Sunday, September 9, 2018

Great American Short Stories (2) --- Tuyển Tập Truyện Ngắn Nổi tiếng Của Mỹ


Những tiêu chuẩn này đã loại bỏ một số điểm thường thấy trong các lược sử và niên biểu đầy đủ về truyện ngắn bởi vì có một số truyện và khuynh hướng tuy được ái mộ vào thời đại chúng xuất hiện, đã bị mất dần độc giả vì thị hiếu thay đổi, và chúng trở nên không còn quan trọng nữa.  Fitz-James O’Brien, người dù đã khéo léo nhào nặn tính cách giả khoa học và hiện thực trong tác phẩm của Poe, cũng khó lòng đủ sức hấp dẫn người đọc ngay cả với truyện ngắn hay nhất của ông là “The Diamond Lens” (Kính Kim Cương), để được chọn.  Edward Everett Hale với tình cảm yêu nước lai láng trong truyện “The Man Without a Country” (Người Đàn Ông Không Tổ quốc), hoặc với xảo thuật vui nhộn qua truyện “My Double and How He Undid Me” (Người Giống Hệt Tôi và Cách Anh Ta Làm Không Còn Giống Tôi Nữa) dường như không hướng đến một điều gì hay biểu trưng một nét đặc thù nào của ông.  Frank S. Stockton, một nhà văn viết rất nhiều chuyện ngụ ngôn cho trẻ em, đã kích thích mạnh trí tưởng tượng của những người thuộc thế hệ ông qua truyện “The Lady, or the Tiger?” (Người Đàn Bà Hay Là Con Hổ?), một truyện ngắn đã có một vị trí hầu như cố định trong truyền thống truyện ngắn. Nhưng “The Lady, or the Tiger?” hoàn toàn không phải là một truyện ngắn hiện đại; chẳng qua nó chỉ là một tiểu thuyết ngắn --kiểu Ý, loại thường được Boccacio kể và đã được sửa đổi, mài dũa kiểu báo chí cho hay hơn.  Truyện “Marjorie Daw” rất được mến chuộng của Thomas Bailey Aldrich, một truyện ngắn được cho là đã thay đổi sáng tác văn học suốt một thập niên, giờ đây lại trở thành một thủ thuật sáng tác thời thượng, khá vui, nhưng không đào sâu vào nhân vật, không có bối cảnh phong phú, không có chiều sâu tâm lý, không để lại “hiệu ứng” gì mà một người có thể đòi hỏi nơi một truyện ngắn thuộc truyền thống những truyện ngắn lớn.  Một kiểu  đùa thực tế có văn hóa dưới dạng thức truyện ngắn, “Marjorie Daw” đã tránh né một yếu tố khá tất yếu từng có trong các truyện Mỹ, một yếu tố đã được Hawthorne lần đầu tiên thêm vào.  Đấy là  tính nặng ký về đạo đức và trí thức, mà Henry Seidel Canby từng gọi là “sức hấp dẫn đặc thù.” Ngay cả những khi khôi hài, một truyện ngắn Mỹ điển hình cũng đòi hỏi phải được nghiêm túc xem như phản ảnh cuộc đời, các cử chỉ, đạo đức của nhân vật hoặc ước nguyện của dân tộc.  Trong tuyển tập này, chúng tôi đã loại bỏ những truyện tuy có vẻ hay về kỹ xảo nhưng thiếu mất trọng lượng về nét đặc thù này.
2
Vì những truyện này dành cho đối tượng học sinh sinh viên, trong và ngoài lớp học, cũng như cho các độc giả nói chung, xin cho chúng tôi đánh bạo nói thật chi tiết về những truyện nổi bật, và lập lại những truyện nổi tiếng bằng cách khái lược qua truyền thống truyện ngắn mà chúng minh chứng.  Đối với loại truyện gồm các diễn biến nối kết nhau theo trình tự thời gian, mà “Rip Van Wrinkle” là một trong những ví dụ duyên dáng, khôi hài, lịch sự nhất, Poe đã thay thế bằng một loại truyện tạo hiệu ứng, tức là truyện chỉ nhằm để lại một ấn tượng duy nhất đã được thai nghén trước, đạt được bằng các phương cách tiết kiệm và trực tiếp nhất, trong đó diễn biến truyện tập trung vào một đỉnh điểm, từ đầu đến cuối đều gợi lên nơi độc giả một cảm xúc như nhất, khiến những gì không thể xảy ra trở nên hợp lý qua các sự kiện sống động, cụ thể tuyệt hảo như trong truyện của Defoe, đồng thời cũng để lại ấn tượng gợi cảm phong phú có thể học được từ các nhà thơ lãng mạn.  Kỹ thuật Poe bắt đầu phát triển trong truyện “Metzengerstein” và đã định nghĩa rõ ràng trong bài bình duyệt của ông về tác phẩm “Twice Told Tales” (Những Truyện Được Kể Hai Lần) của Hawthorne mười năm sau đó, chủ yếu đã được tạo nên để làm cái khó tin thành ra có thể tin được.  Mặc dù thời gian đã không nương tay lắm đối với các loại hiệu ứng đặc thù nơi tác phẩm  của Poe, vốn liên quan nhất quán với loại truyện kinh dị và gay cấn theo kiểu văn học lãng mạn Đức và bao phủ bởi một màu đen tăm tối kiểu Gothic, phải nói rằng thể loại truyện ngắn có thể đã không phát triển như nó đã phát triển nếu không có những tính cách gay cấn sống động đòi hỏi những phương tiện biểu đạt sống động ấy.      
Poe nói rằng truyện kinh dị của ông “không phải về  nước Đức mà về tâm hồn,” nhưng đối với đa số độc giả hiệu ứng ông tạo ra có vẻ không gì hơn việc khiến họ nổi da gà.  Thực sự ông cũng không phải là một nhà tâm lý sâu sắc lắm; tính cách “điên loạn” trong tác phẩm của ông, một tính cách kỳ quặc không sai chạy thường thấy nơi các nhân vật của Poe, chỉ thấy trong văn chương sách vở chứ không phải do quan sát đời thường.  Việc Poe có thói quen dùng kỹ xảo cứng ngắt khá lạnh lùng và không hiện thực, việc ông chỉ chuyên tập trung tạo hiệu ứng tâm lý, và hay giới hạn chủ đề vào loại truyện kinh dị và truyện “mang tính tư duy logic” đã khiến ngày nay độc giả của Poe phần đông là người trẻ tuổi.   Cái Poe gọi là truyện tư duy logic, vốn là cha đẻ trực tiếp của truyện trinh thám và hoàn chỉnh với nhân vật Watson, viên cảnh sát ngô nghê, vị thám tử nghiệp dư cực kỳ thông minh, và trò chơi thú vị về các dấu vết hiện trường giả và cách suy đoán tài tình, cũng sinh động như khi Poe tạo ra nó qua truyện “The Murders in the Rue Morgue” (Án Mạng Tại Nhà Xác Rue).  Khi nói rằng thể loại văn học này khiêm nhường hơn, chúng ta không nên đánh giá thấp tầm vóc quan trọng của Poe là người đã thổi những luồng gió mới cho nó. Truyện kinh dị của ông cũng là một thể loại văn học khiêm nhường tương tự như vậy –giống như truyện tư duy logic, truyện kinh dị của Poe biểu trưng việc dành hết sức tài năng lớn vào mục đích tương đối nhỏ.  Trước khi Poe có thể làm truyện kinh dị của mình thật sự là truyện kinh dị về tâm hồn, ông đáng lẽ đã phải biết nhiều tâm hồn hơn của chính ông –điều ông chẳng bao giờ làm.  Hiệu ứng cao nhất trong tác phẩm của Poe là gây ra sự sợ hãi phi lý về  việc bị giam trong phòng kín, như bản thân Poe đã từng sợ.
Nhưng dù hiệu ứng Poe tạo ra có hạn chế, kỹ thuật ông phát triển nhằm đạt được các hiệu ứng ấy lại vô hạn.  Việc tập trung vào một ấn tượng mãnh liệt duy nhất là một ngón nghề mà trong tay các nhà văn khác có thể được dành trọn cho các mục đích khác, thường sâu xa hơn.  Dưới ngòi bút của Fitz-James O’Brien cả ý định lẫn kỹ thuật đều không thay đổi nhiều: “The Diamond Lens” (Kính Kim Cương) vẫn cho thấy một nhân vật chính bị điên, một kiểu giả khoa học, và một nỗ lực tương tự nhằm làm truyện như thật.  Ambrose Bierce tạo được hiệu ứng rùng rợn hơn, mặc dù so kém đi nét Gothic, so với Poe.  Nhưng nếu ta nhảy thật xa  về phía trước, hướng đến những truyện hiện đại như truyện “The Lottery” (Xổ Số) của Shirley Jackson, hoặc truyện “A Good Man Is Hard to Find” (Người Tốt Khó Tìm) của Flannery O’Connor, thì ta có thể nhận thấy những kỹ thuật mang tính thuyết phục tương tự được dùng để khiến độc gỉả chúng ta không thể không tin trong những tình huống hoặc để tạo hiệu ứng rất khác truyện của Poe.
Ảnh hưởng của Poe rộng lớn đến nỗi chúng ta không thể nào không đánh giá nó thật cao: ông gần như ảnh hưởng tất cả các nhà văn viết truyện ngắn.  Ảnh hưởng của Poe trọn vẹn hoặc có thay đổi được minh chứng qua truyện “Silent Snow, Secret Snow” (Tuyết Im lặng, Tuyết Bí Mật) của Conrad Aiken –nhìn bề mặt truyện của ông giống truyện Poe ở chỗ nó ghi lại tiến trình hóa “điên” của một con người.  Nhưng hiệu ứng Aiken tạo nên mang tính người, không hề giả tạo; giọng văn của ông đầy cảm thông và từ bi, chứ không làm rợn người.  Giả như câu chuyện chỉ là một hồ sơ bệnh lý lâm sàng về một cậu bé rơi xuống bờ vực để trở thành kẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt sống co rút không tiếp xúc ai, thì truyện ấy đã không khiến chúng ta xúc động như thế.  Nó gây xúc động vì nó thực sự nói về tâm hồn con người, điều mà truyện của Poe không nói được.
“The Fall of the house of Usher” (Tòa Nhà Usher Bị Sụp Đổ) đối với chúng ta có thể xem là tiêu biểu cho đỉnh cao tài năng của Poe.  Nó có tất cả các nét thêm thắt mang tính Gothic, gần như nhiều đến độ gây nhàm chán. Ấy vậy mà tòa biệt thự điêu tàn với những nhân vật bệnh hoạn thần kinh, những gì kỳ quặc mà người ta biết về nó, những ước thúc và nỗi lo âu sợ hãi trong biệt thự, những sự kiện kinh dị diễn ra chớp nhoáng ở đó có thể xem là nơi nương trú đích thực cho bản chất bị dằn vặt của Poe.  Về mặt thủ thuật, không dễ có truyện nào sánh bằng, nhất là hình ảnh lộn ngược đầy chết chóc của biệt thự định mệnh được in bóng xuống mặt hồ.
Cả truyện “The Fall of the house of Usher” (Tòa Nhà Usher Bị Sụp Đổ) của Poe lẫn truyện “Young Goodman Brown” (Chàng Goodman Brown Trẻ Tuổi) của Hawthorne đều được xây dựng trên một chuyến ra đi và chuyến trở về, đến nơi và khởi hành, cả hai đều đi từ ánh sáng vào bóng tối, rồi lại trở về ánh sáng, hay cái gì đó tương tự ánh sáng.  Nhưng trong khi cái tăm tối của Poe là sự tăm tối mang kịch tính của loại truyện kinh dị, Hawthorne tìm cách nói lên ý cùa mình về khu rừng tăm tối như sự tăm tối của tâm hồn, cả một khu rừng tội lỗi và xấu xa.  Việc chàng Goodman Brown trẻ hội nhập vào tội lỗi vốn có từ lâu của toàn thể loài người, việc chàng tin rằng đức hạnh chỉ là cái mặt nạ bề ngoài và mọi người đều có tội, rõ ràng cũng chẳng “hiện thực gì hơn phần lớn truyện của Poe.  Nhưng chúng ta hãy quan sát xem thuật phù thủy này của Hawthorne đã được chuyển đổi dưới những cách thức khác như thế nào.  Hãy xem ông đã biến chàng Goodman Brown trẻ thành đại diện cho cái lạnh lùng ghét đời và buồn bã của Puritanism  (Thanh giáo) một cách hết sức tự nhiên, và xem ông đã biến cuộc mạo hiểm của chàng vào tà thuật phù thủy như kinh nghiệm của moị người trước sự cám dỗ và bản chất xấu xa, việc con người rơi xuống vùng vô thức của “con tim đen tối” ra sao.  Sự hủy diệt của chàng Brown trẻ thuộc kiểu khác so với điều chàng lo sợ, nhưng sự hủy diệt ấy lại hoàn chỉnh hơn nỗi sợ của chàng.  Xét về “lực hấp dẫn đặc thù” thì truyện này, nếu so với truyện của Poe, cũng như đá hoa cương (granite) so với gỗ thông. Nhà mổ xẻ tội ác, hành vi vô đạo đức và tâm hồn bệnh hoạn của miền New England (Hawthorne) biết rõ hơn và cảm nhận rõ hơn so với nhà ứng biến tài tình về những tâm tư bệnh hoạn của tiểu bang Virginia (Poe), và nét tăm tối kiểu Thanh giáo ở cuối truyện gần với thực tại con người hơn tính cách Gothic trong truyện của Poe nhiều.
Tuy nhiên, so với Poe, tài viết văn của Hawthorne không thể hoàn hảo bằng.  Poe sẽ chẳng khi nào để câu truyện cho đến lúc Brown trở về đã thật chặt chẽ, tập trung, hấp dẫn, đầy hình ảnh sống động, lại kết thúc một cách nhạt nhẽo với phần phụ lục khiến người đọc thất vọng.
Henry Seidel Canby, với bài viết “The Short Story in English”  (Truyện Ngắn Tiếng Anh) là một trong số rất ít nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị lâu dài về thể loại truyện ngắn, từ lâu đã nêu lên một đóng góp rất quan trọng của Hawthorne cho tương lai truyện ngắn, cũng quan trọng như việc ông rất mực quan tâm đến vấn đề đạo đức và chiều sâu mang tính biểu tượng trong truyện của ông.  Đó là việc Hawthorne không làm truyện của mình có những diễn biến nối kết nhau một cách tuyệt vời kiểu Irving, cũng không tạo hiệu ứng gượng gạo kiểu Poe, mà chỉ phơi bày và khảo sát các tình huống.  Trong toàn bộ quá trình phát triển, không chỉ riêng ở Mỹ, thể loại đặc trưng truyện ngắn đã xoay lưng lại với cốt chuyện (plot), và có khuynh hướng trở nên cái mà Henry James gọi là “tình huống được hé lộ” (“situation revealed”), chứ không còn thiên nhiều về việc giải quyết một tình huống phức tạp nữa.  Loại truyện như thế, nhất thiết sẽ ít tình tiết sôi động hơn (tĩnh hơn), nhưng lại có thể làm phát triển tính cách các nhân vật và phân tích các động cơ tốt hơn, và làm người ta chú ý nhiều hơn đến giọng văn, không gian và chủ đề truyện.  Thường loại truyện như thế sẽ khiến tác biến quá trình viết văn thành một hành vi tìm hiểu, khám phá về  tri thức, đạo đức và tình cảm.  Thể loại truyện không còn là một bó thúc quy ước mà là một sự khám phá, và kết thúc truyện ít mang vẻ “tạo hiệu ứng,” mà là một sự soi sáng.
Theo khuôn mẫu ấy, chúng ta dễ nhận ra cái có thể nói là khuynh hướng đặc thù nhất của truyện ngắn hiện đại.  Hawthorne đã khởi đầu cái mà James, Chekhov, Joyce, Masfield, và những nhà văn hiện đại sau này sẽ phát triển thêm hơn một thế kỷ.  Nhưng từ Hawthorne cho đến James, sự cách biệt hiện giờ vẫn còn nhiều.  Chỉ có nhân vật cô đơn khó tính buồn bã của Melville –người mà chủ yếu không phải là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và chắc chắn ông cũng không ảnh hưởng gì đến truyền thống viết truyện ngắn của thế hệ ông hay bất cứ thế hệ nào khác.  Một số truyện trong tập Piazza Tales của ông đã được đăng trong tạp chí Putnam’s Magazine từ năm 1853 đến năm 1855 sau thất bại của hai quyển tiểu thuyết Moby Dick (Săn Cá Voi) và Pierre đã khiến ông cố gắng thử viết truyện cho các tạp chí để kiếm tiền.  Có lẽ tất cả đều  là những câu chuyện ngắn theo định nghĩa của Poe; ít nhất chúng ta có thể ngồi xuống một lần là đọc xong chúng ngay.  Tuy nhiên có một số truyện là tiểu thuyết ngắn theo tiêu chuẩn hiện thời, và quả thực chúng từng được tập hợp với một số truyện khác dưới tựa đề “những tiểu thuyết ngắn.” Truyện “Bartleby and Scrivener” (Bartleby và Scrivener) minh chứng khá tốt giống như bất cứ các truyện dài hơn nó về sức nặng đạo đức và tri thức mà nó hàm chứa, về việc khảo sát chặt chẽ một tình huống, và nội quán mang tính tâm lý và biểu tượng, điều đã cho phép chúng ta nhà văn viết truyện ngắn Melville như một cây cầu nối vững chắc giữa Hawthorne và James.
Henry James bắt đầu sự nghiệp của mình những năm cuối của thập niên 1860, lúc đó sự nghiệp của Hawthorne đã khép lại, còn Melville thì im hơi lặng tiếng với việc làm trong nhà quan thuế.  James đã viết truyện trọn nửa thế kỷ cho đến khi ông qua đời năm 1916; và những đóng góp của ông cho nghệ thuật văn xuôi hư cấu –dù là tiểu thuyết, truyện ngắn, hay “blessed nouvelle” (loại truyện ngắn dài hơn nhiều so với các truyện ngắn khác), đã quá nổi tiếng nên ở đây không cần tóm lược thêm nhiều nữa. Ông không phải là nhà văn có những đọt phá mới, mà là nhà văn làm thể loại truyện ngắn bóng bảy thêm.  Ông đã lấy loại chuyện nghiêm túc nặng về luân lý và đạo đức nói về một tình huống của Hawthorne, và ông đã tinh chuyên nó đến độ ông thực sự biến mình thành “nhà sử gia của lương tâm trong sáng” như Conrad đã gọi ông.  Henry Janes giữ lại phương pháp tập trung vào một điểm duy nhất trong truyện của Poe, vất bỏ cỗ máy Gothic nặng nề và chủ đề gay cấn của nó, và áp dụng phương pháp ấy vào các tình huống từ kinh nghiệm quan sát được. Điều ông có thể làm với một tình huống mà ông muốn “hé lộ” cho người đọc thấy được minh chứng qua truyện “Madonna of the Future” (Madonna của tương lai), và truyện “The Beast of the Jungle” (Con thú dữ trong rừng già), những truyện chứa đủ các ưu điểm của Poe, cộng thêm nội quán tâm lý vô cùng tinh vi, bén nhạy.  
Là một nhà văn điêu luyện tài ba, nhưng quan trọng hơn hết là James đã thử nghiệm về giới hạn của quan điểm.  Ông loi b vai tr nhà văn vốn l người biết tất c về câu truyện, và thay thế vo đó người kể chuyện, “danh mc trong cc hồ sơ,” “cơ quan tnh bo,” cùng với sự hỗ trợ của những người bn thân của người kể và cc mối liên hệ khc.  Ông đưa đẩy câu chuyện vo cc lối thot ngy cng nhỏ dần, cho đến khi, giống như nước vt mạnh ra khi miệng vi, thay v được cho chy tự do từ từ trong ống ra, câu truyện đạt đến mức độ tập trung và có sức mạnh đặc biệt.  Ông đã không mệt mi đào sâu vo những k thuật viết văn rất kh, rồi cố gắng tm cch thoát ra.  Phần lớn những k xảo do ông sng to ra nhắm vào cc phương cch hợp l của việc sử dụng chất liệu để liên lc trao đổi hay mô t, để xây dựng nên câu chuyện với kiểu bnh phẩm, m ông không thể lm được khi từ bỏ vai tr hiểu biết tất c ca nhà văn về câu chuyện.  Giống như một người sau khi đã lm xo trộn sự quân bình ca thiên nhiên bằng cch giết chết loi sói  hoang Bắc Mỹ (coyote), phi đối mặt với nn thhoang sinh sn qu nhiều; rồi chẳng bao lâu sau khi  kiểm sot được th hoang, anh ta li thấy mình phi đương đầu với tnh trng c hoang mọc trn lan.  Bằng cch sng to ci mới thường xuyên, ông luôn c cách đi trước một bước kết quả ca những gì chính ông đã sáng to.
Kết quả l những đóng gp thật to lớn ca James về mặt k thuật viết văn.  Nhưng cách ông tô điểm k xảo ấy với vấn đề đạo đức, với tính cch hiếu k không bao giờ tha mn của mình, và với quan điểm ông xem tiểu thuyết văn xuôi như một nghệ thuật cao c l cng quan trng không km.  Mặc d Someset Maugham từng gi ông l người c ảnh hưởng tệ hại nhất c thể c đối với văn xuôi, phần lớn tiểu thuyết hiện đại chịu nh hưởg trực tiếp từ James.  Loại truyện ni về tâm trng, kho st thức con người, qua việc khm ph một tnh huống tâm l, đã học được nơi ông rất nhiều.  D ảnh hưởng tốt hay xấu, ông vẫn l một trong những người gip đem văn chương tiểu thuyết từ ngoài đường phố vo sâu trong tâm hồn con người.  Đôi khi ông chia ch phân tch qu chi li; đôi khi ông viết văn xuôi như thể ông tra tấn n.  Một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất ca James, “The Real Thing” (Vật thật), được đưa vo tuyển tập này v n chứa đựng những nt tuyệt hay ca James mà không c hai nt khiếm khuyết nói trên.
Đóng g
p trực tiếp về mặt lý luận v kỹ thuật viết truyện ngắn nhiều hơn c James l phong tro mang màu sắc địa phương, một phong trào thống lnh văn xuôi Mỹ từ sau cuộc Nội Chiến cho đến đầu thế kỷ 20.  Chnh tính cách địa phương, nhất l với tc gi Bret Harte, đã lm truyện ngắn trở nên được ưa chuộng, v khiến nó được công nhận như một thể loi riêng.  Nó cũng khiến truyện ngắn c một tầm vóc khá rộng lớn về đề ti n đề cập.
Ch
yếu l một cuộc hnh trnh về nhiều hướng nhằm khm ph dân tộc, phong trào mang tính địa phương chí th mô t những cnh ngon mục, sống động.  Với những nh văn lng mạn hơn, “nhiều sắc thái” hơn của phong tro ny, truyện ngắn có thể là một thí dụ về tranh v phong cảnh hoặc về phong tục và địa phương học bằng văn xuôi.  Thỉnh thoảng những truyện về dân lai Âu châu và da đen Creole vùng Caribbean của George Washington Cable, giống như truyện về tiểu bang Virginia của Thomas Nelson Page hoặc truyện nói về miền núi ở tiểu bang Georgia của Joel Chandler Harris, hoặc ngay cả những nét phát họa tinh tế của Celia Thaxter về quần đảo Shoals, cũng thật gần với phong thái từ tốn, thong dong và hàm ý giống như huyền thoại của Washington Irving.  Nhưng với Bret Harte, mặc dù ông đã chọn phong cách phóng túng lãng mạn khi viết về xã hội những người đi tìm mỏ vàng, truyện mang màu sắc địa phương lại có người kể chuyện mà đối với người đó câu chuyện mới quan trọng, và kỹ xảo viết văn cũng chỉ quan trọng như câu chuyện mà thôi.
Co
́ rất ít chấn động văn học lớn như chấn động xảy ra sau khi truyện “The Luck of Roaring Camp” (Cái may của trại đào mỏ vàng Roaring Camp) in trong tờ Nguyệt san Overland hồ́i tháng Tám 1868.  Bên cạnh những phê phán về mặt đạo đức và thị hiếu của tác giả, Harte đã trải nghiệm việc ông trở nên nổi tiếng thật nhanh đến độ phải chóng mặt, biết bao nhiêu người bắt chước kiểu sáng tác của ông làm ông cảm thấy tự ngã được thổi phồng, và ông còn được phó chủ bút tờ Atlantic khích lệ bằng lời mời cộng tác với lương thật hậu hỉ.  Ông còn nhiều chuyện nữa cùng chủ đề này để viết, và lúc đầu chúng cũng hay không kém truyện “The Luck of Roaring Camp.
Không hẳn đơn phương độc mã, mà với sự giúp đỡ của những người bắt chước cách viết của ông ở các vùng khác, ông đã khẳng định thế đứng cho truyện ngắn, nối kết nó với đời sống và chất liệu của Mỹ.  Ông đã trở nên nổi tiếng đến độ năm 1899, trong một bài nghị luận về sự trỗi dậy của truyện ngắn, ông một mực khẳng định rằng ông không phải là người sáng tạo ra thể loại ấy.  Tất cả những gì ông làm được chỉ là áp dụng những phương pháp vốn đã được nhiều người biết đến vào đời sống nhiều màu nhiều vẻ, hung hăng, và độc đáo ở các láng trại của những người Mỹ đi tìm mỏ vàng.  Để làm nổi bật sự tương phản vốn đã rõ nét, Harte đã mượn xảo thuật viết của Dickens khi tạo ra các nhân vật có tính cách đầy mâu thuẫn ngay nơi một con người, như tả kẻ bất lương gian hùng với gương mặt thánh thiện như trong tranh Raphael, kẻ cờ bạc đĩ điếm nhưng lại có trái tim dịu dàng và một lương tri nhạy cảm trước sự đau khổ của người khác.  Những người đánh xe ngựa mắt đầy lo âu tuyệt vọng, nhưng lại đáng tin cậy, những kẻ bướng bỉnh lì lợm và những phu mỏ thô kệch (như Tennessee và bạn của ông) nhưng lại thật trung thành và chan chứa tình người.
Dưới ngòi bút khéo léo của Bret Harte, truyện ngắn đã trở thành một thể loại văn chương đặc trưng. Cho đến lúc đó vẫn chưa có tên gọi hẳn hoi mà chỉ là “truyện kể” hoặc “bút ký,” đại loại như thế, truyện ngắn đã chính thức được rửa tội vào năm 1885 với bài nghị luận mang tính học thuật mạnh mẽ của Giáo sư Brander Matthews với tựa đề “The Philosophy of the Short Story” (Triết lý truyện ngắn), qua đó ông khẳng định lại các nguyên tắc về tính tập trung và hiệu ứng duy nhất của Poe, nhìn nhận ảnh hưởng lớn lao của Harte, và xác quyết nét khác biệt rõ ràng của thể loại truyện ngắn.  Được viết bởi các nhà văn Mỹ nổi tiếng nhất, được đăng trong tất cả các tạp chí, với số độc giả lên đến hàng vạn, và được các giáo sư tại Harvard và Columbia trân trọng, truyện ngắn cuối cùng đã đến với người đọc.  Trước đó Henry James đã chứng tỏ cho mọi ngưới thấy những khả năng truyện ngắn có thể xây dựng nhân vật và tình huống vượt xa những nét tương phản sơ sài của Harte, và Mary Wilkins Freeman và Hamlin Garland đã đưa phong trào viết về màu sắc địa phương vào các hướng sâu hơn và ít giả tạo hơn.  Chỉ vài năm sau, Stephen Crane, với sự  hỗ trợ của Kipling, lẽ ra đã có thể cung cấp cho truyện ngắn một công cụ thuộc trường phái ấn tượng sinh động hơn nhiều mà trước đây tiểu thuyết chưa hề có, ngoại trừ trong các truyện ngắn của nhà văn Nga Chekhov, người mà cho đến lúc đó chưa được độc giả Mỹ và Anh biết đến.  
Mà thật ra không phải mọi nhà văn đều có thể viết truyện như dòng tiểu thuyết hư cấu 60 năm qua đã định hình nó.  William Dean Howells chưa hề viết được một truyện hay; ông đã học được quá nhiều từ Addison và Steele*, và Jane Austen** nên khó có thể gò ép thay đổi cách viết của mình để phù hợp với thể loại mới.  Tương tự, Mark Twain cũng không bao giờ viết được một truyện ngắn hay.  Các thể loại duy nhất mà ông có thể viết thật tốt là bút ký về miền biên cương mang tính hài hước với các nguyên tắc viết đã được ông tóm lược trong bài “How to Tell a Story” (Cách thức kể chuyện), và loại truyện ngụ ngôn là thể loại ông viết tốt nhất.  
---
*Joseph Addison (1672 –1719), an English playwright, essayist, poet, and politician. Kịch tác gia, nhà viết nghị luận, nhà thơ và chính khách người Anh.
Richard Steele (1672 –1729), an Irish writer, playwright, and politician.Nhà văn, kịch tác gia, và chính khách người  Ái Nhĩ Lan. 
They founded The Spectator Magazine.Hai người cùng sáng lập tờ The Spectator Magazine.
**
Jane Austen (1775 – 1817), English novelist.  Nữ văn sĩ Anh.

(Còn tiếp)