Saturday, December 30, 2023

Virtual Tours - Travel in Vietnam

https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/gns-tham-bao-tang-my-thuat-hue/222582 https://vietnamnet.vn/cay-cau-khong-phai-de-di-ma-de-hon-nhau-cua-viet-nam-len-bao-my-2232210.html https://www.cnn.com/travel/vietnam-kiss-bridge-phu-quoc-intl-hnk/index.html https://vietnamnet.vn/loat-diem-den-hap-dan-nhat-mien-bac-cho-ky-nghi-tet-duong-lich-2024-2231468.html https://vietnamnet.vn/bang-gia-xuat-hien-tren-dinh-fansipan-2231307.html https://vietnamnet.vn/mua-mai-anh-dao-no-ro-dep-quen-loi-khach-vuot-lanh-toi-check-in-o-sa-pa-2230381.html https://vietnamnet.vn/cay-hoa-giay-34-nam-tuoi-bung-no-ruc-ro-hut-khach-check-in-o-da-lat-2142639.html https://vietnamnet.vn/kham-pha-cung-duong-deo-quanh-co-ket-noi-nha-trang-da-lat-2136763.html https://vietnamnet.vn/kham-pha-hang-kieu-nu-voi-he-thong-thach-nhu-tuyet-dep-o-quang-binh-2230301.html Any coin has two sides. Your choice and your perspective usually decide what you see. Perception is reality. Let's hope for the best for all in 2024.

Sunday, December 17, 2023

45 năm nhật báo Người Việt, từ garage xe đến ‘tiếng nói’ của cộng đồng

45 năm nhật báo Người Việt, từ garage xe đến ‘tiếng nói’ của cộng đồng December 15, 2023 Ban Biên Tập Người Việt WESTMINSTER, California (NV) – Ngày Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai, 2023, là ngày sinh nhật thứ 45 của nhật báo Người Việt, được coi là nhật báo lớn nhất của người Việt hải ngoại.
Nhà báo Đỗ Ngọc Yến (phải), chủ nhiệm sáng lập nhật báo Người Việt, và nhà báo Lê Đình Điểu, chủ bút, tại tòa soạn ở địa chỉ 14891 Moran St., Westminster, CA 92683, hồi năm 1986. (Hình: Tài liệu Người Việt)
“Người Việt Cali,” ấn bản đầu tiên và tiền thân của nhật báo Người Việt ngày nay, phát hành ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978. (Hình: Tài liệu Người Việt)
Garage thuộc căn nhà ở địa chỉ 1005 N. Euclid St., Santa Ana, CA 92703, nơi những số báo đầu tiên của nhật báo Người Việt ra đời. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt) Nói đến nhật báo Người Việt, hầu như mọi người đều biết đến cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm sáng lập, bắt đầu những ngày đầu của tờ báo từ một garage xe hơi trong một căn nhà trên đường Euclid, Santa Ana, qua bao nhiêu lần dời chỗ, bao cuộc nổi trôi, để bây giờ vững vàng tọa lạc tại một tòa nhà lớn cuối đường Moran, Westminster, ngay trung tâm Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại. Đường Moran cũng được gọi là “phố báo,” nơi nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ tọa lạc. “Bốc 100.000 tị nạn ở ĐNÁ bằng cầu không vận quân lực Mỹ” là tựa bài báo chính của số báo đầu tiên, ra ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978, nói về công cuộc di tản người Việt tị nạn ở Đông Nam Á đến Hoa Kỳ. Lúc đó, tờ báo có tên là “Người Việt Cali,” tiền thân của “Người Việt” ngày nay. Bài thứ nhì có tựa đề “Người Việt xuống đường biểu ngữ áo dài Việt Nam ngập Los,” nói về cuộc biểu tình ở Los Angeles đòi hỏi nhân quyền tại Việt Nam. Bài thứ ba, “700 tị nạn chết chìm ven bờ Mã Lai Á nội 1 tuần,” nói về thảm cảnh đau thương của người Việt tị nạn phải bỏ nước ra đi. Ba bài báo chính này, trong số báo đầu tiên của Người Việt, phần nào nói lên “căn cước” người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975 và cũng là “căn cước” của tờ báo được coi là “tiếng nói” của cộng đồng người Việt hải ngoại, cho đến tận 45 năm sau… Ngoài ra, qua ba bài báo nêu trên, cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến cho thấy ý định chú trọng tin tức mà người Việt ở Mỹ quan tâm nhất. Đó là tình hình quê hương Việt Nam, đó là người thân của họ, và đó là những gì xảy ra xung quanh họ, hàng ngày! “Quý vị đang ở Ca Li? Vậy là quý vị đang ở ngay trung tâm điểm của đại cộng đồng VN Hải ngoại. Chẳng đâu chúng ta đông đảo sum họp bằng quanh Ca Li. Tờ báo quý vị cầm trên tay là một nỗ lực truyền thông chuyên nghiệp, giúp quý vị theo dõi mọi góc cạnh đời sống hàng ngày của quý vị và toàn thể gia đình,” lời tòa soạn trong số báo Người Việt đầu tiên. Theo nhà báo Hoàng Khởi Phong, cựu nhân viên tờ báo và là một người bạn thân thiết với ông Đỗ Ngọc Yến, “với anh (Đỗ Ngọc Yến), làm báo có nghĩa là tin tức nóng hổi hằng ngày, là những món ăn tinh thần như hai bữa cơm không thể thiếu để bồi bổ cho thể chất hằng ngày,” khi viết về cố chủ nhiệm sáng lập nhân dịp sinh nhật thứ 40 nhật báo Người Việt cách đây năm năm. “Bố của tôi rất nhiệt huyết về tờ báo vì ông tin là mọi người có thể đến với nhau qua các bài viết,” nhà báo Đỗ Bảo Anh, ái nữ của ông Yến và hiện là chủ biên giao tế cộng đồng của nhật báo The Los Angeles Times, nói với tờ báo lớn nhất miền Tây Hoa Kỳ như vậy năm 2018.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (phải), một trong những lãnh đạo của công ty Người Việt, tại sự kiện kỷ niệm tám năm thành lập nhật báo Người Việt. (Hình: Tài liệu Người Việt) Số báo đầu tiên ấy, ngoài cung cấp thông tin, cũng không quên nhấn mạnh hệ thống rao vặt và quảng cáo nhằm phục vụ cho hàng ngàn cơ sở thương mại của người Việt tại California. Sau này, ngoài những mục thường xuyên, tờ báo có thêm mục cáo phó, phân ưu, và tưởng nhớ đề cập đến sự ra đi của đồng hương trong cộng đồng, được rất nhiều người hưởng ứng và trở thành thế mạnh của Người Việt. Ngày nay, có không ít người thừa nhận họ đọc báo Người Việt một phần để xem các chiến hữu, bạn bè, người thân, “ai còn ai mất.” Ngày nay, Người Việt là “nhật báo” đúng nghĩa duy nhất còn sót lại tại Little Saigon, có nghĩa là một năm có bao nhiêu ngày thì báo ra bấy nhiêu ngày, tức là bảy số báo mỗi tuần. Ngoài ra, tờ báo còn có các sản phẩm khác là Người Việt Online có hàng triệu độc giả theo dõi, Người Việt TV phát hình trên YouTube với gần 20,000 video và hơn 700,000 “subscriber,” rồi Người Việt Facebook, Niên Giám Thương Mại (Người Việt Yearbook), hệ thống tuần báo Sài Gòn Nhỏ phát hành ở 15 tiểu bang, nhà xuất bản Người Việt, tạp chí Thế Kỷ 21 Online, Giai Phẩm Xuân, và từng sở hữu đài phát thanh VNCR và tạp chí Phụ Nữ Gia Đình.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/DP-Sinh-Nhat-Nguoi-Viet-5-1920x1203.jpg Bà Hoàng Vĩnh, tổng giám đốc kiêm chủ nhiệm nhật báo Người Việt hiện nay. (Hình: Tài liệu Người Việt) Cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến và tờ báo Ông Yến từng là phóng viên tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1975, ông cùng gia đình sang Mỹ định cư, và ông qua đời năm 2006, ở tuổi 65. Trong những ngày đầu tiên, tờ báo căn bản chỉ là “one man band,” trong đó, ông Yến vừa là người viết, vừa là chủ bút, vừa đi bán báo và làm thợ gắn chữ, mặc dù thỉnh thoảng cũng được một số người trong gia đình và bạn bè giúp đỡ. “Ông là một người có tâm huyết cũng như một chủ bút nhiệt thành,” Giáo Sư Jeff Brody của đại học Cal State Fullerton nói với LAT. Ông Brody từng viết một cuốn lịch sử truyền miệng về ông Yến. Những người Việt di dân khi tới ông Yến để nhờ giúp đỡ, lúc nào cũng nhận được sự nhiệt tình, bao gồm chính tiền túi của ông. Nhiều nhân viên nhật báo Người Việt từng chứng kiến bạn bè ông khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, tới tòa soạn tìm gặp ông, nhờ ông giúp đỡ, mặc dù nhiều khi ông không thể nhớ người đó là ai vì ông quen biết quá nhiều.
Một sự kiện tại phòng sinh hoạt nhân dịp sinh nhật thứ 31 nhật báo Người Việt. (Hình: Tài liệu Người Việt) Làm báo Việt Ngữ là một thách thức lớn Trong “làng báo” Việt Ngữ của cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt tại vùng Little Saigon, ai cũng biết câu nói đùa nhưng đôi khi rất thật, đó là “Muốn đứa nào nghèo cứ xúi nó làm báo.” Quả thật như vậy! Ngoài các chi phí căn bản để duy trì một tờ báo đúng nghĩa, nhật báo Người Việt còn phải đối phó với một cộng đồng vừa thoát khỏi cuộc chiến Việt Nam. Trong khung cảnh như vậy, làm thế nào để dung hòa giữa cộng đồng và “thiên chức” của người làm báo là một việc mà nhật báo Người Việt vẫn duy trì cho đến tận ngày nay. Nhật báo Người Việt từng phải đối diện với những người chống Cộng trong nhiều năm. Từ năm 1981 đến năm 1990, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt bị giết, bao gồm tại Orange County. Môi trường làm việc rất nguy hiểm cho những phóng viên bị gán ghép là “thân Cộng” nếu họ tường trình những tin tức có lợi hay tích cực cho nhà cầm quyền Việt Nam. Ông Yến thường nhận được những lời đe dọa sẽ bị giết hay bị những người biểu tình ùa vào văn phòng, và một trong những chiếc xe của nhật báo Người Việt bị đốt cháy trong thập niên 1980. Tờ báo cũng từng bị biểu tình kéo dài mấy năm. Nhưng ông Yến chưa bao giờ để nó ảnh hưởng đến sự phát triển của tờ báo. Ngoài ra, ông được tiếp sức với tâm huyết tạo ra cho một nền báo chí tự do, điều mà không có tại Việt Nam. Chưa hết, ông Yến còn đi xa đến mức ủng hộ tiền cho những tờ báo và tuần báo đang cạnh tranh với nhật báo Người Việt để phát triển nền báo chí đúng nghĩa của nó. Và dần dần, độc giả của Người Việt ngày càng hiểu tờ báo hơn và vẫn tiếp tục ủng hộ “tiếng nói” của cộng đồng trong gần nửa thế kỷ qua. Ngày nay, nhật báo Người Việt vẫn tiếp tục nối tiếp tinh thần ông Yến để lại, với một ban biên tập gồm nhiều phóng viên làm phóng sự, tin tức địa phương tại Little Saigon, cũng như tại các cộng đồng khác trên toàn nước Mỹ và thế giới, mặc dù có giảm một phần sau đại dịch COVID-19.
Quầy “Front Desk” nhật báo Người Việt, nơi đồng hương đến đăng rao vặt và các dịch vụ khác. (Hình: Tài liệu Người Việt) Và Người Việt đã vượt qua tất cả nhờ cộng đồng! Bà Hoàng Vĩnh, tổng giám đốc kiêm chủ nhiệm nhật báo Người Việt, chia sẻ: “Một tờ báo chỉ có thể gọi là chuyên nghiệp khi có thể nuôi sống được phóng viên và biên tập viên cũng như có thể trả nhuận bút cho cộng tác viên. Không chỉ chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu, Người Việt còn nhanh nhạy với thời sự để gắn liền tin tức với đời sống cộng đồng.” “Ngoài việc cung cấp thông tin, Người Việt còn thực hiện nhiều chương trình lợi ích phục vụ cộng đồng. Và không chỉ là tờ báo với những hoạt động thuần túy báo chí, Người Việt còn là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, với những buổi chiếu phim, ra mắt sách, triển lãm tranh, trình diễn văn nghệ, chiếu trực tiếp các giải bóng đá lớn trên thế giới phục vụ đồng hương,…” bà cho biết tiếp. Bà khẳng định: “Và 45 năm qua, Người Việt đã ghi dấu sự đóng góp của tất cả quý đồng hương, độc giả và thân hữu. Để có được ngày hôm nay, Người Việt không thể không ghi nhớ công sức của những vị sáng lập cũng như không thể quên sự đóng góp của nhiều thế hệ cộng tác viên và những độc giả bền bỉ gắn bó với tờ báo.” “Bốn mươi lăm năm qua là một chặng đường dài và hiển nhiên di sản Người Việt sẽ tiếp tục phát triển. Chúng tôi luôn mong mỏi nhận được sự đón nhận của độc giả và sự đóng góp của quý đồng hương,” bà Hoàng Vĩnh kết luận.
Một buổi họp nhân viên nhật báo Người Việt. (Hình: Tài liệu Người Việt) Những cột mốc phát triển -Số báo đầu tiên ra đời tại San Diego ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978, là tuần báo “Người Việt Cali,” có bốn trang, do cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến chủ trương biên tập. -Sau đó ít lâu, tờ báo chuyển trụ sở về địa chỉ 1005 N. Euclid St., Santa Ana, CA 92703 (trong garage xe), và qua lại một số nơi khác trong một thời gian ngắn. -Năm 1983: Chuyển trụ sở về địa chỉ 9393 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683, với khoảng năm nhân viên. -Năm 1985: Người Việt trở thành nhật báo đầu tiên ở Hoa Kỳ phát hành 5 số/tuần. -Năm 1986: Chuyển trụ sở về địa chỉ 14841 Moran St., Westminster, CA 92683. -Thứ Tư, 6 Tháng Tám, 1986: Người Việt khai trương hệ thống phát hành qua thùng báo. -Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, 1987: Phát hành số báo thứ 1,000. -Cuối thập niên 1980: Chuyển trụ sở về địa chỉ 14891 Moran St., Westminster, CA 92683. -Thứ Sáu, 25 Tháng Giêng, 1991: Phát hành số báo thứ 2,000. -Thứ Hai, 21 Tháng Sáu, 1993: Phát hành số báo thứ 2,753, đánh dấu lần đầu tiên Người Việt phát hành đủ 7 số/tuần. -Thứ Tư, 23 Tháng Hai, 1994: Phát hành số báo thứ 3,000. -Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một, 1996: Phát hành số báo thứ 4,000. -Năm 1999: Có phiên bản online trên mạng toàn cầu, www.nguoi-viet.com. -Thứ Hai, 16 Tháng Tám, 1999: Phát hành số báo thứ 5,000. -Chủ Nhật, 12 Tháng Năm, 2002: Phát hành số báo thứ 6,000. -Thứ Sáu, 23 Tháng Tám, 2002: Chuyển trụ sở về địa chỉ 14771 Moran St., Westminster, CA 92683 cho tới nay. -Năm 2004: Nhật báo Người Việt trở thành tờ báo tiếng Việt đầu tiên có đăng ký kiểm toán phát hành tại Hoa Kỳ, tức là được những công ty độc lập kiểm toán số lượng phát hành. -Từ 2004: Có số phát hành kỷ lục 17,548 số báo/ngày. -Thứ Bảy, 5 Tháng Hai, 2005: Phát hành số báo thứ 7,000. -Thứ Sáu, 2 Tháng Mười Một, 2007: Phát hành số báo thứ 8,000. -Năm 2009: Người Việt TV xuất hiện trên YouTube và trên Facebook. -Tháng Mười, 2010: Sản xuất bản tin đầu tiên trên Người Việt TV, có trang web chính thức tại www.nguoiviettv.com. -Thứ Năm, 29 Tháng Bảy, 2010: Phát hành số báo thứ 9,000. -Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2013: Phát hành số báo thứ 10,000. -Thứ Ba, 19 Tháng Giêng, 2016: Phát hành số báo thứ 11,000. -Thứ Bảy, 15 Tháng Chín, 2018: Phát hành số báo thứ 12,000. -Thứ Sáu, 11 Tháng Sáu, 2021: Phát hành số báo thứ 13,000. Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2023 Người Việt Online: 300,000 pageview (lượt xem)/ngày. Người Việt TV/YouTube: Tổng số view hơn 506 triệu và gần 710,000 khán giả thường xuyên. Người Việt/Facebook: 156,000 like và 334,000 follower. Nguồn:

Sunday, December 10, 2023

Europe reaches a deal on the world's first comprehensive AI rules

December 9, 20232:09 AM ET By The Associated Press
The OpenAI logo is displayed on a cellphone with an image on a computer monitor generated by ChatGPT's Dall-E text-to-image model in Boston on Dec. 8, 2023. Michael Dwyer/AP LONDON — European Union negotiators clinched a deal Friday on the world's first comprehensive artificial intelligence rules, paving the way for legal oversight of AI technology that has promised to transform everyday life and spurred warnings of existential dangers to humanity. Negotiators from the European Parliament and the bloc's 27 member countries overcame big differences on controversial points including generative AI and police use of face recognition surveillance to sign a tentative political agreement for the Artificial Intelligence Act. "Deal!" tweeted European Commissioner Thierry Breton just before midnight. "The EU becomes the very first continent to set clear rules for the use of AI." The result came after marathon closed-door talks this week, with the initial session lasting 22 hours before a second round kicked off Friday morning. Officials were under the gun to secure a political victory for the flagship legislation. Civil society groups, however, gave it a cool reception as they wait for technical details that will need to be ironed out in the coming weeks. They said the deal didn't go far enough in protecting people from harm caused by AI systems. "Today's political deal marks the beginning of important and necessary technical work on crucial details of the AI Act, which are still missing," said Daniel Friedlaender, head of the European office of the Computer and Communications Industry Association, a tech industry lobby group. The EU took an early lead in the global race to draw up AI guardrails when it unveiled the first draft of its rulebook in 2021. The recent boom in generative AI, however, sent European officials scrambling to update a proposal poised to serve as a blueprint for the world. The European Parliament will still need to vote on the act early next year, but with the deal done that's a formality, Brando Benifei, an Italian lawmaker co-leading the body's negotiating efforts, told The Associated Press late Friday. "It's very very good," he said by text message after being asked if it included everything he wanted. "Obviously we had to accept some compromises but overall very good." The eventual law wouldn't fully take effect until 2025 at the earliest, and threatens stiff financial penalties for violations of up to 35 million euros ($38 million) or 7% of a company's global turnover. Generative AI systems like OpenAI's ChatGPT have exploded into the world's consciousness, dazzling users with the ability to produce human-like text, photos and songs but raising fears about the risks the rapidly developing technology poses to jobs, privacy and copyright protection and even human life itself. Now, the U.S., U.K., China and global coalitions like the Group of 7 major democracies have jumped in with their own proposals to regulate AI, though they're still catching up to Europe. Strong and comprehensive rules from the EU "can set a powerful example for many governments considering regulation," said Anu Bradford, a Columbia Law School professor who's an expert on EU law and digital regulation. Other countries "may not copy every provision but will likely emulate many aspects of it." AI companies subject to the EU's rules will also likely extend some of those obligations outside the continent, she said. "After all, it is not efficient to re-train separate models for different markets," she said. The AI Act was originally designed to mitigate the dangers from specific AI functions based on their level of risk, from low to unacceptable. But lawmakers pushed to expand it to foundation models, the advanced systems that underpin general purpose AI services like ChatGPT and Google's Bard chatbot. Foundation models looked set to be one of the biggest sticking points for Europe. However, negotiators managed to reach a tentative compromise early in the talks, despite opposition led by France, which called instead for self-regulation to help homegrown European generative AI companies competing with big U.S rivals, including OpenAI's backer Microsoft. Also known as large language models, these systems are trained on vast troves of written works and images scraped off the internet. They give generative AI systems the ability to create something new, unlike traditional AI, which processes data and completes tasks using predetermined rules. The companies building foundation models will have to draw up technical documentation, comply with EU copyright law and detail the content used for training. The most advanced foundation models that pose "systemic risks" will face extra scrutiny, including assessing and mitigating those risks, reporting serious incidents, putting cybersecurity measures in place and reporting their energy efficiency. Researchers have warned that powerful foundation models, built by a handful of big tech companies, could be used to supercharge online disinformation and manipulation, cyberattacks or creation of bioweapons. Rights groups also caution that the lack of transparency about data used to train the models poses risks to daily life because they act as basic structures for software developers building AI-powered services. What became the thorniest topic was AI-powered face recognition surveillance systems, and negotiators found a compromise after intensive bargaining. European lawmakers wanted a full ban on public use of face scanning and other "remote biometric identification" systems because of privacy concerns. But governments of member countries succeeded in negotiating exemptions so law enforcement could use them to tackle serious crimes like child sexual exploitation or terrorist attacks. Rights groups said they were concerned about the exemptions and other big loopholes in the AI Act, including lack of protection for AI systems used in migration and border control, and the option for developers to opt-out of having their systems classified as high risk. "Whatever the victories may have been in these final negotiations, the fact remains that huge flaws will remain in this final text," said Daniel Leufer, a senior policy analyst at the digital rights group Access Now.

How OpenAI's origins explain the Sam Altman drama

November 24, 20235:00 AM ET Bobby Allyn
Alphabet CEO Sundar Pichai, left, and OpenAI CEO Sam Altman arrive to the White House for a meeting in May. OpenAI's board of directors' abruptly firing CEO Sam Altman then bringing him back days later did not come out of nowhere. In fact, the boardroom drama represented the boiling over of tensions that have long simmered under the surface of the company. Following days of upheaval, Altman is again leading the company and a newly-formed board of directors is charting the path ahead, but the chaos at OpenAI can be traced back to the unusual way the company was structured. OpenAI was founded in 2015 by Altman, Elon Musk and others as a non-profit research lab. It was almost like an anti-Big Tech company; it would prioritize principles over profit. It wanted to, as OpenAI put it back then, develop AI tools that would "benefit humanity as a whole, unconstrained by a need to generate financial return." But in 2018, two things happened: First, Musk quit the board of OpenAI after he said he invested $50 million, cutting the then-unknown company off from more of the entrepreneur's crucial financial backing. And secondly, OpenAI's leaders grew increasingly aware that developing and maintaining advanced artificial intelligence models required an immense amount of computing power, which was incredibly expensive. Balancing ideals with the need for funding A year after Musk left, OpenAI created a for-profit arm. Technically, it is what's known as a "capped profit" entity, which means investors' possible profits are capped at a certain amount. Any remaining money is re-invested in the company. Yet the nonprofit's board and mission still governed the company, creating two competing tribes within OpenAI: adherents to the serve-humanity-and-not-shareholders credo and those who subscribed to the more traditional Silicon Valley modus operandi of using investor money to release consumer products into the world as rapidly as possible in hopes of cornering a market and becoming an industry pacesetter. Altman, a 38-year-old techno-optimist who previously led the prestigious startup accelerator Y Combinator, tried to thread the needle between the two approaches. He struck something of a middle ground by unveiling new OpenAI tools gradually, first to smaller groups, then larger ones, to fine-tune and refine the tools before making them public. ChatGPT's success attracts Big Tech money When OpenAI kicked off a seismic shift in the tech industry with its launch of ChatGPT last year, the company's most prominent investor, Microsoft, greatly increased its financial stake. It upped its commitment to OpenAI to the tune of $13 billion. Microsoft became the financial engine that powered OpenAI, but the nonprofit's board of directors still called all the shots. Despite Microsoft's sizable investment, it did not have a seat on OpenAI's board. All of this set the stage for Altman's sudden ouster from the company earlier this month. The board itself has still not explained why it fired Altman — beyond saying, in vague terms, that it believed Altman had not been "consistently candid in his communications with the board." And the company's structure gives the board that right: it has complete, unchecked power to remove the CEO whenever it sees fit. Sources close to the discussions say before Altman's termination, he had been at odds with members of the board over the hasty commercialization of OpenAI products. Board members worried whether Altman was considering the risks of AI products seriously enough, or just trying to maintain the company's dominant position in the crowded and competitive world of generative AI development. The dangers of powerful AI range from supercharging the spread of disinformation, massive job loss and human impersonation exploited by bad actors. The question was, did Altman abandon OpenAI's founding principles to try to scale up the company and sign up customers as fast as possible? And, if so, did that make him unsuited to helm a nonprofit created to develop AI products "free from financial obligations"? Whatever its reasoning, there was nothing Microsoft, or any company executive, could do when the board moved to jettison Altman. The dramatic gesture, and then reversal, illustrated the tension at the heart of OpenAI's structure. An anonymous letter written by former OpenAI employees during the Altman drama called on the board to examine whether Altman was putting commercial products and fundraising goals before the nonprofit's founding mission. "We implore you, the Board of Directors, to remain steadfast in your commitment to OpenAI's original mission and not succumb to the pressures of profit-driven interests," the letter states. "The future of artificial intelligence and the well-being of humanity depend on your unwavering commitment to ethical leadership and transparency." An uneasy resolution OpenAI's board at first refused to entertain the possibility of Altman returning, but then something happened they could not ignore: 702 out of OpenAI's 770 employees committed to leaving the company unless Altman was restored. The employees also asked that a new board be assembled. It was, and Altman was restored as CEO not long after. Just one former board member sits on the new, temporary board: Adam D'Angelo, the CEO of the question-and-answer site Quora. He had voted for Altman's ouster. Others, who are familiar to Silicon Valley boards, have taken seats alongside him. They include Bret Taylor, a longtime Silicon Valley executive and former chairman of the board of Twitter, and former Treasury Secretary Larry Summers. As it stands, OpenAI's charter says it is committed to the development of artificial general intelligence, also known as AGI, or a type of AI superintelligence that can outperform humans, that will not "harm humanity or unduly concentrate power." But success in Silicon Valley almost always requires massive scale and the concentration of power — something that allowed OpenAI's biggest funder, Microsoft, to become one of the most valuable companies in the world. It is hard to imagine Microsoft would invest $13 billion into a company believing it would not one day have an unmovable foothold in the sector. Under the board's current mission, developing AI systems should be undertaken with the main goal of benefiting all of humanity, with no regard to ever turning a profit for outside investors. Yet the for-profit entity of OpenAI will continue to recruit moneyed enthusiasts who want in on the AI goldrush. The two sides are at cross purposes, with no clear way to co-exist. The new board is expected to grow and include a representative from Microsoft. Among the board's tasks: taking a hard look at OpenAI's structure. Does the hybrid model create too much friction? Or is there a way to forge ahead with a middle-of-the-road approach? https://www.npr.org/2023/11/24/1215015362/chatgpt-openai-sam-altman-fired-explained

Gian lao của TT Ngô Đình Diệm khi đẩy người Pháp ra khỏi miền Nam

November 1, 2023 Nguyễn Tiến Hưng Tiếng hát của ca đoàn vang vang trong thánh đường buổi sáng hôm ấy. Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn (còn gọi là nhà thờ Đức Bà) đã chật ních những giáo dân. Bầu không khí thật trang ngiêm, long trọng. Đã từ mấy tuần rồi, ca đoàn phải tập dượt cho thật kỹ một số nhạc khúc chọn lọc để hát vào một dịp lễ đặc biệt. Lần đầu tiên, một hồng y Mỹ nổi tiếng, ông Francis Spellman, tới thăm viếng Việt Nam. Ông là thượng khách của tân thủ tướng chính phủ. Phần đông ca đoàn là những thanh niên vừa được tàu Mỹ chuyên chở từ miền Bắc di cư vào Nam mùa Hè 1954, trong đó có tác giả. Tổng Thống Ngô Đình Diệm (thứ ba từ phải) và nội các ngày 10 Tháng Năm, 1955, tại Sài Gòn. (Hình: Fernand Jentile/Intercontinentale/AFP via Getty Images)
Từ nơi bão lụt triền miên, chiến tranh loạn lạc, nay được hưởng bầu không khí thanh bình của miền Nam trù phú, chúng tôi hết sức lên tinh thần. Thành phố Sài Gòn văn minh, tráng lệ, đúng là “Viên Ngọc Trân Châu của Á Đông.” Hằng ngày đài phát thanh nói đến nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm từ Mỹ trở về. Bây giờ lại có hồng y Tổng Giáo Phận New York tới thăm. Thấy vậy, nhóm thanh niên chúng tôi tràn đầy hứng khởi. Suy nghĩ của tuổi trẻ đơn sơ là như vậy. Có ngờ đâu vào vào thời gian ấy, những sự sắp xếp trên bàn cờ chính trị tại miền Nam thật là rối ren, nguy hiểm. Trông gương mặt của Thủ Tướng Diệm, thấy ông lầm lầm, lì lì, ít cười nhưng bình tĩnh, khó ai biết được những khó khăn mà ông và trên thực tế, cả miền Nam, đang gặp phải. Ý định “từ quan” không thành Trong quá vãng, Quốc Trưởng Bảo Đại đã mời ông Diệm làm thủ tướng tới ba lần. Lần thứ tư ông mới chấp nhận. Lần thứ nhất là vào năm 1949, sau khi ông Diệm đóng góp vào việc đưa ông Bảo Đại từ Hồng Kông về làm quốc trưởng, ông được mời làm thủ tướng. Hai lần sau là vào năm 1951 khi ông Diệm còn đang ở Mỹ. Cả ba lần ông Diệm đều từ chối vì cho rằng ông không thể làm được việc gì khi người Pháp còn dính líu vào chính trị Việt Nam. Tới năm 1954, sau khi Quốc Hội Pháp thông qua Hiệp Ước Độc Lập (Treaty of Independence) ngày 4 Tháng Sáu, 1954, ông Diệm mới chấp nhận lời mời của ông Bảo Đại. Ngày 16 Tháng Sáu, 1954 khi chỉ định ông Diệm, thoạt đầu ông từ chối. Trong cuốn hồi ký “Con Rồng Việt Nam” (1990), ông Bảo Đại ghi lại câu chuyện này như sau: “Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ,” Quốc Trưởng Bảo Đại nói với ông Ngô Đình Diệm. “Thưa hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…,” ông Ngô Đình Diệm đáp. “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.” Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông Diệm đáp: “Thưa hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng ngài trao phó.” Như vậy, giây phút ấy ¬¬¬- ngày 16 Tháng Sáu, 1954 – là giây phút quyết định số mệnh của ông Ngô Đình Diệm. Ông muốn từ quan – không phải là để “lên non tìm động hoa vàng” – nhưng là… để đi tu. Khi Quốc Trưởng Bảo Đại nại đến sự tồn vong của đất nước và không cho ông được phép từ quan, ông Diệm mới lĩnh nhận sứ mạng, một sứ mạng đã đưa đến cho ông bao nhiêu nguy hiểm, gian lao ngay từ đầu, để rồi tiếp tục cuộc hành trình chông gai đi tới cuối đường, nơi tử thần đứng sẵn chờ đợi ông. Bước gian truân ban đầu Khi chỉ định ông Diệm, Quốc Trưởng Bảo Đại chỉ hỏi ý kiến Ngoại Trưởng Foster Dulles của Mỹ, chứ không phải là “Mỹ đưa ông Diệm về Việt Nam làm thủ tướng” như dư luận hay nói đến. Vì biết rõ uy tín của ông Diệm ở Việt Nam nên Mỹ rất ủng hộ ý kiến của ông Bảo Đại. Nhưng sự ủng hộ cũng không kéo dài được bao lâu. Chỉ nội trong 10 tháng, Thủ Tướng Diệm cố gắng thành lập một chính phủ trong hoàn cảnh rối ren 1954 của Sài Gòn, Mỹ đã muốn thay thế ông. Lý do chính yếu là sự vận động thành công của Pháp để loại trừ ông vì biết thành tích chống Pháp của gia đình Ngô Đình Khả. Mỹ đã nghe những lời khuyến dụ của Tướng Paul Ely (tư lệnh Pháp ở Đông Dương) đánh giá ông Diệm không đủ khả năng lãnh đạo và không được dân chúng miền Nam ủng hộ. Ông Ely lại là bạn đồng liêu của Tướng John Collins của Mỹ trong Thế Chiến 2. Bây giờ ông Collins là đặc ủy (rồi đại sứ) của Tổng Thống Dwight Eisenhower tại miền Nam. Đầu Tháng Tư, 1955, Tướng Collins đề nghị rõ ràng về năm bước để loại bỏ ông Diệm (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 11). Và ông Collins đã thành công. Cuối Tháng Tư, 1955, Washington có chỉ thị tối mật, đó là thay thế Thủ Tướng Diệm. Nhưng nhờ cơ may, ông Diệm lật ngược được thế cờ trong khoảnh khắc và Washington đã hủy mật lệnh này như chúng tôi đã đề cập trong cuốn sách “Khi Đồng Minh Nhảy Vào.” Với cái thế mạnh sau Tháng Tư, 1955, Thủ Tướng Diệm đã đẩy được người Pháp ra khỏi Việt Nam, thu hồi được độc lập cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, tài chánh, hoàn thành được giấc mộng mà gia đình Ngô Đình Khả nuôi dưỡng từ khi còn làm quan triều Nguyễn. Hiệp Định Geneva (Tháng Bảy, 1954) chỉ là để phân chia ranh giới rút quân. Quân đội Liên Hiệp Pháp rút về bên dưới vĩ tuyến 17 chứ không phải là rút khỏi Việt Nam. Ngày 20 Tháng Năm, 1955 là cái mốc lịch sử vì hôm đó quân đội Pháp rút khỏi khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn. Tới Tháng Bảy, số quân đội Pháp từ 175,000 xuống chỉ còn 30,000. Ông Diệm yêu cầu là cả quân đội lẫn huấn luyện viên người Pháp đều bắt buộc phải rời khỏi miền Nam vào mùa Xuân, 1956. Ông Diệm đã thật vất vả và chấp nhận nhiều nguy hiểm khi đi tới quyết định này. Sau cùng, vào Tháng Tám, 1955, Pháp đồng ý đóng cửa cơ quan quản lý thuộc địa, gọi là “Bộ Các Quốc Gia Liên Kết.” Về phía Mỹ, Đại Sứ Collins, người nghe lời Tướng Paul Ely, vốn đã muốn lật đổ Thủ Tướng Diệm, cũng bị thuyên chuyển. Ngày 14 Tháng Năm, 1955, ông rời Việt Nam sang nhận trách nhiệm mới tại NATO. Đại Sứ G. Frederick Reinhardt sang thay Collins. Tân đại sứ liền tuyên bố ngày 27 Tháng Năm: “Tôi tới đây với chỉ thị là thi hành chính sách của Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ hợp pháp của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.” Sang mùa Thu 1955, uy tín của Thủ Tướng Diệm lên cao. Đối nội, ông nối kết lại được một quốc gia đang bị phân tán nặng nề, khuất phục được sự chống đối của Tướng Nguyễn Văn Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội (thân Pháp), chấm dứt được sự đe dọa của cảnh sát, quân đội quốc gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên rồi được đại hội các đoàn thể chính đảng nhất mực ủng hộ. Thêm nữa, ông có hậu thuẫn mạnh mẽ của gần 1 triệu người di cư. Đối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được mưu đồ của Pháp và kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ely-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ. Nhiều nhà quan sát quốc tế bình luận: “Ông Diệm đã làm được những việc như phép lạ.” Với cái thế ấy, ngày 26 Tháng Mười, 1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố thành lập chế độ Cộng Hòa và trở thành tổng thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ “Quốc Gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng Hòa,” nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Quốc Hội đầu tiên, Tháng Ba, 1956 Ngày 4 Tháng Ba, 1956, cột trụ của chính thể cộng hòa được xây dựng. Nhân dân miền Nam đi bầu một quốc hội lập hiến. Với một dân số là 12 triệu người, gần 80% số người được đi bầu đã thực sự tham gia để chọn 123 dân biểu trong số 405 ứng cử viên. Dù tới gần một phần ba số ứng cử viên được chính phủ đề cử đã không trúng cử, đa số những người được bầu là thân chính. Tuy không phải là một cuộc bầu cử lý tưởng, vì chắc chắn đã có những vận động, sắp xếp không chính đáng, hoặc gian lận, như các phe đối lập tố cáo, nó cũng là bước đi đầu tiên của một hành trình lâu dài để xây dựng nền cộng hòa. “Res Publica,” quan niệm của nhà triết học Plato từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, có nghĩa là “sự việc hay cơ chế của nhân dân,” chúng ta dịch là “Cộng Hòa.” Nòng cốt của cơ chế này là một thể chế đại diện cho nhân dân để làm ra luật pháp. Mục đích của Quốc Hội năm 1956 là soạn thảo một hiến pháp. Với sự cố vấn của ông J.A.C. Grant, một chuyên gia hiến pháp người Mỹ, một hiến pháp thành hình, đặt nặng nguyên tắc phân quyền giữa hành pháp, lập pháp, và tư pháp giống như Hiến Pháp Hoa Kỳ, ít nhất là về mặt lý thuyết. Bầu xong Quốc Hội Lập Hiến, vào mùa Hè 1956, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ gửi một Bản Ghi Nhớ cho tổng tham mưu trưởng quân đội thông báo “ý định của Tổng Thống Dwight Eisenhower, các cơ quan có thẩm quyền về quân sự phải cổ võ giới quân sự Việt Nam để làm một kế hoạch song song và phù hợp với kế hoạch dựa trên căn bản chính sách của Hoa Kỳ để đối phó với những tấn công của Cộng Sản. Và một cách kín đáo, phải thông báo cho họ biết rằng Hoa Kỳ sẽ yểm trợ nước Việt Nam tự do để đương đầu với bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài vào.” Tổng Thống Eisenhower hết mực ủng hộ. Riêng đối với Ngoại Trưởng Dulles thì sau chuyến viếng thăm Tổng Thống Diệm vào ngày 14 Tháng Năm, 1956, ông lại càng thêm tin tưởng. Điều trần tại một ủy ban Thượng Viện Hoa Kỳ sau ngày trưng cầu dân ý, ông Dulles khẳng định: “Ông Diệm đã làm được một việc quá tốt đẹp, dĩ nhiên là với sự yểm trợ của chúng ta, là quét sạch được các lực lượng phe phái…và quyền bính của ông bây giờ được đại chúng chấp nhận. Ông đã được Hoa Kỳ yểm trợ để đào tạo và võ trang một quân đội quốc gia, và quân đội ấy đã chiến đấu một cách trung thành và hữu hiệu, mang được quyền bính của trung ương tới mọi nơi trong nước tới mức độ thật ngạc nhiên…” “Nhân dân miền Nam có được một cuộc trưng cầu dân ý khoáng đại. Ngày tôi rời Việt Nam, họ bắt đầu có những cuộc họp để sửa soạn bầu một quốc hội đầu tiên, như vậy nền móng đã được đặt xuống để xây dựng một chính phủ đại diện cho quốc dân.” “Ông Bảo Đại đã bị loại bỏ đi rồi và nhân dân Việt Nam hiện có khả năng xây dựng một chính thể chống Cộng mạnh mẽ và hữu hiệu tại một nơi mà đã có lúc coi như sắp bị tan rã vì hai lý do: Hậu quả của việc Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, và những điều khoản bất lợi của một hiệp định đình chiến (Hiệp Định Geneva).” Ngày 26 Tháng Mười, 1956, Quốc Hội Lập Hiến trở thành Quốc Hội Lập Pháp sau khi Hiến Pháp được ban hành (và năm 1959, Quốc Hội được bầu lại lần thứ hai). “Một quốc gia tự do vừa ra đời” Tháng Năm, 1957, Tổng Thống Eisenhower mời tân tổng thống nước Cộng Hòa Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ ba tuần. Ông gửi máy bay riêng Columbine III sang tận Honolulu, Hawaii, để chở Tổng Thống Diệm tới Washington DC, một hành động rất hãn hữu. Khi máy bay hạ cánh xuống phi trường National (bây giờ là phi trường Ronald Reagan Washington National Airport) thì chính Tổng Thống Eisenhower đã có mặt để đón chào. Đây là lần thứ hai trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống mà ông Eisenhower đích thân ra tận phi trường để đón quốc khách. Lần đầu là đón Quốc Vương Saud bin Abdulaziz Al Saud của Saudi Arabia. Sau khi trao đổi với Tổng Thống Eisenhower và Ngoại Trưởng Dulles tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Diệm được cả Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ mời tới Quốc Hội để diễn thuyết. Các thượng nghị sĩ và dân biểu lưỡng đảng đều có mặt đầy đủ. Cho tới lúc ấy thì chưa có lãnh đạo Á Đông nào có cái vinh dự này. Những tràng pháo tay nổ ran khi ông Diệm nói tới “ước nguyện của nhân dân Việt Nam chỉ là được sống trong hòa bình, tự do và họ sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ tự do và độc lập của mình, chỉ yêu cầu nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho họ về phương tiện và vật chất.” Một cách gián tiếp, ông muốn gửi thông điệp là chúng tôi chỉ cần sự yểm trợ vật chất, các ông chớ có mang quân vào Việt Nam. Rồi ông nhấn mạnh đến quyền lợi hỗ tương của cả hai nước dựa trên căn bản miền Nam là tiền đồn của thế giới tự do. Ông nói thẳng bằng tiếng Anh chứ không qua thông dịch viên. Theo một người bạn chúng tôi lúc ấy làm ở đài VOA (bác Trịnh Văn Chẩn) được cử đi làm phóng sự, ông Diệm nói với âm hưởng Huế, có câu các dân biểu, thượng nghị sĩ không hiểu rõ, nhưng cứ đứng lên vỗ tay vang vang thật lâu, và đứng lên nhiều lần. Tại New York, Thị Trưởng Robert F. Wagner tổ chức một cuộc diễn hành để chào mừng vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam. Ít quốc khách nào được đón tiếp như vậy. Dù ít người ở thành phố này biết ông Diệm, nhưng dân chúng đổ xô ra đường phố để hoan hô. Từ các cao ốc, những cánh hoa đủ mầu sắc được rắc xuống chiếc xe limousine mui trần chở ông Diệm đi qua. Báo chí đồng loạt ca tụng, nói đến “Một quốc gia tự do vừa ra đời.” Nhật báo The New York Times gọi Tổng Thống Diệm là “một người giải phóng Á Châu.” Tuần báo Life: “Con người cứng rắn và như phép lạ của Việt Nam” (A tough miracle man of Vietnam). Sau này Phó Tổng thống Lyndon Johnson (thời Tổng Thống John Kennedy) còn gọi ông Diệm là “Churchill của Á Châu.” Phản ứng tại Quốc Hội Mỹ hết sức thuận lợi. Các thượng nghị sĩ, dân biểu thay nhau khen ngợi. Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits (Cộng Hòa-New York) tuyên bố: “Ông là một trong những anh hùng của thế giới tự do.” Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield (Dân Chủ-Montana), người ủng hộ ông Diệm trong những giờ phút nguy hiểm, giờ đây hết sức vui mừng, ca ngợi Tổng Thống Diệm là con người có quyết tâm, can đảm, trong sạch và chính trực, “một người đã chứng tỏ khả năng rất cao trước những khó khăn thật là to lớn.” Thượng Nghị Sĩ John Kennedy (Dân Chủ-Massachusetts), sau này làm tổng thống, còn tuyên dương Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Diệm: “Việt Nam là nền tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á, là đỉnh vòm của vòng cung (keystone to the arch), là ngón tay trên con đê (finger in the dyke).” Cuối màu Hè 1957, những hình ảnh tiếp đón Tổng Thống Diệm linh đình tại thành phố New York và thủ đô Washington DC được chiếu thật lớn trên màn ảnh tại các rạp chiếu phim ở Sài Gòn cũng như các đô thị, sau phần tin tức nhộn nhịp về thể thao. Bầu không khí lúc ấy thật là phấn khởi. Sinh viên, học sinh chúng tôi hết sức vui vẻ “xuống đường” liên tục, chăng biểu ngữ đi biểu tình để “chào mừng tổng thống đầu tiên, ủng hộ Quốc Hội Lập Hiến.” Mỗi buổi sáng, tiếng kèn trống của ban quân nhạc oang oang trên đài phát thanh cử hành lễ chào cờ, tiếp theo là bài tung hô Ngô Tổng Thống: “Bao nhiêu năm từng lê gót nơi quê người…” Ngày 28 Tháng Tư, 1956, những người lính Pháp cuối cùng rời Việt Nam. Sự chiếm đóng của quân lực Pháp từ Hiệp Ước Patenôtre do triều đình Huế ký với Pháp năm 1884 tới đây đã hoàn toàn chấm dứt trên thực tế. Buổi bình minh của nền Cộng Hòa thực là huy hoàng rực rỡ.