QUÊ NGHÈO Nhạc Phạm Duy Ca sĩ Thái Thanh
Your vision will become clear only when you look into your heart.... Who looks outside, dreams. Who looks inside, awakens. Carl Jung
Wednesday, September 25, 2019
Kiritimati and Climate Change
Cứu một đảo quốc đang chìm dần ở Thái Bình Dương
Becky Alexis-Martin, James Dyke,
Jonathan Turnbull và Stephanie Malin The
Conversation
- 20 tháng 9 2019
Bản quyền hình ảnh Getty
Images
Biến đổi khí hậu ước tính đến năm 2050 sẽ khiến
cho 143 triệu người tính mất nơi ăn chốn ở. Tình trạng nước biển dâng cao đã và
đang thực sự đe dọa các quốc gia nhiệt đới nhỏ bé. Có thể làm được gì để giúp
họ?
Không thể phủ nhận được các bằng chứng của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện
nay. Nhưng phản ứng của các chính phủ đối với biến đổi khí hậu thường vì động
cơ chính trị xã hội, chứ không thực sự nhấn mạnh đến tính chất nghiêm trọng đã
cận kề của mối nguy cơ này.Vì sao vận mệnh đất nước nằm trong tay một nhóm người
Những trận mưa axit huỷ hoại môi trường ở Mỹ, Canada
Không khí đô thị gây hại sức khỏe và chất lượng sống
Trong thời gian gần đây, đã có những phản ứng dữ dội từ các nhóm như Extinction Rebellion ("Nổi dậy chống lại tình trạng tuyệt chủng") chống lại sự thờ ơ này, trong đó họ nhấn mạnh rằng các quốc gia giàu có ở Bắc Bán Cầu cần phải có hành động quyết liệt.
Các quốc gia giàu có, công nghiệp hóa lâu đời này - và khoảng 100 đại tập đoàn có trụ sở chính ở đó, theo một báo cáo - là những tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu thông qua xả khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, nhưng cũng lại là những bên đangth oái thác các thỏa thuận toàn cầu trong việc hỗ trợ một cách có ý nghĩa cho các nước đang phát triển chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Việc các hòn đảo đã hoặc đang chìm dần đã tồn tại từ lâu, cho thấy tương lai mà những quốc đảo nhỏ sẽ phải đối diện.
Trên thực tế, đây đã và đang là những mối đe doạ thật sự xảy, đã và đang ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống người dân ở những nơi này.
Nhiều quốc đảo nhỏ buộc phải áp dụng trở lại chính sách tái định cư và di dân trước đây vốn đã rất bị ghét bỏ nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Dưới đây là câu chuyện về Kiritimati (phát âm là Ki-ri-si-mas) thuộc quần đảo san hô lớn nhất thế giới, nằm giữa Thái Bình Dương.
Nghiên cứu kỹ hơn câu chuyện về hòn đảo đặc biệt này sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn đề mà những người sống ở các vùng lãnh thổ tương tự trên khắp thế giới phải đối mặt, và những vấn đề bất cập của chính sách quốc tế hiện nay.
Kiritimati có một quá khứ tăm tối, bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân Anh và là nơi để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Kiritimati giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào ngày 12/7/1979, và Cộng hòa Kiribati được thành lập để cai quản một nhóm 33 hòn đảo nằm rải rác hai bên đường xích đạo.
Thiệt hại thực sự của thảm họa Chernobyl
Những mối đe dọa lớn nhất loài người phải đối mặt
Nếu quay ngược thời gian, loài người sẽ không còn nữa?
Nay, một mối đe dọa phức tạp đang dần hiện ra.
Nơi cao nhất chỉ có cao độ không quá hai mét so với mực nước biển, Kiritimati là một trong những quần đảo có người sinh sống dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh bởi tình trạng thay đổi khí hậu.
Quần đảo nằm ở trung tâm của Trái Đất, song hầu như chả ai biết chính xác nó ở đâu trên bản đồ thế giới, và cũng chẳng mấy ai biết gì về nền văn hoá và phong tục, tập quán phong phú của người dân nơi đây.
Nền văn hóa này có nguy cơ cao sẽ bị xóa sổ. Cứ bảy đợt di dân ở Kiribati - dù là sơ tán giữa các đảo hay di dân quốc tế - thì có một là do thay đổi môi trường. Một bản phúc trình ra hồi 2016 của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng một nửa số hộ gia đình đã bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng lên ở Kiritimati.
Mực nước biển dâng cao cũng đặt ra những thách thức đối với việc lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân trên các quốc đảo nhỏ - một tồn dư dai dẳng từ quá khứ thuộc địa của nơi này.
Những người phải ra đi trở thành dân tị nạn khí hậu: họ buộc phải rời bỏ nhà cửa do tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, và phải bắt đầu lại cuộc đời ở những nơi khác, họ bị mất đi văn hóa, cộng đồng và quyền tự quyết.
Vấn đề này càng ngày càng nghiêm trọng. Các cơn bão ngày càng nhiều và mạnh hơn, các vụ thiên tai khiến cho mỗi năm có trung bình 24,1 triệu người phải ly tán nhà cửa kể từ 2008 tới nay, và Ngân hàng Thế giới ước tính rằng sẽ có 143 triệu người phải di cư vào năm 2050 chỉ trong ba khu vực: vùng hạ Sahara của châu Phi, Nam Á và Mỹ Latin.
Tại Kiritimati, đã có một vài cơ chế được tạo ra nhằm giúp đỡ dân đảo. Ví dụ, chính phủ Kiribati đã thực hiện chương trình di dân chu toàn "Migration with Dignity", với mục đích tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có thể tìm được việc làm tốt ở nước ngoài.
Chính phủ cũng đã mua 6.000 mẫu Anh trên đảo Fiji ở Nam Thái Bình Dương vào năm 2014 để thử nghiệm đảm bảo an ninh lương thực khi môi trường thay đổi.
New Zealand cũng mở chương trình xổ số hàng năm theo đó trao quyền định cư cho những người may mắn, chương trình Pacific Access Ballot.
Cuộc du hành đến Hòn đảo Thất vọng
Fiji đã làm thay đổi lịch sử hàng không thế giới ra sao
New Zealand do ai tìm ra đầu tiên và từ khi nào
Chương trình này mở cơ hội để mỗi năm có 75 công dân Kiribati được quyền tái định cư ở New Zealand. Tuy nhiên, tin tức nói con số này vẫn chưa được dùng hết. Cũng là điều dễ hiểu, người dân đảo Kiritimati không muốn rời khỏi quê hương, gia đình và môi trường sống thân thuộc của mình.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc nói rằng Úc và New Zealand cần phải cải thiện việc huy động lao động thời vụ và cho phép mở cửa đối với di dân là công dân Kiritimati bị tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Nhưng công việc thời vụ thường là lao động phổ thông và ít có triển vọng mang lại cuộc sống tốt hơn.
Do chính sách quốc tế chú trọng vào việc tái định cư thay vì giúp người dân có khả năng thích nghi với nơi ở mới cũng như chương trình hỗ trợ dài hạn, cho nên những lựa chọn này vẫn không mang lại quyền tự quyết thực sự cho người dân Kiritimati.
Các chính sách này coi họ như những món hàng, và biến việc tái đinh cư thành các kế hoạch tái phối trí công ăn việc làm.
Điều đó cũng có nghĩa là các dự án có lợi cho địa phương, như sân bay mới, chương trình cung cấp nhà ở dài hạn và chiến lược du lịch biển mới có thể sớm trở thành đồ thừa.
Các chiến lược thực tế với chi phí phải chăng nhằm bồi đắp và duy trì đất đảo là thứ cần thiết để tránh nguy cơ bắt buộc phải di cư.
Dâng cao
Khuyến khích dân chúng di cư tất nhiên là lựa chọn với chi phí thấp nhất. Nhưng chúng ta không nên sập bẫy với việc cho rằng đây là lựa chọn duy nhất. Chúng ta vẫn có cách để giữ hòn đảo này không bị chìm xuống dưới mặt nước biển.Đây không chỉ là vấn đề về con người - bỏ mặc một hòn đảo chìm sâu dưới biển rốt cuộc cũng chính là tuyên án tử đối với một loài chim không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất - chim bokikokiko hay còn gọi là chim chích sậy Kiritimati.
Các quốc đảo nhỏ khác mà đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng lên cũng là nơi sinh sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Quần đảo Marshall, chẳng hạn, là nơi sinh sống của loài cua dừa, là loài động vật chỉ có ở đảo này, nơi chúng bị người dân địa phương bắt, ăn thịt.
Viện trợ quốc tế có thể giải quyết nhiều vấn đề trong tương lai và giúp bảo tồn vùng đất đẹp đẽ đến kinh ngạc này cho con người, động vật và thực vật, nhưng việc thiếu sự hỗ trợ từ các quốc gia giàu có khiến cho người dân ở các quốc đảo nhỏ khó lòng tính đến chuyện cân nhắc những phương án như thế.
Các đảo nhân tạo đã được xây dựng ở Dubai - tại sao không làm tương tự ở đây?
Có nhiều lựa chọn khác nhau về mặt kỹ thuật hạ tầng bảo vệ bờ biển, chẳng hạn như công nghệ gia cố bờ biển và bồi đắp, mở rộng đảo.
Những phương án như vậy có thể bảo vệ quê hương của người Kiritimati đồng thời tăng cường khả năng hồi phục của những nơi này - nếu có viện trợ quốc tế dồi dào và nhất quán hơn từ các quốc gia là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu này.
Tại thời điểm viết bài này, không có một định nghĩa được quốc tế công nhận về người tị nạn khí hậu, và khái niệm này cũng chưa được quy định trong Công ước về Người Tị nạn của Liên Hiệp Quốc 1951.
Điều này tạo ra một khoảng cách về mức độ bảo hộ, do suy thoái môi trường không được định nghĩa là "sự đàn áp", bất chấp thực tế là tình trạng biến đổi khí hậu phát sinh phần lớn do các hoạt động phát thải của các nước công nghiệp hóa và thái độ vô trách nhiệm của họ trong cuộc chiến chống lại các hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Hội nghị Thượng đỉnh Hành động vì Khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào ngày 23/9/2019 tới có thể bắt đầu giải quyết một số thách thức này.
Nhưng đối với hàng triệu người sống ở những nơi bị đe dọa trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, câu hỏi ở đây là công lý cho môi trường và khí hậu.
Câu hỏi này không phải chỉ là về chuyện các mối nguy hiểm do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra đang được đề cập giải quyết, mà còn là tại sao những người muốn tiếp tục sống ở các quốc đảo nhỏ lại thường không có nguồn lực hoặc quyền tự chủ để tự mình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác.
Bài đã đăng trên The Conversation và được BBC đăng lại theo giấy phép Creative Commons.
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future.
Related Link:
Sounding alert about vanishing US coastlines
https://www.bbc.com/reel/video/p07h1ldw/sounding-alert-about-vanishing-us-coastlines
Tuesday, September 24, 2019
Greta Thunberg and the Vietnamese Youth
Vượt qua nỗi
sợ, người trẻ Việt Nam tuần hành vì môi trường
- 25 tháng 9 2019
Bản quyền hình ảnh Thanh Mai Image
caption Các bạn trẻ ở Sài Gòn tham gia tuần hành vì môi trường
Việc một nhóm trẻ tại Sài Gòn tự tổ
chức cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu hôm 22/9 cho thấy người trẻ ở Việt
Nam đang góp tiếng vào một hoạt động có quy mô toàn cầu.
Tuần hành chống biến đổi khí hậu
đang diễn ra khắp nơi trên thế giới từ 20-27/9.
Tại một quốc gia vốn e ngại các hoạt
động tụ tập nơi công cộng như Việt Nam, vẫn có những người trẻ dám đứng ra tổ
chức hoạt động với hy vọng góp chung tiếng nói về vấn đề biến đổi khí hậu và
môi trường.
Phan Thanh Huyền, người Hà Nội, hiện
làm việc tại TP Hồ Chí Minh, là một trong những người đưa ra ý tưởng tổ chức
cho hoạt động biến đổi khí hậu, diễn ra vào Chủ Nhật tuần rồi tại Sài Gòn.
Khởi đầu là những quan tâm cá nhân
về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cũng như sự so sánh về chất lượng
không khí ở hai nơi Huyền từng sống - Sydney và Hà Nội.
Huyền cho biết, ở nơi bạn từng sống
- Hà Nội và sau này là TP Hồ Chí Minh, đang có quá nhiều những công trình xây
dựng mà quy hoạch chưa tốt.
"Hồi trước, ở Hà Nội, đi ngang
qua cây cầu bắc trên sông Hồng, tôi đã thấy hình dáng thành phố bên kia sông.
Còn giờ, phải qua gần khỏi cầu mới thấy được thành phố. Không khí bẩn đến độ
như vậy.""Hà Nội ngày xưa, ngay cả khi đang giữa mùa Hè, cũng không
đến nổi quá nóng như bây giờ. Những cái đó làm mình quan tâm hơn đến biến đổi
khí hậu, đến môi trường. Và dẫu biết mình không thể thay đổi được gì nhiều,
nhưng chí ít, mỗi người chúng ta đều có thể góp chút gì đó…," Huyền chia
sẻ tâm tư với BBC News Tiếng Việt.
Bản quyền hình ảnh Thanh Mai Image
caption Ngay những người nước ngoài cũng tham gia cuộc tuần hành.
Huyền cho biết muốn tham gia một
hoạt động tuần hành chống biến đổi khí hậu tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng khi tìm
kiếm trên trang Global Climate Strike, lại thấy chưa có một hoạt động nào tổ
chức tại Việt Nam.
Vậy là Huyền, vốn chưa từng có một
chút kinh nghiệm nào về việc tổ chức các hoạt động cộng đồng, quyết định cùng
với một số bạn khác … tự làm, dẫu chưa biết bắt đầu từ đâu.
Và họ bắt đầu bằng tạo ra một sự
kiện trên trang Global Climate Strike. Qua trang này, họ gửi 150 thư mời đến
những người quan tâm, cũng như gửi nhiều thư cập nhật về sự kiện sau đó.
Bản quyền hình ảnh FB Hoang Duc
Minh
"Họ không được sự dẫn dắt, không được nuôi dưỡng trong
môi trường văn hóa, tư tưởng đủ mạnh. Nó gần như là thời kỳ mà mọi người bỏ bê thế
hệ trẻ và họ chỉ theo đuổi các mục tiêu của cá nhân. Đó là những người trẻ cô
đơn."Hoàng Đức Minh, Giám đốc chương trình tại Thinkzone Accelerator
"Ban đầu, em không kỳ vọng là
sẽ có nhiều người tham gia đến như thế. Thế nên, em thấy rất bối rối, run và
cũng chẳng biết như vậy thì có đúng thủ tục hay luật pháp của Việt Nam hay
không."''Lúc đầu, ở điểm tập kết đầu tiên trước Dinh Độc lập, tầm khoảng
10 giờ sáng, chỉ có hơn 20 người. Nhưng ngay lúc đó, đã có những du khách tính
tham quan dinh đã bỏ buổi tham quan để tham gia cùng đoàn tuần hành. Cứ thế,
mọi người cầm những thông điệp tự vẽ tay, và di chuyển từ dinh Độc Lập, qua
công viên 30/4, bưu điện thành phố, tới phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đến đâu, cũng có
người muốn tham gia. Họ không có bảng nên xin nhóm những mẩu bìa còn lại, vẽ
chữ lên và nhập đoàn. Cứ vậy, đến điểm tập kết ở phố đi bộ Nguyễn Huệ lúc 11
giờ, đoàn tuần hành đã có hơn 100 người tham gia, trong đó có cả khách du lịch
nước ngoài," Huyền kể.
Vượt
qua nỗi sợ
Ở một quốc gia, nơi những hoạt động
tuần hành vì môi trường hay bình đẳng giới tính cũng có thể bị xem như những
hoạt động chính trị, nỗi e sợ khi những người trẻ đứng ra tổ chức những hoạt
động như thế này là có thật.
Nhà hoạt động môi trường
Hoàng Thị Minh Hồng cũng từng băn khoăn khi viết trên Facebook cá nhân
rằng, báo chí Việt Nam và rất nhiều người trên Facebook chia sẻ tin về cuộc bãi
khóa vì khí hậu của học sinh sinh viên toàn cầu, nhiều người bày tỏ sự khâm
phục với cô bé Greta Thunberg, nhưng khi đặt vấn đề tổ chức những hoạt động như
vậy ở Việt Nam thì mọi người đều hốt hoảng, chủ yếu cho rằng, làm cái này ở
Việt Nam thì ... không phù hợp.
Bản quyền hình ảnh Thanh Mai
Còn ngay những người trẻ, họ cảm
nhận ra sao?Phạm Thiên Ân, một bạn trẻ tham gia trong đoàn tuần hành vừa rồi
cho BBC News Tiếng Việt biết:
"Tất nhiên em biết, chính quyền
sẽ tiếp cận với bọn em. Có hai khả năng, hỗ trợ hoặc ngăn chặn. Nếu họ hỗ trợ
thì tốt, còn nếu ngăn chặn, em tin Hiến pháp Việt Nam đủ vững chắc để bảo vệ
công dân, trừ khi lại có luật nào đó nằm trên hiến pháp, để tước đi quyền cơ
bản của công dân Việt Nam."
Còn Huyền thì tâm sự rất thật:
"Em rất sợ, thậm chí khá run.
Nhưng em không nói cùng các bạn, vì nghĩ, mình đứng ra tổ chức mà nói ra như
vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của tất cả mọi người. Nhưng em cũng nghĩ
rằng, nếu mình không làm gì sai thì vì lý do gì để họ bắt hay gây khó dễ?
Nhưng dù em nói thế, bạn bè, thậm chí gia đình em cũng nói rằng, cảnh sát sẽ
không cần biết bọn em làm cái gì, chỉ cần họ thấy điều đó gây nguy hại cho họ
thì họ sẽ bắt bọn em về đồn."
"Em trấn an các bạn rằng, kể cả
mình ra đến đó và sau đó, họ bắt mình giải tán thì mình về. Nhưng ít nhất, từ
lúc bắt đầu đến lúc đó, mình cũng đã làm được chút gì đó rồi. Sau khi nói như
thế thì em nghĩ là nhiều người sẽ không đến đâu, em nghĩ chắc cũng chỉ tầm 10
người tham gia là cùng, nhưng không ngờ rất nhiều người đến, Có người đến muộn,
có người không tìm được chỗ tập kết, nên số người tham gia như thế là đáng ngạc
nhiên lắm rồi," Huyền nói thêm.
Huyền kể lại rằng hôm đó, cảnh sát
đã bắt đầu tiếp cận đoàn tuần hành khi đến trước Bưu điện thành phố, dẫu trước
đó, có thể họ đã theo dõi đoàn từ lâu. Cảnh sát chụp ảnh và hỏi về mục đích
hoạt động, rồi tại sao lại có nhiều người nước ngoài như vậy.
"Họ hỏi khá nhẹ nhàng; sau đó
giải thích là, do gần đây, xảy ra nhiều việc liên quan đến chính trị, nên nếu
bọn em làm gì thì phải báo trước cho họ. Sau đó, họ đi theo bọn em đến phố đi
bộ Nguyễn Huệ. Đến chỗ nào, bọn em cũng thấy cảnh sát đã đứng ở đó rồi. Nhưng
họ cư xử cũng khá thân thiện, bắt tay với người tuần hành và thậm chí chụp hình
selfie với bọn em nữa," Huyền nói.
Người
trẻ cô đơn
Sau khi tổ chức thành công cuộc tuần
hành đầu tiên, ngày 27/9 tới, nhóm sẽ tổ chức thêm một cuộc tuần hành thứ hai.
Và chỉ trong vòng một ngày từ khi phát động, tính sơ sơ đã có 300 người bày tỏ
sẽ tham gia.
Huyền cho biết, sau khi post những
bức ảnh đầu tiên về cuộc tuần hành trên Facebook, nhiều bè bạn của cô nhắn tin
nói rằng, họ không nghĩ là sự kiện đó lại nghiêm túc đến thế và thu hút nhiều
người tham gia đến vậy.
"Ngay hôm diễn ra sự kiện,
nhiều người cả Việt Nam lẫn nước ngoài đã dừng lại chụp ảnh và quan tâm đến sự
kiện," Huyền nói.
Còn Phạm Thiên Ân cho BBC News Tiếng
Việt biết:
"Hiện tại, các thành viên nòng
cốt đang xây dựng chương trình theo hướng bài bản hơn và đều đặn hơn vào mỗi
thứ Sáu hàng tuần. Sau hoạt động vừa rồi, bạn bè quốc tế tới thăm Việt Nam rất
nhiều người biết và nói sẽ tham gia vào sự kiện diễn ra vào thứ Sáu này."
Bản quyền hình ảnh Thanh Mai Image
caption Các bạn trẻ tham gia tuần hành hôm 22/9.
Cuộc tuần hành vừa diễn ra cho thấy,
giới trẻ Việt Nam không thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội hay những vấn
đề mang tính toàn cầu như nhiều người trước nay vẫn thưởng nghĩ.
Chị Hoàng Thị Minh Hồng viết trên
Facebook rằng, "Cái làm mình vui nhất là hoạt động hôm nay hoàn toàn do
các bạn trẻ độc lập, không thuộc tổ chức hay dự án nào, đứng ra thực hiện. Các
bạn thật sự đã cảm nhận được sự cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu, đã vượt
qua được những nỗi e dè của mình để lần đầu tiên tham gia một buổi xuống đường
để hưởng ứng một chiến dịch của cộng đồng toàn cầu; và biết đâu các bạn có thể
đã giúp xoá đi một số định kiến về việc xuống đường để lên tiếng vì môi trường
ở Việt Nam?"
Phan Thanh Huyền nhận xét về quan
tâm chính trị của những người trẻ như mình: "Nói khộng quan tâm thì nặng
nề quá. Họ có quan tâm, chỉ có điều là chưa được nhiều. Cũng có khi họ quan tâm
nhưng chưa thực sự nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Cũng như, có thể do
chưa có những hoạt động khơi gợi sự quan tâm đó."
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những nỗ
lực cá nhân. Bởi khác với các nước khác, giới trẻ Việt Nam vẫn chưa tạo thành
kết nối lớn hơn để cùng nhau xuống đường trong một ngày và thể hiện mong muốn
đối với chính phủ Việt Nam, theo lời bà bà Cao Vĩnh Thịnh, một nhà hoạt động
môi trường tại Hà Nội, vốn là thành viên của nhóm vận động bảo vệ môi trường
Green Trees, nói với RFA.
Trong thời tiết nắng nóng hôm thứ
Bảy 21/09, khoảng 1400 tình nguyện viên tham gia nhặt rá
Còn Hoàng Đức Minh, một trong top 30
người trẻ dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất năm 2014 do tạp chí Forbes bình chọn,
hiện là Giám đốc chương trình tại Thinkzone Accelerator, trong một cuộc phỏng
vấn với người viết bài này, đã gọi những người trẻ Việt Nam là "thế hệ bơ
vơ" bởi:
"Họ không được sự dẫn dắt,
không được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa, tư tưởng đủ mạnh. Nó gần như là
thời kỳ mà mọi người bỏ bê thế hệ trẻ và họ chỉ theo đuổi các mục tiêu của cá
nhân. Đó là những người trẻ cô đơn."
Bởi thế, hãy khoan đánh giá về lớp
trẻ Việt Nam bằng việc so sánh giới trẻ Việt Nam với Hongkong. Bởi như
Facebooker Phuoc M Nguyen viết trên Facebook:
"Nhận thức gì và như thế nào
luôn là kết quả của những "thực phẩm" được cung cấp để nuôi nó. Giới
trẻ Việt Nam đang là nạn nhân. Không thể đổ hết lỗi lên đầu họ. Nhận thức của
họ sẽ khác đi một khi họ được "nuôi" bằng những "thực phẩm"
khác, mang hàm lượng và giá trị của một xã hội có tự do và dân chủ đích thực.
Hành động của họ sẽ khác một khi họ được sống trong môi trường có nhiều không
gian tư duy và hành động hơn."
Subscribe to:
Posts (Atom)