The term dharma (in Sanskrit) or dhamma (in Pali) itself has many meanings, 12 of which can be defined as:
1. the fundamental nature or basic characteristic of an entity/being (dependent origination or Pratītyasamutpāda)
2. the set of rules/principles that define social or religious behaviors or conducts
3. morals and moral principles of living a good life that does not cause harm
4. one of the Three Jewels in Buddhism (as defined in the previous paragraph)
5. principles/laws that affect the universes and human beings
6. Buddha's teachings (desanā), which include what the Buddha taught and its applications
7. mental formations in the mind (dhammāyatana) or the subject of our consciouness
8. the elements that make up sentient beings, the universe or the world (dhātu)
9.all events/phenomena that the wise may contemplate on or experience.
10.the wheel of dharma or the motion of , good energy that drives all physical and spiritual progress
11. the good (as opposed to the evil)
12. taints/offence (apatti) and Buddhist training/practice (sikkhā) as mentioned in the Vinaya Pitaka
“Ai
thấy pháp, người đó thấy Như Lai/ Phật”. Vậy Pháp đó là gì?
Chữ Pháp là dịch âm từ tiếng Phạn
Dharma (Sanskrit) hay Dhamma trong Nam Phạn (Pali). Khi nó được sử dụng như một
danh từ số ít, Pháp là một trong ba ngôi báu (Tam Bảo = Phật + Pháp + Tăng).
Pháp này là tập hợp những lời dạy của Đức Phật về đời sống đạo đức (sīla),
thiền định (samādhi), trí tuệ (paññā) giác ngộ (bodhi)
và giải thoát (vimutti).
Dhamma trong tiếng Pāli and Dharma
trong tiếng Sanscrit là một từ có nhiều nghĩa. Trong truyền thống triết học của
Ấn độ, chữ Dharma có it nhất là 12 nghĩa như sau:
- 1. Pháp tính - phẩm chất tuyệt đối hay đặc tính của một hiện hữu với bản thể tự nhiên của nó.
- Những luật lệ ứng xử trong tôn giáo và trong xã hội (Dharma)
- Đức hạnh và những nguyên tắc sống tốt và vô hại (dhamma-vinaya)
- Pháp Bảo, ngôi báu thứ hai trong Đạo Phật (svākhata-dhammo);
- Các định Luật chi phối vũ trụ nhân sinh (dhamma- niyama)
- Giáo lý, lời dạy của Đức phật [desanā (instruction)];
- Pháp trần, là đối tượng của ý căn, là các ý tưởng hình thành trong tâm thức (dhammāyatana);
- Pháp giới (Dhamma- dhātu)
- Pháp tướng- là hiện tượng, những điều xẩy ra trong cuộc sống mà người có trí chiêm nghiệm được.
- Pháp luân (dhammacakka) – bánh xe pháp, biểu tượng của đạo Phật, thường được hiểu là những năng lực thiện lành vận hành trong thế giới để thúc đẩy sự tiến bộ về vật chất và tiến hóa về mặt tâm linh.
- Pháp (Dhamma) và phi pháp (adhamma) để nói đến chánh và tà (MN.
- Tội (apatti) và các điều học (sikkhā) được chế định trong tạng Luật.
Theo nghĩa thứ nhất, pháp là những đặc
tính làm nên một hiện hữu nào đó mà không cần sự can thiệp của một chúng
sinh/thượng đế nào. Đức Phật là người thấy ra, hay giác ngộ về bản thể tự nhiên
của các pháp, không phải là người tạo ra. Khi người đi tìm chân lý Upatissa –
sau này thường được gọi là trưởng lão Sariputta (Xá Lợi Phất) – hỏi tôn giả
Assaji (Mã Minh) tu theo pháp nào mà có được dung nhan thù thắng, bước đi ung
dung và phong cách tự tại như vậy, ngài Assaji nói tóm tắt về pháp mà ngài đã
được học và thấy ra để tu tập theo. Và đây là câu trả lời của tôn giả Mã Minh
"ye dhammā hetuppabhavā tesam hetum Tathāgato āha tesañ ca yo nirodho,
evamvādī Mahāsamano." “Các pháp nào có nhân duyên tồn tại – chúng đã được Như
Lai nói rằng cái đó cũng hoại diệt, như vậy là lời dạy của vị đại Sa môn.”
(Vin. i, 39 f; DA i. 75 f).
Khi nói thấy Pháp là thấy Như lai,
pháp này chính là đặc tính duyên hợp của mọi hiện hữu.
Sau khi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề,
Đức Thế Tôn đã quán chiếu về sự hình thành của bản ngã và kiếp nhân sinh theo
chiều thuận “vô minh duyên hành, hành duyên thức, vv và theo chiều nghịch – “do
sự diệt tận của vô minh, hành diệt, do hành diệt (nên) thức diệt ,vv.” Và Pháp
này chính là nguyên nhân (hetu) làm phát sinh các hiện tượng: “Quả vậy,
khi các pháp hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần tham thiền thì tất cả điều nghi
hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó nhận biết rằng (mọi) việc là có nguyên nhân.”
(Vin. iii. Đại phẩm, ch. I).
Trong bài pháp được xem là thứ nhất
(Dhammacakkappavattana Sutta) của Đức Phật thuyết giảng cho năm vị tu
khổ hạnh dẫn đầu là Kiều Trần Như (Kondañña), đề cập đến những giáo lý
căn bản & quan trọng nhất của Phật giáo như con đường Trung Đạo (majjhimā
patipadā), Tứ Diệu Đế (ariya catu saccā), Bát Thánh Đạo (ariyo
atthangiko maggo) đã tóm lược khá đầy đủ những pháp mà Đức Phật đã giác ngộ
và có thể chia sẻ được vào thời điểm đó. Khi hành giả đầu tiên là Kiều Trần Như
hiểu rõ về pháp, sự kiện đó được miêu tả là con mắt pháp đã phát sinh
nơi người đệ tử này. “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ niroddhadhammaṃ’ti”
– “bất cứ cái gì có tính sinh khởi thì cái đó cũng (đi đến) hoại diệt”, nghĩa
là cái gì có sinh thì cái đó cũng có diệt. Điều này được gọi là thấy ra tính vô
thường trong vạn pháp (nghĩa thứ 8).
Khi tôn giả này đã hiểu đạo và có ý
muốn được sống và thực hành theo đạo mà Phật đã giác ngộ & chỉ bày, Đức
Phật lại nói: “Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành theo để chấm dứt
mọi khổ đau.” Pháp trong ngữ cảnh này chính là Dhamma-Vinaya nghĩa là lý
tưởng và phương cách để sống đúng với lý tưởng đó (nghĩa thứ 3 & 4).
Trong bài kinh thứ hai, Kinh Vô ngã Tướng (Anattalakkhana sutta),
Pháp được định nghĩa là các hiện tượng vô ngã (anatta), chịu sự chi phối
của qui luật vô thường (anicca) và nếu chấp thủ vào thì kinh nghiệm khổ
đau (dukkha) là điều không tránh khỏi. Tất cả chư pháp đều vô ngã
(sabbe dhammā anatta), nhưng chỉ có các pháp hữu vi (saṅkhārā dhammā) mới chịu
sự chi phối của vô thường và khổ. Pháp vô vi (asaṅkhārā dhammā), không do tạo
tác mà thành, thì vô ngã nhưng không nhất thiết là vô thường và khổ.
Pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng (desanā
- 6) có hai nghĩa: pháp học và pháp hành.
Pháp học (pariyatti)
cũng được gọi là các pháp uẩn (dhamma-khandha), là những lời dạy của đức Phật
trong những ngữ cảnh khác nhau được tập hợp lại theo chín thể loại: 1. Pháp
thoại; 2. Tường thuật bằng văn và thơ; 3. Giảng giải; 4. Kệ ngôn; 5. Như thật
thuyết; 6. Trích giảng; 7. Chuyện Tiền Thân; 8. Lời thốt ra trước những sự kiện
hy hữu; 9. Hỏi và Đáp. (AN. V. 73 - suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthaṃ,
udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhutadhammaṃ, vedallaṃ).Pháp học cũng
thường được gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Ti-pitaka), bao gồm Tạng Luật 7 cuốn, Tạng
Kinh 42 cuốn, Tạng luận 7 cuốn. Hay chia ra thành 5 bộ (Nikaya) là Trường Bộ
kinh (Dīgha Nikaya) 2 cuốn, Trung bộ kinh (Majjhima N.) 3 cuốn, Tương ưng Bộ
Kinh (Samyutta N) 5 cuốn, tăng Chi Bộ kinh (Anguttara N.) 7 cuốn, và Tiểu Bộ
kinh (Khuddaka Nikaya).
Pháp hành (paṭipadā) là những gì
được đem ra áp dụng sau khi đã thuần thục, thấu hiểu về giáo lý. Nghĩa đen của
nó là đi trên con đường đã vạch sẵn, đã có bản đồ lộ trình, những điểm cần phải
đi qua, những nơi cần phải đến, những trạng thái cần được kinh nghiệm và thấu
suốt. Pháp hành này nói tóm lược thì là ba thứ: Giới (sīla), Định (samādhi), và
Tuệ (paññā); nói rộng hơn nữa là con đường Tám Chánh (thấy đúng, tư duy tốt,
nói chuẩn, làm nghiêm túc, sống chân chánh, biết nỗ lực, nhớ điều cần nhớ, khéo
tập trung tâm ý). Phân tích rộng hơn nữa, pháp hành được ghép thành các nhóm
tạo ra 37 phẩm trợ đạo.
4 Chánh cần (trừ ác tích thiện)[1]
4 Thần túc (biểu hiện của định lực trong 4 điều: ý muốn, nỗ lực, ý chí, suy xét)[2]
5 căn (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)
5 lực (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)
7 giác chi (Niệm, trạch pháp, tinh tấn, Hỷ, Khinh an, định, Xả)
8 chánh đạo
Pháp hành đôi khi cũng được đặc biệt
để chỉ về các Ba-la-mật (Parami) – những hạnh tu trong Đạo Phật.
Pháp thường được định nghĩa là: Pháp là thiết thực hiện tại, có
kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có
trí tự mình giác hiểu (sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko
paccattaṃ veditabbo viññūhī”ti). Đây là pháp trong ba ngôi báu mà cả chư thiên
và nhân loại cung kính, tôn trọng và thực hành theo để đi ra khỏi sinh tử luân
hồi.
Pháp trần (7) (dhammāyatana) là ý tưởng, ý kiến,
tâm trạng, là đối tượng nhận thức của tâm. Nó cũng có thể là các cảm giác, tri
giác và ý thức.
Pháp uẩn:
“Thành tựu sáu pháp, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường,
đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ; đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng; đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn; đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né; đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt; đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập.” (A.vi, 58; M.i, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ; đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng; đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn; đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né; đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt; đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập.” (A.vi, 58; M.i, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc)
Tám
Pháp thế gian – những điều xẩy ra trong đời sống
(1) Lợi dưỡng, không lợi dưỡng (2)
(3) Danh vọng, không danh vọng (4)
(5) Tán thán và chỉ trích (6)
(7) An lạc và đau khổ (8)
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Được tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Đi đến bờ bên kia. (AN viii)
Mười
pháp cho bậc xuất gia
—Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này,
vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười?
Người xuất gia phải luôn luôn quán
sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp” (mất hết giai cấp).
Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Đời sống của ta tùy thuộc vào người
khác.” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ uy nghi của ta cần
phải thay đổi!” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ
trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: “Không biết
các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh
không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Mọi sự vật khả ái, khả ý của
ta bị đổi khác, bị biến hoại”. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta là
chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của
nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta
sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Vị xuất gia cần phải luôn quán sát: “Đêm ngày trôi qua
bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán
sát: “Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?” Vị xuất gia cần
phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng
xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có
hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?” (AN. 10, dasadhammasutta)
Pháp
xuất thế: bao gồm bốn đạo, bốn quả và một Niết bàn.
Thiện pháp (kusala dhammā) và bất
thiện pháp (akusala dhammā) đôi khi cũng được nói đến như Thập thiện/ 10 thiện
nghiệp bao gồm:
Thân
|
Không sát sinh
|
Không trộm cắp
|
Không tà dâm
|
|
Khẩu
|
Không nói láo
|
Không nói lời thô ác, độc địa
|
Không nói điều gây chia rẽ
|
Không nói điều nhảm nhí vô ích.
|
Ý
|
Không hận thù
|
Không tham lam
|
Không tà kiến si mê.
|
Phạm vào các điều trên thì
được gọi là đã tạo ra bất thiện pháp/nghiệp/duyên.
Trong nhiều trường hợp, chữ pháp,
chữ nghiệp và chữ duyên được sử dụng tương tự như nhau trong kinh điển nên mới
có câu: “Tất cả đều là pháp. Pháp chia làm hai: chân đế và tục đế…”
Chân đế (paramattha sacca)
Tục đế (paññatti, nirutti)
Dhammasanghani định nghĩa về dhammā.
Adhivacanapathā dhammā. Niruttiduka Niruttidhammā. Niruttipathā dhammā.
Paññattiduka Paññatti
[1] Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục
đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi,
khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho
các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt,… khiến cho các thiện pháp từ
trước chưa sanh nay cho sanh khởi,… khiến cho các thiện pháp đã được sanh có
thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được
viên mãn. (DN 34)
[2] Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc, Tinh tấn như ý thần
túc, Tư duy như ý thần túc (DN 34)
Source:
Source: