Friday, September 27, 2024

Trần Huỳnh Duy Thức: một nhân cách cao quý

Trần Huỳnh Duy Thức: một nhân cách cao quý Mạc Văn Trang – 20 tháng 9, 2024 Chúc mừng anh Trần Huỳnh Duy Thức đã về sum họp với gia đình. Theo tin từ gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh đã về đến nhà sớm ngày 21 Tháng Chín 2024, bình an, sum họp với gia đình, sau gần 16 năm trong nhà tù XHCN VN. Vì anh Thức ở tù lâu quá, nhiều người không rõ anh là ai, nên tôi xin phép viết về anh, điểm lại cho đầy đủ mọi sự việc. Một lần nữa chúc anh và gia đình mạnh khoẻ, an vui, và mong sao nhiều anh chị em TNLT nữa sớm được về đoàn tụ với gia đình. Ở góc độ Tâm lý học, có thể coi NHÂN CÁCH là tổng thể các thuộc tính tâm lý cá nhân, tạo phẩm chất, năng lực và bản sắc riêng của mỗi con người. Phân tích, đánh giá nhân cách một người, có rất nhiều cách. Có thể nhìn nhận nhân cách như một giá trị xã hội: CAO QUÝ, BÌNH THƯỜNG, THẤP HÈN… Từ cách nhìn này thì TRẦN HUỲNH DUY THỨC là MỘT NHÂN CÁCH CAO QUÝ. Nghiên cứu về Trần huỳnh Duy Thức phải là một công trình lớn. Vào lúc tôi viết bài này thông tin về Trần Huỳnh Duy Thức tràn ngập, gõ tên ông trên tìm kiếm Google, chỉ 0,37 giây, cho khoảng 10.500.000 kết quả. Trong bài viết khiêm tốn này, tôi chỉ dám đề cập đến một vài điều nói lên sự cao quý của con người, của nhân cách Trần Huỳnh Duy Thức. 1. Một Doanh nhân dấn thân “Duy Việt” “Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 Tháng Mười Một năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Đầu năm 1993, Trần Huỳnh Duy Thức mở một cửa hàng vi tính nhỏ. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của ông đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên. Dù nhỏ, nhưng cửa hàng không chấp nhận làm giảm giá trị thương hiệu EIS của riêng mình, từ chối chạy theo trào lưu bằng một nhãn hiệu nước ngoài giả, cho dù khi đó thị trường Việt Nam vừa được mở cửa rất ưa chuộng hàng ngoại nhập. Năm 1994, ông cùng ông Lê Thăng Long thành lập Công ty tin học Duy Việt tại Hà Nội. Từ năm 1998 trở đi, Internet chính thức được sử dụng ở Việt Nam, tạo nên một nhu cầu truy cập Internet bùng nổ. Tuy nhiên, thời điểm đó các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vẫn còn sử dụng công nghệ truy cập analog qua đường điện thoại nên dung lượng và tốc độ truy cập rất hạn chế, không đáp ứng được cho nhu cầu đang tăng rất nhanh. Nhận thấy lỗ hổng trên, công ty Duy Việt đã giới thiệu vào thị trường công nghệ truy cập digital mới nhất vào lúc đó, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ truy cập nhiều lần so với công nghệ analog cũ. Nhờ vậy Duy Việt thắng thầu nhiều dự án mở rộng hạ tầng Internet trước các hãng lớn nước ngoài, tạo nên một hiện tượng mới lạ. Năm 2000, công ty TNHH Tin học Duy Việt chuyển đổi thành công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.” 2 năm sau, với 3 công ty con gồm One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore. Sau khi ra mắt vào Tháng Hai năm 2003, One Connection Singapore nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu.”… Vào khoảng thời gian trên, nhiều doanh nhân Việt Nam chỉ tìm cách móc ngoặc với các quan chức để làm giàu bằng con đường chộp giật, không ít người còn luồn lách, gian manh, thì Trần Huỳnh Duy Thức là một doanh nhân hiếm hoi, tìm con đường làm ăn chân chính, với tầm nhìn ra thế giới và năng lực sáng tạo tuyệt vời… Càng đặc biệt hơn là khát vọng khẳng định sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.” Và tất cả cũng chỉ nhằm “DUY VIỆT”. 2. Khát vọng chấn hưng đất nước bị chặn lại và thành “tội phạm”! Doanh nghiệp của Trần Huỳnh Duy Thức đang phát triển đầy triển vọng thì gặp những rào cản phi lý, ông cùng các đồng nghiệp đã nêu nhiều ý kiến phê phán những cản trở từ phía các cơ quan quản lý viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này. Vì vậy, ngay tại quê nhà, One-Connection Việt Nam không được nghênh đón. Tháng Ba năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TP Hồ Chí Minh ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ phone – to – phone và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị vì dịch vụ này chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép. (I) Không chấp nhận quyết định trên, One-Connection Việt Nam khiếu nại lên bộ Thông tin – Truyền thông. Chủ Nhật, ngày 24 Tháng Năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là “trộm cước viễn thông”. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền”. Trong khi đó, cơ quan chức năng đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc “trộm cước viễn thông” đối với Trần Huỳnh Duy Thức sau hàng tháng lục tìm hệ thống thiết bị và sổ sách công ty. Sau đó vụ việc được chuyển thành khởi tố “kinh doanh trái phép”. Theo sau việc bắt bớ, One-Connection Việt Nam và EIS, Inc. bị thanh tra thuế toàn bộ quá trình hoạt động trong những năm qua của 2 công ty trong 3 tháng liên tiếp với lý do liên quan đến “xâm phạm an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không tìm được bằng chứng cáo buộc các công ty này trốn thuế. Không lâu sau đó, One-Connection Việt Nam bị rút giấy phép, và dự án mở rộng của EIS, Inc. ra Đà Nẵng để làm trung tâm hỗ trợ khách hàng toàn cầu không được cấp phép. Từ những hành xử phi lý của chính quyền, Trần Huỳnh Duy Thức nhận ra rằng phải cải cách hệ thống quản trị xã hội mới mong chấn hưng được đất nước. Vậy là, năm 2005, ông cùng một số nhân vật như Lê Thăng Long lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Từ đầu Tháng Mười Một năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet: Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại. Ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách “Con đường nước Việt”, trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn Sĩ Bình viết về phần cải cách Xã hội, còn ông viết về phần cải cách Kinh tế. Ông cũng không giấu giếm tham vọng muốn được làm Bộ trưởng Kinh tế để đưa kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng thế giới. Ông chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 24 Tháng Năm 2009 với tội danh ban đầu là “trộm cắp cước điện thoại”, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng với một số nhân vật như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long bị tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 Tháng Một năm 2010, riêng cá nhân ông bị tuyên án 16 năm tù giam và tịch thu một phần tài sản. 3. Thà chết không rời bỏ Tổ quốc và trách nhiệm với đất nước Trong nhà tù Trần Huỳnh Duy Thức bị đối xử hết sức nghiệt ngã. Ông đã ba lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển đến trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lần thứ ba là Tháng Năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An. Lý do của việc chuyển trại giam lần này là do, nhiều lần nhà cầm quyền thuyết phục ông đi tị nạn tại Mỹ, nhưng ông kiên quyết từ chối. Trước việc bị tống xuất đi Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù từ ngày 24 Tháng Năm 2016 để phản đối việc ép ông đi Mỹ định cư. Sau đó, không có một giấy tờ quyết định nào, người ta cưỡng bức ông lên xe, còng tay, bịt miệng và đưa đi trong đêm, ra nhà tù Nghệ An… Nhiều người khuyên Trần Huỳnh Duy Thức nên đi Mỹ để được sống an toàn và tiếp tục đấu tranh, nhưng ông dứt khoát tuyên bố: “TÔI KHÔNG ĐI NƯỚC NGOÀI, TÔI Ở LẠI ĐỂ CỐNG HIẾN VÀ PHỤC VỤ CHO ĐẤT NƯỚC”! Với lòng yêu nước thiết tha và khát vọng phục như vậy, nên dù sống trong lao tù khắc nghiệt và rất thiếu thông tin, nhưng Trần Huỳnh Duy Thức luôn cố gắng tìm hiểu tình hình thế giới, trong nước để đưa ra những nhận định sáng suốt lạ thường. Trong lá thư số 115 viết gửi cho gia đình, dài khoảng 3.500 chữ, viết ngày 26 Tháng Bảy 2018 của ông Thức được gia đình công bố hôm 30 Tháng Bảy và được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Trần Huỳnh Duy Thức đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để phân tích về vận mệnh đất nước thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Thư có đoạn viết: “Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là cái cớ và công cụ để Mỹ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc thực tế đến đâu, để Mỹ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình.”… “Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc chính phủ Trung Quốc mà Mỹ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi.”… “Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của Trung Quốc, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc hội gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do.”… “Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại… Mỹ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của Trung Quốc, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới.”… “Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang nổ ra. Trung Quốc có rất ít cơ hội để thắng. Khi Mỹ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm với thế giới thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi.”… “Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng Trung Quốc cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng”…(II) Thân thể trong lao tù tàn độc, nhưng Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tha thiết nghĩ đến vận mệnh quốc gia, vẫn viết thư, làm thơ…gắn bó đời mình với đời sống gia đình, xã hội và tin tưởng ở tương lai dân tộc. 4. Danh dự cao quý hơn cả sinh mạng Từ khi bị bắt, bị ép cung (hẳn là rất khốc liệt) nhưng Trần Huỳnh Duy Thức nhất định không nhận tội “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tháng Bảy 2018 Trần Huỳnh Duy Thức viết đơn gửi Tòa án Nhân dân tối cao, yêu cầu trả tự do, vì theo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) 2015, ông đã quá hạn tù. Bộ Luật hình sự (sửa đổi) 2015, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 2018, quy định tại Khoản 3, Điều 109 rằng: “Người nào chuẩn bị phạm “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. .. Tòa không trả lời, mà “người ta” ép Trần Huỳnh Duy Thức nhận tội để được đặc xá; ông khẳng định ông không có tội, nên có chết cũng không nhận tội mình không có. Rồi từ ngày 13 Tháng Tám 2018 Trần Huỳnh Duy Thức lại phải tuyệt thực để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá và cũng để phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình. Ngày 16 Tháng Chín 2018, Trần Huỳnh Duy Thức đã ngừng tuyệt thực sau khi được gia đình khuyên can. Sau đó Trần Huỳnh Duy Thức đã nhiều lần gửi đơn, yêu cầu Tòa án tối cao trả lời đơn khẩn cầu của ông, lá đơn cuối cùng là vào ngày 19 Tháng Tám 2020. Nhưng Tòa vẫn im lặng! Tháng Mười năm 2020, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực để yêu cầu Tòa án xem xét đơn yêu cầu miễn thời hạn tù còn lại vì mức án mới cho tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tính từ năm 2015 chỉ có thời hạn 5 năm. Từ ngày 24 Tháng Mười Một, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực để đòi Tòa án phải trả lời đơn thư của mình. Nhiều người lo lắng đã khuyên ông không thể đem sinh mạng của mình để thách đố nhà cầm quyền này làm gì! Nhưng suốt hơn 15 năm trong tù, Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần tiến hành tuyệt thực, sẵn sàng hy sinh sức khỏe, sinh mệnh, sự nghiệp, gia đình chỉ vì 2 nhu cầu thiêng liêng cho con người Việt nam: QUYỀN CON NGƯỜI và THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, các giá trị mà ở các nước văn minh, tiên tiến luôn tôn vinh, đề cao, luôn nhắc nhở, truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối. THAY LỜI KẾT Trong suốt chiều dài lịch sử việt nam, thời nào cũng xuất hiện những con người có nhân cách lớn lao, cao quý, những người có TÂM, có TÀI, có CHÍ KHÍ không cam chịu sống đời “giá áo túi cơm”, chỉ biết vinh thân, phì gia, mà quyết vượt lên trên cái tầm thường, dấn thân vì Dân, vì Nước… Họ đặt lý tưởng và danh dự trên cả mạng sống của bản thân mình. Những người như thế, ngày nay thật hiếm hoi, mà Trần Huỳnh Duy Thức là một trường hợp đặc biệt, thức tỉnh những người có lương tri. Những kẻ nhân cách thấp hèn không thể hiểu nổi, tại sao Trần Huỳnh Duy Thức lại dại thế? Đối với họ “lý tưởng” là càng vơ vét được nhiều tiền cho mình càng tốt; càng có nhiều lâu đài, biệt phủ, danh hiệu càng oai; luồn cúi, nhục nhã, gian manh, cướp của, hại người cũng chẳng là gì… Có kẻ thân ngồi ở hội trường Ba Đình, nhưng bụng đang toan tính làm sao có thẻ xanh, quốc tịch nước ngoài… Những kẻ hèn mọn như thế không hiểu được nhân cách Trần Huỳnh Duy Thức cao quý biết chừng nào! “Hy sinh vì một tư tưởng chắc chắn là cao quý. Nhưng còn cao quý hơn biết bao nhiêu nếu người ta hy sinh vì tư tưởng đúng!” (Henry Louis Mencken)(III) Chỉ khi đất nước có nhiều người có nhân cách cao quý thì đất nước mới giàu, sang, hưng thịnh bền vững, mới đáng tự hào và đáng được tôn trọng, ngưỡng mộ.

Chợ sách Đặng Thị Nhu Sau 1975

https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/ky-uc-30-4/toi-ban-sach-o-cho-sach-dang-thi-nhu/ Tôi bán sách ở chợ sách Đặng Thị Nhu Tháng Tư, nhớ Sài Gòn muôn thuở Phan Ni Tấn – 20 tháng 4, 2024 (Hình: MH) https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/434572706_283280534815826_1520779194109392996_n.jpg Không xa bùng binh Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành bao nhiêu, chợ sách Đặng Thị Nhu nằm khiêm nhường trên một con đường nhỏ, dài chừng 150 mét, hai đầu là đường Ký Con và Calmette. Chợ sách Đặng Thị Nhu tuy nhỏ nhưng là chợ sách nổi tiếng từ sau năm 1975, hai bên là nhà dân án ngữ bởi những sạp sách chứa đầy các lại sách báo thượng vàng hạ cám. Giữa năm 1978 tôi bán sách trong chợ sách này, dân mê sách, nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều ghé qua nên tôi có dịp gặp gỡ, quen biết, tiếp xúc nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn. Sạp sách của tôi kế bên sạp Nguyễn Hồng Long (tức Nguyễn Hồng Rồng) và nhà văn Nguyễn Ước. Nguyễn Hồng Long và Nguyễn Ước ở cùng thành phố Toronto, Canada với tôi, về sau ông Long trở về VN sống, ông Ước vẫn ở Canada đến nay. Nói bán sách cho oai chớ thật ra tôi chỉ ké một góc sạp sách của anh em nhà Phan Văn Thành và Phan Xuân cầm cự sống qua ngày. Phan Xuân hiện ở Sài Gòn, là cựu sĩ quan VNCH cùng đơn vị với tôi từ năm 1970. Ngày nào bán được sách thì tôi có chút tiền lẻ lót bụng; ngày nào ế tôi hay ngồi trầm ngâm sau sạp sách nghía ông đi qua bà đi lại đỡ buồn. Có lần tôi nghĩ không biết nguyên do nào chợ sách Đặng Thị Nhu lại mọc lên ở đây, dân khu phố dọc trên đường này (trước 1975 là đường Bùi Quang Chiêu) có được huê lợi chi không tôi không biết. Nhưng học lịch sử ta đều biết Đặng Thị Nhu là bà Ba Cẩn, vợ thứ ba đồng thời là cộng sự đắc lực của Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa kháng Pháp suốt 30 năm ở Yên Thế, Bắc Giang từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 cho đến ngày lụi tàn. (Ảnh: (Ảnh:MH) https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/14039914_389098331214098_1937780634021817037_n.jpg Hoàng Hoa Thám và bà Ba Cẩn Đặng Thị Nhu chỉ có hai người con: một gái Hoàng Thị Thế (1900-1988) và một trai Hoàng Hoa Phồn (1908-1945). Cuối năm 1909, bà Ba Cẩn bị Pháp bắt gần chợ Gồ mang về giam ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội rồi đày sang quần đảo Guyane, Nam Mỹ. Dọc đường bà nhảy xuống biển tự trầm cuối năm 1910. Cuối năm 1979 tôi vượt biên đến Thái Lan rồi định cư tại Canada từ 1980 đến nay. Suốt 44 năm qua tôi chưa trở về quê nhà lần nào. Nhưng tôi được biết từ ngày mất nước đến nay miền Nam Việt Nam đã thay đổi đến tận cùng gốc rễ thì chợ sách Đặng Thị Nhu (của tôi) cũng đâu còn. Chắc chắn bộ mặt Hòn Ngọc Viễn Đông đã trở nên “lộng lẫy, nở nang, ngựa xe như nước” hơn xưa gấp bội nhưng sao nghĩ đến chợ sách Đặng Thị Nhu tôi lại lan man nghĩ đến cảnh cũ người xưa qua bài thơ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của bà Huyện Thanh Quan, là người có đức hạnh, học vấn xuất chúng. Cái đẹp dù nhỏ, hạn hẹp, dù cũ kỹ của chợ sách Đặng Thị Nhu thuở ấy không thể sánh nỗi “di tích văn học lịch sử của kinh thành Thăng Long” song cũng để lại cho người Sài Gòn một chút gì đó gọi là hoài cổ: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” * * Thăng Long Thành Hoài Cổ (Huyện Thanh Quan) ——————— Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết. Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ. Trước 1975, đó là đường Bùi Quang Chiêu, còn một tên cũ nữa là đường Cá Hấp. Cụ Vương Hồng Sển trong sách của mình cũng đã nhiều lần khoe mua được những cuốn sách cũ quý hiếm với giá rẻ tại chợ sách này sau năm 1975. Chính chợ sách Đặng Thị Nhu mới là nơi bán nhiều sách cũ quý hiếm của Saigon vì sau biến cố 1975 rất nhiều chủ nhân của những tủ sách hay cuốn sách giá trị (thường là những người có học cao hay có địa vị trong xã hội) đã bỏ ra nước ngoài sống, hoặc phải đi học tập cải tạo, hay nếu còn ở lại VN thì gia đình họ phải bán dần đi để lấy tiền sống qua ngày trong những năm tháng khó khăn sau 1975.

Sunday, September 22, 2024

From wastelands to wetlands: The fight to save Sri Lanka's natural flood buffers

From wastelands to wetlands: The fight to save Sri Lanka's natural flood buffers Sept.21, 2024 Zinara Rathnayake https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024xn/p0jr561p.jpg.webp Nazly Ahmed Thalangama Wetland in Colombo used to be filled with rubbish but is now teeming with life (Credit: Nazly Ahmed) Sri Lanka's capital is transforming floating garbage patches into biodiverse wetlands which are teeming with life. Pay Dreschel is going for his daily morning walk around Thalangama Wetland, in Sri Lanka's capital Colombo. The Sun casts a warm glow over flowering pink water lilies as a farmer scrubs down his water buffalo. A kingfisher hovers nearby. Soon, photographers will arrive to capture curved-necked egrets, waders probing for crawling worms, and little cormorants diving for freshwater fish. Thalangama Wetland and its surrounding swamps, reedbeds, canals and rice fields teem with life. But this hasn't always been the case. About 15 years ago, these ecosystems were degraded and filled with rubbish. They were "dirty, very dirty", says Dreschel, interim country manager at the International Water Management Institute (IWMI) in Colombo. He recalls how he spent one Christmas almost a decade ago cleaning the lake, scouring for piles of rotting garbage leaking contaminants into the water, and sorting waste for recycling. To his surprise, passersby stopped and started helping him. "I realised it's not only me, locals also appreciate it," he says. "But like me over all the years, they may have been waiting for someone to take the lead." The community came together to keep the massive wetland complex clean, forming the Thalangama Wetland Watch. Residents organise weekly collection runs, piling up sorted waste at a small collection unit which the municipality sends off for recycling. School kids volunteer, kayaking through the lake to dig up invasive water hyacinth. https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024xn/p0jr5620.jpg.webp Nazly Ahmed Colombo is prone to flooding and the wetlands act as an important buffer (Credit: Nazly Ahmed) Home to over two million residents, Colombo is built on and around a massive network of wetlands. In 2018, Colombo became one of the 18 Ramsar wetland cities in the world – an accreditation which recognises cities for their commitment to restore, safeguard and value wetlands, with 25 new cities added to the list in 2022. As Colombo is located in a river basin, the city is naturally prone to floods. Colombo's wetlands act as a flood buffer, with 40% of floodwaters draining into wetland areas. They also sink carbon, purify the air and control temperatures. As temperatures warm and rains become more erratic, "wetlands are important to the city to mitigate climate change impacts", says Chethika Gunasiri, an environmental scientist at the University of Tokyo who was part of Colombo's Ramsar application. "Wetlands help Colombo mitigate pollution and natural disasters. They help reduce human stress as more and more people are now living in high rise buildings," she adds. Historically, wetlands were a "part and parcel of people's lives in Colombo," says Missaka Hettiarachchi, a senior fellow at the World Wildlife Fund's environment and disaster management programme, who has been studying wetlands in Colombo for several years. Ancient kingdoms thrived in a well-managed wetland system where people used them for transport and to grow food, Hettiarachchi says. Their downturn began in the British colonial period from the late 18th Century. When industries grew, people acquired wetlands to drain for building housing and businesses. A flood retention scheme introduced during British rule in 1924 led to the creation of manmade drainage canals, preventing people from travelling through the wetlands. Although they are regularly cleaned, many of these canals are now polluted and choked with invasive plants. "The canals are no longer enough to prevent Colombo from flooding," says Gunasiri. https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024xn/p0jr564z.jpg.webp Nazly Ahmed The restoration has boosted wildlife populations in Colombo's wetlands (Credit: Nazly Ahmed) After independence in 1948, subsequent governments declared some wetlands for flood buffering, and filled up others to make space for living, Hettiarachchi says. "And people thought wetlands were also a very, very attractive space for garbage dumps, because, you know, no one is living there, right?" This meant that people dumped everything from food waste to solid waste and chemicals while releasing sewage into the wetlands. From the 1980s, massive rubbish mountains began to appear in natural wetlands, such as Meethotamulla in the Colombo metropolitan area, which spans 100,000 sq m (107,639 sq ft) and stands 60m (197 ft) tall. The wetland was closed after one of the rubbish mountains collapsed and killed 32 people in 2017. During the civil war (1983-2009), the encroachment of wetlands continued, as they were sold to internally displaced people, Hettiarachchi says. Some marshy wetlands turned into shrub habitats that couldn't hold enough water to protect the city from flooding, he says. According to one study, Kolonnawa Marsh, which forms the largest part of Colombo's flood retention belt, has lost 65% of its area since the 1800s. A 2014 study concluded that 44% of the marsh has turned into a shrubland. The soil too has changed, reducing its capacity to absorb and drain water, leading to increased flooding and disasters. Wetlands help Colombo mitigate pollution and natural disasters – Chethika Gunasiri By the 2000s, the city's wetlands were "a bloody mess", Hettiarachchi says. During his PhD, he would ask residents living near the degraded wetlands about these ecosystems, and they would respond: "No, we don't know any wetlands." The decline of the wetlands made Colombo more prone to flooding. In 2010, a series of disastrous floods affected nearly 700,000 people and submerged the country's parliament. This led to a shift in government policy. "I think it took a few significant flooding events for the government to realise, okay, wetlands are a significant flood control mechanism, so we need to do something about it," says Radheeka Jirasinha, a freshwater and wetland management researcher at IWMI. As part of the ongoing revival, the government introduced the metro Colombo wetland management strategy in 2016, which aims to include wetlands in urban planning, prevent further wetland loss, restore the ecosystems and involve the local community in their conservation. Following that, wetlands were incorporated into urban infrastructure by constructing cycling tracks, jogging paths and recreational areas around them. "The idea was to bring people to the wetlands," Gunasiri says. The government initiatives pulled up invasive species like water hyacinth and introduced new soil and wetland plants to attract birds and other animals. https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024xn/p0jr565y.jpg.webp Nazly Ahmed 15 years ago, Colombo's wetlands were degraded and filled with rubbish (Credit: Nazly Ahmed) Today, Colombo is home to four wetland parks and several other recreational spaces linked by wetlands. These restored wetlands look very different from those left untended. Photographer Nazly Ahmed says that when he went to Kotte, a Colombo suburb and the administrative hub of the country, in the late 1990s to play cricket with friends, the wetlands were covered entirely by water hyacinth. This invasive weed clogs waterways, grows over native plants, reduces oxygen and creates breeding grounds for mosquitoes, and their growth is linked to poor water quality and high pollution levels. This Colombo suburb is now home to jogging paths and birdwatching spots built around the wetlands and waterways. "No one knew about wetlands then, but people are talking about wetlands now," says Ahmed. Gunasiri says these green infrastructure projects have helped people to engage with the city's wetlands again and that people now flock to the urban wetland parks for an evening jog. "When these natural systems become public areas, people start to have a sense of ownership," she says. Jirasinha agrees. People feel that they can use these spaces now, she says. "They're concerned about what is happening. And suddenly, people look at the water and are like, 'Hey, it's polluted…where is that coming from'?" https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024xn/p0jr567f.jpg.webp Nazly Ahmed Besides clearing rubbish from the wetlands, volunteers are also removing invasive water hyacinths (Credit: Nazly Ahmed) It's not only the government that is managing Colombo's wetlands. Community initiatives like the Thalangama Wetland Watch have started to take responsibility too. "If you keep wetlands free from rubbish and maintain them, they increase the property value in urban areas," says Drechsel, who believes people are willing to pay twice as much for land with wetland views. Although there's an attitude shift and residents are now aware of the value the wetlands add to the city, problems are far from over, Hettiarachchi says. After the civil war ended in 2009, Colombo's urban population expanded rapidly. Developments sprung up, leading to the draining of wetlands for housing, businesses and infrastructure. Since 2009, Colombo has lost 2.12 sq km (0.8 sq miles) of its wetlands. According to a 2024 study, wetlands absorb 62.1mm more floodwater than built up areas in Colombo. Despite collective efforts to clean and restore some of the city's wetlands, the overall loss of wetland area means that Colombo is becoming more vulnerable to floods, the 2024 study notes. The Ramsar accreditation pushed the state government to temporarily suspend filling and destroying any wetlands. "So there's definitely proactive action to safeguard the city's wetlands, but we need a coordinated effort from government, non-profits and communities to stop their degradation," says Chaturangi Wickramaratne, a freshwater ecologist at IWMI. Gunasiri explains that wetland education is vital for citizens to understand their importance in urban resilience. "More and more wetlands need to be a part of the city's functions, linked to people's wellbeing, so people begin to care about them more," she says. Wetlands can also help with the city's food shortages, says Hettiarachchi. "You don't need irrigation systems to grow food, you can use these ecosystems – they are also fabulous breeding grounds for fish," he says. Behind the new use of Colombo’s wetlands for people’s wellbeing, Gunasiri notes an underlying urgency to protect these ecosystems. "If we lose our wetlands, Colombo will be unliveable."

Thursday, September 19, 2024

Ruột Đau Chín Khúc - Thơ Cứu Lụt của Cố HT Thích Nhất Hạnh

https://vanviet.info/van/ruot-dau-chin-khuc/ Sept 15, 2024

Những Nét Độc Đáo Còn Lại Của miền Nam Việt Nam

https://www.voatiengviet.com/a/7779557.html https://www.voatiengviet.com/a/7779565.html https://www.voatiengviet.com/a/7783181.html

Sunday, September 15, 2024

MINH TUỆ NGỮ LỤC

MINH TUỆ NGỮ LỤC Biên tập: Phạm Hiền Mây 1. Tu thiền mà cố để vào được cảnh này, cảnh kia thì không nên, đó chỉ là ảo tưởng, những cố gắng ấy là lòng tham, chỉ làm mình thêm hoang mang, sợ hãi. 2. Các thiên tai như bão lũ, mưa đá, hiện tượng dị thường, đều có liên quan đến nhân tâm con người. Nhân nào quả đấy. Do nhân sinh mình kém phước, do tâm ác của con người chúng ta nảy sinh, tàn hại thiên nhiên, tàn hại môi trường, nên mới ngày càng nhiều dị tượng, nhiều thiên tai, dịch bệnh. 3. Nhân tâm con người sanh ra chiêu cảm. Con người và thế gian có tương ưng với nhau. Thời nay của chúng ta, thiện có ác có; tu có, không tu có; nên hứng chịu thiên tai cũng còn nhẹ, chưa đến nổi. 4. Khi con người ác quá, sẽ là thời trung kiếp đao binh, trung kiếp đói khát, trung kiếp dịch bệnh, thọ mạng chỉ được mười năm. 5. An lạc, khổ đau, đều do nhân tâm cộng nghiệp mà ra, do tham dục, vô minh, duyên hành, duyên thức, không chạy đâu được hết. 6. Chúng sinh không thể Giác Ngộ cùng một lúc hết tất cả. Giác Ngộ hết, chỉ tìm thấy ở cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Phật A Di Đà. 7. Từ thời vô thỉ vô chung, Đức Thế Tôn đã nhìn thấy chúng sanh phải đọa địa ngục. Đến bây giờ và mãi mãi, cũng sẽ thế thôi, luôn có Giác Ngộ và chưa Giác Ngộ, có A La Hán, Như Lai, Chánh Đẳng Giác và có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. 8. Nếu Giác Ngộ hết thì sẽ là chấm dứt. Nhưng, Đức Thế Tôn nói, không có điểm đầu và không có điểm kết, nên mãi mãi không thể Giác Ngộ hết. 9. Các vị Bồ Tát có thành Phật hay không, tùy thuộc vào nguyện hạnh, phát nguyện tâm của họ. Đức độ vô lượng vô biên của họ thì có thể lập tức thụ ký ngay thành Phật, nhưng có khi, họ cứ muốn ở lại, phân thân, hóa thân, tái sanh, vô sanh pháp nhẫn, nhất sanh bổ xứ, giống Như Lai vậy đó, theo độ cho chúng sanh thôi. 10. Các bậc ấy, đến và đi, chúng ta đều không được biết. Các vị Bồ Tát, các vị Như Lai, đều có thể xuống để độ sanh, chỉ đường chỉ lối cho chúng ta tu. 11. Tất cả những Bồ Tát và Như Lai, đều có trong đời này hết, chỉ là chúng ta có đủ nhơn duyên, để được gặp, được độ hay không thôi. 12. Muốn đến được với Phật Pháp Tăng, cần phải có đủ phước và phải có cả lòng thành tâm nữa. Đừng nghi ngờ họ, đừng có tâm phỉ báng, chê bai họ, thì mới thỉnh được các vị chân tu về tụng niệm cho mình. 13. Khi được Phật Pháp Tăng độ cho rồi, mình phải chân thành, thành tâm giữ giới, trì giới. Chớ nghĩ có người gánh cho, độ cho, mà mình không lo yên ổn tu, mình phạm giới, phá phách, suồng sã, giải đãi lung tung, là phạm tội. 14. Mình chưa đủ giới hạnh, chưa đủ phước, chưa đủ tinh tấn, lại mang tánh khen chê, chỉ trích; mang tâm hiềm khích, thù hằn, thì phước mình, cũng theo đó mà mất sạch. 15. Lên chùa, đừng nuôi tâm hại, phá Phật Pháp Tăng, đừng nuôi tâm bất tôn, bất kính. Mình phá Phật Pháp, thì ma quỷ, ngay lập tức sẽ phá mình. Nhân quả liền nhau. Quả như thế nào, thì suy ra nhân, mình biết ngay chớ không khó. 16. Đảnh lễ Phật Pháp Tăng là lòng phải thực sự tôn kính. Lòng nặng nề là do tâm mình không đang thực tôn kính. 17. Oan gia trái chủ, họ muốn theo thì cứ theo, càng tốt. Họ sẽ cùng ăn chay, giữ giới, tu hành, cùng hồi hướng công đức, cùng phát tâm tu thành Vô Thượng, sau này, độ cho nhiều người khác nữa. Đừng đuổi, đừng ghét oan gia trái chủ. Oan gia trái chủ, họ cũng đang bị đói khát, bỏ rơi, khổ sở, yếu ớt, họ cũng chẳng có thần lực nên cũng chẳng làm hại được ai đâu. 18. Ai cũng có Bồ Đề tâm cả. Ai cũng có thể tu thành Phật cả. Ăn chay, niệm Phật, lòng đừng nghĩ tới những tà thuật. Hướng cho cả những vong linh theo mình bỏ ác, giữ thiện. 19. Hứa với ai hoặc hứa với vong, cũng vậy, không thực hiện là có lỗi rồi. Phải thực hiện lời hứa, đồng thời, khi thực hiện, cũng nên khấn nguyện, các vong phải phát tâm tu hành, đừng làm ác nữa. Các ngài tu hành cho tinh tấn và tôi sẽ tiếp tục cúng dàng. Khi cúng, nên cúng chay. Họ thiếu nhà ở, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mặc, thì mình cúng dường ngôi Tam Bảo, sau đó, xin được hồi hướng cho họ có nhà, có miếng cháo ăn, có miếng nước uống, có quần có áo mặc. Mình lên chùa cúng dường y áo, vật thực, cho các sư các thầy, sau đó, nhờ các sư, các thầy, có giới đức, giới hạnh, phát tâm độ trì, cũng như hồi hướng công đức của mình cho họ. 20. Hữu duyên đâu thì con ở đó. Đời sống con là chỗ này chỗ kia. Con đi là để tu tập, nên không quá lo về chỗ ăn chỗ ngủ. 21. Con phát nguyện mười ba hạnh đầu đà, nên con phải đi và sống ở ngoài, không nhà, không chùa. 22. Con chỉ ăn ngày một bữa vào buổi sớm. Hữu duyên bố thí thì con sẽ nhận hết. Con ăn như vậy quen rồi, chớ không phải là con nhịn buổi tối. 23. Con cũng như mọi người thôi ạ, không cần phải đảnh lễ con. Mọi người muốn thọ ký, thì xin đảnh lễ với Đức Phật, với Tam Bảo, Phật Pháp Tăng. Mọi người nên nghe kinh sách, để tìm hiểu, giữ giới, tu hành. 24. Đọc kinh sách là phải có niềm tin, có tín lực, có đường lối tu tập, tu hành, có thiền định, có trí tuệ rồi thì mới xả bỏ được. 25. Muốn xả bỏ, thì phải có tư duy. Tư duy, bắt đầu từ chuyện ăn chay, làm thiện, bố thí cái đã. Bớt tánh keo kiệt. Thấy người đi ăn xin, mình tập mở lòng, bố thí cho họ năm, mười nghìn. Tập bố thí, cúng dàng Phật Pháp Tăng. 26. Vừa tập xả bỏ, vừa ước nguyện giữ giới. Mình cũng cần hiểu rõ, xả bỏ ấy, là xả bỏ những khổ đau, những dính mắc không cần thiết, những dục lạc thế gian. Và điều mình nhận lại được sẽ là ý nghĩa cao thượng của một đời sống phẩm hạnh, vô vi, thiền định, trí tuệ, giác ngộ bậc thánh, giải thoát. 27. Ôm miết những đường ác, thì trước sau gì, rồi cũng sẽ dẫn mình đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. 28. Phải cảm thấy cuộc sống bám chấp là nhàm chán, là không cao thượng, không tốt đẹp, thì mới thực hiện xả bỏ triệt để được, thì mới dần hướng tới đời sống giữ giới luật, đời sống phẩm hạnh, tu hành, thiền định được. 29. Giờ mà ai cho con tiền vàng, tài sản, xe pháo, rồi mời về ở nhà, con cũng sẽ không về nữa. Con sẽ đi như thế này, dù có giết chết con, dù có phải bỏ thây, cả khi con chưa đắc chứng được, con cũng không về nữa. 30. Xả bỏ, như người đi qua cây cầu, còn nuối tiếc, chừa đường cho mình quay lại. Hãy chặt lối ấy, thì chắc chắn, sẽ xả bỏ được. 31. Mục đích của xả bỏ là phải cao đẹp, chớ nếu xả bỏ để cầu điều ác, pháp ác, hay đạt phép thần thông, thần lực, tà đạo nhằm hại người, thì xả bỏ ấy cũng chẳng ý nghĩa gì, và cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho ai. 32. Ngay như việc rời bỏ cha mẹ, người thân của mình, nhiều người chưa hiểu về ái kiết sử, sẽ cứ luẩn quẩn hoài, bỏ cha mẹ đi tu có là tội lỗi không? Gia đình, có thể chưa hiểu hết, nên có thể cũng buồn chớ chẳng phải không. Đợi khi mình tu thành, mình sẽ quay lại cứu độ cho họ khỏi chốn khổ đau, thậm chí, trong địa ngục. 33. Để xả bỏ được một cách hoàn toàn, không dễ, và cũng rất cần thời gian. Xả bỏ, bao gồm xả bỏ cả thân. Muốn xả bỏ cả thân, thì phải hiểu, giữ kiểu gì, thì thân cũng đến lúc phải chết. Con đố mọi người bảo nó, này thân, đừng già, đừng chết, mà nó nghe. Nó sẽ một vòng tuần tự như thế, trẻ rồi già, rồi bệnh, rồi chết. Hãy tư duy, sớm muộn gì, thân này cũng bỏ ta, không trẻ, không đẹp, không khỏe được mãi. Sẽ già khọm, sẽ quỵ xuống, sẽ yếu lẫn. 34. Xả bỏ là một vấn đề lớn của con người, trải qua nhiều đời, nhiều kiếp, đòi hỏi sự kiên trì. Xả bỏ còn tùy theo nhơn duyên, căn cơ, nhận thức, trí tuệ của mỗi người. 35. Con không có muốn phiền nhiễu tới mọi người. Chỗ ngủ qua đêm của con là tìm nơi vắng vẻ, những nơi như nghĩa địa thế này. Đây là nơi tận cùng, là điểm cuối cùng của con người, là nơi an nghỉ. Con cũng muốn được an nghỉ, yên tịnh. 36. Con ăn chay và ăn ngày một bữa vào buổi sớm, như cơm không, xôi không, bánh mì không hoặc quả, trái. Bình thường, con đi được ba mươi ki lô mét một ngày, nhưng hôm nay, con không đi được nhiều, vì con nghỉ hai lần, mỗi lần mấy tiếng, vì mọi người muốn hỏi han con. Con chỉ cần một chai nước cho buổi tối là đủ rồi. 37. Nhiệm vụ của con là học tập cố gắng, siêng năng, tinh tấn, nghe lời Phật dạy, rồi sống cho đúng giới, đạo đức, không lừa đảo ai. 38. Con không có nhà mà cũng không có chùa. Con đã phát nguyện là sẽ ở nghĩa địa, rừng núi, hang đá và bộ hành suốt đời. 39. Đây được gọi là hạnh xả ly, buông bỏ. Ở chùa thì nhiều Phật sự, không được thoải mái như thế này. Mỗi khi con vào nghĩa địa nghỉ lại, con khấn xin quỷ thần và những người khuất mặt, cho con được ở một đêm để con tu thiền, rồi mai con đi, chớ con cũng không tham đắm ở đây. Khi con đi, con lại cảm ơn họ một lần nữa. 40. Con không thuộc về gia đình, cũng không thuộc về giáo hội, không thuộc về chùa chiền, con không xâm phạm tới ai cả, con thuộc về rừng về núi. Khi con đã thoát ly khỏi gia đình, thì ai cũng là cha mẹ của con. Con có ngang qua nhà, thì con cũng ôm bát vào khất thực, xin được củ sắn củ khoai gì, con cũng lại ra đi, chớ không về lại nhà tu nữa. 41. Nhà của ai cũng giống nhau cả. Giờ mà con tới nhà bác, bác cho con cơm chay hay trái, quả, hay nước uống, thì bác cũng như cha mẹ con rồi. Với ai, con cũng thấy hạnh phúc và vui vẻ như nhau. 42. Buổi chiều, con uống nước suối và học Pháp. Con tu tập như thế đã được chín năm. Chỗ ngủ càng vắng vẻ thì con lại càng được yên tịnh. 43. Sớm muộn gì thì mình cũng chết thôi, cũng nằm xuống đó. Nhưng trước khi nằm xuống, thì mình cũng bòn mót chút công đức. Mình tu hành, làm theo bậc thánh dạy, đừng làm điều ác, đừng hại ai. 44. Cho dù có gặp khó khăn, thậm chí, bị đánh đập, con cũng vẫn không buồn khổ. Con vẫn vui vẻ và ước nguyện cho mọi người được hạnh phúc. Đừng nói là họ đánh đập con, cho dù họ có lấy dao, họ chặt con chết, con cũng vẫn vui vẻ. 45. Khi đi như thế này, va đập với đời sống nhiều, thấy người ta không theo ý, thường dễ nảy sinh lòng không ưa thích, nên con mới tập học bằng cách bộ hành, khất thực. Thực hành này giúp con bỏ dần tham sân si. 46. Trên đường bộ hành, khất thực, phải có nhiều chướng ngại, thì người tu hành, mới rèn luyện được. Như ý, cũng an lạc, mà không như ý, con cũng an lạc. 47. Có bộ hành rồi mới biết, không như mình hình dung. Như những lúc tới đồng không mông quạnh, hay nắng nóng, chẳng hạn, cực lắm. Lúc ấy, con tăng thêm y, rồi lấy bạt che cho đỡ nắng. Gặp những lúc như thế, lòng mình dễ khởi sân. Có câu, lửa thử vàng, gian nan thử sức, là vậy. 48. Đám cưới làm to, làm nhỏ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng to, nhỏ gì, cũng liên quan đến sát sanh, mang nghiệp. Làm từ thiện, bố thí, ban phát cho người nghèo khổ, thì nên làm to. 49. Khi ngủ ở nghĩa địa, con không thấy vong. Nghe tiếng, thì con có nghe, nhưng mắt thì không thấy gì lạ hết. 50. Nếu ở chỗ nào, mà làm cho con người cảm thấy khó chịu, thì có thể, nơi ấy, cũng đang có điều lạ. 51.Trên đường bộ hành, con gặp nhiều người dừng lại, chắp tay, đảnh lễ cung kính. Họ mang đến cho con đồ ăn, cho con tiền và có cả những nữ nhân trẻ đẹp. Khi ấy, con quán. Con quán rằng, tất cả những điều này thuộc về tham, sân hận, si mê. Hãy xả bỏ. 52. Khi bộ hành, có người nhìn con cười, có người thì nhìn con chăm chăm, hiếu kỳ. Những điều đó cũng làm tâm con xáo trộn. Khi ấy, con quán, mình đang tập học, mình đang tu hành, hãy xả bỏ, đừng nuôi dưỡng Ngã, ai cười mặc kệ, đừng sân hận, đừng si mê. Hãy khởi tâm từ bi trên bước đường tập học. 53. Những lúc đi mệt mỏi, nắng nôi, mà lại đông người đi theo, hỏi han, nằn nì đưa con thực phẩm, chai nước. Con vừa khát, mà cũng vừa sợ tai tiếng. Rồi con Chánh Niệm, giữ bình thản, giữ sự cẩn thận để trả lời mọi người. Lúc ấy, con quán, không nổi sân với những người chặn con lại để hỏi han, không bỏ qua những câu hỏi mà họ đã đặt ra cho con, phải ân cần với họ. 54. Con quán, không được vui thích khi họ cho thức ăn, nước uống, đúng lúc mình cần. Và cũng không được làm lơ, không được bỏ qua những hỏi han của mọi người, không xem họ là chướng ngại, không ghét họ, khi mình không còn cần thức ăn, nước uống nữa. 55. Con Chánh Niệm suốt, không tham, kể cả không tham ngủ, không để cho Hôn Trầm, một trong năm Triền Cái. 56. Mục đích của Thiền Định là làm cho tâm an lạc, Định tĩnh, thì từ đó mới sinh ra Tuệ. Tâm được tĩnh, nội tĩnh, tĩnh Nhất Tâm sanh ra hỷ lạc, an lạc. Tâm được Định tĩnh, hướng tới Định, sẽ xả bỏ. Thiền Định sẽ sanh Tuệ. Giới sanh Định. Định sanh Tuệ. 57. Có những vị Độc Giác Phật, họ tu, họ đạt Niết Bàn, họ chứng. Ở trên rừng núi, họ không có đệ tử, họ đi khất thực và họ cũng không nói Pháp với ai cả. Ai hữu duyên thì họ sẽ nói. 58. Kinh sách nói, vào thời Mạt Pháp, khi không còn Giáo Pháp nữa, và tuổi thọ con người giảm xuống mười tuổi, khi đó mới có Phật Maitreya ra đời. 59. Phật Giáo Hòa Hảo cũng là những người tu hành, làm việc thiện. Tôn giáo nào cũng có chánh pháp riêng của họ. Không thể gọi Pháp của tôn giáo mình là chánh pháp, cũng như không thể cho rằng, giáo pháp của những tôn giáo khác là tà pháp. 60. Chánh pháp của Đạo Phật là của Phật Thích Ca Mâu Ni. Những ai tu theo chánh pháp của Phật thì họ sẽ hành trì theo Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni. 61. Phật Giáo Đại Thừa cũng là Phật Giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni, họ tu theo hạnh Bồ Tát, tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Còn Tiểu Thừa thì tu đạt quả Thanh Văn, Giải Thoát. Đại Thừa hay Tiểu Thừa, thì cũng đều học theo lời Phật dạy cả. 62. Phật Giáo Nguyên Thủy có khái niệm Bồ Tát. Maitreya Di Lặc được Đức Phật thụ ký trong kinh Nikaya, trong kinh Tiểu Bộ. 63. Đọc kinh nào mà làm cho mình yêu mẹ mình hơn, thương mẹ mình hơn, thì đó là kinh đúng, kinh tốt, là Chánh Pháp. 64. Kinh nào khởi cho mình tâm từ bi, biết thương mẹ, biết tôn kính mẹ, biết báo hiếu cho cha mẹ, thì đó là kinh đúng, kinh tốt, là Chánh Pháp. 65. Đọc kinh nào mà dạy cho mình lòng hận thù, chán ghét người thân, tìm cách đuổi người thân đi để cướp đoạt tài sản, thì đó là kinh sai, không tốt, không Chánh Pháp. 66. Tóm tắt lại kinh sách, thì con làm không được. Phật Pháp rộng lớn, mênh mông, học mấy năm như con cũng không hết được. Nhưng nếu lưu ý, sẽ nhận ra, kinh nào của Đức Thế Tôn cũng dạy chúng ta phân biệt Thiện và Ác. Kinh sách nào đọc, mà khởi lên tâm ác, là không phải kinh của Đức Thế Tôn rồi. 67. Đọc kinh nào, mà khởi lên trong tâm mình lòng từ bi, sự thiện lương, biết làm những điều đạo đức, điều thiện, điều lành, thì đó chính là kinh của Đức Thế Tôn. Bỏ ác, làm lành là pháp của Đức Thế Tôn, lời của Đức Thế Tôn, thuyết của Đức Thế Tôn. 68. Có nhiều người than, tôi làm việc thiện nhiều, mà sao trời không cho giàu. Có thể do đời trước của họ, đã xài hết phước nên đời này khó khăn. Nhưng nếu họ tích phước đời này, thì đời sau của họ sẽ tốt hơn. Quả đời này chưa chín, lại bị nghiệp đời trước dắt dẫn, thành thử mới thế. 69. Nghiệp bố mẹ gây ra, con cái không phải chịu thay. Ai làm người đó chịu. Nghiệp ai làm, người đó tự gánh. Bố mẹ bệnh, đau đớn, con cái có muốn đau thay, cũng không được. Bố mẹ trăm tuổi, con cái có muốn chết thay, cũng không được. 70. Con cái sinh ra, một là đến báo ân, hai là đến báo oán cha mẹ họ. 71. Cha mẹ đời này, dù có xấu xa, độc ác, nhưng đời trước có giúp đỡ ai đó, thì họ sẽ tái sanh vào đời này, làm con ngoan ngoãn, hiền lành. Cha mẹ đời này, dù có hiền lành, thiện lương, nhưng đời trước có làm ác với ai đó, thì họ sẽ tái sanh vào đời này, trả thù, phá phách. Nhân quả trả vay. 72. Cắt cổ gà, dù có đọc bài kinh siêu thoát cho nó, con gà nó cũng không đồng ý đâu. Hành vi đó, chỉ là mình tự an ủi mình thôi. 73. Con thấy người ta cắt cổ gà, hai chân con gà giật giật rất lâu, máu từ cổ phun ra xối xả, trước khi chết, giãy giụa dữ lắm. Nó bị như thế, làm sao trong tâm nó, lại không sinh ra oán? Nó oán xong, thì nó nguyện, đến đời nào nó tái sinh được, nó sẽ làm con người đã giết nó, để nó báo oán, trả thù. Sao lại không có? Nó phá cho tan nát luôn ấy chứ. 74. Nhìn thấy, con gà, con cá, người ta sắp cắt cổ, mổ bụng, nếu mình có thể, hãy mua nó lại, rồi thả cho nó đi. Con gà, con cá ấy, nó sẽ phát tâm, đời nào đó, tôi nguyện làm con ông bà, sẽ báo ơn, báo hiếu ông bà. 75. Phật Thích Ca Mâu Ni thì phóng hào quang năm sắc. Hào quang phóng ra, tùy theo công hạnh của người tu. Có người phát ánh sáng xanh. Có người thì vàng, trắng, đỏ. 76. Mình đọc kinh sách, hiểu kinh sách, rồi tự giữ giới luật tu hành cho mình. Mình cứ tin vào Tam Bảo. Không cần thấy các thầy tu rồi mình mới tin. Như con, khi con vào chùa, con thấy con không phù hợp với họ, con bỏ chùa, tự nghe kinh sách rồi con tu thôi. Tu cho mình, tự mình có niềm tin vào Tam Bảo, cần gì phải thấy ai? 77. Ngày xưa, con tu tại gia, nhưng con lại không đủ duyên để khuyên được cha mẹ ở nhà bỏ mặn, ăn chay. Cha mẹ con muốn ăn mặn cho ngon miệng và có sức khỏe. Nên con đành xin phép cha mẹ cho con xuất gia, để con được ăn chay và tu hành theo ước nguyện của con. Vì con muốn giúp cha mẹ con, nên con mới quyết tâm xuất gia, tu hành. Muốn cho cha mẹ con tin con, nghe lời con, thì con phải tu sao cho con được an lạc, hạnh phúc cái đã. 78. Ngày xưa, cha mẹ con quan niệm, con cái thì phải nghe theo lời cha mẹ, và con phải có công việc, phải có tiền mới sống được. Thế nên, con xuất gia, tu hành, con cũng muốn cho cha mẹ con hiểu, con sẽ không đau khổ, phiền não, cũng như, con sẽ được an lạc và hạnh phúc. 79. Quan trọng nhất vẫn là phải giữ được Giới, Giới luật, Giới đức, đức hạnh. Mình nói được, mình làm được, thì những người chung quanh mình mới tin, và mới nghe, mới chuyển theo mình. Mình phải nỗ lực để an lạc và hạnh phúc trong đời sống tu hành của chính mình. Mình còn khổ, còn phiền não, sẽ chẳng thể khuyên được ai. 80. Bây giờ cha mẹ con có đem tài sản, nhà cửa, vàng bạc ra chia cho con, con cũng không lấy. Con đã bỏ được tham rồi, con mới đi như thế này. 81. Nếu tự dưng, con không tu, mà con khuyên người ta cạo tóc, ba y, một bát, xuất gia, ai tin con? Họ sợ, chẳng may, không có gì ăn, chẳng may, quá cực khổ, nên thôi, cứ sống đời cư sĩ cho an lành. Nhưng khi con đi như thế này, mọi người nhìn thấy con, thấy con đang có một đời sống thật sự an lạc và hạnh phúc, thì mới có thể, tâm thiện bộc phát, khởi lên, họ nghe theo con, họ làm theo con. Cha mẹ con, bây giờ, cũng nhiều thay đổi, sau khi con đã xuất gia, tu hành được bảy, tám năm nay. 82. Ngay cả với mọi người đây cũng vậy, nếu con không tu thật, không an lạc, không hạnh phúc thật, thì mọi người đâu có ngồi đây, và nghe con nói như nãy giờ? Mà con có nói, chắc gì mọi người đã tin con, nếu con không chứng minh, bằng chính việc tu hành của con, trong thời gian qua, bằng việc bộ hành, bằng việc khất thực, ăn chay, ngày một bữa, y được may bằng vải nhặt ven đường và đêm thì con ngủ ngồi ở nghĩa địa? 83. Khi con đã ăn được bằng của bố thí, khi con đã mặc được y may bằng vải thừa, vải bỏ, khi con đã ngủ được rất ngon ngoài nghĩa địa, khi con an lạc và hạnh phúc với đời sống thiểu dục, thì con đâu cần tiền nữa? Thì con đâu vì lý do gì để rời bỏ đường tu hành mà con đã chọn nữa? 84. Giả sử như bây giờ, mẹ con có đến đây, khóc lóc, nài nỉ, van xin con quay về, thì con cũng vẫn cương quyết tiếp tục đi theo con đường tu hành mà con đã chọn lựa. Vì nếu như con có quay về, thì cuộc đời của mẹ con, cũng không thể vì thế mà an lạc, hạnh phúc hơn hay sống thọ được hơn. Cả con, cả mẹ con, đều không thể vì con quay về, mà thoát được luân hồi sinh lão bệnh tử. Ái kiết sử, ái biệt ly, khổ. 85. Bây giờ, con đang trên đường tập học, có nghe tin cha mẹ con trăm tuổi, thì con cũng không quay về. Nhưng con sẽ ước nguyện, để được hồi hướng công đức cho cha mẹ con, mong cho cha mẹ con được hạnh phúc và sanh về những cõi lành, không khổ đau, không đọa địa ngục. Phải vượt qua ái, khổ ấy. 86. Mình vui, mình hạnh phúc là được. Người khác nói gì, kệ họ. Tiền với con bây giờ, nhiều hay ít, có mang đến chất đống, cũng không cần nữa. Người ta, do cần tiền, mới thành ra khổ. Thấy người ta có, còn mình không có gì, con vẫn an lạc. Thấy người ta chăn ấm nệm êm, con ngủ ngoài đồng trống, con vẫn an lành. 87. Sống thiện là điều tốt đẹp rồi. Mình nói là từ hôm nay, mình ăn chay, mình giữ giới. Làm điều thiện, không làm điều ác nữa. Giữ giới, trai giới, thiền định, đạt được công đức thì phát nguyện bồ đề tâm, hồi hướng cho họ. Phát nguyện tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác để giúp đỡ mọi người. 88. Do mình ở đời, tham dục nhiều, bị che, thành thử vô minh. Giờ mình học, nghe kinh sách rồi sáng ra. Khi mình hiểu rồi, có trí rồi, thì mình không làm điều ác nữa, làm điều thiện. 89. Thân nhân mà mất, tái sinh làm con trâu, con bò thì cúng cô hồn có được đâu, họ không nhận được. Mình bây giờ trong màn vô minh, không biết ai vào ai. Nếu mà mình biết những người thân mới chết sinh vào con trâu, con bò như thế, thì mình đem về nuôi, chăm sóc, không bắt làm cực khổ, cho ăn cơm nước đàng hoàng thì mọi chuyện tốt đẹp. 90. Con không nhận tiền bạc, không cần thông qua ai để nhận tiền bạc. Con không cần nhờ ai giúp đỡ, quyên góp. Con không nhận tiền dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không thông qua ai để nhận tiền, y áo hay vật dụng. 91. Con không cần thị giả, không cần ai đi theo để hộ tống cả. Con đi như thế này, không có đệ tử và cũng không có Phật tử. Một mình con đi tập học theo lời Phật dạy. 92. Những người đi theo con đây, là tự họ theo, họ làm việc của họ, chớ con cũng không mời họ đi theo để quay phim hay quảng cáo, truyền thông gì cả. Họ quay phim mà họ thấy hạnh phúc là được rồi. Con cũng không đuổi họ. 93. Mình phải quyết tâm tu hành, nguyện tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Có quyết tâm, có ý chí, có niềm tin rồi thì mới xuất gia được, bỏ gia đình, bỏ người thân, bỏ nhà cửa, bỏ tiền bạc được. Nếu mình không có chí hướng, có mục đích, mục tiêu, thì rất khó để tu hành. Có ước nguyện, phát nguyện với tâm cao cả, vì lợi ích cho mọi người, thì mình mới siêng năng, tinh tấn, kiên trì, chăm chỉ, cố gắng hết sức để tập học. 94. Muốn đạt được trí tuệ thì mình phải ly dục, bỏ được đời sống dục tham, noi theo các bậc thánh, các bậc A La Hán. 95. Đức Phật cũng bỏ gia đình, ngai vàng, tu hành thành tựu, Ngài Giải Thoát rồi, ngài mới độ cho người khác được. Mình cũng vậy thôi, mình muốn giúp người khác, thì bây giờ, mình phải tu hành trước đã. Khi mình chưa có thành tựu thì không thể khuyên người khác được. 96. Đức Phật không chỉ có trách nhiệm với gia đình, mà bổn phận ngài còn là gánh cả đất nước, giang sơn. Mình chỉ một gánh nặng duy nhứt là gia đình nhỏ của mình thôi. Đức Phật phải lo cho cả trăm họ. Khi ngài đi tu, biết bao người buồn lo. Khó như thế mà ngài vẫn cương quyết xuất gia. Đem cái sự khổ của ta mà so sánh với sự khổ của Đức Phật khi ngài quyết định đi tu, làm sao mà được. 97. Mình chỉ một gia đình con con, mà đã bỏ đi không nổi. Đặt mình vào Đức Phật, bỏ cả giang sơn mà đi, chắc gì mình đã cương quyết, quyết tâm như ngài? Khi lòng tham mình đã quá nhiều, chẳng hạn như một vài trăm ngàn, đối với mình là không bao nhiêu, chớ thử như, ai cho mình một vài trăm tỷ xem, mình có dám bỏ để mà đi không. Đức Phật giàu có như thế, tiền, vàng đầy kho như thế, mà ngài cũng bỏ. Đức Phật có thần dân, bao nhiêu người thương yêu như thế, mà ngài cũng bỏ. Mới thấy, tinh thần cầu đạo của ngài to lớn xiết bao. 98. Tông phái nào trong Đạo Phật tốt nhất, hay nhất, thuộc về phạm trù lý luận và hoàn toàn không quan trọng, cũng như rất dễ đưa đến việc cãi nhau. Tông phái nào cũng phải tuân thủ Giới Định Tuệ, và thực hành theo lời Phật dạy. 99. Không giữ được Giới, thì sẽ lý luận lung tung. Mà đã không giữ được Giới, thì Định cũng không có nữa. Cứ theo đúng, cứ giữ đúng, cứ thực hiện đúng Giới Định Tuệ như vậy, chẳng cần tu gì, cũng thành

Friday, September 13, 2024

Ten Small Actions to Have a Better Life Today

Ten Small Actions to Have a Better Life Today September 9, 2024 Darius Foroux People often think you always have to make a major change to have a better life. But that’s not true. Small actions create a bigger impact on our overall well-being and happiness. Look, life is never easy. It’s so common to feel stuck and aimless, especially when things aren’t going your way, like having a bad day at work or simply feeling unmotivated. But you can change that. Right now. Today. I will share ten small ways you can create a better life. These are things that don’t require talent, money, or anything else. We can all do these things… 1. Stop making excuses The first step towards any form of improvement is taking accountability for your actions. Stop blaming your circumstances, other people, or bad luck for where you are in life. It’s true that many things happen to us that are outside of our control. But we shouldn’t let those things stop us from being happy. You must always believe that your destiny is in your own hands. Whether that’s actually true or not doesn’t matter. Just the belief will make you go through life differently. The biggest effect is that you will stop making excuses. Excuses only hold you back from reaching your full potential and living a fulfilling life. 2. Start reading a book One of the books I often return to is Managing Oneself by Peter Drucker. It’s a small book you can finish in one reading. This book reminds me to be self-aware of my thought process and instinctive habits. As Drucker said: “Successful careers are not planned. They develop when people are prepared for opportunities because they know their strengths, their method of work, and their values.” That’s the great thing about reading. It widens your perspective and helps you know yourself better. I would recommend you pick up a new book – whether it’s for self-improvement of pure enjoyment. And start reading. This is way better than going back to your phone to scroll. 3. Begin with the end in mind “Begin with the end in mind,” Stephen Covey famously wrote in his book, 7 Habits of Highly Effective People. This makes perfect sense. Many goals don’t pan out because they don’t work backward from the end goal. If you want to end up somewhere, how would you get there? You can execute this mindset in the following ways: • Want to improve your fitness? What’s the end goal? Want to run a 10K? Compete at a bodybuilding competition? Do a triathlon? Or simply want to stay fit and avoid injuries? All these different outcomes require a totally different exercise regimen. • Saving for a vacation? How much money do you need? Calculate everything you want from transportation to accommodation to eating out to activities. When are you going on vacation> Now, start saving the amount you need every month. Having a clear end goal in mind helps give direction and purpose to your actions. It also gives you a clear goal to aim for, which can be motivating and rewarding when you reach it. 4. Reclaim your time Time is the currency of our lives. The problem is that time is finite. When it’s spent, then it’s gone forever. That’s why it’s important that you don’t spend your time on useless things. You become what you focus on. Start small. Turn off all your non-essential notifications and avoid using social media as a source of information (because that will likely send you into a doom scroll). Instead, set designated times for checking your email and social media. Then prioritize your tasks and focus on the most important ones first. This will help you make the most efficient use of your time. 5. Make your healthy habits non-negotiable Regular exercise, a balanced diet, and adequate sleep should be non-negotiable. You might think, “If I watch another episode of this TV show, I should still be able to get 7 hours of sleep.” Why negotiate with yourself like that? Don’t you love yourself? If your goal is to get 8 hours, don’t settle for less. Screw that TV show or extra drink at the bar. You can’t function at your best if you’re neglecting your physical and mental health. And the truth is that we can’t be healthy unless we do healthy things. 6. Learn something new Never stop learning. Read books, take up courses, learn a new skill. Stay curious and keep growing. The ancient Stoic, Epictetus, said it well: “Philosophers warn us not to be satisfied with mere learning, but to add practice and then training. For as time passes we forget what we learned and end up doing the opposite, and hold opinions the opposite of what we should.” It’s all about pushing yourself out of your comfort zone and being open to new challenges and opportunities. 7. Think about something you feel grateful for Even on a bad day, there’s always something positive to notice. People tend to focus too much on the negative, missing the positive things around us. So when you feel like nothing’s going right, try to step back and look at the bigger picture. Appreciate the little things. Changing our focus like this can really boost our well-being. Start with the small things, like a good cup of coffee or nice weather. And then move on to bigger things like supportive friends or a job you enjoy. Practicing gratitude can help shift your perspective and bring more positivity into your life. 8. Avoid negative people The folks around you truly do make a huge impact on your life. As Seneca said: “Associate with people who are likely to improve you. Welcome those who you are capable of improving.” Of course, this is easier said than done. But it’s important to recognize when relationships are unhealthy for you. Whether it’s a friend who constantly puts you down or a significant other who drains you emotionally, these types of relationships negatively impact your well-being. We all deserve to be surrounded by people who make us feel good about ourselves and encourage personal growth. Don’t be afraid to prioritize your mental and emotional health by cutting out toxic relationships in your life. 9. Do something today that uplifts you When was the last time you did something small that nourished your soul? We all need it. For example, every now and then, I spend all day reading. I don’t leave the house. I simply read and take notes. I eat and stretch. But that’s about it. I always feel great during the moment, especially the next day. If you’ve been stuck indoors for a long time, like your working desk at home or your cubicle in the office, then head out. Take a walk, preferably in nature, or go for a run. Most times, a simple physical activity gets the job done. Sometimes, we get caught up in the hustle and bustle of daily life and forget to take care of ourselves. This is your reminder to take a short breather. 10. Finish a lingering task NOW Just before I started writing this article, I finished a task I really wasn’t in the mood for. It’s Sunday evening after all. One of my tenants is moving out of my rental property, and I need to send the person a move-out letter. That’s basically a checklist of everything the tenant and I need to do before we wrap up this process. It’s annoying work, and I’ve been delaying it all week. But as I sat down to journal in the evening, I thought, “I need to get that checklist done.” So I sat down and finished the entire task in 15 minutes. That’s all I was scared of?! 15 minutes of work!? You’ll notice this is the case for many annoying tasks in life. They can be done much faster when we don’t overthink and procrastinate for too long. I get it if you want to procrastinate. I even feel a bit complacent now and then. But all these tips mean nothing if you don’t act on them. So start executing now. Not tomorrow, not next week. Now.

Tuesday, September 10, 2024

Ecocide

A global survey suggests 88 percent of people are worried about the state of nature. Katie Surma, Inside Climate News - 9/7/2024, 6:16 AM Power lines are cast in silhouette as the Creek Fire creeps up on on the Shaver Springs community off of Tollhouse Road on Tuesday, Sept. 8, 2020, in Auberry, California. https://cdn.arstechnica.net/wp-content/uploads/2021/07/GettyImages-1228402199-800x533.jpg Kent Nishimura / Los Angeles Times This article originally appeared on Inside Climate News, a nonprofit, independent news organization that covers climate, energy and the environment. It is republished with permission. Sign up for their newsletter here. Most people are “very” or “extremely” concerned about the state of the natural world, a new global public opinion survey shows. Roughly 70 percent of 22,000 people polled online earlier this year agreed that human activities were pushing the Earth past “tipping points,” thresholds beyond which nature cannot recover, like loss of the Amazon rainforest or collapse of the Atlantic Ocean’s currents. The same number of respondents said the world needs to reduce carbon emissions within the next decade. Just under 40 percent of respondents said technological advances can solve environmental challenges. The Global Commons survey, conducted for two collectives of “economic thinkers” and scientists known as Earth4All and the Global Commons Alliance, polled people across 22 countries, including low-, middle- and high-income nations. The survey’s stated aim was to assess public opinion about “societal transformations” and “planetary stewardship.” The results, released Thursday, highlight that people living under diverse circumstances seem to share worries about the health of ecosystems and the environmental problems future generations will inherit. But there were some regional differences. People living in emerging economies, including Kenya and India, perceived themselves to be more exposed to environmental and climate shocks, like drought, flooding, and extreme weather. That group expressed higher levels of concern about the environment, though 59 percent of all respondents said they are “very” or “extremely” worried about “the state of nature today,” and another 29 percent are at least somewhat concerned. Americans are included in the global majority, but a more complex picture emerged in the details of the survey, conducted by Ipsos. Roughly one in two Americans said they are not very or not at all exposed to environmental and climate change risks. Those perceptions contrast sharply with empirical evidence showing that climate change is having an impact in nearly every corner of the United States. A warming planet has intensified hurricanes battering coasts, droughts striking middle American farms, and wildfires threatening homes and air quality across the country. And climate shocks are driving up prices of some food, like chocolate and olive oil, and consumer goods. Ars Video How The Callisto Protocol's Team Designed Its Terrifying, Immersive Audio Americans also largely believe they do not bear responsibility for global environmental problems. Only about 15 percent of US respondents said that high- and middle-income Americans share responsibility for climate change and natural destruction. Instead, they attribute the most blame to businesses and governments of wealthy countries. Those survey responses suggest that at least half of Americans may not feel they have any skin in the game when it comes to addressing global environmental problems, according to Geoff Dabelko, a professor at Ohio University and expert in environmental policy and security. Translating concern about the environment to actual change requires people to believe they have something at stake, Dabelko said. “It’s troubling that Americans aren’t making that connection.” While fossil fuel companies have long campaigned to shape public perception in a way that absolves their industry of fault for ecosystem destruction and climate change, individual behavior does play a role. Americans have some of the highest per-capita consumption rates in the world. The world’s wealthiest 10 percent are responsible for nearly half the world’s carbon emissions, along with ecosystem destruction and related social impacts. For instance, American consumption of gold, tropical hardwoods like mahogany and cedar and other commodities has been linked to the destruction of the Amazon rainforest and attacks on Indigenous people defending their territories from extractive activities. The United States is one of the world’s wealthiest countries and home to 38 percent of the world’s millionaires (the largest share). But a person doesn’t need to be a millionaire to fit within the cohort of the world’s wealthiest. Americans without children earning more than $60,000 a year after tax, and families of three with an after-tax household income above $130,000, are in the richest 1 percent of the world’s population. United Nations emissions gap reports have said that to reach global climate goals, the world’s wealthiest people must cut their personal emissions by at least a factor of 30. High-income Americans’ emissions footprint is largely a consequence of lifestyle choices like living in large homes, flying often, opting for personal vehicles over public transportation, and conspicuous consumption of fast fashion and other consumer goods. Translating concern into change If a majority of people are worried about the state of the planet, why hasn’t that translated into more effective responses? The answer, according to Robert J. Brulle, a visiting research professor of environment and society at Brown University, is that surveys showing high levels of public concern about nature tend not to compare the environment with other issues, like the economy, health care and national security. When asked to prioritize a range of issues, Americans’ feelings about the environment typically end up at the bottom. In a 2024 Pew poll on Americans’ top concerns, the economy landed at the top while protecting the environment came in 14th and dealing with climate change came in 18th. In a 2024 Gallup poll of Americans’ most pressing problems, the environment didn’t even make the list. “Environmental issues are not a major voting issue, so there is no reason for the politicians to respond to those issues if they are a peripheral concern to the population,” Brulle said. Other experts suggested that the disconnect between some environmental poll results and political action could be partially attributed to the sway that polluting industries hold over the US political system. That sway, they say, has largely come from corporations’ ability to make unlimited political donations and run campaigns aimed at deceiving politicians and the public about the environmental impacts of their products. Support for an ecocide crime There is at least one area where the Global Commons survey appears to track with political developments happening in a handful of countries and the European Union. About three out of four people polled said they would like to see acts that cause serious environmental harm made a criminal offense. Activists have long called for a crime of “ecocide” to be enshrined into international law alongside crimes against humanity, war crimes, and genocide. But in recent years, the campaign to make ecocide a crime at the international and national levels has ramped up. In 2021, an independent group of legal experts proposed a definition for an ecocide crime covering “severe” and “widespread or long-term environmental damage.” Discussions have since bubbled up among governments about incorporating a version of the proposal into the founding treaty of the International Criminal Court. Over the past few years, the European Union, as well as governments in Chile, France, and Belgium, have passed ecocide-like laws. Lawmakers in Brazil, Italy, Mexico, the Netherlands, Peru, and Scotland have proposed such legislation. Though criminalizing environmental offenses is not new, proponents of ecocide say the laws act as a catchall, as compared to rules that delineate certain pollution thresholds. They also argue that an international ecocide crime would have moral sway, affecting public opinion about mass harm to nature being morally wrong. That might change the behavior of corporations, governments, and insurers, said Jojo Mehta, the co-founder and CEO of Stop Ecocide International. “People clearly understand that the most severe forms of environmental destruction harm all of us, and that there is real deterrent potential in creating personal criminal liability for top decision-makers,” she said in a press release. “Damage prevention is always the best policy, which is precisely what ecocide law is about.”

The ‘New Happy’

https://www.fastcompany.com/91176774/everything-you-know-about-happiness-is-a-lie-this-is-the-secret-to-getting-the-new-happy?utm_source=pocket-newtab-en-us ‘Everything you know about happiness is a lie.’ This is the secret to getting the ‘new happy’ After 10 years of research, Stephanie Harrison defined Old Happy: our society’s incorrect definition of happiness and the culture we’ve created around it, and how to improve it. Stephanie Harrison is an expert in the science of happiness and founded a company called The New Happy, where she teaches millions of people how to be happier. Through it, she hosts The New Happy podcast. She is also a Harvard Business Review and CNBC contributor, and her work has been featured in other publications such as Fast Company, Forbes, and Architectural Digest. She regularly speaks at Fortune 500 companies, advising on employee well-being and company culture. Below, Harrison shares five key insights from her new book, New Happy: Getting Happiness Right in a World That’s Got It Wrong. Listen to the audio version—read by Harrison herself—in the Next Big Idea App. 1. Everything you know about happiness is a lie. When I was in my early twenties, I had everything that I thought would make me happy. I had a prestigious job, lived in New York City, and had complete freedom. Yet, I was absolutely miserable. At first, I ignored my emotions. Then, over time, I started to experience more challenges: getting physically ill, struggling with my mental health, and feeling lonely. One day, I found myself lying on my bedroom floor sobbing hysterically, wondering why I was so desperately unhappy. Then, I had a moment of clarity. What if there wasn’t something wrong with me? What if I had been lied to by the world around me? Perhaps everything I had been told about what I needed to do to be happy was wrong. At that moment, I didn’t know exactly what the lies were, but now, after 10 years of research, I do. I call it Old Happy: our society’s incorrect definition of happiness and the culture we’ve created around it. Old Happy begins with the messages we receive as children from our families, all the way through to the media we consume and the institutions that enforce it. It comes from three cultural forces of individualism, capitalism, and domination, which tell us that to be happy, we must perfect ourselves, do more and more, and do it all by ourselves. The devastating truth is that pursuing these objectives won’t make you happy. In fact, both research and experience show that it will actually make you miserable. 2. A happier life starts with unwinding Old Happy. Due to Old Happy, Americans are struggling with unprecedented levels of unhappiness, illness, burnout, and loneliness, with no idea what’s wrong or what they need to do to feel better again. The evidence I’ve amassed about the harms of Old Happy is astounding. To live truly happy lives, we start by letting go of our Old Happy beliefs and adopt new ones by undergoing three key shifts: • Old Happy taught you that you’re not good enough and that there’s something wrong with you. Instead, you need to start seeing that you are worthy exactly as you are. • Old Happy taught you that, to prove how good you are, you must achieve a certain set of external goals and succeed. Instead, you need to focus on expressing yourself and growing as a person in whatever way feels authentic to you. You are not defined by your successes or failures. • Old Happy taught you that you have to do everything by yourself. Instead, you need to see that you are connected to others and that no one does anything alone. We are social creatures who are wired to need support. You are inextricably connected to others. The best way to do this is by naming Old Happy when you see it pop up in your life. When you feel the pressure to overwork, say to yourself, “That’s Old Happy, not me.” When you judge your appearance, remind yourself, “I’m comparing myself to Old Happy’s made-up standards.” When you feel like you can’t ask for help, tell yourself that no one ever does anything alone, and it’s perfectly human to need support. 3. The real secret to happiness is counterintuitive. Once we’ve named Old Happy and started unwinding it from our lives, we can discover the real secret to happiness. If you want to be happy, you need to help other people be happy. This is the proven path to happiness, supported by my research across multiple fields. Everyone wants to live a happy life. The way to experience that is through finding ways to be of service to one another. Helping others is scientifically proven to benefit our well-being; it connects us to one another and helps us find a greater purpose in life. It doesn’t just improve your mental health but your physical health, too. Just like we have a need for food and shelter, we also have a profound need to go beyond ourselves and help others. advertisement Many people have a narrow definition of helping: we think of it as going out and volunteering. While that’s a wonderful way to help, we need a more expansive understanding. You help by listening to your loved ones, holding the door for someone, collaborating at work, sharing your ideas and unique perspective, and encouraging others to be their best. Every day, there are countless ways to help, meaning there are countless opportunities to experience happiness. 4. You possess unique gifts that need to be shared. I argue that the best way to help others comes from sharing your unique gifts with those around you—whether in your family, communities, at work, or for the broader world. There are three types of gifts that all human beings possess: humanity, talent, and wisdom: • Your humanity is who you are as a person. It’s your character, your best qualities, your good and loving nature. When you call a friend to listen to them talk about a challenge, take time to play with your kids after work, or smile at a stranger on the street, you are using your humanity gifts. • Your wisdom is what you have learned. Each of us possesses a completely unique life packed with experiences that teach us important and meaningful lessons. That wisdom can be used to help people in countless ways—from helping others through hard times to preventing them from ever happening. • Your talent is what you can do. Talents are cultivated through time, energy, and effort. Every single one of us has the power to either develop new talents or deepen existing ones, using them to inspire others and make powerful contributions. Your gifts are what make you you. When you use them in service of others, you’ll experience profound joy, purpose, and contentment. That’s what New Happy is all about: being yourself and giving of yourself. 5. Your happiness has the power to change the world. When we live by Old Happy, we are not only making ourselves miserable, but we’re contributing to creating a world that makes the collective unhappy, too. It only leads to competition, judgment, disempowerment, burnout, and isolation. No one wins when Old Happy is our dominant understanding of happiness. But when you adopt New Happy, all of that changes. Through your daily actions, you’re now contributing to making the world a better place. By helping others experience happiness and by devoting your incredible gifts to the problems we face, you are slowly but surely transforming the world into a place where more and more people get to be happy. Isn’t that what we all long for? A better, more just, more compassionate world? I often hear from people in my community that they feel so helpless about the state of the world. But you can start making it better right now simply by changing your definition of happiness and living in alignment with it. Working for the greater good facilitates your highest good. This article originally appeared in Next Big Idea Club magazine and is reprinted with permission.