Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy
04. ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)
IV.1
GIỚI THIỆU
Chương này trình bày tình huống bị
bệnh từ hai quan điểm bổ sung: Phẩm chất đáng khen ngợi của người bệnh và người
chăm sóc bệnh nhân. Những phẩm chất đáng khen ngợi này được mô tả trong hai bài
kinh liên tiếp trong Tăng nhất A-hàm (EĀ 32.8 và 32.9). Có một sổ điểm khác
biệt giữa hai bài kinh nầy và hai bài kinh tương đương trong Tăng chi bộ (AN
5.123 và 5.124).
Một trong những phẩm chất đáng khen
ngợi đối với một bệnh nhân theo bản kinh trong Tăng nhất A-hàm là lòng Từ
(mettā), là một trong bốn tâm vô lượng hay bốn phạm trú (brahmavihāra) thường
được đề cập trong kinh điển Phật giáo: Từ, bi, hỷ, xả.
Bốn tâm vô lượng này là những thái
độ lý tưởng để giao tiếp với những người khác, được đề cao trong tư tưởng và sự
tu tập trong Phật giáo Sơ kỳ. Từ “phạm trú” có nghĩa là nếu một người có tâm
rộng lớn như thế, khi qua đời sẽ được tái sinh cộng trú với phạm thiên
(brahma), cũng có thể hiểu nếu có được một trong bốn tâm rộng lớn đó người ấy
như thể đang trải nghiệm thiên đường trên trái đất này.
Tâm rộng lớn đầu tiên, tâm Từ -
mettā, là thái độ của lòng tử tế và mong muốn điều tốt lành đối với người khác,
mà bản chất của nó là đối nghịch với ác cảm, cáu kỉnh và ý định xấu xa. Tâm thứ
hai, tâm Bi - karuṇā, là lòng trắc ẩn, sẽ là một chủ đề lặp đi lặp lại trong
suốt cuốn sách này, đặc biệt dưới hình thức mong muốn giúp người khác giảm bớt
đau khổ và cung cấp cho họ các phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết.
Bản chất của tâm bi là đối nghịch với ý định làm hại người khác. Tâm Hỷ -
mudita là đối nghịch với sự đố kị, ghen tị và bất mãn. Tâm rộng lớn thứ tư, tâm
Xả - upekkha, làm tròn toàn bộ, là một thái độ bình thản, xả ly trong các tình
huống mà các thái độ khác sẽ không phù hợp. Tôi sẽ trở lại bốn tâm phạm trú nầy
như một pháp hành thiền tại thời điểm cận tử trong Chương XV.
IV.2
THẢO LUẬN
Trong bài kinh đầu tiên của Tăng
nhất A-hàm (EĀ 32.8), một bệnh nhân không phân biệt được loại thức ăn, thức
uống thích hợp và thời gian thích hợp để tiêu thụ những thứ này thì bệnh của
người ấy sẽ nặng hơn, và cũng như thế nếu bệnh nhân không dùng thuốc. Bài kinh
trong Tăng chi bộ (AN 5.123) cũng có lời khuyên tổng quát tương tự. Bệnh sẽ trở
nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân không làm những gì phù hợp và, liên quan đến những
gì phù hợp, không biết điều độ. Tương tự như thế nếu bệnh nhân không dùng
thuốc.
Những yếu tố khác ngăn cản sự phục
hồi của bệnh nhân trong bài kinh Tăng nhất A-hàm là thái độ cáu kỉnh và thiếu
lòng Từ đối với người săn sóc mình. Bài kinh trong Tăng chi bộ thay vào đó mô
tả một bệnh nhân không tiết lộ bệnh tình của mình xấu đi hoặc cải thiện và
không thể chịu đựng cơn đau. Cả hai bài kinh có điểm chung là liệt kê năm yếu
tố đối nghịch để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Kết hợp hai bài kinh và
trình bày kết quả tóm tắt, những phẩm chất sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh
chóng là:
• chỉ dùng thực phẩm và đồ uống
thích hợp,
• dùng chúng đúng lúc và có chừng mực,
• uống thuốc theo toa,
• tiết lộ trung thực trình trạng bệnh và không cáu kỉnh, khó chịu,
• nuôi dưỡng lòng Từ đối với người chăm sóc và kiên nhẫn chịu đựng cơn đau.
• dùng chúng đúng lúc và có chừng mực,
• uống thuốc theo toa,
• tiết lộ trung thực trình trạng bệnh và không cáu kỉnh, khó chịu,
• nuôi dưỡng lòng Từ đối với người chăm sóc và kiên nhẫn chịu đựng cơn đau.
Liên quan đến phẩm chất của một
người chăm sóc bệnh nhân trong bài kinh của Tăng nhất A-hàm (EĀ 32.9) và Tăng
chi bộ (AN 5.124), cả hai bài kinh đều đề cập đến vấn đề người chăm sóc thiếu
khả năng hoặc thiếu năng lực phán đoán khi quản lý thuốc chữa trị. Bài kinh
trong Tăng chi bộ trình bày vấn đề này bằng hai yếu tố trong đó người chăm sóc
thiếu khả năng pha chế thuốc và thiếu phán đoán khi nào nên dùng thuốc và khi
nào nên giữ lại. Yếu tố thứ hai trong kinh Tăng nhất A-hàm thay vào đó là sự sơ
suất, điều này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc cung cấp đủ thuốc và chăm sóc sức
khỏe của bệnh nhân.
Một đặc tính chỉ thấy được đề cập
trong bài kinh của Tăng nhất A-hàm là người chăm sóc thường hay nổi sân và ham
ngủ nghỉ. Đặc tính tiếp theo trong bài kinh Tăng nhất A-hàm và bài kinh Pāli
tương đương chuyển sang vấn đề người chăm sóc vì lợi ích vật chất. Trong bối
cảnh Ấn Độ cổ đại, các tu sĩ phải chăm sóc lẫn nhau, do đó một số tu sĩ phải
đảm nhận công việc điều dưỡng những người bị bệnh và cần được chăm sóc. Khi các
nguồn vật chất do các tín đồ cư sĩ cung cấp trở nên dồi dào để hỗ trợ bệnh nhân
và những người chăm sóc, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc những người bị bệnh có thể
được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm lợi vật chất và thực phẩm cung cấp. Thay vào
đó, như nêu ra rõ ràng trong bài kinh Tương ưng bộ, ta chỉ nên chăm sóc cho
người bệnh vì lòng vị tha, được thúc đẩy bởi tâm Từ.
Một yếu tố khác chỉ thấy trong bài
kinh Tăng chi bộ là sự ghê tởm mà một người chăm sóc bệnh nhân có thể cảm thấy
khi phải lau dọn phân, nước tiểu, đồ nôn mửa và đàm mủ. Yếu tố cuối cùng trong
cả hai phiên bản nêu rõ tầm quan trọng của việc trò chuyện với bệnh nhân. Bản
kinh Tăng nhất A-hàm cho thấy rõ rằng, nếu người chăm sóc không quay lại trò
chuyện với bệnh nhân, điều này sẽ cản trở sự phục hồi của bệnh nhân. Bài kinh
tương đương trong Tăng chi bộ nói cụ thể hơn về người chăm sóc không có khả
năng giải thích, khích lệ, làm cho người bệnh phấn khởi, hoan hỷ bằng những bài
Pháp thoại.
Nhu cầu chăm sóc tinh thần của bệnh
nhân và cung cấp một nguồn an ủi thông qua trò chuyện và khuyên dạy là một chủ
đề được trình bày trong các chương tiếp theo, cho thấy Đức Phật và các vị đệ tử
của Ngài vì lòng từ bi đến thăm người bệnh và người sắp chết để khuyên nhủ qua
các bài Pháp thoại. Liên quan đến bài kinh trong chương này, giáo sư De Silva
giải thích [*]:
Đáng chú ý ở đây là người chăm sóc
bệnh nhân phải có khả năng không những chỉ chăm sóc cơ thể người bệnh bằng cách
cho ăn và dùng thuốc đúng cách mà còn phải có khả năng chăm sóc tinh thần của
bệnh nhân. Người ta ai cũng biết rằng lòng tử tế của các vị bác sĩ và y tá gần
như có hiệu quả như thuốc chữa trị giúp bệnh nhân giữ vững tinh thần và chóng
phục hồi sức khỏe. Khi một người tuyệt vọng hoặc bất lực vì bệnh tật, một lời
nói tử tế hoặc một hành động dịu dàng trở thành nguồn an ủi và hy vọng.
Bài kinh trong Tăng nhất A-hàm và
Tăng chi bộ tiếp tục giải trình bằng cách liệt kê năm phẩm chất tốt của người
chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Kết hợp hai bài kinh một cách
tóm tắt và tập trung vào những điểm cốt yếu, sau đây là những phẩm chất chính
của người chăm sóc sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi của bệnh nhân:
• dùng thuốc đúng cách,
• chú ý đến nhu cầu của bệnh nhân,
• không ghê tởm với những chất ô uế do bệnh nhân tiết ra,
• sẵn sàng trò chuyện với bệnh nhân,
• luôn duy trì một động lực vị tha và không cáu kỉnh với bệnh nhân.
• chú ý đến nhu cầu của bệnh nhân,
• không ghê tởm với những chất ô uế do bệnh nhân tiết ra,
• sẵn sàng trò chuyện với bệnh nhân,
• luôn duy trì một động lực vị tha và không cáu kỉnh với bệnh nhân.
Toàn bộ các phẩm chất này cho thấy
giáo lý Phật giáo Sơ kỳ liên quan đến bệnh tật không chỉ giảng dạy đến những gì
trực tiếp trong phạm vi tu tập đưa đến giác ngộ. Mặc dù rõ ràng đó là mục tiêu
tối hậu hướng đến giác ngộ giải thoát, giáo lý đó cũng bao gồm các lời khuyên
thực tế cho những người bị bệnh.
Những lời khuyên như thế không phải
chỉ là những lời nói suông. Tạng Luật ghi lại câu chuyện chính Đức Phật đã tự
tay chăm sóc các vị tỳ-khưu bị bệnh, như là một tấm gương truyền cảm hứng cho
các vị đệ tử khác. Câu chuyện này là duyên sự để Đức Phật giảng về năm đặc tính
của người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân, như ghi lại trong tạng Luật cũng
như trong Tăng chi bộ và Tăng nhất A-hàm.
Theo tạng Luật Pāli (Chương Y Phục,
Đại Phấm), một ngày nọ Đức Phật tình cờ gặp một vị tỳ-khưu bị bệnh nhưng không
được các bạn đồng tu quan tâm, để vị ấy nằm trong đống phân của chính mình. Với
sự trợ giúp của ngài thị giả Ānanda, Đức Phật tự tay lau rửa, chăm sóc vị
tỳ-khưu bị bệnh ấy. Sau đó, Ngài khiển trách các tỳ-khưu kia và dạy rằng các vị
ấy phải có bổn phận chăm sóc bạn đồng tu bị bệnh, phải xem việc chăm sóc ấy như
thể họ đang chăm sóc chính Đức Phật. Như ghi nhận của giáo sư De Silva [*]:
Đức Phật không chỉ ủng hộ tầm quan
trọng của việc chăm sóc người bệnh, Ngài còn nêu gương sáng cao quý bằng cách
tự mình chăm sóc người bệnh không còn sức lực.
Bên cạnh việc ghi nhận lòng từ bi
của Đức Phật, đã tự tay lau rửa thân thể của một trong những đệ tử của Ngài,
một khía cạnh đáng chú ý khác của câu chuyện trên là sự thiếu quan tâm của các
vị tu sĩ. Câu chuyện mang đến ấn tượng rằng chăm sóc một người bạn đồng hành
trong đời tu sĩ không nhất thiết phải được coi là một nghĩa vụ hiển nhiên, bởi
vì nếu không, các tu sĩ sẽ không cần phải được khuyến dạy rằng họ nên chăm sóc
người bệnh. Đức Phật rõ ràng đã phải làm gương để truyền cảm hứng cho các đệ tử
xuất gia về lòng từ bi, thúc đẩy người ta sẵn sàng chăm sóc người khác, không
phụ thuộc vào việc bệnh nhân có thể trả ơn về sự chăm sóc ấy. Lòng từ bi trong
việc điều dưỡng như thế trở thành một khía cạnh không thể thiếu và thậm chí là
đặc trưng của giáo lý của Đức Phật.
Tầm quan trọng của lòng từ bi cũng
được ghi rõ trong danh sách các phẩm chất tốt của người chăm sóc và người bị
bệnh, nêu ra những hậu quả có lợi của thái độ thương yêu và đồng cảm, không cáu
kỉnh và bất cẩn. Đây có lẽ là khía cạnh nổi bật nhất trong chương này. Thái độ
chân thành của lòng vị tha và lòng Từ sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, là
một thái độ cần phải được nuôi dưỡng bởi cả bệnh nhân và lẫn người chăm sóc.
Hai bộ phẩm chất gây bất lợi hoặc có
lợi cho sự phục hồi của bệnh nhân có liên quan đến hai bộ phẩm chất gây bất lợi
hoặc có lợi cho một hành giả trên con đường hành thiền tu tập tâm ý đưa đến
giác ngộ giải thoát. Hai bộ phẩm chất này là các triền cái và các chi phần giác
ngộ, sẽ là chủ đề của chương tiếp theo.
--------------------------
[*] de Silva, Lily, 1993: “Ministering to the Sick and Counselling the Terminally Ill”, in Studies on Buddhism in Honour of Professor A.K. Warder, N.K. Wagle et al. (ed.), 29–39, Toronto: University of Toronto, Centre for South Asian Studies.
[*] de Silva, Lily, 1993: “Ministering to the Sick and Counselling the Terminally Ill”, in Studies on Buddhism in Honour of Professor A.K. Warder, N.K. Wagle et al. (ed.), 29–39, Toronto: University of Toronto, Centre for South Asian Studies.
Tăng nhất A-hàm, chương 32, phẩm Thiện tụ
EĀ
32.8
Hòa thượng Thích Thanh Từ và Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Anālayo)
Hòa thượng Thích Thanh Từ và Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Anālayo)
Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật trú
tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các
tỳ-khưu:
– “Người bệnh nào mà có năm đặc tính
này thì không thể nào lành bệnh được, thường nằm liệt giường chiếu. Năm đặc
tính đó là gì? (1) Người ấy không biết chọn đồ ăn thức uống; (2) người ấy không
ăn đúng thời; (3) người ấy không chịu uống thuốc; (4) người ấy thường buồn rầu,
khó chịu; (5) người ấy không có tâm từ đối với người săn sóc mình. Người bệnh
có năm đặc tính đó thì không thể nào lành bệnh được.
“Người bệnh nào mà có năm đặc tính
này thì bệnh sẽ mau lành. Năm đặc tính đó là gì? (1) Người ấy biết chọn đồ ăn
thức uống; (2) người ấy biết ăn đúng thời; (3) người ấy biết uống thuốc; (4)
người ấy không buồn rầu, khó chịu; (5) người ấy có tâm từ đối với người săn sóc
mình. Người bệnh có năm đặc tính đó thì bệnh sẽ mau lành.
“Như vậy, này các tỳ-khưu, hãy tỉnh
giác lìa bỏ năm điều trước, và lúc nào cũng ghi nhớ, thực hành năm điều sau.
Các thầy phải huân tập như thế.”
Các tỳ-khưu sau khi nghe những gì
Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
EĀ
32.8
Hòa thượng Thích Thanh Từ và Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Anālayo)
Hòa thượng Thích Thanh Từ và Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Anālayo)
Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật trú
tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các
tỳ-khưu:
–“Nếu người săn sóc có năm đặc tính
này thì người bệnh không chóng khỏi, thường nằm liệt giường. Năm đặc tính đó là
gì? (1) Người ấy không biết phân biệt các loại thuốc; (2) người ấy biếng nhác,
tâm không dũng mãnh; (3) người ấy thường hay nổi sân và ham ngủ nghỉ; (4) người
ấy săn sóc bệnh nhân vì muốn kiếm ăn, không đúng pháp cung dưỡng; (5) người ấy
không chuyện trò trao đổi với người bệnh. Người bệnh không thể nào chóng khỏi
nếu người săn sóc có năm đặc tính đó.
–“Nếu người săn sóc có năm đặc tính
này thì người bệnh sẽ chóng khỏi, không nằm liệt giường. Năm đặc tính đó là gì?
(1) Người ấy biết phân biệt các loại thuốc; (2) người ấy không biếng nhác, luôn
luôn thức trước, ngủ sau; (3) người ấy thường trò chuyện với bệnh nhân, ít ngủ
nghỉ; (4) người ấy săn sóc đúng pháp cung dưỡng, không ham chuyện ăn uống; (5)
người ấy có khả năng nói Pháp cho bệnh nhân nghe. Người bệnh sẽ chóng khỏi nếu
người săn sóc có năm đặc tính đó.
“Như vậy, này các tỳ-khưu, khi săn
sóc người bệnh, hãy tỉnh giác lìa bỏ năm điều trước, và lúc nào cũng ghi nhớ,
thực hành năm điều sau. Các thầy phải huân tập như thế.”
Các tỳ-khưu sau khi nghe những gì
Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
---------------------
Tăng chi bộ, chương Năm pháp
AN
5.123 Săn sóc người bệnh (1)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi)
Này các tỳ-khưu, có năm đặc tính của
một người bệnh khó săn sóc. Năm đặc tính đó là gì? (1) Người ấy làm điều có
hại; (2) người ấy không biết vừa phải trong khi chữa trị; (3) người ấy không sử
dụng thuốc; (4) người ấy không nêu rõ triệu chứng bệnh với người săn sóc mình,
không báo cáo khi cần thiết rằng bệnh tình gia tăng hay thuyên giảm hay vẫn như
cũ; (5) người ấy không kham nhẫn chịu đựng các cảm thọ nơi thân khởi lên đau
đớn khốc liệt, cường liệt, mãnh liệt, khó chịu, đoạt mạng. Đó là năm đặc tính
của một người bệnh khó săn sóc.
Này các tỳ-khưu, có năm đặc tính của
một người bệnh dễ săn sóc. Năm đặc tính đó là gì? (1) Người ấy làm điều có lợi;
(2) người ấy biết vừa phải trong khi chữa trị; (3) người ấy sử dụng thuốc; (4)
người ấy nêu rõ triệu chứng bệnh với người săn sóc mình, báo cáo khi cần thiết
rằng bệnh tình gia tăng hay thuyên giảm hay vẫn như cũ; (5) người ấy kham nhẫn
chịu đựng các cảm thọ nơi thân khởi lên đau đớn khốc liệt, cường liệt, mãnh
liệt, khó chịu, đoạt mạng. Đó là năm đặc tính của một người bệnh dễ săn sóc.
AN
5.123 Săn sóc người bệnh (1)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính (đối chiếu với bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi)
Này các tỳ-khưu, có năm đặc tính của
một người không có khả năng săn sóc người bệnh. Năm đặc tính đó là gì? (1)
Người ấy không biết cách pha thuốc; (2) người ấy không biết cái gì có lợi, cái
gì có hại, vì thế người ấy cho những gì có hại và cất giữ những gì có lợi; (3)
người ấy săn sóc bệnh nhân vì quyền lợi vật chất, không phải vì lòng từ mẫn;
(4) người ấy thấy ghê tởm dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra, hay đàm mủ; (5) người
ấy không có khả năng thỉnh thoảng chia sẻ những bài Pháp thoại để giải thích,
khích lệ, làm cho người bệnh phấn khởi, hoan hỷ. Đó là năm đặc tính của một
người không có khả năng săn sóc người bệnh.
Này các tỳ-khưu, có năm đặc tính của
một người có khả năng săn sóc người bệnh. Năm đặc tính đó là gì? (1) Người ấy
biết cách pha thuốc; (2) người ấy biết cái gì có lợi, cái gì có hại, vì thế
người ấy cho những gì có lợi và cất giữ những gì có hại; (3) người ấy săn sóc
bệnh nhân vì lòng từ mẫn, không phải vì quyền lợi vật chất; (4) người ấy không
thấy ghê tởm dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra, hay đàm mủ; (5) người ấy có khả
năng thỉnh thoảng chia sẻ những bài Pháp thoại để giải thích, khích lệ, làm cho
người bệnh phấn khởi, hoan hỷ. Đó là năm đặc tính của một người có khả năng săn
sóc người bệnh.
*
* *
Tạng
Luật (Vinaya Pitaka), Đại Phẩm (Mahāvagga)
VIII. CHƯƠNG Y PHỤC (CĪVARAKKHANDHAKAṂ)
Tỳ-khưu Indacanda dịch
VIII. CHƯƠNG Y PHỤC (CĪVARAKKHANDHAKAṂ)
Tỳ-khưu Indacanda dịch
[166] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu
nọ bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy đã bị té vào đống phân và nước tiểu của chính mình.
Khi ấy, trong lúc đang đi dạo quanh các trú xá cùng với đại đức Ānanda là
sa-môn hầu cận, đức Thế Tôn đã đi đến trú xá của vị tỳ khưu ấy. Đức Thế Tôn đã
nhìn thấy vị tỳ khưu ấy té và đang nằm trên đống phân và nước tiểu của chính
mình, sau khi nhìn thấy đã đi đến gần vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đã nói với vị
tỳ khưu ấy điều này:
- Này tỳ khưu, ngươi bị bệnh gì?
- Bạch Thế Tôn, con bị bệnh kiết lỵ.
- Này tỳ khưu, ngươi không có người phục vụ?
- Bạch Thế Tôn, không có.
- Vì sao các vị tỳ khưu lại không phục vụ ngươi?
- Bạch ngài, con là người không có làm gì cho các vị tỳ khưu, do đó các vị tỳ khưu không phục vụ con.
- Bạch Thế Tôn, con bị bệnh kiết lỵ.
- Này tỳ khưu, ngươi không có người phục vụ?
- Bạch Thế Tôn, không có.
- Vì sao các vị tỳ khưu lại không phục vụ ngươi?
- Bạch ngài, con là người không có làm gì cho các vị tỳ khưu, do đó các vị tỳ khưu không phục vụ con.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo đại đức
Ānanda rằng:
- Này Ānanda, hãy đi và mang nước
lại. Chúng ta sẽ tắm cho vị tỳ khưu này.
- Bạch ngài, xin vâng.
- Bạch ngài, xin vâng.
Rồi đại đức Ānanda nghe theo đức Thế
Tôn đã mang nước lại. Đức Thế Tôn đã xối nước và đại đức Ānanda đã rửa ráy toàn
bộ. Rồi đức Thế Tôn đã đỡ phần đầu còn đại đức Ānanda nâng lên ở phần chân và
đặt ở trên giường. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu
tập hội chúng tỳ khưu lại rồi hỏi các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, có phải có vị tỷ
kheo trong trú xá ở đàng kia bị bệnh?
- Bạch Thế Tôn, thưa có.
- Này các tỳ khưu, vị ấy bị bệnh gì?
- Bạch ngài, đại đức ấy bị bệnh kiết lỵ.
- Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có người phục vụ không?
- Bạch Thế Tôn, không có.
- Vì sao các tỳ khưu lại không phục vụ vị ấy?
- Bạch ngài, vị tỳ khưu ấy là người không có làm gì cho các tỳ khưu, do đó các tỳ khưu không phục vụ vị ấy.
- Bạch Thế Tôn, thưa có.
- Này các tỳ khưu, vị ấy bị bệnh gì?
- Bạch ngài, đại đức ấy bị bệnh kiết lỵ.
- Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có người phục vụ không?
- Bạch Thế Tôn, không có.
- Vì sao các tỳ khưu lại không phục vụ vị ấy?
- Bạch ngài, vị tỳ khưu ấy là người không có làm gì cho các tỳ khưu, do đó các tỳ khưu không phục vụ vị ấy.
- Này các tỳ khưu, các ngươi không
có mẹ, không có cha là những người có thể phục vụ các ngươi. Này các tỳ khưu,
nếu các ngươi không phục vụ lẫn nhau thì khi ấy lấy ai sẽ phục vụ đây? Này các
tỳ khưu, vị nào có thể phục vụ ta, vị ấy nên phục vụ những người bệnh. Nếu có
thầy tế độ, thầy tế độ nên phục vụ đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi
phục. Nếu có thầy dạy học, thầy dạy học nên phục vụ đến hết đời hoặc nên chờ
đợi vị ấy được hồi phục. Nếu có đệ tử, người đệ tử nên phục vụ đến hết đời hoặc
nên chờ đợi vị ấy được hồi phục. Nếu có học trò, người học trò nên phục vụ đến
hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục. Nếu có vị đồng thầy tế độ, vị
đồng thầy tế độ nên phục vụ đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.
Nếu có vị đồng thầy dạy học, vị đồng thầy dạy học nên phục vụ đến hết đời hoặc
nên chờ đợi vị ấy được hồi phục. Nếu không có thầy tế độ, hoặc thầy dạy học,
hoặc người đệ tử, hoặc người học trò, hoặc vị đồng thầy tế độ, hoặc vị đồng
thầy dạy học, hội chúng nên phục vụ; nếu không phục vụ thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Này các tỳ khưu, vị bị bệnh là khó
phục vụ khi hội đủ năm điều: Là vị không làm việc cần làm; là vị không biết sự
vừa phải trong việc cần làm; là vị không quen dùng dược phẩm; là vị không giải
thích cho người phục vụ bệnh nhân luôn muốn điều tốt đẹp một cách rõ ràng, đúng
theo thực trạng như (bệnh) đã tăng thêm là “(Bệnh) đã tăng thêm,” (bệnh) đã
giảm là: “(Bệnh) đã giảm,” (bệnh) ổn định là: “(Bệnh) ổn định;” là loại người
không chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút
thích thú, khó chịu, chết người thuộc cơ thể đã sanh khởi. Này các tỳ khưu,
người bệnh hội đủ năm điều này là khó phục vụ.
Này các tỳ khưu, vị bị bệnh là dễ
phục vụ khi hội đủ năm điều: Là vị làm việc cần làm; là vị biết sự vừa phải
trong việc cần làm; là vị quen dùng dược phẩm; là vị giải thích cho người phục
vụ bệnh nhân luôn muốn điều tốt đẹp một cách rõ ràng, đúng theo thực trạng như
(bệnh) đã tăng thêm là “(Bệnh) đã tăng thêm,” (bệnh) đã giảm là: “(Bệnh) đã
giảm,” (bệnh) ổn định là: “(Bệnh) ổn định;” là loại người chịu đựng được các
cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết
người thuộc cơ thể đã sanh khởi. Này các tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều
này là dễ phục vụ.
Này các tỳ khưu, người phục vụ bệnh
nhân không thích hợp để phục vụ người bệnh là vị hội đủ năm điều: Là vị không
có khả năng để phân phát thuốc men; không biết điều gì cần làm và điều gì không
cần làm, làm điều không cần thiết và không làm điều cần thiết; phục vụ người
bệnh vì mục đích tài vật và không có tâm từ; ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu,
phân, nước giải, vật nôn mửa; không có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến
khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng bài Pháp thoại lúc này lúc
khác. Này các tỳ khưu, người phục vụ bệnh nhân hội đủ năm điều này là không thích
hợp để phục vụ người bệnh.
Này các tỳ khưu, người phục vụ bệnh
nhân thích hợp để phục vụ người bệnh là vị hội đủ năm điều: Là vị có khả năng
để phân phát thuốc men; biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, không
làm điều không cần thiết và làm điều cần thiết; có tâm từ và phục vụ người bệnh
không vì mục đích tài vật; không ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước
giải, vật nôn mửa; có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm
phấn khởi cho người bệnh bằng bài Pháp thoại lúc này lúc khác. Này các tỳ khưu,
người phục vụ bệnh nhân hội đủ năm điều này là thích hợp để phục vụ người bệnh.
Trich tu sach:
Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy
Bhikkhu Analayo (2017).
Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts.
(http://budsas.net/dlpp/bai304/index.htm)
Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany
Trich tu sach:
Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy
Bhikkhu Analayo (2017).
Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts.
(http://budsas.net/dlpp/bai304/index.htm)
Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany
Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại
Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái
Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda
Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong
hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy
nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính.
Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại
University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách
với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều
người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng
Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng
tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017.
Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại
Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies,
University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum
Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm
(Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ
(Barre Center for Buddhist Studies).
Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu
tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
Các nguồn thông tin:
1)
Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo
2) University of Hamburg: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html
2) University of Hamburg: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html
Source: