Tuesday, April 26, 2016

Trinh Cong Son -- Part III




Before Tet Offensive (the year of the Monkey 1968) the Saigonese youth still had some trust, and did not feel completely hopeless or despaired about their nation's situations.  In the early 1960s the war had yet penetrated into the city, even though in daily newspapers there was news about fiery battles in Pleiku, Ca mau, Dong Xoai, Binh Gia, and the young could see bomb attacks, or now and then they might get together around a table with beer, peanuts and pickles to bid farewell to a friend who had to leave for the front.  The war remained at bay, far away in a distance:

mortars echoing to the city from afar night after night/ The street cleaner stops sweeping to listen apprehensively


The Saigonnese had yet witnessed dead corpses that looked "like dreamers", "lying lonely on a temple's yard , inside a church, or on the steps of some deserted house."  The Saigonese youth's activities, especially those at Van khoa University, were getting noisier and busier.   Besides political activities and demonstrations, there were many vigil nights, Tet fairs, art and music performances by Nguyen Duc Quang, Nguon Song Chorus, and long and hectic days of working on the publication of students' papers and the Dialogue Monthly.  There, at the University, and at the headquarters of the Saigonese Students' Association, Pham Duy introduced his Mother Vietnam's Epic, and Vu Thanh An presented hisfirst song.  We the twenties sat side by side, leaning on each other's shoulder to sleep while listening to Le Thu singing:

Sleep, my love, dream a simple dream./My lullabies are sounds of waves and willows rustling along the shores

or listening to Thai Thanh celebrating Mother Vietnam:

without any makeup, Oh, Mother, your hands and feet are soiled with mud from rice paddies


only to become emotionally thrilled at the prospect of "a glorious Vietnam in the future."

(Pham Duy's lyric)

Such a prospect which we would dream of during those virgil nights while sitting shoulder against shoulder, was strong enough in our imagination to make us cry.  In the emptiness of the present with lots of worries about a fuzzy and gloomy future, the young sat close together, hand in hand, "waiting for the sunrise." TCS's beautifully poetic lyric penetrated our hearts and souls.
Social and community services activities were also booming.  Influenced by Kennedy's Peace Corp, many groups such as the CPS (Youth's Social Activities Program, Good Will Youth Activists, Youth Volunteers...) flourished like mushrooms.  We actively participated in aid and charitable activities to help flood victims in Central Vietnam, to rebuild and reform city slums, to climb up ethnic minorities' thatched huts on the highlands to teach and promote literacy, or to dig wells for and to provide medical care to local villagers.  Some of us joined the activities at weekends; some stayed at the villages for months, even years, forgetting all about classes and studies.  Ours was a generation of young people with high ideals, motivated by a strong love for life and fellow citizens and humanity at large, profoundly humane by nature, for like "stones and gravels long to be together," we truly needed one another.  It is true that the young felt intimately close to the nation's destiny, and wanted to contribute their parts.  If they appeared to be indifferent, it was not their fault; they simply did not get a chance to contribute.  They were brushed aside, as if the nation were not theirs.
(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung


Trước Tết Mậu Thân, lớp trẻ Sài Gòn còn tin tưởng, chưa hoàn toàn mệt mỏi, tuyệt vọng. Những ngày đầu thập niên 60, chiến tranh chưa thực sự len vào thành phố, mặc dù hàng ngày vẫn đọc trên báo những cuộc đụng độ nẩy lửa ở Pleiku, Cà Mâu, Đồng Xoài, Bình Giả; thỉnh thoảng chứng kiến những vụ pháo kích; thỉnh thoảng họp nhau, nhậu vài két la-de, lạc rang, củ kiệu, tiễn một người bạn lên đường nhập ngũ.

Chiến tranh còn ở xa, đại bác đêm đêm dội về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Dân Sài gòn chưa thấy tận mắt thấy những xác người nằm chết như mơ, những xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa, trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.

Sinh hoạt trẻ Sài Gòn ồn ào, sinh hoạt trẻ Văn Khoa còn náo nhiệt hơn nữa. Bên cạnh những hoạt động chính trị, những cuộc xuống đường, còn rất nhiều những đêm không ngủ, những hội Tết, những đêm văn nghệ Nguyễn Đức Quang, Nguồn Sống, những ngày túi bụi làm báo Xuân, nguyệt san Đối Thoại. Ở đó, (và ở trụ sở Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn), Phạm Duy ra mắt trường ca Mẹ Việt Nam, Vũ Thành An ra mắt bài hát đầu tay. Chúng tôi, tuổi 20, kề vai nhau nghe Lệ Thu ngủ đi em, mộng bình thường/ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ, nghe Thái Thanh ca tụng mẹ Việt Nam không son không phấn, mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn (nhạc Phạm Duy); và thực tình xúc động với cái viễn ảnh Việt nam quê hương đất nước sáng ngời.

Cái viễn ảnh ấy, trong những đêm không ngủ, tựa vai nhau, chỉ tưởng tượng cũng đã muốn khóc. Trước cái trống rỗng của hiện tại, và cái lo lắng cho một tương lại mù mịt, người ta ngồi sát lại nhau, người ta nắm tay nhau, xin chờ những rạng đông. Những câu hát đẹp như thơ của Sơn đã đi thẳng vào lòng người.
Phong trào hoạt động xã hội cũng phát triển rầm rộ. Ảnh hưởng của phong trào thanh niên chí nguyện quốc tế của Kennedy, những hội đoàn như CPS, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Chí Nguyện vv … mọc ra như nấm. Tuổi trẻ tích cực tham gia những lần đi cứu trợ nạn lụt ngoài Trung, cải biến những xóm nghèo ở thành phố, leo lên những làng Thượng dạy học, đào giếng, chữa bệnh. Có anh tham dự vào những ngày cuối tuần, có anh bỏ học, hoạt động hai ba tháng, nhiều khi cả năm. Đó là một tuổi trẻ còn đầy lý tưởng, còn yêu đời, yêu người, còn đầy tình người trong mạch máu, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Điều đó chứng tỏ tuổi trẻ rất tha thiết dến dân tộc, sẵn sàng đóng góp cho đất nước. Nếu họ thờ ơ với đất nước như người ta than phiền, lỗi không phải ở họ: người ta đã không tạo cơ hội cho tuổi trẻ tham gia. Họ bị gạt ra ngoài lề. Đất nước không còn là đất nước của họ.


__,_._,___