divided into two geologically distinct zones: the east, formed of sedimentary metamorphic rock, and the west, which lies on a bed of granite that leaks radioactive radon into its famous springs. Amazingly, the longevity of the population appears to be highest in those slightly radioactive regions, while the people in the east have slightly lower lifespans. (Those springs in the west of the island are even said to produce “immortal water” by locals.) This could be a mere coincidence but Chrysohoou points to research in the US, which have also found this puzzling correlation between low levels of environmental radiation and longevity. Amazingly, the longevity of the population appears to be highest in those slightly radioactive regions “The Rocky Mountain States, for example, have a lower prevalence of cancer death compared to the Gulf States,” says Chrysohoou – yet the background radiation in Idaho, Colorado and New Mexico is around three times as high as the natural background radiation in Louisiana, Mississippi and Alabama. A few animal studies have also found that a very low dose of radiation can induce an anti-inflammatory response and DNA repair – possibly in the same way that the small but beneficial stress of caloric restriction can trigger protective mechanisms within cells. For the time being, the finding remains a curiosity. Many more studies would have to confirm that these patterns cannot be explained by other factors and their potential mechanisms; Chrysohoou certainly isn’t suggesting that radioactive drinks might be the elusive elixir of youth. “It is rather dangerous to expect that radioactivity is good for your health,” she admits. The moderation principle Clearly, exceptional longevity of the Blue Zones can’t be restricted to a single magic ingredient, but is the combination of many factors – some of which are shared between the regions, and some of which are unique to each individual place. While that may not be as enticing as the discovery of a miraculous anti-ageing elixir or superfood, there are nevertheless many ways we could learn from these discoveries. Eating moderately with plenty of fruit and vegetables, exercising plenty, drinking coffee and tea, and finding space for spiritual solace (whether that’s church or a long mountain walk) – these are things that we can all build into our daily lives.

Sunday, April 14, 2024

ĐI TÌM Quest

ĐI TÌM Nguyên Thuần Đã lâu lắm rồi "tôi" đi tìm "tôi" hành trình nổi trôi trải muôn vàn kiếp rong ruổi trầm luân lang thang sáu cõi mong manh sương khói chợt đến chợt đi còn lại chút gì giọt nước hải hà giữa biển bao la lạc loài thân xác biết đâu là nhà Đã lâu lắm rồi "tôi" đi tìm Người giữa nơi trần thế lận đận lao đao thuyền nan lạc lối ngụp lặn ba đào lênh đênh vô định đâu là bến bờ đâu ánh hải đăng giữa đêm tăm tối soi sáng nẻo về thôi kiếp vong thân phong trần cùng tử Giữa vùng thinh lặng một tiếng chuông ngân xua tan mộng mị một miền cô tịch lặng lẽ thanh nghiêm ở đây bây giờ theo dòng hơi thở "tôi" tìm thấy "tôi" như một dòng chảy gợn sóng lăn tăn chợt đến chợt đi chẳng lưu vết gì "tôi" ẩn "tôi" hiện như bọt như sương cầu vồng lấp lánh hư vô mong manh Giữa vùng thinh lặng một tiếng chuông ngân xua tan mộng mị một miền cô tịch lặng lẽ thanh nghiêm "tôi" nhận biết Người ở đây bây giờ rạng rỡ mặt trời an bình hạnh phúc là nơi nương trú miên viễn cho "tôi" và cho muôn loài Dòng sông mãi trôi bao giờ dừng lại thôi kiếp lưu đày này "bạn tôi" ơi ? Mùa Phật Đản 2018

Ông Giao Chỉ và giấc mơ để lại cho mai sau

Ông Giao Chỉ và giấc mơ để lại cho mai sau Tuấn Khanh (Ảnh Cao Trí)
Có một bức ảnh nhỏ được trưng bày ở ngay lối vào của Viện Bảo tàng người Việt tại San Jose. bức ảnh có nội dung đơn giản, lọt thỏm giữa những hình ảnh gai góc, dữ dội nhất của Viện Bảo tàng, hút trọn ánh nhìn của người khác. bức ảnh ghi lại khoảnh khắc những đứa trẻ Việt Nam ngày đầu ly hương, bộn bề giữa miếng ăn và những điều mới mẻ đánh vật với đời hội nhập, được dắt dìu vào bài học chữ Việt.
Căn cước của chúng ta – những hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa Bức hình được chụp ở Falls Church, Virginia, cho thấy những năm tháng di dân đã bước vào giai đoạn tương đối ổn định. Việc tìm về nguồn cội được những con người tất tả chạy khỏi quê hương với những mất mát đau đớn – thậm chí là những khoảng trắng không thể điền vào được bất kỳ một mô tả nào – đã bắt đầu được dựng lại với bài học về ơn nghĩa sinh thành. Không có kể lể về sự thương đau hay ẩn chứa hận thù nào. Bức ảnh sống động như một lát cắt về sự hình thành của cộng đồng người Việt Nam đến Mỹ sau năm 1975. Có hàng ngàn những bức ảnh như vậy mô tả hình ảnh người Việt dựng một quê hương mới ở Bắc bán cầu, mà Việt Museum đang gìn giữ. Mọi thứ giống như một bài diễn từ câm lặng nhưng sục sôi và đầy sức sống của hàng triệu con người buộc phải rời khỏi ngôi nhà của mình dấn thân ra biển. Mùa hè 2023, khi đến thăm Việt Museum, nằm ở 1650 Senter Rd, San Jose, nhóm phóng viên Saigon Nhỏ thấy một chiếc thuyền vượt biên từ miền Tây Việt Nam được phục dựng, nằm bên hông Viện Bảo tàng. Chiếc thuyền dài chỉ có mấy mét, chứa 5-7 con người, vượt những cơn bão khổng lồ gấp vài chục lần sức chịu của nó, nhưng rồi cũng đã đến được bờ đại dương mới. Bằng một niềm tin và niềm hy vọng kỳ lạ nào đó, những công dân Việt Nam Cộng Hòa vô danh mới đủ sức mạnh sinh tồn lạ thường như vậy. Trong Viện Bảo tàng có những ghi chú về thuyền nhân Việt Nam ra biển: Có một thời bức ảnh Mẹ Quan Âm cưỡi con rồng đen, hiện ra cứu độ những chiếc thuyền mỏng manh giữa biển, được truyền khẩu như một huyền thoại, khiến những gia đình xuống thuyền thường bí mật mang theo bức ảnh đó trong túi áo như một niềm hy vọng giữa đêm đen. Những câu chuyện nhỏ và xao động lòng người như vậy, liệu có ai còn nhớ qua những năm tháng bắt đầu cơm no áo đủ? (Ảnh Cao Trí)
Cũng như chiếc thuyền nhỏ chở quá nhiều niềm hy vọng và chứng cứ về những sự tồn tại cần thiết, Việt Museum khởi đầu chỉ là một gian phòng nhỏ dung nhận những kỷ vật được góp nhặt bởi những di dân Việt, nay mỗi lúc lớn dần, và thậm chí là lớn hơn cả trong sức tưởng tượng của ông Giao Chỉ cùng những người đang gìn giữ nó. Lúc đầu, Viện Bảo tàng chỉ khiêm tốn gìn giữ những ký ức vật thể với hai tiêu chí: Thuyền Nhân và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng thời gian trôi qua, dữ liệu mỗi lúc một nhiều và trách nhiệm phát sinh mỗi lúc một lớn. Giờ đây Viện Bảo tàng ôm cả trong mình lịch sử khởi đầu của những người Việt đầu tiên tới Mỹ từ thế kỷ 19, cho đến lịch sử không thể lãng quên được của hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đến tận những biến cố về sau. Ký ức lịch sử, hiện thực cho thế hệ mai sau Một trong những sự nối kết rất ngẫu nhiên giữa ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc và Viện Bảo tàng là bởi hơn 30 năm làm công việc cho cơ quan tổ chức định cư di dân IRCC (Immigrant Resettlement and Cultural Center), ông Giao Chỉ nhận được cũng có, sưu tầm được cũng có, những di tích về Việt Nam Cộng Hòa và thuyền nhân. “Tôi trưng bày với tính cách tài tử thôi, rồi ngày càng thấy nhiều di vật cho nên có nhu cầu phải có một viện bảo tàng. Nhưng mà trước khi có viện bảo tàng thì phải sáng tác thêm những tượng đài với lại vẽ những hình. Tới năm 2004 thì chúng tôi bắt đầu ký kết để có một chỗ ở San Jose History Park, sửa chữa lại thành Viện Bảo tàng”, ông Giao Chỉ kể. (Ảnh: Cao Trí)
Một trong những công việc đầy ám ảnh mà ông Giao Chỉ phải làm, đó là phải sưu tập cho đủ những số liệu chính xác phối hợp từ các cơ quan của Hoa Kỳ, kể cả Liên Hiệp Quốc, để tìm ra có bao nhiêu người Việt đã chết trên biển và có bao nhiêu người đã ra đi để đến được bến bờ tự do. Cũng là một thuyền nhân đến Mỹ từ năm 1976, ông Giao Chỉ đã thu thập về những người có cùng số phận với mình, kể cả những người không may, để làm thành một hệ thống dữ liệu lịch sử như bức tường đá đen của người Việt trong thế kỷ 20. “Phối hợp tất cả tài liệu, kết luận cuối cùng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tổng kết là 964,000 người Việt đã đi trong năm đợt. Đó là lịch sử của 20 năm thuyền nhân tị nạn. Theo ước tính của tôi, có lẽ vào khoảng 300,000 người đi mà không tới, kể cả những người bị chết trên đường bộ và đường biển, nhưng mà đa số là đường biển”, ông Giao Chỉ trầm ngâm kể lại. “Tất cả chúng ta là công dân của một nước cộng hòa bị hủy diệt. điều mà tôi ấp ủ đó là dựng lại tất cả những gì thuộc về hành trình của một cộng đồng, và giá trị của một linh hồn tự do Việt Nam bất diệt không thể nào mất đi. mục đích của Việt Museum thật sự rất đơn giản nếu nói ra: đó là làm rõ căn cước và nguồn gốc của chúng ta – những công dân và hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa”, ông Vũ Văn Lộc, hay còn được biết đến với cái tên Giao Chỉ, chậm rãi nói. Một trong những tác phẩm đắc ý của ông Giao Chỉ, là việc tạo nên một hải đồ bằng đồng, mô tả những nơi khởi hành và điểm đến của lịch sử thuyền nhân Việt Nam, được trưng bày nổi bật ở lối vào của bảo tàng. Tấm hải đồ phác thảo một thế giới không khoan nhượng để tìm đến tự do, nơi những công dân Việt Nam Cộng Hòa quyết ra khơi tìm quê hương thứ hai của mình. “Nếu bây giờ chúng ta không thu thập và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mới về điều này, thì lịch sử và hành trình của hàng triệu người tị nạn sẽ biến mất,” ông Giao Chỉ nói. “Tất cả sẽ biến mất.” Rất nhiều người, kể cả không phải là người Việt, khi đến Viện Bảo tàng đã đứng nhìn, trầm ngâm rất lâu khi được biết về ý nghĩa của tấm hải đồ này. (Ảnh: Cao Trí)
Tinh thần của Viện Bảo tàng là để lại một di sản và những ký ức lịch sử hiện thực cho thế hệ mai sau. Điều ngạc nhiên mà ông Giao Chỉ kể, là ông đã tìm thấy được sự đồng điệu từ rất nhiều người làm đủ ngành nghề, để cùng góp sức xây dựng nên một Viện Bảo tàng tương đối đầy đủ và khang trang như ngày hôm nay. “Tôi biết ơn vì đã được một nhóm nghệ sĩ, các điêu khắc gia, các họa sĩ cùng góp sức thực hiện. Và các anh em cũng nói rằng không muốn để tên tuổi. Các anh nói là tất cả vì công việc chung cho mai sau”, ông Giao Chỉ nhấn mạnh tiêu chí mà ông cùng mọi người thực hiện theo đuổi, “Chúng tôi muốn kể lại những chuyện gì đã xảy ra, quan trọng nhất là tự do – dân chủ – nhân bản và trung thực. Cái đó là lịch sử”. Ông Giao Chỉ đã bắt tay vào sứ mệnh của mình bằng hai bàn tay trắng. Việc thuyết phục chính quyền sở tại cũng như những cư dân Việt Nam đang mệt mỏi với cuộc sống mới, qua việc đóng góp cho một Viện Bảo tàng, là điều thực sự rất khó khăn. Ông đã quyết định bán cả căn nhà của mình để có nguồn ngân sách đầu tiên xây dựng và sửa chữa Viện Bảo tàng. Năm 2007, Việt Museum chính thức mở cửa đón khách và gây được sự chú ý lớn từ cư dân lẫn các chính khách Hoa Kỳ. Cùng góp sức, có dân biểu Zoe Lofgren, Giám sát viên Hạt Santa Clara Cindy Chavez và cựu Dân biểu Mike Honda, cùng những người khác. Viện Bảo tàng VNCH, nơi dẫn lối về nguồn cội Khi được hỏi rằng liệu Viet Museum rồi sẽ chỉ là một nơi để hoài niệm của những người đã gắn bó cuộc đời của mình với hai nền Cộng hòa ở Việt Nam hay có thể tác động gì được đến giới trẻ ngày hôm nay hay không, ông Giao Chỉ cười với sự thú vị, nói rằng ông cũng nghĩ đến điều này từ đầu, và vận động đưa Việt Museum vào danh sách hoạt động ngoại khóa, để có thể kết nối với giới trẻ ở Hoa Kỳ nói chung. “Viện Bảo tàng của chúng tôi có chương trình rất đặc biệt là mời tất cả trẻ em và sinh viên – đặc biệt học sinh Việt Nam ở toàn thể vùng Bắc Cali này đến thăm viếng, vì chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho thế hệ tương lai để các em biết thuyền nhân là ai, Việt Nam Cộng Hòa là như thế nào, và tại sao chúng ta có mặt ở nước Mỹ này. Trong năm qua chúng tôi đã mời được sáu hội sinh viên Việt Nam ở các đại học ở đây về thăm. Và đặc biệt là chuyến viếng thăm của 180 sinh viên trường Stanford”, ông Giao Chỉ kể. Những kỷ vật trong Viet Museum (Ảnh: Cao Trí)
Ông thuật thêm một chi tiết rất cảm động: “Trong số các em đó, có hai em mà mới đầu tôi tưởng là dân Á Châu khác, nhưng sau cùng mới biết là hai em sinh viên Việt Nam. Cả hai đã ôm nhau khóc trước bức tranh thuyền nhân. Các em nói, mẹ của một trong hai em là thuyền nhân mà các em không bao giờ biết đến chuyện thuyền nhân như thế nào, cho đến khi đến thăm Viện Bảo tàng thì họ mới hiểu. Cả lớp lúc đó mới biết các em này là con em của thuyền nhân và các em sắp sửa tốt nghiệp cử nhân Đại học Stanford về chính trị học”. “Giờ thì hàng trăm em, có khi đến cả ngàn em mỗi tuần đến thăm theo chương trình chung được nhà trường tổ chức. Nhưng điều chúng tôi rất muốn là đón khách từ Việt Nam”, ông Giao Chỉ nói, và ngầm chứa trong đó một niềm kiêu hãnh của một quân nhân từ một quốc gia đã bị hủy diệt, để cho thấy rằng mọi thứ thuộc về quốc gia đã biến mất trên bản đồ chính trị thế giới đó bây giờ vẫn sống và vẫn được lưu truyền. “Chúng tôi phải mở cửa cho những người bốn phương trời cũng như những người ở Việt Nam không hề biết Việt Nam Cộng Hòa là gì, và thuyền nhân là ai. Có nhiều gia đình quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa mà hiện giờ vẫn còn ở Việt Nam sang thăm gia đình ở đây đã đến Việt Museum và họ rất ngạc nhiên, rất cảm động khi nhìn thấy bà con mình trước kia đã sống chết vượt biên như thế nào. Họ thậm chí rất xúc động khi nhìn thấy lá cờ vàng và quân phục của miền Nam VNCH!” Tính trung dung và hoàn toàn phục vụ giá trị lịch sử thuần túy là điểm mạnh nhất của Việt Museum. Khi dạo qua những tranh tượng và mô hình về những người tù cải tạo, với những vật dụng thời khốn khó nhất từng giúp hun đúc và nuôi lớn những trí thức người Việt hải ngoại đóng góp vào sự phát triển của Hoa Kỳ, ông Giao Chỉ cũng được hỏi là liệu đây có là dấu tích của lòng căm thù? Ông Giao Chỉ năm nay đã hơn 80 tuổi. Điều ông vô cùng lo lắng rằng không biết về sau này những người thừa kế sẽ tiếp tục gìn giữ Việt Museum và phát triển nó ra sao. “Thử tưởng tượng 50 năm, 100 năm sau, nếu cả trăm triệu dân Việt Nam không hề biết Việt Nam Cộng Hòa và thuyền nhân ra làm sao. Tôi mơ về một nước Việt Nam bình an”, ông Giao Chỉ nói, đôi mắt nheo nheo, “dân tộc mình đã phải cầm súng, giết nhau và hận thù quá lâu rồi”. (Ảnh: Cao Trí)
Một trong những trưng bày tâm đắc của ông Giao Chỉ là bộ sưu tập bốn cây súng của hai phía Nam-Bắc đối đầu nhau. Trong chiến tranh, hình ảnh tiêu biểu là người lính và cây súng, nhưng người Việt Nam không làm ra súng để giết nhau. Việt Museum giữ lại bốn cây súng tiêu biểu của Nga, Trung Quốc, Pháp và Mỹ – những khẩu súng đã được đặt vào tay thanh niên Việt Nam để đánh nhau suốt 30 năm, làm cho ba triệu người chết. Ông Giao Chỉ lắc đầu, “một cuộc chiến quá nhiều mất mát và vô nghĩa”. Niềm mong mỏi cuối cùng của ông Giao Chỉ là Viện Bảo tàng của ông không chỉ trở thành một phần di sản của người Việt hải ngoại mà nó cần phải được phát triển mạnh hơn. Ông mong muốn mọi người cùng góp tay góp sức, giúp làm đầy đặn và sâu thẳm về những gì mà người Việt đã mất, và còn lại với nhau. The Viet Museum (the Museum of the Boat People & the Republic of Vietnam) -Kelley Park, 1650 Senter Rd, San Jose, CA 95112 -Phone: (408) 287-2290 -Email: vietmuseumsj@gmail.com Source: vietmuseumsj