Thursday, January 28, 2021

The Hill We Climb

Ngọn Đồi Ta Trèo Lên The Hill We Climb Amanda Gorman Ngày đến, ta tự hỏi, khi nào mình có thể thấy ánh sáng trong thâm u bất tận này? Nỗi mất mát ta phải gánh chịu. Biển cả ta phải vượt qua. Can trường trong lòng quái thú. When day comes, we ask ourselves, where can we find light in this never-ending shade? The loss we carry. A sea we must wade. We braved the belly of the beast. Ta học được rằng yên lặng không phải lúc nào cũng là bình yên, Cái thường được công nhận, khái niệm “công bằng”là gì, không phải lúc nào cũng là công lý. Thế mà bình minh đã thuộc về ta trước khi ta kịp biết. Bằng cách nào đó ta đã làm được điều đó. Bằng cách nào đó ta đã dạn dày sương gió đã chứng kiến một đất nước không bị đổ vỡ, nhưng vẫn còn dang dở. We’ve learned that quiet isn’t always peace, and the norms and notions of what “just” is isn’t always justice. And yet the dawn is ours before we knew it. Somehow we do it. Somehow we weathered and witnessed a nation that isn’t broken, but simply unfinished. Ta, kẻ kế thừa của một đất nước và một thời đại nơi cô gái da đen gầy ốm hậu duệ của những người nô lệ, được bà mẹ đơn thân nuôi nấng có thể ước mơ thành tổng thống, bỗng thấy mình đang đọc thơ cho tổng thống nghe. Vâng, ta vẫn chưa được sáng bóng, không phải không tì vết, nhưng điều đó chẳng có nghĩa ta đang cố thành lập một hiệp chủng hoàn hảo We, the successors of a country and a time where a skinny Black girl descended from slaves and raised by a single mother can dream of becoming president, only to find herself reciting for one. And,yes, we are far from polished, far from pristine, but that doesn’t mean we are striving to form a union that is perfect. Ta đang cố xây đắp một hiệp chủng nhằm mục đích. dựng lên một xứ sở hết lòng với mọi nền văn hóa, màu da, mọi tính cách và tình cảnh con người. We are striving to forge our union with purpose. To compose a country committed to all cultures, colors, characters and conditions of man. Và vì thế ta ngước mắt lên, không phải để nhìn cái đứng giữa chúng ta, mà để nhìn cái đứng trước chúng ta. Ta đóng lại mối chia rẽ vì ta biết để đặt tương lai lên trên hết, trước tiên ta phải gạt qua bên những dị biệt. And so we lift our gaze, not to what stands between us, but what stands before us. We close the divide because we know to put our future first, we must first put our differences aside. Ta buông vũ khí xuống để có thể dang rộng cánh tay cho nhau. Ta không tìm cách hại ai chỉ tìm cách hòa hợp mọi người We lay down our arms so we can reach out our arms to one another. We seek harm to none and harmony for all. Hãy để quả địa cầu, không gì khác hơn, nói rằng đây là sự thật. Let the globe, if nothing else, say this is true. dẫu đang đau buồn, ta vẫn lớn mạnh.dẫu đang bị thương, ta vẫn hy vọng. dẫu đang mệt mỏi, ta vẫn cố gắng. nói rằng ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau, sẽ chiến thắng vẻ vang. That even as we grieved, we grew. That even as we hurt, we hoped. That even as we tired, we tried. That we’ll forever be tied together, victorious. Không phải vì ta sẽ không bao giờ biết thất bại lần nữa, mà vì ta sẽ chẳng bao giờ lại gieo mầm chia rẽ. Not because we will never again know defeat, but because we will never again sow division. Thánh Kinh dạy ta hãy hình dung người người sẽ ngồi dưới gốc cây nho và cây sung của mình, và không ai khiến họ khiếp sợ. Scripture tells us to envision that everyone shall sit under their own vine and fig tree, and no one shall make them afraid. Nếu ta sống đúng theo thời đại mình, thì chiến thắng sẽ không nằm trên lưỡi gươm, mà ở nơi những cây cầu ta xây dựng nên. If we’re to live up to our own time, then victory won’t lie in the blade, but in all the bridges we’ve made. Đó là lời hứa dẫn đến không gian rộng mở, là ngọn đồi ta trèo lên, chỉ cần ta dám làm. That is the promise to glade, the hill we climb, if only we dare. Bởi vì làm người Mỹ đâu chỉ là niềm tự hào ta thừa hưởng. It’s because being American is more than a pride we inherit. Mà là quá khứ ta dấn thân vào và là cách ta sửa chữa lại quá khứ. It’s the past we step into and how we repair it. Ta đã thấy một thế lực muốn phá nát đất nước, không muốn chúng ta cùng nhau chia sẻ. mà muốn hủy diệt đất nước, nếu hủy diệt có nghĩa là trì hoãn nền dân chủ. We’ve seen a force that would shatter our nation, rather than share it. Would destroy our country if it meant delaying democracy. Nỗ lực này suýt nữa đã thành công. And this effort very nearly succeeded. Nhưng dẫu nền dân chủ có thể từng lúc bị trì hoãn, nó không bao giờ vĩnh viễn bị tiêu diệt But while democracy can be periodically delayed, it can never be permanently defeated. Ta gởi gấm lòng mình vào chân lý và niềm tin này, vì trong khi ta hướng nhìn về tương lai, lịch sử vẫn dõi mắt nhìn theo ta. In this truth, in this faith we trust, for while we have our eyes on the future, history has its eyes on us. Đây là kỷ nguyên chuộc lại sự công bằng Điều ta đã lo sợ từ khi nó hãy còn phôi thai. This is the era of just redemption. We feared at its inception. Ta không hề cảm thấy mình được chuẩn bị để thành người thừa kế giờ phút kinh hoàng như thế. Nhưng trong giờ phút ấy ta đã tìm thấy sức mạnh để viết nên chương sử mới, để đem lại hy vọng và tiếng cười cho chính mình. We did not feel prepared to be the heirs of such a terrifying hour. But within it we found the power to author a new chapter, to offer hope and laughter to ourselves. Vì vậy, dẫu có lần ta đặt vấn đề Làm sao ta có thể thắng được tai ương? giờ đây ta khẳng quyết, Cách gì tai ương có thể đánh bại được ta? So, while once we asked, how could we possibly prevail over catastrophe, now we assert, how could catastrophe possibly prevail over us? Ta sẽ không đi trở lại cái đã qua, nhưng tiến tới cái sẽ là: một đất nước bầm dập nhưng toàn vẹn, nhân ái nhưng can trường, mạnh bạo và tự do. We will not march back to what was, but move to what shall be: a country that is bruised but whole, benevolent but bold, fierce and free. Ta sẽ không quay đầu lại hay bị lời đe dọa cắt ngang vì ta biết việc ta trơ ra không hành động sẽ thành di sản cho thế hệ sau, sẽ thành tiền lệ cho tương lai. Lỗi của ta thành gánh nặng cho họ. We will not be turned around or interrupted by intimidation because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation, become the future. Our blunders become their burdens. Nhưng có một điều chắc chắn. But one thing is certain. Nếu ta lấy nhân ái hòa cùng sức mạnh, lấy sức mạnh hòa cùng chính nghĩa, thì yêu thương sẽ trở thành di sản của ta và thay đổi là dấu ấn lọt lòng của cháu con. If we merge mercy with might, and might with right, then love becomes our legacy and change our children’s birthright. Vậy ta hãy để lại một đất nước tốt đẹp hơn đất nước ta đã thừa hưởng. So let us leave behind a country better than the one we were left. Với từng hơi thở từ lồng ngực dập đồng đen này, ta sẽ nâng thế giới thương tật lên thành thế giới tuyệt vời. Every breath from my bronze-pounded chest, we will raise this wounded world into a wondrous one. Ta sẽ vươn dậy từ những ngọn đồi vàng miền Tây. Ta sẽ vươn dậy từ miền Đông Bắc lộng gió. nơi cha ông lần đầu tiên làm nên cách mạng. Ta sẽ vươn dậy từ những thành phố ven hồ ở các tiểu bang Trung Tây. Ta sẽ vươn dậy từ miền Nam nắng nung. Ta sẽ tái thiết, hòa giải và phục hồi. We will rise from the golden hills of the West. We will rise from the windswept Northeast where our forefathers first realized revolution. We will rise from the lake-rimmed cities of the Midwestern states. We will rise from the sun-baked South. We will rebuild, reconcile, and recover. Và từ mọi ngõ ngách trên quê hương,từ mọi miền mang tên đất nước dân ta đa dạng và đẹp ngời sẽ hiện lên bầm dập mà đẹp ngời. And every known nook of our nation and every corner called our country our people diverse and beautiful will emerge battered and beautiful. Ngày đến, ta bước ra khỏi bóng thâm u, rực lửa không sợ hãi. Ta thoát ra, những quả bóng mới của bình minh. Bởi ánh sáng luôn hiện hữu, chỉ cần ta đủ can đảm để thấy ánh sáng. Chỉ cần ta đủ can đảm để là ánh sáng. When day comes, we step out of the shade, aflame and unafraid. The new dawn balloons as we free it. For there is always light, if only we’re brave enough to see it. If only we’re brave enough to be it. Translated into Vietnamese on January 25, 2021. Chú thích của người dịch: 1) Thơ Mỹ được đọc/recite, chứ không ngâm/chant (sing). 2) Bài thơ viết theo dạng thơ tự do, dùng ngôn từ thông thường, không theo khuôn khổ, luật thơ nhất định (free verse/using layman language, without consistent meter pattern or rhyme). Bài thơ có thể được sắp xếp,in ấn, trình bày như một bài văn. Điều quan trọng là khi đọc lên, ta biết đây là thơ vì âm thanh, hình ảnh, ẩn dụ, và nhiều lớp ý nghĩa vừa trừu tượng vừa sống động hàm chứa trong bài. 3) Trong bài, nhà thơ dùng nhiều alliteration/láy lại các phụ âm hay nguyên âm đầu để tạo âm điệu khi đọc lên: battered and beautiful; corner called our country; rebuild, reconcile, and recover; inaction and inertia; interrupted by intimidation; benevolent but bold; braved the belly of the beast.... 4) Bài thơ dùng hình ảnh và ẩn dụ lấy trong Thánh Kinh (Micah 4:4.), câu hát trong vở nhạc kịch Hamilton của Lin-Manuel Miranda, khi George Washington nói lời từ giã: “History has its eyes on me,” và trong In the Belly of the Beast (1981) của Jack Henry Abbott (1944-2002), kể về kinh nghiệm của mình trong hệ thống nhà tù Mỹ qua những lá thư gửi cho Norman Mailer. 5) Bài thơ chơi chữ tài tình như trong đoạn dưới đây, khi đọc lên ta mới cảm nhận được cái hay khi nhà thơ sử dụng "just" "is" và "justice": We’ve learned that quiet isn’t always peace, and the norms and notions of what “just” is isn’t always justice.

Monday, January 18, 2021

Twitter và Tổng thống

19/01/2021 Ngô Nhân Dụng Từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức các công ty truyền thông kiếm được rất nhiều tiền. Những báo đài với nội dung ủng hộ ông như Fox News hay Wall Street Journal, hoặc chỉ trích ông như New York Times, CNN đều lôi cuốn thêm hàng triệu người coi và thâu tiền các thân chủ quảng cáo. Những “diễn đàn” không có nội dung riêng mà chỉ được ông Trump dùng để truyền đạt ý kiến của mình, như Twitter hay Facebook cũng được lợi như vậy. Trong năm 2020 giá cổ phiếu của Twitter tăng 70%, một phần nhờ chuyên chở các thông điệp của ông Trump và những người đối lập với ông. Sau khi Twitter ngưng không cho ông Trump sử dụng diễn đàn của họ, Facebook, YouTube cũng làm theo. Công ty Amazon không cho mạng Parler, quy tụ những người ủng hộ Tổng thống Trump, dùng máy chủ (server) của họ khiến Parler phải ngừng hoạt động. Ông Donald Trump không thể ra lệnh cho Twitter, Facebook, hay YouTube phải mở cửa cho mình trở lại diễn đàn. Một tổng thống Mỹ không có quyền như các ông Tập Cận Bình, hoặc Kim Jong Un. Những nhà độc tài đó không cần được dân bầu lên. Vladimir Putin có thể bắt, giết những người đối lập trước ngày bỏ phiếu. Ở Mỹ, tổng thống cũng phải theo luật. Vậy tại sao Tổng thống Trump không kiện các công ty Twitter, Facebook, xin tòa án ngăn không cho họ cấm cửa ông? Ông Trump không phải là người ngại kiện cáo. Người của ông đã thưa kiện các tiểu bang, tố cáo họ để xẩy ra gian lận trong cuộc bầu cử gần đây khiến ông thua phiếu. Sau khi các quan tòa, nhiều người do chính ông Trump bổ nhiệm, bác bỏ 60 vụ kiện vì người thưa kiện không đưa ra được bằng chứng, ông vẫn tiếp tục tố cáo gian lận. Tại sao bây giờ ông không đưa Twitter, Facebook, YouTube ra tòa về tội đóng cửa ông? Trước hết, bởi vì đó là quyền của những công ty tư nhân. Ở nước Mỹ, nếu một cơ quan chính phủ cấm cửa ai thì người đó sẽ kiện đến cùng - trừ khi người ta vào đó với dây thòng lọng để thắt cổ ai đó, rồi lúc ra về lại cầm cái laptop. Còn tư nhân thì khác. Các tiệm ăn cũng có quyền yết thị: “Chúng tôi có quyền từ chối không tiếp bất cứ khách hàng nào.” Nhiều tiệm không cho ai đi chân đất, cởi trần hoặc mặc áo thun bước vào. Chỉ khi nào việc cấm cửa này vi phạm luật, thí dụ, vì kỳ thị màu da, tôn giáo, vân vân, thì mới có thể kiện ra tòa. Tổng thống Trump không thưa kiện khi bị Twitter, Facebook cấm cửa, bởi vì ở nước Mỹ các tư nhân làm kinh doanh có quyền chọn khách hàng. Tất cả các công ty trên đều nêu lý do là họ sợ nếu tiếp tục cho các thông điệp của ông truyền trên mạng thì có thể sinh ra bạo loạn lần nữa, như ngày 6 tháng 1 ở điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ. Chắc ông cũng không muốn các công ty đó phải ra tòa trình bày lý do tại sao họ cấm cửa ông, cho cả nước được nghe suốt thời gian xử án. Nhưng Tổng thống Trump có thể tự biện hộ trước tòa án rằng ông không hề cổ động dùng bạo lực. Ông chỉ kêu gọi mọi người đến trụ sở quốc hội bắt họ phải công nhận ông đắc cử vẻ vang (landslide) thôi. Ông hô khẩu hiệu “Chấm dứt vụ Ăn cắp” chức vụ tổng thống của ông. “Stop The Steal” không cần phải vác súng, thòng lọng treo cổ, hay mang bom xăng theo! Rất nhiều người trong các tổ chức “Da Trắng Ưu Việt” như Proud Boys, Boogaloo Bois, Tân Quốc Xã, vân vân, vẫn phẫn nộ về cảnh đất nước “của người da trắng” đã mất vào tay các “chủng tộc hạ đẳng.” Họ đã kêu gọi đồng đảng chuẩn bị vũ khí suốt hai tháng trời. Họ cũng muốn “Stop The Steal!” The Steal đây là vụ nước Mỹ của họ bị mất cắp. Họ tự coi đang tham dự một cuộc thánh chiến. Hầu hết những người bị bắt sau cuộc “nổi dậy” đều công nhận họ được khuyến khích vì những lời kêu gọi “Stop The Steal!” của ông Trump. Ông có thể nói rằng họ đã hiểu lầm. Khi ông nói “To Be Wild” – hoang dã, hỗn loạn, dữ dội, điên cuồng…; và hô hào “Hãy Chiến đấu” (Fight), những người đó nghe tưởng là lệnh hành quân! Nếu bị ông Trump kiện ra tòa, các công ty Twitter, Facebook, YouTube sẽ phải nhắc lại lý do họ nêu ra khi cấm cửa: Họ cấm những thông điệp như trên, để tránh cảnh bạo loạn lần nữa, vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Nhưng không thể coi những người nghe diễn văn của ông Trump rồi đi phá quốc hội giống các Vệ Binh Đỏ làm theo những lời kêu gọi đại cương của Mao Trạch Đông. Họ Mao nắm quyền sinh sát không giới hạn. Khi ông ta hô khẩu hiệu “Tiến đánh Đại Bản Doanh” thì các vệ binh đỏ hiểu ngay đó là một mệnh lệnh. Họ đến từng nhà bắt Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, và các ủy viên Bộ Chính Trị khác, đem ra đánh đập, chửi bới, nhục mạ. Cũng không thể so sánh các thông điệp “Tuýt” của Tổng thống Trump với những cuốn Sách Đỏ “Trích lời Mao Chủ Tịch.” Người Trung Hoa thời đó tôn thờ Mao Trạch Đông như thần thánh. Còn ông Donald Trump vẫn chỉ là một người được dân bầu; khi thua phiếu thì không còn làm tổng thống nữa. Nhưng sự kiện ba công ty lớn làm chủ các diễn đàn mạnh nhất đã cấm cửa một ông tổng thống Mỹ vẫn là một điều không tốt đẹp cho chế độ tự do dân chủ. Khi họ có thể gây ảnh hưởng trên sinh hoạt chính trị, một ảnh hưởng quá rộng, quá lớn như vậy, thì phải đặt câu hỏi: Xã hội có thể cho phép các doanh nghiệp sử dụng quyền lực như vậy hay không? Chắc chắn là không. Khi quyền lực được tập trung vào trong tay bất cứ một đảng chính trị hay một chính quyền, một công ty kinh doanh nào thì dân chủ tự do bị đe dọa. Nước Mỹ đã phải đối phó với nạn độc quyền kinh tế từ thế kỷ 19, vì thế đạo luật Sherman Antitrust Act ra đời năm 1890. Từ đó rất nhiều đại công ty đã phải cắt, chia ra làm nhiều công ty nhỏ, nổi tiêng nhất là những công ty Standard Oil, Công ty Thuốc lá American Tobacco, General Electric, bị chia cắt năm 1911; AT&T năm 1982. Gần đây nhất, công ty Microsoft cũng bị đưa ra tòa nhưng không bị chia cắt sau khi vụ kiện được giải quyết, năm 2001. Đạo luật Sherman Act chỉ nhắm giới hạn quyền lực kinh tế. Nhưng các công ty như Twitter, Facebook, Amazon, và Alphabet, chủ nhân của Google và YouTube còn ảnh hưởng quá mạnh trên chính trị và xã hội nước Mỹ. Vì họ đang nắm trong tay những “hạ tầng cơ sở” của việc thông tin trên mạng, không khác gì độc quyền của các công ty lớn những thế kỷ trước. Quốc hội Mỹ sẽ phải làm luật quy định hoạt động của các công ty loại này. Thứ nhất, để bảo vệ quyền tự do phát biểu của tất cả mọi người, không riêng gì một ông tổng thống hay các đại biểu quốc hội. Thứ hai, nước Mỹ vẫn tôn trọng quyền tự do kinh doanh, cũng không thể quốc hữu hóa các công ty “hạ tầng cơ sở” trên, theo đường lối các chế độ cộng sản. Quyền tự do kinh tế là một nền tảng của tự do chính trị. Người dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo. Họ cũng được tự do sử dụng đồng tiền khi tiêu thụ, giống như “bỏ phiếu” cho các công ty cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Quyền tự do chính trị bảo đảm người tiêu thụ được sử dụng đồng tiền của mình. Người ta có thể hô hào “tẩy chay” các công ty đồng lõa với các hành động phi pháp. Trong thế kỷ trước, dưới áp lực của giới tiêu thụ, nhiều công ty và ngân hàng Mỹ đã ngưng đầu tư vào Nam Phi, thúc đẩy nước này bãi bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Sau khi Twitter và Facebook đã cấm cửa ông Trump, công ty Alphabet chờ mấy ngày mới làm theo cũng vì nhiều người bắt đầu kêu gọi tẩy chay YouTube. Nhưng khi quyền tự do kinh tế đe dọa lấn áp các quyền tự do chính trị thì cần phải sửa lại bản “hợp đồng xã hội.” Quốc hội Mỹ cần làm thêm luật mới để quy định việc các công ty đóng góp vào quỹ tranh cử, thay thế đạo luật cũ đã bị Tối cao pháp viện xóa bỏ. Trong mùa bầu cử năm 2020, các công ty lớn đã góp $205 triệu cho các ứng cử viên Cộng Hòa và $155 triệu cho đảng Dân chủ. Không ai ngây thơ nghĩ rằng số tiền đóng góp của họ không ảnh hưởng gì đến các nhà chính trị. Sau vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1, hai công ty đã đóng góp cho các quỹ tranh cử nhiều nhất là AT&T ($2,650,000) và Comcast ($2,570,000) tuyên bố ngưng không góp tiền cho quỹ tranh cử của các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa chống kết quả cuộc bỏ phiếu năm 2020. Một số công ty tuyên bố ngưng đóng góp tất cả. Thí dụ, Raytheon tặng $1,713,000 mà 53% cho Cộng Hòa, Deloitte đóng góp $1,719,000 trong đó Cộng Hòa được 54%, UPS đã góp $1,770,430 mà gần 59% cho đảng Cộng Hòa. Tuy họ nói ngưng góp tiền cho cả hai đảng, nhưng ai cũng thấy Cộng Hòa bị mất mát nhiều hơn! Trong những năm tới, Quốc hội Mỹ nên làm những đạo luật mới quy định các tiêu chuẩn về góp quỹ tranh cử. Nhưng cần làm ngay một đạo luật không cho phép các diễn đàn trên mạng giữ độc quyền khiến mọi người bị cấm đoán theo ý kiến của một số tư nhân. Sau vụ Twitter cấm cửa Tổng thống Trump, bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, là người chưa hề thân thiện với ông, cũng lên tiếng phản đối. Bà nói rằng quyền tự do phát biểu có thể bị hạn chế; nhưng hạn chế như thế nào thì chỉ có các nhà lập pháp mới có quyền quyết định, không thể cho các công ty tư muốn làm gì thì làm. Source: https://www.voatiengviet.com/a/trump-twitter-parler-amazon-youtube/5742489.html

Cuộc chơi Dân chủ

Ngô Nhân Dụng 13/01/2021 Ví chế độ dân chủ như trò chơi đá banh, chắc nhiều người không đồng ý. Nhưng nhiều lúc chúng ta cũng chỉ mong các nhà chính trị cư xử với nhau như các cầu thủ đá banh: Chơi thẳng thắn. Tức là tôn trọng luật chơi. Tất nhiên, các cầu thủ cũng là những con người, nhiều lúc có những người chơi không thẳng thắn. Khi đó, vẫn phải theo một quy tắc: Tôn trọng quyết định của trọng tài. Trong những cuộc bầu cử, trọng tài là các quan tòa xét xử theo luật chơi. Đá banh tương đối giản dị. Chỉ có 22 người quần thảo nhau trên sân cỏ. Trận đấu bầu cử ở một quốc gia có vài triệu dân đã phức tạp lắm rồi; đến hàng trăm triệu người cùng tham dự thì tha hồ rắc rối. Chúng ta đã chứng kiến cảnh tượng đó vừa xảy ra ở Mỹ. Bỏ phiếu xong rồi có người không chịu, kiện lên kiện xuống. Cho đến lúc hàng ngàn người tấn công trụ ở quốc hội, mang theo vũ khí, đến cả dây thừng để đòi treo cổ các đại biểu, thì quá loạn. Tất nhiên ai cũng phải đau lòng khi chứng kiến những cảnh tượng xấu xa này. Nhưng cuối cùng các đại biểu tiếp tục công việc, hiến pháp được thi hành, các thủ tục dân chủ vẫn được tôn trọng. Nhưng tại sao chế độ dân chủ lại để xảy ra những cảnh tượng như thế? Bởi vì loài người nó như vậy. Mỗi con người không hoàn hảo. Quần chúng, tức là đám đông lại càng dễ sinh hư, sinh loạn. Khi người ta tôn trọng các quyền tự do thì những trò mị dân càng thêm cơ hội xúi dục đám đông làm bậy. Dân chủ không bao giờ là một chế độ hoàn hảo. Con người lúc nào cũng có thể suy xét và quyết định sai lầm. Tất cả các cử tri cầm lá phiếu đều có thể lựa chọn lầm. Đó là một quyền hiến định. Dân chủ chỉ là những quy tắc cho một tập thể quyết định chung. Biết trước rằng mỗi người có ý kiến riêng và thường xung khắc với nhau. Điều hay nhất của chế độ dân chủ là các cử tri có cơ hội thay đổi, sửa chữa các sai lầm sau hai năm, bốn năm. Một tập thể đã sống theo các thủ tục dân chủ sớm nhất trên thế giới, trước cả các thành thị Hy Lạp, là các đệ tử của Phật Thích Ca, ngay khi Phật còn tại thế. Họ đã bắt chước một vương quốc thời đó, có ông vua mỗi khi quyết định các chuyện quan trọng đều đem ra hỏi ý kiến thần dân. Hơn nữa, tăng đoàn gồm những người thuộc nhiều đẳng cấp khác nhau, muốn cho bình đẳng thì phải hỏi ý kiến tất cả mọi người. Nhiều tăng đoàn Phật giáo ngày nay vẫn còn giữ các thủ tục “Tác Pháp Yết Ma” từ 2,500 năm trước. Mỗi lần cần một quyết định chung, có người thuyết trình vấn đề (tác bạch) rồi hỏi đại chúng có ai phản đối hay không. Có khi hỏi hai lần, bốn lần, hỏi theo hàng chục thủ tục khác nhau. Nếu tất cả đều im lặng, không ai phản đối, thì quyết định có hiệu lực. Chữ Yết Ma phiên âm chữ Phạn “karmam.” Saṅgha karmma nói đến hành động tập thể của một “săng ga,” tăng đoàn. Quyết định tập thể theo lối đó thật là lý tưởng. Chắc chỉ có những người đi tu mới theo được. Cũng nhờ số người không đông quá; và họ rất nhiều thời giờ, có thể ngồi một chỗ cả ngày không mỏi cẳng. Nhưng ngay thời Phật còn tại thế, cũng có những quyết định chung không được tất cả đồng ý. Một người đề nghị các giới luật khắc khổ, Phật đưa ra cho tăng chúng bàn và đa số bác bỏ. Thế là có một số đệ tử đã ly khai. Hơn một ngàn năm sau, tới thế kỷ thứ 7, Thầy Huyền Trang qua Ấn Độ còn thấy những nhóm Phật tử tiếp tục tu theo các giới luật khổ hạnh này. Nhưng xã hội loài người không phải là một nhà tu. Cho nên chế độ dân chủ chấp nhận sẽ có những lúc rất lộn xộn. Canh chừng 22 cầu thủ đá banh không cho họ làm bậy tương đối dễ. Hơn 150 triệu người đi bỏ phiếu thế nào cũng có người làm bậy! Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa tại Thượng viện, nói sau khi tị nạn sáu giờ và trở lại phòng hội, “Tất cả các cuộc bầu cử đều xảy ra chuyện bất thường và bất hợp pháp,....” Nhưng ông không thấy có vụ gian lận nào lớn đến mức thay đổi kết quả sau cùng. Không thấy chứng cớ nào cả. Ông bỏ phiếu công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu chứ không lạm dụng quyền quốc hội mà thay đổi. Ông nói, “Hiến pháp cho Quốc hội một quyền có giới hạn. Chúng ta không có quyền tự công bố mình là một ủy ban bầu cử thay cho cả nước.” Hơn nữa, ông McConnell bảo, “Nếu vì bên thất cử kêu lên là có gian lận mà chúng ta lật ngược kết quả cuộc bầu cử thì chế độ dân chủ sẽ chết trong hố thẳm.” Đúng như vậy, vì từ nay sẽ không bao giờ bỏ phiếu xong mà kết quả được mọi người chấp nhận nữa! Chế độ dân chủ sẽ chết! Đó là một cách nhìn rất thực tế. Tưởng tượng một đội banh thua trận đấu rồi phản đối, bắt trọng tài phải “tính lại,” “tìm ra” cho mình vài bàn thắng! Nếu trọng tài vâng lời thì còn gì là trò chơi đá banh nữa! Bởi vậy cuộc chơi nào cũng phải có luật lệ, và luật lệ phải được thi hành, thì chơi mới lý thú! Chế độ Dân chủ thực ra chỉ gồm những quy tắc, luật lệ để phân chia quyền hành, coi ai có quyền sai bảo người khác. Dựa vào đó, mọi người kiềm chế lẫn nhau, khiến không ai có thể lấn áp người khác. Các luật lệ, thủ tục thay đổi tùy mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, theo từng thời kỳ. Các thủ tục đó là căn bản cho một bản hợp đồng sống chung, chúng không bao giờ có tính chất lý tưởng hão huyền. Chỉ các chế độ độc tài, từ phát xít tới cộng sản, mới khoe khoang rằng họ có thể thiết lập những xã hội lý tưởng, nếu họ được độc quyền quyết định. Đúng là ba xạo! Người Mỹ nổi tiếng là thực tế, không mơ mộng, lý tưởng. Sau hơn hai trăm năm sống với các thủ tục dân chủ để bảo vệ tự do, người ta vẫn không coi đó là những gì thiêng liêng, thần thánh. Có khi họ quyết định kết quả bầu cử bằng cách rút thăm hay trò chơi sấp ngửa! Miễn cho xong việc thì thôi, miễn giữ được đạo công bằng. Bày vẽ thêm làm gì cho rách việc! Xin kể mấy câu chuyện bầu cử ở Mỹ để quý vị đọc và thư dãn. Trước ngày trụ sở quốc hội Mỹ bị tấn công tuần trước, ở thị xã Dickinson, gần thành phố Houston, Texas, một cuộc chơi dân chủ đã chọn người làm xã trưởng. Trong tháng 12 vừa qua, 21,000 dân xã Dickinson đi bỏ phiếu. Hai ứng cử viên Sean Skipworth và Jennifer Lawrence đều được 1,010 phiếu. Đếm lại lần nữa, kết quả không thay đổi. Ngày 9 tháng Giêng, 2021, dân chúng được mời tới tòa thị sảnh. Bà thị trưởng mãn nhiệm Julie Masters cho mỗi ứng cử viên một trái banh chơi bóng bàn. Mỗi người viết tên mình vào quả bóng Ping-Pong. Bà Masters đưa cho mọi người coi một cái nón cao mà bà mới mua ở tiệm buổi sáng hôm đó. Cái nón hoàn toàn trống rỗng. Hai ứng cử viên bỏ trái banh của mình vào trong nón. Ông xã trưởng một xã gần đó được mời đứng ra rút một trái banh. Ông đọc tên: Sean Skipworth. Ông Skipworth đắc cử; ôm hôn vợ con rồi quay sang ôm vai bà Lawrence. Bà Lawrence nói bà đã linh cảm mình sẽ thua nhưng rất mừng là chấm dứt được 10 tháng tranh cử vất vả. Bà tuyên bố: “Tôi rất kính trọng Sean. Đây không phải là chuyện tôi thắng hay ông ấy thắng.” Ông Skipworth ca ngợi tinh thần hòa nhã của bà khi chấp nhận thua cuộc. Đây là óc thực dụng của người Mỹ. Tại sao phải tốn công, tốn tiền tổ chức bỏ phiếu lại lần nữa, trong khi chỉ cần thẩy một viên “xí ngầu” rồi kết quả thế nào cũng sẽ bắt tay nhau? Năm 2018, ở xã Hoxie, 2,700 dân, Tiểu bang Arkansas, cuộc tranh cử đã kết thúc bằng hai viên xúc xắc 6 mặt. Ba ứng cử viên giành nhau chức xã trưởng ngày 6 tháng 11. Không ai đạt được đa số 694 lá phiếu. Dân bỏ phiếu lần nữa, chọn giữa hai người nhiều phiếu nhất là ông Cliff Farmer và bà Becky Linebaugh, đương kim xã trưởng. Kết quả: Mỗi người được đúng 223 phiếu. Phải quyết định theo lối may rủi. Bà Linebaugh đề nghị gieo một đồng tiền. Ông Farmer muốn mỗi người rút một quân bài. Muốn cho công bằng, người ta chọn thảy xí ngầu 6 mặt. Cuối cùng, trước mặt dân chúng đến coi, mỗi ứng cử viên được phát một viên xí ngầu. Ông Farmer gieo xuống, được số 4. Bà Linebaugh tung ra số 6, thế là đắc cử. Ông Farmer bắt tay chúc mừng bà xã trưởng! Bà vợ ông Farmer kể rằng trước ngày bỏ phiếu, ông chồng đã dặn kỹ: “Em nhớ đi bỏ phiếu nghe! Nếu anh thua chỉ vì một lá phiếu, là lỗi của em đó!” Bà đã làm đúng lời chồng yêu cầu. Nhưng chính ông Farmer đã lỡ bộ. Ông đã lái xe đưa vợ con đi Florida chơi, thăm Disney World. Mọi chi phí ăn, ở, giải trí trong chuyến đi được công ty Barton’s Lumber trả, để thưởng cho một “nhân viên xuất sắc” do các bạn đồng sự bầu chọn. Trước khi đi ông đã đến bỏ phiếu sớm, nhưng ông đến phòng phiếu hơi trễ, không biết rằng người ta đóng cửa sớm hơn cuộc bỏ phiếu đợt đầu. Hôm bỏ phiếu đợt nhì, ngày 4 tháng 12 ông lái xe về hơi trễ. Còn 30 phút đến nhà. thì ông đã nghe tuyên bố kết quả 223-223. Thế là đành cho số phận may rủi quyết định. Một cuộc bỏ phiếu bầu nghị viện Tiểu bang Virginia cuối năm 2017 sau đó cũng được quyết định bằng cách rút thăm. Ông Shelly Simonds, Dân chủ lúc đầu hơn ứng cử viên Cộng Hòa David Yancey một phiếu. Vào tháng Giêng năm 2018, quan tòa bác bỏ một lá phiếu bầu cho ông Simonds vì cử tri đã bôi đen vào cả hai cái ô bên cạnh tên của cả hai ứng cử viên, chỗ của ông Simonds có thêm một vết gạch, không biết ý kiến thế nào. Thế là mỗi người được đúng 11,608 phiếu. Khi rút thăm, ông Yancey rút ra cái thăm dài hơn, được tái đắc cử. Chọn người lãnh đạo bằng trò chơi may rủi, không thể nào coi đó là một thể thức lý tưởng! Trong nước Mỹ có 27 tiểu bang chấp nhận kết quả bầu cử có thể quyết định bằng cách rút thăm, gieo một đồng tiền, hay một viên xúc xắc. Đó vẫn là một quy tắc công bằng, không kỳ thị ai hết. Ngay ở Athens, Hy Lạp, ngày xưa, người ta cũng nhiều lần chọn người đắc cử bằng phương pháp may rủi! Miễn mọi người đồng ý, chấp nhận luật chơi, và chấp nhận kết quả. Không ai tố cáo người kia gian lận. Không ai hô hào những người ủng hộ mình biểu tình gây áp lực. Đúng là dân chủ thật! Source: https://www.voatiengviet.com/a/dan-chu-bau-cu-biden-trump/5735807.html

Sunday, January 17, 2021

Nữ Danh Ca Lệ Thu

https://www.youtube.com/watch?v=5tvf3C0k9nI Mùa Thu Chết (NS Phạm Duy) https://www.youtube.com/watch?v=BLsmGg6H7h4 Nước Mắt Mùa Thu (NS Phạm Duy) https://www.youtube.com/watch?v=A2h2Oh_wc24 Tưởng Nhớ Nữ Danh Ca Lệ Thu | PBN Collection 1. Chiếc Lá Cuối Cùng (Tuấn Khanh) PBN64 2. Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) PBN77 5:16 3. Mái Tóc Dạ Hương (Nguyễn Hiền, thơ: Đình Hùng) PBN74 10:05 4. Nước Mắt Mùa Thu (Phạm Duy) PBN72 16:38 5. Xin Còn Gọi Tên Nhau (Trường Sa) PBN70 21:26

Thursday, January 14, 2021

The 14th Dalai Lama on Crisis and Climate Change

"Mọi người đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Không chỉ là con người, mà ngay cả loài động vật và côn trùng cũng thế. Mọi người đều quan tâm đến sự tồn tại của chính mình. Bộ não con người của chúng ta là một thứ rất đặc biệt, một thứ đáng chú ý; nhưng nếu quý vị nhìn vào thế giới của chúng ta ngày nay; con người chính là những kẻ gây rắc rối nghiêm trọng nhất. Các loài động vật khác chỉ biết ăn, ngủ và quan hệ tình dục; nhưng con người chúng ta thì nghĩ về ‘chúng ta’ và ‘bọn họ’. Chúng ta tạo ra nhiều điều tốt đẹp, nhưng chúng ta cũng gây ra rất nhiều vấn đề rắc rối. Chúng ta nghĩ về bản thân, đặt trọng tâm vào quốc gia, đất nước và gia đình của mình trong những vòng xoáy bất tận của sự quan tâm đến mối quan hệ. Tuy nhiên, cuộc sống của các cá nhân đều phụ thuộc vào cộng đồng mà họ đang sinh sống. Ngày nay, tất cả bảy tỷ con người đều là cộng đồng của chúng ta. Ta phải quan tâm đến toàn thể nhân loại, bởi vì tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”. “Những hành động của chúng ta đã gây nên hậu quả. Chúng ta thiếu tôn trọng thiên nhiên đến mức không tính đến hậu quả của nó.” “Bản chất con người có thể tự cho mình là quan trọng, nhưng mỗi người trong chúng ta đều phụ thuộc vào cộng đồng của mình để tồn tại; và ngày nay cộng đồng của chúng ta là toàn thể nhân loại. Nếu chúng ta muốn chăm sóc bản thân, thì ta cũng phải nghĩ đến những gì mà cộng đồng của chúng ta đang cần. Ta phải có một cái nhìn thực tế về toàn thể nhân loại; và hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta." “Chúng ta đã có năng lượng mặt trời và năng lượng gió; và chúng ta đang đưa chúng vào sử dụng. Bây giờ, chúng ta cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Ta phải chú ý đến nạn phá rừng; chúng ta phải bảo vệ môi trường tốt hơn. Trong cuộc đời mình, tôi đã chứng kiến sự sụt giảm của lượng tuyết rơi, đầu tiên là ở Tây Tạng và sau đó là ở Dharamsala. Một số nhà khoa học đã nói với tôi rằng có nguy cơ những nơi như Tây Tạng cuối cùng sẽ trở thành sa mạc. Đó là lý do vì sao tôi cam kết lên tiếng bảo vệ môi trường của Tây Tạng. Chúng ta phải trồng nhiều cây cối hơn nữa. “Phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trong hàng nghìn năm, chúng ta đã hành xử theo cùng một cách, nhưng hiện nay sự nóng lên của toàn cầu và sự biến đổi khí hậu buộc chúng ta phải coi trọng mối quan hệ của mình với thiên nhiên hơn. Chúng ta nhận ra rằng sự tan chảy của Bắc Cực là quan trọng, nhưng chúng ta có thể làm gì để bảo vệ nó? Ít nhất ta có thể chuyển sang việc sử dụng năng lượng sạch. “Tôi có ước mơ rằng có thể sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành các nhà máy khử muối trên bờ biển Bắc Phi và toàn bộ bờ biển Úc nhằm sản xuất nước sạch để làm xanh Sahara và vùng nội địa Úc”. “Có vẻ như cuộc sống của con người đã phát triển qua hàng triệu năm, chúng ta đã coi mọi thứ như là điều hiển nhiên. Chúng ta đã sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không cần suy nghĩ, và đã gây ra các vấn đề rắc rối. Chúng ta phải tự giáo dục bản thân để hiểu cách sống của chúng ta ngày nay cần phải thay đổi như thế nào. Ta cần phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách khác. Chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về thực tế của tình huống mà chúng ta đang gặp phải. “Sự giáo dục và nỗ lực của các nhà lãnh đạo trẻ có thể nâng cao nhận thức rằng mọi thứ là nghiêm trọng. Ngược lại với điều này, chúng ta lại có xu hướng coi cách làm việc thông thường của mình là điều hiển nhiên. Thay vào đó, chúng ta phải nhìn nhận thực tế về tình trạng khó khăn của mình một cách nghiêm túc. Ta phải bảo vệ thế giới của chúng ta. “Trong quá khứ, khi con người gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như thế này, tùy thuộc vào đức tin của mình, họ sẽ tìm đến Chúa hoặc Phật để mong được giúp đỡ. Nhưng chỉ có sự cầu nguyện thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải hành động. Điều gì xảy ra đều phụ thuộc vào những gì mà chúng ta làm. Chúng ta phải đối mặt với những vấn đề phát sinh từ kết quả của hành vi của chính chúng ta, do đó chúng ta phải tìm ra giải pháp cho chính mình." Sources: In Vietnamese: https://thuvienhoasen.org/a35350/cuoc-tro-chuyen-ve-khung-hoang-cua-vong-lap-phan-hoi-khi-hau In English: https://www.dalailama.com/videos/his-holiness-the-dalai-lama-in-conversation-with-greta-thunberg-and-leading-scientists

CUỘC NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT

MỘT SỐ SUY NGHĨ CỦA ANH NGUYỄN QUỐC TUẤN VỀ CUỘC NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT (3) Phần B (lần gặp thứ hai, ngày 17/11/2018) - Anh nghĩ sao về phân tích của ông Nhu về xã hội Miền Nam, xã hội thành lập trễ nhất trong quá trình Nam tiến? - Tôi thích lập luận đơn giản mà sâu sắc đó. Nếu không có chiến tranh, Miền Nam sẽ giàu mạnh lên dễ hơn các Miền khác của Việt Nam, còn nếu chiến tranh thì đó là nơi dễ thất thủ. - Nhưng Miền Nam đã thực sự là Tân Thế Giới của Việt Nam, đã chứng minh sức sống mới rất mãnh liệt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thời Tây Sơn - Gia Long và nửa thế kỷ đầu tiên của triều Nguyễn. Miền Nam cuối cùng đã chiến thắng trước thế lực quân sự hùng hậu Tây Sơn. Với Miền Nam, Vua Gia Long đã là vi hoàng đế rất hùng mạnh ở Đông Nam Á... - Anh ngẫm lại mà xem, dân tộc Việt khi tiến về phương Nam là tiến về chân trời mới, cách sống mới. Mình có thể nói là ông cha mình đã cố gắng Thoát Trung từ những ngày ấy, đâu đợi tới bây giờ. - Đúng quá anh! Càng về Nam, xã hội Việt càng rộng mở, bớt tính thứ trật mà thêm tính tự do, bớt bằng cấp từ chương mà thêm tri thức thực hành, bớt đầu óc làm quan, làm công chức mà thích nghề tự do, thích kinh doanh, bớt lý luận suông mà xông vào thực tiễn... - Nhưng nước mình khổ lắm anh, cái khối người mang nặng tâm lý Bắc còn rất đông. Người miền Bắc hiện nay nhiều người cạy cục một chân công chức, cán bộ chứ ít người chịu sống độc lập như dân miền Nam. Anh thấy nhá, nhà Nguyễn thân phương Tây để lập lại nghiệp đế, xong rồi cũng trở lại thân nhà Thanh. Cho nên nói mấy ông Cộng Sản theo Trung Cộng là đúng nhưng chưa đủ đâu. Cả cái khối tâm lý Bắc đè nặng trên dân tộc ta, tâm lý đó nghiêng về thân Tàu... - Anh có nghĩ nếu nhà Nguyễn thân phương Tây hơn thì có thể Pháp không chiếm mình, trái lại có một hợp tác cho dù bị họ lấn lướt. Như vậy vận mệnh lịch sử của nước mình nhẹ nhàng, thanh thoát hơn nhiều? - Nhà Nguyễn tiến về Nam mở cõi, các hoàng hậu đa số người phương Nam. Tại sao ý chí và tâm lý Nam không thắng thế? Đây có thể là một chương hay: sự cạnh tranh của tâm lý, văn hóa Bắc và Nam trên triều Nguyễn. - Tôi nghĩ điều này: nếu vua Gia Long định đô tại Gia Định thì Việt Nam mở và thoáng hơn. Huế lại quá gần với khối tâm lý Bắc. - Có điều nữa: phe vua Minh Mạng đối lập với phe hoàng tử Cảnh. Phe hoàng tử Cảnh thì thân phương Tây, có phải do tâm lý đó mà phe vua Minh Mạng nghiêng về thân Trung Hoa không? Ngoài ra, khi trở thành vương triều trên toàn cõi Việt Nam, nhà Nguyễn cần kiến thức về tổ chức triều đình chặt chẽ và tinh tế. Về mặt này Miền Nam đơn sơ phóng khoáng không thể so được với Miền Bắc văn hiến lễ nghi. - Thời đó khối dân có tâm lý Nam còn nhỏ hơn nhiều so với khối dân có tâm lý Bắc. Có lẽ áp lực của khối có tâm lý Bắc lớn hơn áp lực của khối dân có tâm lý Nam, và điều đó tạo ảnh hưởng trên các chính sách của triều Nguyễn! - Đó cũng là một điểm chưa nói ra nhưng được bao hàm trong phần phân tích của Chính Đề. Tôi phục phân tích và nhận định của ông Nhu. - Cũng cung cấp cho anh một chi tiết này. Bác Hãn từng nói rằng năm 1946, có lần ông Giáp nói với Phan Anh và bác Hãn đại ý là: ta chỉ mất 10 – 15 năm đánh Pháp, giành lại độc lập rồi ta phải trở thành bạn tốt của họ, vì họ văn minh và sẽ không quay lại chiếm đất ta lần nữa. Nhưng ta sẽ còn mất công sức liên tục hàng ngàn năm nữa với Tàu để giữ được thế đứng độc lập! - Anh à, các ông Diệm, Nhu hay Quỳnh, Giáp có cùng kiến thức, cùng chí khí, chỉ khác phương cách đấu tranh, làm việc. Mỗi người có điểm mạnh riêng, và mình có thể quí họ như những nhà lãnh đạo dân tộc. Tôi tin rằng nếu thời đó đất nước được lãnh đạo bởi một trong các vị đó thì Việt Nam hôm nay đã rất phát triển! Đời nay thì hỏng cả rồi! - Về ông Nhu, ông Diệm, tui có nghe các nhận xét trái chiều khi nói về năng lực chính trị của các ông, cho dù đa số đồng ý về mặt tri thức và đạo đức. Tuy nhiên, tôi đồng ý với anh tất cả các vị nói trên có anh phong của lãnh đạo xứng tầm. Tạm bỏ qua các khía cạnh đó, mình nói về nhận định, quan điểm. Ông Nhu nêu lên ba điểm: a) Pháp tới đã rứt dân ta khỏi cái tâm lý ngàn năm sợ Tàu. Điều này tui cảm nhận rõ đó anh, tụi tôi lớn lên ở Miền Nam thời trước 1975, đa số tụi tui tự hào với các thành quả của Việt Nam Cộng Hòa và không hề e sợ Trung Hoa. b) Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản thì sẽ bị Trung Cộng khống chế, và c) Việt Nam có Miền Nam nằm ngoài khối cộng sản sẽ là một thế lực mà Trung Cộng khi muốn thao túng Miền Bắc cũng phải kiêng nể người anh em Miền Nam tự do. - Nói mối liên hệ giữa hai nước Việt Trung thì nên nhìn từ lịch sủ xa hơn từ nghìn năm trước. Giai đoạn Quốc Gia – Cộng Sản chỉ là hệ quả của nghìn năm kia... - Đúng vậy anh. Tuy nhiên giai đoạn Quốc – Cộng có những nguyên nhân, đặc thù của riêng nó. Vì thời đại đã chuyển khác với vài trăm năm trước... - Khi khác anh em mình sẽ nói thêm về thời Quốc – Cộng. Theo tôi, công cuộc tiến về phương Nam, tiến ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Hoa, ra khỏi cách suy nghĩ, các hủ tục, lề thói cũ kỹ... trong công cuộc đó dân ta chưa thành công! - Việt Nam ta cần Âu hóa để phát triển và đồng thời giữ bản sắc dân tộc. Tiếc là trong khi tiến trình Âu hóa đang xảy ra và chưa kịp vượt ngưỡng vững bền thi các biến thiên thế giới, khu vực đã đẩy nước ta vào vòng chiến tranh! Đất nước chậm tiến, bản sắc dân tộc cũng mất mát quá nhiều! - Một chương hay nữa đó anh: tầm quan trọng của sự Âu hóa trong tiến trình Nam tiến. Để cho các biến thiên thế giới và khu vực lôi vào vòng chiến tranh tàn khốc, điều đó cũng chứng tỏ dân Việt chưa đủ bản lĩnh tự đứng vững. Bây giờ, chúng ta phải làm lại từ đầu, từ sau hiệp định Genève 1954. Cái khó hiện nay là ta đã quá chậm tiến, mối chia rẽ trong lòng dân tộc đã quá sâu và lòng tự hào dân tộc bị thương tổn nặng nề! Nói tới đây anh Tuấn nhận một cú điện thoại, xin phép lên căn hộ và một lúc sau trở xuống cùng với chị Hằng. Câu chuyện lái sang đề tài khác cho tới lúc chia tay. Hỡi ôi, vĩnh viễn chia tay! Xin các anh chị xem bài ghi chép này như Lời Nói Đầu của một tiểu luận anh em chúng tôi có nhiều hứng thú để soạn. Xấp giấy đã mở mà mực vội khô! Trong hai chữ Tiếc Thương bạn, chữ Thương thật lắng còn chữ Tiếc thì mênh mông... https://www.facebook.com/808589722552019/posts/2065936623483983/