Saturday, August 18, 2018

The Five Hindrances to Buddhist Meditation



CHƯỚNG NGẠI
TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?
Thích Nữ Hằng Như         
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
          Thiền hay sống Thiền là sống trọn vẹn ngay bây giờ và ở đây với cái Biết như thật về hiện tượng thế gian, không phê phán khen chê, không quay về quá khứ cũng không hướng đến tương lai hoặc dính mắc với tham dục ở hiện tại.
          Giáo pháp của Đức Phật để lại không ngoài mục đích giúp con người Thoát Khổ, Giác Ngộ, Giải Thoát. Và con đường đi đến Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát đó phải thông qua thiền Định.
          Theo ngôn ngữ Phật giáo, chữ Thiền thường được kết hợp chặt chẽ với chữ Định (Samàdhi). Trạng thái ban đầu của Samãdhi trong kinh điển định nghĩa là Nhất tâm (Citta Ekagaya). Nhất tâm là trạng thái của Thiền chứng ở mức độ tịnh chỉ (Samatha), Ở giai đoạn này định Nhất tâm chưa hoàn thiện vì còn chịu ảnh hưởng khuấy động của Tầm và Tứ. Khi Tâm hoàn toàn được ổn định ở mức độ kiên cố, không còn tán loạn, nghĩa là Tầm và Tứ hoàn toàn yên lặng, thì lúc bấy giờ mới được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.
          Sự thành đạo của Đức Phật được biểu thị qua tiến trình tu chứng bốn bậc Thiền Định. Đó là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, còn gọi là Sơ Định, Nhị Định, Tam Định hay Tứ Định.
          Kể lại kinh nghiệm chứng ngộ Sơ Thiền, trong Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật cho biết: "Tỷ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ".   
          Mức độ thứ hai là Nhị Thiền, Đức Phật dạy tiếp: "Vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm." Nội tĩnh Nhất tâm có nghĩa là Tâm yên lặng không còn bị Tầm và Tứ khuấy động nên Nhị Thiền này kết quả thù thắng hơn Sơ Thiền.
          Mức độ thứ ba, Đức Phật nói: "Vị Tỳ Kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú tam thiền." Trong kinh gọi tầng định này là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
          Mức độ cao nhất trong thiền Phật giáo lúc đó là Tứ thiền còn gọi là Định bất động tức ngôn hành, ý hành và thân hành không động. Đức Phật chia sẻ như sau: "Vị Tỳ Khưu ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú tứ thiền, không khổ, không lạc, "xả niệm thanh tịnh" tức kinh nghiệm trạng thái Tâm hoàn toàn thanh tịnh, do xả sanh .
          Muốn kinh nghiệm các tầng Thiền kể trên, bước đầu hành giả phải "Như lý tác ý" nhằm tẩy trừ các bất thiện pháp: "tham dục, sân hận, hôn trầm - thuỳ miên, trạo cử - hối quá và hoài nghi" là nguyên nhân cản trở sự tự chủ nội tâm nơi hành giả gọi là "năm triền cái".
          Như vậy bước đầu tu Thiền là sự tu tập để đoạn trừ "năm triền cái" và thay thế bằng "năm thiền chi" tức là năm tâm sở đối nghịch với năm triền cái, đó là: "Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm."
                           
"NĂM TRIỀN CÁI" LÀ GÌ ?
           Triền tức là trói buộc, trì kéo nặng nề hay là ngăn che. Năm triền cái là năm thứ trói buộc tâm con người trong phiền não, tạo nhiều nghiệp, phải chịu sanh tử luân hồi. Chức năng của triền cái là ngăn che trí tuệ khiến con người bị vô minh che mờ không Giác ngộ được. Đối với người tu Thiền thì năm triền cái chính là các ác pháp, tà pháp là: "Tham dục; Sân hận; Hôn trầm-Thuỵ miên; Trạo cử-Hối quá; và Nghi ngờ", làm cho hành giả tu Thiền không thể đạt được Tâm yên lặng, định tĩnh, là nền tảng phát huy trí huệ đưa đến Giác ngộ, Giải thoát.
          Đức Phật dạy muốn loại trừ năm triền cái: "Tỷ kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc" để ghê sợ mà viễn ly nó, thì con đường tu Thiền mới được suông sẻ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi triền cái như thế nào rồi mới áp dụng phương pháp Phật dạy để xa lìa nó.
          1) Tham dục: Là sự ham muốn được là tướng nam hay nữ đẹp đẽ, được nghe âm thanh ngọt ngào, mùi hương hấp dẫn, vị ngon của thức ăn nước uống và những cảm giác êm dịu đê mê của thân khi xúc chạm.
          Nói chung đó là những mong cầu dục lạc qua năm giác quan như sắc dục, thanh dục, hương dục, tỷ dục, vị dục, xúc dục và những ước muốn không bao giờ biết đủ về mưu cầu tiền bạc, người đẹp, danh thơm tiếng tốt cũng như uy quyền tột đỉnh của ý dục. Ngoài ra tham dục còn được kể đến như lòng khao khát ham muốn hưởng thụ khoái lạc trong những hoạt động tình dục, ăn ngon ngủ kỷ, thích này thích nọ, không muốn chịu đựng những cảm giác đau đớn, phiền muộn mà muốn luôn được sảng khoái dễ chịu trong mọi hoàn cảnh. Đó là những đòi hỏi của bản năng con người.
          Người đời thường nói ham muốn càng nhiều thì phiền não càng gia tăng. Điều này thật đúng, nhưng rất tiếc, tuy biết thế nhưnh đa số con người vẫn luôn ngụp lặn trong tranh giành được mất hơn thua do tham dục đòi hỏi, rồi than đau, than khổ!
          Người tu hành là người tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi cuộc sống dằn vặt bởi những ham muốn đó. Tu hành pháp môn nào cũng phải biết tri túc thiểu dục,  nhất là tu Thiền lại càng phải đoạn trừ tham dục thì Tâm mới an ổn, vì không còn khởi niệm ham muốn cái này, ham muốn cái kia, khiến Tâm lúc nào cũng lăng xăng dao động không đạt được mục đích an tịnh.
          2) Sân hận: Nghĩa là Tâm tức giận đối với những hoàn cảnh không vừa ý hay do người khác làm trái ý mình. Người sân hận là người mang tâm trạng muốn chống đối, trừng phạt, gây gổ hay tàn phá. Sân hận là trạng thái tiêu cực tiềm ẩn trong mỗi con người, nó sẽ bộc phát khi gặp điều kiện thích hợp tác động. Cảnh báo sự độc hại của sân hận, Đức Phật cho biết tham, sân, si là tam độc, nó có khả năng phá hoại tâm hồn và thể xác con người không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau. Trong kinh còn cho rằng sân hận tàn khốc và nguy hiểm hơn lửa dữ, nó như là giặc cướp, như là rắn độc, một niệm sân hận dễ dàng đốt cháy cả rừng công đức, cho nên phải tìm đủ mọi cách để ngăn chận loại trừ nó.
          Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ biểu hiện khác nhau ví dụ như: Chán ghét, buồn phiền, bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù. Sân hận biểu lộ qua hành vi nét mặt, lời nói và trong ý nghĩ. Biểu lộ bằng thái độ như nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt, nghiến răng. Biểu lộ bằng lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới. Biểu lộ qua cử chỉ hành động như quăng ném đồ đạc, đánh đập, hành hạ, đâm chém, giết người....  Có khi nỗi sân hận oán thù không biểu hiện ra ngoài mà giữ kín trong lòng theo kiểu "sống để dạ chết mang theo" đồng nghĩa "đây là mối thù truyền kiếp" từ đời này qua đời khác. Sân hận khiến người ta tạo nghiệp xấu qua lời nói, ý nghĩ và hành động. Nó là nguyên nhân bất thiện đưa tới quả luân hồi sinh tử.
          Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.
          3) Hôn trầm-Thuỵ Miên: Là sự mệt mỏi của Thân và sự dã dượi của Tâm. Là trạng thái nặng nề uể oải của cơ thể và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên khi hành giả toạ Thiền là đánh mất Chánh niệm, phóng tâm lang thang ra khỏi chủ đề, sau đó rơi vào trạng thái vô ký nửa mê nửa tỉnh. Đây là trạng thái Tâm không ngủ mà cũng không thức gọi là hôn trầm.
           Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm. Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.
          4) Trạo cử - hối quá: Trạo cử có hai mặt, trạo cử nơi Thân và trạo cử nơi Tâm. Thân thì không lúc nào ngồi yên một chỗ, cứ lắc lư thay đổi thế ngồi, mắt liếc nhìn qua lại. Hoặc do sự tinh tấn hành trì quá sức chịu đựng khiến cho cơ thể bị rả rời hay đau nhức, dễ đưa đến tình trạng chán nãn lười biếng trong việc tu tập.   Trạo cử của Tâm là trạng thái Tâm bị các niệm lăng xăng xẹt vô, xẹt ra, chi phối trong lúc hành Thiền. Tâm này trong kinh gọi là "tâm lang thang" hết suy nghĩ chuyện này sang suy nghĩ chuyện khác như chú khỉ chuyền cành không bao giờ chịu ngồi yên, hoặc là không hài lòng với đề mục tu tập nên phóng tâm ra ngoài tìm những đề mục khác hứa hẹn tốt hơn. Tìm những đề mục khác có nghĩa là hành giả đang bị sự nghi ngờ chi phối.
          Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.
          5) Nghi ngờ: Trạng thái Tâm luôn do dự, không nhất quyết nhận ra điều nào thực sự đúng và điều nào thực sự nào sai, nghĩa là trong Tâm còn nhiều thắc mắc về khả năng tu tập của chính mình, hoặc nghi ngờ pháp học pháp hành không biết có đúng không? Có khi nghi ngờ khả năng chứng đắc của Thầy mình, hay chưa chắc chắn tin vào Tam Bảo.
          Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, nhiều khái niệm do đó Tâm rơi vào trạng thái lưỡng lự, không quyết định. Vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc trong lúc toạ Thiền cần phải được giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước khi thực hành.
          Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.

"NĂM THIỀN CHI" CÓ KHẢ NĂNG LOẠI TRỪ
"NĂM TRIỀN CÁI"
          Đã sanh làm kiếp con người, có ai không ao ước mong muốn hoàn thành điều gì đó trong cuộc đời của mình. Cái mong muốn đơn giản mà ai cũng có, đó là xây dựng một đời sống tốt, một gia đình an vui hạnh phúc. Có mong muốn người ta mới cố gắng học hỏi, mới có nghị lực để làm việc, hầu đạt được mục đích. Nhưng thói thường, sự mong muốn đơn giản này dần dần sẽ nảy sanh nhiều mong muốn khác. Mong muốn thì không có hại, nhưng cái gì cũng muốn để phục vụ cho giác quan, cho bản ngã của mình, thì từ trạng thái mong muốn đã nhảy sang trạng thái tham lam khao khát sở hữu cái này, sở hữu cái kia. Khi con người vượt qua lằn ranh mong muốn bước sang vùng đất tham lam không biết dừng, thì con người đã sa vào hố sâu của tham dục. Càng lặn ngụp trong tham dục thì càng bị cơn xoáy bộc lưu cuốn sâu vào vùng vô minh đau khổ.
          Những ai đã bị tham dục lấn áp rồi, không thể một sớm một chiều mà buông bỏ được. Những thứ đó giống như những chất ghiền nghiện huân tập trong ký ức khó buông bỏ, nó biến thành lậu hoặc tập khí. Khi toạ Thiền chúng lần lượt bung lên khuấy động làm cho Tâm hành giả không thể nào được an tịnh. Vì không đạt được sự an tịnh trong lúc tu tập khiến cho hành giả bất mãn sinh chán ghét pháp tu, nghi ngờ pháp tu.
          Để chứng ngộ Sơ Thiền, Đức Phật dạy chúng ta cần "ly dục, ly bất thiện pháp", hay nói cách khác là phải đoạn trừ toàn bộ "năm triền cái" . Muốn đoạn trừ "năm triền cái" là những pháp bất thiện, thì bên cạnh việc tu Tâm, hành giả cần tu Tướng. Tu Tướng có nghĩa là hành giả cần: Có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, nắm vững pháp học (giáo lý) và pháp hành (kỹ thuật thực hành) để chế ngự lòng nghi ngờ. Giữ gìn giới luật không không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không sử dụng những chất say làm lu mờ tâm trí để chế ngự lòng tham cũng như trạo cử-hối quá khi ngồi Thiền. Ngoài ra hành giả cần sống tri túc thiểu dục trên mọi mặt để chế ngự lòng tham lam khao khát. Nuôi dưỡng lòng từ bi, rộng lượng với mọi người và mọi vật để chế ngự lòng sân hận.
          Nhờ sự tu tập hằng ngày chừa bỏ những ác pháp, thực hành những pháp lành, hành giả có thể ngăn chận "năm triền cái" lúc toạ Thiền. Khi có kinh nghiệm Định thì "năm thiền chi" xuất hiện lấn áp và làm cho "năm triền cái" không thể trồi lên được.

"Chi thiền Tầm và Tứ" có công năng đối trị
"hai triền cái Hôn Trầm - Thuỵ Miên và Nghi Ngờ"
          Tầm tiếng Phạn là Vitakka có nghĩa là "tư duy", là "hướng tới" hay "tập trung" Tâm vào một đối tượng duy nhất.
          Đơn giản và dễ hiểu, Hoà Thượng Thích Thông Triệt giải thích Tầm là "sự nói thầm" (tư duy, suy nghĩ) trong Tâm. Tứ là "đối thoại thầm lặng" trong Tâm. Cả hai là tiếng nói thì thầm bên trong Tâm. Nếu Tầm Tứ không dừng lại thì nó sẽ phát ra âm thanh tức nói ra lời tạo khẩu nghiệp.
          Trong kinh ghi chức năng của Tầm là hướng tâm hay tập trung tâm đến đối tượng, mang lại sự sâu lắng cho Định. Tứ thì gắn chặt và neo Tâm vào đối tượng nghĩa là duy trì sự định tâm nơi đối tượng đã thành tựu từ Tầm. Trong sự liên hợp này Tầm-Tứ là hai yếu tố thiết yếu cho sự thành tựu và ổn định của Sơ Thiền.
          Khi Tâm của hành giả đang tư duy, hay đang hướng đến, hoặc tập trung vào một đối tượng tức là "thiền chi Tầm" đang có mặt, thì hành giả không thể rơi vào trạng thái hôn trầm. Cũng như trong Tâm đang có sự hiện diện của "thiền chi Tứ" đang làm công việc gắn chặt sự hướng tâm của Tầm vào đối tượng, thì chứng tỏ rằng hành giả đang tinh tấn tu tập, không có sự nghi ngờ về pháp học hay pháp hành ở đây.
          Như vậy chúng ta có thể nói khi  "hai thiền chi Tầm và Tứ" có mặt trong trạng thái Định thì "hai triền cái hôn trầm và nghi ngờ" không thể trồi lên được.
          Có điều quan trọng, hành giả cần ghi nhớ Tầm và Tứ là hai chi xuất hiện trong Sơ Thiền, nhưng muốn tiến cao hơn thì hành giả cần phải buông cả Tầm và Tứ, cũng như không dính mắc với hỷ lạc, thì mới đạt được Định sâu lắng vững chắc ở tầng Thiền thứ hai.

"Thiền chi Hỷ và Lạc" có công năng đối trị
"hai triền cái Sân Hận và Trạo Cử"
          Chi thiền thứ ba có mặt trong Sơ Thiền là Hỷ tiếng Phạn là "Pìti". Hỷ có nghĩa là sự hân hoan, thích thú, vui mừng, hỷ duyệt, hài lòng, phấn khởi của Tâm. Chức năng của Hỷ là làm cho Thân và Tâm được tươi tỉnh, phấn chấn. Như vậy "thiền chi Hỷ" trái ngược với sự buồn bực, thù hằn, sẵn sàng trừng phạt, la hét của "triền cái Sân Hận". Như vậy Hỷ có khả năng đối trị sự Sân hận.
          Chi thiền thứ tư có mặt trong Sơ Thiền là Lạc tiếng Phạn là "Sukha". Chữ Lạc được dùng như danh từ thì có nghĩa là: Sự dễ chịu, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng. Nếu dùng như tĩnh từ thì Lạc có nghĩa là: trạng thái an lạc, trạng thái dễ chịu. Lạc biểu thị cảm giác dễ chịu ngược với khó chịu bất mãn là khổ. Trong lúc toạ thiền mà có kinh nghiệm "dễ chịu, hài lòng" thì trạo cử không xuất hiện.
         
"Chi thiền Nhất Tâm" có công năng loại trừ
"triền cái Tham Dục"
          Nhất tâm là thiền chi thứ năm. Ở mức Sơ Thiền, Nhất tâm có thể hiểu là trạng thái Samatha nghĩa là tịnh chỉ mọi hoạt động trong Tâm, nhưng vẫn còn Tầm và Tứ. Khi nào Tầm và Tứ cũng yên lặng luôn thì Nhất tâm được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.
          Nhất tâm ở Sơ Thiền tích tụ một sức mạnh đặc biệt nhờ bốn chi thiền kia hợp nhất, neo Tâm vào một đối tượng vững chắc được gọi là định căn. Chức năng của Nhất tâm là ngăn ngừa những ảnh hưởng bất thiện tác động vào Tâm, đặc biệt là tham dục. Bởi vì nó duy trì một sức mạnh ổn định nên gọi là định lực. Định lực đưa Tâm đến trạng thái tịnh chỉ, tức trạng thái Samatha. Samatha là nền tảng của Samãdhi, mà Samãdhi là nền tảng cho tuệ giải thoát phát huy sau này.
          Trong lúc hành Thiền, hành giả kinh nghiệm trạng thái Nhất tâm có nghĩa là Tâm hoàn toàn yên lặng, không còn dính mắc đến thân thể hay hoạt động của năm giác quan, vì thế tham dục không thể khởi lên.
         
KẾT
          Trên bước đường tu tập, nhất là tu Thiền thì năm triền cái: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối và Nghi hoặc là những chướng ngại lớn nhất. Khi hành giả bắt đầu ngồi xuống toạ thiền, thì một trong những triền cái, hay toàn bộ năm triền cái nổi lên quậy phá, khiến cho hành giả đánh mất chánh niệm, đánh mất sự tỉnh giác, thả hồn lang thang theo hết hiện tượng này qua hiện tượng khác. Năm triền cái tựa như một chiếc xe hứa hẹn đưa chúng ta đi vào con đường luân hồi sinh tử. Chúng tác động vào Tâm khiến chúng ta đánh mất những giới hạnh cao quý, lăng xả vào dục vọng thế gian, hành xử bất thiện, tạo những nhân xấu trong đời sống nhiều hơn là nhân tốt. Cho nên muốn hành trì giáo pháp để đi đến Giác ngộ Giải thoát thì việc đầu tiên là phải đoạn trừ năm triền cái. Đoạn trừ bằng cách nào? Trước hết là phải "Như lý tác ý" không được "Phi như lý tác ý".
          "Như lý tác ý" nghĩa là khởi ý, tác ý học hỏi và áp dụng thực hành những chân lý mà Đức Phật đã dạy. Chân lý là những điều thiện lành đúng đắn không bao giờ thay đổi bởi thời gian và không gian. Thí dụ như chân lý vạn vật Vô thường, Khổ, Vô ngã; chân lý Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế gồm tám nhánh như Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...
          Người tu hành không nên "Phi như lý tác ý" nghĩa là không tác ý thích sống trong tham dục, trong giận hờn, ghen tuông, sân hận ... "Phi như lý tác ý " ở đây chính là "năm triền cái".
          Chúng ta thực hành "Như lý tác ý" để hướng Tâm đến đối tượng thiện lành. Tâm được huân tập những thói quen tốt, thì khi toạ thiền chúng ta ít bị triền cái phá rối. Nhưng nếu triền cái có ló dạng thì chúng ta "Như lý tác ý" buông bỏ liền vì đã biết đó là bất thiện pháp.
          Còn "năm thiền chi" chỉ xuất hiện sau khi "năm triền cái" không có mặt. Lúc bấy giờ công năng của "năm thiền chi" như là ánh sáng, còn "năm triền cái" như là bóng tối. Hễ cái này có mặt thì không có cái kia. Nhưng nếu "năm thiền chi" hiện diện yếu ớt, thì triền cái sẽ có dịp trồi lên. Cho nên phải có định lực vững chắc thì mới hoàn toàn diệt được "năm triền cái".
          Tóm lại, trong lúc hành Thiền, năm triền cái là chướng ngại khiến cho việc tập trung Tâm vào đề mục đang hành trì rất khó khăn. Chúng ta cần kiểm điểm xem chúng ta đã vướng phải triền cái nào: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối hay Nghi ngờ? Từ đó chúng ta tìm phương cách hoá giải thích hợp để vượt qua hàng rào ngăn che đó, hầu vượt lên mức Thiền Định cao hơn.
          Thí dụ như tham dục quá mạnh thì chúng ta cần quán hiện tượng bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã của tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Áp dụng pháp tu phòng hộ sáu căn, tiết độ sự ăn uống, ngủ nghỉ v.v...
          Nếu như chúng ta dễ dàng nổi sân đối với mọi người thì chúng ta nên chọn đề mục Thiền từ ái. Quán xét những nghiệp mình gây ra, quán xét bản chất vô thường về tài sản mình đang sở hữu.  Thường xuyên Như lý tác ý làm việc lành, nói lời lành, tu hạnh bố thí v.v... để tạo thành thói quen trợ giúp cho việc phát triển tâm Từ và loại bỏ sân hận.
          Nếu như thường xuyên bị hôn trầm, chúng ta cần biết lý do của hôn trầm phần lớn là do ăn uống quá độ, hoặc thiếu ngủ, hay đích thực là cơ thể đang quá mệt mỏi. Vì thế chúng ta không nên ăn quá no trước khi ngồi thiền, nên ngủ đủ giấc để thân tâm khoẻ khoắn khi toạ Thiền. Chọn chỗ ngồi Thiền thoáng mát, không quá tối tăm. Tư thế toạ Thiền cũng rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, hai vai ngang với hai trái tai v.v... Khi buồn ngủ thì không nên nhắm mắt.
          Trạo cử, hoài nghi phần lớn do chúng ta chưa có niềm tin vững chắc về pháp tu hoặc kiến thức của chúng ta quá rộng rãi, nên có nhiều thắc mắc. Để trị hai căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về cuộc đời và đường lối tu tập cũng như sự chứng ngộ của Đức Phật. Tìm hiểu về giáo pháp của Ngài. Khi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật thì phải thông suốt giới luật, đặt trọn niềm tin nơi Tam Bảo. Lý thuyết tức pháp học phải vững chắc thì khi thực hành mới không bị trạo cử hay nghi ngờ.
          Nói chung sự đè nén năm triền cái bằng pháp Như lý tác ý ở bước đầu rất cần thiết để chứng Thiền. Không những giúp cho hành giả chứng Thiền, mà nó còn có khả năng kéo dài Thiền chứng ấy nữa.
          Ở giai đoạn đầu của Nhất tâm, chúng ta có thể nhờ vào định lực đè nén sự nổi dậy của năm triền cái, nhưng vì chúng ta chưa Chánh Tư Duy rốt ráo và chưa tu tập pháp "Như lý tác ý"  để làm suy yếu tiềm năng của chúng, thì chúng vẫn còn tiềm tàng ẩn náu trong tiềm thức chúng ta. Chúng là những chất ô nhiễm, là lậu hoặc, tập khí bám chặt trong Tâm và có khuynh hướng "nổi loạn" nhằm chọc thủng sự tịnh chỉ (Samatha), phá tan định lực của chúng ta khi có cơ hội.
          Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái". Qua được "năm triền cái" rồi, chúng ta còn phải buông bỏ Tầm và Tứ để an trú trong tầng Thiền thứ hai tức Định không Tầm không Tứ. Đây là cửa ải khó khăn nhất. Khi Tâm chúng ta đã quen thuộc với sự tĩnh lặng không Tầm không Tứ rồi thì "năm triền cái" không có cơ hội xen vào cuộc hành trình của chúng ta. Do đó trước mặt của chúng ta là con đường thênh thang rộng mở, chúng ta sẽ nếm được pháp vị của Thiền và từ đó thẳng tiến tu cho đến khi nào kinh nghiệm được mục tiêu Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát ngay trong đời này.
                                             Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
August 17-2018
 Tài liệu:
- Kinh Sa Môn Quả (Sàmannaphala Sutta) – Kinh Trường Bộ - ĐLHT Thích Minh Châu dịch.
- Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả: Đoạn Xả Ly Năm Triền Cái của Hoà Thượng Thích Nhuận Thịnh.
- Tài liệu học tập thuộc giáo trình giảng dạy các cấp lớp Bát Nhã của HT. Thích Thông Triệt (ThiềnTánh Không)
                                                                      

NĂM CHƯỚNG NGẠI TRONG KHI HÀNH THIỀN
Thích Trung Định



Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái, làm cho việc thực tập thiền khó đạt được như ý muốn. Năm thứ này thường hay hiện khởi làm cho các đề mục thiền quán bị tán loạn, phân tâm và khó chú tâm đưa đến tịnh chỉ, an trú trên các đề mục thiền.
Có thể hiểu ngũ triền cái là những chướng ngại về tâm. Triề n là tró i buộ c. Tró i buộ c gì ? Tró i buộ c chú ng sanh trong khổ đau sanh tử luân hồ i. Cá i là che đậ y, tứ c mà n vô minh che lấ p bả n tâm thanh tị nh, và trí tuệ sá ng suố t. Năm triề n cá i là năm pháp làm trở ngại và che lấp tâm định. “Năm chướng ngại triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ” đó là tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Chúng được lưu ý vì đó là các chướng ngại cho thiền mà Đức Phật đã chỉ ra. Những phiền não này không chỉ chướng ngại cho sơ thiền mà còn là áp lực chính đối với nguyện vọng giải thoát giác ngộ của con người1 .
Chúng mang tên “triền cái” là vì chúng che án và bao phủ tâm, ngăn cản sự phát triển thiền ở cả hai lĩnh vực tịnh chỉtuệ giác. Về mặt kỹ thuật đối lập với thiền, chúng thường khá tinh tế trong hình thức: khi hành thiền đạt đến mức độ cuối cùng của sự đoạn tận các triền cáiđạt được quả vị A-la-hán. Khi đó chúng bị cắt đi như một ‘gốc cây cọ, vĩnh viễn không thể mọc lên lại được nữa. Vì lý do đó mà Đức Phật gọi năm triền cái là những “chướng ngại, ngăn che, làm uế nhiễm tâm, làm yếu trí tuệ”2 .
Hơn nữa, Ngài còn nói: “Năm triền cái, này chư Tỷkheo, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn”3 . Kinh điểnVi diệu pháp (Abhidhamma) đều chỉ ra cho thấy triền cái gây nhiều khó khăn và chướng ngại có thể làm che mờ tâm trí ở các mức độ thực hành khác nhau. Tất cả đều liên quan đến khối tác nhân gây đau khổ cho con người.
Năm triền cái được ví như sự vẩn đục của hồ nước theo năm cách khác nhau: Triền cái đầu tiên là ‘tham dục’, ví như nước bị nhuộm màu, do đó nó không còn trong sạch tinh khiết;  ‘sân hận’, như nước bị đun sôi trở nên hỗn loạn; hôn trầm-thụy miên, được ví như nước bị rong rêu bao phủ; trạo cử hối quá, như nước bị gió thổi làm tung tóe; và nghi ngờ, như bát nước được đặt trong bóng tối và làm rối loạn tâm (AN III, 229-36). Với việc loại trừ những trở ngại (triền cái) ấy, nước sẽ trong sạch tinh khiết trở lại.
Kinh tạ ng  Nikāya  còn phản ánh ý thức về sự hiện diện của những triền cái diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Một số bản kinh mô tả chúng hoạt động trong khi đi, đứng, nằm, ngồi; kể cả trong khi buôn bán, làm việc. Chúng tác động trực tiếp lên tâm ý và cơ thể. Chúng chi phối đến mọi hoạt động của con người làm nảy sinh ra những trạng thái tâm: chẳng hạn như không muốn làm những gì chúng ta đang làm, khởi lên những ham muốn cái gì khác, làm cho chúng ta trở nên bực bội, mệt mỏi, bồn chồn, hưng phấn và nghi ngờ tất cả những gì chúng ta đang làm. Một vòng tròn luẩn quẩn có nguyên nhânđiều kiện chi phối thân tâm chúng ta. Và nó được thấy rõ ràng nhất khi chúng ta thực hành thiền định.
Nội dung của năm triền cái
1. Tham dục: Tâm sở tham dụctrạng thái ưa thích, đam mê, ham muốn, dính mắc sự khát khao ‘năm dục lạc’ làm cho tâm phân tán khó tập trung. Nó là một hình thức của phiền não gốc tham, đó là một cách biểu hiện của ái mà Đức Phật xác nhận là nhân sanh khổ. Quá ham muốn đắc định cũng là một trở ngại cho tâm định.
2.  Sân hậnTâm sở sân  biểu thị sự ghét bỏ,  trạng thái bất mãn, bất bình, không hài lòng đối với người hay vật, không vừa ý. Tầm mức của nó thay đổi từ sự bực mình nhẹ nhàng đến lòng oán hận thâm sâu. Sân làm cho tâm nóng nảy, khó hoan hỷ, an vui trong đề mục thiền định.
3. Hôn trầm - thụy miên: Đây là một chướng ngại kép. Hôn trầm là sự đình trệ, dã dượi của tâm. Thụy miêntrạng thái mơ màng, ngái ngủ của thân. Hai tâm sở này đồng một tính chất ươn hèn, nhu nhược và thụ động, khiến cho tâm không thể chú hướng vào đề mục thiền định được.
4.  Trạo - hối: Tâm sở trạo cửtrạng thái phóng tâm, suy nghĩ vẩn vơ, nhất là về tương lai. Tâm sở hối quátrạng thái nóng nảy, ray rứt, hối tiếc về những sai lầm hay tội lỗi đã làm trong quá khứ (tránh lầm lẫn với trạng thái ăn năn, hối cải thuộc tâm thiện). Hai tâm sở này đồng một tính chất tháo động, bồn chồn, bất an khiến cho tâm không an lạc trên đề mục thiền định. Ví dụ như khi đang cố gắng chú tâm được vài giây thì tâm đã trượt khỏi đề mục. Nếu do lười chán hay giải đãi mà không an lạc, đó là triền cái hôn trầm thụy miên, nếu do suy nghĩ vẩn vơ hay hối tiếc bứt rứt mà không an ổn thì đó là triền cái trạo hối.
5.  NghiĐức Phật giải thích nghi ngờ là sự không chắc chắn chủ yếu và sự thiếu tín nhiệm đối với bốn hạng mục: Phật, Pháp, Tăng, và Giới. Ở những nơi khác, Ngài giải thích tâm sở nghi là nghi ngờ liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Do vậy, đoạn trừ được tâm sở này thì phải hiểu rõ định lý nguyên nhânđiều kiện. Tâm sở nghi có trạng thái lưỡng lự, phân vân, do dự, bất quyết. Tâm sở này làm cho tâm không đứng vững được trên đề mục thiền định.
Hôn trầm thụy miêntâm sởtrạng thái thụ động, thiếu tinh tấn cho nên có mặt trong các tâm hữu trợ. Trạo hối và nghi là tâm sởtrạng thái dao động, làm cho tâm không sáng suốt, cho nên thay nhau có mặt trong hai tâm si.
Các triền cái tiêu biểu cho toàn bộ những trạng thái tâm ô nhiễm bao gồm ba bất thiện căn, tứ bộc, tứ kết, tứ lậu, tứ thủ, thập phiền não, thập kiết sử4 . Các triền cái được Đức Phật so sánh như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường đi qua sa mạc. Chúng che mắt con người khiến họ không thể thấy được lợi ích của bản thân mình, lợi ích của người khác hoặc lợi ích của cả hai. Do ảnh hưởng của các triền cái, con người làm những điều lẽ ra họ không nên làm và xao lãng những bổn phận lẽ ra họ phải làm. Chúng làm uế nhiễm tâm, suy yếu trí tuệ, tác thành si ám, tác thành không mắt, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn5 .  Ví như vàng bị suy kém bởi năm tạp chất - sắt, đồng, chì, thiếc và bạc - “không mềm dẻo, không dễ dùng, không chói sáng, dễ bể vụn và không thể chạm trổ tinh xảo được”. Tâm cũng vậy, bị uế nhiễm bởi năm triền cái, “không nhu nhuyến, không dễ dùng, không chói sáng, cứng rắn và không thể định tâm chân chánh vào việc đoạn trừ các lậu hoặc”6 .  Chính vì vậyĐức Phật nói về chúng: “Này các Tỷ-kheo, nếu ai nói một cách chân chánh về các triền cái, người ấy phải nói chúng là ‘một đống tâm bất thiện’, vì quả thực năm triền cái này là một đống tâm bất thiện hoàn toàn”7 .
Hình ảnh tiêu cực củ a những triền cái
Nhiều hình ảnh được sử dụng trong các kinh điển để mô tả những trở ngại hoặc chỉ hiệu lực và nguy hiểm của chúng. Trong kinh Tăng chi bộ, bản kinh Upakkilesa Sutta, Đức Phật đưa ra một ví dụ, so sánh năm triền cái giống như năm loại các tạp chất chứa trong vàng8 . Trong Āvaraṇa sutta, Ngài so sánh các triền cái giống như năm con đập được xây dựng trên một dòng sông, do vậy chúng sẽ làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn dòng chảy của nó9 .  Và trong  kinh Trung bộ, bản Đại kinh Xóm Ngựa, Ngài cảnh báo rằng: “Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc”10.
Ham muốn nhục dục như các con nợ: 
Triền cái đầu tiên là ham muốn đối với các đối tượng giác quan, đôi khi nó cũng được gọi là ‘sự khao khát thèm muốn với mọi thứ’. Tham dụctriền cái phổ biến nhất, sự biểu hiện của tham dục đối với sáu trần cảnh, cảm giác mơ mộng, hoặc bị phân tâm bởi một số kích thích tham muốn (đặc biệtâm thanhsuy nghĩ). Trong kinh  Tương ưng bộ (tập V, thiên Đại phẩm, chương Tương ưng Giác chi, phẩm Tổng nhiếp các Giác chi, đoạn kinh 55) bản kinh Saṅgārava mô tả tham dục như sự biểu hiện của một bát nước bị phản chiếu trên bề mặt của trộn với lắc, nghệ, thuốc nhuộm màu xanh lam, hoặc thuốc nhuộm đậm đặc11.
Đức Phật ví sự tham dục như thể đi vay nợ. Các sự khoái lạc ta có qua năm căn đều phải trả lại qua các đau khổ về biệt ly, mất mát hoặc sự trống rỗng đói khát, vốn sẽ theo đuổi mãnh liệt sau khi các khoái lạc đã tiêu tan. Cũng như bất cứ món nợ nào đều phải trả thêm lời, và như thế Đức Phật dạy rằng sự khoái lạc đó thật ra là nhỏ bé so với các đau khổ phải hoàn trả.
Sân hận như người đàn ông bị bệnh: Triền cái thứ hai là sân hận. Sân hậnmặt trái của tham dục. Nó là một cặp song sinh đi liền nhau. Bởi không thỏa mãn tham dục thì tâm sân hận hiện khởi. Mỗi khi tâm sân hận hiện khởi thì chúng đốt cháy cả rừng công đức (nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai). Sân hận không chừa một ai, làm mất lý trí, nên có thể bất kính với người lớn hơn hoặc ngang hàng, hoặc thậm chí trở nên khó chịu với những người khác tạo ra tiếng ồn, thiếu khiếm nhã, và không thể kiềm chế. Điều này cũng giống như cố gắng nhìn thấy sự phản chiếu của chúng ta trong một bát nước được đun sôi dữ dội trên một ngọn lửa mạnh12.
Đức Phật ví lòng sân hận như thể người bị bệnh. Bệnh tật cản trở sự tự dohạnh phúc của sức khỏe. Cũng như thế, lòng sân hận cản trở sự tự do và hành phúc của an bình.
Hôn trầ m, thụy miên như các tù nhânTriền cái kép này đưa đến sự dã dượi thân và tâm, làm mất nhuệ khí, thiếu tinh tấntiến bộ tâm linh , đó là hôn trầmthụy miên. Lý do thật sự là năng lượng của một người rất nặng nề và bị tắc nghẽn do hậu quả của quá nhiều suy nghĩnhạo báng tinh thần. Điều này cũng giống như cố gắng tìm kiếm sự phản chiếu của chúng ta trong hồ nước tràn ngập với những cây rêu mọc đầy trong nước13.
Đứ c Phật ví hôn trầ m thụ y miên như ngục tù . Ngườ i bị giam cầ m trong ngụ c tù thì không bao giờ thấ y tự do và thoả i má i. Hôn trầm thụy miên là một trạng thái khó chịu của thân và tâm, quá cứng đọng không thể đi vào sự an lạc của Thiền-na, và quá mù quáng không thể khám phá ra các Tuệ quán. Tóm lại, đây hoàn toàn là một sự phí phạm thì giờ.
Bồn chồn và trạo hối như nô lệ: Khi tâm trí của chúng ta bị lôi kéo vào trong quá khứ, nhớ lại những điều mà mình đã làm hoàn thiện hoặc chưa hoàn th iện nó cũng có thể có khả năng để trở thành hối hận. Khi tâm trí của chúng ta đi lang thang vào tương lai, tự hỏi phải làm gì sau khi thiền định, và như vậy, chúng ta có khả năng để trở nên bồn chồn, cả thân và tâm. Hoặc, chúng ta có thể quá vui mừng với tiến trình rõ ràng của chúng ta, hoặc nản lòng vì chúng ta thiếu tiến bộ: đó là sự bồn chồn và hối hận, đây là triền cái thứ tư. Điều này cũng giống như tìm kiếm sự phản chiếu của chúng ta trong hồ nước đang bị khuấy động và bị gió mạnh cuốn tung.
Đức Phậttrạo cử như một tên nô lệ, tiếp tục chạy nhảy theo lệnh của ông chủ khắc nghiệt luôn luôn đòi hỏi sự toàn hảo, và như thế không bao giờ cho phép nó được dừng nghỉ. Hối hận là một trạng thái đặc biệt của trạo cử, là nghiệp quả của các hành động bất thiện. Cách duy nhất để vượt qua hối hận, sự trạo cử do lương tâm cắn rứt, là phải giữ gìn giới đức, tập sống tử tế, khôn ngoan và dịu dàng. Một người không có đạo đức hoặc sống buông lung thì không thể nào có được các kết quả sâu sắc trong khi hành thiền14.
Nghi ngờ như các du kháchCuối cùng, người ta có thể cảm thấy rất nản lòng do những khó khăn và phiền nhiễu khác nhau. Người ta bắt đầu chỉ nghi ngờ khả năng suy niệm của một người hoặc không chắc chắn về mục đích thật sự của thiền định. Sự hoài nghi này là chướng n gại tâm thần thứ năm. Điều này cũng giống như việc tìm kiếm sự phản chiếu của chúng ta trong một bát nước bùn đục trong bóng tối15. Đức Phậtnghi ngờ như thể bị lạc trong sa mạc, không nhận ra được các mốc điểm. Ngườ i hà nh thiề n vượt qua bằng cách thu thập các lời hướng dẫn rõ ràng, có một bản đồ tốt, để giúp ta thấy được các mốc điểm vi tế trong vùng đất không quen thuộc của tâm thiền sâu kín, và từ đó biết được con đường phải đi.
Như vậy, năm triề n cá i là năm hình ảnh tiêu cự c, nguy hiểm đố i vớ i ngườ i thự c hà nh thiề n đị nh. Nhiệ m vụ chí nh củ a thiề n sinh là vượ t qua năm triề n cá i để đạ t được cá c mức độ thiền. Trung bộ kinh dạy: “Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, nh ư ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ-kheo, cũng như không mắc nợ, không bị bệnh tật được khỏi tù tội, được tự do, đến được đất lành yên ổn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi chúng được diệt trừ”16.
Đoạn trừ năm triền cái Theo Thiền sư Henepola Gunaratana, con đường duy nhất để đoạn trừ tối hậu các triền cái là bốn đạo siêu thế. Và để đạt đến các siêu thế đạo này tất yếu phải có sự tu tập minh sát (vipassanā). Vì lẽ sự thâm nhập vào thực tánh của mọi hiện tượng (thấy rõ tam tướng) chỉ có ở đạo tuệ siêu thế mà thôi. Thế nhưng, muốn minh sát tuệ sanh khởi, các triền cái phải được làm cho suy yếu đến một mức nào đó. Ở đây, chúng không còn làm gián đoạn tiến trình quán chiếu.  Do đó, việc khắc phục sơ bộ các triền cái, kinh điển thường đưa ra hai giải pháp. Một là sự đè nén các triền cái bằng cách tu tập tịnh chỉ (samatha) ở mức cận định hoặc an chỉ định (jhāna); hai là sự trừ diệt các triền cái trong quá trình tu tập minh sát.
Muốn đoạn trừ sạch năm triền cái thì điều cần thiết là phải chứng năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Năm tâm sở này là những yếu tố của các tâm thiền sắc giới giúp chế ngự năm triền cái. Mỗi thiền chichức năngnhiệm vụ để chế ngự và đoạn trừ mỗi triền cái tiêu biểu. Tầm chế ngự và đoạn trừ hôn trầm thụy miên; tứ đoạn trừ nghi; hỷ đoạn trừ sân; lạc đoạn trừ trạo hốinhất tâm đoạn trừ tham dục. Nói như thế không có nghĩa là mỗi thiền chi chỉ duy nhất đoạn trừ một triền cái tương ứng. Ngoài chức năngnhiệm vụ chính thì chúng còn có sự hỗ trợ nhau trong việc đoạn trừ năm triền cái để đi đến an trú trong các tầng thiền.
Việc đoạn trừ năm triền cái khiến cho tâm trở nên thuần tịnh trong sáng, giống như vàng đã loại trừ các tạp chất. “Và khi nào, này các Tỷ-kheo, tâm được giải thoát khỏi năm uế nhiễm ấy; khi ấy tâm ấy được nhu nhuyến, dễ sử dụng, sáng chói, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc”17.
Khi năm triền cái được đoạn trừ, hành giả sống an lạc tự tại, làm chủ được cảm xúc, làm chủ được tâm ý. Trung bộ kinh dạy rằng: “Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp”18.
Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của giải thoát, như kinh nói: “Khi năm triền cái đã được đoạn trừ, vị Tỷ-kheo tự mình quán thấy như người đã thoát nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an ổn”. Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, khả năng phát triển tâm linh của hành giả cũng được khai mở, không còn bị hạn chế. Cũng như vàng đã được tinh lọc khỏi năm tạp chất sẽ trở nên mềm dẻo, tinh chất, chói sángbền vững, có thể chạm trổ dễ dàng.
Như vậy, chúng ta đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về tiềm năng của tâm trí để đạt được hạnh phúc cao nhất và tự giải thoát. Con người sẽ bị hạn chế nhiều mặt, trí tuệ yếu kém khi bị năm triền cái làm che lấp tâm tánh. Đức Phật, bậc thầy giác ngộ, đã chỉ ra cho chúng ta nhiều phương pháp khác nhau để hành giả ứng dụng tu tập nhằm vượt qua sự trở ngại từ chúng. 
Sách tham khảo: 1. Henepola Gunaratana, A Critical Analysis of the Jhanas in Theravdda Buddhist Meditation, The American University, Washington, 1980: Các ghi chú 1, 3, 7 trong bài.
2. Kinh Tăng chi bộ: Các chú thích 2, 5, 6, 8, 9, 17 trong bài.
3. Kinh Trường bộ: Chú thích 4 trong bài.
4. Kinh Trung bộ: Các chú thích 10, 16, 18 trong bài.
5. Kinh Tương ưng bộ: Chú thích 11 trong bài.
6. Piya Tan,  Nīvaraṇa, Mental Hindrances, 2010,  http:// dharmafarer.org, 24/07/2015: Các chú thích 12, 13, 15 trong bài.
7. Ajahn Brahmavamso, The Five Hindrances (Nivarana), Buddhist Society of Western Australia, Newsletter April 1999,  http://www.budsas.org, 27/07/2015: Chú thích 14 trong bài
Thích Trung Định | Văn Hóa Phật Giáo số 305 ngày 15-9-2018

Sources: