The street with flying Poincianas flowers
(a photo on the cover of Album Nightingale 7 with Khanh Ly singing TCS's love songs)
TCS came to Van Khoa in that setting. He was not a student of the University. He came from Hue, having dropped out of school because of his family hardship. In the moonlight we, the Van Khoa students, were sitting on the grass in the schoolyard in front of Van Cafe, listening to TCS playing the guitar and Khanh Ly singing his songs. Khanh Ly was born to sing TCS's songs, just as Thai Thanh was for Pham Duy's.
Van Cafe was an assembled house in the middle of Van Khoa's yard. Some Van Khoa local people had renovated it into a cafe for rendezvous and gathering. It was truly a simple cafe filled with friendship, like small roadside stores in the countryside where, after long days of hard work, peasants may drop by for a cup of fresh green tea, a cigarette, or to gossip and exchange with others some lines of popular verse or poems. It was at that cafe where we discovered the value of friendship intimacy, and the poetic taste of romantic dates, and where many love stories had developed, some of which broke up, while others lasted very long till the present.
Thin and small in stature, TCS had a soft and warm voice. (I had never seen him get angry or involved in any fight) He easily became everybody's friend. With bright, shining eyes, and a gentle smile like that of a monk, he had the manners of a poet and a modest look that is often found in a genuine talent. One could recognize that personal characteristic from the way he lifted his glass of liquor, in his talks with friends, and his simple but elegant attire. Such poet-like manners were part of TCS, permanently and naturally.
Never think all poets have poet-like manners. Sartre once remarked on Heidegger, a top philosopher who had a great influence on him, "There are people you should know only their works, not themselves in persons, if you don't want to get disappointed." Heidegger was an outstanding philosopher who supported the Nazis. I myself know some poets who wrote beautiful poems, yet they behave like hogs.
TCS in real life was just like TCS in our imagination when we are listening to his love songs. At first, we were caught by surprise when we met a Hue native, very elegant, self-confident and easy-going, not the style of an elderly man, but the manners of a cat, with a gentle smile forever sealed on his lips. He received education in a French school, but had a unique gift for using the Vietnamese language. Many commonplace words morphed into emotionally expressive and impressive lyric in his usage. He himself coined some words which, created by a very powerful imagination, are imagery, and which nobody might understand without his explanations. Despite occasional ambiguous meanings in his lyrics, his songs deeply touch our feelings, and become so alive and intimate to everybody. Such is the mystic power of language and of poetry at its climax, a beautiful combination of various factors woven by the language itself and the artist's craftsmanship. Thanks to TCS's talent, some trite cliché suddenly were renewed, and some sophisticated and euphemistic expressions became so real and close to us.
Brokenhearted people find their lovers leaving them one by one, like small creeks.
To the despaired lover, "fall never returns," and "spring also slides away." Even death during wartime never hinders the flow of TCS's poetic language -- "dead corpses lying like dreamers." TCS never forgot his role as a poet. He talked about his own life with some very personal memories in his own way. Magically, such personal private experiences penetrate into and touch the listener's heart and soul, even when the person might not fully understand every word or statement in the lyric, especially in his love songs.
TCS's language used for war is that of the people. It is probably because war is a common tragedy, the whole nation's tragedy, not limited to any single soul, even though each individual life is also a tragic story itself.
A friend of mine said when listening to TCS's song about "the street with Poincianas flowers flying and blurring the entrance," he found it a completely modern expression, beautiful and imagery, but he couldn't grasp the ideas about it, until one day, in a small town, he saw Poincianas flowers falling, twirled all around by whirlwinds, covering the whole street in front of him in crimson. If one is not TCS's friend, one may not be able to know that "the above sky is trying to hold back son khê's steps (son khê are mountainous areas, usually in the frontiers)" refers to a young woman whose name was Khê. Similarly, "thousands of candles line up side by side, so that sunlight may enter your eyes" is to describe the final rays at sunset lingering upon the tree tops, like thousands of candles.
đường phượng bay
To the despaired lover, "fall never returns," and "spring also slides away." Even death during wartime never hinders the flow of TCS's poetic language -- "dead corpses lying like dreamers." TCS never forgot his role as a poet. He talked about his own life with some very personal memories in his own way. Magically, such personal private experiences penetrate into and touch the listener's heart and soul, even when the person might not fully understand every word or statement in the lyric, especially in his love songs.
TCS's language used for war is that of the people. It is probably because war is a common tragedy, the whole nation's tragedy, not limited to any single soul, even though each individual life is also a tragic story itself.
A friend of mine said when listening to TCS's song about "the street with Poincianas flowers flying and blurring the entrance," he found it a completely modern expression, beautiful and imagery, but he couldn't grasp the ideas about it, until one day, in a small town, he saw Poincianas flowers falling, twirled all around by whirlwinds, covering the whole street in front of him in crimson. If one is not TCS's friend, one may not be able to know that "the above sky is trying to hold back son khê's steps (son khê are mountainous areas, usually in the frontiers)" refers to a young woman whose name was Khê. Similarly, "thousands of candles line up side by side, so that sunlight may enter your eyes" is to describe the final rays at sunset lingering upon the tree tops, like thousands of candles.
(To be continued)
Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung
Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung
đường phượng bay
Bìa album Sơn Ca 7 với Khánh Ly hát những tình khúc Trịnh Công
Sơn (1974)
TCS đến với Văn Khoa trong bối cảnh đó. Sơn không phải sinh
viên Văn Khoa; anh ở Huế vào, bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Những đêm trăng,
chúng tôi ngồi trên bãi cỏ trước quán Văn, nghe Sơn đàn, nghe Khánh Ly hát.
Khánh Ly sinh ra để hát TCS, cũng như Thái Thanh sinh ra để hát Phạm Duy.
Quán Văn là một ngôi nhà tiền chế, nằm giữa sân trường Văn
Khoa. Một nhóm thổ công Văn Khoa sửa sang lại, biến thành môt quán cà phê,
làm nơi tụ họp, gặp gỡ. Đúng là một cái quán, đơn sơ, nhưng đầy tình bè bạn.
Giống như một cái quán ở miền quê, nơi người nông dân ghé qua, uống một bát
chè tươi, hút một điếu thuốc lào, ngâm vài câu thơ, vài câu ca dao, tán gẫu
với nhau sau những giờ lao động. Ở đó, chúng tôi khám phá ra cái đậm đà của
tình bạn, cái thi vị của những buổi hẹn hò. Ở đó đã nở ra những mối tình, đôi
khi dang dở, nhưng có nhiều cặp còn keo sơn tới ngày nay.
Sơn, người nhỏ bé, gầy gò, ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn (tôi chưa hề
thấy một TCS giận dữ, gây gổ bao giờ), Sơn trở thành bạn của mọi người một
người một cách rất tự nhiên. Đôi mắt tinh anh, láu lỉnh, nụ cười hiền lành
như một thầy tu, Sơn có cái phong thái của một thi nhân, cái khiêm tốn của
một người có thực tài. Từ cách nâng ly uống một ly rượu, tiếp chuyện với bạn
bè, cách trang phục, giản dị nhưng trang nhã, cái phong thái thi nhân ấy hiện
diện ở Sơn, thường trực, tự nhiên.
Đừng tưởng ông thi sĩ nào cũng có phong thái thi nhân. Sartre
nói về Heidegger, một triết gia hàng đầu mà chính ông chịu nhiều ảnh hưởng:
“Có những người ta chỉ nên biết tác phẩm, không nên biết đến con người, nếu
không muốn thất vọng”. Heidegger là một triết gia lỗi lạc, lại cũng là người
theo chủ nghĩa Nazi. Tôi đã quen những ông thi sĩ, tác giả những câu thơ rất
đẹp mà lại ăn uống, cư xử như một con heo đực.
TCS ở ngoài đời rất giống TCS người ta tưởng tượng khi nghe
những bản nhạc tình của anh.
Chúng tôi, mới đầu, ngạc nhiên thấy một gã người Huế, rất
thanh nhã, rất ung dung, từ tốn; không phải cái từ tốn của một ông già, mà là
cái ung dung quí phái của một con mèo, với nụ cười hiền hoà thường trực trên
môi. Sơn học chương trình Pháp, nhưng xử dụng tiếng Việt một cách tài tình.
Nhiều chữ rất tầm thường, với Sơn, chợt trở nên truyền cảm;
nhiều chữ do Sơn bịa ra, nhiều hình ảnh đến từ một trí tưởng tượng phong phú,
nếu không nghe Sơn giải thích, chắn chắn không ai hiểu. Mặc dù vậy, người ta
cũng vẫn rung động, vẫn thấy cái Sơn nói đến rất thực, rất gần gũi. Đó là cái
ma lực của chữ nghĩa, của thơ khi thơ đạt, khi chữ nghĩa có duyên nợ với
nhau. Nhiều chữ, nhiều câu rất cũ, đột nhiên ở Sơn trở thành rất mới. Nhiều
chữ nhiều câu rất cầu kỳ, đột nhiên gần gũi.
Khi thất tình, người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, khi tuyệt vọng, mùa thu không về, mùa xuân cũng ra đi, ngay cả khi nói đến chiến tranh tang tóc, xác người nằm như mơ, TCS không lúc nào quên mình là thi sĩ.
Khi thất tình, người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, khi tuyệt vọng, mùa thu không về, mùa xuân cũng ra đi, ngay cả khi nói đến chiến tranh tang tóc, xác người nằm như mơ, TCS không lúc nào quên mình là thi sĩ.
TCS nói về những cái rất riêng tư, những kỷ niệm rất riêng tư,
qua một ngôn ngữ rất riêng tư. Và lạ lùng, cái riêng tư ấy của thi sĩ thấm
vào lòng người nghe. Người ta xúc động mặc dù không hiểu từng câu, từng chữ.
Nhất là trong những bản nhạc tình. Nói về chiến tranh, ngôn ngữ TCS là ngôn
ngữ của mọi người; chiến tranh là một tai họa chung, một thảm kịch của cả một
dân tộc, không phải là thảm kịch của một cá nhân, mặc dù mỗi cá nhân là một
thảm kịch.
Một người bạn tôi nói khi nghe Sơn hát đường phượng bay mù
không lối vào, anh thấy hình ảnh rất đẹp, rất mới, nhưng không biết tác
giả nói gì, cho đến một hôm, ở một tỉnh nhỏ, anh thấy hoa phượng rơi, bị gió
cuốn mịt mù, đỏ rực cả con đường trước mắt.
Nếu không quen Sơn, ít ai biết trời cao níu bước sơn khê, nói
đến một người bạn gái tên Khê; ngàn cây thắp nến lên hai hàng/ để nắng đi
vào trong mắt em mô tả những tia nắng cuối cùng của một buổi chiều tà
đọng trên những ngọn cây, giống như ngàn cây thắp nến.[7]