To be considered civilized, a nation must prove through its culture that its people have high levels of solid education and a keen awareness of social, economic and political responsibilities not only at the individual level but also at the community, national and international levels In a favorable environment, and advantageous social, economic and political conditions for a nation, good education plays the most important role in fostering and nurturing a rich culture and civilization. In addition, a strong leadership and a fair, transparent and for-the-people sociopolitical system can serve as a fertile bed for a democratic civilization.
In a nutshell, for civilization to thrive, a nation needs good education, a favorable natural environment, a strong leadership and a solid democracy (or a government by and for the people).
Related Resources:
Blog entries:
Nelson Mandela and Democracy 12/7/13
Aaron Swartz and Government 5/20/16
Aaron Schwartz and His Legacy 1/20/14
Education in Evolution 7/7/13
|
07/07/13
Thế nào là một dân tộc văn minh
27/03/20174:00
Cao Huy Thuần
Cao Huy Thuần
GS Cao Huy Thuần được biết
đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không
chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh
sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm
âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm
tựa để con người sống đúng nghĩa là con người." (Giao Hảo | Giác Ngộ)
Nhân dịp ông được trao tặng giải Văn
Hóa Phan Châu Trinh năm 2017 tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài diễn
từ của GS.Cao Huy Thuần khi ông nhận giải và một bài viết khá cũ nhưng vẫn
còn mới “Thế nào là một dân tộc văn minh?”:
“Trong tâm tình của tôi về văn
hóa dân tộc, tôi xin chia sẻ một chút tâm tình về đạo Phật, vì 2 tâm tình này
trong tôi chỉ là một trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho
báo Lao động tôi nói, tất cả những gì tôi viết đều là thư
tình, tình thư tôi gửi về cho quê hương, dù khi nói với đời, dù khi nói với
đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa
trắng ấy đã thành hoa hồng, hoa hồng ấy tôi dâng tặng cho đất nước của tôi từ
xa. Dân tộc tôi nếu muốn định nghĩa về bản
sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật. Vì đạo Phật thiết yếu
như vậy cho sự sống còn của văn hóa dân tộc tôi, nếu chùa chiềng biến chất
trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật
cũng héo hon theo thì cái hồn của quá khứ của tôi và cả hiện tại cũng bơ vơ
bản sắc, như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật
của dân tộc tôi bị lão hóa bởi thời đại kim tiền.
Tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là
nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn
đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng hãy làm cho nó chảy trong cành tươi.
Trong sự nghiệp trung thành với đạo
Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù
là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến
một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: “Tiến bộ”.
Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến
bộ, không tiến bộ thì xa lìa đời sống, còn dân tộc khỏi nói, không tiến bộ
thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý, nói trong
kinh Pháp hoa: “một viên ngọc giấu trong áo cũ, áo cũ phải thay,
viên ngọc vẫn giữ”, dân tộc của tôi, nghẹn ngào nói, có ngọc quý mà không
giữ, lấy đá cuội của người làm ngọc của mình nạm lên vương miệng. Tôi
xin kết thúc ở đây”. (Báo Giác Ngộ)
|
THẾ NÀO LÀ MỘT DÂN TỘC VĂN MINH
Cao Huy Thuần
Cao Huy Thuần
“ Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu
hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Mỗi vấn đề định nghĩa này thôi,
bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp
riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.
Văn minh
là gì: ba điểm mấu chốt
Điểm căn bản đầu tiên là sự dùng lẫn
lộn giữa “văn minh” và văn hóa” - “civilization” và “culture” - mà “văn hóa”
lại cũng gây bất đồng trong định nghĩa. Lịch sử của hai từ “văn minh” và “văn
hóa” rất dài, rất xưa ở Âu châu. Lúc đầu, “văn minh” bao hàm hai lĩnh vực: vật
chất và tinh thần. Rồi từ “văn hóa” xuất hiện, và nhiều tác giả có khuynh hướng
phân biệt, trao phần tinh thần cho văn hóa, phần vật chất cho văn minh.
Văn minh là gì? Có người nói: “đó là
đường sá, hải cảng, bờ sông”. Nhưng người khác bác bỏ: “văn minh là phải có một
tối thiểu khoa học, nghệ thuật, trật tự, đạo đức…”. Nghĩa là tất cả những gì mà
con người thu thập được như vốn liếng đã tạo ra. Vậy điểm đầu tiên phải ghi là biên
giới giữa tinh thần và vật chất không rõ ràng: văn minh là tinh thần hay vật
chất, hay lẫn lộn cả hai?
Điểm thứ hai là việc sử dụng từ “văn
minh” cho cá nhân hay tập thể. Ta có thể nói: “một người văn minh”? Hay chỉ nên
dùng từ ấy cho một xã hội, một nước, một vùng? Thông thường, ta vẫn nói: “Đừng
nhổ nước miếng bừa bãi, hãy cư xử như một người văn minh”. Ấy là nói về cá nhân.
Và ta lại nói: “Văn minh Trung Hoa khác với văn minh Nhật Bản”, “văn minh Tây
phương không giống văn minh Đông phương”. Ấy là nói về tập thể. Ngày nay, từ văn
minh hay dùng cho tập thể. Chẳng hạn, quyển sách danh tiếng một thời và hứng
chịu chỉ trích cũng lắm của Samuel Huntington mang nhan đề là “Va chạm giữa các
nền văn minh”. Câu hỏi đặt ra - một “dân tộc văn minh” - nằm trong nghĩa tập
thể này.
Thế nhưng nó lại gợi ra một vấn đề lý
thuyết sôi nổi, và đây là điểm phải ghi thứ ba: Nói rằng “một dân tộc văn
minh”, thế chẳng phải hàm ý rằng có những dân tộc không văn minh sao? Vậy thì
thế nào là một dân tộc không văn minh? Lấy tiêu chuẩn gì chính xác để phân
biệt? Nói như thế cũng hàm ý rằng có nấc thang giá trị để phê phán: dân tộc này
văn minh cao hơn dân tộc kia. Thế nào là cao, thế nào là thấp, dựa trên tiêu
chuẩn gì? Đây không phải chỉ là một vấn đề lý thuyết. Đây là một nhục nhã mà
dân tộc ta phải nuốt trong suốt trăm năm thuộc địa. Thực dân xâm chiếm nước ta
dưới danh nghĩa mang lại ánh sáng văn minh cho dân tộc ta, mù lòa trong đêm
tối. Ta là bán khai? Âu châu thời Trung cổ là văn minh? Văn minh là gì mà Thập
tự quân giết người như ngóe chỉ vì khác tôn giáo? Nước Bồ Đào Nha gởi hải
thuyền qua Nam Mỹ để “nghiên cứu” xem dân “da đỏ” có linh hồn không, ấy là văn
minh? Dân “da đỏ” dìm xác của người da trắng vào nước xem da ấy có sình thối
không, ấy là bán khai? Hai thái độ có khác gì nhau? Việt Nam ta man di mọi rợ
thật chăng khi ông Trung Hoa tự cho mình là tinh túy ở trung tâm?
Câu trả
lời từ ba vị thầy
Ít nhất ba điểm nói trên làm tôi lúng
túng để trả lời. Tôi đành phải hỏi ý ba tác giả được xem là bậc thầy, không
phải chỉ ở Pháp mà cả trên quốc tế. Trước hết là nhà sử học Jacques Le Goff .
Về thắc mắc thứ nhất, tinh thần hay vật chất, ông trả lời: “Cái đẹp, công lý,
trật tự…”. Nghĩa là những yếu tố tinh thần. Xin trích nguyên văn: “Văn minh dựa
trên sự tìm tòi và thể hiện của một giá trị cao hơn, trái với văn hóa được xem
như là toàn thể những tập tục và những thái độ. Văn hóa nói chuyện dưới đất, văn
minh siêu việt trên cao. Cái đẹp, công lý, trật tự… Các nền văn minh được xây
dựng trên những yếu tố đó. Ví dụ việc sử dụng đất: văn hóa sản xuất ra lợi ích,
gạo, trong khi văn minh sản sinh ra cái đẹp bằng cách tạo vườn”.
Ông nói: vườn Nhật khác với vườn
Tàu, và cái khác ấy chịu ảnh hưởng của tôn giáo và tâm linh. Vườn Anh cũng khác
với vườn Pháp. Một bên tôn trọng vẻ thiên nhiên, dễ gợi lên tình cảm lãng mạn, mơ
mộng; một bên bài trí có hệ thống, ngay hàng thẳng lối, biểu lộ tinh thần duy
lý của con cháu Descartes. “Văn hóa đặt ưu tiên cho ý nghĩ về thực dụng, về an
ninh, về giàu có, khác với văn minh đặt giá trị trên tâm linh và thẩm mỹ” (Le
Monde, 23-1-2014). Đặt văn minh trên tiêu chuẩn tinh thần như vậy, không thể
nói văn minh nào cao hơn văn minh nào. Ai dám nói vườn Anh đẹp hơn vườn Pháp,
vườn Tàu cao cấp hơn vườn Nhật? Thế nhưng phần đông định nghĩa ngày nay không
đặt văn minh ở trên cao, văn hóa ở dưới thấp như vậy. Văn minh, theo phần đông,
liên quan đến những yếu tố vật chất hơn là tinh thần, tuy rằng không phải gạt
bỏ hoàn toàn yếu tố tinh thần. Chỉ định nghĩa như vậy mới bảo vệ được quan điểm
cho rằng có văn minh cao, văn minh thấp. Bởi vì, nếu dựa trên những yếu tố vật
chất (kỹ thuật, khoa học, kinh tế…) thì mới đưa ra được ý niệm Tiến Bộ, mà đã
nói Tiến Bộ thì quả thực có xã hội này chậm tiến bộ hơn xã hội kia. Từ hồi thế
kỷ XVIII, các tác giả đã nói đến sức năng động của các xã hội Âu châu trên lĩnh
vực kinh tế, triết học, khoa học, so với tình trạng trì trệ của các xã hội Á
châu và Trung Đông. Montesquieu khẳng định: tư tưởng ở Âu châu biến chuyển,
trong khi Á châu cứ nhai đi nhai lại quá khứ. Trên đường tiến bộ, Cách mạng Pháp
hạ bệ một giai cấp gắn liền với quá khứ, đưa một giai cấp khác lên, năng động
hơn. Sau đó đến phiên cách mạng kỹ nghệ làm đảo lộn xã hội lần nữa, mang lại thịnh
vượng hơn. Văn minh, mà cơ sở nòng cốt là vật chất, làm biến đổi thượng tầng, hoạt
động xã hội phát triển lên, con người mở mang hơn, tự do hơn, nhân loại tiến bộ
hơn.
Nhận định nghĩa văn minh như vậy, dựa
trên tiến bộ kỹ thuật, khó mà không thấy địa vị ưu thắng của Âu châu ngày trước
và cả Tây phương bây giờ. Tôi là dân thuộc địa cũ, ấm ức cái nhục ngày xưa, cho
nên tìm đến một ông thầy khác nhận định về tiến bộ của cả nhân loại, không
riêng gì của Âu châu trong một khoảng thời gian nhất định, nghĩa là từ thế kỷ
XVII, XVIII. Nhìn tổng thể cả nhân loại như vậy thì tiến bộ là gỉ? Tôi tìm đến
ông thầy thứ hai, Claude Lévi-Strauss. Nhà nhân chủng học này phân biệt hai
loại xã hội: “xã hội lạnh” và “xã hội nóng”. “Xã hội lạnh” hoạt động như đồng
hồ, “xã hội nóng” hoạt động như động cơ hơi nước. Các “xã hội lạnh” (xã hội tiền
sử chẳng hạn) có văn hóa nhưng không có lịch sử vì chỉ lặp đi lặp lại y hệt, từ
thế hệ này qua thế hệ khác, tránh mọi thay đổi về kỹ thuật, cách sống, thân tộc
hay cách tổ chức quyền lực. Các “xã hội lạnh” có khuynh hướng sẽ biến mất, bị
nuốt, bị phá hủy bởi các “xã hội nóng”. Ngày nay, ai cũng biết “xã hội nóng” là
các xã hội nào. Ai cũng biết xã hội năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, mỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội… Và ai chắc
cũng lo, không biết xã hội ta có đang nguội dần không? Hôm nay cái đồng hồ đều
đặn gõ 12 tiếng, ngày mai cũng đều đặn leng keng 12 tiếng y hệt, và ngày kỉa,
ngày kia, ngày kìa cũng vẫn 12 tiếng ấy, biết rồi khổ lắm nói mãi.
Làm tổng hợp trên các điều vừa nói -
vật chất và tinh thần, cá nhân và tập thể, tiến bộ và trì trệ - tôi đi đến kết
luận của một ông thầy thứ ba, nhà xã hội học Edgar Motin: “Văn hóa là toàn thể
những niềm tin, những giá trị đặc thù của một tập thể riêng biệt. Văn minh là
những gì có thể thuyên chuyển từ tập thể này qua tập thể khác: kỹ thuật, kiến
thức, khoa học… Chẳng hạn văn minh Tây phương mà ngày nay đã lan ra toàn cầu
hóa, là một văn minh được định nghĩa là toàn thể những phát triển về khoa học,
về kỹ thuật, về kinh tế”.
Nhưng ông nói thêm một điều quan
trọng: “Và chính văn minh Tây phương ấy ngày nay đang mang đến nhiều hậu quả tiêu
cực hơn là tích cực. Đây là điều cần phải cải tổ, nghĩa là cần phải có một
chính sách văn minh” (Le Monde, 3-1-2008).
Văn minh
và văn hóa
Đoạn sau trùng ý với Lévi-Strauss.
Nhà nhân chủng học này mượn từ “entropie” trong nhiệt động học để nói rằng văn
minh có khuynh hướng tiến đến tình trạng xáo trộn của hệ thống: gia tốc, dân
số, tranh chấp xã hội, cạnh tranh kinh tế, đụng độ vũ trang, chạy đua khí giới,
chiến tranh, vắt kiệt tài nguyên, phá hủy thiên nhiên, tiêu thụ phung phí… Làm
sao chữa lại những hậu quả “tiêu cực” ấy? Lévi-Strauss cậy đến văn hóa, và văn
hóa theo ông là tâm linh, đạo đức, triết lý, nghệ thuật và chính trị. Chính trị
theo nghĩa nguyên thủy của Hy Lạp ngày xưa: là cách tổ chức nhà nước thế nào để
đạt được phúc lợi chung. Ta thấy đó, ta trở lại với những gì ta nói từ đầu: sự lẫn
lộn giữa văn hóa và văn minh.
Vậy thì tôi cũng đành lẫn lộn
thôi. Suy nghĩ như một người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, tôi
trả lời rằng một dân tộc văn minh là một dân tộc có văn hóa cao, nghĩa là năng
động, nghĩa là không trì trệ, trên mọi phương diện, vật chất cũng như tinh
thần, đầu óc cá nhân cũng như tổ chức xã hội, quyền lực, tiến bộ cùng với xu
hướng của thế giới, nhưng không quên rằng mỗi người đều là con cháu thừa tự.
Tôi xin cắt nghĩa mấy chữ sau cùng.
Mỗi sáng tạo, hủy diệt, hay mỗi biến chuyển của một nền văn minh đòi hỏi phải
có thời gian. Vì vậy, trong lịch sử các nền văn minh, cũng như trong nếp suy
nghĩ về văn minh, ý nghĩa thừa tự là căn bản. Một nền văn minh được xây dựng lần
hồi, làn sóng này tiếp theo làn sóng khác, về giá trị, về tập tục, về niềm tin.
Phải có thời gian để biến chuyển và để củng cố. Để thâu nhận từ bên ngoài và để
bảo tồn tận bên trong. Hiện nay, cách mạng tin học và tình trạng toàn cầu hóa
có khuynh hướng đồng hóa hết thảy mọi nền văn minh. Nếu chạy theo “văn minh kỹ
nghệ”, tiến bộ vật chất một cách mù quáng, không chừng ta thắp một cây hương
cho tổ tiên nào không phải là của ta.
Con
đường duy nhất: dân chủ
Riêng về mối tương quan giữa tập thể
và cá nhân, phải nhấn mạnh rằng một tập thể không thể văn minh nếu con người
trong đó không văn minh. Giáo dục, chính là để đào tạo nên những con người văn
minh. Và thế nào là con người văn minh? Là biết
yêu Chân, Thiện, Mỹ. Yêu Sự Thật, yêu Cái Tốt, Cái Đẹp. Chỉ nói Sự Thật mà thôi.
Thế nào là yêu Sự Thật? Là ghét Giả Dối, Nói Láo. Giáo dục là không dạy con trẻ
đưa Nói Láo lên thành hệ thống cai trị.
Nhưng muốn có một nền giáo dục như
vậy, tất nhiên phải đặt chính trị lên hàng đầu. Bởi vì chính trị chỉ huy giáo
dục. Xưa nay nhà trường chỉ có hai loại: nhà trường dạy phán đoán và nhà trường
không dạy phán đoán. Loại nhà trường sau là để minh họa.
Cho nên, cuối cùng, con đường phát triển đi đến văn minh của dân tộc không có
cách nào khác dân chủ. Bắt đầu bằng thực tâm muốn thực hiện dân chủ. Rồi có thể
không vội. Dân chủ hóa lần hồi. Nhưng đừng làm khác nói. Và người dân cứ
lấy sáng kiến mà làm. Bước tới chứ đừng bước lui. Và thấy rằng xu hướng dân chủ là không tránh được, không trước thì
sau thôi, bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát mọi chướng ngại.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 257)
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 257)