Sunday, May 29, 2016

Trinh Cong Son IX

Beauty Will Save Humanity
Humans have killed, imprisoned and tortured one another in the name of "God", a good cause, dogmatic beliefs, patriotism, and "Truth."  Humans never kill their fellows in the name of beauty.  They may wage wars because of their beliefs in the Bible, the Koran, Hitler, Mao, or Marx;  but there have never been any massacre caused by Picasso, Beaudelaire or Nguyen Du.  When there is no longer hatred later on, what people remember about TCS will be his beautiful songs with their humanistic lyrics.
Beauty will save humanity.  Beauty refers to not only works of arts.   It also means human love and fraternity, and a society in which people lead a decent and honest life.  The most effective way to destroy a nation is to achieve success in life by means of fraudulence, imposture and inhumane treatments.  Morphing Xuan Dieu, the poet who had once written "I am so innocent, so naive/ [that]I only know how to love, nothing else," into one who screams and yells with hatred:" drag them out here" is the most horrible and appalling product in the process of destroying beauty. 
Ismail Kadaré said that even in the most difficult times we have to be serious about cultural issues.   Kadaré was born in Albanie, one of the most terrible totalitarian regimes in the world.  He grew up there and became a writer in extremely difficult times, under strict censorship in a country of three million people living in poverty and illiteracy.  He wrote in Albanian, with prudent and responsible attitudes.  Today Kadaré is considered one of the most influential writers in the world.
What is the use of arts and beauty? Probably none.  But life without beauty would be completely dull and tasteless.  Imagine a world in which there were no Michelangelo and Van Gogh; just as you visited a Paris without the Eiffel, and New York without the Statue of Liberty.
Listening to Céline telling the stories about the evening concerts at Sarajevo, I realized that in a country ravaged by wars and poverty, Van Khoa University might not have any practical value, but it was the essential spine for a people who wanted to reach out and improve.

(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung



Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại.

Người ta đã từng giết nhau, hành hạ nhau, bỏ tù nhau nhân danh thượng đế, nhân danh chính nghĩa, nhân danh giáo điều, nhân danh đất nước, nhân danh đồng bào, nhân danh chân lý. Chưa bao người ta giết nhau nhân danh cái đẹp. Người ta giết nhau vì thánh kinh, vì Coran, vì Hitler, vì Mao, vì Mác, chưa bao giờ người ta giết nhau vì Picasso, vì Beaudelaire, vì Nguyễn Du. Sau này, khi giận hờn sẽ quên, những gì người ta nhớ lại về TCS là những bài hát, những câu thơ đẹp.
Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. Cái đẹp không phải chỉ là những tác phẩm văn hóa. Cái đẹp còn là, cũng là, nhất là tình người, một xã hội của những người tử tế, lương thiện. Đem cái dối trá, đểu cáng, bất nhân làm tiêu chuẩn cho đời sống là cách hữu hiệu nhất để làm tiêu vong dân tộc. Biến Xuân Diệu, tác giả của “tôi khờ dại quá, ngây thơ lắm. Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì”, của “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”, thành một người gào thét, căm hờn “lôi cổ bọn chúng ra đây”, là thành quả ghê rợn nhất của công cuộc hủy diệt cái đẹp.

Ismail Kadaré nói ngay cả trong những lúc cực kỳ khó khăn vẫn phải có thái độ nghiêm trọng đối với văn hoá. Kadaré sinh ra, lớn lên và viết văn trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, ở một nước Cộng Sản độc tài bực nhất thế giới: Albanie. Kadaré viết văn trong một xứ kiểm duyệt khắt khe, một nước vỏn vẹn ba triệu dân, nghèo đói, người mù chữ đông hơn người biết đọc, biết viết. Và viết bằng tiếng Albanie. Mặc dầu vậy, ông viết văn với một thái độ cẩn trọng. Ngày nay, Kadaré được coi là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế giới.
Nghệ thuật, cái đẹp có công dụng gì? Chẳng có công dụng gì. Nhưng đời sống không có cái đẹp sẽ buồn tẻ biết bao nhiêu. Bức tượng của Michel Ange, bức tranh của Van Gogh không có công dụng gì, nhưng hãy tưởng tượng một thế giới không có Michel Ange, Van Gogh. Hãy tưởng tượng Paris không có tháp Eiffel, New York không Nữ Thần Tự Do.

Nghe cô nàng Céline kể chuyện về những buổi trình tấu ở Sarajevo, tôi hiểu rằng trong một xứ chiến tranh, nghèo đói, một trường Văn khoa chẳng có ích lợi thiết thực gì, nhưng nó là cái cốt yếu cho một dân tộc còn muốn vươn lên.