Your vision will become clear only when you look into your heart.... Who looks outside, dreams. Who looks inside, awakens. Carl Jung
Thursday, December 30, 2021
YoYo Ma
https://www.npr.org/sections/now-playing/2021/12/30/1069088434/yo-yo-ma-feat-tunde-olaniran-doorway
https://www.youtube.com/watch?v=3uiUHvET_jg
Sunday, December 26, 2021
Vua Duy Tân
https://thuvienhoasen.org/a37022/buoc-chan-dai-sy
BƯỚC CHÂN ĐẠI SỸ
Huệ Trân
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm.
Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tử đều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
Trong không khí se lạnh của thời tiết giao mùa những ngày cuối năm, tôi thường bồi hồi rung động về một dấu mốc lịch sử. Đó là ngày 26 tháng 12, ngày húy kỵ vua Duy Tân, vị vua trẻ dũng cảm phi thường đã quyết tâm bảo vệ giá trị dân tộc, can đảm hậu thuẫn những phần tử yêu nước tranh đấu, trước sự đô hộ của ngoại xâm.
Mỗi năm, đến thời điểm này, khi thành kính thắp nén hương trầm bái vọng về tiền nhân, tôi đều thấy rõ nét hơn, là nếu không thấm nhuần phần nào, căn bản giáo lý của Đạo Phật thì vị vua trẻ khó có thể vượt qua những thử thách nghiệt ngã trong khúc quanh lịch sử, khi tuổi đời chưa quá hai mươi!
Hôm nay, tôi muốn viết lại câu chuyện này, thay món quà tặng các bạn trẻ, trước cánh cửa một năm mới đang rộng mở.
Vào một ngày mùa hạ, khoảng trung tuần tháng bẩy năm 1907, các cung điện trong Đại Nội bỗng diễn ra một cảnh náo loạn. Các thị vệ, quan quân, cung tần mỹ nữ đều được huy động để tìm một vị Hoàng Tử nhỏ. Thôi thì, người chạy ngược, kẻ chạy xuôi, người la kẻ gọi. Súc vật trong cung thấy lạ cũng góp tiếng, đủ cả ngựa hí, chó sủa, mèo kêu, gà gáy….
Tại Chánh điện không khí lại khác hẳn. Phía bên trái là phái đoàn Pháp gồm viên Toàn quyền Đông Dương, viên khâm sứ Trung Kỳ và các viên chức cao cấp khác, ai cũng lộ vẻ hậm hực, bực tức. Phía bên phải là các quan đại thần Việt Nam mặc triều phục, đội mũ cánh chuồn, nét mặt thấp thỏm bồn chồn, lo lắng…Kế đó là những vị Hoàng Tử nhỏ được mặc quần chẽn xanh, đi hài tím và áo khoác mầu vàng nhạt.
Các vị Hoàng Tử, nhỏ nhất là ba tuổi và lớn nhất không quá mười tuổi, rụt rè đứng nép vào các quan. Có vị đã thút thít khóc…
Chuyện gì xẩy ra thế?
Đó là cảnh phái đoàn Pháp vào triều đình Huế, bắt tập họp tất cả các vị Hoàng Tử nhỏ để chọn người kế vị vua Thành Thái vừa bị buộc phải thoái vị.
Sau khi các Hoàng Tử trình diện, kiểm điểm lại thì còn thiếu một vị. Đó là Hoàng Tử Vĩnh-San, tám tuổi, con thứ năm của vua Thành Thái.
Sau hơn một tiếng đồng hồ chờ đợi, khi sự kiên nhẫn của phái đoàn Pháp sắp bùng nổ thì quan Ngự Sử tất tả chạy vào, mũ áo sốc sếch như vừa trải qua một trận chiến. Trận chiến đó, tuy không long trời lở đất nhưng chắc cũng vất vả không ít vì kẻ bị bắt - vị Hoàng Tử tí hon – tuy đã bị lôi xềnh xệch ra tới sân đình nhưng vẫn không ngừng la hét, không ngừng múa máy tay chân để phản đối quan Ngự Sử đã ngang nhiên cho lính lệ vào phòng làm huyên náo, khiến cho hai con dế cưng của Hoàng Tử đang đấu võ, sợ quá, nhảy tuốt vào gầm giường. Hoàng Tử chui vào theo thì bị hai tên lính lệ kéo chân ra. Rồi thì, đứa xốc nách, đứa nắm tay và Hoàng Tử đã bị đưa ra trình diện triều thần và phái đoàn Đông Dương trong hình ảnh một chú bé ngỗ nghịch, tóc tai bờm xờm, áo quần nhầu nát.
Hoàng Tử nghe các quan xin lỗi phái đoàn Pháp khi đã trình diện Hoàng Tử trong tình trạng không được chỉnh tề như thế này, vì Hoàng Tử sợ ……bị chọn làm vua nên đã trốn dưới gầm giường! Khi tìm được, các quan đành mang thẳng Hoàng Tử ra đây vì mọi người chờ đợi đã quá lâu rồi!
Nghe thế, Hoàng Tử Vĩnh-San bỗng ngưng la hét, vùng vẫy. Tuy mới tám tuổi, Hoàng Tử cũng cảm nhận được rằng các quan đang nói dối với phái đoàn Pháp,tuy không biết tại sao phải nói dối như thế!
Riêng phái đoàn Pháp, khi nghe quan Ngự Sử nói là Hoàng Tử Vĩnh-San đi trốn vì sợ bị bắt làm vua thì họ nhìn nhau mỉm cười. Họ biết rằng họ đã chọn được người lên ngôi, không cần phải duyệt xét lại tất cả các Hoàng Tử đang trình diện. Đối với họ, một cậu bé nhát gan, chạy trốn, sẽ là vị vua ANam lý tưởng để họ dễ sai bảo. Và họ quyết định nhanh chóng.
Hoàng Tử Vĩnh-San được chọn để chuẩn bị làm lễ đăng quang, niên hiệu là Duy Tân.
https://thuvienhoasen.org/images/file/jTKkc6zH2QgBANks/w258/vua-duy-tan-luc-dang-quang-lam-vua.jpg
Vua Duy Tân lúc đăng quang lên làm vua năm 1907
Đó là một quyết định sai lầm của chính phủ Pháp và cũng là định mệnh khốc liệt của vị Hoàng Tử tám tuổi, nhưng tự ái dân tộc và tình yêu Tổ quốc, đồng bào đã chan hòa trong trái tim bé nhỏ…
Lễ đăng quang được tổ chức vô cùng trang nghiêm, trọng thể. Tại sân điện Thái Hòa. Các quan mặc triều phục, tề tựu đông đủ. Phái đoàn Pháp thì có một toán lính bồng súng đứng bên để bảo vệ an ninh. Ngoài ngọ môn thì có voi, ngựa, được mặc đai kết chỉ ngũ sắc, bên cạnh có lính lệ che lọng đứng hầu. Khi 21 phát súng lệnh báo hiệu lễ đăng quang bắt đầu thì Hoàng Tử bước xuống khỏi ngai. Ngài mặc áo long bào, đầu đội mũ cửu long, lưng đeo đai ngọc, sắc mặt trang nghiêm chững chạc.
Viên Toàn Quyền Đông Dương đọc bài chúc từ dài hơn một tiếng đồng hồ mà vị Hoàng Tử tí hon vẫn đứng yên lặng lắng nghe từ đầu đến cuối, làm ngạc nhiên tất cả mọi người hiện diện. Chưa hết, khi viên Toàn Quyền dứt lời, trở về chỗ ngồi cạnh ngai vàng thì vua Duy Tân nghiêng đầu qua, hỏi nhỏ bằng tiếng Pháp, giọng châm biếm “Đọc diễn văn dài thế, Ngài không mệt sao Ngài?” Suốt buổi lễ đăng quang, phái đoàn Pháp không hề nhìn thấy ở vị vua tí hon, hình ảnh cậu bé khờ khạo, nhút nhát như họ mong muốn!
Quả đúng như vậy! Khi người Pháp chọn Hoàng Tử Vĩnh-San lên ngôi, họ không ngờ đã để lại bộ Việt sử của chúng ta những trang sử vàng son đầy hãnh diện về một vị vua trẻ tuổi bất khuất, can trường.
Lên ngôi khi tám tuổi đã đối đáp lưu loát với người Pháp, năm mười ba tuổi, Ngài đã tự tay thảo lá thư trách cứ chính phủ Pháp không thi hành đứng đắn hòa ước 1884. Rồi chỉ hai năm sau đó, vị vua trẻ đầy lòng yêu nước thương dân đã can đảm liên lạc với các nhà cách mạng trong Việt Nam Quang Phục Hội với ước mong tìm được biện pháp lật đổ ách thống trị của ngoại xâm, hầu đem lại độc lập cho xứ sở.
Khi âm mưu đảo chánh bị bại lộ, người Pháp truyền đem kiệu tới, buộc vua Duy Tân trở lại triều. Ngài từ chối bước lên kiệu và nói rằng ‘Nếu muốn tiếp tục làm vua bù nhìn thì ta đã ở lại cung điện chứ bôn ba vất vả làm chi! Ta chỉ muốn làm một người dân trong một nước được độc lập”
Sau đó, dù Ngài đã nhận hết trách nhiệm, mong cứu mạng những người yêu nước lãnh đạo cuộc nổi dậy nhưng người Pháp vẫn đem lão tướng Trần Cao Vân và dũng sĩ Thái Phiên ra hành hình rất dã man để cảnh giác vua Duy Tân cũng như uy hiếp tinh thần dân chúng!
Uy vũ không sợ, danh vọng chẳng màng mà ý chí quyết giành lại độc lập cho xứ sở không bao giờ nguôi ngoai trong lòng vị vua trẻ khiến người Pháp, sau nhiều lần đe dọa, đã quyết định đầy vua Duy Tân sang đảo Réunion xa xôi bên Phi Châu.
Khi đó nhà vua mới vừa 17 tuổi!
Đảo Reunion nơi vua Duy Tân bị Pháp lưu đày khi Ngài mới 17 tuổi
Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San tại nhà ở Saint Denis, Reunion
Điều gì có thể giúp nhà vua đứng vững trong cảnh huống này, nếu không là Lòng Từ Bi, không là thấu hiểu Nhẫn Nhục Ba La Mật, để thay vì sân hận, tuyệt vọng, là vận dụng Chánh Tư Duy, nảy sanh Tinh Tấn Ba La Mật và Trí Tuệ Ba La Mật, mà đối phó với hiện tại?
Phải khí phách biết bao! Phải chánh niệm nhường nào, để bước không chùn, để lòng không lụy, để kẻ thù không khinh, để đồng bào không thất vọng?
Với năng lực Đạo Tâm tiềm ẩn và sức mạnh vô hình của hồn thiêng sông núi phò trợ, vị vua trẻ bị lưu đày đã khắc phục khó khăn bằng niềm tin sắt đá.
Với số tiền cấp dưỡng ít ỏi, Ngài hăng hái nghiên cứu ngành vô tuyến điện học, là môn học Ngài vốn có năng khiếu từ nhỏ.
Để tạo mối giao hảo với dân chúng địa phương, Ngài khéo léo biến nơi cư ngụ thành một cửa hàng khiêm nhường chuyên sửa chữa đồ dùng điện tử.
Dân địa phương đã đến địa chỉ số 41 đường Labourdonnais không phải chỉ vì yên tâm là máy móc của họ được sửa chữa cẩn thận mà còn đến đó vì tư cách điềm đạm, sự hiểu biết uyên thâm của vị vua ANam trẻ tuổi.
Dưới mắt người dân hải đảo Réunion thì, qua hình ảnh vua Duy Tân lịch lãm, can trường, họ đã nghĩ về nước Việt Nam như một huyền thoại đẹp mà nhà vua chính là một SỨ THẦN TOÀN HẢO NHẤT.
Saint-Denis, Reunion
Vua Duy Tân năm 1930
Với những hiểu biết sâu rộng, Ngài đã sáng tạo một đài vô tuyến để bắt được những làn sóng cực mạnh. Từ đó, Ngài biết được những tin tức sôi động khắp nơi, nhất là về một nước Pháp đang phải tranh đấu cho tự do của chính họ.
Những tin tức kháng chiến được Ngài loan tới những người thân cận để họ biến thành những làn sóng di động, âm thầm truyền tới chính phủ Pháp Tự Do. Sự tiếp tay kỳ diệu của Ngài qua không gian là những vũ khí quý giá mà sau này Ngài đã nhận được huy chương kháng chiến do chính phủ Pháp Tự Do ban tặng.
Thời cơ đã đến khi Ngài nghe được lời kêu gọi lịch sử của tướng De Gaulle. Ngài đã nhìn thấy con đường danh dự để trở về quê hương. Đó là, chính Ngài phải tình nguyện gia nhập lực lượng kháng chiến cho một nước Pháp Tự Do để từ đó, nhân danh cựu Hoàng Đế của một xứ bị Pháp đô hộ, Ngài sẽ yêu cầu trả lại tự do cho xứ sở. Ngài tin tưởng rằng người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông-Pháp nên họ có thể chấp nhận cho Việt Nam thành một quốc gia tự trị trong Liên-Hiệp-Pháp.
Tấm ảnh cuối cùng của vua Duy Tân mặc quân phục đeo hàm thiếu tá trong Quân đội Giải Phóng Pháp La France Libre
Sự suy luận bén nhạy của Ngài thật tuyệt vời! Sau nhiều giai đoạn hy sinh theo kế hoạch, Ngài đã được chính phủ Pháp thu xếp để hồi hương với sứ mạng mang thông điệp về một nước Việt Nam Tự Do, Độc Lập trong Liên-Hiệp-Pháp.
Hỡi ơi! Sứ mạng thiêng liêng danh dự đó đã đi liền với định mạng bi thảm của vị vua dũng cảm, phi thường!
Chuyến bay từ Fort-Lamy đi Bangui ngày 26 tháng 12 năm 1945 đã lâm nạn và bốc cháy gần làng Bossako!
Chuyến bay đó trên đường mang vua Duy Tân ghé đảo Réunion thăm lại thân nhân, bè bạn trước khi Ngài trở về cố hương!
Chuyến bay đó đã không bao giờ tới đảo Réunion, nơi hàng ngàn dân chúng hân hoan đứng đợi người bạn Việt Nam mà họ hằng ngưỡng mộ và yêu mến!
Chuyến bay đó đã dập tắt bao hy vọng vừa bừng lên trong trái tim muôn người Việt Nam về viễn ảnh một nước Việt Nam Tự Do, Độc Lập!
Chuyến bay đó đã thay đổi giòng lịch sử của hai quốc gia Việt-Pháp khi người ta tự hỏi, số phận Đông Dương sẽ thế nào nếu vua Duy Tân – vị Hoàng Đế sáng suốt, yêu nước thương dân – với sự ủng hộ của chính phủ một nước Pháp Tự Do, sẽ cầm vận mệnh quốc gia Việt Nam năm 1946?!
Bài báo trên tờ L’actualité Réunionnaise kể lại chuyến đi cuối cùng về
đảo Reunion của vua Duy Tân và những mong muốn
chưa thực hiện được của nhà vua
Tấm bảng ở chân Tượng Đài Tưởng Niệm Vua Duy Tân: Để tưởng nhớ hai vị hoàng đế Annam (Vietnam) bị đầy đến đảo Réunion ngày 20 tháng 11-1916 vì nổi dậy chống lại nhà cầm quyền thuộc địa Pháp. Hoàng đế Thành Thái-Thái tử Nguyễn Phúc Bửu Lân (1870-1954). Hoàng đế Duy Tân-Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San (1900-1945) (ảnh của tác giả).
Nhưng vua Duy Tân đã ra đi…..
Vị Hoàng Tử Vĩnh San nhỏ bé tám tuổi lên ngôi.
Vị Hoàng đế mười bẩy tuổi, đi chân đất ra khỏi hoàng cung, làm cách mạng.
Vị vua tuổi đôi mươi bị truất phế lưu đầy.
Người bạn da vàng thân thiết của thổ dân Châu Phi.
Người chiến sỹ kiên trì tiếp tay đắc lực cho kháng chiến quân Pháp……
Ngài đã ra đi trên cánh đồng thênh thang nắng gió!
Xin mượn lời của người dân hải đảo Réunion thương khóc Ngài trong ngày định mệnh đó, như nén tâm hương thắp lên trong ngày giỗ Đấng Minh Quân tôn kính:
“Ôi, Hoàng Tử Vĩnh-San tuyệt diệu! Làm sao Ngài có thể ra đi đột ngột và bi thảm như thế được? Từ nay, nếu có người Việt Nam hiếm hoi nào ghé qua đảo này, họ sẽ không còn dịp quỳ gối kính cẩn trước Ngài nữa. Nhưng những người Pháp ở đây đã biết và yêu mến Ngài, sẽ nghiêng mình sùng kính mỗi khi tưởng nhớ đến Ngài. Bằng tinh thần cao thượng, Ngài đã chịu đựng một cuộc thử thách quá lớn lao. Điều đó sẽ đem đến cho hương hồn Ngài một hào quang sáng chói vĩnh cửu, sáng chói hơn cả cái vương miện mà Ngài đã đội trong thời gian ngắn ngủi”(*)
Huệ Trân
(Độc Cư Am – Tiết lạnh cuối năm)
Tài liệu tham khảo: (*)“Hồ sơ vua Duy Tân” của học giả Hoàng trọng Thược.
Bài đọc thêm:
Đảo Réunion, Dấu Chân Lưu Đầy Hai Vị Vua Việt. (BS. Nguyễn Xuân Quang)
Vua Duy Tân những ngày cuối cùng ở Paris (Tuyêt Trần)
https://thuvienhoasen.org/a37024/vua-duy-tan-nhung-ngay-cuoi-cung-o-paris
Nhân ngày tưởng niệm vua Duy Tân tử nạn trong chuyến bay từ Paris về đảo Reunion 26 tháng 12 năm 1945, vị vua trẻ Việt Nam đã anh dũng tranh đấu cho đất nước thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp; Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bà Tuyết Trần, bạn của bà Suzy Vinh San, trưởng nữ của vua Duy Tân.
VUA DUY TÂN
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Ở PARIS
Tuyết Trần
Paris, tháng 12 - 1945, mùa Giáng sinh. Bầu trời mùa đông ảm đạm, mãi đến 8 - 9 giờ ánh sáng ban ngày mới chịu ló ra khỏi màn đêm dày đặc và mới 4 giờ chiều trời đã nhập nhoạng, đêm hiện lên một màu xanh thẫm.
Nhiệt độ tháng 12 có ngày xuống âm 3 độ C, tuyết rơi trắng xóa, vùng quê có cả băng giá. Ánh đèn điện vàng vọt hắt hiu, tù mù, làm cho mùa đông dài lê thê, tưởng chừng như vô tận. Không khí lạnh tràn khắp không gian, cái lạnh ẩm ướt, khó chịu càng khiến con người cảm thấy tê tái thêm. Đến cái giường cũng ẩm, chăn gối đều lạnh ngắt. Nhiều người phải cho cục gạch đất nung vào lò sưởi cả ngày, để trước khi đi ngủ bọc trong giấy báo, đặt dưới lớp chăn làm ấm giường. Người khá giả hơn thì sử dụng loại chảo có nắp đậy và cán dài, bỏ than tro vào đó sưởi ấm chăn gối. Ít ai có được phòng ngủ sưởi ấm bằng than củi và hầu hết thường thiếp đi trong cơn lạnh giá của mùa đông.
Paris mùa đông thứ hai sau ngày giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã vào tháng 8 - 1944 còn thiếu thốn về nhiều mặt, thực phẩm và chất đốt để sưởi ấm, người dân phải về quê tìm mua gà, vịt... Ấy vậy mà những phụ nữ Pháp vẫn tất bật lo bữa tiệc Giáng sinh cho người thân theo truyền thống được tươm tất, trọn vẹn.
Mãi đến ngày 5-5-1945, lệnh của tướng De Gaulle mới được truyền đến đảo Réunion, cho phép hoàng tử Vĩnh San (tên người Pháp gọi vua Duy Tân) lần đầu tiên kể từ khi bị đày ra đây vào năm 16 tuổi (1916), sau 29 năm mới được đặt chân đến Paris. Lênh đênh hơn 1 tháng, từ đảo Réunion trên Ấn Độ Dương, tháng 6 -1945 vua Duy Tân được con rể của tướng De Gaulle là tướng Alain de Boissieu tiếp đón tại Paris.
Nhà vua có cơ hội trao đổi với tướng De Boissieu về quan điểm chính trị của mình. Vua Duy Tân muốn thống nhất cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam, giành lại độc lập và hợp tác chặt chẽ với Pháp.
Cũng theo tướng De Boissieu, vua Duy Tân đã phê phán, chỉ trích “rue Odinot” (Bộ thuộc địa Pháp) còn mải mê trong đường lối chính trị cố hữu của mình với những từ ngữ “thuộc địa”, “đế quốc”, “chủ quyền nước Pháp” hay “cai trị trực tiếp”, mà không hề muốn đề cập đến các khái niệm “độc lập”, “tinh thần quốc gia”. Nhà vua cho rằng “rue Odinot” chối bỏ sự hiện hữu của một quốc gia và Tổ quốc Việt Nam, mà theo ông “đó là điều đáng lo ngại”. Tướng De Boissieu cho vua Duy Tân biết rằng, những điều ấy đã được Bộ thuộc địa Pháp công bố trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đến giờ thì tình hình đã thay đổi, có hy vọng thương lượng lại.
Ngày 20-7-1945, vua Duy Tân được gởi sang Đức và đến cuối tháng 10-1945 lại có lệnh gọi ông trở về Paris.
Trong khi đó, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9-9-1945, quân Tưởng Giới Thạch tràn vào miền Bắc để giải giới quân Nhật. Cũng khi ấy, tướng Leclerc theo chân quân Anh và Ấn trở lại Đông Dương, vào lại Sài Gòn ngày 12-9-1945. Tình hình rối như mớ bòng bong, sự kiện tiếp nối sự kiện, mà khi ấy tướng De Gaulle vẫn lúng túng khi cố tìm kiếm một giải pháp có thể thực thi cho Đông Dương, trong khi các thế lực thuộc địa cũ còn mạnh mà “quân bài” Bảo Đại đã mất hiệu nghiệm, không được lòng dân. Pháp “vướng” vì hai chữ “độc lập” của Việt Nam và sau này Mỹ cũng thế!
Vua Duy Tân vừa trở về sau chuyến công vụ tại Đức, nhưng phòng trọ của ông không được sưởi ấm, cái lạnh thấm qua da thịt buốt thấu xương nên khó dỗ giấc ngủ. Trong khi chốn đi đày của nhà vua lại là nơi quanh năm ấm áp. Ở Paris, nhà vua cảm thấy cô đơn, lạ lẫm, khác hẳn bầu không khí cởi mở, thân thiện trong gia đình và bạn bè bên đảo. Không khí lạnh giá, căn nhà trọ một mình vắng vẻ càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn nơi ông.
Bài báo trên tờ L’actualité Réunionnaise kể lại chuyến đi cuối cùng về
đảo Reunion của vua Duy Tân và những mong muốn
chưa thực hiện được của nhà vua
Vua Duy Tân phải chờ đợi tại Paris đến ngày 14-12-1945 thì cuộc gặp gỡ lịch sử duy nhất giữa tướng De Gaulle và nhà vua mới diễn ra, nội dung được giữ bí mật. Tuy nhiên, có người cho rằng vì sự bất cẩn của chính vua Duy Tân và do quá vui mừng trước khả năng được về lại Việt Nam mà ông đã để lộ ra tin tức. Nhà vua đã liên lạc với một số nhân vật Việt Nam có tên tuổi tại Paris với mục đích thành lập nội các tạm thời để ra mắt quốc dân khi trở về, nhưng ông đã thất vọng vì không tìm được sự giúp đỡ và ủng hộ nào như mong đợi.
Sau này, tướng De Boissieu hoàn toàn đồng ý với ông Eugène-Pierre Thebault khi ông viết về cuộc gặp gỡ này như sau: “Đối với vua Duy Tân cũng như tướng De Gaulle, thời gian không còn nhiều để cho những tranh luận ngoài đề và sự mặc cả. De Gaulle muốn tự mình thẩm định con người mà trong vòng thân cận đều giới thiệu với ông là có khả năng giải quyết vấn đề khó khăn ở Đông Dương, trong khi vua Duy Tân lại muốn quay lại ngôi vị mà nhà vua không hề từ bỏ”.
Thebault là người bạn trung thành của vua Duy Tân và cựu Giám đốc văn phòng của Thống đốc Capagory ở đảo La Réunion ấy cũng có mặt tại Paris để gặp vua Duy Tân lần cuối cùng vào ngày 17-12-1945.
Tâm sự trĩu nặng khi 5 đứa con bỏ lại trên đảo, đứa bé nhất vua mới được biết cách đó vài hôm, là một bé gái, sinh ở Saint-Denis ngày 1-12-1945, đặt tên là Marie Gisèle Andrée...
Những ngày cuối năm ở Paris là khoảng thời gian đầy nhung nhớ, hy vọng và lo âu cho tương lai của vua Duy Tân. Trong hai lá thư viết từ Paris gửi cho con gái đầu - bà Suzy Vĩnh San, vua Duy Tân dặn dò con phải bảo bọc các em, sống phải lương thiện, không dối trá...
“Cha viết cho con mà không biết lá thư này có đến tay con hay không. Người cha khốn khổ của con luôn nhớ đến con trong nỗi bất hạnh, vì không có công lý và do sự ác độc của con người... Khi con còn nhỏ, người ta nói dối vì muốn giấu giếm điều gì đó. Đến lúc lớn hơn, người ta bỏ tù người khác để che giấu sự thật. Vì vậy, con gái của cha, không bao giờ được nói dối, bởi vì từ việc nói dối nhỏ bé thời thơ ấu sẽ trở thành sự độc ác sau này... Và phải biết tha thứ, bởi vì không biết tha thứ thì con người sẽ thèm khát trả thù và trong sự trả thù ấy, con người luôn luôn bất công, vô lý...
Con gái yêu quí của cha, chính từ văn phòng của cha ở đại lộ Champs Elysees, cha đã viết thư này cho con. Ngoài trời thì băng giá và ở đây thì lạnh tương tự, vì không nơi nào được sưởi ấm...
Với hai tay lạnh cóng, cha viết cho con. Mới có 5 giờ chiều mà phải bật đèn để nhìn cho rõ, vì màn đêm buông xuống lúc 3 giờ chiều... Con biết không, con gái của cha, cha đã phải hy sinh rất nhiều để mua quà cho các con. Cha viết tiếp lá thư dở dang vì quá lạnh, không viết nổi...”.
Lá thư cuối cùng trong tuồng chữ viết vội của vua Duy Tân viết cho con gái đề ngày 28-11-1945.
Sau đó, một người dáng nhỏ bé, gầy gò, co ro, vội vã lên chiếc máy bay của Hãng hàng không Air France cất cánh tại phi trường Le Bourget ngay trong đêm Giáng sinh 24-12-1945, hy vọng vượt chặng đường dài để về thăm gia đình, bạn hữu và nhìn mặt đứa con gái mới chào đời. Hành lý mang theo chỉ là những món quà Giáng sinh nho nhỏ, ít tốn kém và gọn nhẹ cho việc di chuyển bằng máy bay. Xa gia đình và các con mới chỉ có 7 tháng mà nhà vua đã thấy dài đằng đẵng, nhớ nhung khôn xiết, nhất là người vợ mang thai khi vua ra đi. Đảo La Réunion nơi vua muốn trở về cách Paris 9.400 cây số đường chim bay.
Đêm Giáng sinh tại Pháp là thời khắc sum họp gia đình, mấy ai lại di chuyển đường dài, vì thế chuyến bay định mệnh ấy, với 21 chỗ ngồi, chỉ có 5 hành khách và 3 nhân viên phi hành đoàn: ông Guy Porte - phi công, ông Lucien Coulomb - phụ trách truyền thanh và ông Louis Rebout - kỹ sư phi hành. Chiếc máy bay đã rơi xuống một khu rừng rậm thuộc Bassako, nước Cộng hòa Trung Phi ngày 26 -12 -1945, tất cả mọi người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có vua Duy Tân.
Tướng De Gaulle rời khỏi chính quyền ngày 20-1-1946, chưa đầy 1 tháng sau cái chết của vua Duy Tân.
Trưởng nữ của Vua Duy Tân: Công chúa Suzy Vĩnh San là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Cuộc đời của bà, dù muốn dù không, mang dấu ấn của vua Duy Tân.
Tuyết Trần (Paris 2017)
Xem thêm:
Bước Chân Đại Sỹ (Huệ Trân)
Đảo Réunion, Dấu Chân Lưu Đầy Hai Vị Vua Việt. (Ký sự của BS. Nguyễn Xuân Quang)
https://thuvienhoasen.org/a37023/dao-reunion-dau-chan-luu-day-hai-vi-vua-viet-
ĐẢO RÉUNION,
DẤU CHÂN LƯU ĐẦY HAI VỊ VUA VIỆT
Bút ký của BS. Nguyễn Xuân Quang.
Đảo Réunion là một trong những nơi chính chúng tôi muốn viếng thăm trong chuyến du hành qua các đảo vùng Ấn Độ Dương nằm sát cạnh châu Phi như Seychelles, Madagascar, Mauritus vì đảo đã từng có dấu chân lưu đầy của hai vị vua Việt Nam là Thành Thái và Duy Tân.
Tổng Quát.
Đảo Réunion là một đảo nhỏ được xem là đảo ‘Lost in the Idian Ocean’ (‘Mất hút trong Ấn Độ Dương’) đúng với mục đích của chính quyền Pháp dùng làm nơi lưu đầy cho hai vị vua Việt Nam.
Réunion hay chính thức gọi là La Réunion; trước đây là Île Bourbon. Đảo cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritus 200 km về phía tây nam. Réunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km², hiện là một Vùng Đất Hải Ngoại của Pháp. Những người dân sống ở đây tự gọi mình là Réunionnais hay Créoles. Thủ đô là Saint Denis.
Năm 1513: người Bồ Đào Nha khám phá ra và gọi tên là đảo Santa Apollonia. Năm 1793 gọi là Réunion.
Gần đây thế giới biết nhiều tới đảo Réunion qua tin ngày 29/7/2015, một số mảnh vỡ đã được tìm thấy tại bờ biển đảo Réunion mà tin rằng là của chiếc máy bay 370 của Hãng Hàng Không Mã Lai Malaysia Airline bị mất tích.
Sự kiện này xác thực sự di dân của các người từ Mã Lai Nam Dương vào hàng ngàn năm trước đây tới các đảo ở vùng Ấn Độ dương này được là nhờ các con thuyền chở họ được ‘thuận buồm xui gió’ theo dòng nước, gió mùa giống như các mảnh máy bay trôi dạt tới đây ngày nay.
Dấu Chân Vua Việt Lưu Đầy.
Réunion là nơi hai vị Vua Việt Nam Thành Thái và Duy Tân bị đưa đi đày vào tháng 11 năm 1916. Vua Duy Tân đã bước chân lên đảo ngay tại bến cảng vào buổi sáng mà hôm nay tầu tuần du biển của chúng tôi cũng cập bến vào buổi sáng.
Chúng tôi bước chân lên đảo đi tìm dấu chân của Vua Duy Tân.
vua Thành Thái (ảnh: Wikipedia)
Vua Thành Thái (1879-1954) tên mẹ đẻ là Nguyễn Phúc Bửu Lân, vị vua thứ 10 của triều đại Nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Vì chống Pháp ông bị ép thoái vị và bị quản thúc ở Vũng Tầu (12-9-1907) rồi tới năm 1916 bị đưa đi đầy cùng con là Vua Duy Tân tới Đảo Réunion này. Ông cùng gia đình thuê một căn nhà ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion.
Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông và vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques (Vũng Tầu). Ông mất ngày 20-3-1954 tại Sài Gòn và được an táng tại thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.
Vua Duy Tân.
Vua Duy Tân sinh ngày 19 tháng 9-1900 chết ngày 26 tháng 12-1945 nhũ danh là Nguyễn Phúc Vĩnh San, vị vua thứ 11 của Nhà Nguyễn.
Khi vua cha bị ép thoái vị, Khâm sứ Pháp Fernand Ernest Lévecque vào hoàng cung chọn người kế vị. Lúc điểm danh các con của vua Thành Thái thì thiếu mặt thái tử Vĩnh San. Ông đang ở dưới gầm giường khi bị lôi ra mặt mày lem luốc. Bị tra hỏi thì thái tử Vĩnh San nói “Ta đang tìm con dế vừa mới xổng“. Vị Khâm Sứ thấy Vĩnh San chỉ mới có 7 tuổi, nhút nhát, thơ dại nên dễ uốn nắn và kiểm soát hơn là chọn những người anh lớn do đó chọn Vĩnh San đưa lên làm vua. Triều đình lấy tên hiệu cho vua là Duy Tân, có ý muốn vua tiếp nối con đường duy tân không thành của vua cha Thành Thái.
Vua Duy Tân lúc đăng quang làm vua
Vị Khâm Sứ Pháp đã lầm, Vua Duy Tân có thái độ chống Pháp còn quyết liệt hơn.
Năm 1916, nhân lúc có Thế Chiến thứ I ở Âu Châu vua lúc đó mới mười sáu tuổi, bí mật liên lạc với các lãnh tụ Thái Phiên, Trần Cao Vân của Việt Nam Quang Phục Hội dự định nổi dậy chống Pháp. Chuyện khởi nghĩa bị bại lộ. Vua cùng các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội chậy trốn và bị bắt. Trần Cao Vân nhận hết tội để cứu vua. Trần Cao Vân và Thái Phiên bị xử tử còn vua Duy Tân bị đưa đi lưu đầy ở đảo Réunion.
Ngày 3 tháng 11 năm 1916, gia đình vua Thành Thái và Duy Tân lên tàu Guadiana ở Vũng Tầu. Đến ngày 20 tháng 11 họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion lúc 7 giờ rưỡi sáng. Tại đây, từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại của một người dân ở thành phố Saint-Denis. Vua Duy Tân sống giản dị như những người dân bản xứ.
Về sau Vua Duy Tân bất bình với vua cha vì không hợp tính tình, ông ra ở riêng.
Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, c
hụp ảnh tại nhà ở St-Denis
Ông học vô tuyến điện và mở tiệm Radio-Laboratoire bán và sửa chữa máy thu thanh. Đồng thời, ông học tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Ông yêu nhạc, cưỡi ngựa giỏi và viết nhiều thơ văn đăng trong những tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) dưới biệt hiệu Georges Dry. Bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion năm 1924. Vua Duy Tân còn là hội viên của Hội Tam Điểm (Franc-Macon) và Hội Bảo Vệ Nhân Quyền và Quyền Công Dân Địa Phương (nguồn: Wikipedia).
Ông chống chính quyền Vichy theo Đức Quốc Xã. Đã nhiều lần ông xin về trú ngụ ở Pháp nhưng đều bị từ chối.
Khi Thế Chiến Thứ II bùng nổ, ông xem De Gaulle, người lãnh đạo Lực Lượng Kháng Chiến Tự Do Pháp (Forces Françaises Libres) ở hải ngoại được thành lập ở Anh là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình (ông hy vọng “nước Pháp Tự Do” và nước Pháp thực dân mà ông chống đối không còn giống nhau). Để tìm một con đường về giúp nước của mình, ông đáp ứng lời kêu gọi giải phóng nước Pháp của De Gaulle. Ông đã thu thập tin tức trong vùng của quân đội Đức qua vô tuyến điện rồi chuyển cho Lực Lượng Kháng Chiến Tự Do Pháp. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính Phủ Vichy) câu lưu sáu tuần.
Thiếu tá Vĩnh San
Sau đó, ông được phục vụ trong Lực Lượng Tự Do Pháp với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến. Rồi chuyển qua ngành khác và được thăng chức lên tới thiếu tá.
Ngày 14 tháng 12 năm 1945, Charles de Gaulle tiếp cựu hoàng Duy Tân. Trong tập Hồi ký chiến tranh, tướng de Gaulle ghi:
“…Tôi tiếp Cựu hoàng (Vĩnh San) và cùng ông xét xem chúng tôi làm được những gì? Đó là một nhân vật đầy cương nghị. Mặc dù bị lưu đày ròng rã 30 năm trời, hình ảnh của ông không hề phai mờ trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam.”
Một bạn thân của Duy Tân là E. F. Thébault kể lại trong bài Destin tragique d’un Empereur d’Annam: Vĩnh San-Duy Tân:
“Trở lại Paris ngày 16 tháng 12 năm 1945, tôi thấy Ngài mặc một bộ đồ nhà binh rất đẹp, có gắn bốn lon. Bây giờ Ngài trọ ở khách sạn Louvres, trước hý viện Pháp. Ngài nói: “Như vậy là xong rồi, quyết định rồi! Chính phủ Pháp sẽ đặt tôi lại trên ngôi Hoàng đế Việt Nam. Tướng De Gaulle sẽ theo tôi trở về bên đó (Việt Nam) vào những ngày đầu tháng 3 (1946).”Từ nay tới đó, người ta sẽ chuẩn bị dư luận của Pháp cũng như quốc tế và Đông Dương. Vả lại, cũng còn cần phải dự thảo các bổn thoả ước giữa hai chính phủ nữa” (nguồn: Wikipedia).
Vua Duy Tân quyết định giành độc lập cho Việt Nam bằng con đường ôn hòa không đổ máu và vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp để Việt Nam được che chở. Ông thừa nhận lối chống Pháp lúc còn trẻ của mình là “nóng nảy vụng về”.
Trong hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965, linh mục Cao Văn Luận ghi lại rằng mùa đông 1944 và đầu năm 1945, cùng với một số du học sinh Việt và Việt kiều, ông có tiếp xúc ba lần với cựu hoàng Duy Tân ở Paris. Lần đầu, cựu hoàng giải thích:
“Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Dương. Họ có thể chấp nhận cho ta thành một quốc gia tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Điều đó không trái với quyền lợi quốc gia. Dần dà chúng ta đòi thêm quyền hành. Chúng ta biết làm gì hơn trước binh lực hùng hậu của Pháp và hậu thuẫn của đồng minh Tây phương? Chúng ta đã thấy những gương chống Pháp và tôi đây là nạn nhân của một lối chống nóng nảy vụng về. Rồi đất nước chúng ta phải chịu một cảnh chiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại”.
Vua Duy Tân đã từng tâm sự:
“Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thức đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia. Tôi tin rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của một công dân Việt Nam khi nào mà tôi làm cho những người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau ý thức được tình huynh đệ của họ. Nghĩa hợp quần ấy được thực hiện dưới bất cứ chế độ nào: cộng sản, xã hội chủ nghĩa, bảo hoàng hay quân chủ, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải cứu dân tộc Việt Nam khỏi cái họa chia rẽ”.
Tuy nhiên, có khuynh hướng cho rằng cựu hoàng Duy Tân đã bị dùng như một con bài chính trị trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương của Pháp (nguồn: wikipedia).
Ngày 24 tháng 12 năm 1945, cựu hoàng Duy Tân dùng phi cơ Lockheed C-60 của Pháp bay từ Paris trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới. Máy bay bị nạn ở Cộng Hòa Trung Phi khiến ông thiệt mạng.
Theo nhiều người đây có thể là một vụ mưu sát do người Anh hay một bàn tay nào khác âm mưu. Việc vua Duy Tân trở lại Việt Nam sẽ gây khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa. Cũng trong Destin tragique d’un Empereur d’Annam, E.P Thébault viết:
“Ngày 17 tháng 12 năm 1945, mười hôm trước khi tử nạn, Duy Tân có linh cảm tính mạng ông bị đe doạ”. Lần chót khi cả hai đi ngang vườn Tuileries, cựu hoàng nắm tay Thébault nói: “Anh bạn già Thébault của tôi ơi! Có cái gì báo với tôi rằng tôi sẽ không trị vì. Anh biết không, nước Anh chống lại việc tôi trở về Việt Nam. Họ đề nghị tặng tôi 30 triệu quan nếu tôi bỏ ý định ấy”.
Pháp cho mở hai cuộc điều tra và kết luận không có dấu hiệu đây là một cuộc mưu sát, nhưng đến nay vụ tai nạn máy bay vẫn còn là nghi án lịch sử chưa có lời giải đáp.
Do sự đóng góp của ông trong thời chiến, sau khi chết, chính phủ Pháp trao tặng ông huy chương Grand Cross of the Legion of Honour và Officer’s Medaille de la Resistance và cũng bầu chọn ông là một Companion of the Orde de la Libération.
Vua Duy Tân năm 1930
Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được gia đình đưa từ M’Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987.
Ông được tưởng nhớ nhiều. Ở Saigon trước năm 1975, đường Garcerie cũ thời Pháp thuộc được đổi tên là đường Duy Tân. Đây là con đường với hai hàng cây lớn, chạy ngang Trường Đại Học Luật Khoa và Kiến Trúc nơi có Viện Đại Học Saigon nổi tiếng là thơ mộng, đã được nhắc trong bản nhạc “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt…’. Sau năm 1975, đường Duy Tân bị đổi tên thành đường Phạm Ngọc Thạch.
Ngày 5 tháng 12 năm 1992 tại thủ đô Saint Denis đảo Réunion khánh thành đại lộ mang tên ông: Đại lộ Thái tử Vĩnh San.
Chúng tôi đã dự tính đi tìm các dấu chân của cựu hoàng Duy Tân, trước khi lên đường tới thăm đảo Réunion đã liên lạc với một người đàn anh khả kính có cô con gái tên là Titi (không biết có phải lấy theo tên dân dã Việt Nam là Tí Ti không?) sống ở đây để nhờ hướng dẫn. Vì Titi bận đi làm nên chúng tôi hẹn gặp Titi vào buổi chiều sau khi đi làm về. Buổi sáng chúng tôi dành thì giờ đi thăm các địa điểm lịch sử đặc biệt và các danh lam thắng cảnh khác (sẽ viết trong bài Réunion Mươi Điều). Chúng tôi hẹn gặp tại tiệm ăn nổi tiếng Le Roland Garros ở đây.
Tới đây mới biết Titi sống ở tận phía Nam của đảo không phải ở ngay thủ đô Saint Denis. Giờ tan sở ở đây kẹt xe như ở Los Angeles vì chỉ có một xa lộ vòng quanh đảo sát biển và vách núi ít có đường rẽ ngang nên không thể thoát ra được xa lộ. Chờ mãi tới hơn 7 giờ tối mà Titi hãy còn đậu xe trên xa lộ ở phía Nam của đảo. Nhiều lần tính bỏ cuộc nhưng may là taxi ở đây cũng bị kẹt. Mấy khách du dịch cùng đi trên con tầu của chúng tôi gọi taxi về tầu chờ đã gần hai tiếng rồi mà vẫn chưa thấy bóng dáng xe taxi đâu. Cũng may là đêm nay tầu ngủ qua đêm ở đảo này nên không sợ nhỡ tầu. Titi rất thông minh biết là chúng tôi đang lo nên đã điện thoại nhờ cô bạn nha sĩ người Pháp làm tại Saint Denis đến gặp chúng tôi để trấn an. Hơn tám giờ Titi mới tới. Chúng tôi quyết định đi ăn tối trước rồi mới đi thăm các nơi vinh danh Thái Tử Vĩnh San ở đây. Vì ăn mãi đồ ăn Tây phương trên tầu đã chán ứ tới cổ, thèm món ăn Việt Nam nên dự định tới một tiệm ăn Việt Nam nổi tiếng nhất ở đây là tiệm Kim Sơn. Rủi thay nhà hàng đóng cửa hôm nay. Cuối cùng chúng tôi quyết định tới tiệm ăn Nhật Shabu Shabu. Khi vào tiệm mới biết chủ là người Đại Hàn. Cũng đành bằng lòng vậy. Ăn thêm món ăn thịt nướng Đại Hàn cũng còn hơn là đồ ăn trên tầu nhiều.
Tiệm ăn quá đông, hầu ăn chậm kiểu hải đảo nhiệt đới, ăn xong gần nửa đêm. Chúng tôi lên đường trực chỉ ngay tới Tượng Đài Tưởng Niệm Vua Thành Thái và Duy Tân nằm trên Đại lộ Thái Tử Vĩnh San.
Tượng đài nằm ở một công viên cây cao bóng cả với những cây kè hoàng gia cao rất đẹp.
Tấm bảng ở chân Tượng Đài Tưởng Niệm Vua Duy Tân: Để tưởng nhớ hai vị hoàng đế Annam (Vietnam) bị đầy đến đảo Réunion ngày 20 tháng 11-1916 vì nổi dậy chống lại nhà cầm quyền thuộc địa Pháp. Hoàng đế Thành Thái-Thái tử Nguyễn Phúc Bửu Lân (1870-1954). Hoàng đế Duy Tân-Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San (1900-1945) (ảnh của tác giả).
Bản đồ cho thấy Đại lộ Thái tử Vĩnh San (N6) là trục lộ chính từ xa lộ ven biển đổ vào vùng sau Saint Denis.
Đại lộ Thái Tử Vĩnh San là một trong những con lộ chính nối thủ đô Saint Denis với xa lộ vòng quanh đảo.
Thấy chúng tôi đi thăm tượng đài và cây cầu Thái tử Vĩnh San vào lúc đêm khuya vắng không một bóng người, một vài bóng xe đêm chạy qua cầu bấm còi, không rõ là họ châm chọc hay chia xẻ cảm tình. Có lẽ chúng tôi là hai người Việt hiếm hoi nhất tới thăm Tượng Đài và đi bộ ở cầu vào lúc nửa đêm như thế này. Dĩ nhiên không có Titi và cô bạn, chúng tôi đâu dám mạo hiểm. Đây quả thật là một cơ duyên hiếm có với hai vị cựu hoàng Việt Nam.
Thành cầu bây giờ rào kín lại để phòng ngừa tự tử. Cầu Vĩnh San nổi tiếng ở dân địa phương là ‘Cầu Tự Tử’. Nếu hỏi thăm cây Cầu Tự Tử ở đâu thì dân địa phương biết ngay còn hỏi Cầu Thái Tử Vĩnh San hay Vua Duy Tân thì ít ai biết.
Trở lại công viên tượng đài, chúng tôi ngồi lắng nghe tiếng dế kêu than trong đêm vắng.
Chợt nhớ tới Thái tử Vĩnh San lên ngôi vua là nhờ con dế xổ lồng thuở nhỏ. Như đã nói ở trên thái tử chui vào gầm giường tìm con dế nên vắng mặt lúc viên toàn quyền Pháp điểm danh chọn người lên kế vị vua Thành Thái. Viên toàn quyền thấy ông mặt mày lấm lem, hồn nhiên, trẻ thơ, coi con dế hơn ngai vàng và cho rằng ông là đứa trẻ khờ khạo, đần độn dễ sai bảo, uốn nắn nên đã chọn ông. Tiếng dế đêm nay ở đây nghe thật bi thương.
Không biết có những đêm thanh vắng nào hồn ông về đây nhập vào tượng mình nghe tiếng dế kêu than van cho mệnh nước Việt Nam. Trong một thoáng tôi nhặt được mấy câu thơ:
Ngày xưa còn bé chui gầm giường,
Tìm con dế bạn thành quân vương.
Lưu đầy vì nước giờ thành tượng,
Đêm đêm nghe dế khóc quê hương.
Sau đó Titi bao chúng tôi một chầu Saint Denis By Night. Nửa đêm về sáng chúng tôi mới trở về bến cảng cách hơn chục cây số. Bến cảng rộng mênh mông không biết cửa nào vào được tới tầu. Chạy loanh quanh mãi, may mắn gặp một nhân viên làm đêm thấy chúng tôi đi lạc đã đến tiếp cứu dẫn chúng tôi vào cổng dành cho du khách ra vào. Thật cám ơn Titi vì sáng mai lại phải dậy sớm đi làm.
Vào tới phòng kiểm soát bến cảng vẫn còn thấy đông người ngồi truy cập vào internet. Các nhân viên Á châu làm trên tầu bây giờ mới làm hết việc ra đây truy cập internet liên lạc về gia đình. Chúng tôi cũng không cầm lòng được ngồi gởi ngay những tấm ảnh hôm nay về nhà mặc dầu mắt đã rũ xuống buồn ngủ.
Sáng hôm sau chúng tôi dành thì giờ cả buổi sáng đi tìm chỗ làm việc và Hình ngôi nhà cũ, chụp ngày xưa.
Buổi trưa ghé ăn trưa ở một nhà hàng ăn Việt Nam nổi tiếng nhất ở đây: Tiệm Ăn Kim Sơn mà hôm qua chúng tôi muốn mời Titi ăn tối nhưng nhà hàng đóng cửa.
Bà chủ tiệm là một người Việt ở Pháp. Bà qua đây mở tiệm ăn đã hơn mười năm.
Gặp người cùng quê hương bà rất ân cần tiếp đón và dành nhiều cảm tình đặc biệt mặc dù rất bận rộn. Thực đơn có nhiều món Việt và Việt lai Pháp. Tôi có thói quen tìm ăn phở ở khắp nơi trên trái đất này.
Phở ở đây nấu theo Phở Bắc gốc Hà Nội. Thịt bò dần cho mềm rồi xào lăn qua một chút. Phở Tái Lăn (Phở Thịt Tái Xào Lăn). Thịt bò Việt Nam ‘lao động vinh quang’ rất dai nhất là đối với giới ‘răng giả’, không mềm như thịt bò Wagyu Nhật Bản (Wa- là Hoa tên cổ chỉ người Nhật- gyu ruột thịt với Phạn ngữ go- là bò, trâu, Anh ngữ cow bò), thịt bò nuôi cỏ Úc và bò Black Angus Hoa Kỳ. Vì thế phải dần cho mềm. Phở không ăn kèm với giá, rau thơm. Phở làm gợi nhớ tới Phở Thìn Hà Nội. Dĩ nhiên ở đây thiếu cái phong thái bình dân đến độ mất vệ sinh không dám ăn của các quán ăn đại chúng nổi tiếng ở Hà Nội.
Ăn xong chúng tôi ghé Chợ Trung Ương ở ngay bên kia đường. Chợ có đầy đủ các thứ cho du khách mua làm quà kỷ niệm. Tuy nhiên giá sinh hoạt ở đây rất đắt đỏ so với các đảo lân cận nhất là so với Madagascar vì mọi thứ ở đây hầu như đều phải mang từ Pháp qua.
Các cửa hàng ở đường phố cũng thấy có bán hàng mỹ nghệ Việt Nam.
Sau đó chúng tôi đi tìm tới một thư viện mà người bạn cho biết nơi này có nhiều tài liệu về Vua Duy Tân. Rất tiếc không rõ tên và địa chỉ. Chúng tôi có ghé phòng thông tin hỏi thăm. Họ giới thiệu tới một thư viện ở ngay đường phố chính. Ghé đến nhưng không có tài liệu nào về Vua Duy Tân.
Thật thất vọng. Không còn thì giờ, đành phải về lại tầu.
Dĩ nhiên Đảo Réunion cũng có nhiều danh lam thắng cảnh, một địa điểm du lịch và tĩnh dưỡng yêu chuộng của người Pháp và khối nói tiếng Pháp ở Ấn Độ Dương. Đón xem bài viết Réunion Mươi Điều.
Vua Duy Tân và Thành Thái đều có tên trên Đài Tưởng Niệm ở đây nhưng Vua Duy Tân được vinh danh nhiều hơn qua tên Đại Lộ và Cầu Thái tử Vĩnh San bởi vì sau này cựu hoàng Duy Tân là thiếu tá Vĩnh San trong quân đội Tự Do Pháp. Nếu ngài không bị tử nạn phi cơ bất ngờ, giải pháp De Gaules dù cho có mục đích dùng ngài làm lá bài trong ván cờ với Hồ Chí Minh đi nữa thì không biết vận mệnh Việt Nam sẽ như thế nào? Dù gì ngài cũng là một người yêu nước ngay từ thuở thiếu niên, lòng yêu nước ấm ủ cho tới khi chết. Như đã nói ở trên Ngài đã muốn Việt Nam được độc lập theo một giải pháp ôn hòa trong Liên Hiệp Pháp giống như nhiều thuộc địa Pháp khác không cần phải chiến tranh đổ máu, nồi da sáo thịt.
Việt Nam phải nương tựa vào Tây phương mới tránh được tai ách bị người Trung Quốc đồng hóa.
Tôi tin ngài là ngưởi yêu nước chân chính và có thể giúp Việt Nam tốt đẹp thật sự. Với kinh nghiệm lưu đầy đầy từ năm 16 tuổi, rũ bỏ lối sống phong kiến vương quyền Việt Nam, sống tự lập, với tâm hồn nghệ sĩ, hiệp sĩ (cõi ngựa giỏi), ra nhập Lực Lượng Tự Do Pháp chống lại quân phiệt, độc tài, hiếu chiến, vươn mình vào giới thượng lưu quyền lực Âu châu. Nguyên điểm ngài là hội viên Hội Tam Điểm (ở Hoa Kỳ gọi là Freemasonry) cũng đủ cho thấy ngài là một con người yêu nước, yêu và trọng quyền sống con người thật sự (ngài vốn là hội viện Hội Nhân Quyền địa phương).
Hội Freemasonry có gốc từ Anh quốc. Hội là một hội Huynh Đệ, Tương Trợ, Từ Thiện có tôn chỉ là Tự Do, Độc Lập và Thượng Đế chính thống và cũng là một hiệp hội xã hội. Ở Anh hội chống lại chế độ bảo hoàng thối nát. Ở Mỹ hội phát triển chế độ Cộng Hòa của một chính phủ độc lập. Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ phần lớn là hội viên của hội Freemasons, trong đó có Tổng Thống Washington. Hai mươi mốt người ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập là hội viên Freemasons. Hiến Pháp và Luật Nhân Quyền chủ trương tự do, tự do mậu dịch dựa vào ‘tín ngưỡng dân sự’ (‘civil religion’) của hội. Mười 14 vị tổng thống Hoa Kỳ là hội viên Freemasons…
Là một hội viên Freemasons như các vị cha già và tổng thống Hoa Kỳ chắc chắn ngài muốn Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc thật lòng. Ngài sẽ có được sự giúp đỡ, tương trợ của tất cả các hội viên Freemasons đầy quyền lực khác ở khắp nơi trên thế giới…
Một tấm lòng yêu nước Việt Nam chân chính không vì danh lợi. ‘Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thức đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia’. Và ông đã thấy: ‘Nghĩa hợp quần ấy được thực hiện dưới bất cứ chế độ nào: cộng sản, xã hội chủ nghĩa, bảo hoàng hay quân chủ, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải cứu dân tộc Việt Nam khỏi cái họa chia rẽ”.
Âu cũng là vận nước như thế! Hàng triệu người Việt giờ là dân lưu vong. Cả nước Việt giờ là dân mất nước. Nghĩ mà đau đớn thay nhưng bất lực không làm được gì. ‘Vô tài chỉ biết ngậm đau thương’.
(Bản gốc: https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/)
Saturday, December 18, 2021
Don’t Be Surprised When You Get Omicron
Don’t Be Surprised When You Get Omicron
America is in for a lot more breakthrough infections. Here’s what to do if you fall sick.
By Yasmin Tayag
My breakthrough infection started with a scratchy throat just a few days before Thanksgiving. Because I’m vaccinated, and had just tested negative for COVID-19 two days earlier, I initially brushed off the symptoms as merely a cold. Just to be sure, I got checked again a few days later. Positive. The result felt like a betrayal after 18 months of reporting on the pandemic. And as I walked home from the testing center, I realized that I had no clue what to do next.
I had so many questions: How would I isolate myself in a shared apartment? And why for 10 days, like the doctor at the testing site had advised? Should I get tested again? Following the doctor’s orders, my partner—who had tested negative—dragged a sleeping bag to the couch. Masks came on, windows went up, and flights were canceled. I ate flavorless dinners on my side of the apartment. One by one, the symptoms I knew so well on paper made their real-life debut: cough, fever, fatigue, and a loss of smell so severe, I couldn’t detect my dog’s habitually fishy breath.
Turns out I wasn’t the only one feeling baffled about what to do. “Oh yeah, people are very confused about breakthrough cases,” Peter Chin-Hong, an expert on infectious diseases at UC San Francisco, told me. Now that the Omicron variant is here, many more Americans may soon have to deal with breakthrough confusion. There’s a lot we don’t know about the new variant, but it’s spreading fast. Although the unvaccinated remain most at risk, vaccinated America isn’t in the clear: While the shots still seem effective at preventing hospitalization and death, early reports suggest that they are less effective against milder cases. So if you do get a breakthrough infection right now, what should you do?
Read: The pandemic of the vaccinated is here
At least for now, Omicron shouldn’t change how Americans act when they get a breakthrough infection. “All of the same things stand, whether it’s Delta, Omicron, or any other Greek letter or non-Greek letter of SARS-CoV-2,” says Stephen Kissler, an epidemiologist at Harvard. “Once you know you’re infected, hang tight, limit your encounters with other people, and just take care of yourself.”
If only the official guidance were this straightforward. Rebecca Wurtz, an infectious-disease expert at the University of Minnesota, told me that people are perplexed “partly because, I think, the guidance is confusing.” The CDC’s guidelines are limited: Isolate if you’ve either tested positive in the past 10 days or are experiencing symptoms, and end your isolation after 10 days only if you’ve gone 24 hours with no fever (without the use of Tylenol or other anti-fever drugs) and your other symptoms are improving—not counting the loss of taste and smell, which could take a couple of weeks to return. “They’re unclear as they’re stated, and they’re a little too complicated in any case,” Wurtz said. (When I reached out to the CDC for comment on its guidance on breakthroughs, a spokesperson pointed me back to the recommendations on the agency’s website.)
If you start feeling anything that resembles COVID symptoms or learn that you’ve been exposed to someone who has tested positive, some experts told me, the first thing to do is to get tested. “If you’re not sure, you have to get tested,” Chin-Hong said. That’s especially true now that we’re heading into the winter, when all sorts of non-COVID illnesses are also circulating. It can be impossible to differentiate between the early symptoms of a cold, the flu, and COVID, and getting tested is the only way to confirm a breakthrough infection. The bottom line is that knowing whether you’re positive is important not just for you, but also for anyone who you’ve been in contact with recently—especially those who are unvaccinated or immunocompromised.
PCR tests are still considered to be the gold standard, but they take much longer to generate results than rapid tests, which you can buy at a pharmacy and take at home. A test is merely a snapshot in time, and because Omicron appears to have a shorter incubation period than past variants, a result from a few days ago may not mean much. More than 60 fully vaccinated people tested positive for Omicron after an office holiday party in Norway, and all had gotten negative rapid-test results just a day earlier.
Read: Omicron’s explosive growth is a warning sign
Wurtz said that if you start to feel sick but haven’t been in contact with anyone and don’t plan to be, the best recourse is to stay home, minimize exposure to other people, and rest. “This may seem a little radical,” she said, “but I don’t think there’s a need in that context to be tested at all, period.” Again, the thing to consider is whether you’ve put anyone around you at risk of infection.
If you do test positive, you should alert your local public-health authority so they can initiate contact tracing, Chin-Hong said. Many testing sites do this automatically, but at-home tests, of course, do not. The CDC advises that after confirming your infection, you should start isolating right away, but unless you are asymptomatic, the first day of symptoms is technically what counts as the start of your 10 days of isolation. I learned the hard way that you aren’t supposed to “test out” of isolation, when a physician assistant yelled at me for getting tested after feeling better on day seven. She said I was putting others at risk, although the CDC guidance didn’t specifically say not to get tested. Explaining that I would have to isolate regardless of the outcome, she never told me my result.
Isolating can be especially tricky if, like many Americans, you don’t get paid sick leave, or if you live with people who have tested negative. That’s a common situation with breakthrough infections: While a positive test in a household full of unvaccinated people may soon lead everyone to test positive, that’s not necessarily the case in a home where everyone is vaccinated. “At the minimum, don’t be in the same room,” Javaid said. “If you have to interact with each other, you should always wear masks.” Considering Omicron’s contagiousness, it’s worth wearing more protective masks, such as N95s or KN95s, in lieu of the cloth masks that are common across the U.S. And even if it’s cold, opening windows four to six inches, Kissler said, can help with ventilation. If people you live with start having symptoms, the same guidelines apply: They too should self-isolate, and test if they’re going to see others.
But as The Atlantic’s Katherine Wu has written, not all public-health experts agree that those with breakthrough infections really need to isolate for 10 days, given recent research suggesting that they clear the virus more quickly than the unvaccinated, for whom the 10-day window was designed. Wurtz said that the 10-day isolation period is “somewhat arbitrary,” but she acknowledged that the cautiousness can be reassuring with a new, less understood variant.
Thankfully, most breakthrough infections tend to be mild cases, and that seems likely to hold true with Omicron too (especially for those with booster shots). If you’re feeling unwell, the usual treatment for respiratory infections—cold-and-flu medications, anti-fever drugs, liquids, and rest—are sufficient for most people with breakthrough COVID, Wurtz said. Although monoclonal antibodies are effective at treating COVID, Chin-Hong said he offers them only to people who are older or immunocompromised, because they are the most vulnerable, even after getting vaccinated. (Soon, we’ll have yet another treatment option: antiviral pills.) Breakthrough infections are unlikely to lead to hospitalization for most people, but you should seek emergency care if you develop any severe symptoms, such as trouble breathing, persistent pain or pressure in the chest, or confusion.
Read: Timing is everything for Merck’s COVID pill
At some point, as we learn more about Omicron, the guidance regarding what to do after getting a breakthrough infection could change. “I think it’s important with the new variant that we’re seeing right now to consider getting the boosters as soon as possible,” Javaid said. But aside from that, the best thing vaccinated people can do is make sure they’re ready for a breakthrough infection before it strikes. Stock up on rapid tests so you’re not in a bind if any COVID symptoms suddenly appear. Talk to your family or roommates about where the best place to isolate is in your home. Be prepared to miss 10 days of work if you’re in person.
Thankfully, I’m fully recovered from my breakthrough infection, except for the ongoing inability to smell my dog’s breath. For now, what makes breakthroughs like mine so confusing is that the U.S. is in an “awkward transition phase,” Wurtz said, between following somewhat random rules—such as isolating for 10 days—and more deeply understanding what COVID-19 does to our bodies. I’ve since gotten a booster, and accepted that I’ll probably get sick with COVID again, maybe many times. COVID will someday turn endemic, and having it may become more like having a cold or a bout of flu: a normal, albeit exasperating, part of everyday life for most people (though not everyone). Eventually, even with Omicron, breakthroughs will become a lot less stressful. “I do think it is time to start normalizing breakthrough infections,” Wurtz added. “We have to learn to live with them.”
The Atlantic’s COVID-19 coverage is supported by grants from the Chan Zuckerberg Initiative and the Robert Wood Johnson Foundation.
Yasmin Tayag is a science editor and writer. She was previously the lead editor of the Medium Coronavirus Blog.
Monday, December 6, 2021
The ingenious living bridges of India
The ingenious living bridges of India
By Zinara Rathnayake
17th November 2021
For centuries, indigenous groups in north-east India have crafted intricate bridges from living fig trees. Now this ancient skill is making its way to European cities.
When monsoon clouds bring pelting rains to the village of Tyrna, Shailinda Syiemlieh takes the nearest bridge to reach the opposite bank of a gushing stream. The bridge is no ordinary structure made of concrete and metal. Instead, it is composed of a single giant fig tree that sits by the riverbank, and the support that Syiemlieh walks over is a mishmash of aerial roots tightly knotted and woven together. The bridge is not only a part of the landscape, it is helping to support its ecosystem at the same time.
Tyrna lies just above the plains of Bangladesh in the north-eastern Indian state of Meghalaya, which hosts hundreds of these bridges. For centuries, they have helped the indigenous Khasi and Jaintia communities to cross swelling rivers in monsoons. "Our ancestors were so clever," says Syiemlieh, "When they couldn't cross rivers, they made Jingkieng Jri – the living root bridges."
Meghalaya hosts some of the wettest locations on Earth. The village Mawsynram, the world's rainiest place, receives an annual rainfall of 11,871mm (39ft) – that would be enough to submerge a typical three-storey house if deluged all at once. Nearby Sohra comes second, averaging 11,430mm (37.5ft). From June to September, monsoon winds sweep north from the Bay of Bengal, passing over the humid plains of Bangladesh. When these air currents meet the hilly terrain of Meghalaya, they break open – and torrential rains begin.
When monsoon downpours periodically isolated the remote villages of Syiemlieh's ancestors from nearby towns, they trained living aerial roots of Indian rubber fig tree (Ficus elastica) to form a bridge across flooding rivers.
Researchers consider these living root bridges as an example of indigenous climate resilience. Aside from the connectivity they provide, these bridges attract tourists and help local people earn an income. Meanwhile, as researchers have found, they have regenerative effects on the surrounding environment. Scientists hope this concept of indigenous living architecture can help modern cities adapt better to climate change.
The trees are important not just for crossing rivers, but they hold a revered place in Khasi culture (Credit: Alamy)
Building these bridges takes decades of work. It begins with planting a sapling of Ficus elastica – a tree that grows abundantly in the subtropical terrain of Meghalaya – in a good crossing place along the riverbank. First the trees develop large buttressing roots and then, after about a decade, the maturing trees sprout secondary aerial roots from further up. These aerial roots have a degree of elasticity, and tend to join and grow together to form stable structures.
Carbon Count
The emissions from travel it took to report this story were 0kg CO2. The digital emissions from this story are an estimated 1.2g to 3.6g CO2 per page view. Find out more about how we calculated this figure here.
In a method perfected over centuries, the Khasi bridge builders weave aerial roots onto a bamboo or another wooden scaffolding, wheedle them across the river and finally implant them on the opposite bank. Over time, the roots shorten, thicken and produce offshoots called daughter roots, which are also trained over the river. The builders intertwine these roots with one another or with branches and trunks of the same or another fig tree. They merge by a process called anastomosis – where branching systems like leaf vessels, tendrils and aerial roots naturally fuse together – and weave into a dense frame-like structure. Sometimes, the Khasi builders use stones to cover the gaps in root structures. This network of roots matures over time to bear loads; some bridges can hold up to 50 people at once.
The generations that follow the initial bridge builders continue the maintenance of the bridge. While only one single person may maintain small bridges, most require the collective effort of families or the entire village – sometimes several villages. This process of care and development down the generations can last for centuries, with some bridges dating from 600 years ago.
As well as being a regenerative form of architecture, living root bridges grow stronger with time, self-repairing and becoming more robust as they age. "When it rains heavily, small cement bridges wash away and steel bridges tend to rust, but living root bridges withstand the rains," says Syiemlieh.
When it rains heavily, small cement bridges wash away and steel bridges tend to rust, but living root bridges withstand the rains – Shailinda Syiemlieh
"People came to realise that root bridges are much more durable than modern alternatives, and they cost absolutely nothing. So villagers now repair root bridges they had abandoned in the forest valleys."
This resurgence in interest in root bridges is in part thanks to the efforts of Morningstar Khongthaw, a native from Rangthylliang village, who founded the Living Bridge Foundation. Khongthaw and his team create awareness about root bridges, repair and maintain old bridges while also constructing new ones.
The living root bridges of north-east India have become famous as a tourist attraction - but they could also inspire European urban architecture (Credit: Getty Images)
Unlike conventional bridges, root bridges are also central to their surroundings. Apart from producing their own building material, the trees absorb the greenhouse gas carbon dioxide over their lifetimes. They help stabilise the soil and prevent landslides. Conventional bridges can disrupt the soil layers, but roots can anchor different soil structures which helps protect against soil erosion, says Ferdinand Ludwig, professor for green technologies in landscape architecture at the Technical University of Munich, who has been studying the bridges for 13 years.
This is true of many trees, but Ficus elastica plays a particularly important role in its ecosystem, says Salvador Lyngdoh, a local to Meghalaya and a scientist at the Biodiversity Institute of India, whose work focuses on conservation in the Himalayas. Fig trees are framework species that promote biodiversity around them: moss grows on them, squirrels live in their branches, birds nest within their canopy, and they support insects that help with pollination. The act of turning these trees into bridges can also help animals to thrive in their habitat, says Lyngdoh. Bark deer and clouded leopards are known to use root bridges to move from one part of the forest to another.
Root bridges may not be able to outperform the conventional kind in every sense, Lyngdoh notes. A conventional bridge can bear more weight, for example. "But root bridges are much more useful to a large sphere of natural species than the modern bridges we have," he says. "The living root bridge is a mosaic that's embedded within the forest. Species do not differentiate between the bridge and natural forest."
This form of indigenous architecture has fascinated scientists like the Technical University of Munich's Ludwig, for the potential to learn from them to make buildings and spaces in other parts of the world greener.
Ludwig sees these bridges as an example of not just sustainable development, which minimises the damage and degradation of natural systems, but of regenerative development. The latter attempts to reverse degradation and improve the health of the ecosystem. But understanding the living root bridges is not an easy process.
"There's no one way to build these bridges," says Ludwig. "How these roots are pulled, tied and woven together differ from builder to builder. None of the bridges looks similar."
The lack of historical written information on the bridges has also been a challenge in researching them. Until the British colonial period in the 19th Century, native Khasi inhabitants in Meghalaya didn't have a written script, as the Khasi way of life is passed down through oral histories. This has meant that documented information on the bridges is sparse.
The fig tree is uniquely adaptable to making root bridges, but other species can also be used to integrate into architecture, such as the London plane tree (Credit: Alamy)
So Ludwig's team turned to conversations with Khasi bridge builders and digital tools to understand the bridge-building techniques. They started with mapping the complicated shapes of roots and built digital skeletons of the bridges; next, they used photogrammetry – recording, surveying and interpreting root bridges using photographs – to document the bridges and construct 3D models using them.
With this information, Ludwig's team began designing a roof for a summer kitchen using a pavilion of trees, inspired by the root bridges.
"[Conventionally], when we construct a bridge or a building, we have a plan – we know what it's going to look like," says Ludwig. "But this isn't possible with living architecture. Khasi people know this; they are extremely clever in how they constantly analyse and interact with tree growth, and accordingly adapt to the conditions." Whenever a new root pops up, Khasi builders find a new way to integrate it into the structure.
But in Europe, with its very different climate, using Ficus elastica wasn't a viable option, so they had to make compromises, choosing instead Platanus hispanica, the London plane tree. "That's not all. The Khasi have incredible knowledge because they live in nature, and are deeply coupled with the ecosystems. We are not," says Ludwig. So his team used digital tools to mimic this process and to settle on a geometry that allowed for weaving twigs together into a roof. The team constantly trims and prunes the trees to encourage them to grow to keep the trees thinner.
"We are learning how to react to plant growth in Europe: humans plant trees, trees grow, humans react, trees react again," Ludwig says. "This way of interacting with nature is essential for a sustainable and regenerative future."
The Double Decker Root Bridge of Meghalaya is now famous, drawing tourists from around the world (Credit: Alamy)
Ludwig hopes that living architecture can contribute to improving the outer wellbeing of residents in cities. Integrating trees in buildings, bridges, and parks will help bring nature into crowded areas. "The idea is not to copy the bridges, but to borrow the elements of this indigenous engineering and try to understand how we can adapt it in our urban environments," says Ludwig.
Julia Watson, architect and assistant professor at Columbia University, whose work revolves around nature-based technologies of indigenous knowledge, says part of this is changing the way we see trees.
"Instead of viewing trees in cities as passive elements, we can view them as active infrastructures, to expand the ecosystem services trees provide in the urban context," she says. For instance, trees can reduce the effect of urban heat islands (where concrete structures absorb heat and keep cities warmer) and lower outdoor ambient temperature, Watson notes.
The Ficus elastica provides potential that goes far beyond bridges, Watson says. These trees needn't be an add-on to a building, but an integral part of its façade or roof.
In Meghalaya, the Khasi's practice of bioengineering takes integration of the trees with their surroundings one step further, bringing people together as well as the ecosystem. The bridges, Lyngdoh says, promote community life and create reverence within the society when people come together to build, maintain and repair the bridges.
The young bridges being trained today won't be traversed by those who are tending to them now, but by generations to come. "The community doesn't think of today. It's a selfless act. It's a conservation philosophy," says Lyngdoh. He sees this selflessness as a sacred element that pulls the community together and protects the ecosystem.
As well as being a part of Khasi culture, the root bridges have always brought economic benefits to the community. In the past, a network of bridges connected villages with nearby cities, providing a pathway for locals to transport and sell betel nut and broom grass. Today, there is also the tourism economy they bring, says Syiemlieh.
About 3,500 steps below Syiemlieh's home village of Tyrna is the Double Decker Root Bridge that connects the two banks of the Umshiang River. When water levels rose high, Khasi villagers trained additional roots of the same fig tree across the river higher above the water, creating a second bridge over the first.
Today, it's a major tourist attraction. As tourists began flocking, homestays opened. Locals built campsites and guided visitors through the hilly jungle. Makeshift stalls stacked up everything from crisp packets to bottled drinks. In March, when Syiemlieh visited Laitkynsew, a village just south of Tyrna, she saw locals pull, twist and weave aerial roots of a fig tree on bamboo scaffolding to build a triple bridge – two layers run parallel to each another as in the double-decker bridge, while a third root layer is slanted across the river bank. "Maybe they thought that three layers can attract more tourists," says Syiemlieh.
Tourism comes with concerns, Syiemlieh says. Aside from the empty crisp packets and bottles, some root bridges see crowds of hundreds at a time as tourists clamber for selfies, potentially overburdening the trees. But locals are already planning different models of sustainable tourism.
Khongthaw, for example, is building a museum and a learning centre to educate tourists about living root bridges and other infrastructure made of Ficus elastica, such as canopies and tunnels in the deep jungles, and ladder-like structures, which farmers would use to climb up and down rock ledges on the way to Meghalaya's fertile plains for cultivation.
Although still in its infancy outside Meghalaya, Watson hopes that architecture inspired by the living root bridges could come to play a fundamental role in cities – bringing with it benefits for urban air, soil and wildlife. "Living infrastructure can support incredible biodiversity and species, not just humans," Watson says. "We need that biodiversity to survive."
Source:
https://www.bbc.com/future/article/20211117-how-indias-living-bridges-could-transform-architecture
Sunday, December 5, 2021
CÁI GÌ ĐI TÁI SANH?
CÁI GÌ ĐI TÁI SANH?
Narada Maha Thera
https://thuvienhoasen.org/images/file/eCIu8uik1wgBANse/narada-maha-thera.jpg
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửuhay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn.
Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con người là trường tồnvĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."
Để chứng minh rằng có những lạc thú vô cùng tậntrên một thiên đàng vĩnh cửu và cảnh khổ đau vô cùng tận dưới một địa ngục trường tồn, tức nhiên phải chủ trương có một linh hồn trường cửu.
Bertrand Russell viết :
"Ta phải nói rằng sự phân biệt cũ kỹ giữa linh hồnvà thể xác đã tiêu tan như mây khói, bởi vì vật chấtđã mất tính chất cứng rắn của thể đặc mà tâm cũng mất tính chất tinh thần của nó. Tâm lý học vừa bắt đầu trở thành một ngành khoa học. Trongtình trạng hiện hữu của tâm lý học, sự tin tưởngnơi một cái gì trường tồn vĩnh cửu không có cái nào đòi hỏi khoa học tán trợ" [1].
Theo nhà học giả uyên bác, tác giả quyển "The Riddle of the Universe":
"Biện chứng Thần Linh Học chủ trương có một đấng Tạo Hóa thổi vào con người một linh hồn bất diệt (thường được xem là một phần của Thần Linh). Đó là một câu truyện thần thoại. Biện chứngVũ Trụ Luận cho rằng "trật tự luân lý của thế gian" đòi hỏi phải có một linh hồn trường tồn bất diệt. Đó là giáo điều vô căn cứ. Biện chứng Chung Quả Luận chủ trương rằng do sự tiến triển không ngừng của con người để cải thiện vận mạng mình, những khuyết điểm của linh hồn phàm tục phải được cải tiến mãi mãi trong đời sống và sau kiếp sống. Đó là một lối hiểu sai lầm của thuyết sinh vật đồng nhân (anthropomorphism) cho rằng tất cả những sinh vật đều có hành động và tư tưởng như người. Theo biện chứng Đạo Đức Luận, những khuyết điểm và những tham vọng chưa được thỏa mãn trong đờisống phải được bổ khuyết và "đền bù một cách công bình và vĩnh viễn" sau kiếp sống. Đó chỉ là một điều mong ước cuồng nhiệt. Biện chứng Nhân Chủng Luận cho rằng sự tin tưởng nơi tánh cách bất diệt của linh hồn cũng như sự tin tưởng nơi một đấng Tạo Hóa là chân lý cố hữu trong toàn thế nhân loại. Đó hiển nhiên là một sai lầm. Biện chứngBản Thể Luận chủ trương rằng linh hồn là một thực thể đơn giản, vô hình, và bất khả phân, tất không thể bị liên quan đến sự vong hoại do cái chết gây ra. Điều nầy căn cứ trên quan niệm sai lạc về hiện tượng tâm linh. Đó là ảo mộng của Duy thần luận. Tất cả những biện chứng kể trên cũng như tất cả những giả thuyết tương tợ về bản ngã đã lâm vào tình trạng nguy ngập trong vòng mười năm nay và đã bị khoa học chỉ trích và bác bỏ hoàn toàn." [2]
-- Nếu không có chi dưới hình thức linh hồn, chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác thì cái gì được tái sanh?
Hỏi như vậy đương nhiên là chấp nhận có một cái gì tái sanh.
Cách đây vài thế kỷ có lập luận "Cogito, ergo sum", "tôi tư tưởng, tức là có tôi". Đúng như vậy. Tuy nhiên, trước tiên phải chứng minh rằng có một cái "tôi", đang tư tưởng.
Chúng ta nói rằng mặt trời mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây, mặc dầu ta biết rằng thật sự không phải mặt trời mọc lên và lặn xuống mà chính là quả địa cầu quay. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng ta không thể gõ hai lần đúng y vào một chỗ, mặc dầu bề ngoài là như vậy. Tất cả đều biến đổi rất nhanh chóng. Không thể có hai khoảnh khắc giống hệt nhau.
Người Phật tử đồng ý với Bertrand Russell khi ông nói:
"Hiển nhiên có vài lý do để chủ trương rằng cái "Tôi" ngày hôm nay và cái "Tôi" ngày hôm qua là một; và để lấy một thí dụ hiển nhiên hơn nữa, nếu cùng một lúc, tôi thấy một người và nghe người ấy nói ắt, có cảm giác rằng cái "Tôi" đang nghe và cái "Tôi" thấy là một." [3]
Cho đến những ngày gần đây các khoa học gia còn tìm nơi tính cách bất khả phân tán và bất khả diệt của nguyên tử.
"Với đầy đủ lý lẽ, các nhà vật lý học đã phân tán hạt nguyên tử ấy ra từng loạt những thành phần nhỏ. Cũng vì những lý do không kém chánh đáng, các nhà tâm lý khám phá rằng tâm không phải là một thực thể đồng nhất với cái gì liên tục trường tồn mà là một loạt những yếu tố kết hợp với nhau trong những liên quan mật thiết nào. Do đó, vấn đề trường tồn bất diệt trở thành câu hỏi rằng sau khi thể xác kia chết thì những yếu tố của tâm và những yếu tố của thân có còn tiếp tục liên quan mật thiết với nhau không?" [4]
Cũng như C. E. M. Joad viết trong quyển "The Meaning of Life":
"Vật chất đã tan rã dưới chính mắt chúng ta. Nó không còn ở thể đặc, không còn bền vữngtrường tồn, không còn bị những định luật cưỡng chế quy định, và quan trọng hơn tất cả, không còn được biết là gì."
Vậy, hình như cái được gọi là nguyên tử "có thể bị phân tán và có thể bị tiêu diệt". Những điện tử và dương tử cấu thành một nguyên tử "có thể gặp nhau và tiêu diệt lẫn nhau". Trong lúc ấy, sự bền vững của hai thành phần điện tử và dương tử, chỉ tựa hồ như sự vững bềncủa một lượn sóng, không có giới hạn chắc chắn, và luôn luôn nằm trong tiến trình biến đổiliên tục, cả hai đều thay đổi hình thức và vị trí."
Theo Đức Giám Mục Berkeley, cái được gọi nguyên tử là một giả tưởng của siêu hình họcvà Ngài chủ trương có một thực chất tinh thần gọi là linh hồn.
Sau khi tìm hiểu cái hồn, Hume viết như sau:
"Có vài triết gia tư tưởng rằng trong mỗi chập tư tưởng chúng ta mật thiết ý thức cái gọi là "Ta" và chúng ta cảm giác rằng cái "Ta" có thật, và thật sự tồn tại. Các triết gia ấy, ngoài sự hiển nhiên của mọi luận chứng, cũng quả quyết rằng cái "Ta" hoàn toàn không biến đổi và không thể phân chia.
"Riêng về phần tôi, khi xâm nhập mật thiết vào cái mà tôi gọi là "Tôi" thì luôn luôn tôi vấp phải một cảm giác đặc biệt như nóng hay lạnh, sáng hay tối, thương hay ghét, vui hoặc buồn. Tôi chưa từng bắt gặp cái "Tôi", ngoài những cảm giác ấy, và chưa hề chiêm nghiệm được cái gì ngoài cảm giác ..." [5]
Bergson nói:
"Tất cả mọi tâm thức chỉ tồn tại trong thời gian sinh hoạt và một trạng thái tâm, nếu khôngbiến đổi thì không còn là trạng thái nữa. Trạng thái tâm là một sự biến đổi không ngừng. Nếu sự biến đổi ngưng là trạng thái tâm cũng ngưng. Trạng thái tâm chẳng qua là sự biến đổi."
Theo nhà tâm lý học trứ danh Watson:
"Chưa có ai từng sờ đụng một linh hồn, hay nhìn thấy linh hồn trong một ống thí nghiệm, hay bằng cách gì khác, để tiếp xúc với linh hồn, như đã từng tiếp xúc với các vật khác trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, ngờ vực sự hiện hữu của linh hồn được coi là phản tôn giáo và có thể bị rơi đầu. Cho đến ngày nay, người có địa vị ưu tú cũng không dám nêu vấn đề ấy lên." [6]
Đề cập đến vấn đề linh hồn, Giáo sư James viết:
"Cho đến nay, để giải thích những sự kiện thật sự có thể chứng minh được về kinh nghiệmcủa thân thì thuyết linh hồn là hoàn toàn vô ích. Cho đến nay không ai có thể bị cưỡng báchphải chấp nhận thuyết ấy vì những lý do khoa học.
"Cái Ta (dùng như một túc từ) là sự kếp hợp do kinh nghiệm, cấu tạo với sự vật đã được biết một cách khách quan. Vậy cái Ta (thường dùng như một chủ từ) biết được sự vật ấy không thể là một sự kết hợp. Không thể dùng cái Ta ấy trong những nhu cầu tâm lý và xem nó như một thựa thể siêu hình không biến đổi, một linh hồn trường tồn bất biến.
Cũng như không thể xem nó như một nguyên lý, một bản ngã siêu việt vượt ra ngoài thời gian. Cái "Ta" chỉ là một tư tưởng biến đổi từng chập. Không một tư tưởng nào giống chập tư tưởng trước kế đó, nhưng luôn luôn thuận ưng theo chập tư tưởng trước để cùng chunghợp lại thành một tư tưởng riêng biệt." [7]
Và giáo sư James kết luận đoạn sách thích thú về linh hồn như sau: "Chính cái tư tưởng là người tư tưởng"
Và đó là dư âm của những lời mà Đức Phật đã dạy từ hơn 2500 trước, trong vùng thung lũng sông Hằng (Ganges).
Phật Giáo dạy một thứ tâm lý học trong đó không có linh hồn. Phật Giáo chủ trương rằng chúng ta là sự cấu hợp của hai thành phần Danh và Sắc (nama-rupa), phần tâm linh và phần vật chất, và hai thành phần nầy ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi như một dòng suối trường lưu bất tức.
Từ ngàn xưa, những nhà hiền triết Ấn Độ cũng có tin một nguyên tử bất khả phân tán gọi là Paramanu. Theo quan niệm thời bấy giờ, 36 Paramanu hợp thành một Anu; 36 Anu hợp thành một Tajjari; 36 Tajjari hợp thành một Ratharenu. Một hạt bụi rất nhỏ mà ta thấy vởn vơ trong làn ánh sáng, gọi là Ratharenu. Vậy, nếu chia hột bụi kia làm 46.656 phần thì Paramanu là một phần nhỏ ấy (1/46.656).
Theo quan niệm thời bấy giờ thì Paramanu là đơn vị vi tế nhất của vật chất, không thể phân chia được nữa.
Với nhãn quang siêu phàm, Đức Phật phân tách Paramanu và tuyên bố rằng Paramanu gồm có những năng lực tương quan gọi là Paramattha, hay là thành phần chánh yếu của vật chất .
Những Paramattha ấy là Đất (Pathavi), Nước (Apo), Lửa (Tejo), và Gió (Vayo), gọi là Tứ Đại.
Đất (Pathavi) là thành phần có đặc tính duỗi ra, thể chất của phần vật chất. Nếu không cóthành phần đất (Pathavi), thì một vật thể không thể chiếm không gian. Hai tánh cách tương đối, cứng và mềm, là điều kiện của thành phần ấy.
Nước (Apo) là thành phần có đặc tính làm dính liền lại. Do ngũ quan, ta có thể tiếp xúc với thành phần Đất (Pathavi), nhưng không thể dùng mắt, tai, mũi, lưỡi và thân để tiếp xúc với thành phần Nước (Apo) trong vật chất. Chính thành phần nầy làm cho những phân tử rời rạc của vật thể dính liền lại và cho ta ý niệm hình thể. Khi một vật ở thể đặc chảy ra thìthành phần Nước (Apo) trong chất lỏng ấy trở nên trội hơn. Khi một vật ở thể đặc bị phân tán thành bụi, trong mỗi hột bụi tí ti cũng có chứa thành phần Nước. Hai Paramattha, Đất (Pathavi) và Nước (Apo), trong vật chất liên quan với nhau thật là mật thiết. Khi thành phầnNước (Apo), có đặc tánh làm dính liền, tiêu tan, thì thành phần Đất (Pathavi), có đặc tínhduỗi ra cũng không còn.
Lửa (Tejo) là thành phần nóng trong vật chất. Lạnh cũng là một hình thức của Lửa (Tejo). Cả nóng lẫn lạnh đều nằm trong thành phần Lửa (Tejo) của vật chất và cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên chín mùi, hay nói cách khác tạo sinh lực cho vật chất. Vật chất được tồn tại hay bị hư hoại đều do thành phần Lửa. Trái với ba thành phần khác trong Tứ Đại, Lửa (Tejo), cũng gọi là Utu, có năng lực làm cho vật chất tự mình hồi sinh.
Gió (Vayo) là thành phần di động. Chính thành phần Gió (Vayo) trong vật chất tạo nên sự vận chuyển và được xem là năng lực làm phát sanh hơi nóng.
Sự di động và nhiệt lực trong phạm vi vật chất cũng tương đương như tâm và nghiệp trong phạm vi tinh thần.
Tứ Đại, Đất-Nước-Lửa-Gió, là những đơn vị căn bản của vật chất, luôn luôn pha lẫn với bốn chuyển hóa là màu sắc (vanna), hương (gandha), vị (rasa), và bản chất dinh dưỡng(oja).
Tứ Đại và bốn chuyển hóa luôn luôn dính liền nhau và liên quan với nhau rất mật thiết. Nhưng trong một loại vật chất, thành phần nầy có thể trội hơn thành phần khác. Thí dụ như trong đất, thành phần Đất (Pathavi) trội hơn ba thành phần kia. Trong nước thì thành phầnNước (Apo) trôi hơn. Trong lửa thì thành phần Lửa (Teio) và trong không khí thì thành phầnGió (Vajo) trội hơn.
Như vậy, vật chất gồm có những năng lực và những đặc tính trong trạng thái liên tục biến đổi, luôn luôn trôi chảy như một dòng suối. Theo Phật Giáo vật chất chỉ tồn tại trong thời gian bằng 17 lần một chập tư tưởng.[8]
Tâm, thành phần quan trọng hơn trong guồng máy phức tạp của con người gồm có 52 trạng thái tâm (tâm sở) luôn luôn biến đổi. Thọ (vedana), hay cảm giác, là một. Tưởng (sanna), hay tri giác, là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại gọi chung là Hành (samkhara), hay là những sinh hoạt có tác ý của tâm. Trong 52 trạng thái tâm, hay tâmn sở, tác ý(cetana), hay "ý muốn làm" là quan trọng nhất. Tất cả tâm sở đều phát sanh trong thức (vinnana), hay Tâm.
Theo triết học Phật Giáo, không có một khoảnh khắc nào mà tâm có thể trống rỗng, nghĩa là không lúc nào không có một loại tâm duyên theo một đối tượng vật chất hay tinh thần. Thời gian tồn tại của một loại tâm như vật gọi là chập tư tưởng. Khi một chập tư tưởng diệt, tức khắc có một chập mới phát sanh. Như vậy, những chập tư tưởng liên tục nối tiếp, và thời gian tồn tại của một chập tư tưởng thật ngắn, khó mà quan niệm được.
Mỗi chập tư tưởng gồm ba giai đoạn (khana): Sanh (uppada), Trụ (thiti), và Diệt (bhanga).
Ngay khi một tư tưởng vừa qua giai đoạn diệt (bhanga), tức khắc giai đoạn sanh (uppada) của chập tư tưởng kế khởi lên. Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và tất cả những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại và thêm vào đó còn có cài gì khác nữa. Như vậy có sự luân lưu không ngừng của tâm. Luồng tâm như một dòng suối luôn luôn trôi chảy. Chập tư tưởng mới không hoàn toàngiống chập tư tưởng trước bởi vì thành phần cấu tạo đã đổi mới, mà cũng không tuyệt đốilà khác bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng sống, một dòng đời. Không có chúng sanhđồng nhất nhưng có sự đồng nhất trong tiến trình đời sống của chúng sanh.
Không nên nhận định rằng tâm là một chuỗi dài những chập tư tưởng riêng biệt, kế tiếp nối liền với nhau, như một sợi dây xích, hay một đoàn những toa xe lửa nối liền. Trái lại, "nó liên tục trôi chảy như một dòng sông, luôn luôn tiếp nhận dồi dào những thành phần mới, từ những chi lưu ngũ quan và luôn luôn cung cấp cho thế gian chung quanh những tư tưởngmới thâu nhập trên đường đời [9]".
Trong chuỗi dài những trạng thái tâm, có sự kề nhau nối tiếp mà không có trạng thái chập chồng cái nầy trên cái kia như có người lầm tưởng. Không có chập tư tưởng đã qua mà còn trở lại. Không có chập tư tưởng hoàn toàn giống hệt chập qua. Những trạng thái ấy luôn luôn biến đổi, không thể tồn tại trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Hạng phàm nhân còn lúng túng trong ảo mộng, lầm nhận sự liên tục giả mạo bên ngoài ấy là cái gì vững bền, vĩnh viễn, không đổi thay, và còn đi xa đến đổi đưa một linh hồn trường tồn bất biến (giả định là người vừa hành động vừa quan sát hành động) vào trong cái tâm luôn luôn biến đổi.
Bốn loại hiện tượng tâm linh, hợp với một hiện tượng vật lý, tạo nên Ngũ Uẩn(pancakkhandha), sự kết hợp vô cùng phức tạp của năm thành phần cấu tạo một chúng sanh.
Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.
Nhìn ra đại dương ta thấy một biển nước bao la, những thành phần bé nhỏ trong biển cả là sự kết hợp của nhiều giọt nước li ti. Trên bờ biển, cát nhiều vô số kể, nhưng ta chỉ thấy một thảm cát trãi dài trên bãi. Những lượn sóng kế tiếp nhô lên rồi tan ra trên mặt cát, nhưng một cách chính xác, không có một lượn sóng đồng nhất, bất biến, từ đáy sâu của biển cả nhô lên để rồi tan mất sự đồng nhất ấy trên bãi cát.
Xem xi-nê, ta thấy cảnh vật di động trên màn ảnh, nhưng thực ra chỉ có những hình ảnhriêng biệt, liên tục tiếp diễn theo một tốc độ nào và cho ta cảm giác đang nhìn một hoạt cảnh liên tục.
Ta không thể nói hương hoa tỏa ra từ tai hoa, nhụy hoa, hay từ sắc màu của hoa, nhưng mùi thơm là của hoa.
Cùng một thế ấy mỗi cá nhân là sự kết hợp của năm uẩn.
Toàn thể tiến trình của những hiện tượng tâm-vật-lý ấy luôn luôn trở thành rồi tan biến, sanh rồi diệt. Đôi khi Đức Phật dùng danh từ thông thường mà gọi tiến trình ấy là "Ta" hay atta. Tuy nhiên, đó chỉ là một tiến trình luôn luôn biến đổi chớ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.
Phật Giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá tính theo nghĩa thông thường của nó. Phật Giáo chỉ phủ nhận - trong định nghĩa cùng tột (Paramatha Saccena, Chân đế) - một chúng sanh bất biến, một thực thể vĩnh cửu, chớ không phủ nhận có sự liên tục trong tiến trình.
Danh từ triết học Phật Giáo gọi một cá nhân là Santati, một sự trôi chảy, một triều lưu, hay sự liên tục. Dòng triều lưu bất tức hay sự liên tục không ngừng ấy của hiện tượng tâm-vật-lý - do nghiệp lực tạo điều kiện - đã bắt nguồn từ quá khứ xa xôi mà ta không thể quan niệm, và sẽ còn liên tục diễn tiến trong tương lai vô tận, ngoại trừ trường hợp ta áp dụngBát Chánh Đạo một cách đầy đủ và đúng mức.
Chính dòng triều lưu liên tục của hiện tượng tâm-vật-lý ất là cái mà các hệ thống tín ngưỡng khác gọi là cái "Ta" vĩnh cửu hay cái "linh hồn" trường tồn.
-- Nếu không có linh hồn, coi như một thực thể đơn thuần, không biến đổi, thì cái gì tái sanh?
Theo Phật Giáo, sanh là sự kết hợp của những uẩn (khandas) hay nhóm, hợp thể (khandhanam patubhavo).
Cũng như sự tái sanh của một trạng thái vật chất phải do trạng thái trước làm nguyên nhânvà tạo điều kiện, những hiện tượng tâm-vật-lý nầy cũng phát hiện do những nguyên nhântừ trước khi sanh làm điều kiện. Tiến trình biến đổi hiện tại là kết quả của lòng khao khát ham muốn duyên theo sự biến đổi trong một kiếp sống trước, và bản năng ham muốn tự nhiên trong hiện tại sẽ tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Trong một kiếp sống, tiến trình của đời sống có thể diễn tiến mà không cần có một thực thể trường tồn di chuyển từ chập tư tưởng nầy sang chập tư tưởng kế, thì một loạt tiến trình cũng có thể đặc tính mà không cần có một cái gì khác chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác.
Thuyết tái sanh của Phật Giáo không phải thuyết chuyển sinh linh hồn, hiểu như có sự di chuyển của một linh hồn từ thân xác nầy đến cơ thể vật chất khác. Trong sách vua Milinda Vấn Đạo (Milinda Panha) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), Đại Đức Nagasena và Đại Đức Buddhagosa đã dùng nhiều truyện ngụ ngôn để giúp ta lãnh hội dễ dàng định luật tái sanh của Phật Giáo.
Câu truyện mồi lửa rất là rõ ràng. Đời sống xem như một ngọn lửa, và hiện tượng tái sanhnhư sự mồi lửa từ cây đèn nầy sang cây đèn khác. Ngọn lửa của đời sống liên tục tiếp diễn, mặc dầu có sự gián đoạn bộc lộ ra bên ngoài mà ta gọi là cái chết.
Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:
"Kính bạch Đại Đức, phải chăng có sự tái sanh mà không có gì chuyển sinh thân nầy đến xác thân khác?"
- Đúng như vậy, sự tái sanh diễn tiến không cần có cái gì chuyển sinh thân nầy đến thể xác khác?"
- Xin Ngài ban cho một thí dụ.
- Tâu Đại Vương, thí dụ người nọ dùng lửa của cây đèn nầy để mồi cây đèn kia. Có phải ngọn lửa cây đèn nầy chuyển sang cây đèn kia không ?
- Kính bạch Ngài, không phải vậy.
- Đúng thế, tâu Đại Vương, tái sanh diễn tiến không cần có sự di chuyển của một cái gì từ nơi nầy đến nơi khác.
- Kính bạch Đại Đức, xin Ngài ban cho một thí dụ khác.
- Tâu Đại Vương, Ngài còn nhớ không, thửa nhỏ đi học, ông thầy dạy làm thơ đọc cho Ngài nghe vài vần thơ để Ngài đọc theo đến thuộc lòng.
- Bạch Ngài, có như vậy.
- Vậy, tâu Đại Vương, có phải lời thơ chuyển từ ông thầy sang trí nhớ của Đại Vươngkhông?
- Bạch Ngài, không.
- Cùng một thế ấy, tâu Đại Vương, hiện tượng tái sanh diễn tiến mà không cần có cái gì chuyển từ chổ nầy sang qua nơi khác.
Và Đức vua Milinda hỏi tiếp:
- Kính Bạch Đại Đức, vậy thì cái gì tiếp nối từ kiếp nầy sang kiếp khác?
- Tâu Đại Vương, chính Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, cũng được sanh ra trong kiếp sống kế.
- Có phải cũng tâm và thể xác trước được di chuyển đến và sanh trở lại trong kiếp sống sau không?
-Tâu Đại Vương, không phải chính tâm và thể xác trong kiếp trước được được sanh trở lạitrong kiếp sống nầy. Tuy nhiên, Danh và Sắc ở kiếp trước đã hành động, gây nhân , tạo nghiệp - thiện hay ác - và tùy thuộc nơi nghiệp ấy, tâm và thể xác được sanh ra trong kiếp nầy.
- Kính bạch Đại Đức, nếu không phải chính tâm và thân trước được sanh trở lại trong kiếp kế thì ta có thể tránh khỏi quả báo của những hành động bất thiện không?
- Nếu không có sự tái sanh thì ta không còn trả quả của những hành động bất thiện, nhưng tâu Đại Vương, ta đã tái sanh trong một kiếp sống khác thì tức nhiên phải còn chịu hậu quảcủa những hành động quá khứ.
- Kính thỉnh Đại Đức cho một thí dụ.
- Tâu Đại Vương, cũng như người nọ bẻ trái xoài của một người khác, bị chủ bắt, nạp cho vua và thưa: "Tâu Đại Vương, người nầy đã lấy của tôi một trái xoài", và người nọ trả lời: "Tâu Đại Vương, tôi không có lấy trái xoài của ông ấy. Trái xoài mà tôi bẻ không phải là trái mà ông ấy đã trồng ra cây xoài. Như vậy tôi không đáng bị trừng phạt." Vậy, Tâu Đại Vương, người lấy trái xoài có đáng bị phạt không?
- Kính bạch Đại Đức, dĩ nhiên người ấy đáng tội.
-Vì lẽ gì?
- Bạch Ngài, dầu có viện lẽ nào để chạy tôi, người ấy cũng đáng bị phạt vì trài xoài mà người ấy bẻ là do xoài của ông kia trồng ra cây.
- Cùng một thế ấy, Tâu Đại Vương, với tâm và thân nầy ta làm một điều gì - thiện hay ác - và do hành động ấy, một tâm và thân khác được sanh ra trong kiếp mới. Như ,vậy, ta không tránh khỏi sự ràng buộc của nghiệp quá khứ. [10]
Đại Đức Buddhaghosa giải thích điểm phức tạp nầy bằng những thí dụ như tiếng dội, ánh sáng, con dấu và sự phản chiếu của mặt gương.
Một văn hào hiện đại cũng giải thích tiến trình tử-sanh ấy bằng một loạt những quả bi da. [11]
"Thí dụ như, nếu một quả bi da lăn đến đụng một quả khác đang ở yên một chổ, thì quả lăn tới ngưng lại và quả bị đụng lại lăn. Không phải quả banh lăn chuyển sang quả banh bị đụng. Nó vẫn còn nằm lại phía sau, nó chết. Nhưng ta không thể phủ nhận rằng chính sự di chuyển của nó, sức xung kích của nó, cái kết quả dĩ nhiên, hay cái nghiệp lực của quả banh trước phát hiện trong quả banh kế, chớ không phải một chuyển động mới khác được tạo ra."
Cùng một lối ấy - để dùng những danh từ thông thường - xác thân chết, và nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp khác. Chúng sanh mới được sanh ra, không thể hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sanh vừa chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong một thể xác mới, bất di bất dịch, chuyển sang từ thể xác nầy sang thân khác.
Chú thích:
[1] Religion and Science, trang 132.
[2] Bertrand Russell, The Riddle of the Universe, trang 166.
[3] Religion and Science, trang 132.
[4] Religion and Science, trang 166.
[5] William James, Principles of Psychology, trang 351.
[6] Watson, Behaviourism, trang 4.
[7] Principles of Psychology, trang 215.
[8] Theo các nhà chú giải kinh điển, nếu chia thời gian của một cái nhoáng ra làm một triệu phần thì thời gian của một chập tư tưởng còn ngắn hơn là một phần triệu của thời gian một cái nhoáng.
[9] Xem Compendium of Philosophy - Introduction, trang 12.
[10] Xem Warren, Budhism in Translations, trang 234-235.
[11] Xem sách "Buddha and the Gospel of Budhism", trang 106, của tác giả Dr. Ananda Coomasvami.
Trích: ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
Source:
https://thuvienhoasen.org/a36853/cai-gi-di-tai-sanh-
Bài đọc thêm:
- Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau?
- Bàn về chuyện tái sinh, đầu thai và cúng cơm
- Chuyện Tái Sinh Của Jenny - Tâm Diệu
- Sự tái sinh – Chu trình nghiệp không thể tránh khỏi
Friday, December 3, 2021
How Pfizer developed a COVID pill in record time
Source:
https://www.npr.org/sections/health-shots/2021/12/03/1061060446/how-pfizer-developed-a-covid-pill-in-record-time
How Pfizer developed a COVID pill in record time
December 3, 20215:05 AM ET
Joe Palca
Scientists at Pfizer's research and development laboratories in Groton, Conn., worked on the COVID-19 pill called Paxlovid.
Stew Milne/AP
Two new drugs are awaiting authorization from the Food and Drug Administration for treating patients with COVID-19, and both may be effective against the omicron variant.
One is made by Merck, the other by Pfizer.
The Merck drug has been in development for years. When the pandemic began, Pfizer's drug didn't exist. The story of its development is another example of how COVID-19 has sped up the drug and vaccine development process.
Pfizer wasn't starting exactly from zero. Mikael Dolsten, Pfizer's chief scientific officer, says that during the SARS outbreak in 2003, company scientists had begun to search for ways to combat that coronavirus.
In particular, they looked for proteins crucial for the virus to replicate once it infected someone.
Pfizer focused on protein virus needs for replication
One viral protein they focused on is called a protease. "We have learned that protease is a key regulator for the virus to unleash its machinery and hijack the human cells," Dolsten says.
Pfizer scientists thought if they could find a compound that would disrupt the protease, it would essentially stop the virus dead in its tracks.
That search petered out when the 2003 SARS outbreak passed. No disease, no market for a drug.
But Dolsten says the knowledge that was gained convinced them that a protease inhibitor would work to corral the coronavirus causing COVID-19.
They made computer models of the viral protease protein and assembled drug candidates that might block it.
"We actually had to design and synthesize some 600 unique chemical compounds," he says.
An old medicine helps the new drug work better
That was just the start. They had to test each compound to see how well it prevented the virus from infecting cells in the lab. Then they had to determine whether it would do the same thing in animals infected with the coronavirus. They also needed to find a candidate that would remain in someone's body long enough to have the desired antiviral effect. And they wanted to do all this fast.
"We put in place some very aggressive timelines where we made all of this happen over four months to come down to the optimal medicine," Dolsten says.
In the end, the drug developers had a candidate they thought would work. They mixed it in a pill with an old drug called ritonavir that extended the action of the protease inhibitor.
This past July, Pfizer began a study of people infected with the coronavirus who were at high risk of developing severe COVID-19. Half got the drug, called Paxlovid, within three to five days of the onset of symptoms, half a placebo.
Dolsten says the study was halted early because the drug appeared to be working. He says there was nearly a 90% reduction in hospitalization among people taking the new drug, "And 100% protection against death."
A similar analysis for the Merck drug found it lowered the risk of hospitalization or death by 50%. In a subsequent analysis presented to the FDA, the risk reduction fell to 30%, however.
One good thing about these drugs is that because they're pills, they can be taken at home, unlike some current therapies that require an infusion.
Because Pfizer's pill isn't affected by changes in the spike protein, Dolsten says he expects the new drug will work equally well against any variant of the coronavirus, including omicron.
Although Pfizer has not yet published details of its study, researchers seem impressed.
"I think this drug along with the drug from Merck are both very promising antivirals that, as we had predicted early in this pandemic, work when given early in the infectious course," says Stanley Perlman, a microbiologist at the University of Iowa, where he's been working on coronaviruses for decades.
Perlman adds that the key to preventing damage from a coronavirus infection is to stop it from replicating and spreading throughout someone's body.
Protease isn't the only viral protein that might lead to a viable treatment.
"I think there's several other targets in how the virus reproduces," Perlman says. "But the most important thing to think about for all of them is they almost all have to be given very early after infection to really have a role in helping prevent people from progressing to more severe disease."
And since it looks like we'll be living with COVID-19 for a while, drugmakers have an incentive to develop other kinds of drugs to treat the disease.
Subscribe to:
Posts (Atom)