Sunday, March 31, 2024

Milky Way Black Hole

Milky Way black hole has 'strong, twisted' magnetic field in mesmerizing new image March 28, 20243:53 PM ET By Bill Chappell The black hole at the center of our galaxy has been compared to a doughnut — and as it turns out, this doughnut has swirls. Scientists shared a mesmerizing new image on Wednesday, showing Sagittarius A* in unprecedented detail. The polarized light image shows the black hole's magnetic field structure as a striking spiral. "What we're seeing now is that there are strong, twisted, and organized magnetic fields near the black hole at the center of the Milky Way galaxy," Sara Issaoun, a project co-leader and NASA Hubble Fellowship Program Einstein Fellow at the Center for Astrophysics at Harvard & Smithsonian, said in a statement about the image. https://media.npr.org/assets/img/2024/03/28/milky_way_polarization-emission_wide-3d85fd9afb65c2be83033f8120e307dee143733d-s2000-c85.webp
The supermassive black hole Sagittarius A* is seen at left, in polarized light. The center inset image shows polarized emission from the Milky Way's center, captured by SOFIA. The background image shows the Planck Collaboration's mapping of polarized emission from dust across the Milky Way. S. Issaoun, EHT Collaboration The image captures what the Event Horizon Telescope collaboration calls a "new view of the monster lurking at the heart of the Milky Way galaxy." The doughnut analogy also applies to distance: Because of the Milky Way's distance from Earth, looking at it from our planet is similar to seeing a doughnut on the surface of the Moon. Sagittarius A*, also often referred to as Sgr A*, is about 27,000 light years from Earth. The first image of the supermassive black hole was released two years ago, showing glowing gas around a dark center — and lacking the detail of the new image. Black holes are famous for being "effectively invisible," as NASA says. But they dramatically affect their surrounding space, most obviously by creating an accretion disk — the swirl of gas and material that orbits a dark central region. The first image of a black hole was released in 2019, when the Event Horizon Telescope project shared an image of the black hole at the center of galaxy Messier 87 (M87), some 55 million light years from Earth in the Virgo galaxy cluster. Although it's farther away, the black hole known as M87* is much larger than Sagittarius A*. When researchers recently compared views of the two black holes in polarized light, they were struck by their shared characteristics — most dramatically, those swirls. "Along with Sgr A* having a strikingly similar polarization structure to that seen in the much larger and more powerful M87* black hole," Issaoun said, "we've learned that strong and ordered magnetic fields are critical to how black holes interact with the gas and matter around them." https://media.npr.org/assets/img/2024/03/28/m87--and-sag-_wide-fd6f2ab824c59dc23bf2386cd5556b29fc89f392-s2000-c85.webp
Side-by-side images of M87* and Sagittarius A* reveal that the supermassive black holes have similar magnetic field structures, suggesting that the physical processes governing supermassive black hole may be universal. EHT Collaboration On a practical level, the black holes do have one stark difference: While M87* has a knack for holding steady, our Sgr A* "is changing so fast that it doesn't sit still for pictures," the researchers said in their announcement. At the time the Sgr A* observations were captured, the EHT collaboration was using eight telescopes around the world, linking them together to create a planet-sized, albeit virtual, instrument. The results of their work were published Wednesday in The Astrophysical Journal Letters. The collaboration is slated to observe Sgr A* again in April. https://media.npr.org/assets/img/2024/03/28/sgr-a-polarized-lg_custom-ad7159bbd991be6ecad3d21fe16f02a4e8cd7fff-s2000-c85.webp
For the first time, we're seeing the Sagittarius A* black hole in polarized light. The Event Horizon Telescope collaboration says the image offers a new look at "the magnetic field around the shadow of the black hole" at the center of the Milky Way. EHT Collaboration Source: https://www.npr.org/2024/03/28/1241403435/milky-way-black-hole-spiral-new-image-magnetic-field?ft=nprml&f=191676894 Related links: https://www.npr.org/2022/05/12/1098472567/image-black-hole-milky-way https://media.npr.org/assets/img/2022/05/12/black-hole-milky-way-bb0124cb43ed0a77533657759baa424f5d5fce7c-s1200-c85.webp
"It's the dawn of a new era of black hole physics," the Event Horizon Telescope team said as it released the first-ever image of supermassive black hole in the center of the Milky Way. EHT Collaboration https://www.npr.org/sections/thetwo-way/2018/04/04/599437677/new-study-shows-the-center-of-the-milky-way-has-thousands-of-black-holes Center Of The Milky Way Has Thousands Of Black Holes, Study Shows April 4, 20181:26 PM ET https://media.npr.org/assets/img/2018/04/04/black-hole-21_custom-0da5159f86ecf15be2d43fd936c06536370f8d92-s1200-c85.webp
An artist's rendering shows the Milky Way where a supermassive black hole lies at the center. A dozen smaller black holes have now been detected, and a new study suggests the monster is surrounded by about 10,000. Spitzer Space Telescope/NASA/JPL-Caltech/R. Hurt (SSC/Caltech) https://www.nature.com/articles/nature25029.epdf?sharing_token=vVPISqPldcSQg0DXyMLq4dRgN0jAjWel9jnR3ZoTv0M5Q6GKK4rIMKkO3ATJ9huPXMia9YlEmZtH8_6XMyr0t0JK8G-FzOMG6d1nmqVpiIvAyBhUUPN3I5UYbGQ0H69-oc4x-WGsO0y-8ZaRGh-oJMXwQ0IzLV4s19Uj1OkALjrbvZMre9ukru2NHI9SzbdUZ_EChFWyxUflViH_W2MRnw%3D%3D&tracking_referrer=www.npr.org https://media.npr.org/assets/img/2019/04/10/black-hole-a-consensus-32a870a982f0c4f503914c6006dfdd05366678f7-s1200-c85.webp
The first-ever image of a black hole was released Wednesday by a consortium of researchers, showing the "black hole at the center of galaxy M87, outlined by emission from hot gas swirling around it under the influence of strong gravity near its event horizon." Event Horizon Telescope collaboration et al https://www.npr.org/2019/04/10/711723383/watch-earth-gets-its-first-look-at-a-black-hole

Oppenheimer, những người Mỹ cộng sản và Đại học Berkeley

Bùi Văn Phú Vai trò, Gửi cho BBC từ Berkeley, California 26 tháng 3 2024 Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào. Qua phim, khán giả có thể dễ dàng nhận ra tháp chuông Campanile, nhưng hình ảnh này chỉ thấy rất thoáng qua. Còn những nơi khác như LeConte Hall hay cảnh lớp học, phòng làm việc, cũng như Faculty Club House là nơi giáo sư Oppenheimer từng sống qua và làm việc trong thập niên 1930 và 1940 thì chỉ những ai từng học ở đây trong thiên niên kỷ trước mới có thể nhận ra. Không thấy những chỗ thân quen nhất trong sân trường là cổng Sather Gate hay Sproul Plaza như thường hiện lên trong các bản tin trên đài, trên báo khi có sự kiện liên quan tới trường. Cuối thập niên 1970, khi còn là sinh viên tại Đại học Berkeley, tôi đã có những giờ học vật lý trong LeConte Hall và thường đi ngang qua căn phòng lưu niệm của Giáo sư Oppenheimer. Thời gian đó, trong ban giảng huấn của trường đã có nhiều giáo sư được trao Giải Nobel. Về vật lý có Ernest Lawrence, Emilio Segrè và hóa học có Glenn Seaborg là những bậc thầy với lý thuyết khoa học cao quá mà tôi chưa hiểu được, tuy có được học với thầy Segrè một khóa. Còn Oppenheimer không được Giải Nobel nhưng là cha đẻ của bom nguyên tử đã được thả xuống Nhật để kết thúc Thế chiến II nên được nhiều sinh viên biết đến. Ngoài phim “Oppenheimer” được tung ra chiếu năm ngoái về một nhà khoa học trong ban giảng huấn Đại học Berkeley, từ ngày đến Mỹ, tôi đã được xem phim giải trí cũng như phim tài liệu gồm “The Graduate”, “Patty Hearst” và “Berkeley in the Sixties” có liên quan đến đại học danh tiếng này.
Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình Chụp lại hình ảnh, Cảnh sân trường Đại học Berkeley với giáo sư Oppenheimer (đi giữa) và đồng nghiệp Phim “The Graduate” là chuyện tình của một cô sinh viên Berkeley, trong đó có bài hát quen thuộc với tôi từ ngày còn ở quê nhà là “Giàn thiên lý đã xa” qua giọng hát Thanh Lan mà khi xem phim tôi mới biết tên gốc bài hát là “Scarborough Fair”. Phim còn có ca khúc “Mrs. Robinson” và đặc biệt là bài “The Sound of Silence” nghe lần đầu tôi đã thích ngay. “Patty Hearst” là phim về một nữ sinh viên Đại học Berkeley có tên Patricia Hearst, 19 tuổi là con của gia đình triệu phú Hearst của giới báo chí, bị bắt cóc năm 1974 tại nhà ở Berkeley bởi nhóm vũ trang chống chính phủ Mỹ có tên Symbionese Liberation Army. Cô bị ép buộc lên tiếng chống chính quyền, ôm súng đi cướp ngân hàng vào thời điểm có nhiều bạo động chính trị trong vùng Vịnh San Francisco. “Berkeley in the Sixties” là phim tài liệu làm nổi bật sự ra đời của phong trào Free Speech Movement xuất phát từ Sproul Plaza trong sân trường vào thời Chiến tranh Việt Nam với hình ảnh vệ binh quốc gia bay trực thăng xịt hơi cay xuống để giải tán sinh viên đang biểu tình. Oppenheimer 'càn quét' Oscar lần 96 11 tháng 3 năm 2024 Oppenheimer và Einstein: Mối quan hệ phức tạp 1 tháng 8 năm 2023 1962: Ngày Liên Xô và Mỹ cận kề cuộc chiến hạt nhân 16 tháng 4 năm 2022 Từ ngày vào học tại đây, vì các hoạt động sinh viên của trường có nhiều liên quan đến Việt Nam, tìm hiểu thêm tôi được biết vào đầu thập niên 1960, Tổng thống John F. Kennedy đã thăm trường; cuối tháng 10/1963, bà Ngô Đình Nhu đã đến đây, được giáo sư khoa chính trị học Robert Scalapino giới thiệu để bà lên tiếng giải độc cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Phim “Berkeley in the Sixties” ghi lại lịch sử sự ra đời của Free Speech Movement (FSM) là phong trào đòi tự do phát biểu quan điểm chính trị trong khuôn viên đại học đã làm nổi lên phong trào chống Chiến tranh Việt Nam mà nhiều người cho là thiên cộng. Tôi thích các phim về danh nhân như “Gandhi”, “JFK” hay “Amadeus”, “Malcom-X” nên đã đi xem “Oppenheimer”. Phim có những câu chuyện liên quan đến hoạt động của cộng sản tại Đại học Berkeley từ thập niên 1930, như tôi mới biết thêm về nhà khoa học danh tiếng này. Bảng lưu niệm giáo sư Oppenheimer trong toà nhà khoa vật lý tại Đại học Berkeley
Nguồn hình ảnh, Bùi Văn Phú Chụp lại hình ảnh, Bảng lưu niệm giáo sư Oppenheimer trong toà nhà khoa vật lý tại Đại học Berkeley Qua phim “Oppenheimer” tôi mới hiểu rằng ngay tại thành phố Berkeley và trong khuôn viên đại học đã có những người theo cộng sản từ cả trăm năm trước, như người tình Jean Tatlock của Oppenheimer, là con gái của một giáo sư tại trường. Một người em của giáo sư cũng là đảng viên cộng sản. Khi đó nhiều giáo sư cũng đã thành lập nghiệp đoàn, trong đó có Oppenheimer, hoạt động theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và bị giới chức trong chính quyền Mỹ theo dõi vì nghi ngờ là cộng sản, hay làm lợi, làm gián điệp cho Liên bang Xô Viết. Trong liên hoan phim Oscars 2024 hai tuần trước, “Oppenheimer” đã được trao 7 giải, trong số đó có các giải phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất Christopher Nolan, diễn viên chính xuất sắc Cillian Murphy và diễn viên phụ xuất sắc Robert Downey Jr. Giáo sư J. Robert Oppenheimer là lý thuyết gia vật lý, giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Đại học Berkeley từ năm 1929 đến 1943. Sau đó được chính phủ Mỹ chọn làm khoa học gia đứng đầu dự án Manhattan Project và ông đã chiêu mộ nhiều giáo sư vật lý và nghiên cứu sinh từ Berkeley cùng tham gia. Khởi xướng qua lý thuyết từ Đại học U.C. Berkeley, được đưa qua trung tâm thí nghiệm ở Los Alamos, tiểu bang New Mexico để thử nghiệm và nước Mỹ đã thành công trong việc chế tạo ra những trái bom nguyên tử đầu tiên. Tổng thống Harry Truman đã ra lệnh cho ném những trái bom này xuống Hiroshima ngày 4/8 và Nagasaki ngày 6/8/1945 khiến Nhật phải đầu hàng, đưa đến việc chấm dứt Thế chiến II. Khi gặp Tổng thống Truman, Oppenheimer tỏ ra không vui vì sức tàn phá của bom làm chết hàng trăm nghìn dân Nhật và quan ngại khi thấy chính phủ tùy tiện sử dụng bất kể hậu quả. Tổng thống Mỹ thì tỏ vẻ thất vọng và không muốn gặp “crying baby” nữa, ám chỉ nhà khoa học đã chế ra hai trái bom nguyên tử đầu tiên cho nước Mỹ. Ba giáo sư U.C. Berkeley trong thập niên 1930 là Robert Oppenheimer, bên trái, Glenn Seaborg và Ernest Lawrence
Nguồn hình ảnh, BerkeleySide.org Chụp lại hình ảnh, Ba giáo sư U.C. Berkeley trong thập niên 1930 là Robert Oppenheimer (bên trái), Glenn Seaborg và Ernest Lawrence Là cố vấn cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của Hoa Kỳ, Giáo sư Oppenheimer lại không tán đồng việc nghiên cứu, chế tạo bom khinh khí hyđrô trong cuộc chạy đua vũ khí với Liên Xô, vì thế một số chính trị gia Mỹ đã đặt nghi vấn về lòng trung thành của nhà khoa học gốc Do Thái với nước Mỹ qua sự kiện ông từng có quan hệ với những đảng viên cộng sản Mỹ khi ở Berkeley, vợ ông là Katherine “Kitty” Puening cũng từng theo cộng sản. Một ủy ban gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ sau khi nghe điều trần đã quyết định không gia hạn giấy đặc quyền về an ninh –Security Clearance – cho ông. Đó là không gian nước Mỹ của thập niên 1950 khi mà trong Quốc hội Mỹ ủy ban điều tra những cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với cộng sản. Những cảnh trong phim như tháp Campanile, khu nhà lưu trú của các giáo sư, phòng học trong LeConte Hall nay trông vẫn quen thuộc như xưa. Chỉ có điều là trong những năm gần đây tên của tòa nhà khoa vật lý, nơi Oppenheimer có văn phòng, nhà trường đã xóa tên LeConte vì nhà khoa học này từng ủng hộ quan điểm “da trắng thượng đẳng”. Hôm 10/3 vừa qua, khi nam diễn viên xuất sắc Cillian Murphy lên nhận giải Oscars 2024, ông đã có phát biểu cho thấy thực tế hôm nay giống như thế giới 70 năm trước đây: “Chúng tôi làm phim về nhân vật đã chế ra bom nguyên tử, làm cho thế giới tốt hơn hay xấu đi, thì tất cả chúng ta hiện như đang sống trong thời đại của Oppenheimer.” Đó là một thế giới hiện có nhiều chia rẽ, xung đột và chiến tranh. Cũng như nước Mỹ cũng đã chia rẽ trong thời Chiến tranh Việt Nam và nay đang phân cực trong chính trị nội bộ có thể đưa đến bạo động. Bài viết kể về trải nghiệm và thể hiện văn phong của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California, Mỹ.

Tuesday, March 12, 2024

Mô hình quản trị đại học Mỹ: Hai điểm không phù hợp với Việt Nam?

07 03 2024 Mô hình quản trị đại học Mỹ: Hai điểm không phù hợp với Việt Nam? Neal Koblitz Vài năm trở lại đây, phía Mỹ đã có một số nỗ lực giới thiệu hệ thống và tổ chức kiểu Mỹ tới lĩnh vực sau đại học ở Việt Nam. Đại học Fulbright được thành lập ở Việt Nam tám năm trước và USAID vừa có một dự án hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, mô hình quản trị đại học Mỹ mà quan chức và các cơ quan Chính phủ Mỹ muốn xuất khẩu sang Việt Nam không hề phù hợp và do vậy, lời khuyên của họ không thực sự đáng tin cậy. Học phí của các trường đại học ở Mỹ đắt đỏ hơn nhiều so với mức tiết kiệm trung bình của người Mỹ khoảng 20.000 USD. Dưới đây là hai điểm không phù hợp có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới giáo dục đại học ở Việt Nam. – Các trường đại học lớn ở Mỹ được quản trị bởi một hệ thống tổ chức hành chính to lớn cồng kềnh và đắt đỏ. Đó là một trong những lí do chính khiến các trường Đại học Mỹ thu học phí rất cao. Tài trợ của chính phủ và đóng góp của các cựu sinh viên giàu có không đủ để chi trả cho bộ máy khổng lồ này. Học phí vẫn là nguồn doanh thu chủ yếu của đa số các trường đại học và nó đã tăng với tốc độ gấp đôi so với chỉ số giá tiêu dùng – vốn để đo mức độ lạm phát. Tôi là một trong số những “cán bộ học thuật” – những người làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Washington. Theo Wikipedia, có gần 6.000 cán bộ như tôi ở trường nhưng có tới hơn 16 nghìn “cán bộ quản lý” – những người vận hành bộ máy quản trị khổng lồ của trường. Website của trường ước tính học phí và chi phí ăn ở cho một sinh viên năm nhất vào khoảng 35.000 USD với sinh viên đến từ bang Washington và 64.000 USD với sinh viên ngoài bang hoặc sinh viên quốc tế, những người phải trả học phí cao hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đại học của tôi là đại học công lập; các đại học tư còn đắt đỏ hơn. Chẳng hạn như Đại học Stanford ở California ước tính chi phí một năm vào khoảng 88.000 USD cho cả sinh viên ở trong bang và ngoài bang. Để tiện bề so sánh, trung bình một người Mỹ hiện có khoảng 20.000 USD trong tài khoản tiết kiệm. – Những người quản lý và hội đồng tín thác thường có xu hướng nhìn một đại học như một công ty và sinh viên là khách hàng. Điều này khiến họ sử dụng một hệ thống khuyến kích “ngược”, theo đó họ động viên các khoa hạ chuẩn chuyên môn của khối đại học để làm hài lòng cả những sinh viên yếu nhất. Điều này dẫn đến việc “ngu hóa” các môn học (giảm nhẹ nội dung và khiến nó dễ hơn) và sự lạm phát điểm khủng khiếp (tăng điểm cho sinh viên mà không đòi hỏi họ phải cố gắng hơn). Những mô tả dự án do cán bộ Mỹ vẽ nên để nâng cao giáo dục đại học của Việt Nam đọc giống như một quảng cáo bóng bẩy của một công ty Mỹ đang bán hàng. Việc đánh giá tác động thực sự của những chương trình này sẽ như thế nào từ những thông tin đó là không thể, bởi những thông tin đó là không hề đủ để trả lời một số câu hỏi cơ bản nhất định. Những mô tả dự án do cán bộ Mỹ vẽ nên để nâng cao giáo dục đại học của Việt Nam đọc giống như một quảng cáo bóng bẩy của một công ty Mỹ đang bán hàng. Việc đánh giá tác động thực sự của những chương trình này sẽ như thế nào từ những thông tin đó là không thể, bởi những thông tin đó là không hề đủ để trả lời một số câu hỏi cơ bản nhất định. Trọng tâm của lời hứa hẹn mà các dự án từ phía Mỹ thông thường là muốn cải tiến “quản trị đại học”, nâng cao “năng lực quản trị,” và giúp một trường đại học triển khai một “hệ thống quản lý hiệu quả công việc” Câu đầu tiên mà ta nên hỏi là: “Đại học đó cần phải tuyển dụng bao nhiêu người để triển khai “quản trị đại học” và “quản lý hiệu quả công việc” kiểu này”? Liệu có phải tăng “năng lực quản trị” đồng nghĩa với việc làm phình to bộ máy quản lý nhưng vẫn giữ nguyên số lượng cán bộ giảng dạy – và như vậy là tăng tỉ lệ giữa số lượng nhà quản lý với các giáo sư và giảng viên? Nghe giống như một con đường dẫn đến sự phình đại bộ máy quan liêu tại các đại học Việt Nam. Đến đây, lại phát sinh một câu hỏi nữa: Ai sẽ chi trả cho việc mở rộng bộ máy quản trị đại học như vậy? Ai sẽ trả tiền để xây những tòa nhà để chứa hệ thống này? Nguồn vốn nào để trả lương cho những cán bộ phi giảng dạy và nghiên cứu mới? Liệu Chính phủ Việt Nam có đồng ý trả không? Liệu chính phủ có vay nợ của World Bank để trói Việt Nam vào những món nợ mới trong hàng thập kỉ tới? Hay là gánh nặng đó sẽ đặt lên vai sinh viên, phải trả học phí đắt hơn? Trong trường hợp này, chỉ có những gia đình giàu có hơn mới có khả năng đảm bảo việc học đại học cho con cái mình. Một điều rõ ràng là phía Mỹ sẽ chỉ đóng góp rất ít trong lượng kinh phí này. Các cơ quan công lẫn tư của Mỹ hiếm khi muốn tài trợ cho các trường đại học ở quốc gia khác, kể cả các trường đó là chi nhánh của các Đại học Mỹ. Và chi phí cần thiết để xây dựng một khuôn viên Đại học kiểu Mỹ – hoặc để nâng quy mô của một khuôn viên đại học để dung chứa một bộ máy quản trị lớn hơn theo đề xuất của những người Mỹ – là rất lớn, chưa kể đến những chi thường xuyên về sau liên quan đến việc bảo trì và trả lương. Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), mở ra với nhiều sự chào đón nồng nhiệt vào năm 2016, liên tục trì hoãn việc xây dựng cơ sở mà họ dự định. Hẳn là hội đồng quản trị FUV không biết làm sao để kiếm được một lượng tiền khổng lồ cần thiết để xây dựng và điều hành đại học của họ. Xuất phát từ một tình huống đặc biệt liên quan đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ vào năm 1994, vào năm 2014, Quốc hội Mỹ dành 20 triệu USD để khởi động FUV. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sẽ không cho thêm đồng nào nữa, và ngay từ đầu, một điều rõ ràng là để xây dựng một khuôn viên đại học mới cần hơn rất, rất nhiều 20 triệu USD. Đại học Fulbright Việt Nam. Nguồn ảnh: Fanpage FUV Tôi chỉ biết duy nhất một lần trong lịch sử khi Chính phủ Mỹ, cùng với các quỹ tư nhân đã hào phóng tài trợ cho việc thiết lập một đại học chất lượng cao ở một quốc gia đang phát triển. Đó là vào đầu những năm 1960. Trong một chuyến viếng thăm chính thức Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đề nghị Tổng thống Kennedy tài trợ một đại học kĩ thuật ở Kanpur. Trong bối cảnh địa chính trị của Chiến tranh Lạnh, việc kéo Ấn Độ (quốc gia trung lập lớn nhất trên thế giới) gần hơn với phương Tây và xa khỏi khối Soviet là mục tiêu quan trọng chiến lược. Kennedy hiểu rằng nếu ông ta nói “không” với yêu cầu của Nehru, Nehru sẽ quay sang nhờ sự giúp đỡ của Thủ tướng Soviet Khrushchev và Khrushchev sẽ đồng ý. Vậy là Kennedy nói “đồng ý”. Và Viện Công nghệ Ấn Độ ở Kanpur trở thành một trong những Đại học hàng đầu Ấn Độ. Nhưng một thời kì hoàn toàn khác và chẳng có lí do gì nghĩ rằng điều tương tự như vậy sẽ diễn ra ngày nay. **** Nhiều câu hỏi khác cũng cần phải đặt ra về “hệ thống quản lý hiệu quả công việc” mà phía Mỹ muốn xuất khẩu sang Việt Nam. Hệ thống này sẽ đánh giá hiệu quả công việc của ai? Đánh giá như thế nào? Ai đánh giá? Sử dụng phương pháp gì để đánh giá? Ví dụ, liệu năng suất nghiên cứu sẽ được đo lường bởi số công bố, bằng số trang của tất cả các công bố cộng lại, bằng chỉ số trích dẫn, bằng thư từ các đồng nghiệp đánh giá chất lượng của nghiên cứu, hay bằng cách nào khác nữa? Liệu phương pháp đánh giá có dựa trên đặc trưng từng lĩnh vực? Liệu với toán học có khác với y học không? Làm thế nào để hệ thống đánh giá hiệu quả công việc này tương thích với nguyên tắc, quy cách, tiêu chuẩn trong những ngành khác nhau? Có quy trình nào hóa giải những tranh cãi và bất đồng về phương pháp đánh giá? Liệu có một quy trình khiếu nại trong trường hợp các nhà nghiên cứu cảm thấy hiệu quả công việc của họ bị đánh giá bất công không? Hiệu quả công việc sẽ được đánh giá như thế nào trong những lĩnh vực gây tranh cãi như kinh tế, lịch sử, xã hội học và khoa học chính trị hay không? Làm thế nào để các hoạt động của nhà nghiên cứu nằm ngoài thể thức thông thường – chẳng hạn như kết nối với công chúng và trường học – được tính toán trong thang đo hiệu quả công việc? Liệu chương trình quản lý hiệu quả công việc có đo lường tất cả các khoa bằng một loạt tiêu chí giống hệt nhau? Liệu những người quảng bá hệ thống quản lý hiệu quả công việc của USAID có dám tuyên bố chỉ cần một phương pháp để đánh giá các khóa học nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, khoa học máy tính, kỹ thuật hóa học và kinh doanh? Làm sao để hệ thống này sẽ cân nhắc sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ? Bằng chứng nào cho thấy hệ thống quản lý hiệu quả công việc nhập khẩu từ Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả hơn cách mà Việt Nam hiện nay đang làm? Cuối cùng, bằng chứng nào cho thấy hệ thống quản lý hiệu quả công việc nhập khẩu từ Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả hơn cách mà Việt Nam hiện nay đang làm? Trong nội dung quảng cáo về chương trình của mình, USAID đề cập rất nhiều đến “chuẩn đầu ra.” Họ hứa hẹn rằng sẽ “tăng chuẩn đầu ra” và cũng tăng “khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp.” Nhưng không rõ USAID sẽ đo lường chuẩn đầu ra như thế nào. Họ định dùng điểm số cao trong các khóa học như một bằng chứng về đầu ra (như thế thì tất yếu sẽ khuyến khích việc lạm phát điểm số, giống như Mỹ)? Hay họ định dùng một bài kiểm tra chuẩn hóa nào đó? Ai được trao trách nhiệm đánh giá sinh viên đã học được bao nhiêu? Những người trong hay ngoài ngành học? Các giáo sư hay nhà quản lý? Hay chính bản thân sinh viên? Ở Mỹ, các nhà quản lý có xu hướng đặt sai niềm tin vào đánh giá của sinh viên về khóa học – tức là, các bảng hỏi sinh viên về ý kiến của họ đối với giảng viên. Tuy nhiên, một bài báo đăng tải ngày 4/12/2023 trên tờ The Chronicle of Higher Education (Biên niên sử về giáo dục đại học) của biên tập viên cao cấp Len Gutkin phân tích các nghiên cứu về sử dụng đánh giá của sinh viên đối với khóa học, và kết luận rằng lý thuyết cho rằng chất lượng giảng dạy có thể đo lường dựa trên đánh giá của sinh viên là “khoa học rác”. Một vài nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu cẩn trọng thực hiện tại Học viện Hàng không Hoa Kỳ phát hiện rằng các sinh viên học được ít hơn từ những giáo viên họ đánh giá cao so với những người họ không thích lắm. Có một tương quan khá rõ giữa điểm đánh giá của sinh viên với sự cho điểm dễ dãi của giảng viên. Áp lực phải được đánh giá cao đặc biệt đè nặng lên những cán bộ thời vụ – những người được tuyển dụng theo định kì hằng năm để dạy những khóa học ở trình độ thấp hơn (“thời vụ” nghĩa là họ không có một bảo đảm nghề nghiệp nào hết) – và bởi vậy thông lệ phụ thuộc vào phản hồi của sinh viên để đánh giá giảng viên đã đặt họ dưới áp lực phải nâng điểm cực lớn. Rõ ràng là các nhà toán học, khoa học và học giả ở Việt Nam có đủ năng lực để phát triển một hệ thống quản trị đại học và quản lý chất lượng mà không cần đến tư vấn sai lầm của USAID. Vào năm 1990, tôi có viết một bài báo có tựa đề “Liệu đánh giá của sinh viên có bất công với nữ giới” cho Tạp chí của Hiệp hội Nữ giới trong Toán học. Ở thời điểm đó đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, đứng trước hai bản mô tả giáo viên giống hệt nhau, ngoại trừ cái tên, sinh viên có xu hướng đánh giá mô tả đó cao hơn nếu giảng viên đó có cái tên của nam giới thay vì nữ giới. Tôi kết luận rằng những nhà quản lý nên cẩn trọng về việc sử dụng đánh giá của sinh viên, bởi vì đánh giá nhân viên dựa trên các dữ liệu phân biệt đối xử với phụ nữ là trái pháp luật và không phù hợp với đạo đức. Bài báo của Len Gutkin chỉ ra rằng thiên kiến của sinh viên đối với phụ nữ hiện cũng được liên tục ghi nhận trong các nghiên cứu gần đây. Mặc dù hầu hết nghề nghiệp trong giới học thuật đã có tiến bộ trong việc giảm phân biệt đối xử với phụ nữ và người thuộc chủng tộc thiểu số, việc dựa quá nhiều vào đánh giá của sinh viên đối với giảng viên vẫn là một trở ngại trong việc thăng tiến đối với những nhóm người vốn có lịch sử là nạn nhân của phân biệt và đối xử tàn tệ. Một lần nữa, chúng ta cần phải hỏi rằng liệu việc đánh giá chuẩn đầu ra theo đề xuất của USAID có đòi hỏi phải tuyển thêm những người phi giảng dạy và nghiên cứu không? Nếu có thì nó sẽ mở rộng bộ máy và tăng chi phí tại các đại học ở Việt Nam lên bao nhiêu? Liệu cụm từ “tăng khả năng được tuyển dụng của các sinh viên tốt nghiệp” có ngầm ý rằng các ngành học hướng đến những công việc được trả lương cao sẽ được ưu tiên hơn các ngành trong khối công lập, chẳng hạn như phần lớn các vị trí trong ngành khoa học cơ bản? Liệu ngành kinh doanh hay quản trị có được ưu ái hơn ngành toán học, hóa học và vật lý? Mặc dù tôi có nhiều nghi ngờ về giá trị lời khuyên và “hỗ trợ” trong các chương trình của Mỹ đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, tôi vẫn tin rằng có nhiều ý tưởng hữu ích mà Việt Nam có thể nhập khẩu từ nước tôi. Chúng tôi có vài thành công trong việc tích hợp các ứng dụng trong các chương trình giảng dạy toán học và dần thoát li khỏi cách tiếp cận hẹp và kinh viện trong việc giảng dạy toán. Chúng tôi cũng phát triển các môn liên ngành cho sinh viên. Chúng tôi có các tài liệu tốt về ứng dụng và bồi dưỡng chuyên sâu toán học xuất bản dưới dạng sách giáo khoa, sách bài tập hoặc video trên Youtube – rất rẻ hoặc miễn phí. **** Việt Nam có nền tảng vững chắc trong nhiều lĩnh vực học thuật, bao gồm cả toán học. Tôi tin rằng không có bất cứ ở đâu trong lịch sử mà một đội quân du kích cách mạng có thể xuất bản một cuốn sách toán như ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, khi Việt Minh xuất bản sách giáo khoa về hình học của giáo sư Hoàng Tụy. Tôi ước giá như ở Mỹ, người ta cũng có một sự tôn trọng rộng rãi đối với giáo dục và với người thầy như ở Việt Nam. Rõ ràng là các nhà toán học, khoa học và học giả ở Việt Nam có đủ năng lực để phát triển một hệ thống quản trị đại học và quản lý chất lượng mà không cần đến tư vấn sai lầm của USAID.□ Hảo Linh dịch Neal Koblitz Giáo sư Toán học tại Đại học Washington

Saturday, March 9, 2024

Chiêm bái Phật ở Trúc Lâm Yên Tử

March 7, 2024 Trần Tiến Dũng Phố Thợ Nhuộm, lúc người Hà Nội chuẩn bị một ngày mới, trên vỉa hè vài hàng chè sáng vẫn còn đàn ông y phục chỉnh tề ngồi uống chè nóng, hút thuốc lào. Nhìn họ, những lữ khách từ miền Nam chúng tôi như bắt gặp đúng chất người thị dân 36 phố phường, ý nghĩ thoáng qua là: Giữa “cơn bão” các thức uống buổi sáng du nhập tạp nham, thì sự sống sót của văn hóa uống chè cốc, chè xu xứng đáng được công nhận tôn vinh là văn hóa phi vật thể.
Phía núi cánh cung Đông Triều Đi về phía hướng Đông Hà Nội, dù ngồi ngắm cảnh từ xe, cũng dễ cảm nhận sự phát triển nhanh hạ tầng, khu công nghiệp không chỉ của các thương hiệu toàn cầu Nhật, Hàn… đang tận dụng nhân công giá thấp, mà cũng thấy đời sống sinh hoạt của phần lớn người dân trở nên nề nếp, tươm tất hơn xưa. Hẳn nhiên nhìn nhận sự phát triển đó chỉ có từ điểm nhìn của người miền Nam, nhất là miền Tây Nam bộ, nơi mà sau gần nửa thế kỷ, điều mà đại đa số cư dân miền Nam có được vẫn chỉ là đủ ăn với hạ tầng sinh sống hầu như chỉ khá chútchút. Nói vậy cho bớt nỗi buồn miền Nam mình đã bị khai thác như một thứ chiến lợi phẩm sau 1975. Trên đường đi về phía dãy núi Đông Triều – Quảng Ninh, xe dừng nghỉ ở một điểm vừa là cửa hàng đặc sản địa phương vừa là siêu thị tạp phẩm nhỏ. Những tiểu chủ người Bắc ngày nay biết kinh doanh đúng kiểu thị trường tư bản hơn ngày xưa. Trong vài chục phút, du khách được nghe quảng cáo không thiếu thứ hàng hóa gì, từ đồ gỗ thủ công khai thác từ rừng nguyên sinh, đến hàng chục thứ bánh đậu xanh và hàng trăm mặt hàng chế biến đạt đủ loại tiêu chuẩn “quốc tế”. Có lẽ đây là phong cách bày-khoe chưa từ bỏ được có từ thời cửa hàng mậu dịch tem phiếu XHCN. Nhìn bề ngoài, rừng cấm trên dãy Đông Triều còn có vẻ nguyên sinh, không khí mùa hè Quảng Ninh mát dịu hẳn, và đó là sự cám ơn đầu tiên của du khách từ nơi xa đến với xứ cực Bắc mùa hè nóng ẩm.
Hài hòa với cảnh quan tinh khiết Kìa, Yên Tử! Từ chân núi, hẳn hầu hết du khách ngày nay đều có chung câu hỏi: Vì sao mà hàng trăm năm trước, lúc vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần chói lọi sử sách đã chọn sống và tu nơi hoang vu, rừng thiêng nước độc này? Hầu hết đỉnh cao của dãy cánh cung Đông Triều đều dựng đứng. Ngọn Yên Tử uy linh dường như càng định thế gây khó cho người phàm lai vãng. Huyền nhiệm thay Dân Tộc và Chánh Pháp đã hội chân mạng đế vương và đại căn chân tu! Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là đích trưởng tử của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều. Năm 1274, ở tuổi 16, Trần Khâm được vua cha sắc phong làm Hoàng thái tử. Trần Thánh Tông cũng lập trưởng nữ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (tức Khâm Từ Hoàng hậu sau này) làm Thái tử phi. Tuy ở ngôi thái tử và có hôn nhân hạnh phúc, Trần Khâm có chí hướng xuất gia theo Phật. Ông đã nhiều lần xin nhường ngôi Thái tử cho em là Tá Thiên vương Trần Đức Việp nhưng không được vua cha chấp thuận. Có lần, Trần Khâm nhân đêm khuya vượt thành đi vào núi Yên Tử ẩn tu, đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời sáng. Ông đã thấm mệt nên vào nghỉ trong tháp. Sau Trần Thánh Tông và hoàng hậu biết tin, sai quan quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô; Trần Khâm bèn miễn cưỡng nhận ngôi thái tử. Nơi ngài Trần Khâm – người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm – đã leo núi và thấm mệt trong lần định trốn đi tu đầu tiên, có lẽ chỉ lưng chừng núi, chính là nơi có chùa Phù Vân, xây dựng từ thời nhà Lý. Sau này khi vua Lê Thánh Tông đến viếng Trúc Lâm Yên Tử, chắc lên đến đây cũng thấy mệt, ngồi nghỉ ngơi và thấy chùa cảnh đẹp, nên ngài đổi tên là chùa Hoa Yên. Ngày nay, người hành hương Việt, có khách ngoại quốc, dù leo núi bằng chân hay đi cáp treo lên Yên Tử Thiêng hẳn đều có cảm giác rất mệt không khác các ngài hiền nhân xưa. Và trước cảnh đẹp tuyệt thế của núi Yên Tử, chùa Hoa Yên, họ sẽ vừa thở dốc vừa thì thầm niệm lời tri ơn hướng về núi thiêng, cảm tạ các vị tiền nhân thường dân dầy công mở núi lẫn các vị đại nhân tu hành hiển thánh đắc đạo. Có lẽ trong các thánh tích tôn giáo của thế giới, nơi mọi tín đồ đều nguyện được đến ít nhất một lần trong đời thì Trúc Lâm Yên Tử là một trong những nơi cô tịch, thanh tịnh nhất. Toàn cảnh kiến trúc tôn giáo dù nguyên thủy từ lúc khai sáng Thiền phái hoặc do các triều đại sau tôn tạo cũng đều hài hòa với cảnh quang tinh khiết, minh bạch tâm đạo công đức đại chúng cần lao, giáo hóa nhận thức chánh pháp thanh tịnh. Từ chùa Hoa Yên, leo dốc núi về phía Đông, qua hàng cây tùng cổ thụ rễ bám vào núi đá, du khách bắt gặp một ngôi chùa nhỏ chênh vênh trên vách núi. Đó là chùa Một Mái. Chùa xưa vốn là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần (thoát cõi trần) để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Sau khi đức Điều Ngự viên tịch, am xưa được dựng thành ngôi chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa là vòm động, một nửa mái chùa phô ngoài trời nên chùa có tên là Bán Thiên. Sau khi chiêm bái tượng cổ Trúc Lâm Tam Tổ, trong động núi đá chùa, người đàn ông trung niên giọng Bắc mà chúng tôi mới quen, nói: “Đấy, nói thì họ cho là phỉ báng chứ ngày nay người tu họ thích xây chùa hoành tráng, tượng thật to, ấy thế mà họ lại tưởng thay được đạo hạnh của người tu.” Quần thể chùa trên đỉnh Yên tử (ảnh: TK)
Ngay trong thời kỳ ngài làm vua, Trần Nhân Tông vẫn sống thanh tịnh trên tinh thần Phật giáo, ông từng ăn chay khổ hạnh đến mức thân hình gầy guộc, khiến Thượng hoàng phải ngăn lại. Sách Thánh Đăng Ngữ Lục kể: “Thánh Tông khóc, bảo: Ta nay già rồi, trông cậy một mình con, nếu con làm như thế thì sự nghiệp của Tổ tông sẽ ra sao? Ngài Trần Nhân Tông nghe vua cha nói vậy cũng rơi nước mắt.” Năm 1294, Thượng hoàng xuất gia tu Phật. Tháng 10 (Âm lịch) năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu Đà. Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu đà, hay Trúc Lâm Đại sĩ, và Giác hoàng Điều ngự. Ngài đã hợp nhất các tông phái tu Thiền Tông ở Đại Việt vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm. Du lịch tâm linh ngày nay đang thịnh hành, và trở thành “sản phẩm” trong một thị trường kinh doanh tôn giáo rất “hot” để các tập đoàn tư bản Đỏ sân trước sân sau của hệ thống cai trị hái ra tiền từ niềm tin tín ngưỡng của đại chúng. Dù đại chúng có bị xúc phạm trước các loại hình kinh doanh tâm linh, thần thánh có bị phỉ báng vì thói trục lợi thì dường như hàng triệu người Việt thuần hậu, chất phát, khi đứng trước núi thiêng Yên Tử, cũng thành tâm chiêm bái thánh tích, cho dẫu họ đủ sức hay không đủ khỏe để từ chân núi lên cao hơn 1,000m so với mặt nước biển. Từng người trong đoàn của chúng tôi, dù với tín ngưỡng khác nhau, nhưng ai cũng tự tìm thấy động lực và năng lượng để đến tận nơi chiêm bái các hương tích của vị danh nhân dân tộc đời nhà Trần, bậc chân tu. Từ đỉnh cao của dãy cánh cung Đông Triều quanh năm mây trời, hoa cỏ tươi xanh, vạn vật an bình, nếu con người hiện đại cần chiêm nghiệm hay cần một điểm tựa tinh thần thì có khi cùng đọc thêm thi phẩm truyền đời của ngài Điều Ngự, viết từ Yên Tử: CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền. Có báu trong nhà thôi tìm kiếm, Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền. (Bản dịch của thiền sư Lê Mạnh Thát) Chùa Một Mái, nơi vua Trần Nhân Tông ẩn cư, soạn kinh sách (ảnh: TK)
Những mái chùa với kiến trúc của người Việt, tạo nên một bản sắc đặc biệt ở Trúc Lâm Yên Tử (ảnh: TK)
Source: https://www.nguoi-viet.com/sai-gon-nho/chiem-bai-phat-o-truc-lam-yen-tu/

THỰC TẠI CỦA ĐỜI SỐNG

Nguyễn Thế Đăng Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thực trong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”. Thực tại của đời sống là chỗ hướng đến của mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo, dù thực tại ấy được diễn tả bằng nhiều từ ngữ, nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo ngôn ngữ, môi trường sống, khuynh hướng của từng dân tộc. Đạo Phật cũng có nhiều từ ngữ để diễn tả thực tại này, như “thật tướng của tất cả mọi sự”, “khuôn mặt xưa nay”, “tất cả các sự vật vốn thanh tịnh”, “pháp giới” (vũ trụ như thật)…Tất cả những pháp môn, những con đường của đạo Phật đều đưa con người đến chỗ thấy biết và sống hoàn toàn trong thực tại này. Sau đây sẽ trích ra một số câu để hiểu thực tại của đời sống theo Thượng sĩ Huệ Trung là thế nào. Thực tại của đời sống là vũ trụ được nhìn thấy như thật, mà Thượng sĩ gọi là “pháp giới”: Đó là “một nguyên lý xưa nay đồng”: Mê ngộ chẳng hai Mê đi sanh Không - sắc Ngộ đến không sắc - Không Sắc Không mê ngộ ấy Một lý xưa nay đồng. Vọng khởi ba đường khởi Chân thông năm mắt thông Niết bàn tâm lặng lặng Sanh tử biển trùng trùng. Chẳng sanh lại chẳng diệt Không thủy cũng không chung Chỉ mất đi nhị kiến Pháp giới thảy bao dung. Tạm nói đại ý: Mê thì thấy đời sống này chỉ toàn là sắc, là vật chất. Và tưởng rằng ngộ thì chỉ thấy Không, không có sắc nào, hình tướng nào cả. Nhưng ngộ thì không còn sự chia hai thực tại thành bên này là sắc, bên kia là Không. Cái “nhị kiến”, cái thấy có hai ấy, lại là nguồn cơn của sự tạo ra sanh tử. Cái thấy phân hai ban đầu ấy lại tạo ra vô số cái thấy phân hai khác, thành ra “biển sanh tử trùng trùng”. Trong khi ấy, thực tại của đời sống là “một lý xưa nay đồng”, “chẳng sanh lại chẳng diệt, không thủy cũng không chung”, “pháp giới thảy bao dung”, không có sự phân biệt, chia cách do “vọng tưởng khởi”. Như thế, thực hành là đưa mọi vọng tưởng phân biệt về pháp giới vô phân biệt để hoàn nguyên lại pháp giới y như nó là. Người thấy biết thật tướng của đạo Phật là sống trong “pháp giới thảy bao dung”. Thực tại tối hậu của con người, theo bài Phật tâm ca, là “Tâm, Phật, Phật tánh, bản thể như nhiên, chân tánh, pháp…” Tâm tức Phật, Phật tức tâm, Diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim Xuân đến, tự là hoa xuân nở Thu về, đâu chẳng nước thu trong. Thực tại “Tâm tức Phật, Phật tức tâm” này không phải giới hạn trong ‘tâm của tôi, tâm của anh’ hay ‘Phật ở đây và Phật ở kia’ mà mở rộng khắp tất cả thời gian, “diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim”. Thực tại ấy cũng mở rộng, có mặt khắp tất cả không gian, trong tất cả sự vật, “Xuân đến, tự là hoa xuân nở. Thu về, đâu chẳng nước thu trong.” Nói cách khác, tất cả sự vật, con người, tất cả thời gian và không gian đều là sự biểu lộ thành hình tướng của thực tại “tâm tức Phật, Phật tức tâm”. Vũ trụ chia cắt, phân mảnh của người bình thường biến thành “pháp giới thảy bao dung” của bậc chứng ngộ. “Tâm tức Phật, Phật tức tâm” là thực tại mà mỗi chúng sanh đều có (“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” - Kinh Đại Bát Niết Bàn), có điều bị che lấp và chia cắt bởi vô số phiền não và chấp bám. Một hành giả là người tìm cách thấy và hòa nhập, hợp nhất với thực tại này, dù chỉ được từng phần trong Mười Địa. Tâm của muôn sự tức Phật tâm Phật tâm lại cùng tâm ta hợp Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim. (Bài ca Phật tâm) Tâm của tất cả các sự, từ vật không có sự sống đến các sự vật có sự sống, cho đến con người và các loài chúng sanh đều cùng chung một Phật tâm này. Phật tâm là nền tảng, là môi trường cho mọi sự vật, mọi loài xuất hiện, tùy theo nghiệp của mình. Phật tâm thấu suốt qua tất cả và hợp nhất tất cả. Dùng một thành ngữ khác, Phật tâm là pháp giới Nhất Chân. Sở dĩ con người đi lang thang, lạc loài trong một thế giới đầy dẫy sự khác biệt nhau, dần dần chống đối lẫn nhau, bởi vì không nhận ra cội nguồn chung, nền tảng chung là Phật tâm này. Cho nên muốn giải thoát khỏi ảo ảnh, vọng tưởng tạo ra thế giới khác biệt, xung đột ấy phải thấy ra Phật tâm và dần dần hợp nhất với Phật tâm ấy. Phật tâm lại cùng tâm ta hợp Sự hợp nhất với Phật tâm đem lại hạnh phúc, an vui. Ngược lại sự hợp nhất với sanh tử với muôn ngàn sai khác đem lại khổ đau. Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim Phật tâm ấy là Pháp (viết hoa) vốn như nhiên, thông suốt xưa nay. Vốn như nhiên là vẫn hằng như vậy không thay đổi, hao mòn theo thời gian và không gian. Nói theo Kinh Đại Bát Nhã thì dù đức Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không thì pháp tánh vẫn như vậy, và không do bậc Giác ngộ làm ra, không do các bậc thánh làm ra. Vốn như nhiên nghĩa là không lệ thuộc vào không gian thời gian hay do con người thấy biết hay không thấy biết nó. Không tùy thuộc vào không gian, thời gian, nằm ngoài sự phân chia chủ thể và đối tượng, ta và người, nên Pháp luôn luôn ở trước mắt, dù có người thấy hay không thấy. Vốn như vậy sáng ngời thông suốt xưa nay nghĩa là luôn luôn hiện diện trước mặt (hiện tiền). Cho nên trong phần Tụng Cổ, có nêu bốn câu Kinh Hoa Nghiêm để chỉ thực tại hiện tiền: Tất cả pháp chẳng sanh Tất cả pháp chẳng diệt Nếu hiểu được như vậy Chư Phật thường hiện tiền. Thượng sĩ nói: “Hãy xem! Hãy xem!” Trong bài Phàm thánh chẳng hai, Thượng sĩ có câu nói: “Anh thấy chăng?” (Quân bất kiến). Đạo Phật giúp chúng ta thấy và sống hợp nhất với thực tại “như nhiên suốt cổ kim” của đời sống vậy. Source:

Kỷ niệm 160 năm thành lập Sở Thú Sài gòn (1864-2024)

Kỳ quan độc đáo ở Sài Gòn, từ bàn tay một người Pháp Kỷ niệm 160 năm thành lập Sở Thú Sài gòn (1864-2024) March 8, 2024 Huỳnh Duy Lộc/SGN LTS: Người Pháp đến Việt Nam bằng một cuộc xâm lược, nhưng khi phải trả lại nền độc lập cho Việt Nam, họ cũng để lại nhiều kỳ quan ở Sài Gòn, như Vương Cung Thánh Đường, Sở Dây Thép Sài Gòn… nhưng công phu và có tầm khoa học vượt trội ở Đông Nam Á, là Vườn Bách Thảo. Trước năm 1975, người dân hay gọi là Sở Thú, nay gọi là Thảo Cầm Viên. Cùng quay lại, và tìm hiểu về công trình này, qua bàn tay tạo dựng của nhà thực vật học người Pháp Jean- Baptiste Louis- Pierre, giám đốc đầu tiên của Sở Thú sau 160 năm. Ngày 23 Tháng Ba năm 1864, Đề Đốc Pierre Paul de La Grandière ký nghi định thành lập Vườn Bách Thảo (Jardin Botanique) trên mảnh đất có diện tích 12 ha (120.000 m2) gần rạch Thị Nghè mà người Pháp gọi là “Arroyo d’ Avalanche” với chức năng sưu tập các loài động – thực vật đặc hữu của Nam kỳ và 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Cao Miên, Lào) và du nhập, ươm trồng một số giống cây phục vụ cho việc trồng cây trên đường phố Sài Gòn – Gia Định. Ngay sau đó, một kỹ sư và bác sĩ thú y trong quân đội tên Alphonse Germain được giao nhiệm vụ khai phá 12 ha gần rạch Thị Nghè để lập ra Vườn Bách Thảo. Công việc xây cất xe được tiến hành nhanh chóng và Tháng Ba năm 1865, Vườn Bách Thảo đã mở cửa đón khách tham quan. Vì thấy Vườn Bách Thảo sẽ tiếp tục phát triển và có quy mô càng ngày càng lớn hơn, ngày 23 Tháng Ba năm 1865, chính quyền Pháp đã mời nhà thực vật học người Pháp Jean- Baptiste Louis- Pierre đang phụ trách Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) về làm giám đốc Vườn Bách Thảo và bách thú Sài Gòn (Jardin botanique et zoologique de Saigon) và bộ sưu tập đầu tiên hình thành do công sức của ông gồm 63 loài chim, 29 loài thú và 13 loài bò sát. Jean- Baptiste Louis- Pierre sinh ngày 23 Tháng Mười năm 1833 trong gia đình một doanh nhân trồng mía trên đảo Réunion thuộc Pháp, sang thủ đô Paris của nước Pháp học y khoa rồi học chuyên sâu về thực vật học tại Strasbourg. Khi gia đình ông bị phá sản vào đầu những năm 1850 do một cơn bão tàn khốc quét qua đảo Réunion và những nô lệ làm việc trong đồn điền của cha ông được giải phóng,ông đã bỏ học để làm việc cho Cơ Quan Lâm Nghiệp Hoàng gia Anh (British Imperial Forestry Service) tại Calcutta (Ấn Độ) do ngài Dietrich Brandis, cha đẻ của “ngành lâm nghiêp nhiệt đới”, làm giám đốc. Ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ những nhà lâm nghiệp tại Calcutta, được bổ nhiệm làm giám đốc Vườn Bách Thảo Calcutta. Tiếng tăm lừng lẫy của Jean- Baptiste Louis- Pierre khi làm giám đốc Vườn Bách Thảo Calcutta đã khiến cho các viên chức Bộ Hải Quân Pháp chú ý tới ông vào năm 1865, khi Vườn Bách Thảo Sài Gòn bắt đầu được xây dựng vào năm trước để sưu tập các loài động, thực vật phục vụ cho sinh hoạt kinh tế. Ông làm Giám Đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn từ năm 1865 tới năm 1877, tạo lập cơ sở ban đầu, sưu tập những loài thú và cây trồng quý hiếm từ nhiều nơi khác nhau ở châu Á. Ông đã tự mình sưu tầm nhiều loài động, thực vật bằng tiền túi, và trong 12 năm làm giám đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, ông đã dành phần lớn thời gian phối hợp những cây cỏ trong rừng và cây cỏ trên thảo nguyên, hình thành bộ sưu tập cá nhân động, thực vật miền nhiệt đới phong phú nhất. Vườn Bách Thảo thời đầu xây dựng (ảnh Wiki)
160 năm qua, người ta vẫn nhớ tới Jean- Baptiste Louis- Pierre vì những đóng góp của ông cho việc làm đẹp những chốn công cộng của thành phố Sài Gòn. Trong những vườn ươm rộng lớn ở Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn và vườn của Dinh Norodom, ông đã ươm trồng nhiều loại cây và bụi cây về sau sẽ được trồng để tạo bóng mát trên những đại lộ, những công trường và công viên của thành phố Sài Gòn. Ông đặc biệt chú ý tới vườn bách thảo của thành phố về sau sẽ mang tên Công Viên Tao Đàn, nơi ông cho trồng nhiều loại cây quý hiếm đến mức nó có biệt danh “Rừng Boulogne của Sài Gòn”. Dưới sự chỉ huy tạo dựng của Jean- Baptiste Louis- Pierre, Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn đã có đóng góp lớn lao vào sự phát triển của nông nghiệp ở Nam kỳ vì các vườn ươm ở đây đã tạo ra nhiều loại cây ăn quả và nhiều loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, vào năm 1875, công việc nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng đã vượt quá khả năng của Vườn Bách thảo và bách thú Sài Gòn nên Jean- Baptiste Louis- Pierre được khuyến cáo lập ra một trang trại rộng 120 ha trên khu đất của chùa Ao (Pagode des Mares) gần đường Phạm Viết Chánh và đường Cống Quỳnh hiện nay. Trong những năm sau đó, trang trại thử nghiệm gần chùa Ao đã có những nghiên cứu thành công, phát triển hoàn thiện nhiều giống cây cà phê, xoài, dứa, cây đay, cây chàm và cây mía đầu tiên của Việt Nam. Khu Đền Kỷ niệm được dựng lên trong Vườn Bách Thảo sau 1956. (Ảnh: Heritage)
Khu Đền Kỷ niệm được dựng lên trong Vườn Bách Thảo sau 1956. (Ảnh: Heritage) Trong 12 năm làm giám đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, Jean- Baptiste Louis- Pierre cũng giảng dạy thực vật học tại Trường Hậu bổ (Collège des Stagiaires) và ông được tặng biệt danh “Pétrus Botanico” (phỏng theo tên Pétrus Ký). Ông trở về Paris vào năm 1877 để dành nhiều thời gian cho những công trình nghiên cứu của mình và thời gian này là lúc ông viết tuyệt tác của ông là tác phẩm “Flore forestière de là Cochinchine” (Thực vật rừng của Nam kỳ) được in thành nhiều tập từ năm 1881 đến năm 1894. Tác phẩm này của ông được xưng tụng là tác phẩm quan trọng nhất viết về thực vật rừng của vùng nhiệt đới; những người đương thời đã gọi đây là “một tác phẩm khoa học đồ sộ”, một “cuốn Kinh thánh dành cho những nhà thực vật học hiếu kỳ muốn tìm hiểu hệ thực vật của thuộc địa ở miền nhiệt đới”. Trong những năm cuối đời, ông viết nhiều bài báo khoa học cho các tạp chí khoa học như Bulletin du Jardin colonial, Bulletin de la Société Linéenne de Paris và Bulletin du Musée de Paris. Nhiều giống cây trồng đã được đặt tên theo tên ông, trong đó có pierreodendron thuộc họ Sapôchê và pierra thuộc họ Mùng quân. Jean- Baptiste Louis- Pierre (1833-1905)
Jean- Baptiste Louis- Pierre từ trần ngày 30 tháng 10 năm 1905 tại Saint-Mandé, ngoại ô phía Đông của thủ đô Paris. Vào Tháng Hai năm 1933, để ghi nhớ công lao của ông, Hội Đồng Khoa Học Pháp đã cho xây cột bia tưởng niệm ông trong Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn. Cội bia này đã được sửa chữa vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài gòn vào năm 1994. Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, gọi đúng theo tên ban đầu được đặt, được tu sửa, tái thiết và đổi tên thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào năm 1956, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và cái tên ấy được giữ cho đến nay, nhưng người Sài Gòn vẫn quen gọi là Sở Thú. Sở Thú đã có vai trò then chốt trong giáo dục, trong việc bảo tồn và nghiên cứu. Trước năm 1975, học sinh và trẻ nhỏ trước đây luôn được nhà trường và được cha mẹ dẫn vào tìm hiểu khu Sở Thú rộng 16, 9 ha, biết được thế giới kỳ thú của loài vật, và cỏ cây mà trước đó chúng chỉ nhìn thấy trên tivi hay trong những bức ảnh chụp lại. Người đến chơi Sở thú trong đầu thập niên 1970 (Ảnh: Heritage)
Source: