Sunday, September 28, 2014

The Essence of Mahayana Buddhist Meditation



 The essence of Mahayana Buddhist meditation is the Buddha Nature or Suchness.  It is also called Emptiness/Nothingness, and it is the Essence/True Nature of all phenomena and events.  It is always there, neither born nor extinct, neither increasing nor decreasing.  It is forever as Such, whether a Buddha has come into the world or not, and whether you follow and practice it or not.   (Mahaprajnaparamita Sutra, Flower Garland/Avatamsaka Sutra).  The Bodhisattva in deep meditation sees the Nature (the Essence) of phenomena and events, and lives or dwells in it (this Suchness), free from all clouds of delusions caused by all mundane or perturbed states of mind.  In deep insightful meditation, the Bodhisattva lives in the House of the Tathagatha.  With an imperturbable mind, the Bodhisattva observes every event or phenomenon going on as is:  like a dream or morning dew, and like flashes of lightning, they appear, then disappear, without any substance and as empty as illusions (Diamond Sutra).

Amazingly, from this Emptiness/Nothingness, all conditions/factors get together, coordinate with one another; and with ripe conditions, there appear all kinds of forms and phenomena or events.  And so the impermanent world shows itself, displaying all laws and events or dharmas.  If there were no Nothingness, there would not be anything to form and to exist, including the practitioner and the practice of meditation.  If everything were solid, stable, unchanged and permanent, there would not be such a plethora of all kinds of beings and phenomena in the world and in the Universe as humans have been observing.  Unfortunately, humans are so much attached to the illusive "substance" of everything in the impermanent world and Universe that they believe in their permanent values and existence.  As a consequence,  they suffer from their false beliefs.  We humans are all living in a dream.  The Buddha came into existence to show us the Way, a method to get rid of our illusions or ignorance.  In order to end our sufferings, therefore, we need to practice the Middle Way to realize the Essence, and to dwell in the Buddha Nature inherent ourselves and everything around us.

Nagarjuna said:

Because there is Emptiness
Everything (dharma) exists
If there were no Emptiness
Nothing (No dharma) could exist

(Fundamental Verses on the Middle Way

The ultimate goal of Mahayana Buddhist meditation is to realize and to live with/dwell in this Buddha Nature 24/7.   Once the practitioner is able to attain this state of mind, there is no distinction between the Buddha, the Dharma, and the sentient beings in the mundane world.  No practitioner.  No Life.  No Death.  No Hell. No Nirvana.  Emptiness.  All are One in Emptiness, and One is All in Emptiness.  All equal in the Middle Way (in the Buddha Nature or in  Emptiness).  

Source:

Nền tảng của thiền định thiền quán Đại thừa 

Nguyễn Thế Đăng

Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
Tánh Không của tất cả các pháp vẫn thường trụ như vậy, dù con người có tu hay không tu, dù Đức Phật có ra đời hay chưa ra đời:
“Pháp tánh của hữu vi hoặc của vô vi, tánh này chẳng phải Thanh văn, Bích chi Phật làm ra, cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về bản tánh thì tánh này rỗng không, vì chẳng phải thường còn chẳng phải diệt mất. Tại sao thế? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tánh Không. Hoặc Phật xuất thế hoặc Phật chưa xuất thế, Pháp tánh hay tánh Không này vẫn như vậy”. (Đại Bát-nhã, phẩm Vấn Thừa).
“Bồ-tát an trụ Thiền Ba-la-mật chẳng thấy có sắc thọ tưởng hành thức, chẳng thấy có Sáu Ba-la-mật, chẳng thấy có Bốn niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí, chẳng thấy có tánh hữu vi hay tánh vô vi. Vì chẳng thấy nên chẳng tác động, vì chẳng tác động nên chẳng sanh, vì chẳng sanh nên chẳng diệt. Tại sao thế? Vì có Phật hay không có Phật thì vẫn là Như: pháp tướng pháp tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt. Bồ-tát này thường nhất tâm đúng vào Nhất thiết chủng trí. Đây là Bồ-tát an trụ Thiền Ba-la-mật mà giữ lấy Bát-nhã Ba-la-mật” (Phẩm Lục độ tương nhiếp).
Kinh Hoa Nghiêm cũng y vào pháp tánh này để nói rõ pháp giới của chư Phật:
Như Lai biết pháp tánh
Tịch diệt, không có hai
Thân thanh tịnh trang nghiêm
Hiện khắp các thế gian.

(Phẩm Nhập pháp giới)
Chỉ và Quán là“chẳng trái pháp tánh, y vào Nhất thiết trí thấy rõ tánh tướng của tất cả các pháp, thấy pháp tánh bất động được vào Bồ-tát hội, thường sanh vào nhà Như Lai”:
“Quán sát pháp cực kỳ sâu xa, đủ vô lượng trí huệ, phát sanh vô lượng tâm quảng đại, tâm từ bi không thối chuyển, chẳng trái pháp tánh, chẳng sợ Thật Tế, chứng lý chân thật, đủ tất cả Ba-la-mật, thực hành thiện căn xuất thế đều thanh tịnh như Phổ Hiền…, y vào Nhất thiết trí thấy pháp tánh bất động, được vào Bồ-tát hội, thường sanh trong nhà Như Lai” (phẩm Thăng Đâu-suất thiên cung).
Chỉ là sự tập trung, an định, an trụ trong pháp tánh. Quán là nhìn cho ra chân tướng của những cái không thật đang che lấp pháp tánh. Lột bỏ, bóc tách những cái không thật đang che kín ấy thì pháp tánh hiển lộ. Kinh Kim Cương chấm dứt bằng bài kệ:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, ảnh
Như sương, như ánh chớp
Hãy quán sát như vậy.
Chính là y cứ vào pháp tánh hay tánh Không này, mà mọi pháp, kể cả các pháp môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, được thành lập. Như kinh Duy-ma-cật nói: “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập ra tất cả các pháp”. Ngài Long Thọ cũng nói nhờ tánh Không này mà có tất cả các pháp, kể cả những pháp để tu hành:
Vì có nghĩa Không này
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả bèn chẳng thành
(Trung Luận, XXIV, 14)
Như thế, pháp tánh hay tánh Không là Nền tảng của ba pháp môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu.
Hơn nữa, đứng trong quan điểm tánh Không, một pháp môn nào cũng khởi từ tánh Không mà có, hiện hữu trong tánh Không, và khi không sử dụng thì lại tan biến trong tánh Không. Pháp môn không lìa ngoài tánh Không. Đó cũng là chức năng của pháp môn: đi sâu vào pháp môn tức là đi sâu vào tánh Không, người ta sẽ bắt gặp tánh Không trong pháp môn ấy. Đó cũng là ý nghĩa chữ pháp môn: pháp môn là cửa pháp. Đi vào cửa pháp, chúng ta sẽ bắt gặp, nhận ra Pháp, hay pháp tánh, hay tánh Không. Như đi vào một làn sóng chúng ta có thể biết được cả đại dương.
Tu hành ba pháp môn Chỉ Quán là nhằm Khai Thị Ngộ Nhập “tánh không hai”. Chứng ngộ Tánh không hai tức là giải thoát, giác ngộ, như kinh Duy-ma-cật, phẩm Nhập pháp môn Bất nhị nói:
“Sanh tử và Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sanh tử thì không có sanh tử, không có trói buộc, không có giải thoát, không sanh không diệt. Hiểu như vậy, đó là vào pháp môn Chẳng hai”.
Tánh ấy, hay thân Phật, hay Pháp thân ấy, từ vô thủy đến nay chưa từng lìa khỏi mỗi chúng ta: “Thân Phật không ngằn mé trụ khắp trong thân của tất cả chúng sanh”(Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thăng Đâu-suất Thiên cung).
Thế nên Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu được đặt nền trên sự đồng nhất của tâm, Phật, và chúng sanh:
Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật, và chúng sanh
Cả ba không sai khác.
(Phẩm Dạ-ma Thiên cung).
Ba pháp môn và các hạnh của kinh Hoa Nghiêm là để khai mở, hiển bày Tâm này. Tu hành là quán sát (quán), chánh trụ (chỉ), tùy thuận (chỉ quán song tu) tâm này:
“Nghĩa là ở nơi Phật pháp tư duy quán sát, bình đẳng không trái, tùy thuận rõ biết, khiến tâm thanh tịnh, chánh trụ tu tập thâm nhập thành tựu” (Phẩm Thập Nhẫn).
Kinh Viên Giác gọi Nền tảng “tâm, Phật, và chúng sanh; cả ba không sai khác” này là “nhân địa bản khởi”. Nhân địa bản khởi này chính là tánh Viên giác:
“Thiện nam tử! Bậc Vô thượng Pháp vương có pháp Đại Tổng trì tên là Viên Giác lưu xuất tất cả Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn, Ba-la-mật thanh tịnh để chỉ dạy cho các Bồ-tát. Tất cả nhân địa bản khởi của Như Lai đều y vào tánh Giác tròn sáng thanh tịnh này mà vĩnh viễn được hết vô minh để thành Phật…
Tất cả chúng sanh ở trong cái không sanh không diệt (tánh Viên giác) mà vọng thấy có sanh diệt, thế nên nói là luân chuyển sanh tử.
Thiện nam tử! Nhân địa tu hành Viên giác của Như Lai là biết các pháp là hoa đốm giữa hư không, bèn không có sanh tử luân hồi cũng không có thân tâm thọ nhận sanh tử luân hồi ấy. Cái không có này không phải là làm cho không có mà bản tánh của tất cả các pháp vốn là Không. Người tri giác cái Không ấy cũng như hư không, người tri giác hư không cũng là hoa đốm giữa hư không. Những cũng không thể nói không có tánh tri giác. Có và không đều mất hết, đó gọi là tùy thuận tánh Giác thanh tịnh. Vì sao thế? Vì trong Như Lai tạng (Viên giác) không có khởi diệt, không có thấy biết, như tánh hư không thường bất động, như tánh pháp giới viên mãn rốt ráo khắp cả mười phương.
Đó gọi là nhân địa pháp hạnh. Bồ-tát nhân đó mà phát tâm thanh tịnh ở trong Đại thừa. Chúng sanh đời mạt pháp cũng y vào đây mà tu hành thì không sa vào tà kiến” (Chương Văn Thù).
Cũng theo kinh Viên Giác, điều quan trọng với chúng ta là nhân địa này cũng chính là tánh Giác thanh tịnh (giác địa) của tất cả chúng sanh.
Luận Khởi Tín nói tu Chỉ Quán là để an trụ vào Chân Như: “Khi từ ngồi thiền đứng dậy, tới lui qua lại, làm các công việc, phải thường nhớ phương tiện để tùy thuận quán sát. Tu tập như vậy lâu ngày thuần thục thì tâm được an trụ. Do tâm an trụ dần dần mạnh mẽ, tùy thuận nhập vào Chân như tam muội, phá trừ phiền não, tín tâm tăng trưởng mau thành bất thối chuyển.
Nhờ y vào Chân như tam muội này mà biết được pháp giới Một tướng, nghĩa là chứng ngộ pháp thân của chư Phật và thân chúng sanh là bình đẳng, không hai. Đó cũng gọi là Nhất hạnh tam muội.
Phải biết Chân như là căn bản của các pháp tam muội. Nếu người ta tu hành theo Chân như thì dần dần sẽ được vô lượng pháp tam muội”.
Luận Khởi Tín còn nói đến nhiều pháp quán của Bồ- tát đạo, như quán đại bi, quán đại nguyện, quán tinh tấn… tất cả đều y trên Chân như này.
Để có một khái niệm rõ rằng hơn về Nền tảng của các pháp quán Đại thừa, ở đây chúng ta trích một đoạn về quán Phật A Súc, trong phẩm Thấy Phật A-súc (Phật Bất Động) của kinh Duy-ma-cật:
“Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi ngài Duy-ma-cật: Khi ông muốn thấy Như Lai, thì ông quán Như Lai như thế nào?
Ngài Duy-ma-cật thưa: Bạch Thế Tôn, như con tự quán thấy thật tướng của thân thế nào, con quán thấy  Phật cũng như thế. Con quán thấy Như Lai quá khứ chưa từng đến, tương lai không đi đâu, quá khứ cũng chẳng trụ. Con không quán thấy sắc, không quán thấy sắc Như, không quán thấy tánh sắc. Không quán thấy thọ tưởng hành thức, không quán thấy thức Như, không quán thấy tánh thức. Chẳng phải nơi bốn đại mà khởi, đồng với hư không. Không ở trong lãnh vực các căn, siêu vượt khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Không ở trong ba cõi, vốn lìa khỏi ba nhiễm ô tham sân si, hằng thuận với ba môn giải thoát. Không một không khác, không đây không kia. Chẳng phải tướng, chẳng phải giữ tướng. Không bờ này, không bờ kia, không giữa dòng, mà giáo hóa chúng sanh. Quán thấy tịch diệt mà chẳng phải vĩnh viễn diệt mất. Không phải chỗ lấy trí mà biết, không phải chỗ lấy thức phân biệt được. Không tối không sáng. Không danh không tướng. Không mạnh không yếu. Chẳng sạch chẳng dơ. Không ở nơi chốn, không lìa nơi chốn. Chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi… Không khởi, không sanh, không diệt, không sợ lo, mừng chán. Không đã có, không sẽ có, không đang có. Không thể lấy mọi thứ ngôn ngữ để bày tỏ.
Thưa Thế Tôn, thân Như Lai là như thế và được quán thấy như thế. Quán thấy như vậy tức là chánh quán. Nếu quán thấy khác đi, gọi là tà quán”.
Như vậy, quán là quán chính Nền tảng Đại thừa, tức là Pháp thân tánh Không. Những pháp quán của Mật tông về sau, như quán Bổn tôn, cũng đặt trên Nền tảng Pháp thân tánh Không này.
Pháp thân tánh Không chưa từng có sanh tử luân hồi này Lục Tổ Huệ Năng thường gọi là tự tánh. Tự tánh mà “người đời ai cũng vốn tự có” này, thì “vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không động lay, vốn xuất sanh muôn pháp”. Thiền định và thiền quán với ngài Huệ Năng là thiền định thẳng vào tự tánh, thiền quán soi thẳng thấy tự tánh. Vì chỉ y vào tự tánh nên định và quán là đồng thời, là song tu như phẩm Định Huệ của Pháp Bảo Đàn kinh nói. Định và quán không phải là cái gì được thiết lập tạm thời “ở bên ngoài”. Vì “tự tánh vốn tự tịnh, tự định, vốn phóng đại quang minh”, nên định và quán chính là định và quán của bản thân tự tánh, người tu chỉ cần tương ưng với diệu dụng có sẵn của tự tánh mà thôi. Vì tự tánh là Nền tảng của Thiền tông, nó “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt” nên trong Thiền thường hay nói “không cần phải lập thêm một mảnh trời trong bầu trời”, “chớ làm chuyện trên đầu lại chồng thêm một cái đầu”.
Về sau tông Tào Động thực hành ngồi thiền là ngồi thiền trên cái bản địa vốn thành Phật này, như kinh Viên Giác nói, “Chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết- bàn như giấc mộng đêm qua”. Thế nên với Tào Động, một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật: “Ngồi thiền là tự thân làm tự thân thành tự thân”. Mà không chỉ ngồi thiền,“mặc áo ăn cơm uống nước, tất cả đều là tam muội của pháp tánh”(Thiền sư Đạo Nguyên). Luôn luôn tương ưng với tánh, xứng hợp với tánh, thì làm công việc gì cũng thành Phật sự: “Xứng tánh làm Phật sự”.
Tông Lâm Tế y vào “vô vị chân nhân”, tức là tánh “vô sở trụ” này mà tu hành. Về sau có thêm pháp môn tham công án, tham thoại đầu tạo ra nghi tình, tức là một cái định cộng với lòng khao khát chân lý và nguyện lực để phá thấu qua những phiền não chướng và sở tri chướng mà nhìn thấy tánh.
Ma-ha Chỉ Quán của Đại sư Trí Khải nói về Chỉ Quán Đại thừa:
“Từ lúc khởi đầu, Chỉ Quán viên đốn lấy thực tướng làm đối tượng. Dù cảnh nào đều được nhìn đồng nhất với Trung đạo. Ở đây không có cái gì ra ngoài thật tánh. Khi hành giả trụ vào pháp giới tánh và hợp nhất tâm với cảnh, thì không một sắc một hương nào không phải là Trung đạo. Bởi vì tất cả chư Phật và cảnh giới của chúng sanh, ấm giới nhập, căn trần xứ là Như Thị. Không hề có khổ sanh tử để từ bỏ, bởi vì vô minh và phiền não đồng nhất với Bồ-đề…
Một thực tướng, tức là tất cả, không có cái gì ở ngoài. Tất cả thực tại tự tánh thuần tịnh, gọi là Chỉ. Dù tịch nhưng hằng chiếu, gọi là Quán. Mặc dù xác định sự khác biệt giữa hai giai đoạn hành trì quy ước mà nói là trước và sau, bản chất không phải là hai, không có sự chia cắt riêng rẽ. Đây gọi là Chỉ Quán viên đốn”.
Mật thừa có tên là Kim Cương thừa bởi vì y vào pháp tánh được ví như kim cương này. Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Hồi Hướng nói: “Tùy thuận pháp tánh như kim cương”.
Một Đại sư của ĐạiToàn thiệnTâyTạng là Longchenpa Rabjam nói sự tu hành là y vào tánh:
Hãy thấy bản tánh tự hữu, đó là vua của những cái thấy.
Hãy thiền định về tánh sáng chiếu tự nhiên, đó là vua của những thiền định.
Hãy tu hành những hiện tượng là như huyễn, đó là vua của những hành động.
Người ta trở thành Phổ Hiền trong trạng thái tự nhiên thành tựu.
(Buddha Mind, Snow Lion, 1989, Thiện Tri Thức 2000)
Tóm lại, Nền tảng, Con đường, và Quả của Đại thừa đều y vào Tánh và hoàn toàn nằm trong Tánh, hay Phật tánh. Karmapa thứ Chín nói trong The Mahamudra eliminating the darkness of ignorance, Đại Ấn, thiền xóa tan bóng tối của vô minh, Thiện Tri Thức 2001:
“Từ vô thủy cho đến vô chung, mỗi người đều có phần riêng của mình là cái được gọi là bản tánh của tự tâm, thực tánh của vạn vật hay Đại Ấn của tánh Không. Tánh đó không hề sai khác dù con có chứng ngộ hai sự thanh tịnh của nó hay không.
Cái mà mọi chúng sanh đều tự sở hữu là cái Nền tảng (Đại Ấn Nền tảng). Trên Nền tảng đó con đi vào những thiền định trên những con đường vào bản tánh của tự tâm, suốt từ lúc thực hành cho đến địa thứ mười, đó là Con đường. Rồi khi con đã thức giấc hoàn toàn khỏi giấc ngủ vô minh, bản tánh thanh tịnh tối hậu được chứng ngộ, đó là Đại Ấn quả.
Thấy tánh thường trụ, thanh tịnh, hiện tiền của thực tại và thoát khỏi mọi ý niệm chủ thể đối tượng bám nắm là Đại Ấn Kiến (cái Thấy Đại Ấn). Tham thiền về ý nghĩa của cái thấy này mà không có tư tưởng xao lãng là Thiền định (Đại Ấn).
Làm bốn hoạt động thích hợp và hoàn toàn thoát khỏi mọi ý niệm có cái được làm và có người làm là Hoạt động (Đại Ấn).
Thoát khỏi mọi ý niệm có cái để thiền định và người thiền định, không có hy vọng và lo lắng như sợ rơi vào sanh tử hay muốn chứng đắc Phật quả là Quả (Đại Ấn)”.
Như vậy, đối với Đại thừa, Nền tảng là Tánh hay Phật tánh. Con đường khởi từ Phật tánh, hiện hữu trong Phật tánh, và kết thúc trong Phật tánh. Như thế có nghĩa là Con đường là sự khai triển của Nền tảng nơi thân tâm con người. Và Quả chính là Nền tảng đã triển khai trọn vẹn nơi con người. (Văn Hóa Phật Giáo)