Tuesday, April 19, 2016

Trinh Cong Son - Part II

Saigon in Turbulence
TCS's songs were introduced to Saigon during the 1960s at Van Khoa University (a college of humanities), which was located at the corner of Gia Long-Nguyen Trung Truc Streets in central Saigon.  TCS came from Bao Loc.  He often frequented, and hung around that university, for it was a hub of feverish youth activities.  At that time the University was about to move to a new location near the city zoo, because its current site could no longer afford enough space for the increasingly growing number of student enrollment.  Van Khoa is probably the most crowded university in Vietnam.  Long gone were the old days when Professor Cao Xuan Huy founded the first Van Khoa University in North Vietnam in 1949, with only seven students called "the Seven Scholars."
During the relocation, many lecture halls (a euphemistic way to call those simply assembled houses) were left empty.  All Saigon youth's cultural activities took place in those halls, shared by CPS (Student Activities Development Program), Young Artist Club, and Nguon Song Chorus.  The students occupied the remaining space for social gatherings and meetings.  At that time we were proud to be "the young," probably because we were disappointed at what "the old" had left to us.

Mother's heritage, what Mother left to her children, is a melancholic Vietnam.

We called ourselves young artists, young musicians, young singers, forgetting the fact that we ourselves sooner or later would become old, too.  Now among the old in the 21st century are those young people from that Van Khoa University.  One had to live in Van Khoa those days in order to appreciate the youth's feverish yearning for social and cultural activities, and to understand that those activities, given a good opportunity, could explode into a huge movement, a movement by the young to wake up the whole nation out of its air of melancholy.
The old university location was very convenient: Van Khoa was right at the heart of the city: just a few steps away were popular coffee houses along Catinat Boulevard, and Khai Tri BookStore, the biggest in Saigon, where you could read books free.  The owner of Khai Tri was a book lover who wanted to contribute to cultural development, and to encourage students to read.  We all enjoyed the free facilities and utilities, being so poor as we were --young artists, writers, musicians, and journalists, well-known but with empty pockets, waiting for the next pay check even when it was only the beginning of the month, to penniless students who dreamed big dreams about social reforms, but unable to buy even a cup of coffee.

mortars echoing from afar night after night...

From 1963 Saigon youth's activities accelerated and became increasingly intense.  We lived in the streets more often than at home or in classes.  One demonstration after another, forums against the Ngo Dinh Diem administration's Buddhism suppression, protests and meetings to voice against the junta governments which repetitively replaced one after another.  Demonstrations became our daily activity.  Between the demonstrations we casually stopped by and got into classes to pick up some lecture notes only to look decent in the role of students.  That period was the time when the young actively participated in the nation's political life, with all their youthful enthusiasm flavored with some childish naivety, the naivety of those who believed that through demonstrations they might overthrow the government, and could, at least, bring down this politician or that general, not realizing the harsh truth: in their nation's chaos, the Vietnamese were simply pawns in foreigners' hands.

(To be continued)

Source:

"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung



Sài Gòn, những ngày xáo trộn
Tiếng hát TCS đến với Sài gòn vào những năm 60, ở trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, nằm trên góc đường Gia Long – Nguyễn Trung Trực, ngay trung tâm thành phố. Sơn ở Bảo Lộc trôi giạt về, lai vãng thường xuyên vì cái sinh hoạt trẻ ở đó rất náo nhiệt. Trường đang rục rịch di chuyển một phần về cơ sở mới gần sở thú Sài Gòn vì số sinh viên tăng rất nhanh, trường cũ không đủ chỗ. Văn Khoa là trường đông sinh viên nhất ở Việt Nam. Xa rồi, cái trường Văn Khoa đầu tiên ngoài Bắc, do giáo sư Cao Xuân Huy sáng lập năm 1949, với số sinh viên vỏn vẹn có bẩy người, gọi là thất hiền.[5]
Trường di chuyển, nhiều gỉảng đường bỏ trống. Gọi là giảng đường cho sang, sự thực đó chỉ là những căn nhà tiền chế. Tất cả những gì gọi là sinh hoạt văn hoá xã hội của giới trẻ Sài Gòn kéo về, chiếm đóng những căn nhà tiền chế. Một phần dành cho CPS (Chương trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường), một phần dành cho hội họa sĩ trẻ, đoàn văn nghệ Nguồn Sống. Phần còn lại, một số sinh viên chúng tôi tịch thu làm nơi tập trung, hội họp.
Hồi đó, người ta tự hào thuộc giới trẻ, có lẽ vì thất vọng với những gì “lớp già” để lại. Gia tài của mẹ để lại cho con, gia tài của mẹ, một nước Việt buồn. Họa sĩ trẻ, nhạc sĩ trẻ, ca sĩ trẻ… quên rằng người ta sớm muộn gì cũng …già. Các “cụ” trong nhóm Người Việt, Thế Kỷ 21 ngày nay đều là những người trẻ ngày xưa ở sân trường Văn Khoa.
Phải sống ở Văn Khoa những ngày ấy mới thấy sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt xã hội là một nhu cầu thiết yếu của tuổi trẻ, và nếu có cơ hội, sinh hoạt ấy bùng lên, tuổi trẻ bùng lên, đất nước không còn là một nước Việt buồn. Sống ở đó rất tiện: Văn Khoa nằm ngay trung tâm thành phố, đi vài bước là tới những tiệm cà phê nổi tiếng trên đường Catinat, vài bước là tới Khai Trí, tiệm sách lớn nhất Sài Gòn, tha hồ đọc sách cọp.

Ông chủ Khai Trí là một người mê sách, muốn phát triển văn hóa, ông ấy khuyến khích sinh viên đọc sách cọp. Nhà cửa điện nước đều của chùa, rất tiện, trong khi hầu hết chúng tôi đều nghèo kiết xác, từ những ông họa sĩ trẻ, những ông văn nghệ sĩ có tiếng nhưng không có miếng ở đất nước của Tản Đà, Văn chương hạ giới rẻ như bèo, những ông ký giả đầu tháng đã hết lương, những ngày cuối tháng khó khăn, nhất là 30 ngày cuối tháng, theo cách nói của Coluche[6], đến đám sinh viên trong đầu đầy những mộng đổi đời, cải tạo xã hội và trong túi không có đủ tiền uống một ly cà phê.

đại bác đêm đêm vọng về…

Từ 1963, sinh hoạt giới trẻ Sài Gòn cực kỳ náo nhiệt. Chúng tôi sống ở ngoài đường nhiều hơn ở trong nhà hay trong lớp học. Hết biểu tình, hội thảo chống đàn áp Phật giáo dưới thời ông Diệm, đến hội thảo, biểu tình chống các chính phủ thi nhau lên xuống. Xuống đường trở thành một sinh hoạt thường nhật. Giữa những cuộc biểu tình, những buổi hội thảo, thỉnh thoảng ghé vào giảng đường học vài chữ cho phải phép. Đó là giai đoạn giới trẻ tham gia tích cực vào đời sống chính trị xứ sở.

Với lòng nhiệt thành, và cố nhiên với đôi chút ngây thơ. Ngây thơ tin vào sức mạnh vạn năng của tuổi trẻ, nhất là khi thấy chỉ vài buổi xuống đường cũng đủ lật đổ một chính phủ, một ông tướng, một chính khách; và quên mất rằng trong cái hỗn loạn của đất nước, người Việt chỉ là những quân cờ thí.


__,_._,___