Saturday, May 28, 2022

The Real Reason America Doesn’t Have Gun Control

Lý Do Thực Sự Khiến Mỹ Không Kiểm Soát Được Súng *Ronald Brownstein The Atlantic May 25, 2022 Những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ Mỹ đã cho một thiểu số các tiểu bang quyền phủ quyết chính sách quốc gia. Cứ sau mỗi vụ nổ súng gây chết người hàng loạt xảy ra, nay đã thành một điệp khúc bi thảm trong đời sống nước Mỹ, điệu nhảy múa tàn lụi không đi đến đâu của ngành lập pháp lại nhanh chóng mở màn. Khi các yêu cầu đầy phẫn nộ của dân chúng đòi chính quyền phải có hành động bị Quốc hội cản trở, thì những người chủ trương phải kiểm soát súng bị thất vọng và các thường dân đang hoang mang lại đổ lỗi cho ảnh hưởng của Hiệp hội súng trường quốc gia và sự chống đối của các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa. Đó là những yếu tố chính đáng, nhưng kể từ nhiệm kỳ đầu của tổng thống Bill Clinton, tình trạng trì trệ về luật kiểm soát súng, nói một cách rốt ráo, lại là một vấn nạn sâu xa hơn nhiều: nó nằm ở sự khủng hoảng ngày một tăng về nguyên tắc đa số [the majority rule] trong chính trị Mỹ. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rõ trong khi dân Mỹ không tin việc kiểm soát súng sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến bạo lực do súng gây ra, tiếng nói đầy trọng lượng của đa số vẫn ủng hộ các điều tiên quyết nòng cốt do những người ủng hộ kiểm soát súng nêu ra, bao gồm việc rà soát tiền sử lý lịch người dùng súng nói chung và việc cấm bán các loại súng trường tự động và bán tự động [automatic and semiautomatic firearms]. Tuy có sự đồng thuận lớn mạnh như thế và bất chấp lời kêu gọi hãy hành động đầy xúc động của tổng thống Biden ngày hôm sau, vụ thảm sát 19 em nhỏ học sinh và 2 người lớn tại Uvalde, Texas, ngày 24 tháng 5 rất khó đưa đến kết quả hành động thay đổi của ngành lập pháp. Lý do là việc kiểm soát súng là một trong số nhiều vấn đề mà ý kiến của đa số dân Mỹ bị chặn lại bởi bức tường **filibuster tại Thượng nghị viện, cho phép các Thượng nghị sĩ của một thiểu số tiểu bang có quyền phủ quyết một chính sách quốc gia, phần lớn các tiểu bang này nhỏ, thuộc miền quê với cư dân chủ yếu là người da trắng, và đảng Cộng hòa chiếm ưu thế. Ảnh hưởng không cân xứng của các tiểu bang nhỏ đã dần dần định hình quyền lực quốc gia ở Mỹ. Dân chủ đã thắng phổ thông đầu phiếu bảy trong số tám cuộc bầu cử tổng thống đã qua, một điều mà không một đảng nào làm được kể từ khi hệ thống đảng phái hiện đại hình thành năm 1828. Thế nhưng đảng Cộng hòa lại kiểm soát Toà Bạch Ốc ba cuộc bầu cử, thay vì một, hai lần thắng số phiếu Đại cử tri [the Electoral College] trong khi thua số phiếu phổ thông. Sự bất cân xứng trong Thượng nghị viện Mỹ còn khiến chúng ta kinh ngạc hơn nữa. Theo cách tính của Lee Drutman, một nhân vật kỳ cựu thuộc chương trình cải tổ chính trị tại Nước Mỹ Mới [New America], quy tụ những thức giả có khuynh hướng trung dung-khuynh tả, đảng Cộng hòa trong Thượng viện chỉ đại diện cho dân Mỹ trong hai năm kể từ năm 1980, nếu tính một Thượng nghị sĩ làm đại biểu cho một nửa dân số ở mỗi tiểu bang; nhưng phần lớn vì đảng Cộng hòa thống lĩnh các tiểu bang nhỏ, suốt 42 năm, đảng Cộng hòa đã nắm đa số Thượng viện hết 22 năm. Cuộc tranh luận dữ dội về vấn đề kiểm soát súng tại Thượng viện Mỹ vừa qua, về mặt thực tiễn, đã ngầm cho thấy sự bất tương xứng về số đại biểu trong Thượng viện này lộ rất rõ. Sau vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở tiểu bang Connecticut, năm 2013 Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ biện pháp được Tổng thống Barack Obama hỗ trợ nhằm kiểm tra lý lịch trong tất cả các vụ mua bán súng. Một lần nữa với việc ấn định mỗi Thượng nghị sĩ đại diện cho một nửa dân số ở mỗi tiểu bang, 54 Thượng nghị sĩ đại diện cho 194 triệu dân Mỹ đã ủng hộ dự luật (cộng thêm việc Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện lúc ấy là Thượng nghị sĩ Harry Reid, người bỏ phiếu chống vì các lý do phải làm theo thủ tục). Số Thượng nghị sĩ còn lại bỏ phiếu chống thực sự chỉ đại diện cho 118 dân, nhưng vì có nguyên tắc filibuster tại Thượng viện, là nguyên tắc đòi hỏi phải có 60 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ thì mới đưa dự luật ấy ra bầu bán nên số 118 triệu dân lại thắng thế. Ngày nay kết quả có thể sẽ không khác. Năm ngoái Hạ viện thông qua sắc luật mở rộng và củng cố việc kiểm tra lý lịch khi mua bán súng, nhưng rồi nó cũng bị chặn bởi filibuster tại Thượng viện. Sự chống đối không lay chuyển về kiểm soát súng phản ánh việc đảng GOP/Cộng hòa dựa vào những vùng miền và số cử tri hết lòng ủng hộ văn hóa bạo lực súng ống. Cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi năm ngoái cho thấy số người theo đảng Cộng hòa sống trong hộ có sở hữu súng (54%) vượt xa số người theo đảng Dân chủ (31%) sống trong hộ có súng (tổng cộng lại, Pew cho thấy cứ bốn trong số mười người Mỹ sống trong nhà có súng, và chỉ ba trong mười người sở hữu súng). Một nghiên cứu của tổ chức Rand năm 2020 cho biết 20 tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất đã bầu ra gần 2/3 số nhà lập pháp Cộng hòa trong Thượng viện (32 trong số 50), và chiếm 2/3 số tiểu bang bầu cho TT Trump hồi 2020 (17 trong số 25). Hình ảnh phản chiếu gần giống nữa là số 20 tiểu bang có mức sở hữu súng thấp nhất lại có hơn hai rưỡi (2 ½), tức khoảng 192 triệu số dân cư so với số tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất (khoảng 69 triệu). Nhưng tại Thượng viện Mỹ, hai nhóm tiểu bang này lại có tiếng nói mang trọng lượng ngang nhau. Khi chống lại việc kiểm soát súng, các đảng viên Cộng hoà tại Quốc hội rõ ràng đã đặt ưu tiên cho ý muốn của người sở hữu súng trong đảng mình lên trên mọi cách nhìn khác, ngay cả ý kiến chống kiểm soát súng của cử tri Cộng hòa. Thăm dò của Pew cho thấy đại đa số người Mỹ (81%) ủng hộ việc kiểm tra lý lịch (81%), cấm mua bán vũ khí sát thương tự động (63 %), cấm mua bán tạp chí về vũ khí đạn dược có tầm mức sát hại cao (64 %); đại đa số cũng chống lại việc mang vũ khí trái phép. Đại đa số người theo đảng Cộng hòa không sở hữu súng, giống như người theo Đảng Dân chủ có sở hữu súng, đều đồng ý kiến như thế, thậm chí mức chênh lệch giữa hai nhóm này còn rõ nét hơn. Qua thăm dò ngay cả người có súng theo đảng Cộng hòa còn nói họ ủng hộ việc kiểm tra lý lịch và chống lại việc mang lén các vũ khí trái phép (một điều mà ngày càng nhiều tiểu bang đỏ/Cộng hòa, kể cả Texas, cho phép). Bất chấp tất cả, các quan chức dân cử Cộng hòa, khi gần như đồng loạt chống lại việc kiểm soát súng, đã cúi đầu trước các nhóm như NRA, xem hầu hết các biện pháp hạn chế súng là ngang hàng với việc không tôn trọng các giá trị của nước Mỹ đỏ tức bảo thủ. Mặc dù NRA, về mặt định chế, đã dần dà suy yếu, ảnh hưởng của nó vẫn lớn mạnh do việc sắp xếp định hình lại nền chính trị Mỹ qua lằn ranh địa lý. Khi Quốc hội Mỹ, trong nhiệm kỳ đầu của TT Clinton, đặt ra hệ thống kiểm soát lý lịch toàn quốc qua sắc luật Brady, và sau đó đồng thuận cấm vũ khí sát thương (nhưng luật này đã hết hạn sau đó), một số đáng kể các nhà Dân chủ lập pháp đại diện cho các miền quê đã chống đối luật này, trong khi một số đáng kể dân cử Cộng hòa tại các vùng ngoại ô lớn lại ủng hộ luật đó. Nhưng ba thập niên bầu bán đã khiến cả hai nhóm này thu nhỏ lại rất nhiều. Kết quả là khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật kiểm tra lý lịch năm 2021, chỉ có tám đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ, trong khi có duy nhất một đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống. Sự thiên lệch cán cân về phía các tiểu bang nhỏ trong Thượng viện gây cản trở hoạt động lập pháp về các vấn đề khác được nhiều dân Mỹ nhất trí, gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu, phá thai và di dân. Cũng như việc kiểm soát súng, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ phải có hành động trước biến đổi khí hậu, chống đảo ngược luật về quyền phá thai Row v. Wade, và hỗ trợ việc cải tổ lớn về chính sách di dân, gồm cả việc cho di dân không giấy tờ được nhập cư hợp pháp (nhất là những đứa trẻ được cha mẹ cho vượt biên qua Mỹ) được ở lại. Hạ viện đều đã thông qua các dự luật về từng vấn đề theo cách nhìn của dân chúng. Sự kiện Thượng viện không hề hành động về các vấn đề này phản ánh ảnh hưởng vô cùng to lớn của các tiểu bang có mức sở hữu súng cao nhất, cũng là những tiểu bang có liên quan mật thiết với nền kinh tế lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch [dầu khí], theo sát văn hóa Thiên Chúa giáo bảo thủ của người da trắng và có rất ít di dân. Sau bi kịch Uvalde hay một vụ thảm sát nào khác bằng súng trong lương lai, nếu có chút hy vọng nào về chuyện Quốc hội Mỹ sẽ có hành động kiểm soát súng, có phần chắc chắn sẽ phải cải tổ và loại bỏ filibuster. Bằng không, những nguyên tắc căn bản của chính trị Mỹ vẫn sẽ cho phép đảng Cộng hòa áp đặt những đòi hỏi ưu tiên của mình lên chính sách ngay cả khi rõ ràng đại đa số dân Mỹ không đồng ý. Sự thật nan giải là không có cách chi để đối phó với nạn dịch bạo lực súng ngày một gia tăng ở Mỹ nếu như trước hết không đặt vấn đề suy thái mang tính hệ thống của nguyên tắc đa số. ---- *Ronald Brownstein là biên tập viên kỳ cựu của báo The Atlantic và là nhà phân tích chính trị lău năm của đài CNN. **Filibuster: chiến thuật do một thiểu số nghị viên trong Thượng nghị viện Mỹ dùng để chống đối hay ngăn cản việc thông qua một dự luật, mặc dù dự luật ấy đã có đủ số phiếu . ủng hộ để thông qua. Chiến thuật này dính líu đến việc lợi dụng nguyên tắc đòi hỏi cần phải có 60 phiếu mới chấm dứt việc tranh luận về một dự luật. A filibuster is a tactic used by a minority group of members of the U.S. Senate who oppose and prevent the passage of a bill, despite the bill's having enough supporters to pass it. The tactic involves taking advantage of the rule that 60 votes are needed to stop debate on a bill. https://en.wikipedia.org/wiki/Filibuster_in_the_United_States_Senate ***Majority rule là cách thức để quyết định trong chính quyền hoặc trong việc bầu cử. Một quyết định được thực thi nếu nó đạt được quá bán số phiếu. Đa số thắng thiểu số thường được dùng trong các cuộc trưng cầu dân ý, đó là khi cử tri quyết định bằng cách bỏ phiếu thuận hay chống về việc họ có muốn chính phủ ban hành một đạo luật hay không. Majority rule không giống như bỏ phiếu đa nguyên/đa đảng. Khi bầu cử đa nguyên/đa đảng, thường dùng trong các cuộc tuyển cử, bất cứ ai có số phiếu cao nhất sẽ thắng. Với lá phiếu đa nguyên, người thắng có thể có ít hơn một nửa số phiếu nếu có hơn hai ứng viên để chọn. Bầu cử Hạ viện và nhiều nghị viện tương tự thường diễn ra theo hình thức đa nguyên. Nước Mỹ dùng nguyên tắc đa nguyên trong các cuộc bầu cử tổng thống. Majority rule is a way of making decisions in government or in voting. A decision is made if it gets more than half of the votes.[1] Majority rule is often used in referendums, which is when voters decide if they want to make a law by voting yes or no. Majority rule is not the same as a plurality vote. In Plurality voting, which is often used in elections, whoever gets the most votes wins. With a plurality vote, the winner can have fewer than half of the votes if there are more than two choices. Elections for the house of Commons and many similar parliamentary bodies are done by plurality. The U.S uses a plurality rule in their presidential elections. https://simple.wikipedia.org/wiki/Majority_rule Nguồn: https://www.theatlantic.com/politics/archive/2022/05/senate-state-bias-filibuster-blocking-gun-control-legislation/638425/?utm_source=pocket-newtab Liên kết khác:https://www.npr.org/2022/05/27/1101774780/gun-control-debate-statistics Bản tiếng Anh: The Real Reason America Doesn’t Have Gun Control The basic rules of American democracy provide a veto over national policy to a minority of the states. By Ronald Brownstein The Atlantic May 25, 2022
After each of the repeated mass shootings that now provide a tragic backbeat to American life, the same doomed dance of legislation quickly begins. As the outraged demands for action are inevitably derailed in Congress, disappointed gun-control advocates, and perplexed ordinary citizens, point their fingers at the influence of the National Rifle Association or the intransigent opposition of congressional Republicans. Those are both legitimate factors, but the stalemate over gun-control legislation since Bill Clinton’s first presidential term ultimately rests on a much deeper problem: the growing crisis of majority rule in American politics. Polls are clear that while Americans don’t believe gun control would solve all of the problems associated with gun violence, a commanding majority supports the central priorities of gun-control advocates, including universal background checks and an assault-weapons ban. Yet despite this overwhelming consensus, it’s highly unlikely that the massacre of at least 19 schoolchildren and two adults in Uvalde, Texas, yesterday, or President Joe Biden’s emotional plea for action last night, will result in legislative action. That’s because gun control is one of many issues in which majority opinion in the nation runs into the brick wall of a Senate rule—the filibuster—that provides a veto over national policy to a minority of the states, most of them small, largely rural, preponderantly white, and dominated by Republicans. David Frum: America’s hands are full of blood The disproportionate influence of small states has come to shape the competition for national power in America. Democrats have won the popular vote in seven of the past eight presidential elections, something no party had done since the formation of the modern party system in 1828. Yet Republicans have controlled the White House after three of those elections instead of one, twice winning the Electoral College while losing the popular vote. The Senate imbalance has been even more striking. According to calculations by Lee Drutman, a senior fellow in the political-reform program at New America, a center-left think tank, Senate Republicans have represented a majority of the U.S. population for only two years since 1980, if you assign half of each state’s population to each of its senators. But largely because of its commanding hold on smaller states, the GOP has controlled the Senate majority for 22 of those 42 years. The practical implications of these imbalances were dramatized by the last full-scale Senate debate over gun control. After the Sandy Hook Elementary School shooting in Connecticut, the Senate in 2013 voted on a measure backed by President Barack Obama to impose background checks on all gun sales. Again assigning half of each state’s population to each of its senators, the 54 senators who supported the bill (plus then–Senate Majority Leader Harry Reid, who opposed it only for procedural reasons) represented 194 million Americans. The remaining senators who opposed the bill represented 118 million people. But because of the Senate’s filibuster rule, which requires the backing of 60 senators to move legislation to a vote, the 118 million prevailed. The outcome likely would not differ today. Last year, the House passed legislation to expand and strengthen background checks. But it, too, has been blocked by a Republican filibuster in the Senate. That impassable opposition reflects the GOP’s reliance on the places and voters most deeply devoted to gun culture. Polling last year by the Pew Research Center found that the share of Republicans who live in a household with a gun (54 percent) far exceeds the share of Democrats who do (31 percent). (In all, Pew found that four in 10 adults live in a house with a gun and only three in 10 own one.) A 2020 Rand Corporation study found that the 20 states with the highest rates of gun ownership had elected almost two-thirds of the Senate’s Republican lawmakers (32 of 50) and comprised about two-thirds of the states that President Donald Trump carried in the 2020 election (17 of 25). In an almost mirror image, the 20 states with the lowest rates of gun ownership had elected almost two-thirds of the Senate’s Democratic lawmakers (also 32 of 50) and comprised about two-thirds of the states Biden won (16 of 25). The 20 states with the lowest rates of gun ownership have more than two and half times as many residents (about 192 million) as the states with the highest gun-ownership rates (about 69 million). But in the Senate, these two sets of states carry equal weight. In their opposition to gun control, Republicans in Congress clearly are prioritizing the sentiments of gun owners in their party over any other perspective, even that of other Republican voters. The Pew polling found that significant majorities of Americans support background checks (81 percent), an assault-weapons ban (63 percent), and a ban on high-capacity ammunition magazines (64 percent); a majority also opposes concealed carry of weapons without a permit. Majorities of Republicans who don’t own guns shared those opinions, as did Democratic gun owners, by even more lopsided margins. Even most Republicans who do own guns said in the polling that they support background checks and oppose permitless concealed carry (which more red states, including Texas, are authorizing). Despite all of this, Republican elected officials, in their near-lockstep opposition to gun control, have bent to groups like the NRA in equating almost any restrictions as a sign of disrespect to the values of red America. Even though the NRA has weakened institutionally, its influence inside the GOP has been magnified by the reconfiguration of American politics along geographic lines. When Congress, during Clinton’s first term, created the national background-check system through the Brady Bill and later approved a ban on assault weapons (which has since expired), significant numbers of congressional Democrats representing rural constituencies opposed the legislation, while significant numbers of Republicans with big suburban constituencies supported it. But three decades of electoral re-sorting has significantly shrunk both of those groups. As a result, when the House passed its universal-background-check bill in 2021, only eight Republicans voted for it, while just a single Democrat voted against it. Clint Smith: No parent should have to live like this The Senate’s small-state bias is impeding legislative action on other issues on which Americans broadly agree, including climate change, abortion, and immigration. As with gun control, polls consistently show that a majority of Americans support acting on climate change, oppose overturning Roe v. Wade, and back comprehensive immigration reform, including offering legal status to undocumented immigrants (especially young people brought into the country by their parents). The House has passed legislation reflecting each of those perspectives. The Senate’s inaction on these issues again reflects the outsize influence of those states with the highest gun-ownership rates—which also tend to be those enmeshed in the fossil-fuel economy, with high shares of culturally conservative white Christians and low shares of immigrants. If there is any hope for congressional action on gun control in the aftermath of the Uvalde tragedy—or another mass shooting in the future—it almost certainly will require reform or elimination of the filibuster. Otherwise, the basic rules of American politics will continue to allow Republicans to impose their priorities even when a clear majority of Americans disagree. The hard truth is that there’s no way to confront America’s accelerating epidemic of gun violence without first addressing its systemic erosion of majority rule. Ronald Brownstein is a senior editor at The Atlantic and a senior political analyst for CNN. Source: https://www.theatlantic.com/politics/archive/2022/05/senate-state-bias-filibuster-blocking-gun-control-legislation/638425/?utm_source=pocket-newtab