Tuesday, May 31, 2016

Trinh Cong Son X



Life in Solitude
I met TCS the last time when I came back to visit Vietnam during the remaining days of 1999.  Son sat at a small table in the yard of the Association of Artists, Writers and Musicians in Saigon.   I still could recognize his kind smile, which now had a touch of melancholy, and his warm, noble and gentle manners with his tortoise-rimmed glasses.  In front of me was a tired, illness-strickened TCS in his sixties, whose eyes occasionally got brightened whenever he heard news about friends. Son asked me about friends in France and in the USA.  He also mentioned those living in Vietnam, some were still alive while others already passed away.  With his body hidden in the oversized loose shirt, Son said: "I now weigh only 39 kilograms."  Alcohol had destroyed his liver so badly that there was no cure to save him.  Somebody suggested that he go abroad to get liver transplant, but he refused.  He said he felt very weak,  with frequent bouts of dizziness due to hypotension.
While talking with me, TCS occasionally paused to say Hello to those around him.  One musician, author of the well-known song entitled "Echoes," was telling friends about his recent doctor visit, and the medicines he had to take.  Tran Tien, another musician, was talking about his successful concert the previous week.  Vu Hanh was busy hastening writers to have their articles ready for the special issue (of the Association) to celebrate "the patriotic war against the American aggressors."  TCS sat there with a gentle and melancholic smile.  I asked him if he would like to go abroad to relax and get treatment at the same time, even though I knew he was spending his last days on earth.  When an alcoholic continues to drink, there is no panacea for him, not to mention a liver transplant.  TCS did not want to stop drinking, or probably he simply couldn't.  He said that he drank much less than he used to.  He shared: "I have a little apprehension that if I travel to the West, they might kill me."  Then he added: "Actually, in France it should be ok, for there are fewer zealots in the Vietnamese communities.  When I was there last time, friends gave me a very warm welcome.  The truth is that I feel very weak, and even though I want to travel, I cannot."  TCS said in a soft and imperturbable voice as if he were living in another world, and all the hustle bustle of this world no longer bothered him. Upon learning that I was traveling to Japan soon, he mentioned a Japanese female student who had completed her thesis on the language and war in his music.  Before I left, TCS gave me his home phone number, and said: "Come to my house, I have something to share with you.   My younger brother will probably be very happy to know that you are back in Vietnam."  That brother used to be hanging around at Van Cafe.  I thought Son wanted to share what he couldn't talk about at such a crowded place as in the yard of the Association.  I felt regretful because I couldn't make time to visit him at his house as promised: I had t leave Vietnam the following day.  I left Saigon on January 1, 2000.  The whole world was about to enter a new millennium.  When I called him to say goodbye, he asked," Don't you feel worried about any mishap when traveling on the first day of 2000?"  I replied, "Mishaps must avoid me; not the other way round.  Why should I be worried?"  Those days there was a rumor among the Saigonese about avoiding air travel in the early days of 2000.  TCS said in a melancholic voice: "Send my best regards to X,Y, Z...I don't think I will be able to meet friends again."
O the war has taken away all my friends
the cavalier's horse, its hooves getting weak and tired, has collapsed on its homeland's hills
Every time I listen to TCS's songs, I could not but think about the bounderless solitude of the musician who was sitting at the small table in the yard, smiling at this friend or that one, but his mind was actually wandering in another world.  TCS was sitting there, all by himself.
 I all alone came home to myself.  
Multiply the loneliness of a human ten times and you will get the loneliness of an artist.  Multiply the loneliness of a human one hundred times and you will get the loneliness of a Vietnamese artist.  Multiply the loneliness of a human a thousand times and you will get the loneliness of TCS the musician.  It is the loneliness of a human who spent all his life celebrating love, and fellow citizens' brotherhood -- "since time immemorial even gravels and stones need one another," yet he was criticized from all sides.  TCS was sitting there, treasuring every single day, even when "life has its bitterness" (Vu Thanh An).  TCS was sitting there in solitude among the crowd:
Life in solitude
like a paddy field after the harvest
like deserted woods and mountains
The man came back home gazing at his own reflection
Between the muted white walls  
He Had Come Here to Play and Enjoy
TCS passed away on April 1, 2001 at the age of 62.  Sixty two years on earth, a human life is like a gust of wind.  In France the first of April is "poissons d'Avril" when people fool one another with tricks and make-beliefs: telling the worst writer that s/he has just won Le Prix Goncourt; confessing to your fiancée that you already have a wife and three children... then as it turns out, they are just false stories.
Was it true that TCS had passed away, or is this news just another poissons d'Avril story?
Son had "come into this world, played and enjoyed on earth."  It is possible that he is now "flying up high in this sky."  And yet I wonder if he actually played and enjoyed during his life.  How many Vietnamese truly enjoy life?

Paris March, 2011

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung


 Đời sao im vắng

Tôi gặp lại TCS những ngày cuối cùng của năm 1999, khi về thăm Việt Nam. Sơn ngồi trước một cái bàn nhỏ, trong sân Hội Văn Nghệ Sĩ gì đó ở Sài Gòn. Vẫn nụ cười hiền lành, nhưng buồn bã, vẫn thái độ từ tốn, phong nhã,vẫn đôi kính đồi mồi nhưng trước mắt tôi là một TCS lục tuần bịnh hoạn, mệt mỏi, mặc dầu đôi mắt vẫn sáng lên khi nghe đến tin bè bạn. Sơn hỏi thăm tin tức về người này ở bên Tây, người kia ở bên Mỹ. Sơn nói về những người ở lại, kẻ mất, người còn.

Bơi trong cái áo sơ mi rộng thùng thình, Sơn nói: mình chỉ còn 39 kí. Sơn nói rượu đã tàn phá lá gan đến độ không có thuốc gì chữa nổi. Có người sẵn sàng đưa anh đi ngoại quốc giải phẫu gan nhưng anh từ chối. Sơn nói anh rất mệt, nhiều khi xây xẩm mặt mày vì bịnh áp huyết thấp (hypotension).
Vừa nói chuyện, Sơn vừa chào hỏi của những người qua lại. Vị nhạc sĩ lão thành, tác giả bài Dư Âm nổi tiéng hồi nào ở Hà Nội (Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ…) kể chuyện đi thăm bác sĩ, chuyện thuốc men. Nhạc sĩ Trần Tiến nói về đêm ca nhạc thành công tuần trước. Ông Vũ Hạnh chạy qua chạy lại hối bài cho một đặc san kỷ niệm “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”.

Sơn ngồi đó, mỉm cười hiền lành, buồn bã. Tôi hỏi Sơn có tính đi ngoại quốc chơi một chuyến, nhân tiện chữa bệnh, dù tôi biết Sơn đang sống những ngày tháng cuối cùng. Nếu người nghiện rượu tiếp tục uống, dù có thuốc thánh, dù có gỉai phẫu gan cũng không thay đổi gì. Sơn không muốn nghỉ rượu, hay không nghỉ được. Sơn nói mình uống ít hơn trước nhiều. Sơn mỉm cười: mình sang đó, sợ các ông ấy đập mình. Rồi tiếp: sự thực thì ở bên Pháp không có vấn đề gì, bên Pháp ít có người quá khích; kỳ trước mình qua Pháp, anh em đãi ngộ rất tử tế.
Sơn tiếp: nói cho đúng, mình mệt lắm, có muốn cũng không đi được. Sơn nói, từ tốn, không lộ một chút xúc động. Anh đang ở một cõi khác, những cái lăng nhăng ở cuộc đời này không liên hệ gì đến anh nữa. Nghe tôi sắp đi Nhật, Sơn nhắc đến một cô sinh viên Nhật Bản đã làm một luận án về ngôn ngữ và chiến tranh trong nhạc TCS.

Khi tôi ra về, Sơn đưa cho tôi số điện thoại ở nhà riêng: “Ráng đến chơi, mình có chuyện muốn nói. Thằng em mình, biết cậu về, chắc nó mừng lắm”. Em Sơn ngày xưa cũng la cà ở quán Văn.
Tôi nghĩ Sơn muốn nói những gì không thể nói được ở một nơi có nhiều người qua lại. Tôi ân hận vì không có thì giờ tới nhà Sơn như đã hứa, vì phải rời Việt Nam ngày hôm sau. Tôi rời Sài Gòn ngày mùng 1 tháng giêng năm 2000. Thế giới đang bước sang một thế kỷ mới. Tôi gọi điện thoại chào Sơn. Anh hỏi: Cậu đi ngày đầu năm 2000, không sợ ‘“sự cố” à? Tôi nói sự cố nó sợ tôi chứ tôi sợ gì nó. Hồi ấy, ở Sài Gòn, người ta kỵ đi máy bay ngày đầu năm 2000. Sơn nói, giọng buồn: Nếu gặp lại X,Y cho mình gởi lời hỏi thăm; chắc mình không có dịp gặp lại anh em nữa. Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè. Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương.
Mỗi lần nghe nhạc TCS, tôi nghĩ đến cái cô đơn cùng tận của người nhạc sĩ ngồi trước cái bàn nhỏ ngoài sân, mỉm cười với người này người kia, nhưng đầu óc ở một nơi khác. Sơn ngồi đó, cô độc. Một mình tôi về với tôi. Đem cái cô đơn của kiếp người nhân lên gấp mười, bạn có cái cô đơn của người nghệ sĩ, nhân lên trăm lần có cái cô đơn của người nghệ sĩ Việt Nam, nhân lên ngàn lần có cái cô đơn của TCS. Cái cô đơn của một người suốt đời ca ngợi tình yêu, tình đồng bào, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, mà cuối cùng bị chỉ trích từ mọi phía. Sơn ngồi đó, nâng niu cô đơn từng ngày…mà đời còn nhiều đắng cay (Vũ Thành An). Sơn ngồi đó, một mình, giữa nhiều người:

Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lạnh câm
Cái sân chỗ Sơn ngồi đông người qua lại, và ngoài đường xe hơi, xe gắn máy chạy loạn xà ngầu, nhưng Sơn ngồi đó, giữa tường trắng lạnh câm.

anh đã đến, đã vui chơi…
Sơn ra đi ngày 1 tháng tư 2001, hưởng thọ 62 tuổi. Sáu mươi hai tuổi, đời người như gió qua. Ở bên Pháp, ngày 1 tháng tư là ngày “cá tháng Tư” (poissons d’Avril), ngày người ta đùa nhau bằng những chuyện hoàn toàn bịa đặt. Báo cho một ông nhà văn hạng bét là ông ta vừa chiếm giải Goncourt. Thú với cô fiancée là đã có vợ với ba con, rồi sau đó cho hay đó chỉ là những cá tháng Tư, những chuyện đùa chơi.
TCS ra đi thật hay chỉ thả một con “cá tháng Tư”?
Sơn đã đến, đã vui chơi trong cuộc đời này. Bây giờ có lẽ anh đang bay cao trong bầu trời này. Nhưng, nhiều lúc, tôi tự hỏi có quả thật anh đã vui chơi trong cuộc đời này. Có bao nhiêu người Việt nam đã thực sự vui chơi trong cuộc đời này?

(Paris, tháng 3/2011)

Sunday, May 29, 2016

Trinh Cong Son IX

Beauty Will Save Humanity
Humans have killed, imprisoned and tortured one another in the name of "God", a good cause, dogmatic beliefs, patriotism, and "Truth."  Humans never kill their fellows in the name of beauty.  They may wage wars because of their beliefs in the Bible, the Koran, Hitler, Mao, or Marx;  but there have never been any massacre caused by Picasso, Beaudelaire or Nguyen Du.  When there is no longer hatred later on, what people remember about TCS will be his beautiful songs with their humanistic lyrics.
Beauty will save humanity.  Beauty refers to not only works of arts.   It also means human love and fraternity, and a society in which people lead a decent and honest life.  The most effective way to destroy a nation is to achieve success in life by means of fraudulence, imposture and inhumane treatments.  Morphing Xuan Dieu, the poet who had once written "I am so innocent, so naive/ [that]I only know how to love, nothing else," into one who screams and yells with hatred:" drag them out here" is the most horrible and appalling product in the process of destroying beauty. 
Ismail Kadaré said that even in the most difficult times we have to be serious about cultural issues.   Kadaré was born in Albanie, one of the most terrible totalitarian regimes in the world.  He grew up there and became a writer in extremely difficult times, under strict censorship in a country of three million people living in poverty and illiteracy.  He wrote in Albanian, with prudent and responsible attitudes.  Today Kadaré is considered one of the most influential writers in the world.
What is the use of arts and beauty? Probably none.  But life without beauty would be completely dull and tasteless.  Imagine a world in which there were no Michelangelo and Van Gogh; just as you visited a Paris without the Eiffel, and New York without the Statue of Liberty.
Listening to Céline telling the stories about the evening concerts at Sarajevo, I realized that in a country ravaged by wars and poverty, Van Khoa University might not have any practical value, but it was the essential spine for a people who wanted to reach out and improve.

(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung



Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại.

Người ta đã từng giết nhau, hành hạ nhau, bỏ tù nhau nhân danh thượng đế, nhân danh chính nghĩa, nhân danh giáo điều, nhân danh đất nước, nhân danh đồng bào, nhân danh chân lý. Chưa bao người ta giết nhau nhân danh cái đẹp. Người ta giết nhau vì thánh kinh, vì Coran, vì Hitler, vì Mao, vì Mác, chưa bao giờ người ta giết nhau vì Picasso, vì Beaudelaire, vì Nguyễn Du. Sau này, khi giận hờn sẽ quên, những gì người ta nhớ lại về TCS là những bài hát, những câu thơ đẹp.
Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. Cái đẹp không phải chỉ là những tác phẩm văn hóa. Cái đẹp còn là, cũng là, nhất là tình người, một xã hội của những người tử tế, lương thiện. Đem cái dối trá, đểu cáng, bất nhân làm tiêu chuẩn cho đời sống là cách hữu hiệu nhất để làm tiêu vong dân tộc. Biến Xuân Diệu, tác giả của “tôi khờ dại quá, ngây thơ lắm. Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì”, của “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”, thành một người gào thét, căm hờn “lôi cổ bọn chúng ra đây”, là thành quả ghê rợn nhất của công cuộc hủy diệt cái đẹp.

Ismail Kadaré nói ngay cả trong những lúc cực kỳ khó khăn vẫn phải có thái độ nghiêm trọng đối với văn hoá. Kadaré sinh ra, lớn lên và viết văn trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, ở một nước Cộng Sản độc tài bực nhất thế giới: Albanie. Kadaré viết văn trong một xứ kiểm duyệt khắt khe, một nước vỏn vẹn ba triệu dân, nghèo đói, người mù chữ đông hơn người biết đọc, biết viết. Và viết bằng tiếng Albanie. Mặc dầu vậy, ông viết văn với một thái độ cẩn trọng. Ngày nay, Kadaré được coi là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế giới.
Nghệ thuật, cái đẹp có công dụng gì? Chẳng có công dụng gì. Nhưng đời sống không có cái đẹp sẽ buồn tẻ biết bao nhiêu. Bức tượng của Michel Ange, bức tranh của Van Gogh không có công dụng gì, nhưng hãy tưởng tượng một thế giới không có Michel Ange, Van Gogh. Hãy tưởng tượng Paris không có tháp Eiffel, New York không Nữ Thần Tự Do.

Nghe cô nàng Céline kể chuyện về những buổi trình tấu ở Sarajevo, tôi hiểu rằng trong một xứ chiến tranh, nghèo đói, một trường Văn khoa chẳng có ích lợi thiết thực gì, nhưng nó là cái cốt yếu cho một dân tộc còn muốn vươn lên.

Wednesday, May 25, 2016

Trinh Cong Son VIII

The Myth  of the Tan Skin
Many people blamed TCS for his political naivety.  But the naivety of musicians, artists and intellectuals is pretty common.  For instance, Jean Paul Satre, who supported the proletarian revolution throughout his life, was simply blinded in front of all the atrocities and violations against human rights in goulags.  Wars and politics are far more complicated than musicians' and artists' emotion.   TCS was so obsessed about the lot of "the tan skin," and its slavery fate that he created "the voice of the tan skin" and "the tan skin songs,"  as if the nation's mishaps were caused by the color of its people's skin.  He forgot the fact that many other nations whose people also have similar tan skin like the Vietnamese are now on the way to become highly industrialized countries.  Japan once challenged Western countries in many ways.  South Korea has become a rising power, and China will soon be one of the two world leaders.  Among the most well-developed countries are Singapore and Taiwan, whose people also have the tan skin.  A philosopher said, : "There are two types of people: those who accept to be slaves, and those who won't."  The skin color is not related to the fate of a nation.  Is there anyone that has come across a Japanese who feels sorry and has inferiority complex about his/her skin color?  The Japanese never want to be behind any others, nor to be at the same level as others; they simply want to be far ahead, and to lead others.  Their vocabulary never has the word "fate" or "destiny"  given by the skin color, whatever it is.
TCS's antiwar lyrics are voices from the heart, beyond any political analysis and propaganda.  They simply are tear drops -- Tear drops for the arid soil which remains arid year after year/ Tear drops for fellow people whose lot is so miserably unstable--tear drops from the heart, even though the tear, because of its strong emotion-driving power, definitely has a great political impact on the war itself.

The Uselessness of Intellectualism
The war began to accelerate from 1964-65.  The society was in turmoil, and the political arena was declining.  Still, in such a setting, Van Khoa University continued to be an active hub of social activities, and the number of student enrollment was increasing.  The dedicated faculty did contribute a lot to the development of the university.  No doubt it was not a model modern university.  Its pedagogy was out-of-date, based on rote memorization and with too much emphasis on examinations.  There was no dialogue between instructors and students.  However, isn't it true that even at Sorbonne nowadays one can still find lecture halls where a professor preaches endlessly, while the students are busy noting down as much as they can, same as in the old days?

Education in South Vietnam at that time was completely free, from kindergarten to college.  In a war-ravaged country, maintaining such a free education system was an impressive effort.  The regime might be blamed in many other aspects, but it did achieve such an excellent point in terms of education.  Was such a feat possible thanks to the conscience of those in charge, or to the tradition of a Confucianism-influenced society which highly values education?  Confucianism, at least in its emphasis on education, has had a positive impact on Vietnam society.  It is true that without such a free education system, most of us students would have been dropouts.
One question has been obsessing my mind:  What role did Van Khoa University play in our war-torn country?
What is the value of books in those days? (Nguyen Khuyen)
With a blurry line between life and death, and with bombs exploding so close to you that you could see scattered pieces of bloody flesh, did it make any sense to sit there bending over and burying your nose in "classics," analyzing Socrates' ideas, and studying the origin of the Nom?  In a poor and backward society, did it make any sense to peruse over philosophers' cannons, and to dream in Lord Byron's or Beaudelaire's poetry?  Sartre said, " To a hungry child, La Nausée has no value." 
That question had haunted my mind for years; and there were times when I was very skeptical, for I could not find the answer.
Only recently could I get it, thanks to a French friend named Céline.  One Saturday afternoon I drove to the airport to pick up Céline, who had returned from Sarajevo.  Céline is a smart young woman with good education and a well-paid job at a big company.  She enjoyed a comfortable life in France society engulfed in consumerism.  She would fly to Madrid or Marakech during weekend, go skying in Courchevel in winter, and spend her summer vacation in Bali or Bora Bora.  In short, she had everything to be happy.  On the contrary, Céline was always in a hurry, tired both physically and mentally.  Her mind was so exhausted that she had to take anti-depressions from Lexomil to Prozac.  One day Céline gave up everything, sold her house and her car.  She disappeared.  Adieu Céline!
When I met Céline again at the airport, it was a different Céline with rosy cheeks and a sweet smile.  She told me after having pushed aside everything, she joined a group of itinerant concert musicians.  Céline is an experienced violinist who has dreamed to become a professional musician since childhood.  Because the group only performed in poor countries, Céline just got paid enough to cover her coffee and cigarettes.  They just came back from Sarajevo.  Think about it: giving a concert in Sarajevo, where war was ravaging, where people killed one another, and were ready to trade life for a piece of bread or a blanket, and where people were waiting in line for wheat flour, meat, fish, sugar, salt, detergent, and aspirins.  Who would bother to listen to Beethoven or Mozart ?
At first Céline thought so, but it turned out that every night their performance was packed with people.  In the ruins of a church, or at a half-burned school, under the rain drops from a leaking roof with holes caused by a bomb, people tried to get a seat at the concert.  During daytime they were evacuated to avoid bombs, or fought against one another just to get some food or some firewood to keep themselves warm.  But at night they went out together to the concert.  The women searched in their packed luggage for beautiful jewelry and best clothes to put on for the concert.  The men got dressed up with ties.  Some ladies wept in silence as they were listening to the music.  Céline was also weeping while playing the violin, because she found happiness.  She had never been so happy nor found such a strong love for life before.  She found her own happiness in others'.  Exactly like us students in those bygone days when we were volunteering to help flood victims or to dig wells for those who did not have water.  Céline said that only when seeing people covering their heads from rain in a leaking bombed house and listening to music, one would be able to grasp the profound meaning of a French popular saying: "humans do not live on bread only."  Even in distress, beauty and aesthetics are no useless luxury at all.  Beauty saves humanity, not Marx or Lenin, Bin Laden or Bush.

(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung



huyền thoại da vàng

Nhiều người trách cái ngây thơ chính trị của TCS. Nhưng cái ngây thơ chính trị của nghệ sĩ, của trí thức là chuyện rất phổ thông. Chỉ cần nêu trường hợp Jean Paul Sartre, suốt đời hô hào ủng hộ cách mạng vô sản, nhắm mắt trước cái dã man, chà đạp nhân quyền trong những goulag. Chiến tranh, chính trị phức tạp hơn là tình cảm của nghệ sĩ.
Chẳng hạn, TCS day dứt về thân phận “da vàng” đến kiếp nô lệ “da vàng”; hết tiếng nói “da vàng” đến dư khúc “da vàng”. Làm như cái bất hạnh của dân tộc nằm trong cái nghiệp sinh ra từ mầu da, quên rằng nhiều dân tộc khác, cũng vàng khè không thua gì người An Nam ta, đang tiến nhanh, tiến mạnh. Nhật Bản đã làm Tây phương thất điên bát đảo trên mọi phương diện, Đại Hàn trở thành một cường quốc, Trung Cộng sẽ là một trong hai lãnh tụ thế giới, và những nước phát triển nhất trên địa cầu, Đài Loan, Singapore là những nước da vàng. Một triết gia nói: “Có hai loại người, những người chấp nhận làm nô lệ và những người không chấp nhận”. Vàng, xanh, trắng, đỏ không liên hệ gì đến thân phận của một dân tộc. Ai đã gặp một người Nhật có mặc cảm da vàng ? Họ không muốn thua ai, không muốn bằng ai, họ muốn trên mọi người, đứng đầu thiên hạ, họ không biết hai chữ thân phận, vàng hay xanh.
Những câu hát phản chiến của TCS là những tiếng nói của tình cảm, không phải là một phân tách chính trị, không phải những hô hào chính trị. Đó chỉ là những giọt nước mắt, Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm, giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong, thoát ra từ trái tim, mặc dù những giọt nước mắt đó, vì khả năng truyền cảm của nó, chắc chắn đã có ảnh hưởng đến chính trị, đến chiến cuộc.

chữ nghĩa ích gì

Từ những năm 64-65, chiến tranh càng ngày càng dữ dội. Xã hội càng ngày càng xáo trộn, tình hình chính trị càng ngày càng nát bét. Ngay cả trong bối cảnh đó, trường Văn Khoa vẫn sinh hoạt mạnh. Số sinh viên càng ngày càng đông. Ban giảng huấn đã rất tận tụy góp phần vào việc phát triển trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cố nhiên, đó chưa phải là một trường đại học tân tiến, kiểu mẫu. Phương pháp giáo huấn còn cổ hủ, từ chương khoa cử, chưa thực sự có đối thoại, trao đổi giữa thầy và trò. Nhưng ngay cả ở Sorbonne, cũng vẫn còn cái cảnh ông thầy ngồi trên giảng đường, thao thao bất tuyệt, đám sinh viên ngồi dưới hí hoáy biên chép như các cụ đồ ngày xưa dạy học.

Nền giáo dục Việt Nam thời đó hoàn toàn miễn phí, từ mẫu giáo đến đại học. Trong một nước chiến tranh, thực hiện một nền giáo dục hoàn toàn miễn phí là một cố gắng đáng kể. Người ta có thể chê trách chế độ rất nhiều điểm, nhưng đó là một điểm son phải ghi nhận. Điểm son đó là nhờ ý thức của những người có trách nhiệm, hay nhờ truyền thống tôn trọng học vấn của một xã hội chịu ảnh hưởng Khổng giáo? Khổng giáo, ít nhất trên phương diện đó, có khía cạnh tích cực với xã hội VN. Điều chắc chắn: nếu không có nền giáo dục hoàn toàn miễn phí, hầu hết chúng tôi đã bỏ học từ lâu.
Một câu hỏi luẩn quẩn trong đầu tôi từ nhiều năm: một trường Văn Khoa đóng vai trò gì trong một nước chiến tranh? Sách vở ích gì cho buổi ấy ? (Nguyễn Khuyến). Bên cạnh bom nổ, thịt rơi, cái sống cái chết gần kề, có phi lý không khi ngồi đó mổ xẻ “Tứ thư ngũ kinh”, phân tích tư tưởng Socrates, tìm hiểu nguồn gốc chữ Nôm. Bên cạnh cái nghèo đói của một xã hội lạc hậu, có vô nghĩa không khi ngồi đó tụng niệm kinh điển bách gia, rung động với Lord Byron hay Beaudelaire? Sartre nói: Bên cạnh một đứa trẻ chết đói, cuốn La Nausée không có một giá trị gì.

Câu hỏi ấy lởn vởn trong đầu, rất nhiều năm, và tôi đã thực sự nhiều lúc hoài nghi, không tìm được câu trả lời.
Câu trả lời, mãi sau này tôi mới tìm ra. Câu trả lời tên là Céline, một cô bạn Pháp. Một buổi chiều thứ bẩy, tôi lên phi trường đón Céline từ Sarajevo về. Céline là một thiếu nữ thông minh, có bằng cấp, có chỗ làm tốt trong một công ty lớn, sống nhàn hạ trong cái xã hội hưởng thụ là cái xã hội Pháp. Weekend bay qua Madrid hay Marakech. Mùa đông trượt tuyết ở Courchevel, mùa hè nghỉ mát ở Bali hay Bora Bora. Tóm lại, cô nàng có đủ thứ để hạnh phúc. Nhưng thay vì hạnh phúc, Céline lúc nào cũng tất tả ngược xuôi, mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần; nhất là tinh thần. Rồi thuốc ngủ, thuốc an thần, hết Lexomil đến Prozac.

Một buổi, Céline dẹp hết, bỏ việc, bán nhà, bán xe. Và biệt tăm. Adieu Céline. Cho đến cái hôm ở phi trương, tôi gặp lại Céline, nhưng một Céline khác, má rất hồng và miệng rất tươi. Céline nói sau khi vứt bỏ mọi chuyện, cô nàng gia nhập một ban hợp tấu, lưu diễn khắp nơi. Céline là một tay violon thiện nghệ, từ nhỏ vẫn mơ thành nhạc sĩ. Céline lãnh một số lương tượng trưng, đủ cà-phê, thuốc lá, vì ban nhạc thường đi trình diễn ở những nước nghèo. Họ vừa ở Sarajevo về. Trình diễn hòa tấu ở Sarajevo, nơi người ta giết nhau như ngoé, nơi người ta thí mạng để cướp một ổ bánh mì, một cái mền? Ở đó, người ta chờ bột mì, thịt cá, đường muối, bột giặt, aspirine, ai chờ Beethoven với Mozazt? Ban đầu, Céline cũng nghĩ như vậy. Nhưng đêm trình diễn nào cũng đông nghẹt.
Trong một ngôi nhà thờ đổ nát, một trường học còn đang cháy dở, mưa dột vì mái nhà bị pháo kích loang lổ, người ta chen lấn nhau tới nghe nhạc. Ban ngày, người ta chạy bom, giành giựt nhau miếng ăn, một mớ củi để sưởi. Đêm xuống, người ta kéo nhau đi nghe nhạc. Đàn bà lục hành lý, lôi ra những nữ trang, những bộ quần áo đẹp. Có ông thắt cà vạt chỉnh tề. Có bà vừa nghe nhạc vừa lặng lẽ khóc. Céline vừa chơi nhạc vừa cầm nước mắt. Cô nàng vừa tìm thấy hạnh phúc. Chưa bao giờ cô nàng thấy yêu đời như vậy, yêu mình như vậy. Lần đầu tiên, Céline thấy mình có ích. Cô ta tìm thấy hạnh phúc của mình trong cái hạnh phúc của người khác. Y chang tâm trạng của lớp người trẻ chúng tôi ngày xưa khi đi cứu lụt, đào giếng.
Céline nói có thấy tận mắt cái cảnh người ta lấy tờ báo che mưa nghe nhạc trong một ngôi nhà đổ nát, mới thấm thía cái câu quen thuộc của người Pháp: Người ta không phải chỉ sống bằng bánh mì.[9] Ngay cả trong những lúc khốn cùng, cái đẹp, cái thẩm mỹ không phải là một xa xỉ, vô ích. Cái đẹp sẽ cứu nhân loại, không phải Marx hay Lénine, không phải bin Laden hay Bush.

Friday, May 20, 2016

Aaron Swartz and Government

The government of a republic must "be derived from the great body of the society, not from an inconsiderable proportion, or a favored class of it; otherwise a handful of tyrannical nobles, exercising their oppressions by a delegation of their powers, might aspire to the rank of republicans, and claim for their government the honorable title of republic."
James Madison, Federalist N0. 39, "Conformity of the Plan to Republican Principles" 1788

Looking at our government today -a House of professional politicians, a Senate filled with mutimillionaires, a string of presidential family dynasties --it seems hard to maintain that our officials are in fact "derived from the great body of the society" and not "a favored class" merely posing as representatives of the people. (p. 184)
....
Parpolity, developed by the political scientist Stephen Shalom, would build a legislature out of a hierarchical series of nested councils.  Agreeing with Madison, he says each council should be small enough that everyone can engaged in face-to-face discussion but large enough that there is a diversity of opinion and the number of councils is minimized.  He estimates the right size is 25 to 50 people. (p. 186)
.....
Shalom discusses a number of further details --provisions for voting, recalls, and delegation -- but it's the idea of nesting that is key.  Under such a system, there are only four representatives who stand between you and the people setting national policy, each of whom is forced to account to their constituents in regular, small face-to-face meetings.  Politicians in such a system could not be elected through empty appeals to mass emotions.  Instead, they would have to sit down, face-to-face, with a council of their peers and persuade them that they are best suited to represent their interests and positions.
There is something rather old-fashioned about this notion of sitting down with one's fellow citizens and rationally discussing the issues of the day.  But there is also something exciting and new about it.  In the same way that blogs have given everyone a chance to be a publisher, Wikipedia lets everyone be an encyclopedia author, and YouTube lets everyone be a television producer, Parpolity would let everyone be a politician.  (p. 187)

The Internet has shown us that the pool of people with talent far outnumbers the few with the background, connections, and wealth to get to a place in society where they can practice their talents professionally.  (it also shows us that many people with those connections aren't particularly talented.)
The democratic power of the net means that you don't need connections to succeed.  (p.187)
...
New online tools for interaction and collaboration have let people come together across space and time to build amazing things.  As the Internet breaks down the last justifications for a professional class of politicians, it also builds up the tools for replacing them.  For the most part, their efforts have so far been focused on education and entertainment, but it's only a matter of time before they turn to politics.  And when they do, professional politicians beware!
(p.188)


Sources:
The Boy Who Could Change the World: the Writings of Aaron Swartz (New York, NY: The New Press, 2015) 
http://rebooting.personaldemocracy.com/node/5490
Aaron Swartz 2008 Age 21
The essay first appeared in Rebooting America: Ideas for Redesigning American Democracy for the Internet Age, edited by Allison Fine, Micah L. Sifry, Andrew Rasiej, and Joshua Levy (Personal Democracy Press, 2008).


Thursday, May 19, 2016

Trinh Cong Son VII

Musicians, Artists and the War
In that war TCS had no footing.  Of course the Communists would not accept him: to them, there was no ambivalent attitudes; those who refused to be on their side was considered enemies.  On the other hand, the anti-Communists condemned TCS as a traitor.  But if one reads only his post-1975 lyrics, one will find there is no flattery about government officials and political leaders.  His lyrics  remain praises for love, brotherhood and national fellowship.  No place for hatred propaganda which one finds in Xuan Dieu when the "poet of lovers" called for landlord indictment:
Pull them out, drag them up here
Force them to kneel and to prostrate on the ground till they die
Command them to stand; never let them sit
Demand them to have their faces up, and their bodies laid bare  


How about his antiwar music before 1975?  TCS only did what a musician or an artist would do: describing the war tragedy, and the suffering destiny of his fellow Vietnamese.  Who would not share the same dream with TCS's about one day "when people in my country no longer have to kill one another, little boys and girls will roam around the streets, singing children's popular verses."
There is one question that is worth our consideration: Did TCS, to some extent, influence the collapse of South Vietnam?  Possibly.  Probably.  A soldier who is touched by:

Thousands of bombs were dropped onto paddy fields 
.....
Regions after regions with flesh and bones lying bare, among which are mothers' and sisters'.

will definitely have no heart to fight, in sharp contrast with his counterparts, fanatic militants.  A soldier who laments that

O the war has taken away all my friends
the cavalier's horse, its hooves getting weak and tired, has collapsed on its homeland's hills

definitely cannot fight as hard as his counterpart who has been taught since birth to "eat his enemies' livers and drink their blood."
An army that day and night listen to such lines as:
The old man crouched
as he heard the explosion
The naked little child
was crying for his lost childhood

definitely will not enjoy spraying their machine guns as endlessly as those whose lives have been spent chanting about bottomless trenches, which they compared to their profound hatred against the enemies (from "A Song about Pulling Up Cannons").  If the war which Southerners fought for had any meaning, the true meaning was probably that, everybody in such a society -- musicians and artists included -- enjoyed the freedom of expression.  But that was also the weakness of the democratic regime (in the relative meaning of  democracy):  Every person had his/her own idea, contradictory with one another, which made it hard to unite and work together ---another fundamental reason for the democracy to exist.  Such was the price the South had to pay, for it had no other alternative.  Winston Churchill said, "Democracy is the worst regime, not to mention other regimes."
One cannot blame the musician for expressing his emotions about his fellow people's sufferings.  Even PD,  the composer of the song to praise Pham Phu Quoc, who died during his flight to drop bombs in North Vietnam,  [He was named Quoc/He was named as "nation"/Naming the human [baby] implies dedicating national love [to the baby] in the cradle] had to lament that "[i]f I kill you, with whom can I live?"

One cannot blame the musician for expressing his emotions.  It may sound impossible and unbelievable, but it was true that antiwar vigil nights actually took place at Van Khoa University, right at the center of Saigon, with police and MPs  besieging the areas surrounding the campus.  Had TCS lived in the North, he would have died in some concentration camp, and we would never have been able to enjoy his beautiful pieces of music such as  "Diem Xua" ("Diem of the Old Days"), or "Tuoi Da Buon" ("The Age of Melancholic Stones").


(To be continued)

Source:
"Trịnh công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung

Nghệ sĩ và cuộc chiến

Trong cuộc chiến ấy, TCS không có chỗ đứng.
Người Cộng Sản không chấp nhận anh là chuyện đương nhiên. Với người CS, không có chuyện lưng chừng, lưỡng lự, phân vân. Những người không hoàn toàn theo họ là những kẻ thù. Những người chống Cộng lên án Sơn đã trở cờ. Nhưng đọc kỹ những lời ca anh viết sau 75, không thấy một lời ca chứng tỏ anh về hùa, tâng bốc nhà cầm quyền. Nó vẫn chỉ là những lời ca ngợi tình yêu; kêu gọi tình anh em, nghĩa đồng bào. Không hề thấy hô hào thù hận, như Xuân Diệu chẳng hạn, khi “nhà thơ của tình yêu” (!) kêu gọi đấu tố năm nào:

Lôi cổ bọn chúng ra đây
Bắt quỳ gục xuống đoạ đầy chết thôi
Bắt chúng đứng,cấm cho ngồi
Bắt chúng ngước mặt, vạch người chúng ra
Còn nhạc gọi là phản chiến trước 75? TCS chỉ làm công việc của một nghệ sĩ: diễn tả cái thảm kịch của chiến tranh, cái đọa đầy của một dân tộc. Ai mà không chia sẻ giấc mộng của Sơn: Khi đất nước tôi không còn giết nhau, trẻ em đi hát đồng dao ngoài đường.
Một câu hỏi đáng được đặt ra: TCS có ảnh hưởng xa gần đến việc miền Nam thua trận? Có thể. Rất có thể. Một người lính xúc động vì hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng/từng vùng thịt xương có mẹ có em chắc chắn không chiến đấu hăng say bằng những người cuồng tín. Một người lính than vãn

Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đồi quê hương,

chắc chắn không chém giết hữu hiệu bằng một người lính suốt đời chỉ đưọc dạy ăn gan uống máu quân thù. Một quân đội suốt ngày nghe (trên đài phát thanh nhà nước!) những câu:

Người già co ro,
Buồn nghe tiếng nổ
Em bé lõa lồ,
Khóc tuổi thơ đi,
... chắc chắn không xả súng tưng bừng bằng một cán bộ suốt đời chỉ biết vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù (Hò kéo pháo). Nhưng nếu cuộc chiến đấu của miền Nam có ý nghĩa, cái ý nghĩa ấy chính ở chỗ nó cho phép mọi người, trong đó có nghệ sĩ, được tự do diễn đạt tư tưởng của mình. Đó là cái yếu của một chế độ dân chủ, ngay cả dân chủ tương đối. Năm người mười ý, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Đó cũng là lẽ sống của một nền dân chủ. Đó là cái giá phải trả, bởi vì không có chọn lựa nào khác. Nói theo kiểu Winston Churchill: dân chủ là chế độ dở nhất, nếu không kể các chế độ khác.

Khó trách người nghệ sĩ bày tỏ sự rung động của mình trước cái đau thương của đồng bào. Ngay cả Phạm Duy, tác giả bài ca tụng Phạm Phú Quốc, người đã tử nạn trong chuyến oanh tạc miền Bắc,

Ðặt tên cho anh anh là Quốc
Ðặt tên cho anh anh là nước
Ðặt tên cho người đặt tình yêu nước vào nôi,

cũng đã kêu giết người đi thì ta ở với ai? Khó trách nghệ sĩ bày tỏ sự rung động của mình. Cái điều lạ, cái cảnh khó tin nhưng có thực, là những đêm không ngủ chống chiến tranh ở Văn Khoa ngày xưa diễn ra ngay ở trung tâm Sài Gòn, với… cảnh sát, quân đội giữ an ninh chung quanh sân trường. Nếu TCS sống ở miền Bắc, chắc chắn anh đã bỏ mạng trong trại cải tạo, và chúng ta sẽ không bao giờ có được những Diễm xưa, Tuổi đá buồn…