In Memory of Zen Master/Bodhisattva Thiều Chửu (Vesak 2008)
There Existed Such a Boddhisattva
The “Reed Broom" Thiều Chửu
In the first half of the twentieth century there was such a man with the three characteristics, "a real living Boddhisattva," in Lê Mạnh Thát's words. During the Land and Paddy Field Reform Movement in Đồng Tâm Ward, Đồng Liên Village, Phú Bình District, Thái Nguyên Province, where he and his Charity group resided at that time, the Bodhisattva was accused as a "landlord" and was abused by the team of Land Reform prosecutors for three or four hours. They indicted him for crimes he had never committed, and used very harsh and disrespectful words to insult him. Had they asked him to kneel down, it would have been truly a physical abuse and execution. One month later, in the early morning on July 15, 1954 (June 16 the Year of the Horse by lunar calendar, that is, one day after his father's anniversary, and five days before the Geneva agreement was signed), Thiều Chửu quietly drowned himself in the Cầu River, near Thác Huống Damp. According to Lê Mạnh Thát, such a death out of false accusation and a sacrifice for the nation and the people, which only a Bodhisattva would choose, shocked the grieving local people and Buddhists all over the country. Later on, the team of prosecutors changed their mind, and gave him the epithet of "a middle-class peasant," but during that tense and dark time, they continued to took advantage of his shocking suicide to blacken his shining biography. Even now in the 21st century some are scared whenever they mention his name. His disciple, Bhikkhuni Đàm Ánh recalled he had mentioned that he didn't want his corpse to be saved and preserved, but his students could not bear the idea of abandoning him and following his will without any qualms of conscience. After the war, they reburied him in Thanh Tước Memorial Site (Grave Number 170-C3). In June 2002 younger generations in his extended family, representatives from the Vietnam History Science Association, and the Tia Sáng Magazine held the historic Centennial Anniversary to celebrate Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha's birth day in Văn Miếu Quốc Tử Giám (National Shrine for Famous Vietnamese Scholars) in Hà Nội.
Before his death, Thiều Chửu spent the whole night writing a farewell letter, which he sent to President Hồ. In the letter he instructed the younger generations to continue the resistance war against foreign aggressors. At the end of the letter was his self explanation. He wrote: "The false indictment I have to endure in this modern time is the same as the one that Nhạc Phi had to go through under feudalism. How can I prove myself innocent against the false accusation?"
Although Thiều Chửu passed away over half a century ago, his priceless cultural heritage with nearly one hundred works remains and lives on forever. His disciple Thích Đàm Ánh, a 85-year-old bhikhuni, is now the abbess of Phụng Thánh Temple (Khâm Thiên, Hà Nội). This Bụt and Boddhisattva was a Buddhist layperson. His name was Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) from Cam Đường, Trung Tự, Đông Tác Community, Kim Liên Ward, Đống Đa District, Hà Nội. Buddhist communities know him through his pen name Thiều Chửu, which means a reed broom to sweep all the dirt and trash within the mind and in the world. What a meaningful name!
He belonged to the 14th generation of Nguyễn Đông Tác's family lineage that had lived in Thăng Long since the XV century. His great-great -great grandfather was Dr. Nguyễn Văn Lý (1795-1868), a famous scholar and a cultural activist. His father was Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946), one of the founders of the Đông Kinh Nghĩa Thục movement (to send Vietnamese students to Japan to study in the early twentieth century), who was imprisoned in Côn Đảo by the French rulers for his resistance against colonialism, and who was also referred to as a great scholar and patriot by scholar Nguyễn Văn Tố. His brother was a genuine pedagogue Nguyễn Hữu Tảo (1900-1966). Born into such a scholarly family, why did Nguyễn Hữu Kha choose to become a Buddhist layperson to dedicate all his life to the ideal of serving his fellow citizens? There is a popular saying which Buddhists often repeat: A person has been born into the world for the happiness of the multitude.
Hữu Kha was an emotional young man who received great influence from his grandmother's compassion and his father's patriotic activities against the French colonists. He recalled his childhood in poverty: "At 7 and 8 my sister and I had to take care of cows, cut grass, carry water, cook rice, and prepare food to feed pigs. At 10 we had to water the field, and at 12, plow the rice paddy field. When I was 13, the French imprisoned my father. Two months later my mother gave birth to her eighth child. Three days after her labor, she had to go to the rice paddy field to work. I usually spent my days waiting outside the prison building (Hỏa Lò Prison). As soon as I saw the soldiers accompanied my Dad to the court, I ran after them, and was often beaten very hard by those soldiers. My heart was filled with hatred and shame; but weak and vulnerable, what could I do? From my reading about Garibaldi, I learned that when his friend wanted to introduce him to a girl so that he could get married, he said to the man: "Italy is my wife. Italy is my son." Since then I decided to follow his example. From then on I never thought about my own personal life. People usually believe because I have faith in Buddhism, I decided not to get married. They didn't understand the secrets from my childhood."
The Vow to Save Those in Suffering and in Distress
Two years later, during his grandmother’s funeral, he was reciting a sutra when he had a moment of enlightenment by a sentence in it. The sentence ran like this: “Sentient beings are our parents for aeons; we therefore have to serve them with piety like their child. All beings have Buddha Nature, and they are equal to us; we therefore must treat them equally.” He was so profoundly touched at the moment that he vowed to follow Buddha to save multiple beings from their sufferings. His resolution even became stronger when, with utmost pain and shame, he had to witness his mother prostrating in front of a village officer to beg for help like a beggar, just because she needed assistance, so that her son could become a street vendor. He said, "I vowed that in my life, if there is anyone who is in distress and needs my help, I will help the person even before s/he asks. If I have a bowl of rice, and see someone hungrier than I, I will share it to the person even when I am hungry myself.” Hữu Kha went to Đồ Sơn by himself to sell medicinal herbs and snacks for a living. But because he trusted people, some took advantage of his trust and got away with his money. At some time he had to do manual labor for a living, like pushing boats ashore, pulling carts, even begging for food. During those distressful years, his beliefs in Buddhist philosophy of saving people grew even stronger.
At the end of 1920 when his father was released from Côn Đảo, Hữu Kha helped him to open an Oriental medicine clinic named Lợi Nhân Đường (For the Benefits of Humans) at the crossroad of Sở. "Although the clinic had a lot of patients, I kept it a secret from my Dad and helped people without charging them out of compassion. As a result, for three years we couldn't earn much, just enough to feed us." On the other hand, he learned more about how to use herbs to cure diseases, so that later on he could help sick people free of charge. He chose the nickname Tịnh Liễu, meaning "Pure Knowledge," and started to study Buddhism.
Tịnh Liễu visited many pagodas to study meditation and Buddhist teachings from famous bhikkhus, such as Most Ven. Thích Thanh Hanh in Lạng Giang, Most Ven.Thích Thanh Thuyền in Nam Định, and Dr. Lê Đình Thám in Huế. Thanks to the journey he recognized the decline of Buddhism in Vietnam at the time. "Observing life in pagodas I noticed that the organization there did not follow what the Buddha taught, but it was strictly feudalistic, with a caste-like hierarchy, absorbed in sensual pleasures while ignoring manual labor and didn't follow the principle taught by Zen Patriarch Bách Trượng: 'A day without labor must be a day without food.' Many pagodas emphasized supertitious rituals which demanded people to contribute money to the abbot or abbess who led a luxurious life. That is why I decided not to follow that path, but to remain a layperson who believes in Buddhist philosophy only. What's more, when possible, I will fight against that corrupted religious system. From then on, I began to join the Buddhist reformation movement."
It was probably for that reason that he did not want to become a monk, but chose to remain a layperson practicing Buddhism at home, and labored hard to support himself while teaching Buddhist dharma, with no family of his own, a vegetarian who ate only one meal before noon a day, wearing brown clothing and a pair of wooden shoes which he made for himself. He slept on a board on the floor, and during cold winter days he covered himself with a thin coarse blanket.
A "Happy-in-Suffering" Scholar
At 26, Nguyễn Hữu Kha chose another pen name "Happy-in-Suffering," and he began to translate Buddhist sutras into Vietnamese, because he noticed that followers could not understand the Chinese version while they were chanting the Chinese sutras. Translation is an extremely hard task that demands a mastery of both Chinese and Buddhism, but he determined to accomplish the task, for he thought lacking a spirit of independence prevented scholars from translating the Chinese sutras into Vietnamese. He thought that if sutras could be translated from Pali and Sankrit into Chinese, they should also be able to be translated into Vietnamese, too. Sutras in Vietnamese are easier to disseminate. In 2002 the Religion Publishing Company republished an anthology of 16 basic sutras translated by Thiều Chửu 2002 as a recognition of his effort and contribution.
Hard working and perseverant in both manual and intellectual labor, he was a versatile man who was very resourceful and skillful in both deeds and words. In 1932 he published his own translation of the Impermenance Sutra, and he used his pen name Thiều Chửu for his translation of King Trần Thái Tông's Khóa Hư Lục. Nguyễn Lang (aka Thích Nhất Hạnh) remarked that Thiều Chửu was a profound and solid writer who mastered Chinese at a far advanced level. Khóa Hư was a difficult work to translate, but his translation was excellent, sounding melodious with precise meaning. Thiều Chửu never went to any school. He learned Chinese characters and Vietnamese from his grandmother. He taught himself the classic academic works in Chinese. He was well verse in Buddhism, and also learned French and English. He used herbs to cure diseases for many people, and had written a series of articles titled "The House Woman Doctor" for the Đuốc Tuệ Magazine. His pupil, Bikkhuni Đàm Ánh often said: " Nobody could excel my Master." He was so good at delivering babies that many families had to ask for his assistance months in advance of the due date. Although he could earn a lot from writing, he led a simple stoic life, using his own saving to help orphans and the poor. During the resistance war against the French, he led people clear the woods to plant potatoes and turnips to feed the whole Charity House. There was a time when the House with 40 people had to live on only 4 tins of rice cooked with potato leaves; yet he determined to return the tales of gold from his publication royalty that Ven. Tố Liên from Hà Nội sent to him.
Reforming Buddhism
Thiều Chửu collaborated with genuine Buddhists to reform Buddhism in Vietnam. In 1933 Bhikhu Thích Trí Hải from Hà Nam came to Hòa Ký Store in Hà Nội to discuss with Nguyễn Hữu Kha. In his diary, Most Ven. Thích Trí Hải wrote: " The first time we met each other, we both thought we were long time friends for many previous lives....Late in 1933 the temperature in Hanoi dropped to 7 or 8 degrees C, but we covered ourselves with a thin and coarse Nam Định blanket, and we slept on a straw mat right on the floor at his home in Sinh Từ." The two played key roles in the establishment of the Buddhist Association in Northern Vietnam in 1934. However, when he was invited to become a member of the Association Board of Administrators, Thiều Chửu hesitated because he noticed there were some ruling government people. After second thought, he decided to join the Board in hope that he might take advantage of this chance to carry out the reform and overthrow the corrupted system the declining temples. He suggested that the Association should take care of its own Buddhist publications. His suggestion was approved and he became the manger of Đuốc Tuệ Publishing House. He brought his own printer into the House to work. He was one of the two most prolific contributor to Đuốc Tuệ, the Association voice which disseminated popular Buddhism to the common people and which fought against supertitions and spiritual voodoos among Buddhist monks and nuns. Recognizing his integrity and honesty, the Association assigned him to take care of financial issues for the renovation project of Quán Sứ Pagoda (1938-1942). He thus played a big role in this project.
His last work, The Way to Learn Buddhism in the 20th Century, a work published in 1952 and written with all the agonies from his mind and heart, was, according to Vũ Tuấn Sán, revealed that he was a genuine and radical Buddhist who loved his country, and who determined to point out straightforwardly all the corrupted monks who lived in the French-governed regions and who tried to use spiritual mysteries and voodoos to poison the common people and to hinder the nation's resistance war against the aggressors.
Since the time he had known how to use local medical herbs to cure the sick, he had never declined any of their request for help. In 1936, together with Mrs. Cả Mọc (aka Hoàng Thị Uyển, Hoàng Đạo Thúy's elder sister), he founded Charity Association and became its Secretary General. He forgot himself to serve others, such as saving victims of the flood in the year of the buffalo, establishing shelters to host orphans, assisting poor elders, and especially serving foods to the hungry in the 1945 famine. His activities made him a highly respected, reliable and trustworthy figure in society. Because he profoundly understood and patiently shared the poor's distressful situations in order to help them, leading a very humble life without good food nor good clothes, and having no family of his own, many contributed to his cause without hesitation. In 1937 floods spread to Bắc Ninh and Bắc Giang. In addition to the assistance from the Association, he and Mrs. Cả Mọc also collected money and clothing donations for the victims. Every day he, Hoàng Đạo Thúy, and Trần Duy Hưng brought medications, money, and clothes to each victim's place to help them sustain until they were able to support themselves. In both Quế Dương and Lang Tài hamlets, he and his group visited every house, not only once, but several times for three months until the harvest season came. No wonder, he was asked by President Hồ to accept the position as his Provisional Government Secretary of Charity and Social Affairs. Still, he declined the offer, saying he would like to focus on his current Buddhist responsibilities.
After his 30 years as a writer, Thiều Chửu completed and had 96 works and translations published. The first was How to Raise Kids (1926). His most well-known work was Chinese-Vietnamese Dictionary, first published in 1942, then re-published twice in Saigon in 1952 and 1954. The work was reprinted over ten times, and was among the few books that Vietnamese readers always highly praise. According to Lê Mạnh Thát, Vietnamese who would like to learn Chinese Vietnamese cannot but bow to this priceless cultural achievement. In 2003 a group of Vietnamese French revised it and introduced its electronic version (Tự điển Hán Việt Thiều Chửu điện tử) on www.viethoc.org.
The Tragedy of an Intellect
Vũ Khiêu remarked that Thiều Chửu was a genuine man, a great intellect of his nation. To praise him, Vũ Khiêu wrote:
“Half his eventful life he mastered both ancient and modern classics, his knowledge was as vast as the four seas;
His whole life he spent saving humans, caring for the poor, serving his country, with honesty and discipline.”
Another scholar, Vũ Tuấn Sán, considered him a special phenomenon among Vietnamese intellectuals in the 20th-century, one who led an idealistic and noble life. Dr. Nguyễn Quốc Tuấn of the Vietnam Institute of Religious Studies remarked that Thiều Chửu was an excellent 20th-century Buddhist in Vietnam. Bhikkhu Thích Đồng Bổn praised him as a great sage. In Biographies of Well-Known Buddhists of 20th-Century Vietnam, Vol. I, the author wrote:
"Thiều Chửu was an exemplar among Buddhist laypeople who had great contributions to the Reform Movement of Buddhism in North Vietnam."
Source:
Tưởng nhớ thiền sư Thiều Chửu, nhân vesak 2008
Có một vị Bồ Tát thật trên đời
11-05-2008 01:46:06 GMT +7
Cuốn Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu được đánh giá là một
công trình chất lượng
|
Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu
là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc. Một người sống
cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng
Triết lý đạo Phật cho rằng bất cứ
sinh vật nào biết tu tập thì cũng có thể thành Phật, tức bậc giác ngộ. Xin mở
ngoặc là thiền sư Thích Nhất Hạnh không dùng từ Phật mà dùng “Bụt” – một cái
tên rất Việt Nam; và ông dùng từ “đạo Bụt”.
Dân ta quen gọi những người lành như
đất mà lại hay giúp kẻ khác là Bụt; và gọi những người có lòng vị tha trời biển
là Bồ Tát”. Bồ Tát là từ Hán Việt gọi tắt của từ gốc chữ Phạn Bodhisattva – ghép
bởi bodhi (enlightenment: giác ngộ) và sattva (essence: bản chất; thể tồn tại
trừu tượng). Theo nhà Phật học Edward Conze, Bồ Tát là vị Phật (Bụt) có ba đặc
điểm: khao khát đạt được sự giác ngộ hoàn toàn; giàu lòng từ bi và trí tuệ; gần
gũi những người thường và có các suy nghĩ, cảm xúc như họ.1
Với cách hiểu như trên, có thể suy
ra trên thế gian từng có và sẽ có không ít vị Bụt - Bồ Tát thực, chỉ có điều
thiên hạ không nhận ra hoặc biết quá ít về họ – vì họ là Bồ Tát mà!
“Cây chổi lau” Thiều Chửu
Và nước ta nửa đầu thế kỷ XX từng có
một người hội đủ ba đặc điểm nói trên, một vị Đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt
hiện thực giữa cõi đời, như lời thiền sư Lê Mạnh Thát2. Tuy đã đi xa
hơn nửa thế kỷ nhưng di sản văn hóa vô giá ngót trăm tác phẩm ông để lại sẽ làm
cho con người ấy sống mãi. Ông cũng hãy còn một học trò là ni sư Thích Đàm Ánh,
85 tuổi, hiện trụ trì chùa Phụng Thánh (Khâm Thiên, Hà Nội).
Vị Bụt - Bồ Tát ấy là cư sĩ Nguyễn
Hữu Kha (1902-1954), quê xóm Cam Đường, làng Trung Tự, phường Đông Tác (nay là
tổ dân phố 81, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Giới phật tử biết ông
dưới bút danh Thiều Chửu – “cái chổi lau” ông nguyện dùng để quét sạch bụi bặm
trong lòng mình và mọi thứ rác rưởi trên đời – một cái tên thật giàu ý nghĩa!
Cư sĩ thuộc đời thứ XIV của dòng họ
Nguyễn Đông Tác có mặt tại thành Thăng Long từ cuối thế kỷ XV. Tổ ba đời của
ông là tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868), nhà văn hóa nổi tiếng. Cha ông là cử
nhân Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946), đồng sáng lập viên phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục, từng bị đày ra Côn Đảo nhiều năm vì tội chống Pháp, một đại sĩ phu, như
cách gọi của học giả Nguyễn Văn Tố3. Anh ruột ông là nhà sư phạm mẫu
mực Nguyễn Hữu Tảo (1900-1966).
Với truyền thống gia tộc như vậy,
tại sao Nguyễn Hữu Kha lại chọn con đường làm một cư sĩ Phật giáo dâng cả đời
mình cho lý tưởng phụng sự đồng bào? Ta bỗng nhớ tới một câu các phật tử thường
nhắc lại: Có một người sinh ra trên thế gian này là vì hạnh phúc của muôn
người...4
Hữu Kha bẩm sinh đa sầu đa cảm lại
lớn lên dưới ảnh hưởng sâu sắc của bà nội giàu lòng nhân ái và người cha say
sưa hoạt động yêu nước chống Pháp. Ông kể về tuổi thơ của mình: Nhà nghèo quá,
chị em tôi 7-8 tuổi đã phải chăn bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10
tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai
tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được 3 ngày mẹ đã phải đi làm đồng. Tôi suốt
ngày đứng rình ở cổng nhà pha (tức Hỏa Lò) Hà Nội, hễ thấy bố bị giải sang tòa
án thì chạy theo, bị lũ mật thám đánh rất đau. Tôi căm thù tủi nhục nhưng thân
hèn biết làm gì? Đọc truyện ông Gia Phú Nhĩ (Garibaldi) thấy ông nói với bạn
làm mối vợ cho mình rằng “Ý Đại Lợi là vợ, Ý Đại Lợi là con”, từ đó tôi nảy ra
ý muốn học ông ở điểm đó... Sau đấy tôi không hề nghĩ tới cái đời riêng của tôi
nữa. Người ta cho là tôi tin đạo Phật mà không lập gia đình, họ chưa biết nỗi
uẩn khúc của tôi từ thuở còn thơ dại.4
Lời thề cứu khổ, cứu người
Năm sau, Hữu Kha tụng kinh siêu độ
trong lễ tang bà nội, khi đọc đến câu Phật nói “Nhân dân là cha mẹ bao đời của
ta, ta phải hiếu kính cúng dàng; muôn vật đều có tính Phật, cũng bình đẳng với
ta; ta phải làm cho mọi người đều bình đẳng” cậu bé vô cùng xúc động, thề suốt
đời theo Phật để cứu khổ cho muôn người. Quyết tâm ấy càng mạnh hơn sau khi Hữu
Kha mục kích cảnh nhục nhã mẹ ông vì cần vay tiền để làm vốn cho ông đi bán
hàng rong mà phải lễ lạt cho lý trưởng bảo lãnh và chầu chực như kẻ ăn mày: Tôi
thề rằng đời tôi hễ ai thiếu thốn muốn nhờ tôi thì dù họ chưa hé miệng, tôi đã
vâng. Tôi còn một bát gạo mà ai đói hơn tôi cũng nhường ngay, thà tôi chịu
nhịn4. Hữu Kha một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo kiếm sống. Vì
tin người nên mất hết vốn, ông phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe, thậm chí đi ăn
xin. Trong hai năm cực nhục ấy, ông ngày một thêm tin yêu triết lý cứu khổ, cứu
người của đạo Phật.
Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu từ Côn Đảo
về, Hữu Kha giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Hiệu đông khách
nhưng tình thương người bởi thương thân kia đã sâu lắm nên tôi chỉ giấu giếm bố
giúp đỡ người nghèo, vì thế 3 năm trời hai bố con chỉ đủ ăn chẳng thừa đồng
nào4. Bù lại, ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa
bệnh không công. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (tịnh: trong sạch, liễu: hiểu biết),
bắt đầu nghiên cứu đạo Phật.
Tịnh Liễu đi nhiều chùa tham thiền vấn đạo, gặp các vị chân tu nổi tiếng như hòa thượng Thích Thanh Hanh ở Lạng Giang, hòa thượng Thích Thanh Thuyền ở Nam Định, cư sĩ Lê Đình Thám ở Huế... Qua chuyến đi này, ông nhận ra xu hướng suy tàn của Phật giáo: Khi đi sâu vào nhà chùa, tôi thấy sự tổ chức ở chùa không đúng một chút nào với lời Phật dạy; trái lại hoàn toàn dập theo khuôn khổ phong kiến chia giai cấp rất khắc nghiệt, hưởng thụ xa xỉ, bỏ mất hẳn cái tinh thần trọng lao động, không theo quy chế “Một ngày không làm một ngày nhịn ăn” của Tổ Bách Trượng. Lại còn dùng thuật mê tín vẽ ra đàn tràng cúng bái, đục khoét nhân dân để sống một đời nhàn rỗi. Vì thế tôi nhất định không theo chế độ đó; cho tới ngày nay tôi cũng chỉ là một tín đồ tín ngưỡng triết lý mà thôi. Hơn nữa, nếu có dịp, tôi sẽ đánh đổ cái chế độ mục nát ấy. Sau đó tôi theo đuổi việc chấn hưng Phật giáo4. Chắc đây là lý do Nguyễn Hữu Kha không vào chùa làm sư, mà chỉ làm cư sĩ tu tại gia, suốt đời vừa lao động kiếm sống vừa hoằng dương Phật pháp; không vợ con, trường trai mà mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng giờ Ngọ, quanh năm mặc nâu sồng, đi guốc mộc tự đẽo lấy, đêm nằm trên tấm phản kê dưới nền nhà, không màn, mùa rét đắp chiếc chăn sợi mỏng.
Tịnh Liễu đi nhiều chùa tham thiền vấn đạo, gặp các vị chân tu nổi tiếng như hòa thượng Thích Thanh Hanh ở Lạng Giang, hòa thượng Thích Thanh Thuyền ở Nam Định, cư sĩ Lê Đình Thám ở Huế... Qua chuyến đi này, ông nhận ra xu hướng suy tàn của Phật giáo: Khi đi sâu vào nhà chùa, tôi thấy sự tổ chức ở chùa không đúng một chút nào với lời Phật dạy; trái lại hoàn toàn dập theo khuôn khổ phong kiến chia giai cấp rất khắc nghiệt, hưởng thụ xa xỉ, bỏ mất hẳn cái tinh thần trọng lao động, không theo quy chế “Một ngày không làm một ngày nhịn ăn” của Tổ Bách Trượng. Lại còn dùng thuật mê tín vẽ ra đàn tràng cúng bái, đục khoét nhân dân để sống một đời nhàn rỗi. Vì thế tôi nhất định không theo chế độ đó; cho tới ngày nay tôi cũng chỉ là một tín đồ tín ngưỡng triết lý mà thôi. Hơn nữa, nếu có dịp, tôi sẽ đánh đổ cái chế độ mục nát ấy. Sau đó tôi theo đuổi việc chấn hưng Phật giáo4. Chắc đây là lý do Nguyễn Hữu Kha không vào chùa làm sư, mà chỉ làm cư sĩ tu tại gia, suốt đời vừa lao động kiếm sống vừa hoằng dương Phật pháp; không vợ con, trường trai mà mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng giờ Ngọ, quanh năm mặc nâu sồng, đi guốc mộc tự đẽo lấy, đêm nằm trên tấm phản kê dưới nền nhà, không màn, mùa rét đắp chiếc chăn sợi mỏng.
Học giả “lạc khổ”
Năm 26 tuổi, Nguyễn Hữu Kha lấy bút
danh Lạc Khổ (“Vui trong cảnh khổ”), bắt đầu dịch kinh Phật ra quốc ngữ – vì
ông thấy kinh người ta tụng toàn là kinh chữ Hán nên họ chẳng hiểu gì. Dịch
kinh thực sự là việc cực kỳ khó nhọc, phải giỏi cả Hán học, Phật học, nhưng ông
quyết làm với suy nghĩ: Vì kém tinh thần tự lập cho nên ta cứ vùi đầu với kinh
chữ Hán, ít người dám dịch kinh sang tiếng ta. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán
được, thì dịch ra chữ ta cũng được chứ sao! Chữ quốc ngữ của ta rất dễ phổ
biến, dịch âm lại đúng hơn chữ Hán5. Tuyển tập 16 kinh cơ bản do
Thiều Chửu dịch được Nhà Xuất bản Tôn Giáo in lại năm 2002 là một ghi nhận cố
gắng ấy.
Nhờ cần cù tự học, lao động chân tay
và trí óc, nên việc gì ông cũng giỏi, tháo vát, miệng nói tay làm. Năm 1932,
ông tự in tác phẩm của mình là bản dịch Kinh Vô Thường; rồi dùng bút danh Thiều
Chửu in Khóa Hư Kinh dịch nghĩa – bản dịch ra quốc ngữ tác phẩm Khóa Hư Lục nổi
tiếng của Trần Thái Tông. Học giả Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh) nhận xét:
Thiều Chửu là một cây bút rất vững chãi và sâu sắc; căn bản Hán văn của ông rất
vững; văn Khóa Hư là văn biền ngẫu rất khó dịch nhưng bản dịch của ông rất đặc
sắc, đọc êm tai, nghĩa lý khá rõ ràng6.
Thiều Chửu chưa ngày nào được đi
học. Bà nội dạy ông chữ Hán và quốc ngữ; sau đó chỉ nhờ dày công tự học mà ông
sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh, 30 tuổi đã thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, và đặc
biệt giỏi Hán học, Phật học. Ông dùng thuốc Nam chữa khỏi bệnh cho nhiều người
và viết loạt bài Bà Lang Nhà rất lý thú đăng nhiều kỳ trên báo Đuốc Tuệ. Ni sư
Đàm Ánh có câu cửa miệng “Chẳng ai giỏi bằng thầy tôi” và hay kể: ông đỡ đẻ mát
tay đến mức nhiều gia đình đến nhờ trước hàng tháng. Việc viết sách báo mang
lại thu nhập cao nhưng ông sống rất khổ hạnh, bao nhiêu tiền kiếm được đều đem
nuôi trẻ mồ côi, giúp người nghèo khổ. Thời gian tản cư kháng chiến, ông dẫn
đầu phá rừng trồng khoai sắn nuôi sống cả trại Tế Sinh của mình. Có thời kỳ 40
người mỗi bữa chỉ có 4 bơ gạo nấu với lá rau khoai lang thế mà ông kiên quyết
trả lại mấy lạng vàng (tiền xuất bản tác phẩm của ông) do thượng tọa Tố Liên từ
Hà Nội gửi ra4.
Chấn hưng Phật giáo
Thiều Chửu cộng tác với các phật tử chân chính trong việc theo đuổi lý tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Năm 1933, sa môn Thích Trí Hải từ Hà Nam lên Hà Nội vận động thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đến ngay hiệu Hòa Ký bàn việc với Nguyễn Hữu Kha. Hồi ký của hòa thượng Thích Trí Hải kể: Hai người chúng tôi vừa gặp nhau mà tưởng như đã quen nhau từ bao đời… Cuối năm 1933, hàn thử biểu ở Hà Nội xuống tới 7-8oC mà tôi và ông Kha chỉ đắp chung một cái chăn sợi Nam Định mỏng nằm trên chiếc chiếu trải trên nền nhà phố Sinh Từ. Hai ông góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934). Nhưng khi được mời vào Ban Trị sự hội thì Thiều Chửu lại do dự vì thấy ban có mấy quan lại chính quyền. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa4. Ông kiến nghị hội lập nhà in; hội đồng ý và giao ông quản lý nhà in Đuốc Tuệ; ông đem máy in của mình vào đây làm việc. Thiều Chửu là một trong hai cây bút viết nhiều nhất trên cơ quan ngôn luận của hội là báo Đuốc Tuệ, nhằm tuyên truyền Phật giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong hoạt động Phật sự. Biết ông liêm khiết, hội giao ông phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938-1942); qua đó ông có đóng góp lớn cho công trình này.
Chấn hưng Phật giáo
Thiều Chửu cộng tác với các phật tử chân chính trong việc theo đuổi lý tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Năm 1933, sa môn Thích Trí Hải từ Hà Nam lên Hà Nội vận động thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đến ngay hiệu Hòa Ký bàn việc với Nguyễn Hữu Kha. Hồi ký của hòa thượng Thích Trí Hải kể: Hai người chúng tôi vừa gặp nhau mà tưởng như đã quen nhau từ bao đời… Cuối năm 1933, hàn thử biểu ở Hà Nội xuống tới 7-8oC mà tôi và ông Kha chỉ đắp chung một cái chăn sợi Nam Định mỏng nằm trên chiếc chiếu trải trên nền nhà phố Sinh Từ. Hai ông góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934). Nhưng khi được mời vào Ban Trị sự hội thì Thiều Chửu lại do dự vì thấy ban có mấy quan lại chính quyền. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa4. Ông kiến nghị hội lập nhà in; hội đồng ý và giao ông quản lý nhà in Đuốc Tuệ; ông đem máy in của mình vào đây làm việc. Thiều Chửu là một trong hai cây bút viết nhiều nhất trên cơ quan ngôn luận của hội là báo Đuốc Tuệ, nhằm tuyên truyền Phật giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong hoạt động Phật sự. Biết ông liêm khiết, hội giao ông phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938-1942); qua đó ông có đóng góp lớn cho công trình này.
Tác phẩm cuối cùng Con đường học
Phật ở thế kỷ thứ XX xuất bản năm 1952 – cuốn sách viết bằng máu và nước mắt
như lời học giả Vũ Tuấn Sán2, thể hiện quan điểm của một phật tử chân chính,
tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô
thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc.
Từ khi biết thuốc Nam, Thiều Chửu chưa bao giờ từ chối lời mời đi chữa bệnh cho bất kỳ ai nhờ vả. Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (tức Hoàng Thị Uyển, chị ông Hoàng Đạo Thúy) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm tổng thư ký của hội. Hoạt động quên mình cứu người của ông khi đi cứu giúp nạn nhân trận lụt năm Đinh Sửu, lập trại nuôi trẻ mồ côi, trại nuôi người già nghèo, nhất là hoạt động phát chẩn trong nạn đói 1945... đã mang lại cho ông uy tín rất cao trong xã hội. Chính vì chung một chí nguyện chịu khổ sở nhọc nhằn để giúp đỡ đồng bào, cả đời không ăn ngon mặc đẹp, không ai có gia đình riêng, nên chúng tôi được nhiều người tin lắm. Rất nghèo mà tiền bao nhiêu cũng có. Năm 1937, lụt tràn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngoài việc góp sức cho cơ quan cứu tế, tôi cùng cụ Cả Mọc còn vận động đi lấy tiền lấy áo; rồi tôi cùng ông Hoàng Đạo Thúy, ông Trần Duy Hưng hằng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Khắp hai huyện Quế Dương, Lang Tài, không còn sót mấy nhà mà chúng tôi không tới hàng bốn năm lượt, ròng rã ba tháng như thế cho đến lúc lúa chín.4 Phải chăng vì thế mà Hồ Chủ tịch từng mời ông làm bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ Cách mạng lâm thời 1945? (nhưng ông khước từ với lý do để tiếp tục làm Phật sự)3.
Từ khi biết thuốc Nam, Thiều Chửu chưa bao giờ từ chối lời mời đi chữa bệnh cho bất kỳ ai nhờ vả. Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (tức Hoàng Thị Uyển, chị ông Hoàng Đạo Thúy) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm tổng thư ký của hội. Hoạt động quên mình cứu người của ông khi đi cứu giúp nạn nhân trận lụt năm Đinh Sửu, lập trại nuôi trẻ mồ côi, trại nuôi người già nghèo, nhất là hoạt động phát chẩn trong nạn đói 1945... đã mang lại cho ông uy tín rất cao trong xã hội. Chính vì chung một chí nguyện chịu khổ sở nhọc nhằn để giúp đỡ đồng bào, cả đời không ăn ngon mặc đẹp, không ai có gia đình riêng, nên chúng tôi được nhiều người tin lắm. Rất nghèo mà tiền bao nhiêu cũng có. Năm 1937, lụt tràn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngoài việc góp sức cho cơ quan cứu tế, tôi cùng cụ Cả Mọc còn vận động đi lấy tiền lấy áo; rồi tôi cùng ông Hoàng Đạo Thúy, ông Trần Duy Hưng hằng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Khắp hai huyện Quế Dương, Lang Tài, không còn sót mấy nhà mà chúng tôi không tới hàng bốn năm lượt, ròng rã ba tháng như thế cho đến lúc lúa chín.4 Phải chăng vì thế mà Hồ Chủ tịch từng mời ông làm bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ Cách mạng lâm thời 1945? (nhưng ông khước từ với lý do để tiếp tục làm Phật sự)3.
Bi
kịch của một trí thức
Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều
Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc và tặng
ông câu đối Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể; Trăm năm phù
thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời. Học giả Vũ Tuấn Sán nhận định ông là
một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống
cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên
cứu Tôn giáo Việt Nam) coi Thiều Chửu là nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ
XX. Đại đức Thích Đồng Bổn ca ngợi ông là bậc Nho sĩ, Đại sĩ, Chí sĩ, rạng
danh Tiết sĩ. Sách “Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX” tập I viết: Thiều
Chửu là một phật tử xứng đáng tiêu biểu cho hàng cư sĩ trong đạo Phật có công
lớn trong lịch sử chấn hưng Phật giáo miền Bắc.2
Tiếc thay, do sai lầm của đội cải
cách ruộng đất ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
(nơi ông và đoàn Tế Sinh tạm trú), vị Bụt - Bồ Tát ấy bị quy là “địa chủ” và
bị đội xỉa xói mắng nhiếc luôn ba bốn giờ, vu cho đủ các tội ác, dùng những
lời nói rất khinh bỉ hà khắc, chỉ khác với đấu tố là (tôi) chưa phải quỳ
thôi.4 Một tháng sau, mờ sáng ngày 15-7-1954 tức 16-6 Giáp Ngọ (một ngày sau
giỗ cụ Cử Cầu và 5 ngày trước hôm ký Hiệp định Geneva), Thiều Chửu kín đáo tự
giải thoát đời mình trên sông Cầu chỗ đập Thác Huống. Cái chết “Thiên cổ kỳ
oan”, vì nước vì dân, chỉ có Bồ Tát mới làm được ấy (lời thiền sư Lê Mạnh
Thát)2 đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa
phương và giới phật tử cả nước. Ít lâu sau, đội cải cách hạ thành phần ông
xuống “trung nông”; nhưng ở cái thời kỳ ngạt thở “Nhất đội nhì trời”, vụ tự
vẫn kinh hoàng đó đã bị lợi dụng để phủ bóng đen lên quá khứ sáng ngời của
ông. Tới đầu thế kỷ XXI vẫn có người tránh nhắc đến cái tên Thiều Chửu!
Ni sư Đàm Ánh kể ông có dặn đừng
vớt xác mình, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế. Sau hòa bình
lập lại, họ rước hài cốt ông về Hà Nội, cuối cùng an táng tại nghĩa trang
Thanh Tước (số mộ 170-C3). Tháng 6-2002, các hậu duệ ông cùng Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam và tạp chí đã tổ chức “Sinh hoạt lịch sử tưởng niệm
100 năm sinh nhà văn hóa Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hà Nội.
Trước khi về với tổ tiên, Thiều
Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ tịch, thư dặn dò các học
trò phấn đấu theo kháng chiến chống Pháp đến cùng và viết lời kết bản Tự Bạch
(cũng gửi Hồ Chủ tịch) như sau: “Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết
chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay
chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”.
|
Nguyễn Hải Hoành
Ghi chú: Các đoạn in nghiêng đều là
trích nguyên văn; tác giả gạch dưới câu cần chú ý.
Tài liệu tham khảo: (1) Edward
Conze: Lược sử Phật giáo, NXB Tổng hợp TPHCM; (2) Nguyễn Đại Đồng: Thiều Chửu
Nguyễn Hữu Kha, NXB Tôn giáo, Hà Nội 2008; (3) Chương Thâu và Hồ Anh Hải:
Nguyễn Hữu Cầu, chí sĩ yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Lý luận Chính trị, Hà
Nội 2007; (4) Tự Bạch của Thiều Chửu, xem tài liệu tham khảo 1; (5) Thiều Chửu:
Lời tựa bản dịch kinh A Di Đà; (6) Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, tập
III, NXB Văn học, Hà Nội, 1994; (7) Thiều Chửu: Con đường học Phật ở thế kỷ thứ
XX, NXB Tôn giáo, Hà Nội 2002; (8) Thiều Chửu: Phật học vấn đáp, Nhà in Đuốc Tuệ,
Hà Nội 1946; (9) Collected famous quotes from A. Einstein.
http://rescomp.stanford.edu. (10) Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Tạp chí Tia
Sáng và NXB Trẻ, 2001.