Monday, July 10, 2023

ARE ALL RELIGIONS THE SAME? ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO?

Author: Tâm Diệu Translated by Nguyên Giác Some say that “all religions are the same.” This statement sounds reasonable at first glance and is a compelling idea. If understood in a simple way, in the ethical category that every religion teaches people to do good and avoid evil, then this saying is very reasonable. However, we need to rethink and re-evaluate that concept through the lens of religion. To begin with, the phrase "all religions are the same" or "any religion is good" is simply a customary politeness used to satisfy guests, friends, or perhaps owing to a lack of knowledge of religious distinctions. Within the framework of this essay, the author highlights the essential distinctions between Christianity and Buddhism, the two major faiths with a big number of adherents in Vietnam, in order to provide enough information to people who believe "all religions are the same" to make an appropriate choice. Every individual has the right to practice any religion that he or she deems suitable. Of course, each person is responsible for his or her choice. The author only invites the readers to consider the truth. Before delving into the specifics, it is important to recognize that Buddhism is ideologically and philosophically distinct from other religions around the world. According to Buddhism, there is no Creator God, no doctrine, no eternal immortal soul, and no strong being who decides the fate of all people on the planet. As a result, the essential issue in separating Buddhism from the world's great religious traditions is the question of whether or not there is a Creator. Because Buddhism accepts the explanation of emptiness and dependent origination, the concept of a "first cause" is not put forward to explain. The first fundamental difference between the two religions is Religious Belief. For Christianity, faith is the core of the religion. If you don't believe, you can't become a Christian. Without faith, it is impossible to practice what Christianity requires. Faith is recorded in the Apostles' Creed, often referred to as the Creed. “I believe in one God, the Father almighty, maker of heaven and earth and of all things visible and invisible.” In the case of Buddhism, the religion's founder, Shakyamuni Buddha, advised those who wanted to follow him not to believe anything simply because it was said by one of their gurus, from where there is authority, handed down by scripture or by ancient tradition, but rather to use their reason and intelligence to consider and accept something only after they had experienced happiness and peace. He said, “I do not teach anyone to come to believe, but to come to see and to practice.” This encouraged those who wanted to follow Him to study His teachings carefully and left them free to decide whether to accept them. He did not tell anyone to come and accept this religion if they did not understand his teachings. (Kalama Sutta) In short, Christianity is a religion of "belief" (faith) and Buddhism is a religion of "reason" (wisdom). The second difference between Christianity and Buddhism is the concept of liberation. For Christianity, salvation is "deliverance from sin through a Savior." This liberating doctrine is based on certain creeds that Christians must believe, and this faith is absolute, indisputable, and undiscussable. As a result, in order to be free, Christians must accept several of the dogmas contained in the Apostle's Creed. In it, Jesus is the foundation, the Maker, and the only One who has the power to give Salvation (Romans 3:24, 25; 5:21; Acts 4:12; Hebrews 12:2). Those who do not believe in Jesus will not have their sins forgiven and will be punished in hell. According to Buddhism, this life is illusory and temporary, in which sentient beings have to live in suffering because of boundless greed. This unsatisfied desire binds beings with conflicts and suffering, leading to continuous samsara in the cycle of birth and death. Humans can only liberate themselves from suffering, from the cycle of birth and death, through their own efforts to cultivate themselves: to do good, to avoid evil, and to purify the mind. The four fundamental truths of Buddhism (the Four Noble Truths) hold that all sufferings of beings have one or more causes, they can be eliminated, and there is a path to eliminate that suffering. That path is the way to liberation, the Noble Eightfold Path, in the basic teachings of Buddhism. This teaching is condensed into three subjects: Virtue, Concentration, and Wisdom. Practicing Virtue and Concentration leads to Wisdom, freedom from ignorance, selfishness, and suffering, and the attainment of Nirvana. That is the outline of the difference between liberation in Buddhism and in Christianity. The basic distinction is that Christians rely on the power of the other, namely redemption, whereas Buddhists focus on self-cultivation, lighting up their torch of wisdom to leave the darkness. Buddhism's philosophy is a philosophy of how to live because it is a liberating truth that only those who practice it can accomplish and completely grasp, thus Buddhists must follow it themselves on the path to liberation. The Buddha himself said, "No one can save us but ourselves." The Buddha is only a guide. He only teaches us how to create causes that lead to a good result, which is the goal of liberation. Our fate is not in the hands of any god or Creator God, nor is it in the hands of the Buddha. With Christianity, because it is a salvation religion, people only need to put all their faith in a single supernatural being in order to ask for their liberation: "For God so loved the world, that He gave His only begotten Son (sic) so that everyone who believes in Him will not perish, but have eternal life." (Crossing The Threshold of Hope, p. 76) The third difference between the two religions is the theory of Creation. Christianity believes in a single God, an almighty Creator who created and controls the entire visible and invisible universe. Genesis, one of the Old Testament scriptures, says that God created the universe, all things, and humans in 7 days. Therefore, Christians believe that everything in the world has a cause, from which, by searching for it, there must be a first cause, and their God is that first cause. All things, according to Buddhism, manifest via the harmony of causes and conditions, in the flow of change and impermanence. This world, in essence, is just a stream of impermanent variables, not created by any almighty Being. Because everything in the cosmos is governed by the law of cause and effect, the universe evolves impermanently. Through the conditions, the cause becomes the effects, and the effect, thanks to the supporting conditions, creates the new effect... Just like that, everything in the world keeps on being born, changing constantly according to the process of becoming, lingering, decaying, and vanishing into emptiness. The fourth difference between the two religions is the religion's founder. For Christianity, God is the almighty Creator who created the universe and all things. For Buddhism, Shakyamuni Buddha was a real historical figure whose clear biography is recognized worldwide. He actually lived in this world, and he did not claim to be an almighty being or the Creator. He also did not let his disciples call him an almighty being or the Creator. Buddha was a totally and completely enlightened individual, a Master who discovered the path to liberation through his own personal experience, with no one teaching him, no one blessing him, and he was not a transformation of any celestial being. The Buddha was a person like everyone else, but it was through personal practice that he found the way to liberation. Following his enlightenment, he taught the Dharma to everyone, so that anybody with a conditioned relationship to practice the Dharma, from monarchs and officials to commoners and the destitute, could become enlightened like him. As a result, he declared, "I have already become a Buddha, and sentient beings are the Buddhas to be." The Buddha has served as a guide for people who wish to practice. To be liberated from the pain and afflictions produced by greed, hatred, and delusion, and to transcend the samsara river of birth and death, the Buddha could not cultivate on behalf of sentient beings; instead, each person must practice on his or her own. That is why the Buddha stated, "Light your own torches and march forward." He told us to rely on ourselves and walk the path of emancipation on our own. In brief, the question of whether or not there is a Creator distinguishes Buddhism from Christianity in particular, and other major religious traditions around the world in general. According to Buddhism, everything is caused by the law of interdependence origination, hence there is no Creator. Furthermore, in Christianity, God is the Truth, the Breath, and the Way of Salvation, for whoever comes to Him and believes in Him will be saved. Shakyamuni Buddha is the Spiritual Master who discovered the route to liberation in Buddhism, teaching individuals who seek to be free of suffering and the cycle of birth and death by following the path of liberation that he experienced. The Buddha is only a guide, and followers must be their own masters and self-cultivators in order to achieve freedom, rather than relying on any theocracy. (All notes were removed in the English version for simplicity.) ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO Tâm Diệu Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo. Trước hết có thể nói ngay rằng câu “đạo nào cũng là đạo” hay “đạo nào cũng tốt” chỉ là một câu nói xã giao thông thường hoặc để làm vừa lòng khách, vui lòng bạn hay có thể do sự thiếu thông tin về sự khác biệt giữa các tôn giáo. Trong phạm vi bài này người viết thu gọn về sự khác biệt căn bản giữa hai tôn giáo lớn có đông đảo tín đồ tại Việt Nam là Kitô Giáo [01] và Phật Giáo để giúp cho những người đang đứng ở giữa ngã ba đường tầm Đạo với ấn tượng đạo nào cũng tốt để nhận thấy con đường nào phải lựa chọn. Việc chọn lựa là quyền của mỗi người. Dĩ nhiên mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Người viết chỉ xin chúng ta suy nghĩ đến sự thật. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần ghi nhận rằng, Phật Giáo là một tôn giáo hoàn toàn khác biệt với các tôn giáo khác trên thế giới về mặt tư tưởng triết học. Phật Giáo không chấp nhận giả thuyết có một vị Trời hay một vị Thượng Đế sáng tạo, không có giáo điều, không có một linh hồn bất tử vĩnh hằng, và không có một đấng quyền năng sáng tạo nào ngự trị trong cái gọi là định mệnh hay số mệnh của mỗi con người. Vì thế, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với các truyền thống tín ngưỡng lớn trên thế giới là vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, ý niệm về một “nguyên nhân đầu tiên” không hề được đặt ra để lý giải do bởi ý niệm về tánh không và duyên khởi. Điểm khác biệt căn bản đầu tiên giữa hai đạo là Niềm Tin Tôn Giáo: Đối với Kitô Giáo, Đức Tin là cốt lõi của đạo. Nếu không tin thì không thể trở thành một Kitô hữu được. Không tin thì không thể thực hành những gì mà đạo Kitô đòi hỏi được. Đức Tin được ghi trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính. “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha toàn năng, là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. [02] Đối với Phật Giáo, vị sáng lập tôn giáo này – Đức Phật Thích Ca – khuyên những người muốn theo Ngài chớ có tin một điều gì chỉ vì điều đó đã được một bậc đạo sư của mình nói ra, được phát xuất từ nơi có uy quyền, được kinh điển truyền tụng hay theo truyền thống từ xưa để lại; mà phải dùng lý trí và sự thông minh của mình để cứu xét và chỉ chấp nhận điều gì khi đã trải nghiệm được hạnh phúc an lạc. Ngài nói rằng “Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành”. Điều này đã khuyến khích những người muốn đi theo Ngài hãy nghiên cứu kỹ càng những lời dạy của Ngài và để cho họ tự do quyết định là có nên chấp nhận những điều chỉ dạy đó không. Ngài không bảo ai đến và chấp nhận tôn giáo này nếu họ chưa hiểu những lời dạy của Ngài.[Kinh Kalama] [03]. Nói gọn lại Kitô Giáo là tôn giáo của “đức tin” (faith) và Phật Giáo là tôn giáo của “lý trí” (trí tuệ). [4] Điểm khác biệt thứ hai giữa Kitô Giáo và Phật Giáo là quan niệm về giải thoát. Đối với Kitô Giáo, thì sự giải thoát là sự "giải thoát khỏi tội lỗi qua một Đấng Cứu Rỗi". Giáo lý giải thoát này được đặt trên căn bản một số tín điều mà các tín hữu Kitô Giáo phải tin, và đức tin này là tuyệt đối, bất khả tranh cãi, bất khả luận bàn. Vì thế muốn được giải thoát, tín hữu Kitô Giáo phải tin vào nhiều tín điều được ghi trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ (Apostle’s Creed). Chúa Giê-xu là nền tảng, là Tác giả và là Đấng duy nhất có quyền ban cho sự Cứu Rỗi (Rôma 3:24, 25; 5:21; Công Vụ 4:12; Hêbơrơ 12:2). Những ai không tin nhận Chúa Giê-xu sẽ không được tha thứ tội lỗi và sẽ chịu phạt nơi hoả ngục. Đối với Phật Giáo, đạo Phật cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Do đó nếu muốn, con người có thể tự mình giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tu tập bản thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn chân lý nền tảng của Phật giáo (Tứ Diệu Đế) cho rằng mọi khổ đau của chúng sinh đều có một hay nhiều nguyên nhân gây nên, chúng có thể bị giải trừ và có con đường để giải trừ khổ đau đó. Con đường đó chính là con đường giải thoát, là Bát Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba môn học: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn. Đó là nét đại cương sự khác biệt giữa giải thoát trong Phật Giáo và trong Kitô Giáo. Cái căn bản khác biệt này là, một bên là tha lực tức nhờ sự cứu rỗi, bên kia là tự lực, tự mình thắp đưốc lên mà đi. Với Phật Giáo, triết lý của đạo này là một triết lý sống, bởi vì nó là một chân lý giải thoát mà chỉ có ai thực hành nó mới đạt được nó, hiểu được nó trọn vẹn, người Phật tử phải tự mình tu tập để tiến tới giải thoát. Chính Đức Phật dạy, "Không ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản thân chúng ta”. Đức Phật chỉ là người dẫn đường. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường tạo ra nguyên nhân và hậu quả. Số phận của chúng ta nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay của Trời/Thượng Đế cũng không phải trong tay của Đức Phật. Với Kitô Giáo, vì là một tôn giáo cứu rỗi, con người chỉ cần đặt tất cả vào một niềm tin duy nhất ở một đấng siêu nhiên để mong cầu được giải thoát cho mình: "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất (sic) của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời." (Crossing The Threshold of Hope, trang 76), Điểm khác biệt thứ ba giữa hai đạo là thuyết Sáng Tạo: Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Cuốn Genesis (Sách Sáng Thế), một trong những kinh Thánh Cựu Ước viết rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ và muôn vật và loài người trong 7 ngày. Vì thế tín hữu Ki Tô giáo tin rằng mọi thứ trên đời đều có một nguyên nhân, từ đó, cứ truy tầm lên mãi sẽ phải có một nguyên nhân đầu tiên, và Chúa Trời của họ chính là nguyên nhân đầu tiên đó. Đối với Phật Giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, biến đổi vô thường. Thế giới này, về bản chất, chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một Đấng toàn năng nào sáng tạo. Sở dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường chính là do vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cái nhân nhờ có duyên mà trở thành quả, quả lại là nhân mới, nhờ có duyên trợ giúp mà trở thành quả mới… Cứ như vậy, vạn vật trong thế giới cứ sinh hóa biến hiện không ngừng theo quá trình thành, trụ, hoại, không. Điểm khác biệt thứ tư giữa hai đạo là vị sáng lập ra tôn giáo. Đối với Kitô Giáo, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Đối với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là một nhân vật lịch sử có thật, có một tiểu sử rõ ràng được cả thế giới công nhận. Ngài đã thực sự sống trên thế giới này, Ngài không tự xưng mình hay các đệ tử của Ngài tôn xưng Ngài là đấng toàn năng, đấng tạo hóa hay là Thượng Đế v.v. Ngài là người đã giác ngộ hoàn toàn và triệt để (toàn giác), là vị Đạo sư đã tự mình tìm ra được con đường giải thoát ngang qua kinh nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho Ngài, không có ai ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi, cũng không phải là hiện thân hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài là một người như mọi người khác, nhưng chính nhờ nỗ lực tu tập cá nhân, Ngài đã tìm ra được con đường giải thoát. Sau khi giác ngộ, Ngài đã giảng dạy giáo pháp cho mọi người, nếu ai có nhân duyên thực hành giáo pháp, kể từ vua quan cho đến thứ dân, kẻ khốn cùng đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên Ngài đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Ngài là người hướng đạo, chỉ dẫn đường lối cho những ai muốn tu tập, Ngài không thể tu tập thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình tu tập mới giải thoát được khỏi khổ đau phiền não do tham sân si trói buộc, mới ra khỏi sinh tử luân hồi được. Cho nên Ngài đã nói: “Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Ngài khuyên hãy nên nương tựa vào chính mình và đi theo con đường giải thoát bằng nỗ lực của chính bản thân mình. Nói tóm lại, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với Kitô Giáo nói riêng, các truyền thống tín ngưỡng lớn khác trên thế giới nói chung là vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp (duyên sinh), do đó không hề có một Đấng Sáng Tạo. Ngoài ra, với Kitô Giáo, Thiên Chúa chính là Chân Lý, là hơi thở, là con đường giải thoát, bất cứ ai đến với Ngài, tin nơi Ngài sẽ được cứu rỗi. Với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là bậc Đạo Sư đã tìm ra con đường giải thoát, hướng dẫn những ai muốn giải thoát khỏi đau khổ trầm luân, hãy đi theo con đường mà Ngài đã kinh qua. Ngài chỉ là người dẫn đường, còn người đi theo phải tự mình làm chủ, tự mình tu tập để đi đến giải thoát chứ không nương nhờ ở bất cứ đấng Thần quyền nào để được giải thoát. Tâm Diệu [01] Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới). (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) [02] Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ, là kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này tổng hợp các công thức đã có trước đó. Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như ngày nay. Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi chịu phép Rửa. [3] Kinh Kalama (trong Kinh Tăng Chi Bộ III.65) http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-11426_5-50_6-1_17-78_14-1_15-1/kinh-kalama-anh-viet-thanissaro-bhikkhu-thich-minh-chau.html [4] Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin Ki-Tô Giáo và Lý Trí của Phật Giáo là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a18272/dao-nao-cung-la-dao