Sunday, April 28, 2024

Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2d7nl5drjo ...cuộc chiến trong ký ức sau nửa thế kỷ Nguồn hình ảnh, BBC/HBO/Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7927/live/1f6a7cd0-055b-11ef-b9d8-4f52aebe147d.png Chụp lại hình ảnh, The Sympathizer (Cảm tình viên) là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt 29 tháng 4 2024 Câu chuyện phim The Sympathizer (Cảm tình viên) không được đón nhận tại Việt Nam cho thấy vết thương chiến tranh, hay cuộc chiến trong ký ức như đề từ của bộ phim, vẫn còn hằn sâu sau 49 năm. Một số bài báo viết về phim The Sympathizer (Cảm tình viên), thậm chí có bài được xuất bản từ năm 2021, đã lặng lẽ biến mất trên mạng trong những ngày gần đây. Những bài báo biến mất Ngày 29/4, khi BBC News Tiếng Việt truy cập vào một số bài viết trên báo Thanh Niên, Dân Trí và Vietcetera thì đều gặp lỗi 404 với thông báo "Nội dung này đã bị gỡ hoặc không tồn tại". Bài viết "Ca sĩ Đình Bảo tham gia nhiều vai trò trong phim mới của Park Chan Wook" đăng ngày 8/4 trên báo Thanh Niên, dựa phiên bản lưu trong bộ nhớ đệm có nội dung ca sĩ Đình Bảo kể về việc đã tham gia các khâu trong phim The Sympathizer và không đề cập về nội dung phim. Bài báo "Người sắt" Robert Downey Jr. đóng phim do Kim Lý sản xuất', đăng vào tháng 7/2021, có nội dung chính là diễn viên Kim Lý cho biết sẽ tham gia với vai trò nhà sản xuất trong dự án phim truyền hình The Sympathizer. Bài này đã biến mất trên báo Thanh Niên. Chúng tôi còn phát hiện sự biến mất lặng lẽ (lỗi 404) của ít nhất là một bài báo trên tờ Dân Trí, hai bài báo trên trang Vietcetera, một kênh truyền thông rất nổi tiếng trong giới trẻ và giới trí thức Việt Nam. Có vẻ như đã có một chỉ đạo kiểm duyệt từ cấp trung ương, hoặc là do ý thức tự kiểm duyệt của các báo. Tuy nhiên, dường như chủ trương kiểm duyệt phim không thống nhất, khi vẫn có một số trang báo, đài truyền hình quốc gia còn lưu tin về phim như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với "Robert Downey Jr. bắt tay Kim Lý làm phim", hay trang L'Officiel với "The Sympathizer - Diễn viên gốc Việt có cơ hội 'viết tiếp lịch sử'?" đăng vào năm 2022, hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) với "Thời đại mới của điện ảnh Hàn qua suy ngẫm của đạo diễn 'Oldboy' Park Chan-wook", hồi tháng 1/2024. Một số trang báo khác như Tuổi Trẻ vẫn còn một bài viết về phim The Sympathizer nhưng chỉ đề cập về dàn diễn viên chính, không bao gồm chi tiết phim. Thông tin cập nhật mới nhất về phim này hầu như vắng bóng trên các phương tiện báo chí chính thống ở Việt Nam kể từ khi phim chính thức ra mắt trên HBO vào ngày 14/4. Dù độc giả Việt Nam biết đến Nguyễn Thanh Việt nhiều nhất với tiểu thuyết được trao giải Pulitzer The Sympathizer nhưng The Refugee (Người tị nạn) mới là tác phẩm đầu tiên của nhà văn này được xuất bản tại Việt Nam (năm 2017). Cho đến nay, sách The Sympathizer chưa được chính thức lưu hành tại Việt Nam. Phim Cảm tình viên: đóng phim xong, đi Mỹ định cư liền14 tháng 4 năm 2024 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx9wy5g84yno https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6743/live/ad81aa80-fa83-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7675/live/510d3440-fa33-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/fce7/live/7579eb90-fa31-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/5c1e/live/665e9f10-fa32-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/30da/live/31b61770-fa32-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/10dc/live/62ac8c30-fa35-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/03e4/live/f4adb3b0-fa31-11ee-9e26-d9c5cbccd66d.jpg Chụp lại hình ảnh, Một số bài báo về phim The Sympathizer (Cảm tình viên) đã bị gỡ bỏ https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6d19/live/8a5cd9a0-0553-11ef-bee9-6125e244a4cd.png Cả nhà văn Nguyễn Thanh Việt và đạo diễn Park Chan-wook đều nói rõ rằng The Sympathizer không ủng hộ chính quyền Bắc Việt hay chống Mỹ. Tạp chí Time dẫn lời nhà văn gốc Việt cho biết, một số lời lên án gay gắt trong cuốn tiểu thuyết là nhằm vào chính phủ Việt Nam, dẫn đến việc sách bị cản trở trong hành trình xuất bản ở trong nước. Khi lên kế hoạch sản xuất, đoàn làm phim đã cố gắng hết sức để bộ phim được bấm máy ở Việt Nam. Họ đã gửi hàng trăm lá thư đến cơ quan chức năng nhưng không được phép nên cuối cùng phải chọn Thái Lan để thay thế. “Tôi cho rằng họ [chính phủ Việt Nam] không vui,” Don McKellar, đồng đạo diễn với ông Park Chan-wook, nói với Time. Việc các phim về đề tài chiến tranh Việt Nam phải được quay tại Thái Lan hay Philippines không phải là mới, như loạt phim Missing in Action (Nhiệm vụ giải cứu), Platoon (Trung Đội), The Deer Hunter (Kẻ săn hươu)... Ngay từ khi The Sympathizer chưa ra mắt, một số cảnh hậu trường của phim tại Thái Lan với hình cờ ba sọc đã bị các trang ủng hộ chính phủ Việt Nam công kích mạnh mẽ. Nhiều người dù chưa xem phim đã lên án bộ phim "xuyên tạc lịch sử", hay chuyền tay nhau câu "thắng làm vua, thua làm phim" đầy đắc ý. Các trang này còn cho rằng thời điểm ra mắt phim, chỉ hai tuần trước ngày 30/4, là "mang ý đồ nhiều người đoán được". • Tại sao quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót?22 tháng 4 năm 2024 • Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế29 tháng 3 năm 2024 Cuộc chiến trong ký ức và trên phim Nguồn hình ảnh, Hopper Stone/HBO https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8f59/live/d194d1a0-056d-11ef-bee9-6125e244a4cd.jpg Chụp lại hình ảnh, Hoa Xuande, tài tử người Úc gốc Việt, thủ vai chính là điệp viên hai mang trong The Sympathizer Phim The Sympathizer (Cảm tình viên) được chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tay cùng tên của nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt, người được trao giải Pulitzer cho tác phẩm này hồi năm 2016. Bộ phim gồm 7 tập, về đề tài Chiến tranh Việt Nam đã chính thức lên sóng HBO từ tối 14/4 theo giờ Mỹ và Việt Nam nằm bên ngoài bản đồ phát hành của hãng HBO, vì những lý do liên quan đến chính trị. Mở đầu phim, khán giả bắt gặp đề từ: “Tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần, lần thứ nhất trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức.” Đề từ này thật đúng cho thực tế Chiến tranh Việt Nam. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, cuộc chiến trong tâm tưởng, trong ký ức vẫn còn gay gắt, đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, bên này hay bên kia. Việc các báo gỡ xuống những bài viết về The Sympathizer, việc những chiến dịch trên mạng xã hội tấn công bộ phim, cũng như những biểu tượng cờ Việt Nam Cộng hòa bị gạch chéo trong những mẫu vật trưng bày tại Hội trường Thống Nhất (tên mới của Dinh Độc Lập), là những biểu hiện cụ thể và sinh động của cuộc chiến trong ký ức ấy. Trong các trao đổi trên mạng, những con người trẻ chưa từng trải qua chiến tranh, lại là những người đặc biệt hăng hái trong cuộc chiến của ký ức, một ký ức có lẽ hình thành từ giáo dục, tuyên truyền. Thảo Trang, một nhà văn sinh đầu thập niên 1990, viết trong một bình luận trên Facebook lời thề của mình: “Xin thề với Tổ Quốc vĩ đại, tôi sẽ không bao giờ làm việc với bất cứ ai tham gia vào ekip làm bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết bôi nhọ lãnh tụ thế này. Không bao giờ, không giá nào, không có sự ngoại lệ nào lớn hơn lòng biết ơn Tổ Quốc.” Cần lưu ý rằng, những bình luận gay gắt ấy, hầu hết đều đến từ những người chưa từng xem bộ phim của HBO. Bộ phim kể về cuộc đời của nhân vật chính không có tên cụ thể, chỉ biết đến qua danh xưng Đại úy, mang hai dòng máu Pháp-Việt, từ một đứa con lai bị ghét bỏ, trở thành đại úy VNCH, điệp viên hai mang nằm vùng của Cộng sản Bắc Việt ngay trong lòng Sài Gòn. Nhân vật chính "I (tôi)" trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã kể lại câu chuyện của mình với ngôi thứ nhất, đôi khi kèm với đó là sự tự khinh bỉ bản thân tột độ. Hai tập phim đầu tiên ra mắt trên HBO đã mô tả cảnh vài tháng trước và cho đến khi Sài Gòn thất thủ, dòng người tháo chạy tại phi trường Tân Sơn Nhất, và cuộc sống mới của điệp viên này nơi đất Mỹ, với cái tôi đậm chất Á Đông cùng sự thích thú, đam mê những giá trị Mỹ. Trong hai tập phim đầu, có nhiều cảnh rất thê thảm của “bên thua cuộc” VNCH, và có những cảnh bi hài trên hành trình tị nạn. Hai tập phim cũng có hình ảnh kiên cường của chiến sĩ giao liên Bắc Việt và Việt Cộng. Một số người sau khi xem phim đã đánh giá rằng, qua hai tập phim đầu, The Sympathizer không có vẻ gì là “chống cộng”, thậm chí có người còn nói việc chính quyền Việt Nam cấm phim này khiến người dân mất đi cơ hội được xem Hollywood miêu tả "sự kiên cường của chiến sĩ Cộng sản và sự thê thảm của quân VNCH". Nhà văn Khải Đơn viết trên Facebook cá nhân của cô sau khi xem phim: "Nhưng thôi bạn đừng xem phim, nếu bạn thực ra nghe thiên hạ bảo nên căm ghét ông tác giả viết ra quyển tiểu thuyết, hoặc bạn sợ dư luận viên bảo coi phim là coi chừng đi tù. Nếu bạn sợ một nhân vật tiểu thuyết thách thức cảm xúc và suy nghĩ của bạn, thì thôi đừng xem." Nguồn hình ảnh, Hopper Stone/HBO https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/705b/live/8f7be3d0-056d-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg Chụp lại hình ảnh, Cảnh nhân vật chính cùng đoàn người tháo chạy lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất trong phim The Sympathizer Trong khi nhiều người Việt đang hùng hục với cuộc chiến của mình, The Sympathizer đã ra mắt và nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới quốc tế. Đây là lần đầu tiên một phim Hollywood làm về Chiến tranh Việt Nam mà đặt người Việt ở trung tâm câu chuyện, cùng với đó là dàn diễn viên người Việt đông đảo. Trên Foreign Policy ngày 28/4, nhà phê bình phim Jordan Hoffman từ Mỹ đã gọi The Sympathizer mô tả trọn vẹn "sự vô nghĩa mang tính bi kịch" của Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng ca ngợi tài năng của đạo diễn nổi tiếng Park Chan-wook, được xem là "quái kiệt" trong làng điện ảnh với những khoảnh khắc điện ảnh đắt giá. Một bài viết trên Los Angeles Times ngày 19/4 nhận định: "Mặc dù có một số khác biệt thế hệ nhưng bộ phim này là một thời khắc quan trọng để cho thấy hình ảnh Việt Nam trong kinh đô điện ảnh Hollywood và càng thúc đẩy mong muốn có thêm nhiều câu chuyện Việt Nam được kể lại." Bài viết trích dẫn ý kiến của Quan Nguyen, người có cha từng là bác sĩ quân y trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, nói: "Bộ phim có thể xoáy tiếp vào những vết thương hằn sâu trong cộng đồng chống cộng của chúng tôi." Nguồn https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nvv4q9jk9o Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO • Bùi Văn Phú • 4 tháng 4 2024 https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/51b4/live/625a6650-f1aa-11ee-a0d9-0bccfe78f605.jpg
Tối thứ Hai ngày 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên” – The Sympathizer – dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa tên tuổi của ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016. Năm 2021, hệ thống truyền hình HBO đã chọn tiểu thuyết gián điệp này để chuyển thể thành phim và sau ba năm thực hiện, bộ phim sẽ được chính thức tung ra chiếu vào ngày 14/4 tới đây. Khoảng 150 khách mời đã có mặt tại rạp AMC - Eastridge Mall, San Jose để xem tập đầu tiên, trong 7 tập, mỗi tập dài 60 phút. Buổi chiếu phim ra mắt do HBO và Gold House tổ chức, cùng sự hợp tác của A24, CapeUSA, Vietnamese American Roundtable và Diasporic Vietnamese Artists Network (Mạng lưới Nghệ sĩ Việt Nam Di cư). Nhiều khách đến sớm đã nhận được quà tặng là tác phẩm “The Sympathizer” ấn bản mới nhất. Ai đã đọc tác phẩm này thì biết cảm tình viên chính là điệp viên hai mang, một đại úy cảnh sát làm việc ngay trong văn phòng Tư lệnh Cảnh sát Đặc biệt do một ông tướng có tên Trưởng là cấp chỉ huy. “I am a spy, a sleeper, a spook, a man of two faces”, câu dẫn nhập vào tiểu thuyết đã mô tả nhân vật chính: một điệp viên, nằm vùng, quỉ quái, hai mặt.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0042/live/78444b20-f1aa-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Cảnh phim cảm tình viên trong nhà tù cộng sản Phần giới thiệu của bộ phim đan xen hình ảnh cảm tình viên (diễn viên Hoa Xuande) tìm cách lấy thông tin mật từ văn phòng của ông tướng (Toan Le), những cảnh gặp gỡ, trao đổi với nhân viên CIA (Robert Downey Jr., vừa được trao giải nam diễn viên phụ xuất sắc của Oscar 2024), là cảnh nữ cán bộ giao liên cộng sản (Kayli Tran) bị bắt vì nhận tài liệu, bị tra tấn nhưng không chịu khai ra người đã chuyển tài liệu mật chính, là cảm tình viên đang ngồi trong phòng thẩm vấn cùng nhân viên CIA và an ninh của Việt Nam Cộng hòa. Không gian là Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 khi chiến tranh ngày càng lan gần đến thủ đô, với pháo kích vào thành phố, người dân tìm đường di tản, trong khi ông tướng vẫn tin vào Hoa Kỳ, tin vào Kissinger, còn người của CIA khuyên ông nên ra đi. Có lúc trong phim vang vang lời ca: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe… Từng vùng thịt xương có mẹ có em” của Trịnh Công Sơn, mà có người lính cho nhạc sĩ là cộng sản, có người chỉ coi ông là một nghệ sĩ phản chiến. Khi quyết định đem gia đình ra đi, xe của ông tướng chạy qua đường phố trong tiếng hùng ca: “Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia, đoàn thanh niên ta góp tài ba…” là một bi hài kịch Việt Nam mà Nguyễn Thanh Việt muốn nói lên xuyên suốt tác phẩm. Nhiều hình ảnh của Sài Gòn hiện lên, như quá khứ tháng Tư hiện về. Xe chạy qua trụ sở Hạ viện, nơi dưới chân bức tượng Thủy quân Lục chiến có một trung tá cảnh sát vừa dùng súng tự sát. Ông tướng và đoàn tùy tùng giơ tay chào tiễn biệt rồi chạy ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Nguồn hình ảnh, UGC https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/df93/live/bf298380-f1a9-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Bối cảnh Sài Gòn xưa được dựng tại phim trường Thái Lan, hình ảnh được chia sẻ trước khi phim hoàn thành Bốn là người lính Việt Nam Cộng hòa, nha sĩ Mẫn theo cộng sản và cảm tình viên, ba người cắt máu kết nghĩa với nhau. Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, Mẫn ở lại và cảm tình viên cũng muốn ở lại để chung tay xây dựng đất nước. Nhưng như biết trước rằng ông tướng khi qua Mỹ sẽ tiếp tục chống cộng, tổ gián điệp cộng sản muốn gài cảm tình viên đi theo ông, để tiếp tục theo dõi hoạt động của người Việt chống cộng ở Mỹ, như thế sẽ giúp cho tổ quốc nhiều hơn, vì cảm tình viên từng sống ở Mỹ, hiểu về văn hóa xã hội Hoa Kỳ. Gia đình Bốn và cảm tình viên vào được bên trong phi trường giữa cơn hỗn loạn và đạn pháo đã giết chết vợ và con của Bốn. Còn hai người lên được máy bay di tản. Phần cuối của tập một giới thiệu sơ qua về cuộc sống của cảm tình viên ở khu vực Little Saigon, California, về những ngày trong nhà tù cộng sản là chủ đề chính cho những tập kế tiếp trong bộ phim. Mở đầu phần thảo luận, giám đốc điều hành của Vietnamese American Roundtable là ông Philip Nguyễn và cũng là người điều hợp chương trình đã rót rượu Hennessy để mời nhà văn Nguyễn Thanh Việt, chúc mừng việc hoàn tất bộ phim, chào mừng tác giả trở lại San Jose, nơi ông đã lớn lên và để mừng thành phố này là nơi đầu tiên chiếu ra mắt giới thiệu “The Sympathizer”. Trong phần thảo luận với nhà văn, khán giả được biết là vì không được quay ở Việt Nam nên phim được thực hiện tại Bangkok. Qua tập phim đầu khán giả vừa được xem, khung cảnh tái dựng khá giống khung cảnh Sài Gòn năm 1975.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e4b9/live/3a1067d0-f23b-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Sài Gòn năm 1975: Nhiều người xếp hàng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ đón xe buýt tới sân bay Tân Sơn Nhất để sơ tán bằng đường hàng không (ảnh tư liệu) Phần còn lại của phim được quay tại vùng Los Angeles mà mọi người đang chờ đợi xem cảnh trí cùng những tình tiết về cuộc đời, về hoạt động của cảm tình viên giữa lòng cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ căng thẳng, hồi hộp như thế nào. Tuy là tiểu thuyết giả tưởng, nhưng tác giả cũng đã cấu trúc câu chuyện với nhiều nhân vật như một cựu tướng mở quán rượu; như nhà báo bị ám sát chết hay những cái chết vì chính trị hay vì tình, tiền là những nét đặc thù của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Về ảnh hưởng của tác phẩm đối với độc giả gốc Việt, theo nhà văn nó đã giúp cho họ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc chiến. Ông nhấn mạnh đến sự việc đây là một tác phẩm qua các góc nhìn của người Việt. Cũng như trong bộ phim, ông hãnh diện khi có đến 90% các vai trong phim đều là diễn viên người Việt từ các châu lục khác nhau như Hoa Xuande, Toan Le, Kayli Tran, Fred Nguyen Khan, Kiều Chinh, Kỳ Duyên, Vy Le, Alan Tong v.v… Chính vì thế mà tác phẩm Sympathizer, dù được trao giải Pulitzer 2016 của Hoa Kỳ, nhưng đã có những phê bình khen chê từ độc giả gốc Việt và trong nước đến nay vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt. Khi được hỏi làm sao người Việt trong nước có thể xem bộ phim này, Nguyễn Thanh Việt cho biết HBO không phát hình tại Việt Nam, nhưng chắc chắn không muộn lắm sau khi trình chiếu thì cả triệu người Việt trong nước sẽ được xem qua bản sao chép lậu. Nhà văn vừa nói vừa cười như cho thấy vấn đề kiểm duyệt và nạn vi phạm bản quyền trong nước là có thật.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ba06/live/f1585890-f1a9-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Chụp lại hình ảnh, Nhà làm phim Hàn Quốc Park Chan-wook đảm nhiệm vị trí đạo diễn cho 3 tập đầu của series phim Ba tập đầu của bộ phim với đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, một nghệ sĩ đã có những tác phẩm điện ảnh thu hút đông khán giả như “Oldboy”, “The Handmaiden”. Các tập sau là do Don McKellar đạo diễn. Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 49 năm vẫn còn là đề tài tranh luận giữa người Mỹ với nhau cũng như trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Chính tác giả Nguyễn Thanh Việt, qua những tác phẩm và bài viết liên quan đến chiến tranh và về cộng đồng người Việt, cũng là đề tài tranh cãi tại hải ngoại. Nguyễn Thanh Việt cũng nhận ra những điều đó và kể lại câu chuyện ông gặp một cô gái gốc Việt tuổi chừng đôi mươi đã nói với nhà văn rằng: “Trong gia đình tôi, ông là người bị ghét thứ nhì, người bị ghét nhiều nhất là Joe Biden.” Tiếc là ông Philip Nguyễn đã không có câu hỏi tiếp theo cho tác giả, là khi nghe cô gái nói thế, nhà văn đã có phản ứng ra sao. Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California. Related links: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ae89/live/783d3710-f97d-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan
Tài tử Hollywood Robert Downey Jr đăng ảnh chụp với dàn diễn viên gốc Việt lên Facebook cá nhân
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan https://www.bbc.com/vietnamese/media-46634956 Nữ diễn viên Kiều Chinh kể chuyện từ Sài Gòn tới Hollywood 26 tháng 12 2018