Phòng hộ
sáu căn là một trong những pháp tu căn
bản, quan trọng của hàng đệ
tử Phật. Nếu sáu căn không được phòng hộ thì dẫu có ra sức dụng công nhiều, kết quả
vẫn hạn chế,
thậm chí hoài công như dã tràng xe cát mà thôi.
Sáu
căn là sáu
giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), sáu cánh cửa
luôn mở ra để tiếp
xúc với sáu
trần cảnh (hình
sắc, âm
thanh, mùi hương, vị ngon, xúc chạm, pháp trần). Khi sáu giác quan tiếp xúc với sáu trần cảnh thì cảm thọ vui khổ và tâm
yêu ghét có mặt. Nếu yêu thích thì chạy
theo, tìm
cách chiếm
hữu. Nếu ghét bỏ thì tìm
cách xua
đuổi, khử trừ. Căn không được phòng hộ thì lập tức chúng ta bị tham sân chi phối.
Phần
lớn thời gian của đời người là tìm mọi cách
để thỏa mãn các giác quan. Trớ trêu là nhu cầu của giác quan không bao giờ thỏa mãn, vì thế mọi khổ đau,
không như
ý đều bắt đầu từ đây.
“Một
thời Đức Phật ở
trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Vào
thời quá khứ,
có đám cỏ trong sông và có con rùa sống trong bụi cỏ ấy. Khi đó có một con dã can đói đi tìm thức ăn. Vừa thấy con rùa, nó
vội nhảy tới vồ lấy. Con rùa thấy vậy, liền thu hết đầu đuôi và bốn chân vào
trong mai. Dã
can canh đợi con rùa thò đầu, chân ra là chụp ăn liền. Nhưng
chờ lâu quá, mà nhất
định rùa không thò đầu và chân ra. Dã can đói quá, tức tối
bỏ đi.
Này các Tỳ-kheo, ngày nay các ông cũng lại biết như vậy. Ma Ba-tuần luôn luôn
dò xét tìm cơ hội bên các ông. Mong
đợi mắt các ông đắm sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi
nếm vị, thân xúc chạm, ý nhớ pháp mà xúi giục sanh tâm đắm nhiễm sáu trần. Cho nên Tỳ-kheo, các
ông phải luôn luôn giữ
gìn luật
nghi của mắt. Khi đã giữ
gìn an trụ nơi luật
nghi của mắt rồi, dù mắt có sanh
khởi hoặc duyên cảnh đi nữa thì ác ma Ba-tuần cũng không
thể tìm được cơ hội. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Dù sáu căn kia có sanh khởi hoặc duyên cảnh
đi nữa, thì chúng cũng không thể tìm được tiện
lợi. Giống như con rùa, dã
can không thể tìm được cơ hội nào.
Bấy
giờ Phật liền nói kệ:
Rùa vì sợ dã
can
Giấu thân vào trong mai
Tỳ-kheo khéo nhiếp
tâm
Giấu kín các giác tưởng
Không nương, không sợ
hãi
Kín tâm, chớ nói năng.
Phật
nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số
1167)
Pháp thoại này, Thế Tôn dùng hình ảnh con rùa tự bảo vệ mình trước dã can bằng cách rút đầu
đuôi và bốn chân vào trong mai. Giấu càng kỹ, giữ
gìn càng chắc thì rùa càng an
toàn. Tu
tập phòng hộ các căn cũng như vậy. Phòng
hộ ở đây không có nghĩa là đóng kín, kiểu che mắt bịt tai. Nền tảng của phòng hộ là an trú vào luật nghi và chánh niệm tỉnh giác khi đối duyên xúc cảnh.
An trú vào luật nghi là cơ sở đầu
tiên. Luật
nghi là hàng rào bảo
vệ, là hành lang an
toàn. Sống trong sự bảo
hộ của luật
nghi giúp mình không phóng
túng, lơ đãng, hạn
chế tối đa duyên ác. Quan trọng hơn là chánh niệm tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần. Biết rõ tâm ngay đương
tại để làm chủ thì tâm không chạy theo cảnh.
Thấy nghe mà
sinh tâm yêu ghét lấy bỏ thì chưa khéo phòng hộ, bị lệ thuộc vào trần cảnh bên ngoài. Khi đã chạy theo cảnh trần thì lập tức bị ác ma tóm lấy. Tu căn là vẫn thấy vẫn nghe
nhưng cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, không cho yêu ghét xen vào. Giữ tâm như thế gọi là phòng hộ.