There are three key characteristics of authentic Buddhist teachings, which can be found in every Buddhist sutra of both the Theravada/Southern and the Mahayana/Northern Schools. All genuine teachings by the Buddha himself always have these three recognizable characteristics. Any teachings that do not have these three blueprints are not from the Buddha, and are not true Buddhist teachings. These characteristics are measurement tools to help us test and make sure that we are following the true Dharma and the true master. They also help us observe and reflect on our own thinking, speech and behavior to see if we are true Buddhists.
What are the three characteristics of Buddhist teachings?
The first is IMPERMANENCE (Anitya). Everything changes. Nothing is solid or permanent.
The second is SUFFERING (Dukkha). Because everything is impermanent, there is anxiety, insecurity, and unhappiness. Hence, suffering and the Four Noble Truths (This is suffering; this is why suffering exists; this is the end of suffering; and this is the WAY to end suffering).
The third is NO SELF/EMPTINESS (Anatma/Anatta). All forms, phenomena, events are empty. Nothing by themselves. All are interdependent. This exists, because that exists. Hence, no self, no attachment, no greed, no hatred, etc.
Only a wise person with a true view (with no clouds of ignorance) can realize these truths.
What are the three characteristics of Buddhist teachings?
The first is IMPERMANENCE (Anitya). Everything changes. Nothing is solid or permanent.
The second is SUFFERING (Dukkha). Because everything is impermanent, there is anxiety, insecurity, and unhappiness. Hence, suffering and the Four Noble Truths (This is suffering; this is why suffering exists; this is the end of suffering; and this is the WAY to end suffering).
The third is NO SELF/EMPTINESS (Anatma/Anatta). All forms, phenomena, events are empty. Nothing by themselves. All are interdependent. This exists, because that exists. Hence, no self, no attachment, no greed, no hatred, etc.
Only a wise person with a true view (with no clouds of ignorance) can realize these truths.
TAM PHÁP ẤN
(Three Characteristic marks of the Buddha’s Teachings) Ban Hoằng Pháp GHPHVN
Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô
ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp
định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý
của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những
pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính
vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết
kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.
Đức Phật từng dạy Tôn giả La Hầu
La:
Này Ràhula, mắt, tai…; sắc,
thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn (Vô
thường).
Cái gì là vô thường là khổ hay vui? Là khổ, bạch Thế Tôn (Khổ).
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự
biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là
tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn (Vô ngã).
(Kinh Tương Ưng II, Tương Ưng
Ràhula, phẩm 1)
Ba dấu ấn vô thường, khổ và vô ngã
của giáo lý đạo Phật luôn là khuôn mẫu, thước đo nhằm đảm bảo mọi tư duy,
ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử đúng Chánh pháp.
Ngoài ra, Đức Phật cũng còn dạy về
Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết bàn hay vô thường, khổ, vô ngã
và Không (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Tuy nhiên, đấy chỉ là sự triển khai, mở rộng
yếu tố vô ngã của Tam pháp ấn. Bởi lẽ, Niết bàn chỉ là tên gọi khác của vô
ngã và Không cũng là một cách nhìn khác về duyên khởi. Các pháp đều do điều
kiện, nhân duyên tạo thành, vì thế chúng vô ngã. Do vậy, có thể xem vô
thường, khổ và vô ngã là một định thức chuẩn mực, tổng quát của Tam pháp ấn
và cả Tứ pháp ấn.
Pháp ấn thứ nhất: Vô thường
Pháp ấn đầu tiên là vô thường. Vô
thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố
định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách
khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn
vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân
tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động
của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới
tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.
Con người, theo Phật giáo, là hợp
thể của năm uẩn. Trong đó, phần thân thể vật chất tứ đại (sắc uẩn) thuộc về
Sắc và phần tinh thần gồm cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức thuộc về
Danh. Năm uẩn hay danh-sắc này luôn ở trong trạng thái biến đổi như một dòng
sông chảy mãi không ngừng trong đời sống con người.
Thân thể con người nếu nhìn thật
sâu vào bản chất, nó chỉ là một trạm trung chuyển của các yếu tố tứ đại. Đất
nước gió lửa từ bên ngoài đi vào thân, sau đó lại đi ra và vòng tròn đó luân
chuyển bất tận. Nhờ sự vận hành ấy, thân này được nuôi dưỡng, lớn lên, già đi
rồi hoàn trả về cho tứ đại. Vì thế, khi các yếu tố tứ đại bị mất quân bình,
bệnh tật xảy ra và khi dòng chảy tứ đại ngừng luân chuyển, cái chết ập đến.
Quá trình này, con người chỉ điều khiển được một phần, còn đa phần là mất tự
chủ. Vì thế, chuyện sống chết, còn mất, có không của thân này như gió thoảng,
mây bay.
Về tâm lý của con người cũng vậy,
các trạng thái tâm lý luôn thay đổi, chuyển biến trong từng sát na. Tâm thức
con người với muôn ngàn ý niệm tuôn trào, trôi chảy như thác lũ. Tất cả vui
buồn, thương ghét, tha thứ hay hận thù v.v..., luôn hiện khởi và vận hành
trong tâm thức.
Tuy vậy, chúng ta cần phải cám ơn
vô thường. Bởi thực tế, nếu không có vô thường thì sẽ không có sự sống và
phát triển. Nếu hạt lúa thường tại thì nó không bao giờ nảy mầm để trở thành
cây lúa cho ra những hạt gạo trắng được. Nếu sự vật không vô thường thì lịch
sử tiến hóa của nhân loại sẽ không phát triển. Nếu thân thể không vô thường
thì con người sinh ra không thể lớn lên. Và nếu không có sự tác động của vô
thường thì chúng ta sẽ không bao giờ có hy vọng chuyển hóa, đoạn tận các tập
khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm chúng ta. Giáo lý vô
thường đem lại tuệ giác, nhận thức đúng về bản chất của các pháp đồng thời
mang lại niềm tin cho mọi nỗ lực chuyển hóa, sáng tạo và phát triển của con
người. Vì thế, vô thường là một khuôn dấu của Chánh pháp; những giáo lý nào
không mang đặc tính của ấn pháp này thì không phải là Phật pháp.
Pháp ấn thứ hai: Khổ
Khổ, theo Hán tự, có nghĩa là
đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… Tiếng Pàli, khổ
là Dukkha, ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức
còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không
đáng để bám víu (Narada, Đức Phật và Phật pháp, tr.88).
Khổ đau trong đời sống con người
rất phổ biến, thường được trình bày qua tám phương diện là: Sanh là khổ. Già
là khổ. Bệnh là khổ. Chết là khổ. Phải sống chung với người mình không thích
là khổ. Phải xa lìa những người thân yêu là khổ. Cầu mong mà không được là
khổ. Chính thân ngũ uẩn là khổ. Sự thật về khổ đau này được Đức Phật nói cho
năm vị đệ tử ngay trong pháp thoại đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại vườn
Nai.
Khổ còn được phân biệt thành ba
loại là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Khổ khổ có nghĩa là các cảm thọ khó
chịu, thuộc khổ thọ. Những cảm giác thống khổ, đau đớn trong thân thể và các
trạng thái tâm - sinh lý bất an đều là khổ thọ, loại khổ thứ nhất. Hoại khổ
có nghĩa là sự thay đổi, biến chuyển, tiêu hoại tạo ra khổ. Nói cách khác, sự
biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự biến hoại theo khuynh
hướng xấu trong cơ chế tâm-sinh-vật lý của con người đem lại sự bất an, khổ
đau là hoại khổ. Hành khổ nghĩa là các pháp do nhân duyên tạo thành đều vô
thường, sinh diệt trong từng sát na nên tạo ra khổ. Thân thể, thế giới, hoàn
cảnh sống, các trạng thái tâm lý của con người như đã nói đều do nhân duyên
sinh nên phải chịu sự tác động của vô thường. Vô thường, thay đổi thì đưa đến
khổ. Cho nên trong các hành, các hiện tượng đều chứa sẵn mầm mống của khổ,
gọi là hành khổ.
Tuy nhiên, mọi khổ đau đều xuất
phát từ nội tâm bất an và có cội rễ từ vô minh, ái dục. Mặc dù vô thường là
căn nguyên của mọi đau khổ trong cuộc sống nhưng nguyên nhân chính của khổ
nằm trong nhận thức và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của con người. Sự
vật luôn luôn biến đổi vô thường mà chúng ta cứ tưởng và mong ước chúng sẽ
thường còn, tồn tại mãi mãi. Chính nhận thức sai lạc, cho những gì vô thường
là thường tại cho nên phát sinh mọi khổ đau.
Cần phải nhận diện khổ đau để chấp
nhận đồng thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp diệt khổ. Như vậy, khổ đau
là chân lý đầu tiên của Tứ diệu đế. Chỉ cần nhận thức toàn triệt về khổ thì
các chân lý khác sẽ hiển bày. Do vậy, cần được quán sát, nhận thức thường
trực về khổ đau trong thực tại cuộc sống và cả trong ý thức. Chúng ta chỉ có
thể trị được bệnh khi ý thức là chúng ta đang bệnh. Cũng vậy, con người muốn
giải thoát khổ đau trong cuộc sống trước hết phải thừa nhận chúng ta đang bị
khổ đau chi phối, bức bách thường trực. Chính sự ảo tưởng về cuộc đời là hạnh
phúc, bị buộc ràng trong cuộc sống vật chất dễ dãi, con người không thể nào
vượt lên để hướng đến giải thoát và an tịnh. Cần phải can đảm nhìn thẳng vào
khổ đau để giải quyết, đó là nhận thức căn bản, phương châm tu tập xuyên suốt
toàn bộ hệ tư tưởng của Phật giáo. Căn bản của kinh điển Phật giáo vẫn không
ngoài khổ và con đường diệt khổ. Chính vì vậy, khổ là một khuôn dấu của Chánh
pháp.
Pháp ấn thứ ba: Vô ngã
Vô ngã (Anatma) là giáo lý đặc thù
của Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả của quá trình quán sát một cách sâu sắc
nguyên lý duyên khởi. Với pháp ấn Vô thường, chúng ta thấy được sự vận động
trong tự thân của sự vật và toàn thể. Nếu nhìn sâu hơn qua lăng kính duyên
khởi, ngoài sự vận động thì bản chất của sự vật luôn mang tính không đồng
nhất. Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương
tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng
nhất, bất biến trong nó. Vì thế, Phật dạy: “Các pháp vô ngã”.
Khi thấy một chiếc lá vàng rơi,
bình thường ta chỉ biết đó là chiếc lá vàng nhưng nếu nhìn sâu thì trong
chiếc lá kia có những khoáng chất của đất, có ánh sáng mặt trời, có nước từ
những đám mây, có gió của bầu trời… và có cả một chút bâng khuâng của lòng
người. Như thế, chiếc lá kia được tạo thành từ những yếu tố không phải là
chiếc lá, trong nó có đầy đủ cả vũ trụ. Từ chiếc lá xanh, theo thời gian
chuyển qua lá vàng, đó là sự vận động vô thường, nhưng dù là lá xanh hay vàng
thì trong bản chất của chúng cũng do những yếu tố không phải lá tạo thành
(duyên khởi), chiếc lá vốn Vô ngã.
Con người cũng vậy, là hợp thể ngũ
uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Ngay trong bài pháp thứ hai tại Lộc Uyển,
Đức Phật đã dạy tính vô ngã của thân năm uẩn: “Này các Tỷ kheo, sắc (thân
thể) này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không
phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh “sắc phải như thế này hay sắc phải như
thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ
đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) “sắc này phải như thế này hay sắc
này phải như thế kia”. Thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy (Kinh Vô
Ngã Tướng). Trong kinh điển Bắc truyền, thiền quán về năm uẩn đều Không cũng
là một trong những giáo lý trọng yếu “sắc chính là Không, Không chính là sắc;
thọ, tưởng, hành và thức cũng đều như vậy” (Bát Nhã Tâm kinh).
Bản chất của năm uẩn là Không,
không chủ thể, Vô ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực con người luôn lầm chấp thân
năm uẩn này là một hữu thể đồng nhất, có một “linh hồn” trường cửu, bất biến,
không thay đổi. Từ mê mờ về một cái “ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ
dàng sanh ra tâm lý tham đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những
gì thuộc về năm uẩn (cái của tôi). Thế nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh
diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và hoại diệt của năm uẩn
là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh chết, hay
hình thành, tồn tại-thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi
con người, mọi loài và mọi vật.
Vì không nhận thức được tính vô
ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ, tham ái phát sanh và đó cũng
chính là cội nguồn của mọi tà kiến, khổ đau. Pháp ấn vô ngã không những xác
quyết tính pháp định của Chánh pháp mà còn mang tính đặc thù của giáo lý đạo
Phật. Chính vì lẽ ấy, Vô ngã là pháp ấn thứ ba trong Tam pháp ấn.
Ứng dụng Tam pháp ấn trong tu tập
Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba đặc
tính trọng yếu của giáo pháp. Mỗi pháp ấn có vai trò và chức năng khác nhau
để nhận diện Chánh pháp. Tuy nhiên, dưới tuệ giác duyên khởi thì ba pháp ấn
có quan hệ tương tức, hỗ tương gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong dấu ấn vô
thường vốn hàm chứa dấu ấn của khổ và vô ngã, trong hai dấu ấn còn lại cũng
tương tự.
Giáo lý Tam pháp ấn ngoài chức
năng thẩm định Chánh pháp còn cung cấp tuệ giác để soi chiếu thực tại nhằm
phá tan mê mờ, tham ái, tà kiến để vượt thoát mọi chấp thủ khổ đau, đạt đến
bình an, giải thoát. Một khi tâm tư của con người bị nhuốm màu chấp thủ, khi
đó khổ đau có mặt. Hai ý niệm mà con người thường bị trói buộc là “cái tôi”
và “cái của tôi”. Quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh thể đều có một bản chất
đồng nhất hay một “ linh hồn” tồn tại mãi mãi và sự bảo thủ trong quan niệm,
ý kiến và cho rằng ta luôn luôn đúng trong mọi trường hợp là căn để của khổ
đau và làm chướng ngại sự thăng hoa tinh thần. Ý niệm “có một thực thể vô
hình thường tại trong mỗi cá thể” đã hiện diện trong hầu hết các tôn giáo
trước và đương thời Thế Tôn, đồng thời vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời
sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, chừng nào con người liễu tri
thế giới hiện tượng và chúng sanh vốn dĩ vô thường và vô ngã thì khi ấy khổ
đau, tăm tối thật sự được diệt trừ.
Tóm lại, ba khuôn dấu Vô thường,
Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm
định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo. Mặc dầu
kinh điển Phật giáo cực kỳ đa dạng song tư tưởng hàm chứa trong các kinh điển
ấy vẫn không ngoài quỹ đạo của ba pháp ấn. Hiện tại, vẫn còn rải rác đây đó
những “kinh” sách lưu truyền trong chùa viện và giới Phật tử với danh nghĩa
kinh Phật nhưng thiếu vắng ba dấu ấn Chánh pháp, đơn cử như Địa mẫu chơn
kinh, Táo quân chơn kinh… Do vậy, cần nhận thức đúng về ba pháp ấn để thẩm
định kinh điển và nhất là ứng dụng trong tu tập quán chiếu về năm uẩn. Mọi
khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ những ràng buộc, chấp thủ do quan
niệm sai lầm về một cái ngã thường tại, bất biến, vĩnh cửu. “Cái tôi” và “cái
của tôi” là nguyên nhân của xung đột toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời
sống con người. Vì thế, giáo lý ba pháp ấn là chìa khóa để mở cửa giải thoát,
làm nền tảng cho sự chuyển hóa phiền não, thành tựu tuệ giác và thăng hoa tâm
linh.
|
Source: