Reality
Reality is nothing but actions, interactions, and interdependent relationships. Only in deep meditation (mindfulness) can one realize this truth.
Reality is nothing but actions, interactions, and interdependent relationships. Only in deep meditation (mindfulness) can one realize this truth.
Thực
tại là gì?
Lê Huy Trứ
Theo Phật Giáo, tâm tư
duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà)
có thể sinh ra trong không gian thời gian, nhưng linh ảnh tâm (Lòng Bồ Đề, vũ
trụ) vượt thời gian không gian.
Trong Thuyết Tương Đối
Tổng Quát Suy Rộng của Einstein, không-thời gian và vũ trụ không tồn tại độc
lập với nhau. Govinda cũng nói, “Linh ảnh nằm trong một không gian
nhiều chiều hơn và vì thế nó phi thời gian.” Không-thời gian của vật lý tương
đối cũng là một không gian phi thời gian, có chiều cao hơn, trong đó mọi phản
ứng đều liên hệ với nhau, nhưng mối tương quan không có tính nhân
quả. Sự tương tác các hạt (particles) chỉ có thể lý giải trong khái
niệm nguyên nhân- kết quả ghi trên biểu đồ không gian – thời gian và được đọc
theo nguyên tắc chỉ định, thí dụ từ dưới lên trên, từ trái qua
phải. Nhưng một khi những dữ kiện này được quan niệm trong một cấu
trúc bốn chiều, không có một hướng thời gian nhất định, thì không có cái trước,
cái sau và vì thế không có nguyên nhân và hậu quả (nhân quả) để tư nghị.
Trong các bài thuyết
giảng Upanishad: Nơi có nhị nguyên, là nơi có một cái thấy một cái khác; một
cái ngửi một cái khác, một cái nếm vị một cái khác… Nhưng nơi mà tất cả đã trở
về tự tính của nó, thì cái gì thấy và cái gì bị thấy? Cái gì ngửi và cái gì bị
ngửi? Cái gì nếm và cái gì bị nếm? Cái gì cảm nhận? Tất cả từ tâm tưởng,
lời của Heraclitus: “Cái lạnh sẽ nóng dần lên, cái nóng nguội đi, cái ướt khô
dần, cái khô thành ướt.” Sách Bích Nham Lục nói, “Tất cả càn khôn
đại địa chỉ là cái chính mình. Lạnh thì khắp trời đất lạnh. Nóng thì khắp trời
đất nóng…”
Trang Tử nói: Mối liên hệ
của tôi với thân và các phần tử của thân đã tan biến. Giác quan của tôi đã bị
dẹp bỏ. Tôi cứ để cho thân tâm đi ngao du, tôi thành một với cái đại khối xuyên
suốt. Tôi gọi nó là an tọa và quên mọi chuyện. Đó là sự nắm bắt cuối cùng sự
nhất thể mọi sự. Theo trình bày của các nhà đạo học thì ta đạt tới nó trong
dạng một tâm thức, trong đó cá thể con người đã tan vào một nhất thể vô phân
biệt bỏ lại đằng sau thế giới của cảm thọ và nội dung của “vật thể.”
Trong Đạo của Vật Lý, Fritjof Capra viết: Trong khoa
học, khi nghiên cứu những mô hình của vật lý hạ nguyên tử, được thấy chúng luôn
luôn phát biểu bằng nhiều cách khác nhau, dẫn đến một kiến giải duy nhất: đó là
các thành phần vật chất và những hiện tượng tham gia, tất cả đều nằm trong một
mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau; chúng không thể được xem là đơn vị
độc lập, mà là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể. Trước
hết tôi xin trở lại sự phân biệt giữa cơ cấu toán học của một lý thuyết và cách
lý giải bằng ngôn từ của nó. Cơ cấu toán học của thuyết lượng tử đã được nhiều
thí nghiệm khẳng định và được thừa nhận là nhất quán và chính xác để mô tả tất
cả các hiện tượng nguyên tử. Thế nhưng cách lý giải bằng ‘ngôn từ ngữ’ của nó,
tức là ý nghĩa triết học của thuyết lượng tử lại chưa có một cơ sở vững chắc.
Thực tế là nhà vật lý suốt hơn bốn mươi năm qua chưa đưa ra được một mô hình
triết lý rõ rệt về nó. Chúng chỉ là sự lý tưởng hóa; trên thực tiển
thì chúng có ích, nhưng không có ý nghĩa đích thực.
Tất nhiên nền vật lý
hiện đại làm việc trong khuôn khổ hoàn toàn khác và không thể đi xa như thế
trong việc chứng thực tính nhất thể của mọi sự. Nhưng trong vật lý nguyên tử,
nó đã đi một bước dài về hướng của thế giới quan phương Đông.
Trong vật lý lượng tử, Niels Bohr nói, “Các hạt vật
chất độc lập chỉ có trong sự trừu tượng, tính chất của chúng chỉ có thể định
nghĩa và quan sát trong tương tác với các hệ thống khác.” Những câu sau đây của
David Bohm, một trong những người chống lại trường phái Copenhagen , khẳng định
hùng hồn thực tế này: Ta phải tiến đến khái niệm của một cái toàn thể bất khả
phân, nó phủ nhận ý niệm cổ điển chuyên nghiệp phân tích thế giới ra những
thành phần độc lập và cách ly… Ta quá bảo vệ quan điểm cũ về những hạt cơ bản,
cho nó là thực tại đích thực của thế giới, và mọi hệ thống chỉ là dạng hình
khác nhau chứa đựng những hạt đó. Đúng hơn, thực tại cơ bản là mối
liên hệ lượng tử, không cách ly được của một cái toàn thể, và những thành phần
tương đối độc lập chỉ là những dạng đặc biệt nằm trong thể chung đó.
Trong Vũ Trụ Tự Thức:
Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất (The Self-Aware Universe: How
Consciousness Creates the Material World,) Giáo sư vật lý tại Đại học Oregon và
là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami: Thế giới quan
của khoa học ngày nay cho rằng tất cả mọi thứ được tạo ra từ vật chất, và tất
cả mọi thứ có thể được tối giảm thành các hạt cơ bản của vật chất, thành phần
cơ bản, khối tạo dựng, của vật chất. Và nguyên nhân phát sinh từ sự tương tác
của các khối tạo dựng cơ bản đó, hạt cơ bản tạo ra nguyên tử, nguyên tử tạo ra
phân tử, phân tử tạo ra tế bào, và tế bào tạo ra não bộ. Tuy nhiên,
tận cùng thì nguyên nhân cơ bản luôn luôn là sự tương tác giữa các hạt cơ
bản. Đây là niềm tin cho rằng tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ các
hạt cơ bản. Đây là những gì chúng ta gọi là “nhân quả hướng lên.” Vì
vậy, trong quan điểm này, những gì mà chúng ta nghĩ là ý chí tự do không thực
sự tồn tại. Nó chỉ là một hiện tượng phụ, thứ cấp, đứng sau sức mạnh nhân quả
vật chất. Và bất cứ ý định nào liên quan đến kiểm soát vật chất bằng ý thức chỉ
là một ảo tưởng. Đây là mô hình nhận thức thực tại.
Chân không, có thể hiểu
đại khái, Tạng Luận tư nghị về triết lý, nhân sinh quan và xum la vạn tượng
trong vũ trụ. Chi tiếc hơn, Tạng Luận đưa ra các cách luận giải và phân
tích các hiện tượng trên phương diện vũ trụ học, triết học, siêu hình học, tâm
lý học, nhận thức học, v.v… nhằm giúp chúng ta có chút khái niệm về bản chất
của vũ trụ và con người. Tóm lại, chủ đích của Tạng Luận là mang lại
cho chúng ta một trí tuệ hiểu biết, sâu sắc, tinh khiết, và cao siêu nhất
vượt lên trên những sự nhận thức vô minh bị chi phối bởi bản năng phàm tục,
giới hạn vận hành quy ước và nhị nguyên của tâm thức.
Trong Sự Phát Triển Của
Đại Thừa, Tiết IV A Lại Da Duyên Khởi Luận, “Thuyết Thật Tướng của hai ngài Mã
Minh và Long Thọ, thể hiện nghĩa Chân Không của Như Lai Tạng. Qua
đến thời đại Pháp Tướng Học, hai ngài Vô Trước và Thế Thân, lại thuyết minh Như
Lai Tạng bằng nghĩa [thực tại] chân như diệu hữu.
Từ trước, hàng Tiểu Thừa
chỉ thành lập có sáu thức là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý Thức. Song sáu
thức là những tâm lý sanh diệt, vô thường. Như năm thức trước chỉ do sự kích
thích của ngoại giới mà tả tượng vào nội tâm. Chúng không có những tác dụng
tinh thần như: so sánh, suy luận hoặc truy niệm cảnh quá khứ. Có đủ những tác
dụng ấy và chiếm được địa vị trọng yếu, duy có thức thứ sáu mà thôi. Nhưng
dòng ý thức của mổi cá nhân cũng là một thứ tâm lý có gián đoạn một chiều
(serial,) niệm trước đã qua, niệm sau mới đến chứ không phải nhiều niệm đến
cùng một lúc. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi ngũ uẩn với tương quan một
chiều; chúng ta chỉ có khả năng thực thi một chiều chứ không có thểxử lý đa
dạng và khi chúng ta chết rồi thì ý thức đó cũng tiêu tan?
Nếu không tiêu
tan, thế thì cái gì duy trì nghiệp lực làm cho nó không gián đoạn sau khi
chúng ta chết? Ta thấy nhiều người giảng thuyết về vấn đề này
rồi. Nghe để là nghe như vậy thôi chứ ‘thực tại’ có biết, có thấy
voi ở đâu mà mò?
Lý do trên là nguyên
nhân thành lập ra A Lại Da Thức của phái Đại Thừa. A Lại Da có nghĩa: Hàm Tàng
Thức hoặc Chủng Tử Thức, là một tâm thể chứa đựng tất cả chủng tử của vạn hữu,
làm cội gốc duy trì và mở mang ra hiện tượng giới, có đủ ngàn hình muôn trạng
bao la. Sáng lập ra thuyết A Lại Da Duyên Khởi là giáo phái Pháp Tướng, cũng
gọi giáo phái Duy Thức. Ngoài sáu thức của Tiểu Thừa, phái nầy lập thêm hai
thức nữa: Mạt Na (Màna) thứ bảy, và A Lại Da (Alaya) thứ tám. Mạt Na có nghĩa:
Chấp ngã, một tâm lý lầm nhận cái ta (ngã) là thực tại có thật.
Theo nhà Duy Thức, nếu
nói Chân Như làm duyên khởi cho vạn hữu, là không hợp lý. Bởi Chân Như thì bình
đẳng đồng nhất, mà vạn hữu thì muôn hình sai biệt. Vậy căn nguyên phát khởi các
hiện tượng muôn vàn sai biệt ấy, tất phải do muôn vàn chủng tử sai biệt. Nơi chứa
đựng các chủng lượng tử nầy là thức A Lại Da, và A Lại Da làm nhân duyên phát
khởi các pháp, nên gọi là A Lại Da Duyên Khởi. Chính thức A Lại Da nầy cũng do
nhân duyên mà thành. Từ vô số kiếp đến giờ, do nghiệp nhân lành dữ huân tập, nó
vẫn luôn luôn sanh khởi không gián đoạn, chứa đựng tất cả mọi chủng tử và có
khả năng vô hạn để phát hiện ra hữu tình giới và khí thế giới. A Lại Da có hai:
Chúng sanh A Lại Da Thức và Như Lai A Lại Da Thức. A Lại Da của chúng sanh có
tính ‘cách biệt.’ A Lại Da của Như Lai có tính ‘cách đồng.’ A Lại Da
của chúng sanh vô thủy hữu chung. A Lại Da của Như Lai vô thủy vô
chung. A Lại Da của chúng-sanh thuộc Biến Kế Chấp Tánh. A Lại Da của
Như Lai thuộc Viên Thành Thật Tánh.
Duy
Thức Tông lập ra ba tánh: Biến Kế Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành
Thật. Y Tha Khởi là các pháp do nhân duyên sanh khởi, đứng địa vị trung tâm.
Trên Y Tha Khởi mà lầm nhận có không, đoạn thường, sanh diệt, quay cuồng theo
hiện tượng là Biến Kế Chấp. Trên Y Tha Khởi mà tiêu diệt những quan niệm ấy, là
Viên Thành Thật. Trong A Lại Da Thức của chúng ta chứa đủ chủng tử mê và
ngộ.
Tóm lại, thuyết A Lại Da
Duyên Khởi đứng về mặt diệu hữu mà thuyết minh Như Lai Tạng. Thể tướng A Lại Da
nầy làm nhân duyên cho nhau sanh khởi vô cùng; trong vô thường ẩn lý chân
thường, trong sanh diệt ẩn lý phi sanh diệt, mê cùng ngộ chỉ bởi nơi người mà
thôi. Cho nên lời văn trong bài tựa Kinh Lăng Già nói, “Tâm không rời thức,
hằng niết bàn nơi sự diệt sanh; thức chẳng lìa tâm, uổng sống chất trong vòng
thường trụ” là chỉ cho ý nghĩa nầy vậy.
Theo truyền thống thì
Tạng Luận bắt đầu được hình thành từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế và Ma Ha Ca
Diếp đã lập lại trước khi kết thúc Đại Hội kết tập Đạo Pháp lần thứ nhất, thế
nhưng nếu căn cứ vào văn phong, và các cách lập luận thì Tạng Luận chỉ có thể
được trước tác rất muộn về sau này mà thôi. Điều này thật hiển nhiên và cũng đã
được chứng minh trên thực tế: các bài bình giải trong Tạng Luận là do nhiều vị
đại sư trước tác, và các Tạng Luận do các học phái khác nhau đưa ra cũng không
hoàn toàn thống nhất. Đây là chuyện lịch sử, điều may mắn cho chúng
sinh là nhờ tiền nhân đã cố sức duy trì, nhờ vào văn minh của khoa học hiện đại
và nhất là nhờ internet với sự đóng góp tích cực của nhân loại trên thế giới mà
chúng ta có được những tài liệu Phật Pháp quý giá để tham khảo, học hỏi, và tư
nghị nhưng dù có học từ nhiều kiếp cũng không học hết nỗi.
Trong Đạo của Vật Lý của
Fritjof Capra, Tiến Sĩ Nguyễn Tường Bách viết trong phần Lời Người Dịch: Đặc
trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ 20th là sự tìm kiếm
nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo
nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật
của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt
cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì
thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục
vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo
cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành
vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và
lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của
loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện
hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của
các thánh nhân ngày xưa. (Cuốn sách là bản dịch Việt Ngữ của “The Tao of
Physics” [Đạo của vật lý] của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do
Flamingo xuất bản năm 1982, dịch giả Nguyễn Tường Bách.)
Trong Thế Giới Quan Phật
Giáo, Cư Sĩ Truyền Bình diễn tả rất trung thực, “Phật giáo thật ra không có thế
giới quan, bởi vì đã nói thế giới là không có thật, chỉ là do chúng sinh vọng
tưởng, thì làm gì có thế giới quan. Vậy nói thế giới quan là nói theo vọng
tưởng của chúng sinh, mục đích là để phá chấp thật chứ không phải để mô tả chân
lý. Nói “thế giới quan Phật giáo” tức là đã nói không hoàn toàn đúng sự thật,
không đúng thực tướng của vấn đề, vì “động niệm tức quai” (动念即乖 có động niệm, tức
khởi lên ý tưởng thì không còn đúng với thực tế nữa.) Cũng giống như
Phật Giáo thường nói: phàm cái gì có thể dùng lời nói, ngôn ngữ để diễn tả thì
đều không có nghĩa thật.”
Tính chất và sự hiện hữu
của tất cả vật thể trong vũ trụ xuất phát từ những phản ứng (reactions) và mối
tương quan của nhân duyên mà ra. Tự nó không có gì cả, từ không ra có rồi từ có
trở về không. Cho nên, nếu chúng ta hiểu rõ thực tại: Nhân lẫn Pháp
đều như huyễn, vô tự tánh, vô sắc tướng thì không còn bị quay cuồng mê chấp
theo xum la vạn tượng. Lúc đó, tâm thức sẽ bình yên, an tịnh; phiền
não sẽ được tiêu diệt đưa đến giải thoát khỏi khổ đau; rồi từ đó lần lần sẽ
sanh ra giác ngộ. Vậy thực tại từ mê đến ngộ thực ra rất đơn giản chỉ là
sự thay đổi quan niệm của tâm ý thức.
Do đó, mục đích đầu tiên
trong truyền thống Phật Giáo là điều chỉnh lại đầu óc cho đúng với mục đích
thực tại, bằng cách thiền quán và tĩnh lặng. Từ Sanskrit của thiền quán là
Samadhi, có nghĩa sự thăng bằng tâm linh. Nó nói đến trạng thái, trong đó con
người chứng thực được sự nhất thể với vũ trụ: Khi giác ngộ và hội nhập cái
biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến,) thể nhập được
tâm thanh tịnh thì Bồ Tát chứng được tâm bất nhị của Pháp Giới và chữ Không của
vũ trụ, đạt ngộ tri kiến Phật viên mãn.
Thiền Vipassanā gọi trở
về thực tại là chánh niệm, và Thiền Tông gọi là Thân Tâm Nhất Như hay vô
niệm. Tâm có chánh niệm thì không lang thang hướng ngoại hay không
bỏ quên thực tại thân tâm, tức không rơi vào thất niệm, tạp niệm hay vọng
niệm.
Chánh niệm là yếu tố có
sẵn trong bản chất của tâm, nhưng vì cái ta ảo tưởng chạy theo vọng niệm nên
mới thất niệm. Do đó, khi buông cái ta ảo tưởng xuống thì lập tức
chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền.
Khi tâm rỗng lặng hồn
nhiên, không ý niệm, thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tại “không là gì cả”
tức tánh không (suññatā) của pháp.
Khi tâm an nhiên tự tại,
ở trong pháp mà không dính mắc pháp nào, thì chánh niệm là trọn vẹn với thực
tại toàn diện (sabbatthatā) vĩ mô của pháp.
Khi tâm đang chú ý vào
một sự kiện nổi bật đang diễn ra nơi thân-tâm-cảnh thì chánh niệm là trọn vẹn
với thực tại như thị (sabhāva) vi mô của hiện tượng danh sắc.
Tuy nhiên, không nên chủ
quan để mong được viên diệu với thực tại tánh không (suññatā) hoặc thực tại toàn
diện (sabbatthatā) vĩ mô, vì cho rằng tâm đó “thâm diệu” hơn tâm trọn vẹn với
thực tại như thị (sabhāva) vi mô đang diễn ra nơi
thân-thọ-tâm-pháp. Vì đó là tùy cảm nhi ứng của tâm có khả năng tùy
duyên thuận pháp, chứ không phải là tâm còn phân biệt nhị nguyên có
không. Chánh vô niệm chính là tâm trọn vẹn với pháp ngay tại ‘không
hiện tại’ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi vì một niệm khởi
lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm… của lý trí
vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái Ngã ảo tưởng.
Ví như nghe ‘tiếng vỗ
của không bàn tay’ thì ngay lúc đó thì cứ yên lặng mà nghe với tánh nghe chứ
không cần phải chấm dứt tiếng vô thanh, vì khi ta khởi tâm muốn chấm dứt tiếng
‘yên tỉnh’ thì tâm ta không còn ‘an tĩnh’ nữa!
Trở lại sự kiện thực tế,
chúng ta thử xem xét một vài tình luống điển hình: Khi ta đang quán niệm hơi
thở, đó là một hoạt động hoàn toàn vô ngã của thực tại thân tâm ngay đây và bây
giờ, vậy cứ để yên cho hoạt động thở diễn ra một cách tự nhiên như nó đang là
(being,) đừng cố gắng kiểm soát hay làm chủ nó vì như vậy là đã xen cái tâm
viên ý mã của ta vào rồi. Hãy để bộ phận hô hấp làm công việc tự
nhiên sở trường của nó. Nếu chúng ta tập kỹ thuật thở theo bất cứ
dưỡng sinh, yoga, thiền hay khí công gì đó tùy nhu cầu thiết thực của riêng ta
cũng điều tốt cả, nhưng nếu chúng ta xem đó là tu tập chánh niệm thì không hẳn
đã đúng, dù lúc đó tâm ta có thể ổn định cao nhưng không hẳn là tâm đang trọn
vẹn với thực tại, vì tâm định vẫn còn bị các tưởng sắc và vô sắc che ám, nhất
là khi ta luyện tập thiền định với ham muốn đạt được một trạng thái lý
tưởng. Khi tâm ta đã mở ra trí tuệ Phật thấy thực tánh pháp thì ta
sẽ không còn xem bất kỳ trạng thái nào là lý tưởng nữa. Điều tối quan
trọng, nên nhớ rằng những phương pháp trên đây chỉ là phương tiện tạm bợ chứ
không phải là chân lý vĩnh hằng. Đó chính là diệu ý tối thượng của
câu “Ưng vô sở trụ!”
Chánh niệm cũng còn có
nghĩa là không phải là từ bỏ thuận dòng đời bên ngoài để chỉ an trú ngược dòng
đạo bên trong. Thực tại, đời sống là một sự tương giao với nhân duyên gắn
bó không phân biệt trong ngoài. Nếu ta sở trụ vào bên ngoài thì bỏ mặc bên
trong, nhưng nếu sở trụ vào bên trong thì lại quên mất bên
ngoài. Như vậy là ta đánh mất tánh toàn diện của thực tại, để tự cô
lập mình trong một đời sống phân ranh, đơn điệu.
Khi biết thế nào là
chánh niệm thì dù thực tại đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm, là tất cả
thân hành; là những cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc, hỷ, ưu, xả; là những trạng
thái của tâm, là cái “không… là gì cả” hay là cái “tất cả” thì chiếu kiến được
thực tại chỉ là tùy nhân duyên, không có gì quan trọng, tự thân chánh niệm mới
là một trong những yếu tính cốt lõi của tâm thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ
trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở bất kỳ đối tượng nào.
Cho nên, đừng quá
quan tâm chú niệm vào những trạng thái thân, thọ, tâm, pháp, với tham vọng trụ
tâm, với nỗ lực tìm kiếm điều gì trong đó, hoặc với mong cầu qua đó sẽ đạt được
những sở đắc lý tưởng, vì như thế tâm ta lại bị dính vào một đối tượng hay một
mục đích khiến ta phải phân tâm hay ngưng trệ, nghĩa là làm như vậy ta không
thể có được một tâm chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền, ‘Nhi sinh kỳ
tâm!’
Như đã đề cập ở trên,
trở về trọn vẹn với thực tại hiện tiền chủ yếu là không để tâm phan, lang thang
hướng ngoại tìm cầu một cách mê muội trong tình trạng vong thân, tha hóa, chứ
không phải là trở về mải mê tìm lại cái tự ngã bên trong để cô lập mình với thế
giới bên ngoài.
Trong Trở
Về Thực Tại, Viên Minh diễn giải về phương pháp thiền định rất tuyệt
vời: Dù ta đang làm điều gì mà cũng không quên thực tại thân tâm ngay trong
công việc đó thì thật là tuyệt vời. Được như vậy, ta có thể ung
dung, tự tại, giữa đạo và đời và khi làm gì cũng không ra ngoài chánh niệm nơi
thực tánh pháp tự nhiên. Ba yếu tố tinh tấn, niệm và định thuộc về
định phần trong Bát Chánh Đạo. Yếu tố tinh tấn thuộc về động, yếu tố
định thuộc về tĩnh, còn chánh niệm vừa động trong tĩnh, vừa tĩnh trong động,
cho nên chánh niệm có khả năng ổn định một cách uyển chuyển tự nhiên, không cần
dụng công tọa thiền hay nhập định gì cả mà tâm vẫn an nhiên tự tại.
Theo tôi, đây là
cái thâm diệu vô cùng vô tận của Phật Giáo Thiền so với những phương pháp thiền
khác. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp thiền nào của ngoại đạo cũng đều
có kết quả tốt đẹp cho sức khoẻ tâm thân tùy theo căn cơ, nhân duyên và nhu cầu
thích hợp của hành giả thiền. Dĩ nhiên, Phật Giáo không chống đối
hay phủ nhận sự ích lợi bản thân của tu thập thiền nhưng đã là Phật Tử dù tu
tập bất cứ loại thiền định nào thì nên nhớ rằng: Đức Thế Tôn lúc mới
tầm đạo đã học qua những phương pháp tu thiền này, Ngài đã thành đạt tứ thiền
cao nhất và trước cả các bật thầy đã dạy mình nhưng không thấy đó là thực tại
rốt ráo nên tự mình đi tìm chân lý, đại giác ngộ và trở lại giảng dạy và
chỉ điểm cho những bật tu sĩ đã dạy mình lúc trước. Những phương
pháp thiền khác dễ có kết quả mau chóng hơn phương pháp thiền tông Phật Giáo vì
bướt đầu nhờ dựa vào tha lực. Tuy nhiên, những phương pháp thiền này
có thể giúp ta an tâm, bớt khổ đau đạt tới ngũ thông nhưng không thể đạt được
lục thần thông, nên khó mà phá nổi vòng thập nhị nhân duyên, tận nhân quả, và
giác ngộ thành Phật.
Tôi không muốn đi
sâu và đề cập đến vấn đề huyền diệu này nhưng gần đây có một số độc giả đã liên
lạc và hỏi tôi làm sao cho thể ‘bổ xung trí tuệ và áp dụng tạng quang minh’ vào
trong thiền định để khỏi bị tẩu hoả nhập ma? Tôi không có đủ tài
đức, trí tuệ và đức độ để giảng về điều này mà chỉ xin hồi hướng tới các bật
chân tu và thiện tri thức từ bi chỉ dạy cho nhân sinh cái công án này.
Tuy nhiên, tôi đã
không biết mà lại không chịu vòng tay ưa dựa cột mà nghe, lại hình
như ‘nghe’ được cái vô thanh như ‘lôi dã’ và tưởng
tượng ‘thấy’ được cái vô sắc tướng của tạng quang minh (bức xạ ảnh)
trong chân không rồi lầm tưởng là ‘biếthết’ nên xin thưa thốt: Cái bí
mật là nếu chúng ta biết được vũ trụ thở ra, hút vào, co dãn như thế nào mà bắt
chước tập y chang theo như vậy thì may ra sẽ luyện được tuyệt kỷ công phu của
tri kiến Phật?
Cũng như tôi đã
viết trong cuốn sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan,
08/12/2015: Quán Tự Tại Bồ Tát ‘hành thâm diệu viên
giác’ Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, ‘chiếu kiến vũ trụ giai không’ mới
ngoài tâm và ngoài cả Tri Kiến Phật. Khi đó mới ‘như thị viên giác’
(thấy rốt ráo với phi tánh sáng suốt tròn đầy) được tâm tướng là tâm không;
không tâm là tướng tâm! Dĩ nhiên là câu ‘Độ nhất thiết khổ ách’ của
Ngài Trần Huyền Trang thêm vào trong Bát Nhã Tâm kinh không cần thiết
nữa.
Như thảo luận ở
những phần trên, trở về trọn vẹn với thân (niệm thân) tuyệt đối dễ. Trở về
trung thực với những cảm giác (niệm thọ) tương đối khó hơn. Vì khi
cảm giác khổ dấy lên ta thường muốn chấm dứt nó ngay, càng sớm càng tốt nhưng
lại vô tình làm gia tăng và kéo dài cái cảm giác khổ ấy. Khi có cảm
giác an lạc ta thường muốn níu giữ nó lại càng lâu cáng tốt, vì vậy, biến nó
thành nỗi khổ của cái tâm lo sợ sự mất mát, biến hoại quá vô thường. Tâm phan
càng lăng xăng, lo lắng giải quyết làm sao bám trụ hay loại bỏ thực tại với
những cảm giác một cách chủ quan hời hợt bên ngoài thì bên trong những cảm giác
ấy lại càng gia tăng áp lực mà ta không đủ tịnh tĩnh và tỉnh ngộ tại để nhận
ra. Cho nên, ta chỉ vô tình bóp méo hoặc cố ý điều chỉnh những cảm
giác theo ái dục của riêng ta hơn là trọn vẹn với bản chất thực tại của những
tâm giác ấy.
Chánh niệm đối với tâm
(niệm tâm) chính là trở về với thực tánh của tâm chứ không để tâm chạy theo đối
tượng của ảo tưởng. Tuy nhiên, không để tâm phan duyên lang thang theo đuổi đối
tượng bên ngoài không có nghĩa là ta bắt tâm dừng lại (định,) và cũng không nên
quá quan tâm xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một đối tượng chọn
lựa, vì như vậy ta không thấy được tâm trong tình huống tự nhiên của nó. Ta chỉ
cần trở về ngay nơi hiện trạng diễn biến của tâm ngay khi nó đang sinh khởi hay
hoại diệt là được, tự nó đến đi, không cần phải dụng công lo ra cho trạng thái
tâm đó cả. Lúc đó, có thể ta sẽ thấy ra tự tánh pháp (sabhāva
dhamma) ngay nơi thực tại với thân tâm huyễn hóa này. (Trở
Về Thực Tại, Viên Minh)
Đó là lý do vì sao
đức Phật dạy hãy trở về mà thấy sự thật (Ehipassiko) ngay nơi thực tại hiện
tiền (Sandiṭṭhiko,) bởi vì ngoài bản tâm thanh tịnh không còn tìm đâu ra mảnh
đất bình an trên cõi đời vô thường tạm bợ này để làm nơi nương tựa:
“Nương tựa nơi
chính mình, không nương nhờ ai khác.
Tâm thuần tịnh mới là nơi nương nhờ khó được” (PC. 160)
Tâm thuần tịnh mới là nơi nương nhờ khó được” (PC. 160)
Chức năng của chánh niệm
là đưa tâm trở về thực tại, hay nói cách khác là giải thoát tâm ra khỏi những
hệ lụy do đánh mất chính mình trong điên đảo mộng tưởng(saññāvipallāsa.)
Trong Trở Về Thực Tại, Viên Minh viết, cụ thể là chánh
niệm trong thiền định giúp ta:
* Hóa giải mọi ràng
buộc: Tất cả ràng buộc đều do vọng niệm xuất phát từ cái ta ảo tưởng hay còn
gọi là bản ngã vô minh ái dục.
* Chánh niệm là trở về
với thực tánh pháp (sabhāva) nên không còn bị trói buộc trong tưởng điên đảo
(viparita saññā) hay tâm ảo hóa (vipallatta citta) cùng với những phóng ảnh
không thực của nó nữa.
* Sống an nhiên tự tại:
Nguyên nhân của tâm bất an, bất tại, quên mất chính mình, là do thất niệm hay
tán tâm tạp niệm, nghĩa là tâm bị lôi cuốn về quá khứ, hướng vọng đến tương lai
hoặc đắm chìm trong hiện tại. Khi chánh niệm trọn vẹn với thực tại ở đây và bây
giờ thì mọi ý niệm thời gian đều tự động biến mất không còn dấu vết. Ngay đó
tâm hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi áp lực của thời gian tâm lý. Vì vậy, người
sống trọn vẹn với thực tại luôn được thanh thản, thoải mái, an nhiên, tự tại.
* Trí nhớ ít suy giảm:
Khi bị căng thẳng hay dính mắc vào một điều gì người ta thường hay quên, hay
đãng trí. Trái lại, người có chánh niệm ít bị áp lực của sự dính mắc, căng
thẳng, nên tâm được khinh an thư thái nhờ đó trí nhớ sẽ tốt hơn. Tất nhiên trí
nhớ còn tùy thuộc vào sự lão hóa của tế bào não, nhưng chính sự phân tâm, căng
thẳng thúc đẩy tế bào não suy thoái nhanh hơn.
* Tâm định được dễ dàng:
Tâm định là tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, nghĩa là dù ở trong ngoại
cảnh tâm vẫn bất loạn. Khi tâm đang bận rộn trong ham muốn, bực tức, tán loạn,
trì trệ hay phân vân lưỡng lự thì rất khó mà an ổn để chú tâm vào một việc gì
trong hiện tại. Còn khi tâm có chánh niệm thì việc chú tâm vào thiền định hay
chuyên chú vào công việc là chuyện rất dễ dàng.
* Bảo toàn được nguyên
khí: Chánh niệm chính là nguyên lý “Tinh thần nội thủ” trong y học cổ truyền
phương Đông. Theo nguyên lý này thì khi tâm trở về trọn vẹn với chính nó thì
chân khí không những không bị phân tán, mà còn được bảo toàn nguyên vẹn, tức là
ý chánh niệm thì khí cũng quy nguyên.
* Làm chủ được thân tâm:
Người tinh thần bị phân tán đã không thể chú tâm thì làm sao có thể làm chủ
được thân khẩu ý. Giống như một người lái xe bị ngoại cảnh chi phối không thể
điều khiển tốc độ hay hướng đi thích ứng được nên rất dễ gây ra tai nạn. Còn người
chánh niệm không cần cố gắng vẫn có thể tự chủ một cách dễ dàng tự nhiên.
Thực tại là một rừng
84000 kinh điển và sách vỡ thảo luận của khoa học hiện đại, tóm lại họ đã nhất
trí về những gì Phật Giáo đã định nghĩa từ ngàn xưa đó là: Vô thường (impermanent,)
thay đổi (uncertainty,) vô sở (non-locality,) vô trụ (no-space,) tính linh
(virtual intelligent,)…với những lối giải thích logic khoa học, dể hiểu và
thích hợp hơn cho kiến thức và suy tư của chúng ta bây giờ.
Dễ hiểu, thích hợp hơn
chứ chưa chắc là đúng với thực tại, theo tôi dùng kiến thức tích lũy dựa trên
dụng cụ đo lường của ngũ uẩn để khám phá thực tại và dùng ngôn ngữ diễn tả thực
tại là đã sai rồi. Càng nói càng sai, càng sai càng viết, càng viết
càng sai. Dĩ nhiên, độc giả và những khán thính giả càng nghe, càng
đọc, càng thấy, càng không biết thực tại là cái quái gì nữa vì nó cứ ‘sai
trang, chạy quàng.’
Vì bản thể là một thực
tại tuyệt đối, nên thực tại tuyệt đối luôn luôn là bất khả thuyết, nhưng ngay
bản chất giới hạn của ngôn ngữ biểu tượng cũng là bất khả thuyết, cho
nên có một sự tương ứng giữa tiến trình biểu tượng và tiến trình bản thể thực
tại, chúng không những không đánh mất tinh thể của ngôn ngữ, mà còn mang lại
cho ngôn ngữ một giá trị như là một con đường đi đến tuyệt đối của bản thể qua
giả danh.
Như đã được đề cập
ở trên, Phật Giáo và phân tâm học cùng công nhận dòng tâm ý thức của
mổi cá nhân cũng là một thứ tâm lý thường gián đoạn với khả năng một
chiều. Hình như, đa số kinh điễn Phật Giáo quan niệm rằng cơ thể
của mỗi cá nhân được cấu tạo bởi ngũ uẩn với tương quan một chiều cho
nên“mỗi chúng ta” chỉ có khả năng hành động một chiều. Tâm niệm trước
đã qua, ý niệm sau mới đến chứ không phải nhiều thức niệm đến cùng một lúc.
“Mỗi chúng ta” chỉ có khả năng thực thi nhiệm vụ một chiều chứ không
có thể xử lý đa dạng.
Theo tôi nghĩ, những
cảm nghĩ trên chỉ đúng cho mỗi cá nhân, cho mỗi cái tiểu ngã còn
ích kỷ vô minh chưa biết mục đích và nhiệm vụ của “mỗi chúng ta” lẫn
khả năng thực thi và trách nhiệm hành động của “mỗi chúng sinh” trong
cõi Ta Bà này. Thực tại là vũ trụ, chúng sinh lẫn nhân sinh
không phải được cấu tạo một chiều mà là nhiều chiều song song, cùng
một lúc với một quá trình lịch sử. Nếu “mỗi chúng ta”không còn
sở trụ và ích kỷ vào chấp ngã thì “chúng ta” sẽ tái thần
thông có khả năng xử lý đa dạng và sẽ giác ngộ được lý do hiện hữu
của chúng ta trên cõi Ta Bà này.
Vì vậy, ngay cho đến
bây giờ, thực tại của “mỗi chúng ta”không phải là con khỉ khô gì cả. Vì
con khỉ khô gì cả đó không phải là thực tại. Đó là thực tại!
Tóm lại, thực tại có
nghĩa là nói nghĩa như vậy chứ không phải thực tại nghĩa như
vậy. Thực tại nghe như vậy chứ không phải thực tại âm thanh như
vậy. Thực tại thấy như vậy chứ không phải thực tại giống như
vậy. ‘Như như thực thực tự tại thực nhưvậy,’ cho nên thực tại
được cảm nhận như vậy và dường như thực tại là ấn tượngnhư vậy! Đó
là “như thị tri kiến thực tại.”
(4/24/2017)