Second, Buddhism values and respects all forms of life. It promotes the protection of all beings.
Third, Buddhism advocates interdependence and interconnectedness among all species.
Fourth, Buddhism emphasizes the role and responsibility of humans in his/her own life and in society.
Fifth, Buddhism helps to cure the human mind's illnesses.
Sixth, Buddhism trains humans to be compassionate, wise, and courageous.
Seventh, Buddhism promotes a new society of equality and dignity for all beings.
Eighth, Buddhism's ultimate goal is to liberate humans in order for them to achieve Enlightenment.
Ninth, Buddhism promotes self reliance and the individual's own efforts in self liberation and spiritual development.
Tenth, Buddhism emphasizes the individual's own efforts and experiences in his/her spiritual development and transformation.
Source:
Mười đặc điểm của Phật giáo
|
(lieuquanhue.vn)
|
đăng
ngày 19/05/2015
|
http://www.lieuquanhue.vn/phat-hoc/8424-m%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%B7c-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o.html
Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “In như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp cùng kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín ngưỡng và những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là đạo Như Thật.
Đặc điểm thứ hai là “tôn trọng sự sống”.
Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm
ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị
là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội và vì
tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống
không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh
sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu
muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sanh” để cứu
vạn loài. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha,
nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.
Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”.
Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không thể biệt
lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò
tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay là
ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu
(theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì
bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc
dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi
trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh.
Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận “người là trung tâm điểm của xã hội loài người”.
Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người
phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thực tế ở đâu cũng rõ
rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ
hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo
thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả
khổ hay vui, tiến hóa hay thái hóa, đều là do con người dã man hay văn
minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không
thể có chúa trời thứ hai.
Đặc điểm thứ năm là đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bịnh con người trước hết”.
Lý do rất rễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người,
xã hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi
phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã
hội là phản ánh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo
xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bịnh con người.
Tâm bịnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là
địa ngục; tâm bịnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người
rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất
cực lạc.
Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”.
Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt
lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí
thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành
gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng thì sẽ thành tình cảm và
nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hóa, dũng là
năng lực tiến hóa. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã
hội mới.
Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là “kiến thiết một xã hội mới”
mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở
lại vấn đề, phải là chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến
thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm
lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới.
Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: bình đẳng
trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.
Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là “tiến lên vô thượng giác”.
Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải
mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con
người tiến dần lên chop đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác,
địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật Đà.
Đặc điểm thứ chín là đạo Phật dạy phải “tự lực giải thoát”.
Đây là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư
dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí
tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà
đi. Con người mới phải là tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến
thiết; vô thượng giác là phải tự tu, tự chứng. Tự lực giải thoát là con
đường duy nhất của mười phương các Đức Phật, Bồ tát. An lạc không phải
cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Một điều nữa, nước trong bản chất là
nước đục, hoa sen không mọc trên cát vàng, cho nên người đạo Phật phải
tự lực giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế
gian đau khổ để tìm giác ngộ, thì kinh dạy, đó là đi tìm sừng con thỏ.
Phật tử không nên đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp
người ngu dốt dìu dắt họ. Hoa Đàm muôn thuở người ta chỉ tìm thấy trong
ao bùn, tuệ giác vô thượng chỉ có bởi chúng sanh.
Đặc điểm thứ mười của đạo Phật là “hiện chứng thể nghiệm”.
Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay
phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải
là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự
lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh
thần tự lực giải thoát mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng.
Thế nào gọi là sự hiện chứng? Ví dụ con đường đi đến Mai thôn có mười
đoạn. Người đi không ham, không thể ham nhảy vọt đến Mai thôn mà không
qua mười đoạn đường, mà phải đi từng bước, bước từng đoạn, được một đoạn
là đến Mai thôn một đoạn. Con đường vô thượng giác cũng vậy, nương theo
lời Phật chỉ dẫn, ta phải bước từng bước, hiện chứng đến đâu thể nghiệm
chân lý đến đó, cho đến khi toàn giác. Đức Phật tạo cho ta cái thang,
nhưng không kéo giàn hoa xuống hay đẩy thẳng ta lên được. Ta phải tự lực
mà trèo từng nấc thang lên giàn hoa chân lý. Trèo được nấc nào là tự
thể nghiệm chân lý nấc ấy. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ
nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật là thế.
Do tất cả đặc điểm trên đây, chúng ta thấy đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo. “Đạo Phật là tất cả”,
đó là một đặc điểm vừa cuối cùng vừa trước hết của đạo Phật. Cho nên
Phật tử không thực hành đạo Phật bằng cách để hoạt động của mình một
phần chính vào sự lễ bái, cầu nguyện. Phật tử thực hành đạo Phật là áp
dụng vào đời sống, áp dụng vào tất cả mọi hoạt động. Căn bản của đạo
Phật là như thật, tinh thần đạo ấy là bi, trí, dũng. Sống trong căn bản
và tinh thần ấy, Phật tử tự nhiên không thể không phủ nhận sự tàn sát,
sự manh động và sự nô lệ. Cho nên họ phải tự lực hành động để thượng
thượng thăng tiến. Và hành động ấy không có lãnh vực trong không gian,
không có giới hạn trên thời gian, không có phạm vi trong tổ chức, không
có khu phân trong trường hợp. Ở đâu và lúc nào, với ai và cảnh nào, Phật
tử cũng áp dụng căn bản và tinh thần bi, trí, dũng của đạo Phật vào để
tác động và chi phối, hầu tạo thành một thế giới tịnh độ. Cho nên đạo
Phật bao trùm tất cả. Nói ngược lại, tất cả có tinh thần đạo Phật mới
tốt đẹp.
TỲ KHEO TRÍ QUANG: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 54