Thursday, May 12, 2016

Trinh Cong Son -- Part VI

TCS's war lyrics are different from his love counterpart.  War in TCS's music also differs from that in PD's.  PD had "the advantage" of a witness going through the war against French colonialists, a war where the front line between the French enemies and the Vietnamese nationalists was clearly defined.  At the age of 24, PD joined the resistance war, just like thousands of other Vietnamese youths.  No wonder war in PD's music was depicted as a heroic one with all the glory of a good cause.  There was no emotional conflicts or painful remorse in PD's music during his pre-war compositions (songs).  PD made a choice naturally and with little difficulty.  Without any hesitation, he participated in the war, responding to the national call to the front.  In addition to the heroic glory was the bourgeoisie young man's romantic ideal in his early twenties, filled with youthful enthusiasm.  It was a war in which there were "young country women carrying harvested rice for young soldiers to kill the enemies,"  and in which soldiers, during a short rest by a bridge near the northern borders, still dreamed about their loves who stayed home far away from them.
That does not mean there is no war tragedy in PD's music.  In his music we find a mother at Gio Linh searching for her son's body beheaded by the enemies, and a wounded soldier's mother who has become blind after the long wait, and who is trying to reach for her son to welcome him home, even though she now can no longer see him with her own eyes.  PD said he had composed three songs about wounded veterans, because he himself had lived through three wars.  The composer of The North-South Thoroughfare said that he was different from his contemporary composers, because they emphasized only the combative features (to invoke bellicose behaviors), while he mentioned both the heroic and the tragic aspects of the war.  However, the destructive and tragic sides of the war made him recognize the true meaning of the resistance war more clearly.  PD was among those who are against wars, as Malreaux said,.  Different from those who enjoy waging wars because to them war was a way to make a living, PD participated in the war without any hesitation, simply because he believed without doubt that it was his duty to follow a good cause.
The war TCS experienced was different as he viewed it as a civil war in which the victims were the nation and the Vietnamese people:

Thousands of bombs were dropped onto paddy fields 

Vietnamese homes were engulfed in red flames in village corners

If one turned up the dead corpses, one would only see faces of one's own country fellows  --faces of parents, and of brothers and sisters....Next to the bodies of the old were those of innocent children:

Which one is my younger sibling among the bodies lying in these holes and trenches, those engulfed in the burning flames, or  those scattered on the patches of potatoes and corns ?

Those lyrics remind us of Quang Dung's war poems:

Have you ever seen my Mom?
Probably among the dead bodies of the old lying all over the paddy fields
I also have a little innocent brother
How could one count the many corpses of little children floating in the river

Even at the same period of time during the war PD and TCS still had different viewpoints.  To TCS, it was a civil war in which the victims were the Vietnamese people. To PD, it was a prolonged anti-Communism war, although later on, probably because of practical needs to make a living or due to some other reasons, PD gave up his role as a dedicated nationalist musician and an idealistic representative of his generation, and led his life as a "surrender in servitude" when he praised the pilot Pham Phu Quoc's death:

He was named Quoc
He was named as "nation"
Naming the human [baby] implies dedicating national love [to the baby] in the cradle

On the other hand, when composing a song about the death of another pilot, TCS did not mention his feat nor his heroism; he simply described a human's destiny.

He lay down, who had once come into this world,
had enjoyed his life here [with us],
and had flown high up in the sky

In PD"s " A Souvenir for You," a song based on Linh Phuong's poem, there was a line which runs like this:
You have returned a defeated general with no legs

Had TCS been the lyrics writer for the song , he would have changed the statement into:
You have returned because you have lost both legs 

To TCS, there was no winner nor loser  -- only the Vietnamese as victims pushed into a civil war.  As long as the soldier's legs had not been amputated, he would continuously have been involved in the battles at the front.  Such was the most tragic view upon the war.


(To be continued)

Source:
"Trịnh Công Sơn và những ngày Văn Khoa"
by Trần Công Sung


Ngôn ngữ TCS về chiến tranh khác với ngôn ngữ TCS về tình yêu. Chiến tranh trong nhạc TCS cũng khác chiến tranh trong nhạc Phạm Duy. PD có “cái may” sống trong một cuộc chiến tranh chống Pháp, có địch, có thù, chiến tuyến phân minh. PD 24 tuổi lên đường tham gia kháng chiến, như hàng ngàn hàng vạn thanh niên khác. Chiến tranh trong nhạc tiền chiến của PD nó hào hùng, nó bừng bừng khí thế. PD tiền chiến không có cái cấu xé, cái dằn vặt. Cái chọn lựa của PD nó hiển nhiên.
Nhạc PD không có cái lưỡng lự, nó là một tiếng quân ca, tiếng gọi lên đường. Bên cạnh cái hào hùng là cái lãng mạn của một trí thức tiểu tư sản ở tuổi 20, của một nghệ sĩ giầu tình cảm. Đó là cuộc chiến của những cô nàng gánh lúa cho anh đi diệt thù, của những chiến sĩ dừng chân trên chiếc cầu biên giới tưởng tới người yêu ở quê xa.
Điều đó không có nghĩa là trong nhạc PD không có cái bi thảm của chiến tranh. Nhạc PD có Bà Mẹ Gio Linh lên đường đi kiếm xác con bị giặc chặt đầu, có bà mẹ đón người con thương binh trở về, tiếc rằng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ. PD nói ông làm tới ba bài người thương binh vì ông sống qua ba cuộc chiến. Tác giả Con Đường Cái Quan nói ông khác xa những nghệ sĩ khác thời tiền chiến vì họ chỉ làm nhạc hùng; trong khi ông nói cả đến cái bi thảm của chiến tranh. Nhưng cái tàn phá của chiến tranh, cái thảm họa đổ lên đầu dân tộc càng khiến PD thấy cuộc chiến tranh của mình có ý nghĩa hơn. PD thuộc những người, như Malraux nói, không thích chiến tranh, (bởi vì có những người thích chiến tranh, coi đó là lẽ sống) nhưng tham chiến một cách dứt khoát vì là chuyện phải làm.
Cuộc chiến của TCS khác, cái nhìn của TCS khác. Đối với Sơn, đó chỉ là một cuộc nội chiến tương tàn. Nạn nhân là nước Việt, người Việt:

Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn

Lật xác người chết, chỉ thấy đồng bào, cha mẹ, anh em:

Bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy bên những vồng ngô khoai

Những câu hát làm người ta nghĩ đến chiến tranh của Quang Dũng:
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Ngay cả ở cùng một thời điểm, cái nhìn về chiến cuộc của hai nhạc sĩ cũng khác nhau. Với TCS, đó là một cuộc nội chiến mà người Việt Nam là nạn nhân. Với PD, đó là cuộc chiến Quốc Cộng nối dài, mặc dù sau này, Phạm Duy, vì cơm ăn áo mặc, hay vì một lý do gì khác, đã vứt bỏ cái hình ảnh của một nghệ sĩ dấn thân, đánh đổi vai trò thần tượng của một thế hệ để đóng vai trò “hàng thần lơ láo”. Ca ngợi cái chết của một phi công, Phạm Phú Quốc, PD nói:

Ðặt tên cho anh anh là Quốc
Ðặt tên cho anh anh là nước
Ðặt tên cho người đặt tình yêu nước vào nôi.
Viết cho một phi công khác tử trận, TCS không nói đến chiến công, không ca ngợi anh hùng, chỉ nói đến một kiếp người:

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời này
Đã bay cao trong vòm trời này.
Trong bài “Kỷ vật cho em”, thơ Linh Phương, PD phổ nhạc, có câu: anh trở về bại tướng cụt chân. Nếu Sơn là tác giả, tôi nghĩ chắc Sơn viết anh trở về vì đã cụt chân. Đối với Sơn, không có thắng có bại; chỉ có người Việt Nam bị cuốn hút vào một cuộc chiến tương tàn. Nếu chưa bị cụt chân thì còn đánh nhau. Đó là một cái nhìn cực kỳ bi đát về cuộc chiến.