Sunday, September 9, 2018

Great American Short Stories (3) ---Tuyển Tập Truyện Ngắn Nổi tiếng Của Mỹ



Truyện về ác thú vốn là loại tiểu thuyết xưa nhất có lẽ chưa bao giờ hoàn toàn vắng mặt trong các sinh hoạt văn hóa người Mỹ mang từ Âu châu qua.  Ở Mỹ nó đã được thổi một luồng sinh khí mới rất mạnh qua các chuyện thú vật của người da đen, xuất hiện như một phần của loại truyện nặng màu sắc địa phương.  Mặc dù loạt truyện “Uncle Remus” của Harris, giống như truyện “Bluejay Yarn,” không phải là truyện ngắn theo cách định nghĩa của Matthews hoặc bất kỳ một định nghĩa nào khác, chúng lại xuất sắc theo cách của chúng, và đã ảnh hưởng truyện ngắn thực bằng nét hài hước và trí khôn ngoan sáng suốt.  Bàn về những năm 1880 đến những năm  1940 v 1950, chúng ta hãy hướng nhìn về phía trước đến những tranh hoạt họa của Walt Disney và truyện của James Thurber, đặc biệt là truyện “The Catbird Seat” của Thurber trong tuyển tập này.  Nó nói về con người, không phải về thú vật; nhưng nó chắc chắn là người anh thuận tay trái của loại truyện ngụ ngôn chính thống, một biến thể giống như truyện ngắn của loạt truyện Fables of Our Time (Ngụ Ngôn Thời Đại Chúng Ta) là truyện đã kết hợp Thurber với Harris và Twain, cũng như trước đây truyện ngụ ngôn đã kết hợp La Fountain với Aesop.  Cốt truyện là một loạt các màn lừa gạt nhau đầy tính hài hước được sắp xếp theo trình tự thời gian, và chủ đề của nó vốn là chủ đề đã có trong thần thoại từ xa xưa: cái yếu thắng cái mạnh.  Nếu Ông Martin sắm vai Chú Thỏ, thì Bà Barrows sẽ đóng lốt Lão Cáo.
3
Khi viết bài nghiên cứu hữu ích về truyện ngắn năm 1909, Canby biết r vai trò quan trng của Hawthorne, Poe, James và Harte cùng những nhà văn viết truyện ngắn mang màu sắc địa phương.  Ông bỏ qua không nói gì đến tầm quan trọng của truyện ngụ ngôn về thú dữ với một lý do nào đó,  vì cho đến lúc ấy, Disney va Thurber đều chưa xuất hiện để làm cường điệu thêm sức sống lâu bền của loại truyện ấy.  Điều ngạc nhiên hơn là Canby hoàn toàn không nhắc gì đến Stephen Crane, người đã khuất bóng chín năm tính đến năm 1909, và cũng là người mà vào những năm 1890, qua các truyện ngắn của mình, đã vinh dự được tôn xưng chẳng những là một trong số ít nhà văn viết truyện ngắn tài ba, mà còn là người đâù tiên viết truyện ngắn hiện đại.
Crane là một trong số các nhà văn mà cho đến khi qua đời, có quá ít truyện ngắn hay nhất được đưa vào hợp tuyển.  Mặc dù có sức sáng tác phi thường, ông sống qúa vội vàng và chết qúa trẻ, đến nỗi phần lớn những gì ông viết chắc chắn đều có tỳ vết.  Trong tất cả các truyện ông viết, chỉ có truyện “The Open Boat” (Con Thuyền Mở),  “The Blue Hotel” (Khách sạn màu xanh da trời) và truyện “The Bride Comes to Yellow Sky” (Cô dâu đi đến bầu trời vàng) là không có nhược hay khuyết điểm, và người soạn tuyển tập phải chọn trong số các truyện này.  Chọn một truyện trong số ba truyện nói trên cũng là phục vụ cho người đọc tốt lắm rồi, vì cả ba truyện đều tuyệt hảo cả. Còn nếu loại bỏ hẳn tên Crane ra, hoặc giới thiệu ông bằng một truyện ngắn khác không tuyệt hảo như thế thì mới thật có lỗi với độc giả, và mới làm sai lệch hẳn truyền thống truyện ngắn.
Lý do là Crane có mắt tạo hình ảnh thật xuất chúng (mà theo Bliss Perry là tố chất quan trọng hàng đầu của nhà viết truyện ngắn). Trong truyện ngắn của ông, tất cả đều gợi hình một cách mạnh mẽ, sinh động rõ ràng: hình ảnh chói lòe trên trang giấy như các sự vật sáng rực qua tia chớp trên trời.  Tốc độ văn xuôi của ông khiến chúng ta thấy hồi hộp, căng thẳng như chúng ta thường nghĩ về tính cách đặc thù của nước Mỹ hiện đại.  Mặc dù Crane không bỏ được việc dùng ẩn dụ (metaphor) trong khi Hemingway tránh dùng nó, không một nhà văn hiện đại nào có giọng văn gần với Crane bằng Hemingway.  Sức mạnh gợi cảm trong truyện ngắn của Crane thật kiệt xuất, và người ta không thể nào tập trung chuyên chú cao hơn mức Crane đạt được trong truyện “The Open Boat” (Chiếc thuyền không mui), với bối cảnh không gian không vượt quá mạn thuyền, và thời gian chỉ kéo dài trong một chuyến đi; diễn tiến câu  truyện liên tục từ câu mở đầu đẩy người đọc vào câu chuyện theo kiểu mở đầu được ca ngợi hợp lý nhất: “Bộ không ai trong số chúng nó biết được bầu trời màu gì à?”        
Giả sử Crane chỉ có cách tạo ấn tượng sinh động để đóng góp cho truyện ngắn, ông cng đã nổi tiếng trong lịch sử truyện ngắn rồi.  Nhưng ông còn có một tâm hồn đồng điệu với một thể xác tràn đầy hình ảnh và huyền thọai, cái bạn có thể gọi là ký ức về chủng tộc hoặc sự kế thừa văn hóa hay một tên gọi nào khác cũng được,  chính cái đó đã cho phép óc quan sát sự vật bên ngoài trong sáng nhất của ông thường nói lên hết sức mạnh mẽ một cái gì đó sâu sắc hơn.  Có vẻ như ông tình cờ thành một nhà văn biểu tượng, đôi lúc có thể là vô ý thức.  Ông không bao giờ gây ấn tượng cho người đọc thấy ông viết cốt để tạo chiều sâu, giống như Hawthorne cố làm.  Ông vấp ngã, trầy trật với ý nghĩa ông muốn diễn bày; chúng ngoi dậy từ nơi mảnh đất ông cày xới như những viên đá bị băng giá cào bới lên.  Theo phong cách của ông, ông là nhà đơn giản vĩ đại; những nhân vật của Crane gần như thường tiếp cận một cách siêu thực với không gian và cõi vĩnh hằng cùng vũ trụ lạnh lùng.  Nhưng nếu ông có một vị trí nào đó trong văn chương, thì vị trí của một người đơn giản như ông hẳn phải thuộc về thể loại truyện ngắn.  Phong cách Bohemian và khắc khổ của Crane, lối mai mỉa thường thấy trong truyện của ông, tốc độ gây hồi hộp và những gợi ý về chiều sâu tâm lý khiến ông trở thành nhà văn để lại ấn tượng đặc biệt nơi người đọc hiện đại.  Nếu chính ông không ảnh hưởng tiến trình phát triển truyện ngắn chỉ một lần, thì ông cũng phản ảnh được một sự thay đổi về tính cách, giọng văn, và kỹ thuật viết vốn đã chớm khơi dậy từ những năm 1890, rồi bị gián đoạn bởi sự trỗi dậy của khuynh hướng lãng mạn ướt át hồi đầu những năm 1990 và qua Đệ Nhất thế chiến, một sự thay đổi mà sau này trở thành đặc thù của văn hiện đại.  
Giữa cái chết của Crane năm 1900 và sự đột phá bắt đầu với  tác phẩm Winesburg, Ohio của Sherwood Anderson năm 1919 chỉ có ba nhân vật đáng để chúng ta  quan tâm chú ý đến.  Một là Edith Wharton, người tiếp tục truyền thống của James.  Cho đến lúc bà không còn được độc gỉa mến chuộng nữa sau năm 1917, bà vẫn tiếp tục truyền thống ấy một cách nghiêm túc, rõ ràng, và còn làm rạng danh thêm cho James qua cảm thụ về thể loại truyện ngắn, đôi khi cảm thụ một cách còn trực tiếp hơn cả James nữa.  Truyện “Roman Fever” (Cơn sốt La Mã), qua cách sử lý chủ đề “chung/quốc tế” quen thuộc với sự tự chế và kiểm soát, là một trong những truyện ngắn hay nhất của bà mặc dù nó cũng nằm trong số những truyện cuối cùng bà viết.  Những tác phẩm đặc trưng nhất của bà lại quá dài không thể xếp vào tuyển tập truyện ngắn này được, đó là các tiểu thuyết ngắn như Ethan Frome,  Bungey Sisters (Chị em nhà Bungey), và The Old Maid (Người tớ gái già).  Đây là  những truyện đầy thương tâm và để lại ấn tượng sâu sắc về những người bị đời sống trói buộc.  Ít nhà văn Mỹ nào, kể cả nam lẫn nữ, lại thông minh và có ngòi bút khéo léo như bà.  

(Còn tiếp)