Friday, May 6, 2016

Trinh Cong Son -- Part V


TCS's lyrics are different from Pham Duy's.  The latter's is the masses' verse, and the images in PD's lyrics are the people's.  Many sentences and images in PD's music are probably either his own or have been borrowed from the masses' poetic language.  This is a sincere compliment, not a criticism.  Knowing how to use the masses' language to voice the national feelings and emotions in a profound way actually demands a special talent, a gift to appreciate and praise them, which not everybody may have. PD's lyrics are so easy for all of us to understand, and his images, so familiar, because, subconsciously, we have been imbued in the masses' verse for thousands of years.  In an old article of mine, published in Vietnam years ago, I wrote that Thai Thanh has an ageless singing voice, for it has attracted and appealed to (more than?) three generations.  I now would like to add: in PD's songs, Thai Thanh's voice has become ageless, because the Vietnamese have been listening to such vocal language for thousands of years.  The voice inspires in our minds many images: green rice paddies, young countryside women giggling, thin grey smoke rising from thatched roofs, temple bells echoing from afar, peasants' singing and exchanging verses during abundant harvest times, the sobbing voice of a soldier's blind old mother whose son was at the front, and all the laments of the poor and the outcasts.  PD lived with popular verse.  He breathed in it, cried and laughed through it.  There was scarcely anyone else who could be more Vietnamese than PD.  The only exception was probably Nguyen Binh (a well-known Vietnamese poet).  NB was popular verse, and popular verse was NB.
Two muscians, two wars
TCS and Khanh Ly performed in front of Van Cafe on Van Khoa's yard.  The audience could range from thousands to only five or seven people.  The songs were not just about love.  Gradually, TCS was getting more and more obsessed with the war: from the initial romantic image of a "street sweeper stopped work to listen" [to the echoes of mortars and rockets] to more specific and graphic war scenes later on:
One spring morning
walking in the open field,
a child unknowingly stepped on a claymore mine .
His corpse, footless.

TCS's love songs are like sighs: if they sound sad, the sadness is fleeting: "winter [is] slipping away out of one's reach; summer [is] covered with smoke and clouds;" and if they convey any blames, the blames are very subtle: "each lover leaves me like small creeks."   His is a Zen attitude, genuinely Zen-like: "on my shoulders are the moon and the sun, shining through the whole life journey home."
But when talking about war, TCS groans with indignation.  War is no longer echoing from afar; it is directly in front of you: "Corpses floating in the river, corpses dried up in the sun in the paddy fields/on the rooftops,/on the winding streets"  The more accelerating the war, the more tragic TCS's laments.  He describes "naked children" who "wander all through their lives," "corpses lying lonely on the steps of a temple," the claymore mines, and "those who died twice."  The war becomes more and more ferocious, casting horror over the whole nation.
Thousands of army convoys, carrying claymores and grenades into cities;
Regions after regions with flesh and bones lying bare, among which are mothers' and sisters'.
TCS in war becomes a deranged person, "wandering on the high hills one afternoon. singing over dead bodies." What a tragic and ghostly image -- that of a poet walking unsteadily along Bai Dau (Mulberry Beach), singing over dead bodies.  Wandering on the high hills close to dead corpses is obviously a tragic image, but singing over the dead definitely has absurdly ghostly and zombie-like implications.  It reminds us of the war tragedy in "Guernica" by Picasso.

(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung


Ngôn ngữ TCS khác với ngôn ngữ Phạm Duy (PD). Ngôn ngữ PD là ngôn ngữ ca dao. Hình ảnh của PD là hình ảnh của ca dao. Nhiều câu, nhiều hình ảnh trong nhạc PD không hiểu là của PD hay mượn từ ca dao. Đó không phải một lời chỉ trích; đó là một lời ca ngợi. Bởi vì dùng ngôn ngữ của một dân tộc, nói lên tình tự của dân tộc không phải ai cũng làm được, là một điều rất đáng tự hào.

Lời ca của PD ai cũng hiểu, hình ảnh của PD ai cũng đã từng thấy, vì trong tiềm thức, chúng ta đã sống với ca dao từ hàng ngàn năm nay. Trong một bài báo ngày xưa ở trong nước[8], tôi viết tiếng hát Thái Thanh không có tuổi, vì đã làm say mê ba thế hệ. Tôi nghĩ thêm: tiếng hát Thái Thanh qua nhạc PD không có tuổi vì chúng ta vẫn nghe từ hàng ngàn năm nay. Tiếng hát ấy gợi ra trong đầu người nghe những cánh đồng lúa xanh, tiếng cười rúc rích của cô thôn nữ, những làn khói lam trên những mái nhà tranh, tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng hò hát của người nông dân những ngày được mùa, tiếng nghẹn ngào của bà mẹ mù mắt chờ con đi chinh chiến, tiếng than vãn của những đời lầm than, đen tối. PD sống với ca dao, thở với ca dao, cười khóc bằng ca dao. Ít có người Việt nam nào Việt Nam hơn PD. Có lẽ có một người: Nguyễn Bính. Nguyễn Bính là ca dao, ca dao là Nguyễn Bính.
hai nghệ sĩ, hai cuộc chiến

Trên bãi cỏ trường Văn Khoa, trước quán Văn, TCS và Khánh Ly hát trước hàng ngàn người hay chỉ năm, bẩy anh em. Không phải chỉ hát cho tình yêu. Sơn càng ngày càng bị ám ảnh bởi chiến tranh. Từ hình ảnh lãng mạn của người phu quét đường dừng chổi đứng nghe, chiến tranh trở thành cụ thể hơn, ghê rợn hơn :

Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé ra đồng
Đạp trái mìn nổ chậm
Xác không còn đôi chân.

Nhạc tình TCS là những tiếng thở dài, có buồn cũng chỉ buồn thoang thoảng: mùa đông vời vợi, mùa hạ khói mây, có trách cũng chỉ trách nhẹ nhàng: từng người tình bỏ ta đi, như những giòng sông nhỏ. Một thái độ rất thiền, rất ‘zen’: trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Nói về chiến tranh, TCS kêu gào, phẫn nộ. Chiến tranh không còn từ xa vọng về như những ngày đầu, nó ở trước mắt: Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng/trên nóc nhà thành phố trên những đường quanh co. Cùng với cuộc chiến càng ngày càng dữ dội, tiếng kêu gào của Sơn càng ngày càng thảm thiết. Anh nói đến những em bé loã lồ, suốt đời lang thang, đến những xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa, đến những trái mìn nổ chậm, người chết hai lần. Chiến tranh trở thành khốc liệt, tang tóc đổ xuống dân tộc kinh hoàng.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
Từng vùng thịt xương, có mẹ có em.
TCS của chiến tranh trở thành một người dở điên, dở dại, thất thểu, chiều đi trên đồi cao, hát trên những xác người. Hình ảnh bi thảm, ma quái. Một thi sĩ thất thểu trên Bãi Dâu, hát bên những xác người. Đi trên đồi cao, bên cạnh xác người là một hình ảnh bi thảm, nhưng hát bên những xác người, hình ảnh mang thêm một cái gì ma quái, điên dại. Bi đát như chiến tranh với những con ngựa hý điên cuồng trong tác phẩm Guernica của Picasso.