Wednesday, November 10, 2021

Viếng mộ Chopin

Phan Thanh Lưu Mộ Chopin nằm trong nghĩa trang Père Lachaise thuộc thành phố Paris, trên sườn một cái gò mà người ta gọi là núi Louis (Mont Louis). Giữa những cây dương xỉ, những cây thông đỏ, cây acacia (cây keo), frêne (tần bì), và platane (ngô đồng) là một lối đi thẳng dẫn tới những ngôi mộ hẹp. Tiết thời đang vào thu mà vẫn thấy chim chóc đùa giỡn trong những tàng lá. Gió thổi văng vẳng bên tai như có tiếng nhạc than khóc, ảm đạm, rỉ rê. Phần đất này của thành phố, buồn, thuộc vào một thế giới của sự hủy diệt.
Trước khi đến mộ Chopin vài bước, du khách có thể đọc thấy đó đây, khắc trên đá hoặc trên những bảng đồng, những tên tuổi nổi tiếng cùng thời với Chopin: Lakanal (thành viên Hội Đồng Quốc Ước - "Convention Nationale"), Cherubini (giám đốc Nhạc viện), Habeneck (Sáng lập viên Hội Hòa nhạc thuộc Nhạc Viện), và Teresa Milanollo (nữ nhạc sĩ vĩ cầm trứ danh). Từ xa ta thấy mộ Chopin hiện ra, trắng và rõ nét. Một cái bệ cao đỡ bức tượng bằng cẩm thạch do Clésinger (chồng của Solange, con gái George Sand) thiết kế. Đó là một nữ thần nghệ thuật, tóc lưa thưa, mặt cúi xuống trong một tư thế u sầu, tay ôm hờ hững một cây đàn lia đứt dây. Ở phần trước của bệ là một tượng ảnh (médaillon) hình tròn chạm đầu Chopin. Ý tưởng của người thiết kế tượng đài là tốt, nhưng không đạt. Cái tượng ảnh phía trước thì ngày nay đã hỏng nhiều vì mưa gió, vì chùi rửa, hay vì những người hâm mộ đã sờ mó quá nhiều qua bao năm tháng. Cái công trình kỷ niệm đơn giản này là do những người quen biết và yêu mến Chopin lập nên, đứng đầu là Delacroix, nhà họa sĩ tiếng tăm và là bạn thân của Chopin, để chứng tỏ sự nuối tiếc và yêu thương, chứ không phải để chứng tỏ sự vinh quang và tài năng của người nhạc sĩ lớn. Không phải toàn thân xác của Chopin đã được chôn ở Père Lachaise, riêng quả tim đã được lấy ra mang về Ba Lan theo ước nguyện riêng và được cất giữ trong nhà thờ Thánh Thập Tự Giá ở Varsovie (Warszawa) Ngày đám tang, từ quảng trường Vendôme (nơi Chopin cư ngụ trong hai tháng cuối cùng) đến nhà thờ Madeleine, rồi từ Madeleine đến nghĩa trang Père Lachaise, những người học trò và bạn bè, những người hâm mộ, trong sự xúc động đau buồn, đã tiễn đưa không phải một thân xác bất động hay một nhân vật, mà là một con người mà tác phẩm đã biểu dương và khích lệ những tình cảm và ước mơ của họ. Từ đó, biết bao người đã đến nghiêng mình trước ngôi mộ này, đến từ mọi miền xa xôi của thế giới. Đầy thương cảm và biết ơn, kẻ hành hương cảm thấy như gần gũi hơn với người đã đem lại cho mình sự say sưa và niềm an ủi. Nhờ vào ma lực của những kiệt tác của Chopin, kẻ hành hương như cảm thấy mình sở hữu được tất cả mọi thứ có thể tưởng tượng được, cái thực thì dịu nhẹ đi hay đẹp hơn lên, cái không thực thì trở thành huy hoàng lộng lẫy. Kẻ hành hương như nghe được những âm hưởng thống thiết dưới những thể dạng rực rỡ, và hiểu những âm hưởng ấy. Những sự đốt cháy hay những dằn vặt khoắc khoải của xác thịt, sự dữ dội hay bạc nhược, hạnh phúc hay khổ đau, những thứ đó Chopin đã cảm thấy và thể hiện ra. Nghệ thuật của Chopin rất con người, trực tiếp không qua trung gian, không có gì mập mờ huyền ảo. Nó đập thẳng vào trí năng và sự nhạy cảm, bằng một thứ ngôn ngữ mà dân tộc nào cũng hiểu và ngưỡng mộ, bao lâu mà mỗi con người còn có khả năng cảm thấy cái đẹp, còn khóc, còn yêu. Và kẻ hành hương nhận thấy Chopin đã không có một ngôi mộ xứng đáng với sự vinh quang của ông. Chopin không phải chỉ là một đứa con của đất nước Ba Lan(*), một đại biểu, một người bảo vệ cho đất nước ấy, mà là một thiên tài của cả thế giới. Đáng lẽ ra tro tàn của ông phải nằm trong một đền đài hoành tráng trên một đỉnh núi để cho ánh rạng đông chiếu lên sự bất tử trong ký ức muôn đời của nhân loại. Chopin mất ngày 17/10/1849, khi 39 tuổi. Đầu năm đó ông từ Anh quốc trở về Paris trong một tâm trạng buồn bã. Chuyến đi Anh mặc dầu thành công nhưng không được thỏa mãn như ông mọng đợi. Bệnh lao phổi tái phát. Ông đi Anh cũng là để khuây khỏa nỗi lòng, nỗi buồn chưa nguôi do cuộc tình chấm dứt với George Sand hai năm trước đó. Cuộc tình này đã kéo dài trong chín năm, hạnh phúc có nhưng ưu phiền cũng nhiều. Khi bắt đầu cuộc tình, chàng 28 tuổi, nàng đã 34. George Sand là một nữ văn sĩ đã thành danh, vừa mới li dị chồng và có hai con, đầy cá tính, quyết đoán, và tiến bộ trước thời đại. Chopin lúc đó đã bắt đầu nổi danh trong môi trường nghệ sĩ và giới quý tộc Paris, nhưng đang buồn vì một mối tình thất bại với Marie Wodzinski, một thiếu nữ đồng hương mà Chopin đặt nhiều kỳ vọng vào. Dự định kết hôn với Marie không thành vì bố của Marie lo ngại tình trạng sức khỏe của Chopin (Chopin đã có một người em gái chết vì lao phổi ở tuổi 14). Mối tình với George Sand có nhiều sóng gió vì một lẽ thường : cuộc sống chung của hai nhân tài là không dễ chút nào. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong Chuyện Đời Tôi ( Histoire de ma Vie) của George Sand, thuật lại khi bà đem Chopin cùng hai đứa con mình sang nghỉ dưỡng mùa đông tại đảo Mallorca (Tây Ban Nha), khi họ ngụ trong một tu viện cũ : « Người nghệ sĩ lớn đáng thương ấy là một bệnh nhân khó chịu. Điều mà tôi e ngại đã đến. Anh ấy hoàn toàn mất tinh thần. Anh thường chịu đau đớn một cách khá dũng cảm, nhưng anh không chiến thắng được sự lo âu trong trí tưởng tượng của mình. Đối với anh, tu viện chứa đầy ma quái khủng khiếp, ngay cả những khi anh khỏe hơn. Anh không nói ra, nhưng ta phải đoán. Mỗi lần ban đêm khi tôi dẫn mấy đứa con tôi đi dạo thám hiểm những tàn tích chung quanh trở về, khoảng mười giờ đêm, tôi thấy anh ngồi trước đàn piano, mặt tái xanh, mắt hoảng hốt, tóc như dựng đứng. Phải mấy chốc anh mới nhận ra chúng tôi. Sau đó anh gắng gượng cười và đánh cho chúng tôi nghe những khúc nhạc tuyệt vời mà anh vừa sáng tác, hay nói đúng hơn, những ý tưởng khủng khiếp, xâu xé, vừa xâm chiếm lấy anh mà anh không hay, trong cái giờ phút cô đơn, buồn bã, kinh hoàng ấy. Chính lúc đó anh đã sáng tác những trang nhạc ngắn và đẹp nhất của anh mà anh gọi một cách khiêm tốn là những prélude. Đó là những tuyệt tác. Nhiều bài đã diễn tả thành ý tưởng những ảo mộng của những tu sĩ đã chết và cho ta nghe thấy những tiếng ca cất lên trong lúc mai táng; một số bài khác thì buồn dịu dàng, những bài này anh làm vào những ngày có nắng khi anh khỏe, trong tiếng cười của bọn trẻ dưới cửa sổ, giữa tiếng đàn ghi-ta vọng lại từ xa, và tiếng chim trong tàng lá còn ướt. Những bài khác nữa thì buồn ủ ê, mê hoặc đôi tai mà làm ủ rũ con tim. Có một bài đến với anh trong một buổi tối trời mưa lê thê làm lòng tê tái. Hôm đó, khi chúng tôi rời nhà thì anh còn khỏe, chúng tôi để anh ở nhà vì Maurice (con trai George Sand) và tôi cần đi Palma mua mấy thứ cần thiết. Rồi mưa đến như thác đổ. Khi trở về, chúng tôi đi bốn cây số trong sáu tiếng, đường xá ngập lụt, về đến nhà là nửa đêm, phải bỏ xe cộ, dày giép, vượt qua bao nguy hiểm chưa từng thấy. Chúng tôi vội vàng vì lo cho anh đang bị bệnh ở nhà. Khi thấy chúng tôi bước vào nhà, anh đứng hẳn dậy và la lên, rồi nói với chúng tôi với vẻ ngơ ngác, giọng lạ lùng : « À, biết mà ! Biết các người đã chết ! ». Khi hoàn hồn lại, và nhìn thấy tình trạng chúng tôi thì anh mới ý thức cảnh tượng những nguy hiểm của chúng tôi. Sau đó anh thú nhận rằng trong lúc chờ chúng tôi về, anh đã nhìn thấy tất cả những điều đó trong một giấc mơ và không phân biệt giữa mộng và thực, anh đã lịm dần trước đàn piano, tưởng là mình đã chết. Anh thấy mình chết đuối trong một ao hồ; những giọt nước nặng và lạnh rơi đều đều trên lồng ngực, và khi tôi chỉ cho anh nghe những giọt nước ấy thật sự là những giọt mưa rơi đều đều trên mái nhà thì anh tưởng như đã nghe những giọt nước ấy rồi. Anh tức giận khi tôi mô tả điều đó bằng từ “hòa âm mô phỏng”. Anh hết sức phản đối, xem sự mô phỏng đó là trẻ con đối với tai nghe, và anh có lý. Thiên tài của anh là những hòa âm bí ẩn của thiên nhiên, được diễn tả thành những cái tương đương huyền diệu trong ý tưởng âm nhạc, chứ không phải bằng sự lập lại nguyên vẹn những âm thanh ngoại lai. Sáng tác của anh đêm ấy đầy những giọt mưa nhỏ trên những viên ngói vang dội của tu viện, nhưng những giọt mưa ấy được diễn tả trong trí tưởng tượng của anh và trong tiếng nhạc của anh bằng những giọt nước mắt rơi từ trời xuống lòng anh.” George Sand còn nói thêm: “Tính anh là như vậy đó trong tất cả mọi sự. Có lúc anh nhạy cảm đối với những ngọt ngào của thương yêu, có lúc anh hờn dỗi mấy ngày liền, mấy tuần liền, vì sự vụng về của một ai đó vô tình hay do những sự phật ý nhỏ nhặt trong cuộc sống thực. Cái lạ lùng là một nỗi đau lớn không làm anh tan nát bằng một sự đau nhỏ không đâu. Hình như anh không có sức để hiểu nó trước khi cảm nhận nó. Chiều sâu những xúc cảm của anh không liên quan đến những nguyên nhân. Về sức khỏe thảm hại của anh, anh hùng dũng chấp nhận nó trong những khi có nguy cơ thật sự, nhưng lại tự dày vò một cách tội nghiệp trong những biến chuyển không quan trọng. Đó là thực tế và số mệnh của tất cả những người mà hệ thần kinh phát triển thái quá. Với sự đa cảm thái quá về những chi tiết, anh rất sợ tai họa, anh cần có sự thoải mái tinh tế, dĩ nhiên Mallorca làm anh hãi hùng sau mấy ngày bị bệnh… Thời gian ở tu viện Valdemosa là một cực hình đối với anh và là một sự dày vò đối với tôi. Anh dịu dàng, vui vẻ hồn nhiên, thích thú trong đời thường, nhưng khi đau ốm thì khó chịu đối với người thân. Không tâm hồn nào cao thượng hơn, tế nhị hơn, vô tư hơn anh; không sự giao thiệp nào chung thủy và trung thực hơn; không tinh thần nào tươi sáng hơn trong niềm vui, không trí tuệ nào nghiêm túc và chu toàn trong lĩnh vực chuyên môn của mình bằng anh; nhưng trái lại, than ôi, không tính khí nào lại bất thường bằng, không sự tưởng tượng nào lại u ám và hoang tưởng bằng, không ai dễ hờn dỗi và khó làm thỏa mãn bằng anh. Mà tất cả những thứ đó không là do lỗi của anh. Đó là do bệnh của anh mà ra. Tinh thần anh bị bóc trần. Một cánh hoa dập, bóng một con ruồi, đủ làm anh chảy máu. Ngoài tôi và các con tôi ra, mọi thứ đều đáng ghét, đều tệ hại đối với anh dười bầu trời Tây Ban Nha”. Mặc dầu hai người thuộc loại lãng mạn đa tình, nhưng tính tình và sở thích lại rất khác nhau. Trong chín năm George Sand đã chăm sóc Chopin như một người mẹ. Và sự chấm dứt cuộc tình đã để lại nhiều đau thương, nhất là cho Chopin. Chopin đến Pháp năm 21 tuổi (1831), rời Ba Lan giữa lúc đất nước này đang bị Nga xâm chiếm. Người thanh niên tài ba nặng lòng với âm nhạc phải dứt áo ra đi, để trau dồi nghệ thuật, và cần đến những thành phố văn hóa lớn của Âu châu để phát triển và thi thố tài năng. Trước khi đến Paris Chopin đã hoàn thành những tác phẩm chủ yếu của mình, nhưng không một thời kỳ nào trong lịch sử văn nghệ của Pháp đã nở rộ và sôi sục nhân tài bằng những năm 1820-1850 dưới triều vua Louis Philippe. Paris là nơi quy tụ nhân tài: Chateaubriand, Alfred de Vigny, Musset, Lamartine, Victor Hugo, Stendahl, Saint-Beuve, Heinrich Heine trong văn học; Delacroix, Ary Scheffer, Delaroche, Horace Vernet, Jean-Baptiste và Eugène Isabey, trong hội họa; Alkan, Aubert, Meyerbeer, Berlioz, Habeneck, Listz, Rossini, Kalkbrenner, trong âm nhạc. Đó là giữa thời kỳ lãng mạn. Chopin rơi vào một trung tâm văn hóa văn nghệ có một không hai. Dân Paris lại quan tâm nhiều đến những cuộc đấu tranh nổi dậy bên Ba Lan và chia sẻ những uất ức và hăng hái của dân Ba Lan trong những cuộc hội họp biểu tình. Nơi Chopin chỉ có hai thứ tình: tình yêu và lòng yêu nước. Hai thứ tình đó suốt đời đã dày vò ông. Nhạc Chopin là một sự bùng nổ của tình cảm, bắt nguồn từ hai yếu tố cơ bản đó. Ông đưa vào tác phẩm của mình tất cả những gì khích lệ tổ quốc ông. Ông ca tụng tổ quốc ông trong những bản scherzo và ballade, ông bảo vệ tổ quốc bằng những bản polonaise, làm người khác yêu mến tổ quốc ấy bằng những điệu dân ca trong những mazurka. Chất thơ và sự nhạy cảm slave lan tỏa trong khắp những tác phẩm của ông. Bao trùm con người và nhạc của Chopin là sự thanh nhã, thanh nhã đến tột độ. Tính quá nhạy cảm làm cho ông khó bằng lòng với những thực tại thô thiển cách xa những điều kiện lý tưởng; điều này cũng làm cho sức khỏe của ông vốn yếu đuối trở thành mối lo lắng thường xuyên. Kỳ vọng và ước mơ không thực hiện được. Tất cả những điều đó là lý do thảm kịch cuộc đời của Chopin. Và Chopin đã bộc lộ tất cả những điều đó qua nhạc của mình. Chopin không phải là một nhạc sĩ dương cầm xuất chúng theo nghĩa thông thường. Công chúng của ông không phải là đám đông chung đụng của những buổi hòa nhạc công cộng, môi trường của ông là những buổi hội họp thân mật ấm cúng, những salon. Ông có một cách chơi dương cầm hết sức quyến rũ. Như Listz nói, những người chưa nghe Chopin chơi thì không thể nào hiểu được cái sức quyến rũ xuyên thấu, tinh tế của chất thơ không thể tả đó. Chopin không có cái tầm cỡ của Bach, Haendel, Mozart và Beethoven. Nếu khả năng tri thức không làm ông thực hiện được những gì mà những thiên tài kia đã làm, thì sự nhạy cảm tinh tế và sự tưởng tượng lãng mạn đã khiến ông thực hiện được những gì mà những thiên tài kia không làm được. Chopin đã đưa vào âm nhạc những yếu tố mới, khởi xướng những phương tiện diễn đạt để truyền tải và phân định tách bạch những tâm trạng và cảm xúc, những sắc thái của cảm xúc, những thứ mà trước thời Chopin là thuộc địa hạt của những cái không được diễn tả và không thể diễn tả. Có thể nói trong số những nhà soạn nhạc có tiếng từ ngày ông chết, không ai là không chịu ảnh hưởng ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hoặc vô thức, bởi thiên tài sáng tạo này. Sự xuất hiện của Chopin là một hiện tượng tuyệt vời đã tạo một hiệu ứng mạnh lên Schumann. Listz chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng của Chopin mặc dầu hai người có tính khí hoàn toàn khác nhau. Thế mà sự quan trọng của Chopin trong lịch sử âm nhạc chưa được đánh giá đúng mức; trong một thời gian dài người ta đã xem Chopin chỉ như một món khai vị trong thực đơn âm nhạc thế giới. Từ năm 1927, giải Chopin về piano được tổ chức tại Varsovie mỗi 5 năm một lần để nhắc nhở thế giới về kho châu báu của mình là nhạc Chopin. Năm nay (2021) điều đáng chú ý là người được giải nhất Bruce Xiaoyu Liu và giải sáu J.J. Jun Li Bui đều là học trò của Đặng Thái Sơn, người Việt Nam đã đạt giải nhất năm 1980 (cả ba thầy trò đều là công dân Canada). Lẽ dĩ nhiên nhạc Chopin không phải là thứ nhạc mà mọi người đều yêu thích, và sẽ không bao giờ trở thành “đại chúng”. Để thấm thía nhạc ấy, ta phải có chút gì như bản chất của tác giả, chút gì tinh tế nhạy bén và tưởng tượng lãng mạn. Để hiểu Chopin ta cần biết đôi chút về cuộc đời ông. Nhạc của ông là tiếng vọng lên trời của những gì ông đã cảm xúc, đã yêu, đã đau khổ. Paris, mùa tảo mộ, tháng 11/2021 Phan Thanh Lưu Source: https://www.diendan.org/sang-tac/vieng-mo-chopin Trước khi đến mộ Chopin vài bước, du khách có thể đọc thấy đó đây, khắc trên đá hoặc trên những bảng đồng, những tên tuổi nổi tiếng cùng thời với Chopin: Lakanal (thành viên Hội Đồng Quốc Ước - "Convention Nationale"), Cherubini (giám đốc Nhạc viện), Habeneck (Sáng lập viên Hội Hòa nhạc thuộc Nhạc Viện), và Teresa Milanollo (nữ nhạc sĩ vĩ cầm trứ danh). Từ xa ta thấy mộ Chopin hiện ra, trắng và rõ nét. Một cái bệ cao đỡ bức tượng bằng cẩm thạch do Clésinger (chồng của Solange, con gái George Sand) thiết kế. Đó là một nữ thần nghệ thuật, tóc lưa thưa, mặt cúi xuống trong một tư thế u sầu, tay ôm hờ hững một cây đàn lia đứt dây. Ở phần trước của bệ là một tượng ảnh (médaillon) hình tròn chạm đầu Chopin. Ý tưởng của người thiết kế tượng đài là tốt, nhưng không đạt. Cái tượng ảnh phía trước thì ngày nay đã hỏng nhiều vì mưa gió, vì chùi rửa, hay vì những người hâm mộ đã sờ mó quá nhiều qua bao năm tháng. Cái công trình kỷ niệm đơn giản này là do những người quen biết và yêu mến Chopin lập nên, đứng đầu là Delacroix, nhà họa sĩ tiếng tăm và là bạn thân của Chopin, để chứng tỏ sự nuối tiếc và yêu thương, chứ không phải để chứng tỏ sự vinh quang và tài năng của người nhạc sĩ lớn. Không phải toàn thân xác của Chopin đã được chôn ở Père Lachaise, riêng quả tim đã được lấy ra mang về Ba Lan theo ước nguyện riêng và được cất giữ trong nhà thờ Thánh Thập Tự Giá ở Varsovie (Warszawa) Ngày đám tang, từ quảng trường Vendôme (nơi Chopin cư ngụ trong hai tháng cuối cùng) đến nhà thờ Madeleine, rồi từ Madeleine đến nghĩa trang Père Lachaise, những người học trò và bạn bè, những người hâm mộ, trong sự xúc động đau buồn, đã tiễn đưa không phải một thân xác bất động hay một nhân vật, mà là một con người mà tác phẩm đã biểu dương và khích lệ những tình cảm và ước mơ của họ. Từ đó, biết bao người đã đến nghiêng mình trước ngôi mộ này, đến từ mọi miền xa xôi của thế giới. Đầy thương cảm và biết ơn, kẻ hành hương cảm thấy như gần gũi hơn với người đã đem lại cho mình sự say sưa và niềm an ủi. Nhờ vào ma lực của những kiệt tác của Chopin, kẻ hành hương như cảm thấy mình sở hữu được tất cả mọi thứ có thể tưởng tượng được, cái thực thì dịu nhẹ đi hay đẹp hơn lên, cái không thực thì trở thành huy hoàng lộng lẫy. Kẻ hành hương như nghe được những âm hưởng thống thiết dưới những thể dạng rực rỡ, và hiểu những âm hưởng ấy. Những sự đốt cháy hay những dằn vặt khoắc khoải của xác thịt, sự dữ dội hay bạc nhược, hạnh phúc hay khổ đau, những thứ đó Chopin đã cảm thấy và thể hiện ra. Nghệ thuật của Chopin rất con người, trực tiếp không qua trung gian, không có gì mập mờ huyền ảo. Nó đập thẳng vào trí năng và sự nhạy cảm, bằng một thứ ngôn ngữ mà dân tộc nào cũng hiểu và ngưỡng mộ, bao lâu mà mỗi con người còn có khả năng cảm thấy cái đẹp, còn khóc, còn yêu. Và kẻ hành hương nhận thấy Chopin đã không có một ngôi mộ xứng đáng với sự vinh quang của ông. Chopin không phải chỉ là một đứa con của đất nước Ba Lan(*), một đại biểu, một người bảo vệ cho đất nước ấy, mà là một thiên tài của cả thế giới. Đáng lẽ ra tro tàn của ông phải nằm trong một đền đài hoành tráng trên một đỉnh núi để cho ánh rạng đông chiếu lên sự bất tử trong ký ức muôn đời của nhân loại. Chopin mất ngày 17/10/1849, khi 39 tuổi. Đầu năm đó ông từ Anh quốc trở về Paris trong một tâm trạng buồn bã. Chuyến đi Anh mặc dầu thành công nhưng không được thỏa mãn như ông mọng đợi. Bệnh lao phổi tái phát. Ông đi Anh cũng là để khuây khỏa nỗi lòng, nỗi buồn chưa nguôi do cuộc tình chấm dứt với George Sand hai năm trước đó. Cuộc tình này đã kéo dài trong chín năm, hạnh phúc có nhưng ưu phiền cũng nhiều. Khi bắt đầu cuộc tình, chàng 28 tuổi, nàng đã 34. George Sand là một nữ văn sĩ đã thành danh, vừa mới li dị chồng và có hai con, đầy cá tính, quyết đoán, và tiến bộ trước thời đại. Chopin lúc đó đã bắt đầu nổi danh trong môi trường nghệ sĩ và giới quý tộc Paris, nhưng đang buồn vì một mối tình thất bại với Marie Wodzinski, một thiếu nữ đồng hương mà Chopin đặt nhiều kỳ vọng vào. Dự định kết hôn với Marie không thành vì bố của Marie lo ngại tình trạng sức khỏe của Chopin (Chopin đã có một người em gái chết vì lao phổi ở tuổi 14). Mối tình với George Sand có nhiều sóng gió vì một lẽ thường : cuộc sống chung của hai nhân tài là không dễ chút nào. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong Chuyện Đời Tôi ( Histoire de ma Vie) của George Sand, thuật lại khi bà đem Chopin cùng hai đứa con mình sang nghỉ dưỡng mùa đông tại đảo Mallorca (Tây Ban Nha), khi họ ngụ trong một tu viện cũ : « Người nghệ sĩ lớn đáng thương ấy là một bệnh nhân khó chịu. Điều mà tôi e ngại đã đến. Anh ấy hoàn toàn mất tinh thần. Anh thường chịu đau đớn một cách khá dũng cảm, nhưng anh không chiến thắng được sự lo âu trong trí tưởng tượng của mình. Đối với anh, tu viện chứa đầy ma quái khủng khiếp, ngay cả những khi anh khỏe hơn. Anh không nói ra, nhưng ta phải đoán. Mỗi lần ban đêm khi tôi dẫn mấy đứa con tôi đi dạo thám hiểm những tàn tích chung quanh trở về, khoảng mười giờ đêm, tôi thấy anh ngồi trước đàn piano, mặt tái xanh, mắt hoảng hốt, tóc như dựng đứng. Phải mấy chốc anh mới nhận ra chúng tôi. Sau đó anh gắng gượng cười và đánh cho chúng tôi nghe những khúc nhạc tuyệt vời mà anh vừa sáng tác, hay nói đúng hơn, những ý tưởng khủng khiếp, xâu xé, vừa xâm chiếm lấy anh mà anh không hay, trong cái giờ phút cô đơn, buồn bã, kinh hoàng ấy. Chính lúc đó anh đã sáng tác những trang nhạc ngắn và đẹp nhất của anh mà anh gọi một cách khiêm tốn là những prélude. Đó là những tuyệt tác. Nhiều bài đã diễn tả thành ý tưởng những ảo mộng của những tu sĩ đã chết và cho ta nghe thấy những tiếng ca cất lên trong lúc mai táng; một số bài khác thì buồn dịu dàng, những bài này anh làm vào những ngày có nắng khi anh khỏe, trong tiếng cười của bọn trẻ dưới cửa sổ, giữa tiếng đàn ghi-ta vọng lại từ xa, và tiếng chim trong tàng lá còn ướt. Những bài khác nữa thì buồn ủ ê, mê hoặc đôi tai mà làm ủ rũ con tim. Có một bài đến với anh trong một buổi tối trời mưa lê thê làm lòng tê tái. Hôm đó, khi chúng tôi rời nhà thì anh còn khỏe, chúng tôi để anh ở nhà vì Maurice (con trai George Sand) và tôi cần đi Palma mua mấy thứ cần thiết. Rồi mưa đến như thác đổ. Khi trở về, chúng tôi đi bốn cây số trong sáu tiếng, đường xá ngập lụt, về đến nhà là nửa đêm, phải bỏ xe cộ, dày giép, vượt qua bao nguy hiểm chưa từng thấy. Chúng tôi vội vàng vì lo cho anh đang bị bệnh ở nhà. Khi thấy chúng tôi bước vào nhà, anh đứng hẳn dậy và la lên, rồi nói với chúng tôi với vẻ ngơ ngác, giọng lạ lùng : « À, biết mà ! Biết các người đã chết ! ». Khi hoàn hồn lại, và nhìn thấy tình trạng chúng tôi thì anh mới ý thức cảnh tượng những nguy hiểm của chúng tôi. Sau đó anh thú nhận rằng trong lúc chờ chúng tôi về, anh đã nhìn thấy tất cả những điều đó trong một giấc mơ và không phân biệt giữa mộng và thực, anh đã lịm dần trước đàn piano, tưởng là mình đã chết. Anh thấy mình chết đuối trong một ao hồ; những giọt nước nặng và lạnh rơi đều đều trên lồng ngực, và khi tôi chỉ cho anh nghe những giọt nước ấy thật sự là những giọt mưa rơi đều đều trên mái nhà thì anh tưởng như đã nghe những giọt nước ấy rồi. Anh tức giận khi tôi mô tả điều đó bằng từ “hòa âm mô phỏng”. Anh hết sức phản đối, xem sự mô phỏng đó là trẻ con đối với tai nghe, và anh có lý. Thiên tài của anh là những hòa âm bí ẩn của thiên nhiên, được diễn tả thành những cái tương đương huyền diệu trong ý tưởng âm nhạc, chứ không phải bằng sự lập lại nguyên vẹn những âm thanh ngoại lai. Sáng tác của anh đêm ấy đầy những giọt mưa nhỏ trên những viên ngói vang dội của tu viện, nhưng những giọt mưa ấy được diễn tả trong trí tưởng tượng của anh và trong tiếng nhạc của anh bằng những giọt nước mắt rơi từ trời xuống lòng anh.” George Sand còn nói thêm: “Tính anh là như vậy đó trong tất cả mọi sự. Có lúc anh nhạy cảm đối với những ngọt ngào của thương yêu, có lúc anh hờn dỗi mấy ngày liền, mấy tuần liền, vì sự vụng về của một ai đó vô tình hay do những sự phật ý nhỏ nhặt trong cuộc sống thực. Cái lạ lùng là một nỗi đau lớn không làm anh tan nát bằng một sự đau nhỏ không đâu. Hình như anh không có sức để hiểu nó trước khi cảm nhận nó. Chiều sâu những xúc cảm của anh không liên quan đến những nguyên nhân. Về sức khỏe thảm hại của anh, anh hùng dũng chấp nhận nó trong những khi có nguy cơ thật sự, nhưng lại tự dày vò một cách tội nghiệp trong những biến chuyển không quan trọng. Đó là thực tế và số mệnh của tất cả những người mà hệ thần kinh phát triển thái quá. Với sự đa cảm thái quá về những chi tiết, anh rất sợ tai họa, anh cần có sự thoải mái tinh tế, dĩ nhiên Mallorca làm anh hãi hùng sau mấy ngày bị bệnh… Thời gian ở tu viện Valdemosa là một cực hình đối với anh và là một sự dày vò đối với tôi. Anh dịu dàng, vui vẻ hồn nhiên, thích thú trong đời thường, nhưng khi đau ốm thì khó chịu đối với người thân. Không tâm hồn nào cao thượng hơn, tế nhị hơn, vô tư hơn anh; không sự giao thiệp nào chung thủy và trung thực hơn; không tinh thần nào tươi sáng hơn trong niềm vui, không trí tuệ nào nghiêm túc và chu toàn trong lĩnh vực chuyên môn của mình bằng anh; nhưng trái lại, than ôi, không tính khí nào lại bất thường bằng, không sự tưởng tượng nào lại u ám và hoang tưởng bằng, không ai dễ hờn dỗi và khó làm thỏa mãn bằng anh. Mà tất cả những thứ đó không là do lỗi của anh. Đó là do bệnh của anh mà ra. Tinh thần anh bị bóc trần. Một cánh hoa dập, bóng một con ruồi, đủ làm anh chảy máu. Ngoài tôi và các con tôi ra, mọi thứ đều đáng ghét, đều tệ hại đối với anh dười bầu trời Tây Ban Nha”. Mặc dầu hai người thuộc loại lãng mạn đa tình, nhưng tính tình và sở thích lại rất khác nhau. Trong chín năm George Sand đã chăm sóc Chopin như một người mẹ. Và sự chấm dứt cuộc tình đã để lại nhiều đau thương, nhất là cho Chopin. Chopin đến Pháp năm 21 tuổi (1831), rời Ba Lan giữa lúc đất nước này đang bị Nga xâm chiếm. Người thanh niên tài ba nặng lòng với âm nhạc phải dứt áo ra đi, để trau dồi nghệ thuật, và cần đến những thành phố văn hóa lớn của Âu châu để phát triển và thi thố tài năng. Trước khi đến Paris Chopin đã hoàn thành những tác phẩm chủ yếu của mình, nhưng không một thời kỳ nào trong lịch sử văn nghệ của Pháp đã nở rộ và sôi sục nhân tài bằng những năm 1820-1850 dưới triều vua Louis Philippe. Paris là nơi quy tụ nhân tài: Chateaubriand, Alfred de Vigny, Musset, Lamartine, Victor Hugo, Stendahl, Saint-Beuve, Heinrich Heine trong văn học; Delacroix, Ary Scheffer, Delaroche, Horace Vernet, Jean-Baptiste và Eugène Isabey, trong hội họa; Alkan, Aubert, Meyerbeer, Berlioz, Habeneck, Listz, Rossini, Kalkbrenner, trong âm nhạc. Đó là giữa thời kỳ lãng mạn. Chopin rơi vào một trung tâm văn hóa văn nghệ có một không hai. Dân Paris lại quan tâm nhiều đến những cuộc đấu tranh nổi dậy bên Ba Lan và chia sẻ những uất ức và hăng hái của dân Ba Lan trong những cuộc hội họp biểu tình. Nơi Chopin chỉ có hai thứ tình: tình yêu và lòng yêu nước. Hai thứ tình đó suốt đời đã dày vò ông. Nhạc Chopin là một sự bùng nổ của tình cảm, bắt nguồn từ hai yếu tố cơ bản đó. Ông đưa vào tác phẩm của mình tất cả những gì khích lệ tổ quốc ông. Ông ca tụng tổ quốc ông trong những bản scherzo và ballade, ông bảo vệ tổ quốc bằng những bản polonaise, làm người khác yêu mến tổ quốc ấy bằng những điệu dân ca trong những mazurka. Chất thơ và sự nhạy cảm slave lan tỏa trong khắp những tác phẩm của ông. Bao trùm con người và nhạc của Chopin là sự thanh nhã, thanh nhã đến tột độ. Tính quá nhạy cảm làm cho ông khó bằng lòng với những thực tại thô thiển cách xa những điều kiện lý tưởng; điều này cũng làm cho sức khỏe của ông vốn yếu đuối trở thành mối lo lắng thường xuyên. Kỳ vọng và ước mơ không thực hiện được. Tất cả những điều đó là lý do thảm kịch cuộc đời của Chopin. Và Chopin đã bộc lộ tất cả những điều đó qua nhạc của mình. Chopin không phải là một nhạc sĩ dương cầm xuất chúng theo nghĩa thông thường. Công chúng của ông không phải là đám đông chung đụng của những buổi hòa nhạc công cộng, môi trường của ông là những buổi hội họp thân mật ấm cúng, những salon. Ông có một cách chơi dương cầm hết sức quyến rũ. Như Listz nói, những người chưa nghe Chopin chơi thì không thể nào hiểu được cái sức quyến rũ xuyên thấu, tinh tế của chất thơ không thể tả đó. Chopin không có cái tầm cỡ của Bach, Haendel, Mozart và Beethoven. Nếu khả năng tri thức không làm ông thực hiện được những gì mà những thiên tài kia đã làm, thì sự nhạy cảm tinh tế và sự tưởng tượng lãng mạn đã khiến ông thực hiện được những gì mà những thiên tài kia không làm được. Chopin đã đưa vào âm nhạc những yếu tố mới, khởi xướng những phương tiện diễn đạt để truyền tải và phân định tách bạch những tâm trạng và cảm xúc, những sắc thái của cảm xúc, những thứ mà trước thời Chopin là thuộc địa hạt của những cái không được diễn tả và không thể diễn tả. Có thể nói trong số những nhà soạn nhạc có tiếng từ ngày ông chết, không ai là không chịu ảnh hưởng ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hoặc vô thức, bởi thiên tài sáng tạo này. Sự xuất hiện của Chopin là một hiện tượng tuyệt vời đã tạo một hiệu ứng mạnh lên Schumann. Listz chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng của Chopin mặc dầu hai người có tính khí hoàn toàn khác nhau. Thế mà sự quan trọng của Chopin trong lịch sử âm nhạc chưa được đánh giá đúng mức; trong một thời gian dài người ta đã xem Chopin chỉ như một món khai vị trong thực đơn âm nhạc thế giới. Từ năm 1927, giải Chopin về piano được tổ chức tại Varsovie mỗi 5 năm một lần để nhắc nhở thế giới về kho châu báu của mình là nhạc Chopin. Năm nay (2021) điều đáng chú ý là người được giải nhất Bruce Xiaoyu Liu và giải sáu J.J. Jun Li Bui đều là học trò của Đặng Thái Sơn, người Việt Nam đã đạt giải nhất năm 1980 (cả ba thầy trò đều là công dân Canada). Lẽ dĩ nhiên nhạc Chopin không phải là thứ nhạc mà mọi người đều yêu thích, và sẽ không bao giờ trở thành “đại chúng”. Để thấm thía nhạc ấy, ta phải có chút gì như bản chất của tác giả, chút gì tinh tế nhạy bén và tưởng tượng lãng mạn. Để hiểu Chopin ta cần biết đôi chút về cuộc đời ông. Nhạc của ông là tiếng vọng lên trời của những gì ông đã cảm xúc, đã yêu, đã đau khổ. Paris, mùa tảo mộ, tháng 11/2021 Phan Thanh Lưu Source: https://www.diendan.org/sang-tac/vieng-mo-chopin