Friday, April 8, 2016

Trinh Cong Son and the Month of April (Part I)

One day in early April 2001 I drove to Charles de Gaulle Airport to pick up a friend of mine from Vietnam.  On our way to Paris, he asked me: "Have you got news about Trinh Cong Son?"  I nodded.  Some days ago I had received a call about TCS's death.
The friend said TCS's funeral procession was unimaginably long.  People from nowhere came like ants, covering all over the streets.  Some familiar, some not.  There was no more place for condolence wreaths.  I said to my friend: "If so then the nation is still civilized, and there's still hope for a cure against its foils and follies."  The news about TCS was the brightest information about Vietnam that I have ever received after so many years.  Dostoevsky says, "Beauty will save humankind."  Leaving work and business behind in order to bid farewell to a poet and musician (TCS is truly both) proves that the Vietnamese still care about what is beautiful; hence, they must have a profound inner life.
A spontaneous thought about Doctor. Jivago by Boris Pasternak suddenly came to my mind.  Like TCS, Jivago was a poet.  Like Son, he was caught up in a historic whirlwind, and thrown away into a catastrophic tragedy.  Like millions other Russians, Jivago was snatched out of his family and homeland when the proletarian revolution fell upon Russia, sweeping away everything: possessions, family, friends, love, in an uprooted society.  Only one thing remained unchanged: as a poet Jivago continued to compose poems, and used poetry as his witness, lifesaver, and a source of hope to motivate himself.  When Jivago died, many people came to attend his funeral, some he might not have known at all.  Pasternak wrote that Russians simply love poems and poets.  That means they love what is beautiful, so there's some hope.  It is totally hopeless when people no longer care about anything, not even beauty.  TCS is the most optimistic symbol, a shining character in a national novel full of tragedies: war, deaths, separation, broken stories, a spark of light in the pitch dark sky.

It is still raining, raindrop after raindrop....

When Charles Trenet died, thousands of people attended his funeral to bid adieu to the best-known contemporary French poet and musician.  During that funeral procession, within a few hours, the attendees temporarily became oblivious to the fact that they were living in a materialistic society which struggles all day long in an endless snatch-and-grab rush.  For in those few hours they felt as if they had been lifted up to some level of sublimation where life seemed to be more meaningful, simply because humans share their love and appreciation for what is beautiful.  Trenet wrote: "Poets pass away, but their singing voices continue to dance in the streets."
TCS passed away, but his songs can be heard as if they were dancing from all narrow alleys and street corners, not only in Vietnam, but also all over the globe.  The Vietnamese, scattered in all walks of life in the world, like a brood of chicks that lost their hen, had to settle themselves in some foreign land, and brought with them the smell of fish sauce, durian, pho, and TCS's songs. 
I have listened to TCS's music through Khanh Ly's smoky narcotic voice, Thai Thanh's timeless soprano, Le Thu's sentimental contralto, and many many more anonymous singers who live in exile but prefer to speak Vietnamese, and through singers from younger generations, who sing TCS's music in a Vietnamese mixed with some American, French or German accent.

I heard TCS's songs from houses in New York, Tokyo, Budapest, Athens, or Palerme.... One late afternoon, at the edge of a forest thousands of  kilometers from Rio de Janeiro, Brazil, in such a remote place where you might think there would not be a soul, I heard a harsh voice singing from a cabin.

It is still raining on the steps of the ancient stupa/Your long fingers reaching for those years of haggard, sleepless eyes

It was from an old Asian-Indian man who had lived in Vietnam since childhood.  He had escaped as a refugee.  When his boat was wrecked, he was saved by a Brazilian ship, and he had stayed in Brazil since then, making his living as a forest guard.  In solitude all day long for years after years, endlessly, the old Indian man dreamed of rains falling upon an ancient stupas in a far-away land where he once considered as his second homeland.
One day in a small restaurant in the coastal suburbs of La Havana, where lobsters are illegally sold to tourists (lobsters are a national specialty and commodity, and reserved for exports or consumed in designated state-owned restaurants only), I heard a female voice, a very clear and sweet singing voice, from the kitchen in the back:

One gustily windy day I was strolling, murmuring/ Your name on my lips, the name of Vietnam/So intimate in the tone of our common (Vietnamese) tan.

The woman was a Northerner from Hanoi, who settled in La Havana, Cuba, in a cooperation exchange program between the two socialist nations.  She might have been too sick of singing the pugnacious and truculent songs about killing enemies during war times.  
TCS's art works have penetrated our national soul.  A nation of over 80 million people.  Little children and the illiterate uncounted, there may be about 50 million who know how to compose poetry.  In fact, one does not need to be literate or educated to compose poetry: composers of the best poems in Vietnamese literature, the pastoral country songs and verses that have been orally-transmitted for generations, are actually peasants who never learned how to read nor write.  Among the 50 millions who know how to compose, each generation has introduced a few well-known poets.  Among the professional poets, few are those who have truly penetrated the masses' inner life, and voiced the national soul.  TCS is one among the very few.

(To be continued)

Source:


Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa
by Trần Công Sung



Trịnh công Sơn và những ngày Văn Khoa

by Trần Công Sung
Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)

Một ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi: Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS)? Tôi gật đầu. Mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay TCS vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn: Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski[1] nói: Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại[2]. Bỏ công ăn việc làm, đến tiễn đưa một thi sĩ – TCS là một nhạc sĩ – thi sĩ – chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Tự nhiên tôi nghĩ đến “Bác sĩ Jivago” của Boris Pasternak. Cũng như Sơn, Jivago là một thi sĩ. Cũng như Sơn, Jivago bị cuốn hút trong cơn lốc của lịch sử, bị quẳng vào một bi kịch kinh thiên động địa từ trời giáng xuống. Như hàng triệu người Nga, Jivago bị đánh bạt ra khỏi gia đình, quê hương khi cách mạng vô sản Nga ập xuống nước Nga, cuốn trôi tất cả: gia sản, vợ con, bè bạn, tình ái trong một xã hội thay đổi tận gốc rễ.
Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi: là một thi sĩ, Jivago tiếp tục làm thơ. Lấy thơ làm nhân chứng, lấy thơ làm cái phao. Lấy thơ làm một nguồn hy vọng để vươn lên. Khi Jivago chết, người ta ở đâu đổ về rất đông, nhiều người không hề quen biết. Pasternak viết: người Nga yêu thơ, yêu thi sĩ. Nghĩa là yêu cái đẹp, nghĩa là chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Chỉ hoàn toàn tuyệt vọng khi người ta không còn thiết tha đến điều gì, ngay cả cái đẹp. Đó là nét lạc quan nhất trong một cuốn sách đầy thảm kịch : chiến tranh, tang tóc, chia lìa, đổ vỡ. Một tia sáng loé lên trong bầu trời đen tối.

mưa vẫn mưa rơi…

Khi Charles Trenet[3] chết, hàng chục ngàn người kéo về đưa tang một nhạc sĩ – thi sĩ hiện đại nổi tiếng nhất của Pháp. Đưa tang Trenet, người Pháp, trong vài giờ, quên mình đang sống trong một xã hội vật chất, suốt ngày túi bụi giành giựt. Trong vài giờ, thấy mình vươn lên, thấy đời có ý nghĩa hơn, bởi còn yêu cái đẹp. Trenet viết: Những thi sĩ đã qua đời, nhưng tiếng hát của họ vẫn bay nhẩy trên khắp đường phố.[4]

TCS đã qua đời, nhưng tiếng hát của anh vẫn bay nhẩy trong các hang cùng, ngõ hẹp. Không phải chỉ ở Việt Nam, mà trên khắp địa cầu. Người Việt, tan tác như một đàn gà mất mẹ, nương thân trên khắp nẻo đường thế giới, mang theo những kỷ niệm quê hương, mang theo mùi nước mắm, mùi sầu riêng, mùi phở và mang theo tiếng hát TCS.

Tôi đã nghe TCS qua tiếng hát nhừa nhựa khói thuốc của Khánh Ly, tiếng hát thánh thót, không có tuổi của Thái Thanh, tiếng hát truyền cảm của Lệ Thu; và rất nhiều tiếng hát vô danh, tiếng hát của những người sống ở ngoại quốc nhưng chỉ nói tiếng Việt, của những người thuộc thế hệ sau này, hát TCS với một thứ tiếng Việt pha giọng Mỹ, giọng Pháp, giọng Đức. 
Tôi đã nghe tiếng hát TCS vọng ra từ những căn nhà ở New York, Tokyo, Budapest, Athènes hay Palerme…Một buổi chiều tàn, trong một bìa rừng ở Brésil (Ba Tây), cách Rio de Janeiro hàng ngàn cây số một nơi khỉ ho cò gáy, tưởng như không có hơi người, tôi nghe một giọng khàn khàn vọng ra từ một căn nhà gỗ. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ/Dài tay em với mấy thuở mắt xanh xao.

Người hát là một ông già gốc Ấn Độ, sống ở Việt nam từ nhỏ.Vượt biển, thuyền đắm, ông già được tầu Ba Tây vớt, ở lại Ba Tây, làm nghề canh rừng. Suốt ngày, lủi thủi một mình, tháng năm dài đằng đẵng, ông già Ấn mơ đến những cơn mưa trên tầng tháp cổ ở một xứ ông đã nhận làm quê hương. 
Một ngày ở ngoại ô La Havanne, trong một tiệm ăn nhỏ trên bờ biển, nơi người ta bán lậu tôm hùm cho du khách (tôm hùm là tài sản quốc gia, chỉ để xuất cảng hay bán trong những tiệm ăn quốc doanh), tôi nghe một giọng hát đàn bà, rất trong, rất ngọt từ trong bếp vọng ra Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm/ Gọi tên anh tên Việt Nam/ Gần nhau trong tiếng nói da vàng. Người hát là một bà Bắc kỳ, từ Hà Nội tới Cuba, trong một chương trình hợp tác gì đó giữa hai nước “xã hội anh em”, có lẽ đã mệt nhoài sau nhiều năm thề ăn gan uống máu quân thù.

Tác phẩm TCS đã đi sâu vào tâm hồn dân tộc. Nước ta có trên 80 triệu dân. Trừ trẻ con và những người không biết đọc, biết viết, có khoảng 50 triệu người làm thơ. Sự thực, không cần phải biết đọc, biết viết mới biết làm thơ: tác giả những câu thơ đẹp nhất trong văn chương Việt Nam, ca dao, là những người nông dân không biết đọc biết viết. Trong số 50 triệu người làm thơ, mỗi thế hệ cho vài ba thi sĩ. Những thi sĩ đi sâu vào tâm khảm đám đông, gặp gỡ tâm hồn một dân tộc còn hiếm hoi hơn nữa. TCS thuộc cái số hiếm hoi đó.
__,_._,___