Saturday, October 29, 2022

Beautiful and Funny but Scary Images

Source:
NASA's Solar Dynamics Observatory captured an image of the sun "smiling" in 193 angstrom light on Oct. 26. NASA/GSFC/SDO NASA's Solar Dynamics Observatory (SDO) this week captured an image of the sun in ultraviolet light featuring three dark patches that look like a smiling face — a face that could signal a solar storm with problems for Earth. The National Oceanic and Atmospheric Administration's Space Weather Prediction Center issued a minor geomagnetic storm watch effective for Saturday. While geomagnetic storms can create beautiful aurora in the sky, they can also disrupt GPS and create harmful currents in the power grid and pipelines. The dark patches, known as coronal holes, are regions where solar wind escapes more quickly and readily into space, making these regions cooler. These winds can clock up to 1.8 million miles per hour, according to Exploratorium, a museum in San Francisco. People capitalized on the opportunity to make memes and alterations of the smiling sun to look like a jack-o'-lantern or the Stay-Puft Marshmallow Man from the Ghostbusters franchise. NASA took photos of the sun back in 2014 that also resembled a jack-o'-lantern, titling the photos "Pumpkin Sun." The regions that made up the jack-o'-lantern's face were active regions of the sun, marking disturbances in the magnetic field that produce solar storms like solar flares and coronal mass ejections.
Active regions on the sun gave it the appearance of a jack-o'-lantern. This image is a blend of 171 and 193 angstrom light as captured by the Solar Dynamics Observatory on Oct. 8, 2014. NASA/GSFC/SDO Because the human eye cannot perceive certain wavelengths of the sunlight, solar physicists use telescopes that can image the sun in the extreme ultraviolet spectrum. SDO uses 13 different wavelengths of light to highlight a particular part of the sun's atmosphere. "Ultraviolet light from the sun can show us the origins of solar storms that can lead to power outages, cell phone disruptions, and delays in shipping packages due to the rerouting of planes from over the pole," Joseph Gurman, a scientist at the Solar Data Analysis Center at NASA Goddard Space Flight Center, told NASA. Wednesday's image was taken at 193 angstrom light, giving it the yellow, light orange hue. The 2014 image was taken at a blend of 171 and 193 angstrom light, colorizing the sun in gold and yellow "to create a Halloween-like appearance," according to NASA. Both images were captured in October in time for the Halloween season.

Monday, October 17, 2022

TẠI SAO PHẢI HÀNH THIỀN?

https://thuvienhoasen.org/a38407/tai-sao-phai-hanh-thien- TẠI SAO PHẢI HÀNH THIỀN? Ajahn Lee Dhammadharo Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ https://thuvienhoasen.org/images/file/nkaPbFsv2ggBAIF5/ajahn-lee-dhammadaro.jpg
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan. +++ Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu. Tâm, khi không trụ nơi thân trong giờ phút hiện tại, nó là "thế giới". Khi nó ở với thân trong hiện tại, đó là Pháp. Nếu tâm là thế giới, nó sẽ nóng như lửa. Nếu tâm là Pháp, nó mát mẻ như nước. Đừng tự mãn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng tất cả chúng ta đang từng ngày bị đuổi ra khỏi thế giới này. Nói cách khác, lão hóa đang theo sau, bệnh tật đe dọa, và cái chết đang tăng tốc. Vì thế, đừng quên lãng, đừng đùa giỡn với các uế nhiễm của mình. Hãy thân cận với các phẩm chất của Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng) cho đến khi tâm ta phát triển được Chánh định. Nhờ đó, ta sẽ không có gì phải sợ hãi trước những hiểm nguy của thế gian. Có lòng tin nơi người khác cũng không sao, nhưng điều đó chẳng có gì đặc biệt. Tương tự như vay tiền: Chúng ta sẽ phải chia sẻ lợi tức đầu tư của mình với những người cho vay. Khi chúng ta còn chưa biết, còn chưa thực sự có niềm tin nơi bản thân, mà vẫn phải tin vào những gì người khác nói, thì ta có khác gì đứa trẻ sơ sinh phải phụ thuộc vào cha mẹ của mình. Nếu không trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ phải tiếp tục nhận sự chăm sóc cho đến tuổi già. Nếu chúng ta không cố gắng rèn luyện tâm cho đến khi nó vững vàng, không lay chuyển, nó sẽ không làm phát sinh sức mạnh của định và sẽ mãi là một đứa trẻ. Khi ta có thể rũ bỏ tất cả các vấn đề trong tâm, chỉ còn lại tâm và chỉ tâm, Tam bảo sẽ xuất hiện trong tâm: đó là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Khi Tam bảo xuất hiện trong tâm, chúng ta sẽ không trì kéo mình xuống bằng cách mang theo nhiều thứ khác. Khi đã có các của báu này, tâm ta có thể nhẹ nhàng, và các kho báu quý giá khác sẽ phát sinh trong ta. Nói cách khác, niềm tin vào các phẩm chất của Đức Phật sẽ xuất hiện trong tâm. Sau đó, ta sẽ thực hành phù hợp với những phẩm chất đó cho đến khi ta đạt được các thành tựu khác nhau do chúng mang đến. Ta sẽ được nhìn thấy Phật, Pháp và Tăng chân chính trong tâm mình. Nếu bạn chỉ cố quy y Tam bảo ở bên ngoài, chắc chắn bạn sẽ thất bại. Đức Phật ở bên ngoài đã Niết-bàn rất lâu rồi. Pháp ở bên ngoài chỉ là những con chữ trên trang sách. Tăng ở bên ngoài chỉ là những người với chiếc đầu không tóc, với chiếc y vàng dong ruổi khắp nơi. Nếu bạn cố bám vào những thứ này, thì giống như vác theo cây cuốc nặng chẳng để làm gì cả. Nhưng nếu bạn nương theo phẩm hạnh của Phật, Pháp và Tăng ở bên trong và thực hành chúng, bạn sẽ nhận ra rằng những gì bạn đang tìm kiếm đang ở ngay trong tâm bạn. Rồi thì bạn muốn gì? Tái sinh trở lại kiếp con người? Được lên cõi chư thiên? Đạt đến Niết-bàn? Hay xuống địa ngục? Tất cả đều khả thi, ngay nơi bạn. Đức Phật đã dạy rằng năm uẩn là gánh nặng, vì tất cả đều sẽ đi đến mức ta không thể tiếp tục mang chúng đi khắp nơi nữa, mà phải ném chúng xuống bùn. Nếu ta không tiếp tục tẩy uế chúng, chúng sẽ ngày càng nặng hơn. Còn nếu ta phụ thuộc vào người khác, ta chỉ trì kéo họ xuống, trong khi bản thân ta hoàn toàn bất lực. Đó là do việc cất giấu mọi thứ trong lòng cũng giống như chụp ảnh mà không bao giờ tráng phim. Bạn chụp ảnh lúc ăn, lúc nói, bạn đưa vào phim những gì được nghe, nhưng chỉ có thế: trên phim. Bạn chưa bao giờ dừng lại để xem các bức ảnh bạn chụp, đẹp hay xấu. Nếu bạn muốn xem ảnh, bạn phải mang phim vào phòng tối, bằng cách nhắm mắt lại, hành thiền, đạt được sơ thiền, hướng suy nghĩ của bạn đến hiện tại và đánh giá nó cho đến khi bạn có thể thấu rõ bản thân. Nếu hiện tại bạn không đi vào phòng tối, một ngày nào đó Thần Chết cũng sẽ bịt mắt, trói tay chân bạn, và kéo bạn vào phòng tối của hắn. Nói cách khác, khi bạn đang trên bờ vực của cái chết, bạn sẽ không thể mở miệng, mở mắt. Không ai sẽ có thể cho bạn ăn. Bạn có muốn ăn cũng không thể ăn. Bạn có muốn nói, cũng không thể nói. Tai bạn sẽ bị đóng chặt, bạn không thể nghe thấy bất cứ điều gì rõ ràng. Bạn không thể nhìn thấy cha mẹ, gia đình, con cháu. Bạn không thể trăn trối với họ về những mong muốn cuối cùng của mình. Đó được gọi là phòng tối của Thần Chết. Tâm là thứ duy nhất cảm nhận được niềm vui và nỗi đau. Thân không có ý thức gì về những điều này cả. Giống như kẻ tội phạm cầm con dao để giết ai đó: Người ta không săn lùng con dao để trừng phạt nó. Người ta chỉ trừng phạt kẻ đã sử dụng dao để thực hiện hành vi giết người. Nếu tâm của bạn không tốt, thì hành động của bạn không thực sự thiện lành, và lời nói của bạn cũng không thực sự chân thật. Bạn phải tự phát triển nội lực, như dự trữ thuốc súng. Nếu một khẩu súng không có thuốc súng, ta không thể sử dụng nó. Người hầu không đủ quyền lực để làm chủ ai cả. Còn người có quyền lực, họ chỉ cần chỉ tay, là người khác phải ba chân, bốn cẳng làm theo ý họ. Nếu chúng ta không phát triển nội lực riêng, chúng ta sẽ luôn phải là người hầu - nô lệ cho sự ô uế . Thân giống như một con dao. Nếu bạn có dao nhưng không tiếp tục mài dũa, nó sẽ bị phủ dầy rỉ sét. Tương tự, khi bạn có thân - các yếu tố vật lý, các uẩn và phương tiện cảm giác – mà không huấn luyện, chăm sóc và đánh bóng, nó sẽ đầy những ô uế. Nếu thân là một khẩu súng, thì nó sẽ không giết nổi một con ruồi. Thường, tâm không thích ở một nơi. Nó cứ chạy ra mắt, tai, mũi, lưỡi và thân — giống như một dòng sông chẻ ra năm nhánh thay vì chảy xuôi một dòng. Ở một con sông như thế, dòng nước chảy bị suy yếu, không thể là cường lưu mạnh mẽ. Ngoài việc tuôn chảy theo năm giác quan, tâm còn len lỏi ra ngoài qua những suy nghĩ về quá khứ và tương lai, thay vì trụ vững trong hiện tại. Đây là lý do tại sao tâm không có sự bình an hay sức mạnh, do nó không bao giờ được nghỉ ngơi. Khi tâm suy yếu, thân cũng không thể mạnh và sẽ không thể thành công ở bất cứ điều gì. Nếu tâm không trụ nơi thân, ngay trong hiện tại, mà lang thang đây đó, tiếp xúc với các pháp bên ngoài, chắc chắn nó sẽ gặp nhiều vấn đề, giống như người không ở trong nhà mà đi lang thang cùng khắp. Chắc chắn người đó phải chịu nắng, mưa, và có thể bị tai nạn xe cộ hoặc bị chó dại cắn. Nếu chúng ta ở trong nhà, thì dù vẫn có một số nguy hiểm, nhưng chúng sẽ không quá nghiêm trọng và chúng ta sẽ không chịu nhiều hệ lụy. Khi tâm không yên tĩnh, cũng giống như cầm đuốc chạy lòng vòng. Chắc chắn bạn sẽ bị phỏng. Chỉ khi ngừng chạy, bạn mới có thể yên thân. Những người tích lũy công đức nhưng không phát triển nền tảng cho tâm, giống như người sở hữu đất đai nhưng không có giấy tờ. Họ có thể bán đất lấy tiền, nhưng họ dễ là con mồi cho những kẻ lừa đảo, vì họ không có bằng chứng gì cho sự sở hữu đó. Nếu bạn thực hành bố thí và giữ giới nhưng không thực hành thiền định (nền tảng của tâm), thì giống như chỉ tắm từ thắt lưng trở xuống khi trời nóng nực. Nếu không tắm từ đầu xuống chân, bạn sẽ không hoàn toàn sảng khoái, bởi vì sự mát mẻ không đi đến tận tâm. Diệu Liên Lý Thu Linh 10-2022 Chuyển ngữ từ WHY MEDITATE?, sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) tổng hợp và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

Sunday, October 16, 2022

Âm Nhạc Vượt Thời Gian

https://www.youtube.com/watch?v=t3Oye24X9B4 Lệ Đá Thi sĩ Hà Huyền Chi. Nhạc sĩ Trần Trịnh. Ca sĩ Ngọc Lan https://www.youtube.com/watch?v=mXh0kt9chc4 Ca khúc Da Vàng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Ca sĩ Khánh Ly

Tuesday, October 11, 2022

Tình bạn trăm năm và người đẹp Bình Dương

Tình bạn trăm năm và người đẹp Bình Dương Lê Học Lãnh Vân PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH THÂN NƠI LỤC TỈNH Đầu thế kỷ 20, năm một ngàn chín trăm lẻ mấy, khi ông Hồ Chí Minh đang học tại trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba ở Huế, tại Nam Kỳ Lục Tỉnh có ba thanh niên bạn học rất thân nhau, trạc tuổi nhau, cũng trạc tuổi ông Hồ Chí Minh… Ba ông, sau khi tốt nghiệp tiểu học, rủ nhau vào học trường Bá Nghệ mới mở, tên tiếng Pháp của trường là L’Ecole des Mécaniciens Asiatiques, nghĩa là trường Cơ khí Á châu, tiền thân của trường sau này mang tên Cao Thắng. Trường được thành lập năm 1906, mục đích chánh là đào tạo nhân viên cơ khí cho hải quân công xưởng Ba Son, lúc đó là một trong vài hải quân công xưởng lớn nhất thế giới, có nhiệm vụ đóng tàu bảo vệ bờ biển Việt Nam từ đảo Hải Nam tới eo biển Malacca. Trường Ba Son là một thành phần của cụm cơ khí Pháp xây rất to lớn và tân tiến kéo dài từ hải quân công xưởng Ba Son chạy dài theo đường Tôn Đức Thắng rồi quẹo xuống đường Hàm Nghi… Tôn Đức Thắng mà con đường lớn dọc bờ sông Sài Gòn mang tên là một trong ba ông. Hai ông còn lại là ông Nguyễn Hữu Phú, còn được gọi ông Phán Phú, và bậc trưởng thượng trong gia đình Vương, còn được gọi là ông Sáu Thời. Cho tới năm 2002, trường Cao Thắng còn lưu giữ hồ sơ từ ngày mới thành lập, học bạ năm học 1907 còn được giữ gần như hoàn hảo với tên học sinh, trong đó có tên ba ông, được viết nắn nót rất đẹp, có thể đoán viết bằng ngòi bút lá tre chấm mực. Ông Phán Phú là ba của minh tinh Thẩm Thuý Hằng, người được xưng tụng là Người Đẹp Bình Dương. Phán Phú là tên gọi về sau, chớ lúc học Bá Nghệ ba ông được bạn học gọi trơn là Thắng, Phú, Thời, có khi có thêm chữ già trước tên. Già Thắng, già Phú, già Thời. Chữ già này không có ý nghĩa tuổi tác, mà có ý bạn lâu năm, được dùng trong ngôn ngữ thân mật, có lẽ đi từ tiếng Pháp “mon vieux”. Chữ già thêm vào tên sẽ có ngôi thứ ba, nghĩa là người có tên đó là người được nhắc tới. Có một câu chuyện được lưu truyền về thời gian ba ông học tại trường Bá Nghệ. Cùng lúc đó một ông hoàng Cao-Mên học ở trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn). Xin mở ngoặc, thời đó tên nước Cam-pu-chia được viết là Cao-Miên, nhưng âm đọc của nhiều người Lục Tỉnh lại là Cao-Mên. Dân học trường Bá Nghệ thường là dân Việt bình dân, nhiều khi xung đột với dân Tây học trường Chasseloup Laubat. Một lần xung đột bùng lớn, ba ông chiến binh Thắng, Phú, Thời hăng hái tham gia và ông hoàng Cao-Mên dính một chiếc mỏ-lết vào đầu phun máu. Lớn chuyện thiệt rồi! Nghe ông Phú, mà đám con ông Sáu Thời kêu bằng chú ba, kể lại: ông Thời cao lớn, ông Thắng đậm người, thấy ông Phú nhỏ con bèn đẩy ra sau biểu đứng đợi. Ông Phú bị đẩy té vô góc cây, loay hoay vừa mới đứng dậy thì nghe tiếng kêu rầm trời, hai ông bạn chạy ra nói có án mạng và cầm tay ông Phú chạy băng băng về dortoir (ký túc xá). Giữa đường bị hiến binh chặn bắt, ông Thắng, ông Thời chỉ ông Phán Phú nói tụi tui có đánh, bạn tui nhỏ con đứng ngoài không đánh ai, nên chỉ có hai ông bị bắt. Ông Phú biết trong đám học sinh xung phong bữa đó chỉ có ông Thắng với ông Thời cầm mỏ-lết nên ông Phú sợ hai ông mang tội giết người bị ra toà đày biệt xứ. Té ra bữa sau được thả hết, các học sinh không ai khai người cầm mỏ-lết. Chính ông Thắng, ông Thời cũng không biết ai đánh trúng ông hoàng Cao-Mên vì mấy ông vung loạn xạ, chủ ý đánh Tây, cũng không muốn đánh vô đầu, vì lỡ tay mới trúng người bản xứ (bản xứ là người Đông Dương, gồm cả Việt, Miên, Lào). May không sao, ổng chết hay bị liệt tụi chú ân hận cả đời, chính chú kiếm mỏ-lết đưa cho hai ổng. Ân hận không phải vì đánh liệt hay chết ông hoàng, mà vì gây hại một người! Bài này viết lại bằng tiếng Việt, khi chú ba Phú nhắc chuyện xưa, chú nói tiếng Pháp rốp rốp, dù còn nhỏ và không hiểu hết nhưng Vương nghe cũng sướng lỗ tai! Lại nói chuyện khác, chuyện đi lính. Khi thế chiến thứ nhất bùng lên, Tây bắt lính qua mẫu quốc đánh Đức, thợ cơ khí, trong đó có hai ông Phán Phú và Sáu Thời, bị nhắm tới đầu tiên. Từ đó số phận ba người bạn thân theo ba ngả rẽ khác nhau. Kiểm tra sức khoẻ, ông Thời bị bệnh phổi, lính chê. Ông Phán Phú qua Pháp và gặp ông Thắng bên đó! Cuộc đời ông Tôn Đức Thắng quá nổi tiếng, xin không nhắc ở đây. Ông Phú qua Pháp làm việc trong một quân xưởng nghe đâu ở miền Nam nước Pháp, không ra chiến trường. Thạo nghề, tính cần cù, khiêm tốn, ông làm tròn phận sự trong suốt cuộc chiến. Về nước khi thế chiến tàn, ông Phú được Pháp thưởng huân chương. Sau một thời gian nghỉ ngơi và khai khẩn ruộng đất, ông tìm gặp lại bạn cũ là ông Thời. Hai ông đi làm cho chính quyền Pháp. Ông Thời làm trưởng cơ khí cho tỉnh đóng tại Long Xuyên, chịu trách nhiệm tổng quát về máy móc trong địa phận. Các anh chị chắc có nghe tên cầu quay? Thời Pháp, các sông lớn thường có cái cầu quay, cầu xây thấp nên tàu bè lớn qua không được, mỗi ngày phần giữa cầu được quay ngang chừa khoảng trống trên sông để tàu bè qua lại. Một trách vụ của ông Sáu Thời là giữ máy quay cầu không hư, bảo đảm đường thuỷ thông suốt… Ông Sáu thường nằm trên chiếc võng bắt trên chiếc tàu lớn đậu dưới chân Cầu Quay. Ông Phú sau một thời gian ngắn theo nghề cơ khí thì chuyển sang làm Phán trong dinh ông Chánh, từ đó mà có tên thông dụng Phán Phú. Ông Chánh là ông chủ tỉnh, như ông chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân ngày nay, còn dinh ông Chánh tương tự trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân. Hai ông Phán Phú, Sáu Thời cất nhà sát nhau nơi bến đò ngó qua bên kia sông là cù lao Mỹ Hoà Hưng, quê hương của người bạn Tôn Đức Thắng lúc đó đang bôn ba vì quốc sự. Khi rảnh việc, ông Phán Phú thường xuống ghe ông Sáu Thời bắt cái ghế nhỏ ngồi hay nằm võng hóng gió nói chuyện chơi… Các con hai gia đình ông Phú, ông Thời chơi thân nhau và nghe người lớn kể lại thím ba Phú rất đẹp. Ông Thời lập gia đình trước ông Phú, con trưởng ông Thời lớn hơn con trưởng ông Phú khoảng mười tuổi. Khi các con còn nhỏ và ông bà Phán Phú có công việc xa nhà vài ngày, ông nhờ các con lớn của ông Thời coi sóc nhà cửa, chăm sóc đàn con ông còn nhỏ, trong đó có cô bé Nguyễn Kim Phụng mới vài tuổi mặt mày sáng trưng, sau này lớn lên có nghệ danh Thẩm Thuý Hằng. Cô bé Kim Phụng từ nhỏ chơi quấn quýt với cô bé Xinh cùng lứa tuổi, con út của ông Sáu Thời. Trong những câu chuyện thỉnh thoảng người lớn nói chuyện với nhau, con cháu trong nhà được nghe hai ông nhắc về người bạn Tôn Đức Thắng rủ hai ông thoát ly tham gia hoạt động giành độc lập. Ông Sáu Thời nại cớ bận lo cha mẹ già và vợ con không đi theo được. Ông Phán Phú nói rằng ông không hạp với hoạt động bí mật. Hai ông chứng kiến sức mạnh cơ khí, cách tổ chức sản xuất của Pháp nên cho rằng không thể đánh lại Pháp. Hai ông chịu ảnh hưởng nhiều hơn của ông Phan Châu Trinh và các ông như Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh. Người con sau này tốt nghiệp cử nhân Hán-Nôm của ông Sáu Thời sau này nhớ lại khi mười mấy tuổi chị được đọc các tạp chí Đông Dương, Nam Phong lưu trữ trong nhà, không biết từ đâu mà có. Những ngày Tây bị Nhật lật năm 1945, không khí Việt Nam sôi sục đòi độc lập, nhà ông Phán Phú và nhà ông Sáu Thời là nơi cất tài liệu của các vị như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh… (mấy bài báo hay bài chép tay). Theo con cháu ông Sáu Thời kể lại, ông Phán Phú, vốn giỏi tiếng Tây hơn tiếng Việt, bước qua nhà hỏi ông Sáu Thời “lữ đoàn” là cái gì mà nghe ông Tạ Thu Thâu nói trong buổi diễn thuyết. Ông Sáu Thời nói lữ đoàn là đoàn quân đi đánh xa, mà tui nghĩ vậy chứ không chắc. Ông Phán Phú nói mình giữ tài liệu mà không hiểu đúng coi chừng tài liệu nói bậy chính quyền họ còng đầu. Cô con gái lớn của ông Sáu Thời lúc đó là cô giáo tại Long Xuyên nói chú ba ơi, Tây bao giờ mới trở lại được nước mình! PHẦN THỨ HAI: LÊN SÀI GÒN Thời cuộc biến chuyển rất nhanh. Chiến tranh thế giới lần hai chấm dứt măm 1945, Pháp trở lại Việt Nam trong tư cách đoàn quân giải giới quân Nhật và năm 1946 cuộc chiến kháng Pháp nổ ra. Hai ông Phán Phú và Sáu Thời sắp bước vào tuổi sáu mươi, dù muốn độc lập hai ông không muốn chiến tranh. Nhưng con cái các ông nghĩ khác. Những người con trai của ông Sáu Thời theo Việt Minh chiến đấu cho tới năm 1975. Người con gái thứ ba của ông Phán Phú cũng theo Việt Minh một thời gian. Người con thứ ba này cùng với người con gái thứ sáu của ông Sáu Thời là hai thành viên trong nhóm năm người bạn gái thân đi cùng ghe lên Sài Gòn học, trong đó có một người về sau là vợ đốc phủ sứ nổi tiếng làm việc tại Sài Gòn, một người dính líu nhiều tới Việt Minh. Người con thứ ba của ông Phán Phú tên Simone sau đó thành hôn với bác sĩ Lê Du, người sau này qua Pháp làm chuyên gia phòng dịch bệnh cho WHO và sau năm 1975 thì thường xuyên về Việt Nam. Ông Lê Du, ngạc nhiên thay, lại là bạn học với người con trai thứ tư của ông Sáu Thời! Năm 1947, những cuộc thanh toán phe phái khiến vùng đất Lục Tỉnh trù phú hiền hoà thành đất dữ, xác người lớp lớp trôi sông! Tài sản người lương thiện, kẻ có quyền muốn cướp là cướp. Tính mạng người lương thiện, kẻ có súng, có dao muốn giết là giết. Thời đã từ bình sang loạn, gia đình ông Thời tản cư lên Sài Gòn chọn khu Bàn Cờ làm nơi định cư. Vài năm sau gia đình ông Phán Phú cũng lên, chọn vùng Phú Nhuận. Đó là những năm cuối thập niên 1940… Hai cô bé Phụng và Xinh lúc này đã vào tiểu học, dù khác trường nhưng chân sáo tung tăng vẫn thỉnh thoảng gặp nhau trên đường Bà Huyện Thanh Quan hay Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Thời gian bay mau, từ xinh xắn hồn nhiên trở thành nhan sắc xuân thì, Kim Phụng được chọn làm nữ tài tử đóng phim. Đạo diễn chọn vai là soạn giả Năm Châu, cũng là đạo diễn của phim Người Đẹp Bình Dương mà Kim Phụng được chọn mời đóng vai Tam Nương. Từ đó Kim Phụng với nghệ danh Thẩm Thuý Hằng ngày càng bay lượn trên vòm trời minh tinh kịch nghệ và điện ảnh, Xinh thì an phận học sinh rồi sinh viên trường dược, khi ra trường mở nhà thuốc tây. Sau khi ông Sáu Thời mất, ông Phán Phú tới nhà ngồi ngẩn ngơ trên bộ ván ông Sáu Thời nằm dưỡng bịnh. Còn trong vòng bốn mươi chín ngày, thắp cây nhang, ông nói tui với già Thắng từ giã anh. Khi ông về, người con gái lớn của ông Sáu Thời khóc mướt, kể cho thằng con nít Vương trong nhà nghe tình bạn của ba ông. Ấy là những năm đầu của thập niên 1960. Sau đó chú ba Phú còn ghé vài lần nữa rồi cũng mất vài năm sau đó… Lúc đó, dù mới bảy tám tuổi, Vương cũng biết ngạc nhiên, mấy ông già không gặp nhau từ đời cố hỉ, sao còn mãi nhắc nhau! Bây giờ, nhìn lại đời mình, từ ngày chú Ba Phú ghé nhà tới bây giờ đã sáu chục năm, dài gấp ba lần khoảng thời gian mấy ông chia tay nhau, vậy mà hình ảnh chú thắp nhang còn nhớ như in. Khi còn trẻ người ta thấy mười, hai chục năm là lâu lắm. Và cũng hiểu hơn, thời đó con người quý và giữ tình nghĩa sâu đậm, bền lâu… Vương thuộc đời sau gia đình ông Sáu Thời, nhớ hồi còn nhỏ tám chín tuổi gì đó, sau khi chú ba Phú mất, được gia đình đưa lên thăm nhà thím ba hai lần. Mọi người sắp xếp thằng nhỏ gọi Thẩm Thuý Hằng là chị, chị Hằng vận áo dài trắng, tóc uốn cao bồng lên sang không kể xiết. Nhà thím ba có người giúp việc câm, ra dấu bằng tay rất dễ hiểu. Thí dụ bà khum khum tay để trên bụng, mở bung ra rồi giơ ba ngón tay lên, ấy là bà muốn nói sinh ba người con. Lúc này chị Hằng đã lập gia đình! Người chị kế chị Hằng là chị tư Mai sống ở Thủ Dầu Một, có chồng thiếu tá cầm quân một tỉnh gần Bình Dương, hồi nhỏ mỗi mùa hè Vương theo gia đình lên đó chơi được chị cho ăn mít tố nữ. Anh mất thời chiến khi chị tư còn quá trẻ. Sau này nghe người lớn trong nhà nói với nhau, cái thằng nhà binh gì mà hiền, nó mà không chết chắc giờ nhỏ lắm cũng cầm sư đoàn, lớn thì cầm quân đoàn… Một ngày trước năm 1975, nhà thuốc tây của chị Xinh bỗng đông đúc kỳ lạ, thiên hạ lớp đứng xa chỉ trỏ, lớp bu lại gần: Thẩm Thuý Hằng ghé thăm bạn cũ Xinh. Nghe chị Xinh nói sau lần thăm đó, chiffre d’affaires, tức doanh số, tăng rõ rệt. Từ tám chín chục ngàn một ngày lên chín chục, một trăm! Lớp chiến tranh khốc liệt liên miên, lớp thời sự xoay vần như chong chóng, lớp chị Thẩm Thuý Hằng đã thành hôn với ông Nguyễn Xuân Oánh trở thành phu nhân Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà… hai gia đình ít đi lại với nhau cho tới năm 1975. Từ năm 1975 tới năm 1986, trong mười một năm trước khi đổi mới, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung sa sút thê thảm. Sau một thời gian ở Âu Mỹ, Vương trở về Việt Nam làm trưởng đại diện cho một công ty hoá chất đa quốc gia lớn hàng đầu thế giới, tham gia sinh hoạt với Hội Trí Thức Yêu Nước Tp HCM, nơi Vương gặp người nổi tiếng Nguyễn Xuân Oánh mà xưa kia anh từng hâm mộ. Vương cảm động và có phần hãnh diện nữa được làm việc, hội họp với ông, được ông mời tới văn phòng đường Nguyễn Thị Diệu. Với anh, ông Oánh không chỉ là một khối kiến thức kinh tế cao cấp mà còn mang một khối tình cảm, là con rể chú ba Phú. Ông đưa các bài ông viết biểu đọc, góp ý, Vương góp một ý cho ông thì nhân sự góp ý đó ông góp lại mấy ý cho anh, anh học từ ông nhiều điều. Những năm ấy Vương viết về đầu tư, kinh tế cho Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (thời anh Võ Như Lanh làm Tổng Biên Tập), và cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Thái Lan năm 1997 đang phủ bóng lên Đông Nam Á. Công ty DuPont cùng một số công ty đối tác lập nhóm nghiên cứu học hỏi về cuộc khủng hoảng này, Vương được cử trưởng nhóm tại Việt Nam. Anh cầu cứu ông Oánh và được ông hỗ trợ, chỉ dẫn nên các báo cáo của anh khiến giới kinh doanh Mỹ tại châu Á tán thưởng. Thời gian này, Vương thỉnh thoảng gặp chị Thẩm Thuý Hằng trong các buổi chiêu đãi. Nét hiền hậu và thực thà của chị khiến anh ngạc nhiên, không chỉ ở tác phong mà rõ rệt trong từng nụ cười, câu nói. Ôi, bà chị Kim Phụng nhà chú ba Phú mấy chục năm nổi tiếng trong môi trường minh tinh thượng lưu có khác gì đâu với chị Xinh an phận, hiền lành trong gia đình anh. Dù trôi nổi đâu đi nữa, bao lâu đi nữa, tận gốc tâm hồn cả hai chị vẫn là nguyên vẹn hạt phù sa bến đò sáu bảy chục năm xưa… Khoảng trước sau năm 2000, một người Pháp tới gặp Vương đề nghị làm đối tác kinh doanh với DuPont Vietnam. Anh chàng này có nét Việt Nam nhưng cao to và nói tiếng Pháp rất thạo bằng một giọng không chê được. Sau khi bàn công việc bằng tiếng Pháp, lúc từ giã, người ấy bỗng nói tiếng Việt lơ lớ, tui là cháu Thẩm Thuý Hằng. Anh chàng quốc tịch Pháp này tên Paul, hoá ra là con trai thứ của người con gái thứ ba của ông Phán Phú. Lúc đó anh đang cùng mẹ qua Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh. Paul trở về báo tin, khoảng 30 phút sau, Vương nhận dược cú điện thoại của cô ba Simone. Buổi cơm chiều hôm đó tại tiệm ăn Hoàng Thành (góc Pasteur – Lê Lợi) thành buổi mừng tái ngộ hai gia đình thân nhau đã gần một thế kỷ. Sự thân thiết trở lại như chưa hề có sự ngăn cách. Chị ba Simonne và chi Xinh thường rủ nhau đi chơi, thỉnh thoảng ghé thăm chị Thẩm Thuý Hằng. Minh, con trai lớn của chị ba cùng tuổi với Vương, hai người thành bạn rất thân, thường bàn các kế hoạch kinh doanh. Còn Paul thì sau một thời gian sống tại Việt Nam đã nói tiếng Việt thông thạo. Tiếc thay, Minh mất sớm. Vương còn giữ số điện thoại của Minh như một kỷ niệm quý vì một ngày trước khi Minh mất hai người nói chuyện với nhau rất lâu về một sự hợp tác nhiều lãnh vực! Chị ba Simone mất sau Minh mấy năm. Ba mươi năm trước, chị Hằng còn phong cách nghệ sĩ, còn nói chuyện về giới nghệ sĩ Bây giờ, trong những lần đưa chị Xinh thăm chị Thẩm Thúy Hằng, Vương nghe hai chị nói nhiều các người thân chung, về kỷ niệm ngày xưa như món ăn, bến đò, trường học khi các chị mới lên Sài Gòn. Chị Thẩm Thuý Hằng – Nguyễn Kim Phụng vừa ra đi vĩnh viễn! Gia đình Vương ghé thăm chị Thẩm Thuý Hằng một ngày sau khi chị mất. Cây nhang thắp lên với nỗi lòng bùi ngùi, không chỉ vì tình bạn hôm nay mà vì cả thế kỷ thân nhau. Người đại diện có thẩm quyền cuối cùng của gia đình thân thích với cha, anh, chị… của mình đã ra đi. Bạn Nguyễn Xuân Dũng, con trai của chị Thẩm Thuý Hằng nói nghe nhiều người kể về quãng đời qua mà sao không ai viết lại. Những dòng này được viết trong bối cảnh đó, được chị Xinh cùng đọc, góp ý sửa một vài chi tiết rồi gởi cho bốn người con của chị Thẩm Thuý Hằng, cũng được gởi cho Paul, con của chị ba Simone, và Cường, con chị tư Mai. Mục đích là ghi chép chuyện thời trước để con cháu thế hệ sau biết. Cũng để nói rằng thời đó tình người, tình bạn thắm thiết, vẹn đầy, dù quan điểm chính trị hay quan điểm sống khác nhau người ta cũng rất quý nhau, thân nhau! Một thế kỷ đâu có dài! Ngày 10 tháng 9 năm 2022 Nguồn: https://www.diendan.org/sang-tac/tinh-ban-tram-nam-va-nguoi-dep-binh-duong

Monday, October 10, 2022

Hurricane Ian: What to do before, during and after

Hurricane Ian: What to do before, during and after Sept 27,2022 The second major Atlantic hurricane of the 2022 season is heading north-west across the Caribbean, passing over Cuba, the Cayman Islands and Jamaica. Hurricane Ian is expected to make landfall later this week - barely a week after Hurricane Fiona tore through Puerto Rico and the Dominican Republic before hammering eastern Canada. Heavy rainfall and winds threaten to trigger life-threatening flooding and storm surges to the region. So, how should people prepare? If you have been ordered to evacuate, bring three days worth of water to your shelter with you, plus cash and any specific food or medicines you need. If you are driving to the shelter, pack jump cables, flares, paper maps, and copies of your identity papers and insurance documents. If you are staying at home, experts say you should do the following: Before the hurricane: • Make sure you have a working torch (flashlight) and spare batteries • Check that your first aid kit is fully stocked • Charge all mobile phones and portable chargers • Stock up on food, bottled water and any medications you take regularly • Be sure to include canned foods that can be eaten without needing extra water. You will of course need a working can opener for this, unless you can open a tin with your bare hands like the men in this video • Bring things inside that could be picked up by the wind, such as garden furniture, children's toys, and bicycles • Fill a bathtub or a large container with water so you can keep flushing the toilet if the water gets cut off • Close all your windows and board them up with storm shutters or plywood to protect them from breaking • Unplug small appliances so they are not damaged if there is a power surge • If you have time, bring furniture to the higher floors of your house so they are out of the way of flooding During the hurricane: • When it comes to eating, start with things that will go off soon - check the fridge and freezer - in case the electricity gets cut off • Stay in the room with the fewest number of doors and windows, preferably just one internal door. It might be a bathroom, hallway or under the stairs • The safest place has traditionally been thought to be the basement but avoid this as there is a risk of flooding • Keep in touch with the latest news on the hurricane through local radio, TV reports and social media so you know when the authorities declare that it is safe to leave • During a power cut, do not use candles in case the wind knocks them over and starts a fire Do 'Pray for...' messages make disaster relief harder? After the hurricane: • Stay indoors until the authorities say it is safe to leave - avoid mistaking the eye of the storm for the end of the storm • Do not touch downed power lines as they may electrocute you • Stay away from floodwaters • Do not drink tap water until you are informed it is not contaminated The Red Cross's Hurricane app has a storm tracker and preparation tips as well as a quick way of letting family and friends know you are safe. https://www.bbc.com/news/world-latin-america-41323502

NGUYỄN DU: Đôi Mắt Nhìn Lịch Sử

NGUYỄN DU: Đôi Mắt Nhìn Lịch Sử Nguyễn Thế Đăng
Thi hào Nguyễn Du (1766 -1820) xuất thân từ một gia đình quyền quý thời hậu Lê chúa Trịnh. Thân phụ là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Tể tướng. Năm 1783, Nguyễn Du đậu thi Hương, bắt đầu làm quan. Đây là thời kỳ cuối của Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở miền Bắc nhiều cuộc nổi dậy, ở miền Nam thì Tây Sơn khởi binh đánh các chúa Nguyễn. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Du mất chức, đi chu du, có khi sang Trung Hoa, có khi trốn vào muốn theo Nguyễn Ánh nhưng bị bắt giam ba tháng rồi được tha. Năm 1784 dinh thự gia đình ở Bích Câu, Thăng Long bị kiêu binh phá tan. Năm 1791 từ đường ở Hà Tĩnh và làng Tiên Điền bị phá hủy. Mãi đến năm 1802, Gia Long thắng Tây Sơn, sau đó Nguyễn Du mới ra làm quan trở lại. Quảng thời gian 1786 -1804, không còn chức tước, lang thang, ông sống ở Thái Bình quê vợ, 6 năm về ở dưới chân núi Hồng Lĩnh. Ông gọi thời gian này là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần), từ 20 tuổi đến 38 tuổi, và làm tập thơ Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài. Trong tập thơ của mười năm gió bụi này có 2 bài Tạp thi số I và số II. Trong bài thứ hai, chúng ta có thể thấy phần nào Nguyễn Du đã nhìn những “dâu biển” của cuộc đời mình và những thăng trầm của xã hội đương thời như thế nào. Tạp Thi II Núi Hồng một sắc soi dòng lặng Hàn sĩ nơi đây chốn vắng trong Quanh giường mây trắng từ muôn dặm Trăng soi cửa sổ sáng sách đèn. Khóc cười theo tục thời ly loạn Im miệng ẩn đời già lão suy Hoa nở lá rơi sự trước mắt Bốn mùa tâm kính tự như như Hồng sơn nhất sắc lâm bình cừ Thanh tịch khả vi hàn sĩ cư Thiên lý bạch vân sinh kỷ tịch Nhất song minh nguyệt thướng cầm thư. Tiếu đề tuần tục can qua tế Giám mặc tàng sinh lão bệnh dư Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự Tứ thời tâm kính tự như như. Trong Thanh Hiên thi tập này, ông đã nhiều lần nói đến “tóc bạc”, “già lão”, “bệnh tật”. Đây là bài thơ làm khi về ở ẩn nơi quê nhà núi Hồng sông Lam. Về ở ẩn, một mình, sau khi chứng kiến sự nghiệp suy sụp của chính mình, của gia đình và sự truân chuyên của xã hội, hầu như không trừ một ai (Viếng ca nữ đất La Thành - Điếu La Thành ca giả), không trừ một hạng người nào trong xã hội, và ông có sự thông cảm sâu sắc với họ (Văn tế thập loại chúng sanh). Ông đã chứng kiến sự đổi thay kinh khủng, nương dâu hóa thành biển, và ngược lại, bãi biển biến thành nương dâu, bể dâu, thành ngữ ông dùng nhiều, như trong phần mở đầu của Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Bể dâu là sự biến đổi của lịch sử, nhiều khi nằm ngoài ý muốn của từng cá nhân, từng dòng họ, từng triều đại. Nhưng lịch sử là gì? Là sự biểu lộ thành kết quả của vô số nguyên nhân con người đã làm trong quá khứ. Các hành động đã làm, đang làm và sẽ làm Phật giáo gọi là nghiệp, hành động. Nghiệp thì có nghiệp của từng cá nhân (biệt nghiệp) và nghiệp của cả một tập thể lớn rộng (cọng nghiệp). Nghiệp xảy ra là kết quả của những hành động đã qua, và muốn nghiệp tốt hơn thì hãy hành động tốt hơn, cá nhân và tập thể cộng đồng. Lịch sử đang xảy ra thì khó chuyển hóa, biến đổi vì đó là kết quả đã hoàn thành của những hành động của cộng đồng đã làm từ trước. Thời ly loạn mà Nguyễn Du đang chứng kiến là kết quả của những hành động sai lầm của xã hội và các triều đại đã thực hiện từ trước. Thế nên, Nguyễn Du về ở ẩn và nhìn cuộc bể dâu của lịch sử bằng cặp mắt đạo: Hoa nở lá rơi sự trước mắ Bốn mùa tâm kính tự như như. (Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự Tứ thời tâm kính tự như như.) “Tâm kính” là gương tâm. Gương tâm này trong Phật giáo gọi là Đại viên kính trí, trí như tấm gương tròn lớn. “Như như” cũng là một từ trong Phật giáo. Từ này chắc ông đã gặp nhiều lần trong Kinh Kim Cương: “Chẳng giữ lấy tướng, như như bất động”. Và Kinh Kim Cương ông đã đọc rất nhiều lần, “Ta đã đọc Kinh Kim Cương một ngàn lần - Ngã độc Kim Cương thiên biến linh”. (Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài). “Hoa nở lá rơi sự trước mắt”: lịch sử là sự chuyển động, có khi nhanh, có khi chậm của những hiện tượng trước mắt. Trong những giai đoạn chuyển mình, lịch sử đổi thay dồn dập, những cuộc bể dâu có thể thấy trong một đời người. Có khi hoa chưa nở, lá còn xanh mà đã rụng trong cơn gió bão. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, thế kỷ 18). Lịch sử xảy ra ngoài ý muốn của cá nhân và một tập thể xã hội. Thậm chí lịch sử nghiền nát cả một số đông người, vì lịch sử là sự biểu lộ của nhân quả vô tình: “Trời đất không có nhân từ, xem vạn vật như chó rơm - Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật sô cẩu”. (Lão Tử - Đạo đức kinh). Thế thì làm sao để vẫn phải sống, sống trong lịch sử, nhưng có một cái nhìn thoát khỏi lịch sử? “Bốn mùa tâm kính tự như như”, bốn mùa gương tâm vẫn tự như như. “Bốn mùa” là thời gian, nhưng ở đây không phải là thời gian của tự nhiên, mà là thời gian của con người, nghĩa là thời gian của lịch sử với những biến cố của nó. Trước thời gian lịch sử, Nguyễn Du đã nhìn nó bằng tấm gương tâm, tức là Đại viên cảnh trí vốn tự như như. Gương tâm không phải vì những hiện tượng của lịch sử - những bóng trong gương - mà có thịnh có suy, có được có mất, có vinh có nhục, có thêm có bớt… Chính nhờ tấm gương tâm hay đại viên cảnh trí vốn tự “như như bất động” ấy mà ông đã thoát khỏi lịch sử mặc dầu vẫn sống trong lịch sử. Ông vẫn sống qua mười năm gió bụi và sau đó đã lại ra làm quan dưới thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng. Nguyễn Du đã sống trong lịch sử, trong “vận nước nổi trôi” để khi lên khi xuống, nhưng ông cũng đã thoát khỏi lịch sử bằng cái nhìn thấy tấm gương tâm, đại viên cảnh trí vốn tự như như mặc dầu hiện bóng tất cả những hiện tượng đổi thay của lịch sử. Nhờ tấm gương tâm vốn có sẵn nơi mỗi người này mà Nguyễn Du sống trong lịch sử, góp phần mình để tạo ra lịch sử mới, trong một thời dâu biển trùng trùng, đồng thời thoát khỏi lịch sử, lịch sử của riêng mình và lịch sử của dân tộc, bằng một cái nhìn phản chiếu tất cả lịch sử nhưng vẫn “chẳng giữ lấy tướng, như như bất động”. Đó là nghệ thuật sống của một người theo Phật giáo, đã có từ thời đạo Phật du nhập vào Việt Nam. Nghệ thuật sống ấy được biểu lộ rõ ràng qua Thiền sư Vạn Hạnh, một người làm nên lịch sử, đóng góp rất lớn vào việc dựng lập đời Lý (1010 – 1225), và đã nhìn lịch sử bằng tấm gương tâm như như hay đại viên cảnh trí, để thản nhiên không sợ hãi trước sự thịnh suy dâu biển của các thời đại: Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô (Nhậm vận thịnh suy không sợ hãi Thịnh suy đầu cỏ hạt sương tan.) Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a38387/nguyen-du-doi-mat-nhin-lich-su

Thursday, October 6, 2022

Txi Driven by Robot

https://www.bbc.com/news/av/technology-63077437 Cruise Oliver Cameron

LỢI ÍCH CỦA THIỀN TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

LỢI ÍCH CỦA THIỀN TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TRONG ĐỜI SỐNG Tỳ kheo Ni An Hưng Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một tính cách và hình tướng khác nhau, không ai giống ai cả, mỗi người đều có một phong cách riêng biệt. Sở dĩ có sự sai khác như vậy, bởi mỗi người tạo nhân khác nhau nên mới có quả khác biệt. Nếu trong một quốc gia, mọi người sống hạnh phúc, vui khỏe và hòa đồng, chắc chắn xã hội ấy đạt nhiều tiến bộ về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Có lời thơ rằng: “Từ tâm tứ Thánh lục phàm Ngay tâm, Địa Ngục – Niết Bàn mở khai Từ tâm giải thoát hiện bày Bởi Tâm, người tự se dây buộc mình”. Thật vậy, Tâm được ví như họa sĩ có thể vẽ nên mọi thứ, khi thì vẽ Chư Phật, Chư Bồ Tát, đôi khi vẽ Trời, Người, nhưng có lúc lại vẽ cảnh giới Địa ngục,… Cùng một Tâm nhưng do người khéo sử dụng mà rộng hẹp cao thấp, muôn hình vạn trạng. Như thế, đủ biết Tâm là động lực chính tạo ra hạnh phúc hay khổ đau. Sở dĩ con người ích kỷ, ganh ghét, oán thù cũng chỉ vì Tâm của họ chứa đầy tham, sân, si rồi từ đó tự buộc mình vào vòng xoáy sinh tử luân hồi. Với chư Phật được giải thoát an lạc, quý ngài đã ban tặng tình thương vô tận đến muôn loài, không phân biệt chấp trước. Đó chính là tình thương của Từ – Bi – Hỷ – Xả hay Tứ Vô Lượng Tâm, là một trong những phương pháp tu tập căn bản và cốt lõi của đạo Phật, ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Vì thế, việc tìm hiểu về “Lợi ích của Thiền Tứ Vô lượng tâm (rrahma-vihāra) trong đời sống” là điều thiết thực để có được những an vui trong cuộc sống bản thân, cũng như chia sẻ giáo lý Đức Phật đã dạy đến với mọi người, cùng nhau học hỏi ý tốt, giúp người khác tin vào giáo lý, tin vào chính mình để thay đổi tư duy trong cách nhìn và góp phần xây dựng hòa bình đất nước, hướng người ta đến “Chân – Thiện – Mỹ”. ĐỊNH NGHĨA TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (BRAHMA – VIHĀRA) Khi nói về Tứ Vô Lượng Tâm, ta thường hiểu: Tứ là bốn; Vô Lượng là rộng lớn cùng khắp cả không gian và thời gian, không thể lường tính được. Vô Lượng Tâm là Tâm có tình yêu thương rộng lớn, bao trùm tất cả vô lượng chúng sanh, cũng gọi là “Đẳng Tâm” vì không phân biệt hơn thua, tốt xấu, luôn đem tình thương bình đẳng đến cho muôn loài. Như vậy, Tứ Vô Lượng Tâm là bốn trạng thái tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả không giới hạn, không phân biệt, chấp trước. Chỉ có chư Phật, Bồ Tát và Thánh Đệ Tử mới đầy đủ trọn vẹn bốn tâm vô lượng này. Theo Phật Quang đại từ điển, Tứ Vô Lượng hay Tứ Vô Lượng Tâm, cũng gọi là Tứ Đẳng Tâm. Kinh Trung A Hàm và Luận Đại Trí Độ giải thích Tứ Vô Lượng Tâm như sau: “Từ Vô Lượng – Mettā appa-manna:… được an vui mà vào Từ đẳng chí. Bi Vô Lượng – Karunā appa-manna:… tư duy về pháp khiến cho chúng sanh lìa khổ mà vào Bi đẳng chí. Hỉ Vô Lượng – Muditā appa-manna: Nghĩ đến việc vô lượng chúng sanh đã lìa khổ được vui, từ đáy lòng cảm thấy vui mừng mà vào Hỷ đẳng chí. Xả Vô Lượng – Upekkhā appa-manna: Nghĩ đến việc vô lượng chúng sanh hết thảy đều bình đẳng, không phân biệt oán và thân nên vào Xả đẳng chí” [1]. Đức Phật đã dạy bốn Pháp cao thượng này giúp con người lìa khổ được vui, ngay trong hiện tại cũng như tương lai. Đây là nếp sống với tâm hạnh của một vị Bồ tát mà chúng ta cần được học và thực hiện để đem lại niềm an lạc không những cho chính mình mà còn cho những người xung quanh, gần nhất là trong gia đình, bạn bè và rộng ra xã hội, đất nước. Thường thì bốn chữ này đi đôi thành hai cặp phạm trù là Từ-bi và Hỷ-xả. Chúng ta là những người đang trên con đường tu học theo hạnh của các Ngài nên nguyện tinh tấn theo học pháp Tứ Vô Lượng Tâm. Nhưng để hiểu và thực hành được định nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm, chúng ta cần tu tập để thay đổi tâm mình ngày càng mở rộng. Hãy tập quán tưởng những điều bất như ý thành những điều tốt đẹp có thể, vì vậy ngoài thực tập Tứ Vô Lượng Tâm chúng ta còn tập thiền quán, gần gũi nhất đó chính là thiền Minh sát (Vipassana). Đây cũng chính là nền tảng để chúng ta tu tập, cần có sự kết hợp giữa mọi mặt tương trợ lẫn nhau. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA TỨ VÔ LƯỢNG TÂM Trong cơ thể con người, ai cũng có Tâm dũng mãnh dù tốt hay xấu, nhưng vì chúng ta do nghiệp mà tái sinh nên tâm tham, sân, si hãy còn nổi lên. Với người biết tu tập theo giáo lý mà Phật đã dạy thì luôn vun bồi đức hạnh, dù là những việc làm đơn giản nhất. Bởi vì họ tin nhân quả, do đó, họ tu tập thực hành theo giáo lý nhất là “Tứ Vô Lượng Tâm”. Tâm Từ (Mettā) Cuộc sống của chúng ta nếu thiếu tình thương con người sẽ trở nên lãnh đạm, thờ ơ, vì thế ta hãy cố gắng bồi đắp tình thương. Đặc tính của Từ là đem lại sự an lạc và làm cho sân lắng dịu. Mettā không bao giờ làm hại ai, nhưng nếu không cẩn thận Mettā dễ chuyển thành Tanha (tâm luyến ái). Có đôi lúc tâm Từ cũng khiến nhiều người lợi dụng lòng tốt. Nhưng nếu không có tâm Từ ta có cảm hóa họ được chăng! Thật vậy, khi ta muốn cho ai vật gì, trước tiên ta phải có vật ấy và phải biết lợi ích khi sử dụng nó ra sao. Trong Kinh Tăng Chi bộ, Đức Phật dạy: “Như bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trở thành mặn không uống được. Nếu bỏ một nắm muối vào sông Hằng thì ảnh hưởng được xem như không có gì”[2]. Như vậy, nhờ tâm Từ lớn lao nên đã cảm hóa được chúng sanh vậy. Tâm Bi (Karuṇā) Ở đây, “Bi” là lòng thương xót rộng lớn trước nỗi đau khổ của chúng sanh. Đặc tính của tâm Bi là ý muốn giúp đỡ người khác thoát khỏi một cảnh khổ. Người có tâm Bi không ngần ngại khi hy sinh cho người khác. Sự tích Túc Sanh (truyện Vyāghri Jātaka) đã nêu lên gương lành của một vị Bồ tát hiến thân để cứu một con cọp mẹ và bầy cọp con khỏi chết đói. Chúng ta cũng lưu ý, nếu thương mà không có trí tuệ tình thương ấy sẽ trở nên mù quáng. Ở đây, ngài hy sinh thân mình cho cọp ăn nghĩa là ngài đã kết duyên với nó, đã cộng nghiệp ắt sẽ gặp lại ở kiếp tương lai, nhờ vậy ngài hóa độ để nó được gặp Phật pháp mà thoát khỏi kiếp cầm thú. Cũng như Đức Phật, với lòng bi mẫn mà Ngài không từ chối, độ người khó độ như Angulimala dù rằng người này có ác tâm muốn hại Ngài, nhưng với lòng từ Ngài đã độ vị ấy tu tập để chứng Thánh quả. Đối với xã hội, nếu dùng tâm Bi để cư xử trong cuộc sống, ắt hẳn sẽ đem lại nhiều an vui và lợi lạc. Không phải ai sinh ra ở đời đều có đủ phước báu, lục căn trọn vẹn, cơm ăn áo mặc, gia đình hạnh phúc. Nếu biết đặt mình vào những vị trí thiếu hụt kia tự nhiên ta thấy có sự đối đãi khác nhau. Cổ đức có câu: “Cuộc đời thay đổi cách nhìn, cách nhìn thay đổi cuộc đời đổi thay”. Trong Kinh Trung A Hàm, Đức Phật dạy: “Cái khổ đến với mình đây là sinh ra từ nhân duyên, chứ chẳng phải không sinh ra từ nhân duyên” [3]. Vì vậy, tất cả đều có nhân duyên mà thành tựu. Khi tình thương yêu được chia sẻ ta cũng nhận lại tình cảm thương yêu. Nói cách khác, khi hiểu được tâm Bi trong Tứ Vô Lượng Tâm thì người đó đã hiểu được phần nào về đối tượng cần tiếp nhận và phải biết đặt đúng nơi đúng chỗ. Tâm Hỷ (Muditā) Hỷ chính là sự vui mừng, hoan hỷ với người, hoan hỷ với sự thành công hay điều phước thiện của họ. Theo sách của Phạm Kim Khánh dịch: “Đặc tính của tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người lộc cao phúc hậu (anumodanā) cho nên vui cười không phải là đặc tính của tâm Hỷ và ra vẻ hân hoan, giả làm ra trò tuồng thỏa thích, được coi là kẻ thù gián tiếp của tâm Hỷ” [4]. Người có tâm Hỷ đi đâu ai cũng mến thương, bởi nhân họ gieo là niềm an vui với người khác. Đặc tánh của tâm Hỷ trong Tứ Vô Lượng Tâm là sự mừng vui nhẹ nhàng và thanh cao, khác với niềm vui của thế tục biểu hiện ra bên ngoài một cách thô thiển, rộn ràng. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích cạn cợt hay hình thức, cũng không phải là có sự cảm tình hay thích thú với một ai đó mà biểu lộ. Nên người có tâm Hỷ thường nhẹ nhàng nhu mì, có được tâm ấy do năng lực tu tập mà ra. Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), cũng nhận định tương tự như sau: “Hỷ có đặc tính vui mừng trước sự thành công của người… Nó không ganh tị, được biểu hiện bằng sự từ bỏ nỗi chán ghét… làm phát sinh sự vui nhộn”[5]. Điều ấy cho chúng ta thấy, tâm Hỷ rất quan trọng. Trong Tiểu Bộ Kinh có bài kinh Ngoài Bức Tường – Tirokudda Sutta đã nói lên sự hoan hỷ với việc làm của vua Magadhan: “Để dành phần lễ này cho đám người thân thuộc mong các họ hàng được phước ân. (Te ca tattha samāgantvā ñātipetā samāgatā, Pahute annapānamhi sakkaccam anumodare)” [6]. Chính vì thế mà bà con nhiều đời được thoát khỏi cảnh ngạ quỷ đói khát, được Đức Phật ngợi khen. Với tâm hoan hỷ mà bà con nhiều đời của vua thoát khỏi cảnh ngạ quỷ đói khác, điều ấy cho chúng ta thấy rằng sự hoan hỷ trước điều thiện mang lại phước báu, vì thế Đức Phật dạy ta thấy ai làm điều thiện nên khởi niệm Sadhu, Sadhu – (lành thay). Khi tâm Hỷ thành tựu rồi ta nên thực tập tâm Xả. Mình không thể thỏa mãn trong niềm vui ấy mà cần phải xả bỏ để tiếp tục tu tập không nên dính mắc. Vì thế tâm cuối cùng trong Tứ Vô Lượng Tâm ấy chính là tâm Xả. Tâm Xả (Upekkhā) Tâm Xả không phải là buông thả mọi thứ, không quan tâm đến ai, không cần biết chuyện gì đang xảy ra xung quanh bởi như vậy là vô trách nhiệm. Xả ở đây là xả bỏ đi sự hơn thua, được mất, khen chê trong cuộc sống. Người có tâm Xả là người hiểu rõ, thấy rõ sự việc qua Chánh Kiến và Chánh Tư duy. Có như vậy, tâm mới nhẹ nhàng thanh thoát. Đặc tính của tâm Xả là tính thản nhiên đối với loài hữu tình. Nhiệm vụ của nó là thấy sự bình đẳng trong chúng sanh. Biểu hiện bằng sự hoan hỷ không có dính mắc, khiến những người xung quanh có được niềm an lạc: “Tâm Xả làm cho ghét và ưa lắng xuống” [7]. Một người có tâm hạnh xả ly, dù sống ở đâu cũng thấy an lạc. Bởi họ biết tùy thuận mà sống, không chấp trước hay vướng mắc dù vui hay buồn họ cũng nhẹ nhàng an yên. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được sự khen chê mà xả bỏ, bởi chúng ta là người đang trên con đường tu tập còn dính mắc rất nhiều, cần phải luyện tập. Cũng như trong kinh có câu chuyện: Có vị Bà-la-môn dám mắng Đức Phật nhưng Ngài vẫn im lặng. Họ hỏi: Này Sa-môn Cù Đàm, ông không nghe tôi nói gì sao? Đức Phật trả lời từ tốn: Nếu ông đem thức ăn mời khách, họ không ăn thì thức ăn ấy thuộc về ai? Họ trả lời: Nếu khách không ăn thì tôi ăn. Đức Phật nói, cũng vậy, ông mắng chửi ta mà ta không nhận thì những lời ấy thuộc về ông. Nhờ đó, Ngài đã cảm hóa được vị Bà-la-môn kia, bởi Đức Phật có đủ tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống, Phật tánh luôn có sẵn trong mỗi con người chúng ta nhưng do bụi trần làm che mờ đi phần nào, cho nên chúng ta cần phải huấn luyện tâm của mình để tâm trở về với bản thể nguyên vẹn của nó, đây là cốt lõi tu tập cũng là nền tảng cho người học Phật. ỨNG DỤNG VÀ LỢI ÍCH TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TRONG CUỘC SỐNG Chúng ta thấy rằng chư Phật, chư Bồ Tát và các vị Thánh Đệ Tử mới có đầy đủ bốn đức tánh cao thượng này. Nhưng không phải tự nhiên quý ngài có được, mà phải tu tập tích lũy nhiều kiếp mới thành tựu. Chúng ta cũng vậy, muốn đi trên con đường của các ngài thì phải từng bước trau dồi tích lũy, như một em bé muốn nói rành tiếng Việt, em phải bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản. Chúng ta muốn có bốn tâm vô lượng phải bắt đầu bằng những ý nghĩ, hành động nhỏ bé thì mới đạt được cái lớn và cuối cùng là vô lượng. Tu tập tâm Từ Vô Lượng: Trong cuộc sống nếu thiếu tình thương con người sẽ trở nên lãnh đạm, thờ ơ, vì thế ta hãy cố gắng bồi đắp tình thương đến cho gia đình, mọi người và mọi loài. Dù một cử chỉ rất nhỏ, Phật dạy: “Từ năng dữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc Bi năng bạc nhứt thiết chúng sanh chi khổ” [8]. Muốn nuôi dưỡng tâm Từ mỗi ngày, ta hãy nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc, hạnh phúc, không bệnh tật ưu não. Tuy nói đơn giản nhưng thực hành rất khó, bởi chúng ta là những phàm phu, tâm phàm trần còn lắm những lớp bụi vô minh, tham sân si đầy rẫy. Trong Kinh Pháp Cú có dạy: “Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng xan tham, lấy chơn thắng hư ngụy” [9] chính là đây vậy. Tu tập tâm Bi vô lượng: Khi đã tu tâm Từ thì tâm Bi sẽ xuất hiện kèm theo. Bởi có tình thương, ta mới dùng đôi tai để lắng nghe, dùng trái tim để thấu hiểu và sử dụng bàn tay để nâng đỡ những người cùng khổ, ta có thể đem ánh sáng Phật pháp đến những nơi còn đầy bóng tối. Trong kinh Trung A Hàm, Đức Phật dạy: “Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người khác, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa lý, lợi ích, an ổn và khoái lạc cho trời và người, người ấy là bậc nhất, là tuyệt diệu giữa mọi người” [10]. Với chúng ta, hầu như tâm Bi ai cũng có, nhưng nó được vun bồi hay bị vùi lấp mà mình không hay. Bởi đó là đức tính con người, như ở trên đã nói, không ai sống ngoài tình thương yêu, bởi đều có hệ lụy kéo theo. Trong Kinh Tương Ưng bộ, Đức Phật dạy: “Do cái này có mặt nên kia có mặt… Do này sanh nên kia sanh…Do này diệt nên kia diệt” [11]. Nhìn thấy thân thể ta tức đã có sự hiện diện của cha mẹ ông bà trong ta, đa phần chỉ thấy được thực tại chứ chưa hiểu cốt lõi. Cho nên khi thương yêu giúp đỡ ai thì mong họ thương lại, vậy tâm Bi đã đúng thật với bản chất chưa hay còn sự so đo tính toán. Tu tập tâm Hỷ vô lượng: Ta thường nghe nhân nào quả nấy, nếu sống tốt sẽ được gần gũi với người tốt và muốn cảm hóa khuyên bảo ai thực hành tâm hỷ thì bản thân phải có trước. Như trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Như bông hoa tươi đẹp Có sắc lại thêm hương Cũng vậy, lời khéo nói Có làm, có kết quả” [12]. Với người biết tu tập, họ luôn dùng tâm Hỷ để trau dồi tâm mình. Bởi tâm vi tế khó thấy khó sửa, nếu ở mặt ngoài, tâm thô dễ thấy như hành động hay lời nói, còn tâm vi tế bên trong chỉ có bản thân mới biết được. Tu tập tâm Xả: Khi có tâm Hỷ thì chắc chắn ta đã có tâm Xả. Vì xả được mọi thứ ngũ dục ràng buộc mình mới có niềm vui với tha nhân. Có thể nói, nguyên nhân chính khiến con người khổ đau sợ hãi là do tâm chấp thủ. Cho nên Đức Phật dạy muốn có an lạc hạnh phúc thì phải tu tâm Xả, lánh xa tham ái và bất mãn, bình thản trước khen chê được mất, luôn an tịnh và bình lặng trước những thăng trầm của cuộc sống, đó là kết tinh của quá trình tu tập tâm Xả. Cũng như ngày trước, khi phạm những lỗi nhỏ được sư phụ dạy dỗ, nhắc nhở lại không vui còn sanh tâm buồn phiền. Sau này lớn lên chút lại được đi học rồi mới thấu hiểu ân tình người thầy lo cho mình, rồi tự hiểu ra và khắc phục trong cuộc sống hiện tại. Nhờ vậy, chúng ta mới cảm nhận được mình không khó chịu khi bị nhắc nhở hay dùng biện pháp hỗ trợ khi chúng ta phạm lỗi lầm. KẾT LUẬN Để nuôi dưỡng và phát triển tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả, chúng ta phải tập cho tâm ấy khởi lên thường xuyên bằng những lời nguyện: Nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc, siêng làm việc lành, thoát ly mọi đau khổ, không tạo điều ác. Có tâm hoan hỷ, không ganh ghét oán thù lẫn nhau. Vậy chúng ta chưa có được tâm ấy thì hãy bắt đầu tu tập ngay bây giờ, vì hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đi, thực tập những điều rất nhỏ sẽ thành tựu những điều to lớn. Ai cũng có sẵn tâm vô lượng nhưng khai thác hay không là do mỗi người tự quyết định lấy. Khi chúng ta đã tu tập được Tứ Vô Lượng Tâm, sẽ thấy được lợi ích của tâm Từ là giúp ta xóa đi sân hận, ác ý, hận thù. Người có tâm Từ rộng lớn, vùng yêu thương tỏa ra rộng lớn ai cũng quý mến muốn ở gần. Tâm Bi có công năng trừ được khổ đau cho người, tạo nên sự yêu thương vô bờ, là vị thuốc diệt trừ bệnh hung bạo, độc ác, âu sầu phiền não. Còn tâm Hỷ giúp ta tiêu tan đi lòng ganh tỵ đố kỵ với người, thay vào đó là những nụ cười ấm áp trao cho mọi người. Tâm Xả sẽ đẩy lùi tâm những cố chấp, luyến ái, bất mãn, tâm luôn vô tư an tĩnh không bị ngũ dục lục trần chi phối. Vì những lợi ích như vậy nên bất kể là người xuất gia hay tại gia, chúng ta hãy cố gắng trau dồi, không thể nhân danh là người con Phật mà lại thiếu lòng từ bi để nuôi lớn tâm. Ngoài việc thực hành thiền quán chúng ta còn phải thực hành ăn chay, phóng sanh, bảo vệ môi trường… yêu thương tha thứ và bao dung là điều kiện cần có cho mỗi cá nhân. Đồng thời cũng là những chất liệu quan trọng góp phần xây dựng hòa bình hạnh phúc cho toàn thể nhân loại. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy người tu tập tâm Từ sẽ được mười một điều lợi ích như: “thức – ngủ an lạc, được người – chư thiên ái mộ, không bị thuốc độc làm hại…” [13]. Tóm lại, Từ – Bi – Hỷ – Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc và một xã hội tốt đẹp. Vì vậy, ai có ước nguyện được sống trong hòa bình cần tu tập Tứ Vô Lượng Tâm và ai muốn giải thoát giác ngộ thì không thể nào bỏ qua bốn tâm cao thượng này, bởi đạo Phật là đạo của tình thương vậy. “Tình yêu thương rộng lớn Luôn đem đến niềm vui Sớt chia bao nỗi khổ Dìu nhau về thảnh thơi”. Là người đang tu tập trên con đường của bậc Thánh, đạo lộ các vị Bồ tát đã và đang đi, chúng ta không thể không tu tập thực hành thiền quán trong Tứ Vô Lượng Tâm. Cần chánh niệm tỉnh giác trước mọi hoàn cảnh, khi chọn cho mình lối đi đừng làm tâm hoen ố mà phí uổng một đời. Bên cạnh đó còn giúp cho những người xung quanh cũng được giống như mình ở tâm thiện lành ấy. Khi càng nỗ lực tu tập, ta càng thấy được ý nghĩa nhiệm mầu do sự chuyển đổi ngay chính chúng ta, bớt dần tâm tham, tâm sân và tâm si. Bởi đạo Phật là hiện tại tu để chuyển nghiệp ngay lúc này, có quả lành cho kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa. Tỳ kheo Ni An Hưng (Trích từ: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 397) Chú thích và tài liệu tham khảo: [1] Thích Quảng Độ (dịch, 2014), Phật Quang đại từ điển, tập 6, Nxb. Phương Đông, tr. 7621. [2] Thích Minh Châu (1996), Tăng Chi Bộ Kinh, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr. 452. [3] Thích Thiện Siêu (1992), Kinh Trung A Hàm, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr. 369. [4] Phạm Kim Khánh (dịch, tái bản lần hai, 2019), Đức Phật và Phật pháp, Nxb. Tổng hợp TP HCM, tr. 436. [5] Thích Nữ Trí Hải (dịch, 2014), Thanh Tịnh Đạo, tập 1, Nxb. Hồng Đức, tr. 633. [6] Thích Minh Châu (2017), Tiểu Bộ Kinh, tập II, Kinh Ngoài Bức Tường, Chuyện Ngạ quỷ, Nxb. Tôn giáo, tr. 33. [7] Thích Nữ Trí Hải (dịch), Thanh Tịnh Đạo, tập 1, Nxb. Hồng Đức, tr. 633. [8] HT Thiện Hoa (tái bản lần 7 năm 2010), Phật học phổ thông, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 524. [9] Thích Minh Châu (2017), Kinh Pháp Cú, kệ 223, Phẩm Phẫn Nộ, Nxb. Hồng Đức, tr. 94. [10] Thích Minh Châu (1992), Kinh Trung A Hàm, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr. 17. [11] Thích Minh Châu (1993), Kinh Tương Ưng Bộ II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr. 129. [12] Thích Minh Châu (2017), Kinh Pháp Cú, kệ 52, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr 32. [13] Thích Minh Châu (2018), Tăng Chi Bộ Kinh, chương 11, phẩm Tùy Niệm, Nxb. Hà Nội, tr. 684.

Sunday, October 2, 2022

Facts come to the rescue in the age of gaslighting

Facts come to the rescue in the age of gaslighting October 2, 20225:00 AM ET Ron Elving https://media.npr.org/assets/img/2022/09/30/gettyimages-1208546575_wide-f3c6a56266a40a35f443172f750fa82799eb6f0b-s1200-c85.webp
The ancient Greek philosopher Diogenes has long symbolized the endless search for truth. In our time, that search is as complicated as ever. ilbusca/Getty Images Distressing world events and the reactive media conversation may have you feeling cynical these days. Or you may prefer what comfort can be found in a more stoic attitude. Either way, the names of those philosophical reactions date to the age of the ancient Greek philosophers, including one named Diogenes. He died in 323 BCE, and his name remains associated with the Cynics and the Stoics as well. Yet his name survives to our time mostly because legend says he walked the Earth in search of an honest man. You may have seen him on this hunt, rendered by classical sculptors or more likely caricatured by contemporary cartoonists. He usually has a long beard and a lamp he holds up high as he peers into the murky darkness. In either guise, he has long symbolized the endless search for truth. In our time, that search is as complicated as ever. Even the idea of truth is disputed; we say the word aloud and add air quotes, or an ironic tone of voice or a smirk. The term has been blithely bandied about by the likes of, for example, the so-called "Truthers" of two decades ago who insisted that no airplanes had crashed into any buildings on Sept. 11, 2001. Perhaps that is why journalists and other observers often shy away from the word truth and prefer to talk about facts. There are many versions of the truth, many misuses and many disagreements about what it even means. The idea of fact is something we feel better prepared to defend on objective grounds. Even so, we must deal with those who speak of "alternative facts" as though facts, too, were fungible. Who can forget the day after former President Trump's swearing-in, when a spokesperson used that phrase to describe his utterly false counter-narrative about the size of his inauguration crowd.
https://media.npr.org/assets/img/2022/09/30/gettyimages-1137208866-271faafa08822f9d9d36183fdf41e44eb093ea72-s1200-c85.webp A movie poster from Gaslight. LMPC via Getty Images One extreme example of "alternative facts" might be the speech Russian President Vladimir Putin gave last week, declaring four regions of Ukraine to be part of Russia by fiat. In justifying this land grab by citing a sham referendum conducted at gunpoint, Putin added yet another egregious episode to his stream of false narratives about Ukraine. Americans need not, however, feel smug about this. Putin's straining of credulity may not have been any greater than Trump's claims in late 2020, when he insisted he had won an election "by a lot" that he had in fact lost by 7 million votes. It was the most extreme case in the U.S. to date of a behavior that now has a popular name: gaslighting. The word comes from the 1944 Hollywood movie Gaslight. Ingrid Bergman won the Academy Award playing a young opera singer who doubts her sanity because of a plot to deceive and confuse her. Its one-word title has entered the language as a code word for elaborate lying or treating fictional scenarios as real. It is now common to see it in headlines or hear it on cable TV news. It is surely more familiar to most Americans than the lamp of Diogenes. Perhaps that is because the insidious deception that gaslighting implies has become a pandemic, like the "massive infodemic" of misinformation that the World Health Organization says came with COVID in 2020.
https://media.npr.org/assets/img/2020/02/19/who169_wide-6436296a4edf29c3b11d3074826bc7b9840353f0-s1200-c85.webp Fake Facts Are Flying About Coronavirus. Now There's A Plan To Debunk Them Opposing "The Big Lie" There is a kind of audacity in Major Garrett and David Becker titling their book The Big Truth: Upholding Democracy in the Age of the Big Lie. Just published this past week, The Big Truth is a powerful argument against Trump's false claims regarding the outcome of the 2020 election. The book walks through the still-breathtaking events in the weeks after the November 2020 election. These include the preparation of an executive order dated Dec. 16, 2020, by which Trump was to order the U.S. military "to seize ballot boxes and declare a national emergency – all to preserve his presidency." Only the integrity and courage of key individuals at various points in the government — especially in the state governments and the courts – frustrated these efforts by Trump and some of his most zealous supporters to delay and ultimately overturn the outcome of that election. Garrett is the chief Washington correspondent for CBS News and a former senior White House correspondent for Fox News. He has been in Washington nearly four decades. David Becker is an elections expert with many years of experience as a trial attorney in election law at the Department of Justice. He is also the founder and executive director of the nonpartisan Center for Election Innovation & Research. At one point in their narrative they quote from their interview with Wyoming Republican Rep. Liz Cheney, the vice chair of the committee investigating the events of Jan. 6, 2021. "I sort of think about it as though we, all of us, on January 6th, we all looked into the abyss," Cheney says. "And responsible public servants and responsible elected officials have a duty to pull the country back from that." But it must be said that Cheney's party does not agree with her. She lost her primary this summer by nearly 40 points. Other Republicans who resisted Trump on the election count have been ousted in state after state, replaced with election deniers. "We have come to a place of uncertainty about how we cast and count ballots," write Garrett and Becker. "This is as absurd as it is destructive, particularly given how far we've come and how much more secure our elections are today than ever before." The idea that the 2020 election was "stolen" or was somehow not legitimate has taken root within the Republican Party and to some degree beyond it. Garrett and Becker lay the blame on "grifters" they say are selling this idea – and profiting from the sale financially through fundraising. The way to break their grip on so many Americans is with facts, and with insistence that facts still exist and can prevail. In our time, it can be argued that the burden long borne by the word truth has shifted to the word fact. If truth has come to be regarded as subjective – the realm of the personal – we still see reasonable people of widely disparate backgrounds recognizing facts for what they are. They are the building blocks of demonstrable reality. They are the beyond denial, beyond the debate on competing cable TV news channels. By these lights, if we had a Diogenes in our day, he might very well be called a fact checker. Fact checking as the lamp This past week, the Poynter Institute held a conference on facts and politics in Washington, D.C., to honor the 15th anniversary of its founding of Politifact. The fact-checking operation gained immediate attention when it won a Pulitzer Prize for its coverage of the 2008 presidential election. Along with other operations, such as FactCheck.org (a project of the Annenberg Public Policy Center at the University of Pennsylvania), Politifact has striven to hold participants on all sides of the partisan divide to a constant standard of fact. The Poynter Institute was the brainchild of Nelson and Henrietta Poynter, who also used some of the proceeds of their profitable newspapers in Indiana and Florida to start a newsletter in 1945 that tallied the votes of individual members of Congress. At the time, the Congressional Record did not routinely provide that information for the House. Their newsletter evolved into Congressional Quarterly, eventually a weekly magazine with various online iterations. It remains so today, with the title usually abbreviated as CQ (which also happened to be a proofreaders' mark meaning written material had been checked and verified for factual accuracy). The sense of facts implicit in "CQ" was similar to what lawyers mean when they speak of "the facts of the case" or facts that have been stipulated by both sides. These are basic points that all parties to a dispute are willing to accept, leaving all other matters to be determined by the jury. All too often, of course, what we hear in contemporary media is not an attempt to find facts that might be agreed upon but rather a continuing competition between narratives, a wrestling match pitting one version of events against another. Each side sees its narrative as factual. Each side sees the other's as an elaborate fiction, the product of corrupt spinners of fanciful falsehoods. Competing with social media Politifact was born just as social media emerged as a pervasive and increasingly dominant element in the media culture. Big newspapers and the national broadcasters had once set the agenda and acted as referees in the political contentions of the day. But social media supplied an alternate route — a public square in which all voices might be heard and might pretend to equal authority. The new force of these media reached a critical stage when it helped bring Trump to power in 2016. Through all this, facts can still "raise a standard to which the wise and honest can repair," to borrow a phrase from George Washington. No matter how much we might wish them otherwise, the facts are the facts. They stubbornly refuse to be otherwise, or to conform to our wishes and preferences. There are two famous quotations often cited by political figures and journalists in defense of facts. One is from John Adams, the future president who had the challenging task of defending the British soldiers who fired on a rowdy crowd in 1770 – an incident known as the "Boston Massacre." Adams understood why jurors were inclined to convict the redcoats, but argued the facts were more complex. And that meant they had to think again. "Facts," Adams told the jury, "are stubborn things. And whatever may be our wishes, our inclinations, or the dictates of our passions, they cannot alter the state of facts and evidence." The four-term senator from New York, Daniel Patrick Moynihan, said it in fewer words: "Everyone is entitled to their own opinion, but not to their own facts." As long as we can make that distinction, we can aspire to shutting off the gaslight and looking to the lamp of Diogenes.