Saturday, April 30, 2016

Trinh Cong Son -- Part IV


The street with flying Poincianas flowers
(a photo on the cover of Album Nightingale 7 with Khanh Ly singing TCS's love songs)

TCS came to Van Khoa in that setting.  He was not a student of the University.  He came from Hue, having dropped out of school because of his family hardship.  In the moonlight we, the Van Khoa students, were sitting on the grass in the schoolyard in front of Van Cafe, listening to TCS playing the guitar and Khanh Ly singing his songs.  Khanh Ly was born to sing TCS's songs, just as Thai Thanh was for Pham Duy's.
Van Cafe was an assembled house in the middle of Van Khoa's yard.  Some Van Khoa local people had renovated it into a cafe for rendezvous and gathering.  It was truly a simple cafe filled with friendship, like small roadside stores in the countryside where, after long days of hard work, peasants may drop by for a cup of fresh green tea, a cigarette, or to gossip and exchange with others some lines of popular verse or poems.  It was at that cafe where we discovered the value of friendship intimacy, and the poetic taste of romantic dates, and where many love stories had developed, some of which broke up, while others lasted very long till the present.
Thin and small in stature, TCS had a soft and warm voice. (I had never seen him get angry or involved in any fight)  He easily became everybody's friend.  With bright, shining eyes, and a gentle smile like that of a monk, he had the manners of a poet and a modest look that is often found in a genuine talent.  One could recognize that personal characteristic from the way he lifted his glass of liquor, in his talks with friends, and his simple but elegant attire.  Such poet-like manners were part of TCS, permanently and naturally.
Never think all poets have poet-like manners.  Sartre once remarked on Heidegger, a top philosopher who had a great influence on him, "There are people you should know only their works, not themselves in persons, if you don't want to get disappointed." Heidegger was an outstanding philosopher who supported the Nazis.  I myself know some poets who wrote beautiful poems, yet they behave like hogs.
TCS in real life was just like TCS in our imagination when we are listening to his love songs.  At first, we were caught by surprise when we met a Hue native, very elegant, self-confident and easy-going, not the style of an elderly man, but the manners of a cat, with a gentle smile forever sealed on his lips.  He received education in a French school, but had a unique gift for using the Vietnamese language.  Many commonplace words morphed into emotionally expressive and impressive lyric in his usage.  He himself coined some words which, created by a very powerful imagination, are imagery, and which nobody might understand without his explanations.  Despite occasional ambiguous meanings in his lyrics, his songs deeply touch our feelings, and become so alive and intimate to everybody.  Such is the mystic power of language and of poetry at its climax, a beautiful combination of various factors woven by the language itself and the artist's craftsmanship.  Thanks to TCS's talent, some trite cliché suddenly were renewed, and some sophisticated and euphemistic expressions became so real and close to us.
Brokenhearted people find their lovers leaving them one by one, like small creeks.
To the despaired lover, "fall never returns," and "spring also slides away."  Even death during wartime never hinders the flow of TCS's poetic language -- "dead corpses lying like dreamers."  TCS never forgot his role as a poet.  He talked about his own life with some very personal memories in his own way.   Magically, such personal private experiences penetrate into and touch the listener's heart and soul, even when the person might not fully understand every word or statement in the lyric, especially in his love songs.
TCS's language used for war is that of the people.  It is probably because war is a common tragedy, the whole nation's tragedy, not limited to any single soul, even though each individual life is also a tragic story itself.
A friend of mine said when listening to TCS's song about "the street with Poincianas flowers flying and blurring the entrance," he found it a completely modern expression, beautiful and imagery, but he couldn't grasp the ideas about it, until one day, in a small town, he saw Poincianas flowers falling, twirled all around by whirlwinds, covering the whole street in front of him in crimson.  If one is not TCS's friend, one may not be able to know that "the above sky is trying to hold back son khê's steps (son khê are mountainous areas, usually in the frontiers)" refers to a young woman whose name was Khê.  Similarly, "thousands of candles line up side by side, so that sunlight may enter your eyes" is to describe the final rays at sunset lingering upon the tree tops, like thousands of candles.

(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung

đường phượng bay

Bìa album Sơn Ca 7 với Khánh Ly hát những tình khúc Trịnh Công Sơn (1974)
TCS đến với Văn Khoa trong bối cảnh đó. Sơn không phải sinh viên Văn Khoa; anh ở Huế vào, bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Những đêm trăng, chúng tôi ngồi trên bãi cỏ trước quán Văn, nghe Sơn đàn, nghe Khánh Ly hát. Khánh Ly sinh ra để hát TCS, cũng như Thái Thanh sinh ra để hát Phạm Duy.

Quán Văn là một ngôi nhà tiền chế, nằm giữa sân trường Văn Khoa. Một nhóm thổ công Văn Khoa sửa sang lại, biến thành môt quán cà phê, làm nơi tụ họp, gặp gỡ. Đúng là một cái quán, đơn sơ, nhưng đầy tình bè bạn. Giống như một cái quán ở miền quê, nơi người nông dân ghé qua, uống một bát chè tươi, hút một điếu thuốc lào, ngâm vài câu thơ, vài câu ca dao, tán gẫu với nhau sau những giờ lao động. Ở đó, chúng tôi khám phá ra cái đậm đà của tình bạn, cái thi vị của những buổi hẹn hò. Ở đó đã nở ra những mối tình, đôi khi dang dở, nhưng có nhiều cặp còn keo sơn tới ngày nay.

Sơn, người nhỏ bé, gầy gò, ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn (tôi chưa hề thấy một TCS giận dữ, gây gổ bao giờ), Sơn trở thành bạn của mọi người một người một cách rất tự nhiên. Đôi mắt tinh anh, láu lỉnh, nụ cười hiền lành như một thầy tu, Sơn có cái phong thái của một thi nhân, cái khiêm tốn của một người có thực tài. Từ cách nâng ly uống một ly rượu, tiếp chuyện với bạn bè, cách trang phục, giản dị nhưng trang nhã, cái phong thái thi nhân ấy hiện diện ở Sơn, thường trực, tự nhiên.
Đừng tưởng ông thi sĩ nào cũng có phong thái thi nhân. Sartre nói về Heidegger, một triết gia hàng đầu mà chính ông chịu nhiều ảnh hưởng: “Có những người ta chỉ nên biết tác phẩm, không nên biết đến con người, nếu không muốn thất vọng”. Heidegger là một triết gia lỗi lạc, lại cũng là người theo chủ nghĩa Nazi. Tôi đã quen những ông thi sĩ, tác giả những câu thơ rất đẹp mà lại ăn uống, cư xử như một con heo đực.
TCS ở ngoài đời rất giống TCS người ta tưởng tượng khi nghe những bản nhạc tình của anh.

Chúng tôi, mới đầu, ngạc nhiên thấy một gã người Huế, rất thanh nhã, rất ung dung, từ tốn; không phải cái từ tốn của một ông già, mà là cái ung dung quí phái của một con mèo, với nụ cười hiền hoà thường trực trên môi. Sơn học chương trình Pháp, nhưng xử dụng tiếng Việt một cách tài tình.

Nhiều chữ rất tầm thường, với Sơn, chợt trở nên truyền cảm; nhiều chữ do Sơn bịa ra, nhiều hình ảnh đến từ một trí tưởng tượng phong phú, nếu không nghe Sơn giải thích, chắn chắn không ai hiểu. Mặc dù vậy, người ta cũng vẫn rung động, vẫn thấy cái Sơn nói đến rất thực, rất gần gũi. Đó là cái ma lực của chữ nghĩa, của thơ khi thơ đạt, khi chữ nghĩa có duyên nợ với nhau. Nhiều chữ, nhiều câu rất cũ, đột nhiên ở Sơn trở thành rất mới. Nhiều chữ nhiều câu rất cầu kỳ, đột nhiên gần gũi. 


Khi thất tình, người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, khi tuyệt vọng, mùa thu không về, mùa xuân cũng ra đi, ngay cả khi nói đến chiến tranh tang tóc, xác người nằm như mơ, TCS không lúc nào quên mình là thi sĩ.

TCS nói về những cái rất riêng tư, những kỷ niệm rất riêng tư, qua một ngôn ngữ rất riêng tư. Và lạ lùng, cái riêng tư ấy của thi sĩ thấm vào lòng người nghe. Người ta xúc động mặc dù không hiểu từng câu, từng chữ. Nhất là trong những bản nhạc tình. Nói về chiến tranh, ngôn ngữ TCS là ngôn ngữ của mọi người; chiến tranh là một tai họa chung, một thảm kịch của cả một dân tộc, không phải là thảm kịch của một cá nhân, mặc dù mỗi cá nhân là một thảm kịch.
Một người bạn tôi nói khi nghe Sơn hát đường phượng bay mù không lối vào, anh thấy hình ảnh rất đẹp, rất mới, nhưng không biết tác giả nói gì, cho đến một hôm, ở một tỉnh nhỏ, anh thấy hoa phượng rơi, bị gió cuốn mịt mù, đỏ rực cả con đường trước mắt.
Nếu không quen Sơn, ít ai biết trời cao níu bước sơn khê, nói đến một người bạn gái tên Khê; ngàn cây thắp nến lên hai hàng/ để nắng đi vào trong mắt em mô tả những tia nắng cuối cùng của một buổi chiều tà đọng trên những ngọn cây, giống như ngàn cây thắp nến.[7]

Tuesday, April 26, 2016

Trinh Cong Son -- Part III




Before Tet Offensive (the year of the Monkey 1968) the Saigonese youth still had some trust, and did not feel completely hopeless or despaired about their nation's situations.  In the early 1960s the war had yet penetrated into the city, even though in daily newspapers there was news about fiery battles in Pleiku, Ca mau, Dong Xoai, Binh Gia, and the young could see bomb attacks, or now and then they might get together around a table with beer, peanuts and pickles to bid farewell to a friend who had to leave for the front.  The war remained at bay, far away in a distance:

mortars echoing to the city from afar night after night/ The street cleaner stops sweeping to listen apprehensively


The Saigonnese had yet witnessed dead corpses that looked "like dreamers", "lying lonely on a temple's yard , inside a church, or on the steps of some deserted house."  The Saigonese youth's activities, especially those at Van khoa University, were getting noisier and busier.   Besides political activities and demonstrations, there were many vigil nights, Tet fairs, art and music performances by Nguyen Duc Quang, Nguon Song Chorus, and long and hectic days of working on the publication of students' papers and the Dialogue Monthly.  There, at the University, and at the headquarters of the Saigonese Students' Association, Pham Duy introduced his Mother Vietnam's Epic, and Vu Thanh An presented hisfirst song.  We the twenties sat side by side, leaning on each other's shoulder to sleep while listening to Le Thu singing:

Sleep, my love, dream a simple dream./My lullabies are sounds of waves and willows rustling along the shores

or listening to Thai Thanh celebrating Mother Vietnam:

without any makeup, Oh, Mother, your hands and feet are soiled with mud from rice paddies


only to become emotionally thrilled at the prospect of "a glorious Vietnam in the future."

(Pham Duy's lyric)

Such a prospect which we would dream of during those virgil nights while sitting shoulder against shoulder, was strong enough in our imagination to make us cry.  In the emptiness of the present with lots of worries about a fuzzy and gloomy future, the young sat close together, hand in hand, "waiting for the sunrise." TCS's beautifully poetic lyric penetrated our hearts and souls.
Social and community services activities were also booming.  Influenced by Kennedy's Peace Corp, many groups such as the CPS (Youth's Social Activities Program, Good Will Youth Activists, Youth Volunteers...) flourished like mushrooms.  We actively participated in aid and charitable activities to help flood victims in Central Vietnam, to rebuild and reform city slums, to climb up ethnic minorities' thatched huts on the highlands to teach and promote literacy, or to dig wells for and to provide medical care to local villagers.  Some of us joined the activities at weekends; some stayed at the villages for months, even years, forgetting all about classes and studies.  Ours was a generation of young people with high ideals, motivated by a strong love for life and fellow citizens and humanity at large, profoundly humane by nature, for like "stones and gravels long to be together," we truly needed one another.  It is true that the young felt intimately close to the nation's destiny, and wanted to contribute their parts.  If they appeared to be indifferent, it was not their fault; they simply did not get a chance to contribute.  They were brushed aside, as if the nation were not theirs.
(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung


Trước Tết Mậu Thân, lớp trẻ Sài Gòn còn tin tưởng, chưa hoàn toàn mệt mỏi, tuyệt vọng. Những ngày đầu thập niên 60, chiến tranh chưa thực sự len vào thành phố, mặc dù hàng ngày vẫn đọc trên báo những cuộc đụng độ nẩy lửa ở Pleiku, Cà Mâu, Đồng Xoài, Bình Giả; thỉnh thoảng chứng kiến những vụ pháo kích; thỉnh thoảng họp nhau, nhậu vài két la-de, lạc rang, củ kiệu, tiễn một người bạn lên đường nhập ngũ.

Chiến tranh còn ở xa, đại bác đêm đêm dội về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Dân Sài gòn chưa thấy tận mắt thấy những xác người nằm chết như mơ, những xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa, trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.

Sinh hoạt trẻ Sài Gòn ồn ào, sinh hoạt trẻ Văn Khoa còn náo nhiệt hơn nữa. Bên cạnh những hoạt động chính trị, những cuộc xuống đường, còn rất nhiều những đêm không ngủ, những hội Tết, những đêm văn nghệ Nguyễn Đức Quang, Nguồn Sống, những ngày túi bụi làm báo Xuân, nguyệt san Đối Thoại. Ở đó, (và ở trụ sở Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn), Phạm Duy ra mắt trường ca Mẹ Việt Nam, Vũ Thành An ra mắt bài hát đầu tay. Chúng tôi, tuổi 20, kề vai nhau nghe Lệ Thu ngủ đi em, mộng bình thường/ru em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ, nghe Thái Thanh ca tụng mẹ Việt Nam không son không phấn, mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn (nhạc Phạm Duy); và thực tình xúc động với cái viễn ảnh Việt nam quê hương đất nước sáng ngời.

Cái viễn ảnh ấy, trong những đêm không ngủ, tựa vai nhau, chỉ tưởng tượng cũng đã muốn khóc. Trước cái trống rỗng của hiện tại, và cái lo lắng cho một tương lại mù mịt, người ta ngồi sát lại nhau, người ta nắm tay nhau, xin chờ những rạng đông. Những câu hát đẹp như thơ của Sơn đã đi thẳng vào lòng người.
Phong trào hoạt động xã hội cũng phát triển rầm rộ. Ảnh hưởng của phong trào thanh niên chí nguyện quốc tế của Kennedy, những hội đoàn như CPS, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Chí Nguyện vv … mọc ra như nấm. Tuổi trẻ tích cực tham gia những lần đi cứu trợ nạn lụt ngoài Trung, cải biến những xóm nghèo ở thành phố, leo lên những làng Thượng dạy học, đào giếng, chữa bệnh. Có anh tham dự vào những ngày cuối tuần, có anh bỏ học, hoạt động hai ba tháng, nhiều khi cả năm. Đó là một tuổi trẻ còn đầy lý tưởng, còn yêu đời, yêu người, còn đầy tình người trong mạch máu, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Điều đó chứng tỏ tuổi trẻ rất tha thiết dến dân tộc, sẵn sàng đóng góp cho đất nước. Nếu họ thờ ơ với đất nước như người ta than phiền, lỗi không phải ở họ: người ta đã không tạo cơ hội cho tuổi trẻ tham gia. Họ bị gạt ra ngoài lề. Đất nước không còn là đất nước của họ.


__,_._,___

Thursday, April 21, 2016

The Sympathizer

CẢM TÌNH VIÊN (The Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt, tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer 2016


Tác phẩm và Dư luận[i]

418kJrcPkzL._SX328_BO1,204,203,200_Vào tháng 5. 2015, Ban Tu thư ĐHHS được yêu cầu thẩm định tác phẩm này (lúc đó vừa xuất bản và có tiếng vang trên báo chí Mỹ), và sau đây là một phần của bản thẩm định đó. Xin được trích đăng lại, coi như một bài giới thiệu sách, để các bạn có thêm thông tin. Cũng cần nói thêm rằng, bản thẩm định này đã khiến Ban Tu thư quyết định không mua bản quyền cuốn này để dịch.

Truyện được viết dưới dạng một bản tường trình của nhân vật xưng “tôi” gởi cho một nhân vật được gọi là “cán bộ chỉ huy.” Bản tường trình kể chuyện đời của nhân vật chính từ lúc có nhận thức tới khi bị bắt và nhốt trong trại cải tạo ẩn danh nọ.
Nhân vật chính (từ đây gọi là Tôi cho gọn) có cha là giáo sĩ Pháp, người đã dụ dỗ và ăn nằm với một thôn nữ giáo dân giúp việc và đẻ ra anh. Là trẻ tây lai, Tôi bị khinh khi, xa lánh và thậm chí ăn hiếp trong cộng đồng cũng như nhà trường, và rất gắn bó với 2 người bạn từng bênh vực mình trong những vụ đánh lộn ở trường học. Hai bạn đó tên là Man (Mẫn, Mán, Màn…?) và Bon (Bốn, Bổn…?). Ba đứa chơi trò cắt máu ăn thề làm anh em kết nghĩa. Man lớn tuổi hơn, có lẽ do ảnh hưởng gia đình nên sớm có ý thức chống ngoại xâm và trở thành cán bộ cộng sản. Man có ảnh hưởng lớn đến Tôi nhưng không lôi kéo được Bon, anh này trở thành lính VNCH chống cộng quyết liệt.
Lớn lên, Tôi du học ở Mỹ, thấm nhuần ít nhiều văn hóa và lối sống của xứ này, giữ liên lạc đều với Man và trở thành cảm tình viên của cộng sản. Về nước Tôi gia nhập quân đội, lên tới đại úy, sống độc thân, chuyển qua lực lượng cảnh sát đặc biệt, làm tùy viên thân cận cho chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, được gọi trống không là General (Tướng) trong truyện, của chính quyền VNCH. Vị trí này giúp Tôi thu thập và chuyển nhiều tin tình báo cho Man, nhất là trong Chiến dịch Phượng Hoàng.
Cuối tháng 4. 1975, Tướng quyết định di tản theo gợi ý của cố vấn Mỹ. Tôi lo mọi việc để có chỗ cho cả dòng họ và đàn em gần 100 người của Tướng, trong đó có cả Bon. Man chỉ thị cho Tôi đi theo để tiếp tục do thám các tướng lãnh di tản và cộng đồng người Việt.
Từ Mỹ, Tôi làm tốt công việc thu thập tin tức trong cộng đồng di tản và gởi báo cáo cho Man. Tướng quyết định lập tổ chức võ trang phục quốc, được một nghị sĩ Mỹ ủng hộ, và có chút nguồn tài chánh từ gia đình và cộng đồng di tản. Bon gia nhập đạo quân này.
Quan hệ với vị nghị sĩ Mỹ khiến Tôi được giới thiệu làm cố vấn cho một đạo diễn nọ đang làm một bộ phim về chiến tranh VN, quay tại Philippines. Việc này kéo dài sáu tháng. Man chỉ đạo Tôi phải cố gắng thay đổi cách nhìn của bộ phim đối với phe ta và với người Việt nói chung. Nhưng việc này nằm ngoài khả năng của Tôi.
Khi biết Tướng quyết định gởi nhóm quân đầu tiên về VN, qua ngả Thái Lan, Man chỉ thị cho Tôi ở lại Mỹ, tiếp tục bám sát Tướng và nghị sĩ Mỹ, nhưng Tôi lại muốn theo toán quân về VN để tìm cách cứu sống Bon vì không thể cho Bon biết chân tướng của mình và của Man được.
Man biết rõ lịch trình di chuyển của toán quân, nên tổ chức phục kích trên đất Lào, giết vài người và bắt sống số còn lại, đưa về một trại giam trong rừng, và chính Man xin chuyển về làm chính ủy ở đó.
Tôi bị biệt giam hơn một năm, phải viết đi viết lại bản tường trình cho đến khi “cán bộ chỉ huy” tạm hài lòng, trong khi Bon và đồng đội là tù binh và chỉ lao động chân tay. Khi dần học được cách viết theo kiểu người khác muốn, và nói những điều người khác muốn nghe (mà Tôi xem đó như tội ác ngang với giết người), Tôi được đánh giá là phần nào đã giác ngộ và có thể được gặp chính ủy.
Chính ủy Man, lúc này rất dị dạng vì bị bom napalm đốt cháy mặt và cổ, buộc Tôi phải trải qua nhiều hình thức tra tấn tinh thần khác nhau để khai nốt những điều cuối cùng mà ông ta muốn biết (vai trò của Tôi trong cái chết của hai cán bộ cộng sản thân cận với Man bị cảnh sát đặc biệt bắt giữ và tra khảo). Qua giai đoạn này, Man mới trở thành bạn với Tôi như xưa và có thể nói chuyện tâm tình các thứ.
Man dùng tiền do thân nhân của dân tù cải tạo đút lót vì muốn vào trại để thăm nuôi để đút cho “cán bộ chỉ huy” lập kế hoạch thả Tôi và Bon về Saigon, đồng thời tổ chức một chuyến tàu vượt biên để trả Tôi về Mỹ với lai lịch chưa bị lộ như xưa.

***
Tác giả đọc nhiều tư liệu và phóng sự về VN nên có thể viết chính xác về nhiều chuyện, như tình hình Sài Gòn cuối tháng 4. 1975, kỹ thuật hỏi cung và tra tấn của cảnh sát Sài Gòn, việc phục kích và bắt trọn ổ nhóm phục quốc trên đất Lào, chuyện hậu trường của bộ phim “Apocalyse Now” mà trong truyện đổi lại thành phim “The Hamlet”, v.v… Đây là nghiệp vụ gần như bắt buộc đối với các nhà văn, và cũng đáng làm bài học cho người đọc và người viết trong nước.
Với giới điểm sách Mỹ, họ thích nhất là những chương kể chuyện nhân vật tôi tham gia làm phim về VN tại Philippines, vì ở đó tác giả trình bày cái nhìn của đủ loại người “không da trắng” sống trên đất Mỹ (từ sinh viên du học, đến dân nhập cư, tị nạn, kinh doanh…) và cách họ ứng xử với dân da trắng, nhất là những khác biệt giữa cách họ nghĩ và cách họ ứng xử. Tác giả cũng trình bày thái độ thường gặp ở người da trắng đối với dân không trắng. Đây chính là một trong nhiều khía cạnh của nhân vật tôi mà tác giả tả là “kẻ luôn nhìn mọi chuyện ở cả hai mặt.”
Tác giả mô tả nhiều phương pháp hoạt động của dân gián điệp, cảnh sát, hay sát thủ (như cách viết thư bằng mật mã, cách chế loại mực vô hình từ những nguyên liệu dễ tìm, cách theo dõi trước khi ám sát, cách cải trang, tẩu thoát, cách hỏi cung hay tra tấn…) tuy không hẳn là mới mẻ nhưng vẫn thú vị với người đọc.
Truyện được viết từ điểm nhìn của nhân vật “Tôi” nên tác giả dễ dàng nêu lên những suy nghĩ hay trăn trở của mình về những vấn đề vẫn còn nóng hổi ở Việt Nam như cuộc chiến cách mạng vừa qua đúng hay sai, người dân nhận được gì từ cuộc cách mạng này, hay sự phân hóa trong lòng dân tộc và cả trong hàng ngũ chiến thắng sau khi tiếp xúc với thực trạng ở miền Nam. Tác giả cho nhân vật tôi là cảm tình viên của cộng sản, đương nhiên là cán bộ, thuộc bên chiến thắng, nên tránh được cảnh luôn phản đối hay thù ghét bên thắng cuộc. Nhân vật này từ lâu vẫn xem phe mình là chân lý cho đến khi công tác đẩy anh ta cọ sát với thực tại, buộc anh ta có những suy nghĩ khác đi, theo tinh thần “nhìn mọi chuyện ở cả hai mặt.” Đây cũng là điểm hấp dẫn của tác phẩm.
The Sympathizer là tiểu thuyết đầu tay của tác giả Việt Kiều Viet Thanh Nguyen. Cuốn sách nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ các nhà điểm sách trên báo Mỹ.
Trước khi đọc cuốn này, tôi nghe nói đâu đó rằng nếu như Ni bun chiến tranh là góc nhìn chiến tranh của một người miền Bắc Việt Nam thì The Sympathizer là góc nhìn về chiến tranh Việt Nam từ góc độ một người miền Nam. Đọc rồi thì thấy không hẳn như vậy.
Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ những ngày cuối tháng 4 năm 75, khi Sài Gòn sụp đổ và người Mỹ đang tháo chạy. Nhân vật xưng tôi, người kể chuyện, là một điệp viên Cộng sản cài trong bộ máy cảnh sát của chế độ Sài Gòn với vai trò trợ lý cho một viên tướng cảnh sát. Anh này được lệnh của cấp trên cùng thoát sang Mỹ để tiếp tục báo cáo tin tức về hoạt động chống phá cách mạng từ Mỹ của viên tướng kia cũng như của người Việt ở nước ngoài. Viên tướng rồi sẽ tổ chức được một lực lượng vũ trang nhỏ đưa về Thái Lan, dự định xâm nhập biên giới Việt Nam từ đó. Anh điệp viên, vì lý do muốn bảo vệ người bạn của mình, một chuyên gia ám sát do CIA đào tạo, đã chống lệnh cấp trên  mà cùng về trong chuyến đi này. Những gì đón chờ anh và đồng đội tại Việt Nam không quá khó để đoán ra.
Phần lớn cuốn sách là lời thú tội của anh viết trong trại giam. Vài chương cuối thuật lại những gì xảy ra trong trại giam, những găp gỡ bất ngờ, và khoảnh khắc anh nhận ra, among others, cái gì quý giá hơn độc lập tự do. Chúng ta đều biết đó là cái gì!
Cuốn sách không hẳn là góc nhìn về chiến tranh. Cuốn sách là góc nhìn vào chính mình của một người vừa thuộc về hai nơi chốn vừa chơi vơi không thuộc về nơi nào. Không thuộc về bên này cũng không thuộc về bên kia. Không thuộc về Mỹ cũng chẳng thuộc về Việt Nam. Thậm chí, để cho chủ đề không thuộc về đâu thêm trọn vẹn, tác giả còn cho nhân vật của mình là một đứa con lai nửa Việt nửa Pháp. Số phận của anh ta vì thế định mệnh là một số phận bi kịch.
Trừ vài chỗ hơi trầm trọng, thì The Sympathizer là một cuốn sách well-written, viết rất có nghề. Đoạn tả cảnh tháo chạy ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi hộp như xi nê hành động Hollywood. Đoạn tả cảnh tra tấn trong trại giam thì giống như phim Hitchcock. Nhiều đoạn viết về văn hoá Mỹ và văn hoá Việt Nam đích đáng. Chẳng hạn, viết về người Mỹ, thông qua phát ngôn của một Việt Cộng:”Americans are a confused people because they can’t admit this contradiction. They believe in a universe of divine justice where the human race is guilty of sin, but they also believe in a secular justice where human beings are presumed innocent. You can’t have both…They pretend they are eternally innocent no matter how many times they lose their innocence.” (Người Mỹ là một dân tộc hoang mang/rối rắm bởi lẽ họ không thừa nhận mâu thuẫn này. Họ tin vào một vũ trụ với công lý Chúa trời mà ở đó giống người là có tội, nhưng họ cũng tin vào một thứ công lý thế tục nơi con người được giả định là vô tội. Ngươi không thể có cả hai…Họ vờ mình vĩnh viễn ngây thơ vô tội bất kể họ đánh mất sự ngây thơ vô tội bao nhiêu lần rồi.) Hay đoạn viết về người Việt: “… the government doing its best to steal from the Americans, the average man doing its best to steal from the goverment, the worst of us doing our best to steal from each other.” (“… chính quyền cố hết sức để ăn cắp của người Mỹ, dân thường cố hết sức để ăn cắp của chính quyền, còn đám tệ nhất trong chúng ta thì cố hết sức để ăn cắp lẫn nhau.”)
Ngoài ra, đoạn tả mực ống trong cuốn sách này rất có thể khiến ta ngờ vực mỗi khi món mực ống được dọn ra trên bàn ăn, rằng liệu có thằng nhóc nào đã chơi ngng với con mực trước khi được cho lên chảo không?
Một số bình luận tiếng Anh (Hiếu Tân trích thuật)
Một cuốn tiểu thuyết đầu tay gây sửng sốt, sâu sắc, CẢM TÌNH VIÊN là câu chuyện về một con người mang hai tâm trạng, những niềm tin chính trị va chạm với lòng trung thành cá nhân. Trong cuộc đối thoại nhưng hoàn toàn đối lập với những câu chuyện kể về Chiến tranh Việt Nam diễn ra trước cuộc đối thoại ấy, cuốn tiểu thuyết này đưa ra một cái nhìn mới, lạ và quan trọng về cuộc chiến tranh ấy: cái nhìn của một người cảm tình cộng sản đầy mâu thuẫn.
Lúc đó là tháng Tư năm 1975, Sai Gon trong hỗn loạn. Trong biệt thự của mình, một vị tướng quân đội Nam Việt Nam đang uống whiskey, và, với sự giúp đỡ của một đại úy tin cậy, lập danh sách cho những người được phép ra nước ngoài trong những chuyến bay cuối cùng rời khỏi đất nước. Viên tướng và các đồng bào của ông ta bắt đầu một cuộc sống mới ở Los Angeles, không nhận ra rằng một trong số những thành viên của họ, viên đại úy, đang bí mật quan sát và báo cáo về nhóm này lên một cấp cao của Việt Cộng. CẢM TÌNH VIÊN là câu chuyện của người đại úy này, một con người được nuôi lớn bởi một người cha Pháp vắng mặt và bà mẹ Việt nghèo; một người học đại học ở Mỹ, nhưng quay về Việt Nam để chiến đấu cho lý tưởng cộng sản. Cuốn sách kinh dị của Nguyễn Thanh Việt dẫn chúng ta vào nội tâm của người điệp viên hai mang này, một người mà những lý tưởng cao quí đòi hỏi phải phản bội những người gần gũi nhất với anh ta. Một cuốn tiểu thuyết gián điệp hấp dẫn, một khám phá sắc sảo về chính trị cực đoan, và một chuyện tình cảm động. CẢM TÌNH VIÊN thám hiểm một cuộc sống giữa hai thế giới và khảo sát di sản chiến tranh Việt Nam trong văn học, phim ảnh, và những cuộc chiến tranh mà chúng ta tham chiến hôm nay.
“CẢM TÌNH VIÊN có phần như một tiểu thuyết lịch sử hư cấu, có phần như truyện gián điệp li kì, có phần mỉa mai châm biếm. Cảm nhận của người Mỹ về người châu Á có ý nghĩa như một lời bình chua chát của cuốn sách… Nguyễn biết ông viết gì… Khởi đầu ông kể một câu chuyện xót xa của một con người, dù đứng ở phía bên này vẫn có thể có cách nhìn của phía bên kia.”
Jessica Gelt, Los Angeles Times
CẢM TÌNH VIÊN thuộc loại sách xuất sắc kể câu chuyện trên những bình diện khác nhau nhưng mang đến cảm giác chân thật. Tăm tối và khôi hài, một tác giả bạn vừa yêu vừa ghét vì sự thông minh, nhân bản, và cái cách anh ta vừa biện hộ vừa lên án bản thân. Nguyễn Thanh Việt cho chúng ta khám phá lại một giai đoạn đen tối trong lịch sử của chúng ta, chiến tranh Việt Nam và hậu quả của nó, qua những lăng kính khác nhau – từ quan điểm của một điệp viên Viet Cong (dù là một điệp viên có vẻ phù hợp với Mỹ những năm 1970). Douglas, Powells.com
“Bị kẹt trong cuộc nội chiến không có hồi kết, “con người lưỡng phân” này hành hạ và bị hành hạ khi cố gắng hàn gắn hai nửa của đất nước và của bản thân mình. Nguyễn Thanh Việt thực hiện cuộc hoà hợp này bằng tài kể chuyện điêu luyện tuyệt vời. CẢM TÌNH VIÊN là cuốn tiểu thuyết có tầm quan trọng văn chương, lịch sử và chính trị.” Maxine Hong Kingston, tác giả của The Fifth Book of Peace.
“Thành công tuyệt vời của CẢM TÌNH VIÊN là ở chỗ nó cho người Việt một tiếng nói và đòi hỏi chúng ta chú ý lắng nghe. Cho đến nay, cuộc chuyện trò chủ yếu chỉ là một phía – hay ít nhất, trong văn hóa đại chúng của Mỹ nó có vẻ thế… Trước đây chúng ta chưa từng có một câu chuyện như câu chuyện này… Nguyễn đã có nhiều cái để nói, và nói bằng một giọng thông minh sâu sắc, khôi hài, hiểu biết. Có rất nhiều đoạn văn đáng ngưỡng mộ. Nguyễn là bậc thầy của những câu kể mỉa mai và những chi tiết sắc nhọn, và cuốn sách này cùng mạch đập với những phi lí theo phong cách Catch-22.” Sarah Lyall, New York Times
Một tiểu thuyết đầu tay xuất sắc… [Nguyễn] mang đến một nhận thức rõ rệt về cuộc chiến tranh và những hậu quả của nó. Cuốn sách của ông lấp đầy một khoảng trống trong văn học, đem lại tiếng nói cho những người trước đây không có tiếng nói, trong khi nó buộc chúng ta nhìn lại những sự kiện 40 năm trước dưới một ánh sáng mới. Nhưng cuốn tiểu thyết bi hài này vượt qua bối cảnh lịch sử của nó, để rọi ánh sáng lên những chủ đề phổ quát hơn… Người kể chuyện – nhân vật chính không tên, một tính cách đáng nhớ dù ẩn danh, là một người Việt Nam Mỹ hóa với một trái tim và khối óc bị giằng xé. Cái tài của Nguyễn trong việc mô tả loại nhân cách lưỡng phân này có thể sánh với những bậc thầy như Conrad, Green, và le Carré… Vừa li kì cảm động vừa mỉa mai xã hội…Trong chương cuối, CẢM TÌNH VIÊN trở thành một thành công phi lí như có thể được viết ra bởi một Kafka hay một Genet. Philip Caputo, New York Times Book Review (cover review)
Nguồn:
Một trong những tác phẩm đầu tay được hoan hô nồng nhiệt năm 2015 là (Sympathizer) một tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam không giống bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào khác. Người kể chuyện, một trong những tiểu thuyết hấp dẫn nhất gần đây, là một người mang hai tâm trạng và lòng trung thành bị chia cắt, một người Việt lai Pháp, điệp viên ngầm sống ở Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc.
Đó là vào tháng Tư năm 1975, Sai Gon rơi vào hỗn loạn. Trong biệt thự của mình, một viên tướng quân đội Nam Việt Nam đang uống whisley và với sự giúp đỡ của viên đại úy tin cậy của ông, lập danh sách cho những người được phép ra nước ngoài trong những chuyến bay cuối cùng rời khỏi đất nước. Nhưng viên tướng không hề biết rằng viên đại úy này là một điệp viên dưới vỏ bọc, hoạt động cho cộng sản, ông ta bảo anh ghi thêm tên mình vào danh sách, và cùng với viên tướng sang Mỹ. Khi viên tướng và các đồng bào của ông ta bắt đầu một cuộc sống mới ở Los Angeles, thì viên đại úy tiếp tục bí mật quan sát nhóm người này và gửi những bức thư mật mã về cho một người bạn cũ hiện nay là một cán bộ cấp cao của Việt Cộng. Bị nghi ngờ, viên đại úy buộc phải dự tính những hành động khùng khiếp, để khỏi bị lộ. Và khi anh yêu, anh thấy rằng những lí tưởng cao quí của anh va chạm mãnh liệt với lòng trung thành với những người gần gũi nhất của anh, một mâu thuẫn xem ra không cách giải quyết.
Một cuốn tiểu thuyết gián điệp hấp dẫn, một câu chuyện cảm động về tình yêu và tình bạn, một mô tả nhiều tầng về một chàng trai trẻ bị lôi cuốn vào những nghịch cảnh chính trị. CẢM TÌNH VIÊN khảo sát di sản chiến tranh Việt Nam trong văn học, phim ảnh, và những cuộc chiến tranh mà chúng ta tham chiến hôm nay.
Nguồn:
[i] Xem thêm bài giới thiệu The Sympathizer trên Văn Việt tháng 8/2015: http://vandoanviet.blogspot.com/2015/08/tac-pham-cam-tinh-vien-sympathizer-cua.html

Source:
http://vanviet.info/tu-lieu/ca%CC%89m-tinh-vin-the-sympathizer-cu%CC%89a-nguy%CC%83n-thanh-vi%CC%A3t-ti%CC%89u-thuyt-doa%CC%A3t-gia%CC%89i-pulitzer-2016/

Related link:
http://vanviet.info/gap-go-va-tro-chuyen/tro-chuy%CC%A3n-voi-nguoi-doa%CC%A3t-gia%CC%89i-pulitzer-nha-van-nguy%CC%83n-thanh-vi%CC%A3t-ky-1/