Thursday, May 19, 2016

Trinh Cong Son VII

Musicians, Artists and the War
In that war TCS had no footing.  Of course the Communists would not accept him: to them, there was no ambivalent attitudes; those who refused to be on their side was considered enemies.  On the other hand, the anti-Communists condemned TCS as a traitor.  But if one reads only his post-1975 lyrics, one will find there is no flattery about government officials and political leaders.  His lyrics  remain praises for love, brotherhood and national fellowship.  No place for hatred propaganda which one finds in Xuan Dieu when the "poet of lovers" called for landlord indictment:
Pull them out, drag them up here
Force them to kneel and to prostrate on the ground till they die
Command them to stand; never let them sit
Demand them to have their faces up, and their bodies laid bare  


How about his antiwar music before 1975?  TCS only did what a musician or an artist would do: describing the war tragedy, and the suffering destiny of his fellow Vietnamese.  Who would not share the same dream with TCS's about one day "when people in my country no longer have to kill one another, little boys and girls will roam around the streets, singing children's popular verses."
There is one question that is worth our consideration: Did TCS, to some extent, influence the collapse of South Vietnam?  Possibly.  Probably.  A soldier who is touched by:

Thousands of bombs were dropped onto paddy fields 
.....
Regions after regions with flesh and bones lying bare, among which are mothers' and sisters'.

will definitely have no heart to fight, in sharp contrast with his counterparts, fanatic militants.  A soldier who laments that

O the war has taken away all my friends
the cavalier's horse, its hooves getting weak and tired, has collapsed on its homeland's hills

definitely cannot fight as hard as his counterpart who has been taught since birth to "eat his enemies' livers and drink their blood."
An army that day and night listen to such lines as:
The old man crouched
as he heard the explosion
The naked little child
was crying for his lost childhood

definitely will not enjoy spraying their machine guns as endlessly as those whose lives have been spent chanting about bottomless trenches, which they compared to their profound hatred against the enemies (from "A Song about Pulling Up Cannons").  If the war which Southerners fought for had any meaning, the true meaning was probably that, everybody in such a society -- musicians and artists included -- enjoyed the freedom of expression.  But that was also the weakness of the democratic regime (in the relative meaning of  democracy):  Every person had his/her own idea, contradictory with one another, which made it hard to unite and work together ---another fundamental reason for the democracy to exist.  Such was the price the South had to pay, for it had no other alternative.  Winston Churchill said, "Democracy is the worst regime, not to mention other regimes."
One cannot blame the musician for expressing his emotions about his fellow people's sufferings.  Even PD,  the composer of the song to praise Pham Phu Quoc, who died during his flight to drop bombs in North Vietnam,  [He was named Quoc/He was named as "nation"/Naming the human [baby] implies dedicating national love [to the baby] in the cradle] had to lament that "[i]f I kill you, with whom can I live?"

One cannot blame the musician for expressing his emotions.  It may sound impossible and unbelievable, but it was true that antiwar vigil nights actually took place at Van Khoa University, right at the center of Saigon, with police and MPs  besieging the areas surrounding the campus.  Had TCS lived in the North, he would have died in some concentration camp, and we would never have been able to enjoy his beautiful pieces of music such as  "Diem Xua" ("Diem of the Old Days"), or "Tuoi Da Buon" ("The Age of Melancholic Stones").


(To be continued)

Source:
"Trịnh công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung

Nghệ sĩ và cuộc chiến

Trong cuộc chiến ấy, TCS không có chỗ đứng.
Người Cộng Sản không chấp nhận anh là chuyện đương nhiên. Với người CS, không có chuyện lưng chừng, lưỡng lự, phân vân. Những người không hoàn toàn theo họ là những kẻ thù. Những người chống Cộng lên án Sơn đã trở cờ. Nhưng đọc kỹ những lời ca anh viết sau 75, không thấy một lời ca chứng tỏ anh về hùa, tâng bốc nhà cầm quyền. Nó vẫn chỉ là những lời ca ngợi tình yêu; kêu gọi tình anh em, nghĩa đồng bào. Không hề thấy hô hào thù hận, như Xuân Diệu chẳng hạn, khi “nhà thơ của tình yêu” (!) kêu gọi đấu tố năm nào:

Lôi cổ bọn chúng ra đây
Bắt quỳ gục xuống đoạ đầy chết thôi
Bắt chúng đứng,cấm cho ngồi
Bắt chúng ngước mặt, vạch người chúng ra
Còn nhạc gọi là phản chiến trước 75? TCS chỉ làm công việc của một nghệ sĩ: diễn tả cái thảm kịch của chiến tranh, cái đọa đầy của một dân tộc. Ai mà không chia sẻ giấc mộng của Sơn: Khi đất nước tôi không còn giết nhau, trẻ em đi hát đồng dao ngoài đường.
Một câu hỏi đáng được đặt ra: TCS có ảnh hưởng xa gần đến việc miền Nam thua trận? Có thể. Rất có thể. Một người lính xúc động vì hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng/từng vùng thịt xương có mẹ có em chắc chắn không chiến đấu hăng say bằng những người cuồng tín. Một người lính than vãn

Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đồi quê hương,

chắc chắn không chém giết hữu hiệu bằng một người lính suốt đời chỉ đưọc dạy ăn gan uống máu quân thù. Một quân đội suốt ngày nghe (trên đài phát thanh nhà nước!) những câu:

Người già co ro,
Buồn nghe tiếng nổ
Em bé lõa lồ,
Khóc tuổi thơ đi,
... chắc chắn không xả súng tưng bừng bằng một cán bộ suốt đời chỉ biết vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù (Hò kéo pháo). Nhưng nếu cuộc chiến đấu của miền Nam có ý nghĩa, cái ý nghĩa ấy chính ở chỗ nó cho phép mọi người, trong đó có nghệ sĩ, được tự do diễn đạt tư tưởng của mình. Đó là cái yếu của một chế độ dân chủ, ngay cả dân chủ tương đối. Năm người mười ý, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Đó cũng là lẽ sống của một nền dân chủ. Đó là cái giá phải trả, bởi vì không có chọn lựa nào khác. Nói theo kiểu Winston Churchill: dân chủ là chế độ dở nhất, nếu không kể các chế độ khác.

Khó trách người nghệ sĩ bày tỏ sự rung động của mình trước cái đau thương của đồng bào. Ngay cả Phạm Duy, tác giả bài ca tụng Phạm Phú Quốc, người đã tử nạn trong chuyến oanh tạc miền Bắc,

Ðặt tên cho anh anh là Quốc
Ðặt tên cho anh anh là nước
Ðặt tên cho người đặt tình yêu nước vào nôi,

cũng đã kêu giết người đi thì ta ở với ai? Khó trách nghệ sĩ bày tỏ sự rung động của mình. Cái điều lạ, cái cảnh khó tin nhưng có thực, là những đêm không ngủ chống chiến tranh ở Văn Khoa ngày xưa diễn ra ngay ở trung tâm Sài Gòn, với… cảnh sát, quân đội giữ an ninh chung quanh sân trường. Nếu TCS sống ở miền Bắc, chắc chắn anh đã bỏ mạng trong trại cải tạo, và chúng ta sẽ không bao giờ có được những Diễm xưa, Tuổi đá buồn…