Sunday, July 3, 2022

'Em bé Napalm' Phan Thị Kim Phúc

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62021030 Sau 50 năm, 'Em bé Napalm' Phan Thị Kim Phúc điều trị bỏng lần cuối 2 tháng 7 2022 Nguồn hình ảnh, Getty Images Bà Kim Phúc và ông Nick Ut dự buổi thánh lễ ngoài trời của Giáo hoàng Francis ở Vatican hôm 11/5 Bà Phan Thị Kim Phúc, người được biết đến qua bức ảnh 'Em bé Napalm' tượng trưng cho nỗi kinh hoàng của Cuộc chiến Việt Nam, vừa trải qua điều trị da lần cuối cùng, 50 năm sau khi bà bị bỏng nặng vì bom napalm. Bức ảnh bé gái 9 tuổi Kim Phúc trần truồng vừa chạy vừa kêu cứu vì đau đớn từ một ngôi làng vừa bị phi cơ Việt Nam Cộng Hòa ném bom napalm, đã góp phần thay đổi cách nhìn của thế giới về cuộc chiến Việt Nam. Ngôi làng thời thơ ấu của bà là ở Trảng Bàng, cách Sài Gòn chưa đầy 30 dặm, khi đó nằm trong sự kiểm soát của bộ đội cộng sản. Theo tường thuật đương thời của báo The New York Times, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã ba ngày đánh nhau tại đó. Vào buổi sáng, không quân Việt Nam Cộng Hòa điều động máy bay ném bom napalm. Gia đình Kim Phúc đã trú ẩn cùng với những thường dân và binh lính miền Nam Việt Nam khác trong một ngôi chùa. Khi nghe thấy tiếng máy bay của đồng đội ở trên cao, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi mọi người bỏ chạy. Nhưng cả nhóm đã bị nhầm lẫn với đối phương, và bị thả bom. Người chụp bức ảnh này năm 1972, Nick Ut, phóng viên ảnh của hãng AP lúc đó, đã giành giải thưởng Putlitzer cao quý. Bức ảnh cũng khiến bà Kim Phúc được biết đến với biệt danh "em bé Napalm" Nick Út về hưu sau 41 năm làm cho AP Có gì để tự hào về bức ảnh 'Em bé Napalm' Nguồn hình ảnh, Nick Ut Chụp lại hình ảnh, Bà Kim Phúc trải qua đợt điều trị bỏng lần cuối ở Miami hồi tháng 6/2022 Nick Út: Về hưu nhưng sẽ tiếp tục cầm máy Sau khi chụp bức ảnh, ông Nick Ut đã lái xe đưa bà đi bệnh viện. Bà Kim Phúc phải nằm viện hơn một năm để chữa trị các vết thương bỏng sâu. Từ đó bà vẫn chịu đau đớn và hạn chế trong cử động. Tuần này, bà Kim Phúc, nay 59 tuổi, vừa trải qua đợt điều trị laser thứ 12 và cuối cùng tại Viện Da liễu và Laser Miami, hãng NBC 6 South Florida đưa tin. Cách đây vài năm, bà bắt đầu được BS Jill Zwebel ở Miami điều trị bỏng và chữa sẹo miễn phí. Nguồn hình ảnh, Nick Ut/Getty Images Bà Phan Thị Kim Phúc trải qua đợt điều trị bỏng cuối cùng hồi tháng 6 Trong phỏng vấn với NBC 6 South Florida, bà Kim Phúc kể: "Tôi nghe tiếng bùm bùm bùm, và rồi bỗng nhiên có lửa cháy ở khắp nơi quanh tôi và tôi thấy có lửa cháy trên cánh tay tôi. "Ông ấy [Nick Ut] bảo tôi là sau khi ông chụp ảnh, ông thấy tôi bị bỏng nặng quá, ông bỏ máy ảnh xuống và vội vàng đưa tôi tới bệnh viện gần nhất." Bà Kim Phúc hiện sống ở Toronto, Canada. Bà thành lập Quỹ Kim Foundation International để hỗ trợ các trẻ em là nạn nhân chiến tranh. Nguồn hình ảnh, Getty Images Bà Phan Thị Kim Phúc tại trụ sở UNESCO ở Paris tháng 10/2019 Viết cho tờ the New York Times hồi đầu tháng 6 nhân dịp kỷ niệm 50 năm vụ ném bom napalm đau thương, bà Kim Phúc bà đã ghét bức ảnh đó trong một thời gian dài khi bà vật lộn để hàn gắn về thể chất và tinh thần. Nhưng giờ đây bà trân trọng sức mạnh của bức ảnh. "Tôi tự hào rằng, theo thời gian, tôi đã trở thành biểu tượng của hòa bình. Phải mất rất lâu tôi mới chấp nhận được chuyện đó. Tôi có thể nói rằng, 50 năm sau, tôi mừng là ông Nick Ut đã ghi lại được khoảnh khắc đó, ngay cả với những khó khăn mà bắc ảnh đã tạo ra cho tôi," bà viết. "Bức ảnh đó luôn luôn là lời nhắc nhở về điều độc ác không thể nói lên lời mà loài người có thể làm. Cho dù vậy, tôi vẫn tin rằng hòa bình, tình yêu, hy vọng và sự tha thứ sẽ luôn luôn mạnh hơn bất kỳ vũ khí nào." Cuộc sống sau năm 1975 Bà Kim Phúc ra mắt hồi ký năm 2017, có tựa Fire Road: The Napalm Girl's Journey through the Horrors of War to Faith, Forgiveness, and Peace. Trong sách này, bà cho hay tháng Tám 1979, khi bà 16 tuổi, đó là khi gia đình bà, từ Tây Ninh, cố gắng vượt biên lần đầu tiên nhưng thất bại. Bà kể, tháng Tám 1981, khi bà vừa tốt nghiệp trung học ở Tiền Giang và chuẩn bị thi lại lần nữa để vào đại học, bốn cán bộ từ Tây Ninh đến tìm bà. Sau vài tuần, bốn người quay lại, đưa bà đi lên thành phố Hồ Chí Minh, nơi nhiều phóng viên chờ gặp bà để hỏi về trải nghiệm kinh hoàng năm 1972. Đó là bắt đầu của những lần phỏng vấn bà: "Trong các cuộc phỏng vấn đó, các phiên dịch viên do chính phủ chỉ định tiếp tục truyền tải cho các nhà báo những quan điểm về chiến tranh, về vụ tấn công bom napalm và về cuộc sống thời hậu chiến ở miền Nam Việt Nam, không có nội dung nào phản ánh quan điểm của tôi. Phải mất nhiều năm trước khi tôi biết rằng họ không bao giờ dịch những gì tôi thực sự nói, thay vào đó họ chọn cách đọc những dòng họ đã được cấp trên của họ đưa ra. Tôi không ghét nước Mỹ. Tôi không coi thường người Mỹ. Và dựa trên tất cả những gì tôi đã "nói" trong những cuộc phỏng vấn đó, bạn sẽ không biết những điều này là sự thật." Mặc dù xem mình bị trở thành công cụ tuyên truyền cho chính phủ cộng sản, trong hồi ký, bà Kim Phúc bày tỏ thiện cảm dành cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất từ 1955 tới 1987. Tháng Tư 1985, bà viết thư xin ông Đồng cho bà đi học nước ngoài. Bà ra Hà Nội, trực tiếp đưa lá thư cho một trợ lý của ông Đồng, sau đó được ông Đồng mời đến nhà ăn tối. 10 ngày sau đó, ông Đồng nói với bà rằng bà sẽ được sang Cuba học đại học. Bà trải qua 6 năm tại thủ đô Havana của Cuba. Năm 1988, tại Havana, bà quen một sinh viên từ miền Bắc Việt Nam, Toàn, và sau đó kết hôn với người này vào năm 1992. Cho kỳ trăng mật, hai người được phép cho bay từ Havana sang Moscow. Khi họ chuẩn bị quay về Cuba, bà Phúc nói với chồng: "Em không muốn quay lại Cuba." Trong hồi ký, bà Kim Phúc đã kể lại lúc máy bay chở họ từ Moscow quay về Havana, máy bay cần dừng lại ở sân bay quốc tế Gander thuộc Newfoundland, Canada để tiếp liệu. Bà đã quyết định cùng chồng đào tẩu ngay tại sân bay này, để xin tị nạn ở Canada. Sau đó họ định cư ở thành phố Toronto.