Tuesday, November 26, 2024

Women's Contributions in Astrophysics and Space Exploration

https://www.bbc.com/reel/video/p072n3vj/three-women-who-changed-the-way-we-see-the-universe Three women who changed the way we see the Universe Henrietta Swan Leavitt, Cecilia Payne-Gaposchkin and Vera Rubin changed the way we view the Universe. So why don't we hear more about them? Illustrations by Rebecca Hendin Follow BBC Reel on Twitter, Instagram, Facebook and YouTube 16 March 2022 Astronaut Peggy Whitson: How space changed my body Astronaut Peggy Whitson has spent 675 days in space, more than any other American. She's also the worldwide female record-holder for time spent in space. So if anyone knows how space affects the human body, it would be her. Peggy sat down to talk us through them, as well as why she's compelled to keep going back. Produced and edited by Tom Heyden 19 May 2024

Thi sĩ Nhà giáo Vũ Hoàng Chương

http://sangtao.org/2013/09/20/thay-chuong/#more-51906 Thầy Chương Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915-1976) Tác giả: Song Thao Cứ như suy nghĩ thông thường thì một thi sĩ phải có bộ điệu bất cần đời, ăn mặc phải lôi thôi lếch thếch một chút cho có vẻ khác người. Niên học 1955-1956 tôi học lớp Đệ Nhị ban Văn Chương tại trường Chu Văn An Saigon. Giáo sư môn Văn Chương Việt Nam là thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Giờ Việt văn đầu niên học, chúng tôi hồi hộp chờ đợi xuất hiện bóng dáng “phong sương” của thi hào nổi tiếng họ Vũ. Nhưng người bước vào lớp chẳng như chúng tôi chờ đợi mà là một nhân vật ăn mặc chải chuốt như một chính khách. Không, phải nói như một nhà ngoại giao chuyên nghiệp mới đúng. Áo sơ mi lụa màu mỡ gà. Quần nâu với hai đường li thẳng tắp. Giầy da nâu bóng loáng. Mũ phớt màu nâu nhạt. Và một chiếc cà vạt màu nâu hồng có điểm những nụ hoa nhỏ xíu màu hồng nhạt. Màu sắc từ trên xuống dưới ăn khớp với nhau một cách rất nghệ thuật. Như một bức họa. Chưa hết. Một chiếc kẹp cà vạt mạ vàng cùng với một cặp nút cài măng sét làm cho bộ quần áo thêm phần “vương giả”. Không phải chỉ trong buổi dạy “ra mắt” học sinh thầy Chương của chúng tôi mới diện như vậy. Trong suốt năm học lúc nào thầy cũng chải chuốt một cách lạ thường. Những ngày nóng bức nhất cũng không làm chiếc cà vạt rời khỏi cổ thầy. Những ngày se lạnh chỉ thêm dịp cho thầy đóng nguyên một bộ đồ lớn loại sang. Phải công nhận là thầy Chương có “gu” ăn mặc. Màu sắc luôn luôn hài hòa mát dịu. Thầy nổi bật trong phòng giáo sư hồi đó với phong cách rất mực phong lưu. Luôn luôn từ tốn, lịch sự nhưng không mất đi vẻ thân mật đối với các giáo sư khác cũng như đối với học sinh. Nét phong lưu còn rõ ràng hơn khi thầy ngồi ngất ngưởng trên xích lô đạp tới trường. Thầy là giáo sư duy nhất tới dậy học bằng xích lô đạp hàng ngày. Ông xích lô đạp chắc không phải cố gắng nhiều khi chở trên xe một ông khách có sức nặng khiêm nhượng như thầy Chương. Người thầy mỏng lét. Bộ ngực lép kẹp được chúng tôi gọi là ngực… Oméga. Oméga là tên một loại đồng hồ đeo tay có đặc điểm là bề dày của nó rất mỏng. Càng mỏng càng đắt tiền. Ngực Oméga không phải là ngực “đắt tiền” nhưng là loại ngực mỏng của người thiếu sức khỏe. Nước da trắng xanh cùng với khuôn mặt gầy gò rất nhiều vết nhăn quanh miệng và quanh hai khóe mắt chứng tỏ điều đó. Nghe nói là thầy làm bạn với nàng tiên nâu nhưng chúng tôi không tìm thấy ở thầy những dấu hiệu của một người ghiền. Cặp môi không thâm và không có điệu bộ như một cặp môi đón dọc tẩu, dáng người không so bại, quần áo không lếch thếch dơ dáy và người không tỏa ra mùi khét lẹt. Chỉ có cặp mắt hơi lim dim nhưng là cái lim dim của một thi sĩ thoát tục hơn là cái lim dim mệt mỏi của một tiên ông. Nhưng thực ra thầy cũng chẳng giấu cái tình bạn với ả Phù Dung của thầy. Tết năm đó một nhóm trong lớp khoảng mười anh em mặn mòi với văn chương tới nhà tết thầy. Nhà thầy ở trong một ngõ hẻm. Hơn một chục chiếc xe đạp của đám học trò phải loay hoay mãi mới nằm được gọn gàng bên vách nhà mà không cản trở lưu thông trong ngõ. Cửa nhà vừa mở là mùi trầm đã ngạt ngào bay ra. Ánh sáng trong nhà yếu đuối vàng vọt. Chúng tôi lặng lẽ bước vào như đi hành hương. Như có một cái gì thật nghiêm trang bao quanh chúng tôi. Thầy lên tiếng bảo chúng tôi vào. Chúng tôi e dè kéo ghế chia nhau chỗ ngồi. Ghế không đủ cho đám khách đông đảo, chúng tôi phải ngồi bớt trên giường. Giữa thầy với chúng tôi là một bộ bàn đèn. Ngọn đèn dầu lạc còn leo lét cháy. Mùi thơm thuốc phiện phảng phất quanh nhà. Thầy mặc chiếc áo màu đà có khuy cài bên như kiểu áo dài. Áo buông ngang đầu gối. Một chiếc quần dài cũng màu đà. Trông thầy như một bậc tu hành ở chốn thiền môn. Chỉ khác là thầy có mái tóc hoa râm dài rẽ ngôi ngay chính giữa làm cho khuôn mặt thầy vuông vức sắc cạnh. Một anh đại diện anh em đứng dậy chúc tết và trình thầy mấy món quà tết nho nhỏ. Một lọ trà, một hộp bánh, một túi trái cây. Thầy nhận và kêu cô ra. Cô vén chiếc màn bằng vải hoa ngăn đôi phòng khách với phòng trong ra chào hỏi chúng tôi, nói dăm ba câu chuyện, bầy lễ tết lên bàn thờ rồi rút vào phòng trong. Thầy bảo chúng tôi rót nước trà uống. Thầy trò đàm đạo như bạn bè về thi ca. Thầy nói ròng rã về những trào lưu thi ca ở Pháp. Câu chuyện xoay về với thực tại. Cái tết nóng nảy ở miền Nam. Tết mà không có xuân. Thầy trò quay về với cái tết miền Bắc, nơi mà những kỷ niệm còn mượt mà trong trí tưởng. Không khí xuân ở chốn quê hương xa xăm đó sao mà tuyệt diệu. Thầy trò nhắc tới những ngày xuân cũ bằng những lời bàng bạc nuối tiếc. Hai năm cơm gạo miền Nam chưa làm dịu được nỗi niềm xa xứ. Nỗi xót xa được nhắc nhở mỗi ngày khi thầy trò phải đi cổng sau vào học nhờ trong một căn nhà lầu cũ của trường Pétrus Ký. Chúng tôi ngỏ ý cáo từ để thầy nghỉ thì thầy khoát tay bảo chúng tôi ngồi lại. Thầy lấy mực và một xấp giấy đỏ ra để tặng chữ kỷ niệm. Không khí vui nhộn hẳn lên. Chúng tôi lật những tập thơ của thầy ra tìm những câu thích nhất để xin thầy viết. Có được những câu thơ ưa thích do chính tác giả viết phải là một kỷ vật thích thú lắm chứ. Nhưng có anh lại xin thầy một câu đối chữ Hán. Những ông đồ non này bảo là có đôi câu đối với nét chữ bay bướm như vậy treo trong nhà ngày tết thì có lý vô cùng. Thầy chỉ khẽ mỉm cười vung tay viết ra những chữ đẹp như vẽ. Chỉ cần nhìn vào nét chữ cũng đủ thấy cái tài hoa khôn sánh của thầy. Mỗi chữ lững lờ như tiềm tàng niềm ngây ngất ẩn dấu. Thấy chữ như buông thả mà trong chữ dường như có tâm sự riêng. Trên đường về tôi cười một mình khi thấy sao mà cảnh tết thầy vừa rồi giống như cảnh tết thầy của một thời xa lắc xa lơ khi các cụ đồ nho ngồi dậy học được coi như những bậc quân tử được mọi người bái phục kính nể. Sự so sánh lẩm cẩm này làm nẩy sinh ra một câu hỏi. Vì sao thầy lại có một chỗ đứng riêng biệt trong lòng chúng tôi như vậy? Bởi vì chúng tôi mến mộ thi tài của thầy? Bởi vì chúng tôi quí trọng tư cách của thầy? Bởi vì chúng tôi yêu mến thầy? Bởi vì chúng tôi xót xa cho sức khỏe của thầy? Bởi vì chúng tôi trân trọng cố gắng truyền đạt kiến thức của thầy? Có lẽ phải cộng tất cả những cái “bởi vì” này mới có một câu trả lời tạm đầy đủ. Đặt biệt danh cho các giáo sư là nghề của chúng tôi hồi đó. Thầy Vũ Khắc Khoan nổi tiếng nghiêm khắc, lớp học trong giờ thầy im phăng phắc như một nguyện đường. Thầy có đôi mắt to và sắc sảo lạ thường. Chúng tôi đặt cho thầy biệt danh “Cú Vọ”. Thầy Bùi Đình Tuyên dậy Vạn Vật hay kể chuyện nhảm nhí làm chúng tôi nín thở ngồi nghe. Ưa thì ưa lắm nhưng cũng tặng cho thầy hỗn danh… Tề Tuyên! Thầy Nguyễn Văn Lộc dậy Anh Văn người ốm yếu, tay chân lêu nghêu loạng quạng nhưng lúc nào cũng lên gân làm điệu bộ mạnh bạo ngang tàng được chúng tôi cảm hứng từ tên một viên tướng thời Quang Trung đặt cho cái tên “Đô Đốc Lộc”. Thầy Giám thị Tự đi đôi giầy đế da mới tinh mỗi lần vào lớp là khua lóc cóc inh ỏi được tặng cho biệt danh “Tây Gỗ”. Trong khung cảnh “nguy hiểm” như vậy mà thầy Chương không có một biệt danh nào cả kể cũng là một sự lạ. Chúng tôi không nỡ hay không dám? Có lẽ cả hai. Chúng tôi vừa thương vừa kính thầy. Thầy thật gần gũi nhưng cũng thật cao xa. Chương trình Việt Văn lớp Đệ Nhị ban Văn Chương hồi đó, ngoài phần thơ văn thế kỷ 19, còn có phần thơ mới. Đây là phần lý thú nhất của cả thầy lẫn trò. Những nhà thơ trong thời kỳ này từ Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ đến Đinh Hùng, Anh Thơ, Vũ Đình Liên… đều là bạn hoặc những người thầy quen biết. Những bài giảng vì vậy đã vượt ra ngoài khuôn khổ một bài giảng giáo khoa. Những bài thơ trữ tình, diễm tuyệt đã tạo dịp cho thầy quay về với tuổi trẻ của thầy. Chúng tôi đã chứng kiến một thầy Chương sôi nổi, lãng mạn, tha thiết với thơ văn của bạn hữu. Những kỷ niệm tràn ứ trong thầy tỏa ra thành những lời giảng trau chuốt, mặn mà, đầy xúc cảm. Xuân Diệu không phải chỉ là một Xuân Diệu gói kín trong thơ mà là một Xuân Diệu cuồng nhiệt, vội vã, đam mê như đang đứng trước chúng tôi. Đinh Hùng cũng thoát ra ngoài những khuôn chữ để trở nên một con người sống động, tình tứ trong những lời nói đam mê xúc động của thầy. Và rồi những thơ của Thế Lữ, Văn Cao, Huy Cận… đều có xương, có thịt, có máu qua những lời giảng miên man đầy ắp hoài niệm của thầy. Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những giòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương. Nhưng khi thầy Chương giảng thơ Vũ Hoàng Chương thì thầy lại có một phong thái khác hẳn. Có một cái gì sường sượng nơi thầy. Thầy như cố tách rời cái ông thi sĩ họ Vũ ra khỏi cái ông giáo sư họ Vũ đang đứng trước mặt chúng tôi. Để nói về cái ông thi sĩ họ Vũ thầy dùng ngôi thứ ba. Tác giả viết thế này, thi sĩ viết thế kia… Làm như chẳng có gì dính dáng tới thầy cả. Sự “từ chối bản ngã” đó lúc đầu làm chúng tôi ngỡ ngàng nhưng khi quen rồi thì thấy có cái gì là lạ ngộ nghĩnh. In tuồng như thầy đang chơi trò trốn tìm với thi sĩ họ Vũ. Giọng thầy cố gắng làm như xa cách nhưng tâm hồn thầy như muốn trở lại với những giây phút cầm bút viết nên những vần điệu đang được giảng dậy. Thi tài của thầy đặt thầy vào một tình huống hơi éo le. Và thầy phải vất vả với sự chèo kéo của đôi bên. Nhưng khi thầy ngâm thơ của thầy thì lại là chuyện khác. Giọng ngâm của thầy tha thiết hơn bao giờ hết. Hồn thơ năm cũ như vất vưởng trong giọng ngâm tạo nên niềm hứng khởi lạ lùng. Thầy trò như hòa tan trong nhạc điệu của thơ. Tôi còn nhớ mãi cái giọng say sưa cuồng nhiệt của thầy khi ngâm bài “Tối Tân Hôn” trong đó có những câu: Gió bỗng đổi chiều trên táp xuống Nặng trĩu hai vai nàng cố gượng Thắt vòng tay ghì riết lưng ta Nhưng luồng run chạy khắp thịt da ngà Run vì sợ hay vì ngây ngất? Ta chẳng biết nhưng rồi ta chóng mặt Toàn thân lạnh ngắt! Thuyền chìm sâu sâu mai bể hư vô Mà hương ngát đâu đây còn phảng phất Mà bên tai đàn sáo vẫn mơ hồ Ngửa trông lên cung Quế tít mù xa Dần dần khuất Dưới chân ta Thuyền mây sóng lật Không gian vừa sụp đổ chung quanh Một trời đêm xiêu rụng tan tành Dư hương yếu từng giây Dư hương dần bỗng nhạt Trong tay níu đôi thân liền sát Nhè nhẹ rơi vào lớp sóng khinh thanh Sao lìa ngôi, phương hướng ngã bên mình Cơn lốc nổi! Đàn tiên thôi gọi Âm thầm xa bặt tiếng tiêu Những mê man say uống miệng người yêu Ta cũng như nàng, Cảnh mộng chốn bồng lai đâu nhớ tới. Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn Lúc tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn! Vừa ngâm xong thầy nhỏ nhẹ “tự thú” là khi làm bài thơ này thi sĩ chưa hề biết đàn bà! Thỉnh thoảng thầy vẫn tiết lộ cho chúng tôi những điều bất ngờ như vậy. Một lần khác thầy ngâm bài thơ “Say đi em” vẽ ra một cách sống động khung cảnh một vũ trường: Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân Lui đôi vai, tiến đôi chân Riết đôi tay, ngả đôi thân Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió, Không biết nữa, màu xanh hay sắc đỏ Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta Nghe xong chúng tôi nghĩ thầy là một khách sành điệu rất từng trải trong chốn ăn chơi. Nhưng thầy thản nhiên “phụ đề”: khi làm bài thơ này tác giả không hề biết khiêu vũ! Chốc đó mà bốn chục năm đã trôi qua. Kiểm điểm lại trong đám chúng tôi chỉ có hai người theo nghiệp của thầy. Anh Nguyễn Thiệu Hùng bút hiệu Mai Trung Tĩnh và anh Lê Đức Vượng bút hiệu Vương Đức Lệ. Hai anh đã in chung tập thơ “40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ” và tập thơ này đã đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961. Cả hai anh đều đã bị Cộng Sản đầy ải trong ngục tù tại Saigon cùng với một số nhà văn nhà thơ khác trong nhóm Diễn Đàn Tự Do của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt. Anh Mai Trung Tĩnh được thả năm 1994 mang bệnh tim, mù một mắt và sưng gan do hậu quả của những năm lao tù. Ngày 7 tháng 6 năm 1995, anh cùng vợ và hai con đã tới Hoa Kỳ và mất tại Virginia vào lúc 2 giờ sáng ngày 20 tháng 2 năm 2002 vì di chứng của những bệnh cũ. Anh Vương Đức Lệ cũng được sang được Hoa Kỳ rất muộn, nhiều năm sau khi thoát khỏi lao tù. Tôi nghĩ tới thầy với những ngày lao tù bệnh tật dưới chế độ Cộng Sản, nghĩ tới cái chết tức tưởi của thầy chỉ ít ngày sau khi được thả vì quá đau yếu. Cả thầy lẫn trò đều chung nỗi truân chuyên của những người làm văn nghệ gặp cơn gió chướng. Song Thao 2/1991 Nguồn: Trang nhà Song Thao

Bài học từ Thảm sát Huế

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2018/10/Hue-massacre.jpg https://nghiencuuquocte.org/2018/10/23/bai-hoc-tu-tham-sat-hue/ Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường. Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu. Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố. Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót. Nhiều thập niên trôi qua, Thảm sát Huế đã trở thành “điểm bùng phát” trong các cuộc tranh luận về chiến tranh, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Mọi chuyện bắt đầu một vài tháng sau trận chiến, khi Nhã Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, viết hồi ký Giải khăn sô cho Huế (tựa tiếng Anh: Mourning Headband for Hue.) Tác phẩm được xuất bản lần đầu trên một tờ báo và sau đó được in thành sách vào năm 1969. Thời điểm trước Tết Mậu Thân, Nhã Ca từ Sài Gòn trở về Huế để dự lễ tang cha mình, và bà đã lưu lại ở đó suốt trận chiến. Trong cuốn sách, nữ nhà văn mô tả tội ác của những người cộng sản, nhưng cũng đưa ra những ví dụ về tính nhân văn của họ. Bà cũng cho thấy hai mặt, tối và sáng, của lính Mỹ và QLVNCH. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về định mệnh khủng khiếp của phận thường dân. Mô tả sự tàn bạo của những người cộng sản, bà than khóc cho hoàn cảnh của đất nước mình, cho số phận của tất cả những người Việt Nam nhỏ bé bị mắc kẹt trong trò chơi quyền lực giữa hai phe, cộng sản và chống cộng. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014 (và tôi là dịch giả). Đối với nhiều người Việt Nam, Giải khăn sô cho Huế vẫn là một trong những hồi ký quan trọng về vụ thảm sát và về những người thân yêu của họ. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận cuốn sách theo cách này. Khi viết cuốn sách vào năm 1969, Nhã Ca kêu gọi độc giả chia sẻ trách nhiệm trước cảnh điêu tàn của đất nước. Nhưng nhiều người dân miền Nam Việt Nam không đồng tình với lời kêu gọi đồng bào cùng gánh vác trách nhiệm chung trong cuộc chiến, mà với họ, đấy là kết quả từ hành động xâm lược của cộng sản miền Bắc. Trong khi những ngôi mộ tập thể tiếp tục được tìm thấy ở Huế, sự chú ý của người Mỹ lại chuyển sang những sự kiện ồn ào trong nước vào năm 1968: Ngày 31/03, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tái tranh cử; ngày 04/04, Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, khởi đầu của chuỗi bạo động khắp các thành phố của Mỹ; ngày 06/06, Robert F. Kennedy bị ám sát; sang tháng 08, xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình đã diễn ra ngay tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago; cuối cùng, chiến dịch tranh cử Tổng thống kết thúc với chiến thắng của Richard Nixon. Số phận các nạn nhân ở Huế đã chẳng thể đánh bật các tin tức này. Sau đó, mặc dù người dân Huế vẫn tiếp tục khai quật được nhiều ngôi mộ của những người mất tích và số lượng thi thể chưa được phát hiện tăng lên con số hàng ngàn, tin tức về một thảm kịch khác tiếp tục khiến Huế bị lu mờ. Ngày 16/03/1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện ở Huế, lính Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai và giết chết khoảng 300 tới 400 dân thường, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ. Khi vụ việc bị phanh phui vào năm 1969, người dân Mỹ vô cùng kinh hoàng trước những hành động mà binh lính của họ đã làm ở Việt Nam. Các nạn nhân Mỹ Lai và các thủ phạm người Mỹ đã đẩy các nạn nhân Huế và các thủ phạm cộng sản ra khỏi phương tiện truyền thông Mỹ, và xa hơn, ra khỏi sự chú ý của công chúng Mỹ và thế giới. Nếu họ có quan tâm đến Thảm sát Huế, người Mỹ cũng nhìn nhận sự việc qua con mắt đảng phái, chính trị hóa. Douglas Pike, một nhà báo gia nhập Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ ở Việt Nam (U.S. Information Agency in Vietnam), sau đó trở thành một viên chức Bộ Ngoại giao, là một trong những người Mỹ đầu tiên kêu gọi chú ý đến Thảm sát Huế, và trích dẫn sự kiện này là bằng chứng cho sự nguy hiểm nếu cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam. Quan điểm của Pike đã được Tổng thống Nixon và các thành viên chủ chiến trong Quốc Hội Mỹ chấp nhận để biện minh cho việc sẽ không rút lui đột ngột khỏi chiến tranh Việt Nam. Ngược lại, các chính trị gia chống chiến tranh lại sử dụng công trình của Gareth Porter, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà báo, người cho rằng Thảm sát Huế diễn ra trên quy mô nhỏ hơn so với báo cáo, và đơn giản chỉ là hành động trả thù của một toán quân trên đường rút lui. Dựa trên nghiên cứu của Porter, Thượng nghị sĩ George McGovern cáo buộc chính quyền Nixon sử dụng sự kiện ở Huế như một lý do để người Mỹ tiếp tục hiện diện nơi đây. Ông thậm chí còn coi nhẹ khi gọi những vụ giết người ở Huế là “thứ gọi là Thảm sát Huế” (the so-called Hue massacre). Việc sự kiện Huế ít được quan tâm vẫn tiếp tục ở thời hậu chiến. Khác với Thảm sát Mỹ Lai – được đề cập trong hầu hết các sách về chiến tranh Việt Nam và được phân tích trong hàng tá sách chuyên ngành xuất bản từ những năm 1970 đến nay – Thảm sát Huế chưa hề được nghiên cứu một cách nghiêm túc, và gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, phai nhạt khỏi ký ức của người dân và giới học giả Mỹ. Chính trị hóa Thảm sát Huế đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và Hoa Kỳ. Vụ việc hoàn toàn không hề được đề cập trên báo chí hoặc trong bất kỳ diễn đàn công cộng nào khác ở Liên Xô, vào năm 1968 hoặc trong những năm sau đó. Tiếng nói bày tỏ quan ngại duy nhất từ Liên Xô là Aleksandr Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến Liên Xô. Và tình hình cũng chẳng thay đổi ở nước Nga thừa kế Liên Xô. Năm 2012, trong khi trình bày về Thảm sát Huế và câu chuyện của Nhã Ca tại một hội nghị khoa học ở Moskva, tôi được nhắc nhở phải tập trung vào những hành vi tàn bạo của người Mỹ và “con rối” của họ – quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tôi đồng ý rằng chúng ta phải và sẽ thảo luận về tội ác của Mỹ, nhưng cũng không nên bỏ qua những gì mà bên còn lại đã làm. Nhưng “Không,” người ta bảo tôi rằng những người cộng sản đã chiến đấu vì lý do chính đáng và chúng ta phải tập trung vào các tội ác của người Mỹ. Phần trao đổi thảo luận đã được ghi lại trong kỷ yếu hội nghị. Trong số 50 người ở khán phòng hôm ấy, không một ai lên tiếng ủng hộ quan điểm của tôi; mãi sau đó, tôi mới nhận ra rằng họ không cần “tính khách quan kiểu phương Tây” của tôi. Là một nhà sử học, tôi nhận ra một điểm chung kỳ lạ giữa quan điểm của giới học thuật Mỹ và Liên Xô/Nga về vụ thảm sát, và một “liên minh” Liên Xô/Nga -Mỹ, nếu không muốn nói là có chủ ý, trong việc chấp nhận phiên bản lịch sử chiến tranh của Hà Nội. Các học giả Mỹ đã tập trung chủ yếu hoặc vào khía cạnh chiến tranh của người Mỹ, hoặc vào quan điểm của Bắc Việt; và dù là cách nào thì cựu đồng minh của Mỹ cũng hầu như bị bỏ qua. Việt Nam Cộng hòa, nơi có nhiều công dân phải rời quê hương và định cư ở Mỹ, đã bị đẩy sang bên lề, nếu không muốn nói là hoàn toàn biến mất khỏi các trang giấy, khỏi những câu chuyện thời hậu chiến, trong khi đối thủ cũ của họ lại được lãng mạn hóa. Việc xem Mỹ là thủ phạm duy nhất của chiến tranh đã phủ nhận vai trò của phía miền Nam Việt Nam, những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản và đã chiến đấu vì lý do này; đồng thời, nó cũng che giấu thực tế rằng việc đánh đuổi người Mỹ chỉ là bước đầu tiên để đưa miền Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của miền Bắc. Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng nước Việt Nam thống nhất sẽ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, đó vẫn có thể được coi là một cuộc nội chiến giữa hai miền để định đoạt tương lai của họ. Việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã được diễn giải thành các phân tích và trình bày về những tội ác và nhiều hành vi sai trái khác. Nhưng nếu ta không thảo luận về những sai lầm của tất cả các bên tham chiến thì sự hòa giải chân thành hoặc nghiên cứu sự thật lịch sử sẽ không thể tồn tại. Công bằng mà nói, tình hình tại Mỹ đã bắt đầu thay đổi, dù còn rất chậm, khi một thế hệ học giả mới được đào tạo tiếng Việt và thực sự quan tâm đến tất cả các bên của cuộc xung đột đang giúp phát triển các nghiên cứu ra ngoài trọng tâm nước Mỹ. Đây cũng là một thay đổi rất cần thiết cho phía Việt Nam. Khi hai nước theo đuổi mục tiêu hòa giải của mình, các học giả Mỹ cần phải hiểu sâu hơn những trải nghiệm của miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Nhưng hòa giải cũng không thể đến từ hội chứng kẻ chiến thắng (victor’s syndrome) như cách mà nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện – nói một cách đơn giản là, chúng ta đã thắng, vậy nên hãy ăn mừng chiến thắng và quên đi những kẻ thua cuộc. Hòa giải chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc đối thoại và thảo luận về tội ác của cả hai bên. Nhiều người Việt Nam ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới vẫn mong muốn và thực sự cần phải khóc thương cho những người thân yêu đã mất trong Thảm sát Huế. Họ không thể làm điều đó ở Việt Nam. Trong chiến tranh, Bắc Việt và lực lượng cộng sản ở miền Nam đã không công nhận vụ thảm sát và không trừng phạt bất kỳ thủ phạm nào. Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện. Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện. Lớn lên ở Liên Xô, tôi đã từng trải nghiệm và hiểu được sẽ tai hại đến mức nào nếu cứ duy trì một “bức màn chân lý” mà chính bản thân chúng tôi không thể tin tưởng. Với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn Liên Xô rất nhiều trong việc định hình nhận thức của người dân. Sự hòa giải và các câu chuyện lịch sử đa diện cũng cần thiết cho người Mỹ. Nhiều người Việt Nam mất người thân ở Huế, và sau đó mất luôn đất nước của họ, giờ đây đang là một phần không thể tách rời của xã hội Mỹ. Khóc thương những gì đã xảy ra ở Huế nhắc nhở người Mỹ chúng ta về thái độ quá tập trung vào chính mình trong cách chúng ta nghĩ về vai trò chiến tranh của mình, cũng như sự không sẵn lòng tìm hiểu thêm về “những người khác,” vốn là điều đang ám ảnh chính sách hiện tại của Mỹ đối với các nước khác. Olga Dror là Phó Giáo sư tại Đại học Texas A&M. Bà đã xuất bản các nghiên cứu và bản dịch cuốn “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca; đồng thời là tác giả của chuyên khảo sắp xuất bản “Making Two Vietnams: War and Youth Identity, 1965-1975.”

Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2020/08/My-Lai.jpg Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai. Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Thảm sát Mỹ Lai không phải là lần duy nhất quân đội Mỹ phạm tội ác chiến tranh với thường dân Việt Nam, nhưng đó là ví dụ tồi tệ nhất; mức độ nghiêm trọng, việc cố gắng che đậy bao biện và phiên tòa sau cùng chỉ xét xử một số ít sĩ quan chỉ huy đơn vị đã biến sự kiện này trở thành một từ đồng nghĩa với toàn bộ cuộc chiến của người Mỹ tại Việt Nam. Dù ngày nay vụ thảm sát thường được mô tả là do một đơn vị toàn những kẻ mất nhân tính gây ra, nguyên nhân sâu xa nằm ở thất bại của hàng ngũ lãnh đạo, từ vị chỉ huy sư đoàn của Đại úy Medina, Thiếu tướng Samuel W. Koster, cho đến chỉ huy trung đội có liên quan chặt chẽ đến vụ thảm sát, Trung úy William Calley. Thật ra, thảm họa Mỹ Lai bắt đầu từ trước khi lực lượng của Đại úy Medina đổ bộ vào sáng ngày 16/03. Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20 đã đến Việt Nam từ năm 1967. Khi còn ở Hawaii, những cá nhân này từng nhận được điểm đánh giá rất cao về mức độ sẵn sàng chiến đấu và trình độ huấn luyện. Nhưng đơn vị đã được thành lập quá vội vã, nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan giàu kinh nghiệm từng phục vụ trong nước nay bị buộc phải chuyển đi nơi khác khi đơn vị chuẩn bị triển khai, bởi vì các quy định của Quân đội Hoa Kỳ không cho phép họ quay trở lại chiến đấu trong thời gian quá ngắn như vậy. Kết quả là các binh nhất và hạ sĩ nghiệp vụ – những sĩ quan cấp thấp chưa từng chinh chiến – đột nhiên bị đẩy vào vai trò lãnh đạo. Đại úy Medina sau đó đã làm chứng rằng những chuyển đổi nhân sự như thế đã khiến đại đội mất đi 70% sức mạnh của họ. Về mặt thống kê, Đại đội Charlie vẫn nhỉnh hơn trung bình một chút so với các đại đội bộ binh phục vụ ở Đông Nam Á trong thời kỳ chiến tranh. 87% số hạ sĩ quan đã tốt nghiệp trung học, cao hơn 20% so với mức trung bình của các đại đội bộ binh. 70% những người lính cấp hàm thấp đã tốt nghiệp trung học, cũng cao hơn mức trung bình những người lính phục vụ tại Việt Nam. Đơn vị này cũng đa dạng về mặt nhân khẩu học, với một nửa quân số là người Mỹ gốc Phi, và những người này lại đến từ các vùng đất đa dạng về địa lý. Ngoài việc để cho những người thiếu kinh nghiệm nắm giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt, cùng với các trải nghiệm của đơn vị trong những tháng trước khi xảy ra thảm sát Mỹ Lai, chẳng gì có thể giải thích được tại sao nhóm binh sĩ này lại gây ra tội ác chiến tranh kinh hoàng nhất của quân đội Mỹ trong toàn bộ lịch sử cuộc xung đột. Ngay sau khi được triển khai tại Việt Nam, Đại đội Charlie đã hứng chịu tổn thất nặng nề từ bẫy treo và súng bắn tỉa. Trung úy Calley trở nên căm ghét và sợ hãi người dân địa phương sau khi chứng kiến sĩ quan liên lạc vô tuyến của mình, William Weber, bị hạ gục bởi một viên đạn bắn tỉa khi Calley bất cẩn dẫn quân của mình đi dọc con đê giữa cánh đồng lúa, để tránh cho họ không bị ướt chân. Sau sự kiện ấy, tất cả người Việt Nam đều trở thành du kích Việt Cộng trong mắt Calley, và chẳng mấy chốc, phần còn lại của đại đội đã chấp nhận thái độ hà khắc của anh ta. Đại úy Medina và các sĩ quan của anh ta đã dung túng cho hành động bạo lực chống lại thường dân Việt Nam của Đại đội Charlie từ nhiều tuần trước khi xảy ra vụ thảm sát. Sau khi Binh nhất Herbert Carter đánh một người nông dân không vũ trang rơi xuống giếng, Trung úy Calley đã bắn người đàn ông đáng thương ấy. Medina còn cho phép lính của mình sử dụng tù nhân làm “máy dò mìn” và đích thân tra tấn tù binh trong các cuộc thẩm vấn. Hiếp dâm trở thành một vấn đề khác ở Đại đội Charlie đến nỗi một thành viên của Trung đội 2, Michael Bernhardt, nói rằng mọi phụ nữ bị trung đội của Calley bắt gặp sẽ bị hãm hiếp ngay lập tức. Sau khi một cái bẫy treo giết chết Trung sĩ George Cox, những người lính còn sống đã lấy trộm một chiếc radio của một phụ nữ địa phương và đá cô này đến chết vì dám phản đối. Cái chết của Trung sĩ Cox đã trở thành tiền đề cho vụ thảm sát Mỹ Lai. Ngày 15/03, đại đội cho tổ chức một tang lễ tưởng niệm trong đó Đại úy Medina đã nhắc nhở mọi người về thương vong của họ. Đại đội đã mất một nửa sứcmạnh chỉ trong vòng hai tháng. Sĩ số Trung đội 1 của Calley đã giảm từ 45 lúc ban đầu xuống còn 27 người. Medina lập luận rằng Đại đội Charlie không thể có thêm thương vong, vì vậy họ cần phải sốc lại tinh thần và trở nên quyết liệt hơn trong việc truy đuổi kẻ thù. Ngay sau tang lễ, Đại úy Medina đã thông báo cho đại đội về nhiệm vụ tiếp theo: một cuộc tấn công vào Mỹ Lai nhằm tiêu diệt tàn quân của một trong những đơn vị mạnh nhất của Việt Cộng, Tiểu đoàn 48. Cuộc họp về đợt tấn công vào Mỹ Lai khiến nhiều thuộc cấp của Medina tin rằng nhiệm vụ của họ là giết chết tất cả mọi người trong thôn, bắn sạch mọi gia súc, phá hủy giếng nước và san bằng các tòa nhà, bởi vì kẻ nào sống ở Mỹ Lai cũng là thành viên Việt Cộng, hoặc đồng cảm với Việt Cộng. Đại úy Medina nói với binh lính của mình rằng đây là cơ hội để trả thù cho những đồng đội đã ngã xuống. Một binh nhì, Dennis Bunning, sau đó thú nhận rằng Medina đã ra lệnh cho họ giết hết dân làng; báo cáo tình báo nói rằng tất cả phụ nữ và trẻ em ở Mỹ Lai sẽ có mặt ở chợ sáng hôm đó. Một người khác, James Bergthold, đã tóm tắt nội dung cuộc họp: “Dù Đại úy Medina không nói cụ thể là giết tất cả mọi người trong làng, tôi nghe được mọi người nói chuyện và họ cho rằng sẽ giết những ai còn ở lại làng.” Cuộc thảm sát đã bắt đầu như một nhiệm vụ tìm diệt thông thường, mở đầu với cuộc tấn công bằng đạn pháo nhắm vào cánh đồng lúa phía tây bắc ngôi làng. Những quả đạn pháo đường kính 105 mm được tin là đã rơi xuống cách Mỹ Lai 400 mét, nhưng một vài trong số chúng đã rơi gần nhà dân. Pháo kích là nhằm đánh động Việt Cộng; nhưng chẳng có Việt Cộng nào ở Mỹ Lai cả, chí ít là không còn nữa, nên hành động này chỉ làm hư hại nhà cửa, đê điều và buộc dân làng phải trốn xuống hầm mà thôi. Trung đội 1 của Calley, và một phần của Trung đội 2, do Trung úy Stephen Brooks chỉ huy, đã đáp xuống Mỹ Lai trên những chiếc trực thăng đầu tiên và nhanh chóng rà soát khu vực. Dù không gặp bất kỳ hỏa lực nào của kẻ thù, luồng hơi từ súng máy và hỏa tiễn mà trực thăng liên tục bắn vào các túp lều gần đó khiến lính Mỹ cảm giác rằng họ đang bị tấn công. Calley và Brooks dẫn người của họ vào làng sau khi đợt trực thăng thứ hai đưa phần còn lại của đại đội đến nơi. Khi di chuyển sâu hơn vào Mỹ Lai, các trung đội bắt đầu chia thành các nhóm nhỏ hơn không có sĩ quan giám sát liên tục. Hai binh nhì, Dennis Conti và Paul Meadlo, đã đứng canh giữ những thường dân mà họ gặp phải cho đến khi một sĩ quan đến nơi để đánh giá nhóm người này. Khi Trung úy Calley tìm thấy họ, anh ta lạnh lùng ra lệnh cho Conti và Meadlo “xử chúng” rồi bỏ đi. Dưới áp lực của Đại úy Medina nhằm nhanh chóng hoàn thành chiến dịch ở Mỹ Lai, Trung úy Calley trở lại vài phút sau đó và hỏi tại sao họ không “chăm sóc”[1] dân làng. Binh nhì Meadlo trả lời rằng mình đang làm theo lệnh của chỉ huy, nhưng Trung úy Calley nhấn mạnh rằng ông muốn dân làng bị giết. Buộc cấp dưới của mình phải nổ súng, Trung úy Calley thực sự đang ra lệnh cho họ bắn dân làng. Meadlo vâng lời, trong khi Conti quan sát quanh những lùm cây, canh chừng nguy hiểm. Sau khi bắn được ba phát đạn, Meadlo òa lên khóc mà nói với Conti: “Nếu họ phải bị giết, tôi không thể là kẻ làm được việc ấy. Hãy để anh ta làm đi.” Tiếp tục tiến vào Mỹ Lai, Trung úy Calley, cùng với Binh nhì Conti, Binh nhì Meadlo và Hạ sĩ Ronald Grzesik, đến một mương thoát nước nơi các thành viên khác của đại đội đang canh giữ khoảng 50 dân làng, bao gồm cả phụ nữ, trẻ nhỏ và một nhà sư. Khi nhà sư không thể trả lời câu hỏi của Calley Việt Cộng đã đi đâu, ông bị đẩy xuống mương và bị Calley bắn chết. Sau khi những người lính khác mang thêm người Việt đến mương, Calley tiếp tục ra lệnh cho người của mình bắn họ. Thảm sát cuối cùng kết thúc khi một phi đoàn do Chuẩn úy Hugh Thompson chỉ huy đến can thiệp. Tức giận vì những vụ giết người mà ông quan sát được từ chiếc trực thăng trinh sát của mình, Thompson đã cho hạ cánh khi thấy những người lính di chuyển về phía một nhóm dân làng đang trốn trong hầm ngầm. Khi rời khỏi trực thăng, Thompson nhờ tay súng Lawrence Colburn yểm trợ mình và cho ông này quyền bắn vào thành viên Đại đội Charlie nếu họ nổ súng vào những người Việt Nam trong hầm. Sau khi đối chất với Calley, người bảo Thompson rằng “đây không phải là việc của anh”, Thompson đã thuyết phục các phi công trên những chiếc trực thăng khác hạ cánh và sơ tán dân thường. Các cuộc gọi vô tuyến của ông cuối cùng đã thu hút sự chú ý của Trung tá Frank Barker, người đã ra lệnh cho Đại úy Medina phải ngừng ngay việc giết chóc. Thất bại của lãnh đạo vẫn tiếp tục sau khi vụ nổ súng dừng lại. Khi Hugh Thompson báo cáo về lượng tử vong dân sự rất lớn xảy ra tại Mỹ Lai, chỉ huy của ông, Thiếu tá Fred Watke, đã hạ thấp con số trong báo cáo, bởi niềm tin rằng phi công này không đủ kinh nghiệm để biết được thường dân Việt Nam đã thiệt mạng như thế nào. Khi nộp báo cáo về cho trợ lý chỉ huy sư đoàn, Chuẩn tướng George Young, Watke nói rằng chỉ có 25 người không liên quan đã thiệt mạng, và tập trung nhiều hơn vào cuộc chạm trán giữa Thompson và Calley. Chính việc này cho phép Trung tá Barker sau đó tuyên bố rằng không có bằng chứng nào hỗ trợ cho lời khai của Thompson, và cho rằng thường dân bị chết thực ra là vì kẹt giữa hai làn đạn. Đại úy Medina bắt đầu che đậy bằng cách đưa ra tuyên bố giả mạo rằng ngôi làng thực sự có đầy Việt Cộng khi cuộc tấn công bắt đầu, nhưng tất cả họ đã bỏ trốn, thế nên chỉ còn lại phụ nữ và trẻ em. Khi được hỏi về sự chênh lệch giữa số thương vong cao nhưng lượng vũ khí thu được lại quá thấp (Đại đội Charlie chỉ tìm thấy ba khẩu súng trường M1 Garand cũ), Đại úy Medina liền nói dối chỉ huy sư đoàn, Tướng Koster, rằng pháo binh đã giết chết khoảng 20 đến 28 thường dân. Báo cáo sai lệch của Medina cho Tướng Koster đã khởi đầu cho nỗ lực mà Trung tá Barker và chỉ huy lữ đoàn, Trung tá Oran Henderson, khởi xướng nhằm che giấu vụ thảm sát. Tham vọng của các sĩ quan cấp cao trong Sư đoàn Bộ binh 23 đã góp phần khiến vụ thảm sát bị giấu kín trước cơ quan điều tra. Tướng Koster xem vị trí chỉ huy của mình chỉ là điểm dừng tạm thời trên con đường binh nghiệp – chỉ huy một sư đoàn tác chiến chỉ là một ô kinh nghiệm phải đánh dấu trong lý lịch. Sĩ quan phụ trách công vụ sư đoàn, Trung tá Charles Anistranski, nhớ lại việc Tướng Koster đã rất tức giận sau vụ Mỹ Lai bởi số lượng chính thức là 128 lính Việt Cộng bị giết, nhưng chỉ có ba khẩu súng được thu giữ, đã đánh giá khả năng lãnh đạo của Koster là yếu kém. Trong khi Tướng Koster hiếm khi tương tác với cấp dưới của mình, ông ta lại thường xuyên nhắc nhở họ tuân theo các quy tắc giao chiến, và luôn đánh đồng số lượng vũ khí thu được với số lượng kẻ thù bị giết. Mặc dù ông nói với cấp dưới rằng họ không thể đơn giản bắn chết toàn bộ dân của một ngôi làng để tăng số lượng thương vong(của kẻ thù), Tướng Koster cũng không yêu cầu phải biết chính xác số lượng người chết tại Mỹ Lai. Khi trợ lý chỉ huy sư đoàn, George Young, thông báo cho Tướng Koster về cáo buộc của Hugh Thompson rằng những người dưới quyền Medina đã giết thường dân tại Mỹ Lai, cả hai đều tập trung vào cuộc đối đầu của vị phi công với Trung úy Calley. Khi tập trung vào cuộc cải vã giữa Thompson và Calley, Tướng Young và Tướng Koster đã bỏ qua các chỉ thị của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam rằng các cáo buộc về tội ác chiến tranh cần phải được chuyển đến các nhân viên đánh giá tại Sài Gòn. Khát vọng sự nghiệp cũng là một động lực của Trung tá Barker, người chưa bao giờ có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu trên chiến trường. Hiểu rằng kinh nghiệm chỉ huy tiểu đoàn là cần thiết để giúp bản thân thăng lên cấp đại tá, ông ta nhận thấy chiến dịch hiện tại, trong đó cuộc tấn công vào Mỹ Lai chỉ là một phần, là cơ hội tốt nhất của mình. Muốn ghi điểm nhờ thành công chống lại Việt Cộng, ông ta thúc giục Đại đội Charlie phải mạnh tay trong cuộc tấn công vào Mỹ Lai để rồi sau đó thừa nhận rằng những lời hô hào của mình có thể đã góp phần vào suy nghĩ sai lầm rằng lính của Medina nên giết tất cả mọi người trong làng. Dù nhấn mạnh việc cần phải quyết liệt trong đợt tấn công ấy, cả Trung tá Barker và Đại úy Medina đều khônghướng dẫn cách đối xử với thường dân. Khi được phân công điều tra hành động của thuộc cấp, Trung tá Barker đã viết một bản báo cáo hời hợt nhằm xoá tội cho những hành động sai trái của Đại đội Charlie. Sự kiện Mỹ Lai cuối cùng đã được công khai một năm sau đó. Một số sĩ quan đã bị đưa ra xét xử vào năm 1971, nhưng chỉ có duy nhất Trung úy Calley bị kết án. Anh ta được ra tù vào năm 1974. Christopher J. Levesque là giảng viên tại Đại học Pensacola. ——— [1] Nguyên văn “take care of them.” Hiểu theo nghĩa thường, take care là chăm sóc/bảo vệ người khác, nhưng ở đây Calley đang ra lệnh xử tử dân làng.

Thursday, November 21, 2024

Moment world's tallest woman and shortest woman meet

https://www.bbc.com/news/videos/c5ygryl0kkno Moment world's tallest woman and shortest woman meet The world's tallest woman and shortest woman enjoyed afternoon tea together in London, meeting in celebration at The Guinness World Record Day 2024. Footage shows Rumeysa Geligo, a researcher from Turkey, towering over Jyoti Amge, an actor from India, who stand at 2 metres and 15.16cm (7ft 0.7), and 62.8cm (24.7in), respectively. Nov 21, 2024

Saturday, November 16, 2024

Margret Chola

https://www.bbc.com/news/articles/cx2ylzj54yxo Grandma with chunky sunglasses becomes unlikely fashion icon Nov 16, 2024 Penny Dale, Journalist A grandmother in rural Zambia has become an style icon and internet sensation - after agreeing to play dress-up and swapping outfits with her fashionista granddaughter. Margret Chola, who is in her mid-80s, is known to the world as "Legendary Glamma" - and adored by 225,000 Instagram followers for her striking and playful fashion photographs. "I feel different, I feel new and alive in these clothes, in a way that I’ve never felt before," Ms Chola tells the BBC. "I feel like I can conquer the world!" The fortnightly Granny Series was created in 2023 by her granddaughter Diana Kaumba, a stylist who is based in New York City. She came up with the idea when she was visiting Zambia to mark the second anniversary of the death of her father - the person she says inspired her passion for fashion because he always dressed well. During that visit Ms Kaumba had not worn all her carefully curated outfits, so she asked her grandmother - or "Mbuya" in the Bemba language - if she wanted to try them on. "I wasn’t doing anything at the time, so I just said: 'OK. If that’s what you want to do let’s do it - why not?'" Ms Chola said. "You will miss me when I die and at least this way you will be remembering me." Ms Kaumba wore Mbuya’s top and "chitenge" - a piece of patterned cloth wrapped around the waist. And Mbuya’s first outfit was a silver pantsuit. "I thought it would be nice to dress up Mbuya in high fashion and then take photographs of her in her natural habitat," Ms Kaumba tells the BBC. That natural habitat is a farm in the village of 10 Miles, just north of the Zambian capital, Lusaka. Most often Ms Chola is photographed in all her glamour outside - often sitting on an elegant wooden chair or lounging on a leather sofa. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/d4a9/live/362d9b30-a2ba-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp Could sofa surfing get more glamorous? In the background are exposed brick buildings with corrugated iron roofs, ploughed fields, mango trees and maize crops. "I was so nervous when I posted that first photo. I left my phone for 10 minutes and in those 10 minutes there were 1,000 likes," Ms Kaumba says. "My mind was blown. The comments were flying in and people were asking for more." It was in April 2024 that the Granny Series really took off - after Ms Kaumba posted a series of photos of her grandmother in a red Adidas dress, several chunky, golden necklaces and a glittering jewelled crown. "It surprised me to hear that so many people around the world love me," Ms Chola says - who does not know her exact age because she does not have a birth certificate. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/bd68/live/52fa3fc0-a2bf-11ef-a4fe-a3e9a6c5d640.jpg.webp Margret Chola, who is not entirely sure of her age, is happy to try funky styles "I didn’t know I could make such an impact at this age." Ms Chola poses in clothes that are a mix of vibrant colours, textures and styles. From a green American football jersey, combined with a layered frilly red dress styled as a skirt - in the colours of the Zambian flag to pay homage to 60 years of independence. To a blue, black and green sequined top, complete with a golden snake necklace and bracelet. https://c.files.bbci.co.uk/assets/7c3d4e82-f491-4eab-93cf-bd7fa352cf4a And Mbuya’s personal favourite - jeans, a graphic T-shirt with her image on the front and a blonde wig. "I had never worn jeans or a wig before - so I was happy, and I was dancing." Ms Kaumba, who has been a stylist since 2012, says that her grandma has "courage, grace - and nails every look". All the looks reflect her maximalist-chic aesthetic - which celebrates the joy of excess, eclectic combinations, the big and the bold, and clashing patterns and colours. At the heart of it all are eye-catching accessories - bold sunglasses, oversized hats, necklaces, bracelets, pendants, rings, gloves, bags, blonde wigs, crowns. That influence has come directly from her grandmother, who has "always been a lover of pearls and bangles". In one particularly playful scene called GOAT - short for greatest of all time - Ms Chola appears with a goat - that is decked out in Mbuya’s beloved pearls. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/1e4a/live/daf6c6b0-a2b9-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp A nanny nod to Margret Chola's love of pearls Other accessories also reflect Chola’s personality and story. In some shots Mbuya is holding the beloved radio that she carries around all day and takes to bed with her. Or she’s clutching an "ibende" - a long wooden stick that over the years she has used to pound millet or cassava or maize. She is smoking a pipe or holding a metal cup full of tea, and hanging off the edge of the chair arm is an "mbaula" or charcoal brazier that Zambians often use for cooking - especially now that the country is plagued by severe power cuts. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/331b/live/ffd9fed0-a2bd-11ef-bdf5-b7cb2fa86e10.jpg.webp The "ibende" represents the hard labour of life in rural Zambia Ms Kaumba hopes that the Granny Series will highlight that older people still have a lot to offer - and making memories together is an important way to "leave footprints for the next generation". "Do not write them off, love them just the same till the end because remember we will be just like them one day." As a result of Mbuya’s photo shoots, Ms Kaumba’s been hired by four granddaughters to style their grandmothers - aged between 70 and 96. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/fae6/live/fc68a2a0-a2b9-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp The more pearl bling the better Ms Chola hopes that the Granny Series will inspire people "to live their lives and not worry about being judged by society". She urges people to "always forgive yourself for whatever mistakes you made. You can never change your past - but you can change your future". The photo shoots have brought granddaughter and grandmother closer - and through their special bond Ms Kaumba has learnt so much more about her Mbuya’s often difficult life. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/beac/live/f403e480-a2b9-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp Margret Chola had to leave school at the age of 12 or 13 Ms Chola was raised by her grandparents, went to school until she was 12 or 13 and then, because of economic reasons, was forced to marry a man in his 30s. She had three children, ended up drinking heavily and eventually escaped the marriage. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/a3cd/live/c3591760-a2b9-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp The charcoal brazier is something all Zambians will recognise these days because of the power cuts plaguing the country at the moment That trauma still haunts her - but her unexpected global fame has given her a new lease on life. "I’m now able to wake up with a purpose knowing that people around the world love to see me," Chola says. https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/2325/live/c89d7e80-a2c0-11ef-bdf5-b7cb2fa86e10.jpg.webp "Legendary Glamma" has found that age is no barrier to style or garnering Instagram likes "Legendary Glamma" in Zambia's national colours https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/2741/live/d13b2b20-a2b9-11ef-a4fe-a3e9a6c5d640.jpg.webp Fashion has created a bond between grandmother and granddaughter https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/cd69/live/eaf15a30-a2b9-11ef-a4fe-a3e9a6c5d640.jpg.webp ------ Penny Dale is a freelance journalist, podcast and documentary-maker based in London.

Friday, November 15, 2024

How climate change worsens heatwaves, droughts, wildfires and floods

https://www.bbc.com/news/science-environment-58073295 How climate change worsens heatwaves, droughts, wildfires and floods November 15, 2024 Mark Poynting and Esme Stallard BBC News Climate & Science 1. More extreme rain https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/C08C/production/_133229294_watercycle-2x-nc.png.webp 2. Hotter, longer heatwaves https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/14549/production/_119737238_bell_curve_640-2x-nc.png.webp https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/997C/production/_133229293_heat_dome-2x-nc.png.webp 3. Longer droughts https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/FF15/production/_132410356_amazon_drought_map_layout-2x-nc.png.webp https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/697F/production/_133170072_gettyimages-1200189367.jpg.webp Many countries in southern Africa experienced a prolonged dry period in the early part of 2024 4. More fuel for wildfires https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/8EAB/production/_130232563_a22373f324b3cbcbfd2dc339af79bc8f228aaa620_0_4966_32511000x655.jpg.webp Canada experienced by far its worst wildfire year on record in 2023 https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/3bb6/live/9051b110-9de1-11ef-809c-ad883d7d63f7.jpg.webp Firefighters battle flames as they work to contain a wildfire near a village in northern Spain https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/202e/live/62e09280-9dde-11ef-809c-ad883d7d63f7.jpg.webp What does COP stand for? COP stands for “Conference of the Parties”. "Parties" refers to the countries that have ratified a treaty called the UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change). That document was signed back in 1992, by almost 200 countries. The COP is the decision-making body linked to that agreement, and representatives of these countries meet every year to negotiate the best approaches to tackling the root causes of climate change. Sources: https://www.bbc.com/news/science-environment-58073295 https://www.bbc.com/news/articles/c2k0zd2z53xo

Sunday, November 10, 2024

Incidents after the 2024 election

https://www.voatiengviet.com/ Những mục tiêu kinh tế của ông Trump trong nhiệm kỳ tt thứ hai https://www.voatiengviet.com/a/my-triet-pha-mang-luoi-do-iran-chi-dao-am-muu-am-sat-ong-trump/7857847.html Mỹ triệt phá mạng lưới do Iran chỉ đạo âm mưu ám sát ông Trump https://www.bbc.com/news/articles/cy9j8r8gg0do https://www.bbc.com/news/articles/cx24gze60yzo Who's in the frame to join Trump's new top team? 30 minutes ago Sam Cabral, Amy Walker and Nadine Yousif ….Robert F Kennedy Jr RFK Jr, as he is known, is an environmental lawyer by trade, a vaccine sceptic by fame and the nephew of former President John F Kennedy. He is on a shortlist to run the heath and human services department, multiple people close to the president-elect's campaign told CBS News, the BBC's US news partner. Despite having no medical qualifications to his name, Kennedy, 70, is expected to become a kind of "public health star" in the Trump administration. Democratic Party attacks on Kennedy's credentials are not likely to carry much weight, as control of the US senate is in the hands of Republicans and confirming Kennedy to any cabinet-level post will not require Democratic support. Besides a new job at the health and human services department, Kennedy could also influence policy at the agriculture department, the Environmental Protection Agency, the Centers for Disease Control and Prevention (CDC), and the Food and Drug Safety Administration (FDA). Elon Musk The world's richest man poured millions of dollars into re-electing Trump and critics fear he will now have the power to weaken or entirely shape the regulations that impact his companies Tesla, SpaceX and X. Both he and Trump have focused on the idea of him leading a new "Department of Government Efficiency", where he would cut costs and streamline what he calls a "massive, suffocating federal bureaucracy". The would-be agency's acronym - DOGE - is a playful reference to a "meme-coin" cryptocurrency Musk has previously promoted. But Musk, 53, could also play a role in global diplomacy. He participated in Trump's first call with Ukraine's Zelensky on Wednesday. https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/chuyen-gi-se-xay-ra-tu-bay-gio-cho-den-ngay-ong-trump-nham-chuc/ https://www.nguoi-viet.com/nvtv-tin-tuc/tv-breaking-news/he-qua-trump-thang-cu-hang-trieu-nguoi-my-co-the-mat-bao-hiem-y-te-nam-2026/ https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/10-nguoi-bi-dam-vo-co-o-pho-tau-little-saigon-seattle/ https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/fbi-dieu-tra-vu-nguoi-my-da-den-bi-gui-tin-nhan-ky-thi-chung-toc/ https://www.npr.org/2024/11/07/g-s1-33340/racist-text-messages-african-americans-splc-fbi https://www.npr.org/2024/11/07/nx-s1-5181581/2024-election-trump-capitol-riot-pardons https://www.npr.org/2024/11/08/g-s1-33370/judge-biden-program-immigrant-spouses-deportation

Friday, November 8, 2024

Phật Tử và Bầu Cử Năm 2024 ở Mỹ

https://thuvienhoasen.org/p122a41865/nguoi-phat-tu-my-goc-viet-truoc-cuoc-bau-cu-tong-thong-hoa-ky ....Theo Phật giáo thì mọi sự vật đều vô thường, ngay cả những tình huống chính trị dường như không thể cứu chữa được. Cố Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, một vị cao Tăng thời hiện đại thường nói rằng mọi việc không diễn ra như mong đợi là điều hết sức bình thường và hiếm khi mọi việc diễn ra suông sẻ. Vậy nên “Hãy đối mặt với mọi thứ bằng một tâm trí bình thường,”. Một tâm trí bình thường, là một tâm trí không bị xáo trộn, bối rối bởi những phiền não và những quan điểm sai lầm, không hề nản lòng khi đối mặt với những khó khăn. Tại sao không nản lòng? Bởi vì vạn sự vạn vật đều vô thường, bất cứ thể chế chính trị nào cũng mang tính vô thường và vì thế không thể tồn tại mãi được và nếu con người không ý thức điều này, cho mọi thứ là thường còn thì sẽ gánh chịu khổ đau. Chế độ phong kiến hàng ngàn năm thống trị và ăn sâu vào tư tưởng nhân loại cũng phải sụp đổ. Chủ nghĩa phát xít không thể kéo dài mãi và đời sống của nó thật ngắn ngủi. Chế độ cộng hòa non trẻ của miền Nam Việt Nam chỉ tồn tại 20 năm. Chế độ cộng sản Liên bang Xô Viết chỉ tồn tại 70 năm. Riêng nước Mỹ có một nền dân chủ tương đối lâu dài trên thế giới. Mặc dầu cứ mỗi 4 năm một lần người dân quyết định bầu chọn người lãnh đạo mới để duy trì nền dân chủ nhưng không ai biết chắc nền dân chủ Mỹ sẽ biến thể. Biến thể như thế nào, thành xã hội chủ nghĩa, thành cộng sản hay thành phát xít như Đức Quốc Xã thời xưa? Không ai dám bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ không theo thể chế cộng sản hay Trung Quốc sẽ không theo thể chế tư bản. Dĩ nhiên, một chế độ mới, không phải tư bản cũng không phải cộng sản, hoặc tốt đẹp hơn hoặc xấu xa hơn sẽ ra đời. Không ai biết được nhưng có một điều chắc là nó sẽ thay đổi vì vạn sự vạn vật trên thế gian này là vô thường. Vô thường là sự biến đổi, là không thường còn, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định mà thay đổi từ trạng thái nầy sang trạng thái khác, từ hình thành đến phát triển rồi tan rã. Tất cả những hiện tượng dù thuộc tâm lý hay ngoại cảnh tự nhiên đều vô thường. Ngay cả yêu thương và ghét bỏ, hôm nay mới nói lời yêu thương nhưng ngày mai đã chia tay, ly dị, căm hờn. Nhà chính trị mới hồi sáng vừa bắt tay nhau, nói cười rộn rã nhưng buổi chiều đã mạt sát nhau, nói những lời không phải tiếng của người văn minh. Lòng người thay đổi như chong chóng, thậm chí chóng mặt hơn cả chong chóng. Cũng vậy, không có gì là ngạc nhiên khi bầu trời sáng nắng chiều mưa, có lúc vừa mưa vừa nắng. Cho nên hãy biết rằng không có gì là mãi mãi, mà luôn có sự thay đổi. Hoa Kỳ trước đây là kẻ thù của Việt Nam nay hai nước là bạn thân thiết của nhau, đã cùng sánh vai nhau nâng lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng ai biết được ngày mai?! Giáo lý vô thường duyên sinh của Phật giáo dạy rằng không một vật nào tồn tại độc lập và không vật nào thường còn, tất cả đều nương vào nhau, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…. Học thuyết chính trị cũng không phải là chân lý bất di bất dịch và khó tránh dị bản. Triết học Marx-Lenin mà người ta nghiên cứu và áp dụng ngày nay chưa hẳn là điều hai ông này muốn nói đến. Thời đại thay đổi nên chủ nghĩa cộng sản cũng thay đổi theo. Tương tự như vậy với chủ nghĩa tư bản. Chế độ tư bản ở Anh không hoàn toàn giống với lần đầu tiên xuất hiện tại đất nước này. Nước Mỹ bây giờ cũng đã và đang thay đổi. Đảng Cộng hòa không phải là đảng Cộng hòa thời Washington, thời Reagan. Mọi thứ đều tạm thời hay giả tạm, kể cả bản thân mỗi người, bản thân nhà chính trị và nền chính trị. Vô thường là định luật tự nhiên của vũ trụ, giống như luật nhân quả, chi phối đời sống con người và vạn vật một cách tự nhiên, không ngấm ngầm mà biểu hiện đầy dẫy từng khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian. Con người phải chấp nhận nó, không muốn cũng không được. Vô thường không mang đến đau khổ mà mang đến hạnh phúc. Mắc kẹt vào thường, khổ đau sẽ hiện diện triền miên. Trước cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ, người Phật tử Hoa Kỳ gốc Việt bầu chọn cho ai thì cứ việc bầu chọn theo chính kiến của mình nhưng xin hãy đừng ép buộc người khác, kể cả vợ chồng, anh em và con cái của mình trong gia đình. Hãy xem tất cả chỉ là tạm thời. Mọi sự việc sẽ qua đi và 4 năm nữa sẽ lại thay đổi. Biết được như thế, con người giữ được bình tĩnh thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ. Hãy quán chiếu Luật Vô Thường, hãy quán chiếu thế gian như mộng để có một tâm hồn thanh thản theo lời dạy của Phật trong Kinh Kim Cang: Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng, huyễn, bào, ảnh Như lộ diệc như điện Ưng tác như thị quán. (Tất cả các pháp hữu vi. Như mộng huyễn, như bọt ảnh, Như sương mai, như điện chớp. Nên quán xét đúng như vậy.) Hay như Cư sĩ Bàng Long Uẩn nói “Chỉ xin coi những cái hiện hữu là không, và cũng đừng coi cái không là thật. Tất cả thế gian này đều như bóng, như vang”. (“I beg you just to regard as empty all that is existent and to beware of taking as real all that is non-existent. Fare you well in the world. All is like shadows and echoes.” Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

Monday, November 4, 2024

The Dark Side of Online Shopping

In 2023, UK-based Reddit user “pacacinnoscafe” wrote that they endured chemical burns after reordering their usual sunscreen from Amazon. Chemical burns cause symptoms that are similar to those of a first-degree burn: red, swollen, and painful skin that may develop blisters. Although the product appeared legitimate, it turned out to be a fake. Pacacinnoscafe was wondering what recourse they had, if any, given their excruciating pain. Fake products have become a feature of digital environments. In 2017, twenty Toronto police officers gathered $2.5 million worth of fake goods: makeup that caused rashes, fake Thomas the Tank Engine toys, a Bluetooth headset that overheated, and a Magic Bullet blender that smoked when turned on. When shopping online, sometimes you just get ripped off, but other times, your skin might get seared. The gap between what we believe we’re purchasing and the reality of what finally lands on our doorsteps has become a celebrated expectation-versus-reality meme. Hilarious examples of misshapen Halloween costumes, flimsy fashion, or furniture better suited for a dollhouse are shared online for a laugh. These are often framed as “online shopping fails.” But this mismatch shouldn’t be normalized or blamed on shoppers duped by fake reviews and convincing images. Too often, a counterfeit knock-off is masquerading as the real thing, and these imitations can have grave consequences. Take the examples of fake tourniquets on Amazon, fake oven gloves that can’t withstand heat, or an airplane safety harness for kids that claimed to be approved by the US Federal Aviation Administration. Amazon has shipped expired baby formula and other past-their-due-date foods. The liabilities involved go beyond copyright and trademark infringement, making real harm not just a possibility but a guarantee. People increasingly can’t, and shouldn’t, trust what they see when shopping online. Consumer scams and rip-offs have soared with the rise of e-commerce juggernauts like Amazon, eBay, and Etsy. The now-popular structure of digital platform marketplaces has been called a boon to counterfeiters. An estimated $2 trillion worth of counterfeit products are sold each year in the United States, and counterfeits are now the top illicit trade in the world. A recent CBC Marketplace investigation purchased products from AliExpress, Amazon, eBay, Walmart, and Wish (a personalized shopping platform) and found that more than half of them were suspected fakes. In its efforts to curtail counterfeits, Amazon says it found, seized, and discarded more than 7 million fraudulent products globally in 2023, according to its most recent Brand Protection Report. Consumer protection issues are relevant to competition policy, because the Competition Bureau enforces against deceptive marketing practices. Under the Competition Act, it is against the law to advertise in a way that is false or misleading. False claims influence purchasing decisions; lying to a prospective customer to win their business is clearly anti competitive. While monitoring for these tactics occurs independently of the size of a firm, it is the largest e-commerce gatekeepers that are ground zero for this problem. Digital market companies, from Amazon to Uber, promised to be a neutral gateway between buyers and sellers, often fighting regulation by claiming that they were simply platforms. But, instead, they became private regulators, organizing online markets in their favour when it bolstered their interests, while behaving as absent cops on the beat when it was more convenient to ignore gnawing problems. Counterfeit products and fake reviews have proliferated online because major platforms are not incentivized to deal comprehensively with the problem. A major contributor to revenue for e-commerce platforms is advertising, and they’re often willing to offer ad space to any seller who’s buying, regardless of whether they’re a scam. Counterfeit products often win top placement on the sites, because they are cheaper than authentic products. In the absence of stronger regulatory oversight, it’s all too easy to dump the navigational burden on the consumer, who is forced to gamble every time they purchase a product. And while companies like Amazon have implemented some measures to combat this problem, the aggressive expansion of their e-commerce platforms is prioritized over safety and public interest. The platforms have proven unwilling or unable to police these problems—similar to how they have fared in their struggles with content moderation. In the case of counterfeits, the millions of packages arriving into the United States each day now overburden law enforcement and customs and border protection agencies. Legitimate third-party sellers are hesitant to give even more competitive information and data to Amazon, often their biggest competitor, to substantiate that they are real businesses. Again, it wasn’t always this way. The market globalization that coincided with the e-commerce boom initially seemed promising for shoppers. Suddenly, we weren’t constrained by factors like geography and available transit, or reliant on the curation of major catalogues to have access to a wide variety of products. From the comfort of our homes or while on the go, thanks to broadband connectivity and the ubiquity of mobile devices, we could scroll and shop, skim customer reviews, and compare prices with just a few glances. There was a sense of empowerment as the internet started to change how, where, and when we made purchasing decisions. But that renewed autonomy created a false sense of control that has since deteriorated. What initially made e-commerce so great—primarily, the ability to quickly search for product comparators across a range of stores and geographies, compare price, and be informed by reviews—has become unnecessarily difficult and disorienting. It’s not just counterfeit products. It’s getting harder to make the best possible choice when you shop, because firms of all sizes do sneaky things like give preference to their own products, make inflated claims through undisclosed influencer marketing, secretly change the shape and size of their products, degrade product quality, or rush you to buy things online through deceptive hurry-up design. Our trust is being manipulated and exploited, and the tactics used by firms to take advantage of consumers are making markets less knowable and more confusing. One answer to unreliable marketplaces and sluggish productivity has been the battle cry of more competition, with an emphasis on the raw number of firms competing in a particular place or the number of products in a category. But just adding a couple of competitors won’t do enough to address a deeper underlying issue: a growing mistrust of marketplaces that frequently deceive shoppers. This unreliability isn’t worth a cheaper sticker price. Companies are increasingly shameless in employing deceitful tactics to pad their profits. For instance, our grocery purchases have recently been declining in weight or volume while the price stays the same or even grows. Selling less of a product for the same price is referred to as “shrinkflation.” A chip bag that is two-thirds air but costs more than it used to is a common example. “Price pack architecture” is a euphemism that corporate leaders have used to refer to the practice of shrinkflation. This refers to a company’s strategy of offering products in various packaging sizes and price points. While this activity can provide more choice to consumers, it also makes price comparisons more challenging and potentially leads to higher costs per unit for smaller packages. Similarly, corporate advice to use more of a product per serving so that it gets replaced or repurchased faster is called “usage-flation.” This has been documented with Gatorade and such foods as yogurt, Nutella spread, pasta, soup, cheese, coffee, and instant oatmeal. “Skimpflation” occurs when cheaper ingredients have been substituted but the price stays the same. This trend has been noted most often with palm oil as a substitute in milk chocolate. These tactics are particularly alarming in an inflationary period, when people are already feeling squeezed. Many consumers have reallocated household spending toward discount retailers with a greater focus on deals. But even the best deals can be a mirage. Walmart’s checkout machines have allegedly been inflating the weight of groceries. The corporate giant settled, for $45 million, a class-action lawsuit which accused it of falsely inflating the weight of certain grocery items, mislabelling the weight of bagged produce, and overcharging for sold-by-weight clearance products, forcing customers to pay more for them than their lowest advertised price. Talk about a raw deal. Many other profit-maximizing schemes are similarly difficult, if not impossible, to detect, like self-preferencing, which occurs when a firm favours its own products in search. Coupled with the reality of the largest firms owning hundreds of private-label brands, it can be a powerful way to nudge customers toward purchasing the platform’s own products at the expense of competitors. Independent sellers on Amazon, for example, can end up spending large amounts of revenue on advertising to improve their search rankings. They must shell out big money to Amazon to even have the opportunity to compete. Firms don’t have to be dominant to engage in these kinds of tricks. Many companies are making these adjustments without any notice. However, given that the largest retailers and e-commerce platforms now command a majority of consumer spend, dominance and consumer manipulation often go hand in hand. Companies also manipulate the price of goods in ways that consumers may not realize. Today, the prices of most goods are not set by humans but by automatic processes—algorithms. The use of these systems and their terms are not disclosed to shoppers, although the aim is often to extract the highest possible price from them. Using intrusive personal data, sometimes acquired directly through interactions with consumers and more often bought by third-party data brokers, companies now know our intimate spending habits and can calculate our maximum willingness to pay. For example, research from Mozilla and Consumers International found that Tinder users could be charged up to thirty-one different prices for the same subscription service, and that older users were typically charged more. Stores from Staples to Target to grocers all employ this technique today. As our digital footprints continue to grow, uniform prices may be a thing of the past. Steve Burd, former CEO of Safeway, has said, “There’s going to come a point where our shelf pricing is pretty irrelevant because we can be so personalized in what we offer people.” Economists will say that this is simply an exercise in pricing optimization. When companies offer different prices based on consumer willingness to pay, it can enhance market efficiency. It is true that not all price discrimination is inherently anti competitive; it depends on context and impact. Discounted prices for seniors, students, and children, for example, are common and accepted. The key is discerning when pricing strategies cross the line between a savvy business practice and anti-competitive behaviour, a challenge that requires vigilant oversight and nuanced regulation. But online personalized pricing is a different beast. It requires the use of highly invasive data collection and personal identification techniques. This kind of sophisticated price calibration is happening more often, without any sort of consumer consent, disclosure, or labelling. Market power is a necessary precondition for personalized pricing. If consumers had multiple options for products and could find the same item more cheaply elsewhere without incurring high switching costs, personalized pricing would be less effective. In consolidated sectors, companies don’t need to court or maintain our trust anymore, because they aren’t actually competing for it. This disappointing reality was dubbed the “Golden Age of User Hostility” by technology journalist Charlie Warzel in The Atlantic. He referred to this new reality combining add-on fees and personalized pricing as a “game you can’t win” and characterized it as “pricing hell.” Junk fees are another now-ubiquitous price-related tactic. Unnecessary, hidden, and often illegal fees are added onto a bill. Junk fees mask themselves with a myriad seemingly believable aliases, including service fees, convenience fees, administrative fees, and other official-sounding terminology that lends credibility to ultimately bogus charges. At their core, unjustified junk fees are a form of “exploitative innovation,” a kind of lazy man’s innovation. When firms don’t have to compete, they are incentivized to develop new bogus fees and pricing tricks instead of improving their products. A report from the consultancy North Economics found that Canadians are overpaying bank fees by billions of dollars annually compared to consumers in the United Kingdom and Australia. The firm calculated that the big five Canadian banks earn $7.73 billion in “excess” annual profits from retail banking fees alone, equivalent to around $250 per Canadian. Fees for basic chequing accounts, non-sufficient funds, overdrafts, and using other banks’ ATMs were found to be dramatically higher than in peer countries. These kinds of unnecessary fees impact lower-income households in outsized ways and exacerbate affordability challenges. They’ve become normalized because our banks, long-time oligopolists, can mimic each other’s bogus fee structures without having to compete for customers’ business. These shifts and tricks by companies have forced us to become more vigilant and even defensive when shopping. Considered together, misleading marketing, counterfeit products, deceptive pricing architecture, and other tactics speak to the significant information asymmetry between consumers and companies. This power imbalance is made significantly worse by the absence of real competition. It takes traditional consumer vulnerability to a whole other level. When such tactics are noticed, businesses have occasionally been shamed by consumer protection groups, viral Reddit threads, or vigilant individuals with a platform. But these problems go well beyond the ability of a consumer to read every label in detail or verify the weight of a product at checkout. Consumers can’t be expected to police every market every day. Too much of the new economy relies on individuals to provide near-constant mini checks on corporate power. The ongoing erosion of trust between firms and purchasers is less about a false choice between free or regulated markets—it’s a question of how to turn manipulated markets into trustworthy ones. It shouldn’t be too much to expect markets to operate in fair, transparent, and reliable ways. We can turn that expectation into reality. ---- Excerpted from The Big Fix: How Companies Capture Markets and Harm Canadians. Copyright © 2024 Denise Hearn and Vass Bednar. Reprinted by permission of Sutherland House Books. Vass Bednar Vass Bednar is the executive director of McMaster University’s master of public policy in digital society and a senior fellow at the Centre for International Governance Innovation. Denise Hearn Denise Hearn is a resident senior fellow at the Columbia Center on Sustainable Investment at Columbia University.

Friday, November 1, 2024

The Beauty of Minimalism

1/ Minimalism is not just a visual aesthetic—it’s a specific lifestyle choice that’s also an emotional appeal. Minimalists feel more at peace and in charge of their surroundings. No additional pressure. Life is messy, hectic, and often out of our control, so there’s no point giving ourselves additional pressure to behave in a certain way. 2/ Minimalism can help you save money. Buying and furnishing choices hinge on a question: Does this matter and does this make me free? Do I really need it or want it? 3/ Minimalism can help you save time and energy. Cutting out the unnecessary things in life to focus on what really matters, which ultimately can mean less work for you. It’s gratifying to be able to control and manage all the things you have at home —their care, their placement, maintenance and repair, etc. Liberating yourself by clearing out things you no longer want or need. Getting rid of clutter at home. Saying no to commitments that drain your time and energy. 4/ Learning to appreciate and to feel grateful for what you have in life. When you live with just the things you really need and love, you don’t take anything for granted. Source: https://getpocket.com/explore/item/what-s-it-really-like-to-live-with-only-the-essentials-4-minimalists-sound-off?utm_source=pocket-newtab-en-us What’s It Really Like to Live With Only the Essentials? by Rebecca Deczynski