Friday, September 30, 2022

Longevity Linked to Proteins That Calm Overexcited Neurons

https://www.quantamagazine.org/longevity-linked-to-proteins-that-calm-overexcited-neurons-20191126/ Longevity Linked to Proteins That Calm Overexcited Neurons New research makes a molecular connection between the brain and aging — and shows that overactive neurons can shorten life span. Higher levels of neural excitation are linked to shorter life spans in people and other animals, according to recent studies. Credit: Wenyi Geng for Quanta Magazine. A thousand seemingly insignificant things change as an organism ages. Beyond the obvious signs like graying hair and memory problems are myriad shifts both subtler and more consequential: Metabolic processes run less smoothly; neurons respond less swiftly; the replication of DNA grows faultier. But while bodies may seem to just gradually wear out, many researchers believe instead that aging is controlled at the cellular and biochemical level. They find evidence for this in the throng of biological mechanisms that are linked to aging but also conserved across species as distantly related as roundworms and humans. Whole subfields of research have grown up around biologists’ attempts to understand the relationships among the core genes involved in aging, which seem to connect highly disparate biological functions, like metabolism and perception. If scientists can pinpoint which of the changes in these processes induce aging, rather than result from it, it may be possible to intervene and extend the human life span. So far, research has suggested that severely limiting calorie intake can have a beneficial effect, as can manipulating certain genes in laboratory animals. But recently in Nature, Bruce Yankner, a professor of genetics and neurology at Harvard Medical School, and his colleagues reported on a previously overlooked controller of life span: the activity level of neurons in the brain. In a series of experiments on roundworms, mice and human brain tissue, they found that a protein called REST, which controls the expression of many genes related to neural firing, also controls life span. They also showed that boosting the levels of the equivalent of REST in worms lengthens their lives by making their neurons fire more quietly and with more control. How exactly overexcitation of neurons might shorten life span remains to be seen, but the effect is real and its discovery suggests new avenues for understanding the aging process. Genetic Mechanisms of Aging In the early days of the molecular study of aging, many people were skeptical that it was even worth looking into. Cynthia Kenyon, a pioneering researcher in this area at the University of California, San Francisco, has described attitudes in the late 1980s: “The ageing field at the time was considered a backwater by many molecular biologists, and the students were not interested, or were even repelled by the idea. Many of my faculty colleagues felt the same way. One told me that I would fall off the edge of the Earth if I studied ageing.”
Cynthia Kenyon, professor emeritus at the University of California, San Francisco, pioneered the study of aging mechanisms at a time when many biologists considered that field a “backwater.” Cindy Chew for UCSF A key early finding was that the That was because many scientists thought that aging (more specifically, growing old) must be a fairly boring, passive process at the molecular level — nothing more than the natural result of things wearing out. Evolutionary biologists argued that aging could not be regulated by any complex or evolved mechanism because it occurs after the age of reproduction, when natural selection no longer has a chance to act. However, Kenyon and a handful of colleagues thought that if the processes involved in aging were connected to processes that acted earlier in an organism’s lifetime, the real story might be more interesting than people realized. Through careful, often poorly funded work on Caenorhabditis elegans, the laboratory roundworm, they laid the groundwork for what is now a bustling field. A key early finding was that the inactivation of a gene called daf-2 was fundamental to extending the life span of the worms. “daf-2 mutants were the most amazing things I had ever seen. They were active and healthy and they lived more than twice as long as normal,” Kenyon wrote in a reflection on these experiments. “It seemed magical but also a little creepy: they should have been dead, but there they were, moving around.” This gene and a second one called daf-16 are both involved in producing these effects in worms. And as scientists came to understand the genes’ activities, it became increasingly clear that aging is not separate from the processes that control an organism’s development before the age of sexual maturity; it makes use of the same biochemical machinery. These genes are important in early life, helping the worms to resist stressful conditions during their youth. As the worms age, modulation of daf-2 and daf-16 then influences their health and longevity. These startling results helped draw attention to the field, and over the next two decades many other discoveries illuminated a mysterious network of signal transduction pathways — where one protein binds another protein, which activates another, which switches off another and so on — that, if disturbed, can fundamentally alter life span. By 1997, researchers had discovered that in worms daf-2 is part of a family of receptors that send signals triggered by insulin, the hormone that controls blood sugar, and the structurally similar hormone IGF-1, insulin-like growth factor 1; daf-16 was farther down that same chain. Tracing the equivalent pathway in mammals, scientists found that it led to a protein called FoxO, which binds to the DNA in the nucleus, turning a shadowy army of genes on and off. That it all comes down to the regulation of genes is perhaps not surprising, but it suggests that the processes that control aging and life span are vastly complex, acting on many systems at once in ways that may be hard to pick apart. But sometimes, it’s possible to shine a little light on what’s happening, as in the Yankner group’s new paper. Get Plenty of REST Figuring out which genes are turned on and off in aging brains has long been one of Yankner’s interests. About 15 years ago, in a paper published in Nature, he and his colleagues looked at gene expression data from donated human brains to see how it changes over a lifetime. Some years later, they realized that many of the changes they’d seen were caused by a protein called REST. REST, which turns genes off, was mainly known for its role in the development of the fetal brain: It represses neuronal genes until the young brain is ready for them to be expressed. But that’s not the only time it’s active. “We discovered in 2014 that [the REST gene] is actually reactivated in the aging brain,” Yankner said. To understand how the REST protein does its job, imagine that the network of neurons in the brain is engaged in something like the party game Telephone. Each neuron is covered with proteins and molecular channels that enable it to fire and pass messages. When one neuron fires, it releases a flood of neurotransmitters that excite or inhibit the firing of the next neuron down the line. REST inhibits the production of some of the proteins and channels involved in this process, reining in the excitation. In their study, published in October 2019, Yankner and his colleagues report that the brains of long-lived humans have unusually low levels of proteins involved in excitation, at least in comparison with the brains of people who died much younger. This finding suggests that the exceptionally old people probably had less neural firing. To investigate this association in more detail, Yankner’s team turned to C. elegans. They compared neural activity in the splendidly long-lived daf-2 mutants with that of normal worms and saw that firing levels in the daf-2 animals were indeed very different. “They were almost silent. They had very low neural activity compared to normal worms,” Yankner said, noting that neural activity usually increases with age in worms. “This was very interesting, and sort of parallels the gene expression pattern we saw in the extremely old humans.” When the researchers gave normal roundworms drugs that suppressed excitation, it extended their life spans. Genetic manipulation that suppressed inhibition — the process that keeps neurons from firing — did the reverse. Several other experiments using different methods confirmed their results. The firing itself was somehow controlling life span — and in this case, less firing meant more longevity. Because REST was plentiful in the brains of long-lived people, the researchers wondered if lab animals without REST would have more neural firing and shorter lives. Sure enough, they found that the brains of elderly mice in which the Rest gene had been knocked out were a mess of overexcited neurons, with a tendency toward bursts of activity resembling seizures. Worms with boosted levels of their version of REST (proteins named SPR-3 and SPR-4) had more controlled neural activity and lived longer. But daf-2 mutant worms deprived of REST were stripped of their longevity.
PET-CT scans of mice show that more neural activity is present in mice that are deficient in the REST protein. PET scans of mice (in profile) reveal that in animals with deficiencies of the REST protein, levels of neural excitation are higher. doi:10.1038/s41586-019-1647-8 “It suggests that there is a conserved mechanism from worms to [humans],” Yankner said. “You have this master transcription factor that keeps the brain at what we call a homeostatic or equilibrium level — it doesn’t let it get too excitable — and that prolongs life span. When that gets out of whack, it’s deleterious physiologically.” What’s more, Yankner and his colleagues found that in worms the life extension effect depended on a very familiar bit of DNA: daf-16. This meant that REST’s trail had led the researchers back to that highly important aging pathway, as well as the insulin/IGF-1 system. “That really puts the REST transcription factor somehow squarely into this insulin signaling cascade,” said Thomas Flatt, an evolutionary biologist at the University of Fribourg who studies aging and the immune system. REST appears to be yet another way of feeding the basic molecular activities of the body into the metabolic pathway.
Bruce Yankner, a professor of genetics and neurology at Harvard Medical School, was a leader of the studies that identified the connection of the REST protein to neural activity and longevity. Channing Johnson/for HMS To understand how the REST A Biological Balancing Act Neural activity has been implicated in life span before, notes Joy Alcedo, a molecular geneticist at Wayne State University who studies the connections between sensory neurons, aging and developmental processes. Previous studies have found that manipulating the activity of even single neurons in C. elegans can extend or shorten life span. It’s not yet clear why, but one possibility is that the way the worms respond biochemically to their environment may somehow trip a switch in their hormonal signaling that affects how long they live. The new study, however, suggests something broader: that overactivity in general is unhealthy. Neuronal overactivity may not feel like anything in particular from the viewpoint of the worm, mouse or human, unless it gets bad enough to provoke seizures. But perhaps over time it may damage neurons.
Credit: Lucy Reading-Ikkanda / Quanta Magazine; data source: doi:10.1038/s41586-019-1647-8. The new work also ties into the idea that aging may fundamentally involve a loss of biological stability, Flatt said. “A lot of things in aging and life span somehow have to do with homeostasis. Things are being maintained in a proper balance, if you will.” There’s a growing consensus in aging research that what we perceive as the body slowing down may in fact be a failure to preserve various equilibria. Flatt has found that aging flies show higher levels of immune-related molecules, and that this rise contributes to their deaths. Keeping the levels in check, closer to what they might have been when the flies were younger, extends their lives. The results may help explain the observation that some drugs used for epilepsy extend life span in lab animals, said Nektarios Tavernarakis, a molecular biologist at the University of Crete who wrote a commentary that accompanied Yankner’s recent paper. If overexcitation shortens life span, then medicines that systematically reduce excitation could have the opposite effect. “This new study provides a mechanism,” he said. In 2014, Yankner’s laboratory also reported that patients with neurodegenerative diseases like Alzheimer’s have lower levels of REST. The early stages of Alzheimer’s, Yankner notes, involve an increase in neural firing in the hippocampus, a part of the brain that deals with memory. He and his colleagues wonder whether the lack of REST contributes to the development of these diseases; they are now searching for potential drugs that boost REST levels to test in lab organisms and eventually patients. In the meantime, however, it’s not clear that people can do anything to put the new findings about REST to work in extending their longevity. According to Yankner, REST levels in the brain haven’t been tied to any particular moods or states of intellectual activity. It would be a “misconception,” he explained by email, “to correlate amount of thinking with life span.” And while he notes that there is evidence that “meditation and yoga can have a variety of beneficial effects for mental and physical health,” no studies show that they have any bearing on REST levels. Why exactly do overexcited neurons lead to death? That’s still a mystery. The answer probably lies somewhere downstream of the DAF-16 protein and FoxO, in the genes they turn on and off. They may be increasing the organism’s ability to deal with stress, reworking its energy production to be more efficient, shifting its metabolism into another gear, or performing any number of other changes that together add up a sturdier and longer-lived organism. “It is intriguing that something as transient as the activity state of a neural circuit could have such a major physiological influence on something as protean as life span,” Yankner said. Veronique Greenwood is a science writer and essayist. Her work has appeared in The New York Times Magazine, Smithsonian, Discover, Aeon and other publications.

NHƯ CHIM GIỮA HƯ KHÔNG

https://thuvienhoasen.org/a38346/nhu-chim-giua-hu-khong NHƯ CHIM GIỮA HƯ KHÔNG Nguyễn Thế Đăng “Con người bị kết án phải tự do”, đây là một câu nói nổi tiếng của Triết gia Hiện sinh Pháp thế kỷ 20 Jean Paul Sartre. Vì sao bị kết án phải tự do? Bởi vì tự do có nghĩa là tự do chọn lựa, và chọn lựa là mất mát, được một cái và phải mất những cái khác. Con người không bao giờ có thể được cái toàn thể, cái tất cả, mà hễ chọn một phần tử này thì phải mất các phần tử khác. Thế nên chọn lựa là khổ đau, là mất mát. Điều đó nói lên tính giới hạn của con người. Khổ là sự tố cáo tính cách hữu hạn, bất toàn của con người. Kinh sách Phật giáo thường nói đến Tám cái Khổ mà con người thế nào cũng gặp một vài cái: khổ do sanh, khổ do già lão, khổ do bệnh, khổ do chết, khổ vì thương yêu mà phải biệt ly, khổ vì oán ghét mà phải sống chung, khổ vì mong cầu mà không được, khổ do năm uẩn tạo thành thân tâm bất hòa, xung đột. Khổ có thiên hình vạn trạng, nhưng chung quy cũng đều vì thân tâm này là giới hạn, hữu hạn. Như một điều bây giờ chúng ta hay nói, “tư duy trong cái hộp”. Hơn nữa, tư duy và sống trong một cái hộp. Thế thì có một đời sống nào thoát khỏi sự tù túng, giới hạn của cái hộp mà chúng ta đang ở, và sẽ ở trong đó trọn đời. Sau đây chúng ta trích vài đoạn các bậc giải thoát giác ngộ đã nói trong kinh Pháp Cú để có niềm tin mà hướng về và chuyên cần để hiện thực hóa đời sống ấy, dù ít dù nhiều. Đời sống đó là “Phật giới rộng mênh mông không dấu tích”: 179. Vị chiến thắng không bại Vị bước đi trên đời Không dấu tích chiến thắng Phật giới rộng mênh mông Ai dùng chân theo dõi Bậc không để dấu tích? 180. Ai giải tỏa lưới tham Ái phược hết dắt dẫn Phật giới rộng mênh mông Ai dùng chân theo dõi Bậc không để dấu tích Phẩm Phật đà, HT Thích Minh Châu dịch “Phật giới rộng mênh mông không dấu tích” này kinh điển hệ Pali gọi là Niết bàn, Bất diệt (Amara), Vô sanh (Ajata), Vĩnh cửu (dhuva), Tịnh (subha), An lạc (sukha)… Kinh điển hệ Sanskrit gọi là tánh Không (sunyata), pháp tánh (dharmata), pháp thân (dharmakaya), vô sanh (anutpada)... 92. Tài sản không chất chứa Ăn uống biết liễu tri Tự tại trong hành xứ Không, vô tướng, giải thoát Như chim giữa hư không Hướng chúng đi khó tìm. 93. Ai lậu hoặc đoạn sạch Ăn uống không tham đắm Tự tại trong hành xứ Không, vô tướng, giải thoát Như chim giữa hư không Dấu chân thật khó tìm. Không, vô tướng, giải thoát là ba giải thoát môn chung cho cả hệ Pali và hệ Sanskrit. Đó cũng là Phật giới rộng mênh mông không dấu tích. Như vậy người ta có thể thoát khổ, thoát mọi trói buộc của khổ bằng cách đạt đến một đời sống trong Không, vô tướng, giải thoát: “Như chim giữa hư không, dấu chân thật khó tìm”. Trong văn hóa Ấn Độ xưa, danh từ “Bà la môn” để chỉ một người dòng dõi cao quý, đời sống trong sạch. Đức Phật đã dùng danh từ Bà la môn để chỉ người giải thoát: 385. Không bờ này, bờ kia Cả hai bờ không có Lìa khổ, không trói buộc Ta gọi Bà la môn. Bờ này là khổ đau, bờ kia là hạnh phúc. Người giải thoát vượt khỏi cả hai bờ khổ đau và hạnh phúc, bởi vì cả hai đều tương đối, dễ dàng đổi chỗ cho nhau. Trong khi đó Niết bàn được định nghĩa là “Niết bàn là An lạc tối thượng” (Nibbanam paramam sukham). “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không”, “Không bờ này bờ kia, cả hai bờ không có” là sự tự do mà đạo Phật giới thiệu và giúp chúng ta hiện thực hóa nó. Sự tự do ấy người ta có thể thực hiện ngay trong cuộc đời thế gian này, “Vị bước đi trên đời”, “Ta gọi Bà la môn”, chứ không phải tìm kiếm ở một thế giới xa xôi nào khác. Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả (“Phật giới rộng mênh mông, ai dùng chân theo dõi, bậc không để dấu tích”), tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, và chọn lựa là mất mát. Tự do được giới thiệu ở đây là một cái toàn thể tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó là tự do chọn lựa tự do.

Friday, September 16, 2022

GIRIMĀNANDA SUTTA - KINH GIẢI BỆNH

https://thuvienhoasen.org/a38291/girim-nanda-sutta-kinh-giai-benh GIRIMĀNANDA SUTTA - KINH GIẢI BỆNH KINH KỲ-LỢI-MA-NAN (Girimànanda sutta) Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh. Duyên khởi của kinh này là một ngày kia tôn giả Girimànanda lâm trọng bệnh, chính đức Phật đã gọi ngài Ànanda thọ trì nguyên văn bài kinh này rồi đến đọc lại cho tôn giả Girimànanda nghe. Kinh ghi rằng tôn giả Girimànanda sau khi lắng nghe kinh này đã được bình phục sức khỏe. Dĩ nhiên điều đó không phải là sự linh nghiệm huyền hoặc của bài kinh, mà là cách thức lắng nghe của ngài Girimànanda. Người thời sau không ít kẻ hiểu lầm tác dụng của kinh văn, không chú ý đến nghĩa lý để hành trì mà chỉ dốc sức khẩu tụng như thần chú để cầu mong hiệu quả. Chuyện đó chẵng khác gì nhìn ảnh chụp viên thuốc rồi mong hết bệnh. Nhắc đến ngài Girimànanda thì ai người học Phật cũng phải nhớ đến một giai thoại thú vị. Câu chuyện về ngài cũng giống như của ngài Subhùti (cháu trai ông Cấp Cô Độc). Chuyện xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng tình tiết giống hệt như một. Hai vị được vua thỉnh vào ngự uyển an cư mùa mưa nhưng vua lại quên chuẩn bị am thất. Suốt mấy tháng trời hai vị im lặng sống dưới gốc cây và đức độ của hai tôn giả đã khiến chư thiên trong khu vực đó phải chú ý. Họ dùng thần lực ngăn mưa không rơi xuống ngự uyển trong suốt mùa mưa ấy như có một chiếc lộng che bên trên vậy. Chuyện lạ đến tai vua, vua nhớ ra mọi sự và khẩn cấp cho thợ làm ngay trong ngày một am thất dâng cho 2 tôn giả. Hai vị vừa ngồi vào mái che của am thất thì trời lập tức đổ mưa. Hai vị tôn giả đã có những lời thơ rất thú vị để ghi nhận lại sự kiện đặc biệt này. Độc giả muốn đọc xin vào Trưởng Lão Tăng Kệ có sẳn trên Internet. Xưa nay Phật tử Nam Tông Việt Nam đã xem qua nhiều bản dịch khác nhau của bài kinh này, và những điểm bất nhất trong các bản dịch đã khiến nhiều người nghi hoặc. Theo lời dạy của hoà thượng bổn sư, chúng tôi đã y cứ bản Pàli của Tipitaka.org (cả chánh tạng và sớ giải) cùng bản Hán văn của bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) để giới thiệu một bản dịch mới có đính kèm phần phiên âm Hán Việt cho người có nhu cầu tham chiếu. Chỉ mong Phật pháp mãi hoài xương thịnh ở đời. Mong thay. TOẠI KHANH kính đề KINH GIRIMÀNANDA (Lời Việt) Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên, khu vườn của ông Cấp Cô Độc. Lúc bấy giờ, tôn giả Girimananda bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Rồi tôn giả Ànanda đã đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuông một bên. Sau khi yên vị, tôn giả Ànanda đã thưa chuyện với Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, tôn giả Girimànada đang bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn vì lòng bi mẫn quang lâm đến chổ tôn giả Girimànanda để thăm bệnh. Này Ànanda, nếu ngươi đến chổ của tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng sau đây, thì sự kiệnnày có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bệnh tình của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm. Thế nào là 10 pháp niệm tưởng đó? Đó là Vô thường tưởng, Vô ngã tưởng, Bất tịnh tưởng, Nguy hại tưởng, Đoạn trừ tưởng, Ly tham tưởng, Tịch diệt tưởng, Yếm thế tưởng, Hữu vi hoại tưởng và Nhập xuất tức niệm. Này Ànanda, thế nào là Vô thường tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô thường trong 5 thủ uẩn này bằng cách quán xét rằng sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này Ànanda, đây được gọi là Vô thường tưởng. Này Ànanda, thế nào là Vô Ngã tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô ngã trong 6 nội ngoại xứ này bằng cách quán xét rằng mắt là vô ngã, cảnh sắc là vô ngã, tai là vô ngã, cảnh thinh là vô ngã, mũi là vô ngã, các mùi là vô ngã, lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã, thân là vô ngã, cảnh xúc là vô ngã, ý là vô ngã, cảnh pháp là vô ngã. Này Ànanda, đây được gọi là Vô ngã tưởng. Này Ànanda, thế nào là Bất Tịnh Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo sống tùy quán bất tịnh đối với tấm thân này bằng cách quán xét rằng thân này từ chân trở lên và từ tóc trở xuống có da bao bọc bên ngoài và đầy ắp các vật bất tịnh sai biệt, gồm tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi, ruột non, ruột già, dạ dày, phẩn, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lõng, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu. Này Ànanda, đây được gọi là Bất tịnh tưởng. Này Ànanda, thế nào là Nguy Hại Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán các Nguy hại trong thân bằng cách quán xét rằng tấm thân này là đầy khổ nạn, nhiều nguy khốn. Trong thân này có nhiều thứ tật bệnh sai khác như là các bệnh về mắt, các bệnh về tai, các bệnh về mũi, các bệnh về lưỡi, các bệnh về thân, các bệnh đau đầu, bệnh quai bị, các bệnh về miệng, các bệnh về răng, các bệnh ho, bệnh xuyễn, bệnh sổ mũi, chứng ợ nóng, bệnh sốt, các bệnh dạ dày, bệnh thất phách, bệnh lỵ, bệnh phù, bệnh cảm cúm, bệnh phong cùi, bệnh ung nhọt, bệnh lao hạch, bệnh động kinh, bệnh nấm da, bệnh ngứa, các bệnh phát ban, bệnh viêm da, các bệnh huyết vận, bệnh tiểu đường, bệnh trỉ, ung thư, bệnh rò, các bệnh do mật gây ra, do đờm dãi, do gió, do rối loạn tâm thần, do thời tiết, do oai nghi thất điều, do bị thương tổn, do ác quả, và lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện. Này Ànanda, đây được gọi là Nguy hại tưởng. Này Ànanda, thế nào là Đoạn Trừ Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo bất nhẫn, lìa bỏ, chấm dứt đoạn trừ tẩy xóa dục tầm, sân tầm, hại tầm và các ác bất thiện pháp nói chung đã khởi lên nơi tâm mình. Này Ànanda, đây được gọi làĐoạn trừ tưởng. Này Ànanda, thế nào là Ly Tham Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự lìa bỏ hoàn toàn các sanh y, sựchấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Ly tham tưởng. Này Ànanda, thế nào là Tịch Diệt Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự lìa bỏ hoàn toàn các sanh y, sựchấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Tịch diệt tưởng. Này Ànanda, thế nào là Yếm thế tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo loại trừ, lìa bỏ không chấp trước các ý niệm nắm níu, hy cầu đối với thế gian. Này Ànanda, đây được gọi là Yếm Thế Tưởng. Này Ànanda, thế nào là Hữu vi hoại tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo cảm thấy xấu hổ, chán ghét, nhờm tởm, đối với tất cả hữu vi. Này Ànanda, đây được gọi là Hữu Vi Hoại Tưởng. Này Ànanda, thế nào là Nhập Xuất Tức Niệm ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, rồi ngồi kiết già thẳng lưng, chánh niệm hướng ra phía trước, thở vào trong tỉnh thức và thở ra trongtỉnh thức. Khi thở vô dài, vị ấy biết rõ: Ta đang thở vô dài. Khi thở ra dài, vị ấy biết rõ: Ta đang thở ra dài. Khi thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: Ta đang thở vô ngắn. Khi thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: Ta đang thở ra ngắn. Vị ấy tâm niệm: Ý thức toàn thân ta sẽ thở vô. Vị ấy tâm niệm: Ý thức toàn thân ta sẽ thở ra. Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở vô. Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở ra. Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt, ta sẽ thở vô. Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt ta sẽ thở ra. Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở vô. Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở ra. Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở ra Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở vô Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở ra Này Ànanda, đây được gọi là Nhập xuất tức niệm. Này Ànanda, nếu ngươi đến chỗ tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 phép niệm tưởng này, sự kiện này có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bênh tình của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm. Rồi tôn giả Ànanda, sau khi học xong 10 pháp niệm tưởng này từ nơi Thế Tôn, đã đi đến chỗ tôn giả Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng này. Lúc bấy giờ, sau khi nghe xong, cơn trọng bệnh của tôn giả Girimànanda đã lập tức thuyên giảm. Bệnh tình của tôn giả Girimànanda đã chấm dứt với sự kiện như vậy. Toại Khanh Pali - Việt 1. Evaṃ me sutaṃ : Ekaṃ samayaṃ bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapindikassa ārāme. 1. Như vầy tôi (Ananda) nghe : Một thuở nọ Đức Phật ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá, của Trưởng Giả Cấp Cô Độc, trong thành Xá Vệ. 2. Tena kho pana samayena āyasmā Girimānando ābādhiko hoti dukkhito bālhagilāno. 2. Thuở ấy có Tỳ Khưu tên Girimànanda đang bệnh trầm trọng và chịu nhiều đau đớn…. 3. Atha kho āyasmā Ānando yena bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi… 3. Ananda liền vào nơi Phật ngự, đảnh lễ xong rồi ngồi sang một bên… 4. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā Ānando bhagavantaṃ etadavoca. 4. Khi an vị rồi, Đại Đức Ananda bèn bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng : 5. Āyasmā bhante Girimānando ābādhiko dukkhito bālhagilāno. 5. Bạch Đức Thiên Nhân Sư ! Thầy Girimànanda đang mang trọng bệnh và trải qua nhiều sự đau đớn. 6. Sādhu bhante bhagavā yenayasmā Girimānando tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti. 6. Bạch Đức Thế Tôn ! Cầu xin Đức Thế Tôn vì lòng bác ái mà cứu vớt thầy Girimãnanda. Cầu thỉnh Đức Thế Tôn ngự vào phòng bệnh của thầy Girimànanda… 7. Sace kho tvaṃ Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṅkamitvā dasa saññā bhāseyyāsi. 7. Đức Phật liền đáp : Này Ananda ! Ông nên vào chỗ ở của Tỳ Khưu Girimànanda, để giảng giải cả mười phép Quán Tưởng. 8. Thānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno dasa saññā sutvā so ābādho thānaso paṭippassambheyya. 8. Phép ấy là nguyên nhân diệt bệnh. Nếu thầy Tỳ Khưu Girimànanda được nghe thì bệnh sẽ giảm lập tức. 9. Katamā dassa ? 9. Mười phép ấy là gì ? 10. Aniccasaññā anattasaññā asubhasaññā ādīnavasaññā dukkhasaññā pahānasaññā virāgasaññā nirodhasaññā sabbaloke anabhiratasaññā sabbasaṅkhāresu aniccasaññā ānāpānassati. 10. Ấy là tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởngsự khổ, tưởng dứt bỏ, tưởng ly dục, tưởng thanh tịnh, tưởng sựkhông dính mắc thế gian, tưởng các pháp hành sinh diệt (hợp tan), tưởng tự thân (hơi thở)…. 11. Katamā c’Ànanda aniccasaññā ?11. Nầy Ananda ! Tưởng vô thường là thế nào ? 12. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññagāragato vā’ti paṭisañcikkhati. * Rūpaṃ aniccaṃ * Vedanā aniccā * Saññā aniccā * Saṅkhāra aniccā * Viññānaṃ aniccan’ti Iti imesu pañcasu upādānakhandhesu aniccānupassī viharati. 12. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc ở một nơi thanh vắng hằng suy tưởng như vầy : * Sắc thân vô thường * Cảm thọ vô thường * Tưởng biết vô thường * Vận hành vô thường * Tri thức vô thường Như Lai gọi đây là phép quán tưởng ngũ uẫn vô thường, mà hàng Tỳ Khưu phải có. 13. Ayaṃ vuccat’Ànanda anattasaññā ? 13. Nầy Ananda ! Còn tưởng vô ngã là gì ? 14. Kataṃā c’Ànanda anattasaññā idh’Ànanda bhikkhu araññagato vārukkhamūlagato vā’ti paṭisañcikkhati : * Cakkhù anattā* Rūpā anattā* Sotaṃ anattā* Saddā anattā * Ghānaṃ anattā* Gandhā anattā* Jīvhā anattā* Rasā anattā * Kāyo anattā* Photthabbā anattā* Mano anattā* Dhammā anattā’ti Iti imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyataneru anattānupassī viharati. 14. Tưởng vô ngã như thế nào. Nầy Ananda ! Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc trú một nơi thanh vắng, hằng nhớ rõ như vầy : * Mắt chẳng phải là của ta* Các sắc chẳng phải là của ta * Tai chẳng phải là của ta* Âm thanh chẳng phải là của ta * Mủi chẳng phải là của ta* Các mùi chẳng phải là của ta * Lưỡi chẳng phải là của ta* Các vị chẳng phải là của ta * Thân nầy chẳng phải của ta* Các sự đụng chạm chẳng phải của ta * Tâm chẳng phải là của ta* Vạn pháp chẳng phải của ta. Đây là LỤC CĂN và LỤC TRẦN hằng biến đổi, mà một vị Tỳ Khưu lúc nào cũng thấy rõ là không phải của ta. 15. Ayaṃ vuccat’ Ànanda anattasaññā. 15. Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là Tưởng Vô Ngã vậy. 16. Katamā c’Ànanda asubhsaññā ? 16. Nầy Ananda ! Tưởng Bất Tịnh là thế nào ? 17. Idh’Ànanda bhikkhu imaṃ eva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ purannānappakārassa asucino paccavekkhati atthi imasmiṃ kāya kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nahārū aṭṭhī aṭṭhimiñjaṃ vakkhaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphasaṃ antaṃ antagunaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā khelo siṅghānikā lasikā muttan’ti. 18. Īti imasmiṃ kāye asubhānupassi viharati. Ayam vucct’Ànanda asubhasaññā. 17. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu suy tưởng thấy trong thân thể, từ bàn chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bọc chung quanh, chứa những vật không sạch, với nhiều hình dạng khác nhau gọi là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, bao tử, thận, tim, gan, ruột non, lá lách, phổi, ruột già, da non, vật thực chưa tiêu hoá, phẩn, mật, đàm, máu, mủ, tinh dịch, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu trong da, nước miếng, nước mủi, nhớt, nước tiểu. 18. Īti imasmiṃ kāye asubhānupassi viharati. Ayam vucct’Ànanda asubhasaññā. 18. Đây là những vật (32 thể trược) đáng ghê tởm trong thân thể. Nầy Ananda ! Nhớ biết như vậy Như Lai gọi là quán tưởng bất tịnh. 19. Katamā c’Ànanda ādīnavasaññā ? 19. Nầy Ananda ! Tưởng sự khổ là thế nào? 20. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā īti paṭisañcikkhati : 20. Nầy Ananda! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Giáo, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc trú trong nơi thanh vắng hằng suy tưởng như vầy: 21. Bahudukkho kho ayaṃ kāyo bahu ādīnavoti. 21. Thân nầy có nhiều chịu đựng khổ nảo và đầy tội nghiệp ! 22. Iti imasmiṃ kāye vividhā ābādhā upajjanti. 22. Các bệnh hoạn khổ sở chỉ phát sanh trong thân thể nầy. 23. Seyyathīdaṃ ? * Cakkhurogo* Sotarogo* Ghānarogo* Jīvhārogo * Kāyarogo* Sīsarogo* Kannarogo* Mukharogo * Datarogo* Kāso kāso* Pināso* Daho, Jaro * Kucchirogo* Mucchā* Pakkhandikā* Sulā Visūcikā * Kutthaṃ gando* Kilāso, soso* Apamāro, daddu* Kandu, kacchu * Rakhasā, vitacchikā* Lohitaṃ, pittaṃ* Madhumeto aṃsā * Pilakā* Bhagaṃdalā* Pittasamuṭṭhāna ābādhā* Vātasamuṭṭhānā ābādhā* Sannipātikā ābādhā* Utuparināmathā ābādhā * Visamapanhārathā* Opakkamikā ābādhā* Kammavipākajā ābādhā* Sītaṃ unhaṃ* Jighacchā pipāsa* Uccaro passāvoti Iti imasmiṃ kāye ādinnavānupassī viharati. * Ayaṃ vuccat’Ànanda ādīnavasaññā. 23. Những bệnh hoạn ấy gọi là gì ? * Bệnh trong con mắt* Bệnh trong lỗ tai* Bệnh trong lỗ mủi* Bệnh trong lưởi* Bệnh trong thân* Bệnh trong đầu* Bệnh ngoài lỗ tai * Bệnh trong miệng* Bệnh chân răng* Bệnh ho, bệnh suyển * Bệnh ngoài lỗ mủi* Bệnh nóng, gầy mòn* Bệnh trong bụng * Bệnh trúng gió* Bệnh thổ huyết* Bệnh đau bụng, đi tả * Bệnh cùi, bệnh bướu* Bệnh lác, bệnh lao* Bệnh kinh phong, mụt nhọt* Bệnh sởi, phong lở * Bệnh ban trái, ghẻ hờm* Bệnh nghẹt máu, đau mật* Bệnh bạch đái, trỉ ngoại* Bệnh dương sang (da lở) * Bệnh âm sang (trỉ nội)* Bệnh do đàm * Bệnh cảm gió* Bệnh phong trệ (có đàm) * Bệnh thời khí* Bệnh tổn* Bệnh vì bị đánh đập * Bệnh do tiền nghiệp* Bệnh do lạnh hay nóng* Bệnh vì đói hoặc khát* Bệnh táo bón, bệnh lậu Đây là những chịu đựng khổ đau và tội nghiệp của thân thể. * Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng sự khổ nơi thân thể vậy. 24. Katamā c’Ànanda pahānasaññā ? 24. Nầy Ananda ! Tưởng sự dứt bỏ là thế nào ? 25. Idh’Ànanda bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkam nādhivāseti pajahati vinodeti byantikaroti anabhavaṃ gameti. 25. Nầy Ananda! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, hằng bình đẳng, dứt bỏ của bố thí, nghĩa là dửng dưng trước sắc vật, giữ tâm thanh tịnh không cho phát sanh tham luyến tư duy, nhứt là tình dục. 26. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivesāti pajahati vinodeti byantikaroti anabhāvaṃ gameti. 26. Hằng dửng dưng trước mọi cảm thọ, không để phát sinh các hận tư duy, là trong lòng hay suy nghĩ về sự hiềm thù, nguồn gốc gây tai hại đến chúng sanh khác. 27. Uppannaṃ vihimsāvitakkaṃ nadhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. 27. Hằng dửng dưng trước mọi chấp nhứt, không để phát sanh các khốn tư duy, là thứ lòng suy nghĩ làm khó chúng sanh. 28. Uppannupanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaro anabhāvaṃ gameti. 28. Hằng dứt bỏ và cảnh giác, không nghĩ nhớ đến nghiệp xấu cũ đã phát sinh, và ngăn chặn các nghiệp dữ mới, không để có dịp phát sinh. 29. Ayaṃ vuccat’Ànanda pahānasaññā. 29. Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng sự dứt bỏ cao thượng vậy. 30. Katamā c’Ànanda virāgasaññā. 30. Nầy Ananda ! Tưởng ly dục là thế nào ? 31. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato’ti patisañcikkhati. 31. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Pháp Phật, dù ở trong rừng hoặc ở cạnh cội cây, hay tạm trú nơi tranh vắng, hằng quán tưởng như vầy : 32. Etaṃ santaṃ etaṃ panītaṃ yadidaṃ sabbasankhārā- rasamatho sabbūpadhippatinissaggo tanhakkhayo virāgo nibbānan’ ti. 32.Pháp diệt dục vọng là Niết Bàn. Đoạn tuyệt tham ái, dứt bỏ khoái cảm, nhất là tình dục sẽ đưa đến sự chứng đạt giải thoát cao thượng. 33. Ayaṃ vuccat’Ànanda virāgasaññā. 33.Nầy! Như Lai gọi pháp ấy là tưởng ly dục vậy. 34. Katamā c’Ànanda nirodhasaññā ? 34. Nầy Ananda ! Tưởng thanh tịnh là thế nào ? 35. Idh’Ànanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññā gāragato vā’ti patisañcikkhati. 35. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hoặc gần cội cây, hay tạm trú nơi thanh vắng, hằng quán tưởng như vầy : 36. Evaṃ santaṃ etaṃ panītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārāra-samatho sabbūpadhippatinissaggo tanhakkhayo nirodho nibbānan’ti. 36. Pháp Tịch Tịnh là Niết Bàn. Khi diệt được các sở hành, tiêu trừ hết phiền não, chặt đứt được ái dục là đạt đến thanh tịnh. Chỉ có đức thanh tịnh ấy là pháp cao thượng. 37. Ayaṃ vaccat’Ànanda nirodhasaññā. 37. Này Ananda ! Như Lai gọi pháp ấy là tưởng thanh tịnh đưa đến giải thoát vậy. 38. Katamā c’Ànanda sabbaloke anabhiratasaññā. 38. Nầy Ananda, Tưởng sự không dính mắc thế gian (hay tam giới) là thế nào ? 39. Idh’Ànanda bhikkhu ye loke upāyupādānā cetaso adhiṭṭhā-nabhinivesānusāyā te pajahanto viramati na upādiyanto. 39. Nầy Ananda ! Tâm nào nương theo ái dục, mắc dính nơi thường kiến hay đoạn kiến, hướng vọng vào mọi pháp hành trên thế gian là tâm sa đọa. Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp hằng cảnh giác dứt bỏ những ác pháp ấy. 40. Ayaṃ vuccat’Ànanda sabbaloke anabhiratasaññā. 40. Nầy Ananda ! Pháp nầy Như Lai gọi là tưởng sự không dính mắc thế gian. 41. Katamā c’Ànanda sabbasankhāresu aniccasaññā ? 41. Nầy Ananda ! Tưởng pháp hành biến đổi là thế nào ? 42. Idh’Ànanda bhikkhu sabbasaṅkhārehiṭṭi yati harāyati jigucchati. 42. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, biết rõ mọi pháp hành không ngừng thay đổi, thiên về sa đọa, nên xa lánh và ghê sợ hành nghiệp, như ghê sợ nguy hiểm tội lỗi. 43. Ayaṃ vuccat’Ànanda sabbasaṅkhāresu aniccasaññā. 43. Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng pháp hành biến đổi, triền miên vô thường vậy. 44. Katamā c’Ànanda ānāpānassati ? 44. Nầy Ananda ! Tưởng hơi thở là thế nào ? 45. Idh’Ànanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdatipallaṅkaṃ ābhujjitvā ujuṃ kāyaṃ panīdhāya pannimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. 45. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hoặc gần cội cây, hay tạm trú trong nơi thanh vắng, siêng năng ngồi yên, thân hình ngay ngắn, ý tưởng chân chánh để hành thiền (định trong thân)… 46. * So satova assasati. 46. * Rồi châm chỉ nhớ biết hơi thở ra, * Satova passasati. * Chăm chỉ nhớ biết hơi thở vô; * Dīghaṃ vā assasanto dīghaṃ assasissām’īti pajānāti. * Khi hơi thở ra dài tự thân biết rõ thở ra dài; * Dīghaṃ vā passasanto dīghaṃ passasissām’īti pajānāti. * Khi hơi thở vô dài tự thân biết rõ thở vô dài; * Rassaṃ vā assasanto rassaṃ assasissām’īti pajānāti. * Khi hơi thở ra ngắn tự thân biết rõ thở ra ngắn; * Rassaṃ vā passasanto rassaṃ passasissām’īti pajānāti. * Khi hơi thở vô ngắn tự thân biết rõ thở vô ngắn; * Sabbakāyappatisamvetī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân ý thức rằng sắp sữa thở ra, và thở ra. * Sabbakāyappatisamvetī passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân ý thức rằng sắp sữa thở vô, rồi thở vô. * Passambhayaṃ kāyasankhāraṃ assasissām’īti sikhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân biết rõ sắp dứt hơi thở ra, và dứt thở ra. * Passambhayaṃ kāyasankhāraṃ passasisām’īti sikhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân biết rõ sắp dứt hơi thở vô, và dứt thở vô. * Pītippatisaṃvedī assatissām’īti sikkhati.* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân cảm thấy có sự phỉ lạc trong hơi thở ra, và thở ra. * Pītippatisaṃvedī passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân cảm thấy có sự phỉ lạc trong hơi thở vô, và thở vô. * Sukhappaṭisaṃvedī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng tự thân cảm thấy an tịnh trong hơi thở ra, và thở ra. * Sukhappaṭisaṃvedī passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, tự thân cảm thấy an tịnh trong hơi thở vô, và thở vô. * Cittasaṅkhārappaṭisaṃvedī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khư ấy cũng theo sát mọi biến chuyễn của toàn thân hành trong hơi thở ra, và thở ra. * Cittasaṅkhārappaṭisaṃvedī passasissām’īti sikkhati * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, tự thân tâm đang biết rỏ mọi biến chuyển của tâm hành trong hơi thở vô, rồi thở vô. * Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay không mắc dính vào) tâm hành, khi thở ra. * Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay không mắc dính vào) tâm hành, khi thở vô. * Cittappatisaṃvedi assassām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang biết rõ tướng tâm, khi thở ra. * Cittappatisaṃvedi passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức giữ tâm thơ thới, khi thở ra. * Abhippamodayaṃ cittaṃ assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức giữ tâm thơ thới, khi thở ra. * Abhippamodayaṃ cittaṃ passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ tâm thơ thới, khi thở vô. * Samādahaṃ cittaṃ assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ cho tâm bình thản trong cảnh giới, khi thở ra. * Samādahaṃ cittaṃ passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ cho tâm bình thản trong cảnh giới, khi thở vô. * Vimocayaṃ cittaṃ assasisām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay thoát khỏi) những tâm chướng ngại, nhất là 5 triền cái khi thở ra. * Vimocayaṃ cittaṃ passasisām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay thoát khỏi) những tâm pháp chướng ngại, nhất là 5 triền cái khi thở vô. * Aniccānupassī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy tinh tường rằng, ta là người thấy rỏ ngũ uẩn là vô thường khi thở ra. * Aniccānupassī passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy tinh tường rằng, ta là người thấy rỏ ngũ uẩn là vô thường khi thở vô. * Virāgānupassī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp đạt tới dứt bỏ tình dục, khi thở ra… * Virāgānupassī passasisām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp đạt tới dứt bỏ tình dục, khi thở vô… * Nirodhānupassī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp chứng pháp tịch tịnh, không còn thống khổ, khi thở ra… * Nirodhānupassī passasissām’īti sikkhati * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp chứng pháp tịch tịnh, không còn thống khổ, khi thở vô… * Patinissaggānupassī assasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp chứng pháp xa lìa phiền não, khi thở ra… * Patinissaggānupassī passasissām’īti sikkhati. * Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, pháp hành đang giúp chứng pháp xa lìa phiền não, khi thở vô… 47. Ayaṃ vuccat’ Ànanda ānāpānassati. 47. Nầy Ananda ! Những pháp ấy Như lai gọi là tưởng hơi thở (thanh tịnh trong niệm thân) vậy. 48. Sace kho tvaṃ Ànanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṇkamitvā imā dasa saññā bhāseyyāsi, thānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā sutvā so ābādho thānaso paṭipassambheyyāti. 48. Nầy Ananda ! Khi ông đến gặp Tỳ Khưu Girimānanda rồi, ông nên giảng rõ mười pháp quán tưởng như vậy. Vì đó là Diệu Pháp duy nhất đủ khả năng thuyên giảm trọng bệnh của thầy Tỳ Khưu Girimānanda. 49. Atha kho āyasmā Anando bhagavato santike imā dasa saññā uggahetvā yenāyasmā Girimānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā abhāsi. 49. Liền đó Đại Đức Ananda nhớ kỹ mười pháp quán tưởng (giải bệnh) của Đức Thế Tôn, rồi đem giảng giải lại cho thầy Tỳ Khưu Girimānanda. 50. Atha kho āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā sutvā so ābādho thānaso patippasambhi. 50. Nhờ nghe được mười pháp quán tưởng nầy mà thầy Tỳ Khưu liền cảm thấy trọng bệnh không còn gây đau đớn nữa. 51. Vutthahi c’ayasmā Girimātamhā ābādhā. 51. Và thầy Tỳ Khưu Girimānanda dứt khỏi bệnh ấy. 52. Tathā pahīno ca panāyasmato Girimānandassa so ābābho ahosi’ti. 52. Pháp lành đã trị được trọng bệnh của thầy Tỳ Khưu Girimānanda chính là mười pháp niệm tưởng nêu trên đây vậy. VÀI LỜI TRẦN TÌNH Khi tôi khôn lớn thì cha mẹ tôi đã qua đời. Tôi được các anh chị kể lại rằng song thân tôi đã từ trần sau một cơn bạo bịnh ! Rồi tôi may mắn được học hỏi Phật Giáo, biết được nhiều điều chân chánh, vi diệu vô giá trong nhà Phật. Và tôi cũng chưa có dịp báo ơn cha mẹ một cách ý nghĩa, nên lòng tôi vẫn mong mỏi dịp ấy ! Nhận được đọc bài GIRIMÃNANDASUTTA trong Tạng Kinh, tôi cảm thấy năng lực của Kinh nầy thần kỳ vô lượng, nên tôi không ngại lời lẽ kém thông, xin trích dịch ra đây để cống hiến quí vị Phật Tử xa gần, nhất là những bậc đáng hàng cha mẹ tôi, đang chuẩn bị trải qua những năm tháng sau cùng của cuộc đời. Nếu những vị ấy, khi bệnh hoạn hay khổ sở vì già nua, mà đọc kinh nầy rồi được hoan hỷ, thuyên giảm phần nào cái khổ trong tuổi già, là tôi sẽ có được một phần phước. Tôi xin hồi hướng phần phước ấy đến hai đấng sinh thành ra tôi, ở trong một thế giới nà đó. Tôi cũng xin cống hiến công quả biên soạn nầy đến tất cả chúng sinh, nhất là những ai hữu duyên trên con đường học Phật và tu Phật ! Với tấm lòng thành. Paris cuối tháng 12 / 1984 DL. (Dịch để ấn tống, do lời yêu cầu của một đạo hữu có thân nhân đang bạo bệnh) Phật tử Tuệ -Lạc (Nguyễn-Điều) https://thuvienhoasen.org/a38291/girim-nanda-sutta-kinh-giai-benh

Tuesday, September 6, 2022

Về trí thức

6 Tháng Chín, 2022 Về trí thức Nguyên Ngọc Bản chất của người trí thức là luôn đặt lại vấn đề, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn, đã ổn định, đã được coi là xong xuôi, ngay cả trong chính anh ta. Chắc chắn nhiều vị sẽ phát biểu về nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề rộng lớn này. Tôi chỉ xin chọn nói về một số khía cạnh sau đây, theo tôi là quan trọng. Và xin nói với tinh thần thẳng thắn như đã được kêu gọi. A – Định nghĩa trí thức 1. Định nghĩa thế nào là trí thức là rất quan trọng, bởi từ đó mới có thể đặt đúng vấn đề vai trò của trí thức trong xã hội, cách ứng xử đúng đắn với trí thức, phát huy vai trò của trí thức… Trí thức đương nhiên là người làm việc bằng trí óc. Nhưng không phải mọi người lao động trí óc đều là trí thức. Tôi tán thành anh Cao Huy Thuần khi anh nhắc lại định nghĩa sau đây của J.P. Sartre. Sartre gọi một người nghiên cứu trên hạt nhân để cho nổ ra trái bom nguyên tử càng lúc càng tinh vi là nhà bác học. Cũng nhà bác học đó, khi ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ông nắm trong tay, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, người đó ông gọi là người trí thức. Như vậy một người được xác định là trí thức không phải căn cứ trên lượng kiến thức anh ta có, mà trên thái độ và hành vi xã hội của anh ta. Trí thức là người có trách nhiệm xã hội cao, dấn thân mạnh mẽ cho lý tưởng xã hội mà anh ta coi là đúng đắn, cao quý. Ở phương Đông ngày xưa người ta gọi người trí thức là "kẻ sĩ". Kẻ sĩ là người dấn thân vì lợi ích của toàn thiên hạ, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa của toàn thiên hạ. Trí thức như vậy là một phẩm cách đặc biệt, là một "chất" chứ không phải một "lượng". Một người có bằng cấp rất cao, một người có kỹ thuật rất tinh vi có thể là một nhà chuyên môn giỏi, một kỹ thuật viên cao cấp, nhưng chưa hẳn là một người trí thức. Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Nguyễn Á Cần phân biệt việc đào tạo một đội ngũ chuyên môn cao với việc xây dựng một lực lượng trí thức cần thiết cho đất nước. Chẳng hạn kế hoạch đào tạo hai vạn tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đồng nhất với việc tạo ra hai vạn trí thức. Có thể có hai vạn tiến sĩ mà vẫn không có trí thức. Tôi không nói việc đào tạo bao nhiêu tiến sĩ đó là không quan trọng, nhưng đó là việc khác. Cứ coi như ta đã đào tạo được hai vạn tiến sĩ rồi, thì để cho hai vạn tiến sĩ đó trở thành hai vạn trí thức lại phải làm một việc khác, có thể còn khó khăn hơn rất nhiều, đó là làm cho họ có tư cách, phẩm tính trí thức. Việc ấy đòi hỏi những yêu cầu khác, mà tôi sẽ xin cố gắng nói sau đây. Tôi nghĩ hội nghị trung ương lần này nên bàn vấn đề xây dựng lực lượng trí thức đúng nghĩa của nó, tạo cho xã hội ta thật sự có một lực lượng có phẩm cách trí thức cao, đó là một việc đang bức xúc, chứ không phải chỉ có việc đào tạo một lực lượng có chuyên môn cao mà không có phẩm cách trí thức. 2. Vì sao một xã hội lành mạnh cần có những người trí thức? Do từ định nghĩa trên kia, người trí thức thường là người vượt ra khỏi lĩnh vực chuyên môn của mình, lo "bao đồng" những việc chừng như không dính dáng gì đến chuyên môn của mình. Sartre gọi như vậy là "s’occupe de ce qui ne le regarde pas", lo những việc chẳng ăn nhằm gì tới mình. Việc không phải của mình mà anh ta lại coi là việc của mình, thậm chí chằm chằm tham gia, ráo riết can thiệp vào đó, cãi vã, tranh luận, chiến đấu có khi đến mất mình vì nó… Anh Cao Huy Thuần gọi đó là "xớ rớ", người trí thức xớ rớ, can dự vào việc của xã hội, của chính phủ, của nhà cầm quyền, "quấy rầy", không để cho người ta yên. Việc không phải của anh mà anh lại tha thiết coi là của anh, chính cái sự coi đó khiến anh trở thành người trí thức (chứ không phải là nhà chuyên môn đơn thuần). Xã hội cần những người xớ rớ như vậy, người cầm quyền luôn cần có những người như vậy quanh mình, không để cho mình yên, không để cho mình được yên trí, bởi vì đã yên trí thì tất là bắt đầu trì trệ, thậm chí sa sút, biến chất. Tự do là điều kiện sống còn của trí thức. Không có tự do tư tưởng thật sự, cụ thể, thiết thực thì không có trí thức. Xin nói rõ là họ cần tự do tư tưởng rộng rãi nhất, tuyệt đối, không có bất cứ rào cản, cấm kỵ nào. Họ phải có được quyền suy nghĩ đến cùng, trên mọi vấn đề, lật lại mọi vấn đề, không bị bất cứ sự cản trở nào. Nguyên Ngọc 3. Bản chất của người trí thức là luôn đặt lại vấn đề, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn, đã ổn định, đã được coi là xong xuôi, ngay cả trong chính anh ta. Như Marx nói: người trí thức "phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào". Người trí thức như vậy là người luôn phê bình, trước hết là phê bình những kết luận tưởng đã xong của chính mình, không chịu dừng lại trong những kết luận ấy, không chịu coi đó đã là chân lý bất khả xâm phạm; rồi từ đó đối với xã hội cũng vậy, anh ta không bao giờ chịu dừng lại trước những điều đã được coi là chân lý "vĩnh cửu". Một xã hội muốn tiến lên thì phải thường xuyên tự nhìn lại mình, tự ý thức lại về chính mình. Trí thức là sự tự ý thức lại thường trực của xã hội. Tự ý thức lại, tự phê bình lại thường trực, không ngừng. Phê bình như vậy, trí thức góp phần giúp xã hội không dừng lại trên bất cứ một trật tự được coi là bất biến nào, giúp xã hội luôn tiến tới một trật tự tốt hơn, nhân đạo hơn, hợp lý hơn. Người trí thức do vậy mà trở thành lương tâm của xã hội, phát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ trong xã hội ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử. Trí thức là những người tự đặt mình ra khỏi thẩm quyền của mình. Thẩm quyền của họ chỉ là cái chuyên môn mà họ có. Khi vượt ra khỏi cái chuyên môn chật hẹp đó, bức xúc can thiệp, phê bình trật tự xã hội thì họ trở thành trí thức. Tại sao họ làm vậy? Tại vì, Sartre trả lời, "trí thức là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức đang đô hộ. Ý thức được điều đó tức là khám phá ra những mâu thuẫn căn bản của xã hội, nghĩa là những xung đột giai cấp và, ngay trong lòng giai cấp thống trị, một xung đột hữu cơ giữa sự thật mà giai cấp đó nhân danh để thống trị và những huyền thoại, giá trị, tập tục mà nó bám giữ và truyền nhiễm vào những giai cấp khác để thống trị"… Giai cấp thống trị nào cũng cần tạo ra những "huyền thoại" và áp đặt vào xã hội để thống trị. Người trí thức là người ý thức được những huyền thoại đó, mâu thuẫn, xung đột giữa chúng và thực tiễn xã hội, quyết phá giải những huyền thoại đó, để cho xã hội tiến lên. Nhận thức này rất quan trọng: phải phân biệt việc đất nước cần có một đội ngũ chuyên môn giỏi (cũng là hết sức cần thiết và cấp bách) với việc xã hội cần có một lực lượng trí thức làm "chức năng" luôn tự hỏi lại về chính những giá trị đang được coi là chính thống của xã hội, luôn cật vấn về những gì đang có, luôn đặt lại vấn đề về các chuẩn mực đã được khẳng định. Có người đã nói theo một cách chơi chữ: trí thức giữ cho xã hội luôn "thức" chứ không ngủ. Đảng cần những người trí thức là vì như vậy, chứ không phải chỉ cần những nhà chuyên môn giỏi bảo gì nghe nấy, như những cái máy tinh xảo mà vô cảm. Nói cách khác Đảng và Nhà nước cần có những người trí thức chân chính để luôn bị quấy rầy, luôn có người quấy rầy mình hằng ngày, trong mọi việc, không bao giờ để cho mình yên mà tự thỏa mãn và dừng lại, khô cằn. Do vậy, thường xảy ra tình trạng người cầm quyền khó ưa được trí thức. Biết quý người luôn quấy rầy mình, luôn buộc mình không bao giờ được kiêu căng thỏa mãn, là phẩm chất của người cầm quyền giỏi. Tôi nghĩ nếu lần này Đảng đặt vấn đề bàn về trí thức thì chính là đặt vấn đề bàn về việc xây dựng lực lượng luôn quấy rầy mình đó, xây dựng cho họ cái phẩm chất dám và biết quấy rầy ấy, mạnh mẽ trao cho họ cái quyền đó, để cho xã hội và dân tộc tiến lên. Bởi Đảng không có quyền lợi riêng của mình, Đảng không có quyền lợi nào khác ngoài sự tiến lên không ngừng của xã hội, của đất nước. Bàn về vấn đề trí thức cũng là bàn về khả năng của Đảng, của người cầm quyền chấp nhận được sự quấy rầy thường trực của tiếng nói phản biện thường trực ấy. Nâng cao năng lực của Đảng, của người cầm quyền chịu đựng sự quấy rầy phản biện ấy, vì quyền lợi của đất nước. Tập sách của Nguyên Ngọc vừa ra mắt bạn đọc, phát hành bởi Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam, tháng 6.2022. Ảnh: Lam Điền ________________________________________ B – Nhận dạng trí thức Việt Nam 1. Đặc điểm quan trọng nhất của trí thức Việt Nam là rất yêu nước. Cách mạng tháng Tám 1945, rồi suốt chiến tranh cứu nước, tuyệt đại đa số trí thức Việt Nam đều đi với cách mạng và kháng chiến, cống hiến hết mình cho dân tộc. Trong khi chẳng hạn ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười 1917, tuyệt đại đa số trí thức lớn nhất đều bỏ ra nước ngoài, không đi với cách mạng. Đó là vì cách mạng Nga đậm tính giai cấp, trong khi cách mạng ta chủ yếu là vì vận mệnh của dân tộc, trí thức Việt Nam là trí thức của một dân tộc bị sa vào ách nô lệ phải đứng lên tự giải phóng cho mình. Đây là chỗ mạnh, đồng thời cũng tiềm tàng chỗ yếu của trí thức ở ta: họ thiết tha yêu nước, nhưng đồng thời cũng là trí thức nhỏ bé của một đất nước hàng trăm năm không có độc lập, được thực dân đào tạo chủ yếu nhằm phục vụ bộ máy thống trị của chúng. Những người ưu tú nhất trong số đó đã vượt lên, tận dụng ngay được bản chất ưu việt của nền văn hóa Pháp dầu nó được thực dân truyền bá với những mục đích khác, tự làm giàu cho mình và cho đất nước… Theo một cách nào đó thậm chí có thể nói chính nền văn hóa Pháp với những tư tưởng chói lọi của nó đã từng góp phần tạo nên cả một thế hệ những nhà cách mạng hiện đại Việt Nam. Trí thức Nga thì khác, phần lớn họ không đi với cách mạng, nhưng mặt khác họ là trí thức lớn của một quốc gia độc lập lâu đời, có phẩm tính trí thức lớn. Yêu nước nhưng nhỏ bé, tư cách trí thức không cao là đặc điểm cố hữu của trí thức ta. 2. Sau cách mạng, nhất là từ sau 1950 (giải phóng biên giới, ảnh hưởng tư tưởng Mao tràn vào…), trí thức lại liên tục bị vùi dập, làm nhục, qua chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, và nhiều cuộc đấu tranh khác, liên tục… Tư cách trí thức thuộc địa vốn đã nhỏ bé lại ngày càng bị làm cho nhỏ bé đi. Mỗi lần người trí thức muốn tự khôi phục lại vai trò, tư thế của mình, thì đều bị vùi dập thêm. Mặc dầu vậy, nhiều người trí thức đã vì lợi ích của dân tộc mà tự mình vượt lên, cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, nhiều người thật sự đã có đóng góp lớn, và đã làm vinh quang cho đất nước. Theo dõi cuộc đời và sự nghiệp của nhiều trí thức lớn ở ta suốt nhiều chục năm qua đều có thể thấy tình trạng đó: họ đều đã dũng cảm vượt qua những lần bị vùi dập bất công, vì lợi ích cao nhất của dân tộc mà quên mình đi, lao động dũng cảm và cống hiến. Cứ nhìn lại một số người tiêu biểu thì có thể thấy rõ: Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Hoàng Tụy… Theo tôi, những đóng góp đó chưa được đánh giá đúng. Nhận thức này rất quan trọng: phải phân biệt việc đất nước cần có một đội ngũ chuyên môn giỏi (cũng là hết sức cần thiết và cấp bách) với việc xã hội cần có một lực lượng trí thức làm "chức năng" luôn tự hỏi lại về chính những giá trị đang được coi là chính thống của xã hội, luôn cật vấn về những gì đang có, luôn đặt lại vấn đề về các chuẩn mực đã được khẳng định. Nguyên Ngọc Một ví dụ rất gần đây: năm vừa qua giáo sư Hoàng Tụy tròn 80 tuổi, thế giới toán học coi là một dịp quan trọng để vinh danh và bày tỏ sự kính trọng, biết ơn công lao sáng tạo của ông đối với toán học thế giới. Một hội nghị quốc tế về toán học đã được tổ chức ở Pháp, có mặt những nhà toán học lớn trên thế giới, tôn vinh ông. Trong khi đó cho đến nay Đảng và Nhà nước ta không hề có một lời đối với ông vào dịp này. Thật là một lỗi nặng của chúng ta… Còn có thể kể nhiều ví dụ như thế nữa. Trong khi đó, cũng chính do cách nghĩ không đúng về vai trò của trí thức, tiếng nói phản biện xã hội vốn là thiên chức của trí thức, đối xử không đúng đối với những trí thức chân chính, định kiến nặng nề đối với những trí thức thẳng thắn và cương nghị, có tinh thần trách nhiệm cao với mọi vấn đề của xã hội, mặt khác, tất yếu, lại rất dễ tạo ra một loại trí thức dỏm, chuyên tâng bốc, nịnh hót những người cầm quyền, bao vây quanh họ những thông tin giả, gây rất nhiều tác hại. Loại đó hiện nay rất nhiều, làm ô nhiễm môi trường trí thức ở ta. Và rất nhiều khi lại được lãnh đạo ủng hộ, vì họ luôn nói dễ nghe, hóng gió mà nói theo. Tôi nghĩ nếu quả thật lần này Đảng muốn thật sự bàn về vấn đề trí thức, xây dựng lực lượng trí thức xứng đáng với dân tộc, cho nhiệm vụ phát triển mới của đất nước, thì không thể không nghiêm khắc tự kiểm điểm lại về những khuyết điểm không nhỏ ấy, đã có hệ quả triệt tiêu vai trò có thể to lớn của một lực lượng trí thức dân tộc đã tự phấn đấu rất kiên cường để là những trí thức không hề tầm thường. Quả thật, cho đến nay trong trí thức, còn có nhiều điều chưa được giải tỏa. Lòng tin của họ đối với lãnh đạo chưa cao. Đã đến lúc cần dũng cảm sòng phẳng trở lại một lần cho xong đối với một số vụ vùi dập trí thức từng xảy ra từ nhiều chục năm nay, nghiêm túc nhận khuyết điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm, để cho thanh thản với quá khứ và tránh mọi sai lầm lặp lại về sau. Những người trí thức chân chính chỉ cần một thái độ thật sự chân thành như vậy của lãnh đạo, để có lòng tin vững chắc mà nhẹ nhàng, hết lòng cống hiến vì sự nghiệp lớn. Một số trí thức Việt Nam tiêu biểu (từ trái): Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Hoàng Tụy… Ảnh: TL ________________________________________ C – Để phát huy tốt vai trò của trí thức Tôi nghĩ trước hết nên tránh cách nghĩ trí thức đòi hỏi sự đãi ngộ. Đối với người trí thức chân chính, nhấn mạnh đến đãi ngộ thậm chí đôi khi có thể là một sự xúc phạm đến họ. Để xây dựng và phát huy lực lượng trí thức, theo tôi cần: 1. Trước hết nhận thức đúng về vai trò và chức năng của trí thức trong xã hội. Có thể nói một cách nôm na như thế này: trí thức sinh ra là để nói ngược. Chấp nhận tiếng nói ngược, ít nhất là bình đẳng với nó, tôn trọng nó, để tự ý thức rõ hơn về mình, công việc của mình, là bản lĩnh cần thiết của người lãnh đạo. Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập rộng lớn ngày nay, tiếng nói ngược như vậy càng quan trọng, bởi trong chiến tranh dù rất ác liệt nhưng về tư tưởng thì là theo chiều thuận, nó phù hợp sâu xa với tình thần dân tộc và lòng yêu nước vốn là sức mạnh lâu đời của người Việt. Xây dựng xã hội mới khó hơn nhiều, vì có rất nhiều điều không phải đã có sẵn trong bản chất hay truyền thống của con người Việt, phải phá vỡ rất nhiều quan niệm cũ, xây dựng những quan niệm mới, thật sự là một cuộc cách mạng có thể còn sâu sắc hơn bao giờ hết. Chính lúc này cần phát huy vai trò của trí thức, cần có một lực lượng trí thức có tính độc lập cao, để từ đó có nhiều suy nghĩ mới, táo bạo, mở đường, sáng tạo. 2. Yêu cầu cao nhất của người trí thức chân chính là được làm việc, được cống hiến, cống hiến tất cả tài năng, trí lực của mình cho đất nước, cho xã hội. Đãi ngộ họ đúng đắn là cần thiết, nhưng đãi ngộ rất nhiều mà không tạo điều kiện tốt nhất, rộng rãi nhất cho họ làm việc, thì đối với họ sẽ chẳng có nghĩa gì cả. Người trí thức chân chính thậm chí thường coi thường hình thức, ghét sự đãi bôi, khinh rẻ quyền lợi vật chất. Họ không cần những lời chào đón, đề cao hình thức, mà cần những điều kiện thiết thực để có thể làm việc, cống hiến nhiều nhất, hiệu quả nhất. Phải nói rằng chúng ta đang làm rất không tốt điều này. Xin nêu một ví dụ: ngay một nhà bác học tầm cỡ thế giới như Pierre Darriulat, hết sức yêu Việt Nam, tự nguyện đến ở và làm việc tại Việt Nam, nguyện hết lòng làm việc cho Việt Nam như một chiến sĩ tình nguyện không công, mà cho đến nay một số ít điều kiện làm việc tối thiểu cũng không được những người có trách nhiệm tạo cho ông. Những ý kiến tâm huyết và hết sức sâu sắc, thiết thực của ông về nhiều lĩnh vực quan trọng cũng bị những người và tổ chức có trách nhiệm bỏ ngoài tai. Qua một việc cụ thể này chúng ta đang làm cho nhiều trí thức người Việt trong nước và ngoài nước nản lòng. 3. Bên cạnh những điều kiện về vật chất thật ra là rất ít ỏi người trí thức cần có, thì điều quan trọng, cơ bản, thiết yếu nhất đối với họ là tự do, tự do tư tưởng. Tự do là điều kiện sống còn của trí thức. Không có tự do tư tưởng thật sự, cụ thể, thiết thực thì không có trí thức. Xin nói rõ là họ cần tự do tư tưởng rộng rãi nhất, tuyệt đối, không có bất cứ rào cản, cấm kỵ nào. Họ phải có được quyền suy nghĩ đến cùng, trên mọi vấn đề, lật lại mọi vấn đề, không bị bất cứ sự cản trở nào. Cần thật sự trao cho người trí thức quyền tự do tư tưởng cao nhất. Phải nói thật rằng chúng ta đang làm không tốt điều này. Tôi thấy chúng ta đang có tâm lý nặng nề sợ trao nhiều quyền tự do tư tưởng cho trí thức, viện những cớ rất giả tạo, vớ vẩn như kiểu "thù trong giặc ngoài" để hạn chế tự do. Tôi cũng thật sự không hiểu được tại sao một số người được bố trí vào một số cương vị nào đó thì bỗng nhiên tự thấy mình có quyền cho ai được tự do, ai không đủ trình độ để được tự do, quyền cho người ta được tự do đến đâu thì vừa, lúc nào thì được, v.v. Vừa qua và hiện nay đang có một số việc làm vụng về, thiển cận, vô ích, và gây bất bình, mất lòng tin trong trí thức, làm cho tình hình nặng nề một cách không cần thiết, chẳng hạn như cách xử lý đối với tập thơ Trần Dần vừa rồi, hoặc theo chỗ tôi được biết những ý đồ tìm cách giải tán viện IDS, nơi đang có những tiếng nói phản biện của nhiều trí thức có trình độ, giàu tâm huyết, nghiêm túc… Nếu chúng ta cứ tiếp tục những việc làm kiểu đó thì mọi lời kêu gọi đóng góp trí tuệ, tài năng của trí thức cho sự nghiệp chung sẽ mất đi rất nhiều tác dụng, thậm chí vô nghĩa. Đối với trí thức, không được dùng quyền lực. Những người trí thức chân chính không sợ quyền lực, thậm chí khinh rẻ quyền lực. Cùng lắm là họ sẽ đối phó lại bằng im lặng. Và chúng ta sẽ chẳng được gì cả, sẽ là mất mát rất lớn. Chính vì vậy, nói xây dựng lực lượng trí thức thì trước hết lại là xây dựng thái độ đúng đắn của Đảng, của lãnh đạo đối với trí thức. Tôi xin nói: có được thái độ đó thì sẽ có trí thức, bằng không thì sẽ không bao giờ có, hoặc sẽ chỉ có trí thức dỏm, chỉ càng hại Đảng, hại cho sự nghiệp chung. 4. Để đào tạo một lực lượng trí thức lớn và mạnh, cần thiết cho sự phát triển lâu dài của đất nước thì một trong những điều kiện quan trọng nhất là phải có một nền đại học thật sự ra đại học, điều chúng ta hiện nay hầu như hoàn toàn không có. Cách đây mấy mươi năm, song song với vụ Nhân văn Giai phẩm, chúng ta đã phá tan mất một nền đại học rất đàng hoàng, với những trí thức lớn như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đình Hượu, v.v., và từ đó đại học của ta, như nhiều người nói, chỉ còn là một kiểu phổ thông cấp 4. Điều kiện cốt lõi của đại học là độc lập tư duy. Nhiệm vụ cơ bản của đại học là tạo nên những con người có dũng khí, tư cách và khả năng tư duy độc lập; có như vậy nó mới chuẩn bị được cho đất nước một lực lượng trí thức mạnh, dồi dào. Và muốn có một nền đại học như vậy, thì trước sau cũng phải thẳng thắn giải quyết vấn đề tự trị đại học. Tôi đề nghị cần đặt ra vấn đề ấy, có kế hoạch thực hiện từng bước, để đi đến có được một nền đại học đàng hoàng, cho công cuộc hiện đại hóa của đất nước. Dự định đến năm nào đó ta sẽ có được đại học vào top này top nọ của thế giới sẽ hoàn toàn là ảo tưởng nếu ta cứ một mực duy trì một kiểu đại học chẳng khác gì phổ thông như hiện nay. Có thể có một số đại học không thua kém ai, thậm chí trong một thời gian không dài, nếu ta dám thật sự làm đại học tự trị. Trước sau chúng ta cũng phải nhất thiết tiến đến đó, cần bắt đầu những bước đi đầu tiên từ bây giờ. Đấy là một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng lực lượng trí thức xứng đáng cho đất nước, dân tộc, đáp ứng yêu cầu của phát triển. _______________ (*) Bài viết này là phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc trong Hội nghị chuẩn bị Nghị quyết về trí thức do Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập, năm 2008. Người Đô Thị trích đăng từ tập sách Dọc đường, phát hành bởi Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam tháng 6.2022. Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/nha-van-nguyen-ngoc-ve-tri-thuc-36175.html VanViet

ĐẾN và ĐI

ĐẾN và ĐI Nguyễn Thế Đăng …Xét về chỗ phát khởi, chỗ bắt đầu thì sự đang đi bắt đầu ở đâu? Bắt đầu trong quá khứ, hiện tại hay vị lai? Quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ có khi có sự đi, sự đi chưa có thì đâu là quá khứ, hiện tại, vị lai? Ngược lại, chỉ có sự đã đi, đang đi và sẽ đi khi có quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ, hiện tại, vị lai chưa vận hành thì chỗ bắt đầu của sự đi là ở đâu? Sự đi và thời gian không có chỗ bắt đầu, không ở đâu cả: “Không có đã đi, không có chưa đi, cũng không có đang đi, tất cả không có bắt đầu, vì sao lại phân biệt”. Không có sự bắt đầu ở đâu cả, không có sự bắt đầu của sanh tử ở đâu cả, quán sát thấu suốt được điều này, người ta sẽ giải thoát khỏi sanh tử, khỏi nhận thức và cái thấy sai lầm của mình. Quán sát tánh Không của thời gian và sự đi không phải là cái gì ở ngoài mình mà chính là những vọng tưởng của mình, ‘thời gian của tôi, sự đi của tôi’. Quán sát để thấy không có thời gian bắt đầu của đời mình, không có sự bắt đầu đi của mình, người ta được giải thoát. Giải thoát khỏi những vọng tưởng “phân biệt” tạo ra thời gian và sự đi - đến của cuộc đời làm người. …Đi, chưa đi, đang đi đều không trụ, mà “người đi thì chẳng trụ”, nên “pháp đi và trụ, đồng nghĩa với sự đi”, nghĩa là đồng nghĩa với sự đi không có thật. Tất cả sự đi và dừng đều không trụ, tất cả đi và dừng đều trống không, đều là tánh Không. Quán sát đời người dù chuyển động hay không chuyển động, đều không có chỗ trụ (vô sở trụ). Ở tầm vĩ mô là thân thể, tài sản, thế giới, cho đến một ý tưởng và một khoảnh khắc của ý tưởng, một hạt bụi đều không có chỗ trụ, không có sự đi, không có đã đi, chưa đi, đang đi. Khi ấy tâm con người trở thành bao la, trùm khắp, không trung tâm, sáng tỏ như tánh Không bao la, sáng tỏ, trùm khắp, không trung tâm. …Trung Luận đã ba lần đưa các hiện hữu về như huyễn như mộng, là một tính cách của tánh Không. Chẳng hạn trong chương Quán Điên Đảo: 8. Sắc thanh hương vị xúc Và pháp, thể sáu thứ Đều Không, như sóng nắng, như mộng Như thành Càn thát bà. 9. Trong sáu thứ như vậy Đâu có tịnh, bất tịnh Giống như người huyễn hóa Cũng như bóng trong gương. 24. Quyết định có người đi Không thể dùng ba thời đi Không quyết định có người đi Cũng không thể dùng ba thời đi. 25. Pháp đi là định hoặc bất định Người đi, không thể dùng ba thời Thế nên đi, người đi Chỗ đi, đều không có. …. …cái quán thấy thật tướng của chúng sanh, Phật, thế giới, và ba cõi, trong Phẩm Thấy Phật Bất Động (Aksobhya) Kinh Duy Ma Cật: “Bấy giờ Thế Tôn hỏi ngài Duy Ma Cật: “Khi ông muốn thấy Như Lai, thì ông xem thấy như thế nào?” Cư sĩ Duy Ma Cật thưa: “Thế Tôn, như con tự xem thấy thật tướng của thân như thế nào, con xem thấy Phật cũng như thế. Con xem thấy Như Lai quá khứ chưa từng đến, tương lai không đi đâu, hiện tại cũng chẳng trụ. Con không xem thấy sắc, không xem thấy sắc như, không xem thấy tánh sắc, không xem thấy thọ, tưởng, hành, thức, không xem thấy thức như, không xem thấy tánh thức. Chẳng phải nơi bốn đại mà khởi, đồng với hư không. Không chứa trong lãnh vực các căn, siêu vượt khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Không ở trong ba cõi, vốn lìa khỏi ba nhiễm ô tham sân si, hằng thuận với ba môn giải thoát. Đầy đủ ba minh, cùng với vô minh bình đẳng. Không một không khác, không đây, không kia. Chẳng phải tướng, chẳng phải giữ tưóng. Không bờ này, không bờ kia, không giữa dòng, mà giáo hóa chúng sanh. Xem thấy tịch diệt mà chẳng vĩnh viễn diệt mất. Không đây, không kia, không nương đây, không nương kia. Không phải chỗ lấy trí mà biết, không phải chỗ lấy thức phân biệt được. Không tối, không sáng. Không danh, không tướng. Không mạnh, không yếu. Chẳng sạch, chẳng dơ. Không ở nơi chốn, không lìa nơi chốn. Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi. “Không chỉ, không nói. Không bố thí, không keo kiệt. Không giới, không phạm. Không nhẫn, không sân. Không tinh tấn, không biếng lười. Không định, không loạn. Không trí, không ngu. Không thật, không dối. Không đến, không đi. Không ra, không vào. Tất cả con đường ngôn ngữ dứt”. https://thuvienhoasen.org/a38219/den-va-di