What the wise consider as emptiness (no-self), I do likewise. What the wise consider as reality (existentialism), I do likewise. Just as the wise do not consider the five skandas (form/rūpa, feelings/vedanā, perception/saññā, mental formations/saṅkhāra, and consciousness/viññāṇa) as permanent and unchanged (imperishable), I do not, either.
After I the Tathagata have attained the ultimate understanding of all dhammas, I declared my attainment, taught and disseminated what I have experienced. Those who fail to understand the Tathagata's teachings are like those without eyes, unable to see."
....Existentialism or nihilism belong to conventional and dualistic thinking. The Buddha disseminated the Dhamma in accordance with the mundane world's (dualistic) view and undertanding. However, from His own experience leading to His ultimate spiritual attainment, and with Widom, all dhammas are fundamentally empty, unstable and impermanent....
CÓ VÀ KHÔNG
Quảng Tánh
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ ai ở đời.
Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.
Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có.
Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị.
Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt.
Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ ai ở đời.
Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.
Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có.
Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị.
Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bông hoa [lược], NXB Tôn Giáo 2000, tr.249)
LỜI BÀN:
Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp dựa
trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là
sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyết mà đơn thuần chỉ là
những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã
đi qua và đã chứng đạt.
Với tuệ giác giải thoát, vạn pháp đều
bị chi phối bởi vô thường, là khổ và hoàn toàn vô ngã. Đó là một sự thật khách
quan, là cái thấy biết và chứng tri của bậc Giác ngộ về các pháp. Vì thế, khi tuyên
thuyết có và không. Thế Tôn vẫn giữ một lập trường duy nhất là năm uẩn đều không,
vô thường và vô ngã.
Tất nhiên, đối với những ai đã từng chấp
nhận có một tự ngã, cái tôi hay linh hồn trường cửu, bất biến thì tuyên bố về sự
thật vô ngã của Thế Tôn quả là sấm sét. Nhưng không phải ai cũng có đủ duyên
lành để có thể mở to đôi mắt trần thế nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ sự vận
hành tương tục không gián đoạn và tính chất duyên sinh của năm uẩn. Vì thế,
ngoài những bậc trí, còn lại đa phần chúng ta tuy có mắt mà như mù.
Có và không chỉ là thế pháp, vì thuận
theo thế gian trong sự thật tương đối Thế Tôn có thể nói có và không nhưng cốt
tủy của sự chứng tri vẫn là các pháp đều không
Source: