The concept of karma in Buddhism and that of destiny/fate in other beliefs are similar, because both are based on the law of cause and effect. None of us seems to be able to escape the consequence of our past action (karma) or what has already been determined (destiny/determinism) for our own life course. It is just a matter of when and where. At the right time and place, the result or consequence of the previous action will show.
Differences
However, these concepts are fundamentally different. First, with regard to the cause, Buddhists view that they are responsible for their own karma, while destiny/fate/determinism holds that Creator or some God determines our life course, and humans or beings have no say, but obediently follow God's will. In Buddhism we are the master of our own life, and we will reap the consequences of our previous actions. Second, in terms of attitudes or reactions, those who believe in karma usually persevere and work through all life hardships. They try to have good karma by modifying or transforming their thoughts, speech and actions for the better. On the contrary, those who believe in God often rely on praying for help from supernatural powers, blame external factors and others, or get angry against unfair treatment or injustice. Believers in destiny also have different emotions and feelings toward their lives than those who believe in karma. While the former passively accept their fate, the latter proactively transform themselves so as to improve their lives. Third, the concept of karma and that of destiny are respectively related to the sociopolitical systems and institutions in which they serve. Determinism thrives in feudalism, Confucianism, and monotheism; karma, in democracy, humanism and atheism.
The Emptiness Nature of Karma
Even though one can hardly escape the consequence of one's karma, karma itself is not invincible or out of one's control. In fact, it is not fixed, but transformable. Humans' five skandhas (in Sanskrit) (or khandhas in Pali) are empty by nature. Human thoughts, speech and actions (sources of human karma) are empty by nature, too. They are dependent on may internal and external factors, and continuously arise then disappear. Genuine Zen masters, therefore, view the physical body and the karma caused by a human's thoughts, speech and actions as void or nothing.
The whole life course is but a dream, a roll of film, or a flash of lightning. What remains is an immense sea of compassion: Why do humans have to struggle and to fight against each other so hard, only to grasp nothing but emptiness? Why don't humans help themselves escape their own sufferings and liberate themselves right here and now?
Source: SỐ MẠNG, NGHIỆP BÁO ĐỒNG HAY KHÁC?
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Sự có mặt con người trong thế gian
này, trọn một đời từng trải qua những cuộc thành bại, thạnh suy, nhục vinh, vui
khổ... dường như có sự an bài đâu sẵn. Cái gì an bài đời sống con người? Nhà
Nho gọi là số mạng hay thiên mạng. Họ cho rằng con người sanh ra mỗi mỗi đều do
số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho. Như câu "nhân nguyện như thử thiên lý
vị nhiên" (người mong như thế, lẽ trời chưa vậy). Hoặc nói: "Thiên
võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu." (Lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.)
Chỉ do số trời đã định không ai thoát ra ngoài được. Nhà Phật nói là nghiệp
báo. Tất cả chúng sanh có mặt trong vũ trụ đều do nghiệp trước tạo nên, phải
chịu quả báo hiện nay. Hai bên đều thừa nhận có cái sẵn từ trước quyết định cho
cuộc sống hiện tại. Vậy hai thuyết này đồng hay khác?
ĐỒNG
Đứng về mặt sẵn có, hai bên đều thừa
nhận như nhau. Con người sanh ra không phải bỗng dưng mà có, đều mang sẵn cái
quá khứ còn lưu lại. Vì thế, có kẻ sanh ra đã sẵn sàng cho một cuộc sống sang
cả sung túc, có người sanh ra gặp lầm than nghiệt ngã. Tại họ chọn lựa chăng?
Hẳn là không. Tại sao có sự bất công tàn nhẫn ngay từ buổi đầu như thế? Nho
nói: "số trước đã định", Phật nói: "Nghiệp trước gây nên."
Cả hai đều thừa nhận có cái sẵn từ trước. Song một bên nói số, một bên nói
nghiệp, không đồng nhau.
KHÁC
1. Nguyên nhân
Nói số định hay trời định cũng tương
tợ. Số do ai đặt ra, hẳn là trời hay đấng thiêng liêng tối thượng nào đó. Đã do
trời định sẵn sự có mặt của ta; ta là công cụ của Ngài, trọn một đời ta phải
hành động theo cái khuôn định sẵn ấy. Quả thật đời sống của ta không có giá trị
gì hết. Nếu số định cho ta vui thì ta được vui, số định cho ta khổ thì ta phải
khổ. Ta khó bề thoát khỏi số phận ấy. Số hay trời định cho thân phận ta, mà
thật tình ta không biết gì về cái tột cùng ấy hết. Thật là gởi gấm thân phận
mình cho một cái viển vông mơ hồ.
Nói do nghiệp báo
nên có mặt trên thế gian này để đền trả.
Nghiệp từ đâu có? Nghiệp do những tâm tư hành động của mình từ đời trước gây
ra. Nếu đời trước hành động thiện nhiều thì đời nay ta sanh ra gặp hoàn cảnh
tốt, mọi việc như ý. Nếu đời trước hành động ác thì đời này ta sanh ra trong
hoàn cảnh xấu xa bất như ý. Thế là, hiện nay ta sanh ra trong hoàn cảnh tốt hay
xấu đều do hành động tốt xấu của ta đời trước chiêu cảm. Ta là chủ nhân sắp đặt
lấy cuộc sống hiện tại cho mình. Quyền tối thượng định đoạt là ở chúng ta,
không ai khác. Kinh nhân quả nói: "Muốn biết nhân đời trước, chỉ xem quả
hiện tại đang thọ; muốn biết quả đời sau, chỉ xem nhân gây tạo trong đời
này." (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị; yếu tri hậu thế quả,
kim sanh tác giả thị.)
2. Xuất phát
Mọi khổ vui của con người do số định
sẵn. Con người phải chấp nhận số phận của mình, gặp hoàn cảnh nào cam chịu
trong hoàn cảnh ấy. Nếu người gặp cảnh khắc nghiệt quá, chịu không nổi, họ đâm
ra oán trời trách đất. Họ cho rằng trời đất đã chơi xấu với họ, đày ải họ, xử
nghiệt ngã với họ, họ sống trong oán trách hận phiền.
Khổ vui do nghiệp
chúng ta gây nên, dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can đảm nhận chịu, không
than thở oán trách ai. Mọi việc đều tại sự ngu khờ vụng
dại của ta trước kia gây ra. Ta phải vui vẻ nhận chịu, chỉ cần khôn ngoan đừng
tiếp tục sự ngu khờ như trước nữa. Ta làm ta chịu, nhận lấy trọng trách của
mình. Không ai để chúng ta van xin, không ai để chúng ta oán trách. Can đảm
nhận lấy trách nhiệm, vui vẻ để trả mối nợ tiền khiên.
3. Cảm thọ
Số đã định thì chúng ta bất lực, làm
sao đổi được số. Nhất là số trời còn ai dám can thiệp vào. Trời đã định như
vậy, chúng ta phải chịu như vậy. Người biết an phận, không dám trái lòng trời.
Nghiệp thì biến
chuyển, bởi vì nghiệp do hành động mà có, khi xưa ta hành động theo ngu tối nên
chiêu cảm quả khổ, nay đổi lại ta hành động theo tâm hồn trong sáng thì quả khổ
cũng suy giảm. Như trước ta xử sự xấu với một
người bạn, gây ra sự buồn phiền hờn giận, nay ta hối cải xử sự tốt với bạn, sự
hờn giận trước dần dần suy giảm. Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo
đó mà đổi thay. Nói nghiệp không phải cái cố định cứng ngắc, mà chuyển biến
linh động tùy thuộc tâm tư và hành động con người. Vì thế, nếu trong hiện tại
chúng ta cảm thọ cảnh vui hay khổ, biết do nghiệp lành hay dữ trước kia tạo
nên. Nếu hiện nay chúng ta chuyển tâm niệm hành động thì sự cảm thọ cũng theo
đó mà chuyển.
4. Hoán cải
Số mạng đã định thì làm sao đổi
được. Cho nên nói số mạng đã định, con người đành bó tay cúi đầu nhận lãnh,
không ai có thể cưỡng được số. Con người hoàn toàn bất lực dưới mệnh lệnh của
đấng tạo hóa đã định sẵn.
Nghiệp do mình
tạo, chính mình có quyền thay đổi nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Trước kia mình học nghề trộm cắp, sau này mình học nghề thợ
mộc thợ nề. Nghề nghiệp do sở thích của mình học tập mà thành. Trước mình dại
khờ thích việc làm không hay, sau mình nhận thức được đổi thành nghề tốt. Nghề
nghiệp đổi thay tùy theo tâm tỉnh giác của mình, đổi sang nghề nghiệp mới thì
nghề nghiệp cũ từ từ phai nhạt. Vì thế, nói nghiệp là sửa đổi, cố gắng tích cực
chớ không có nghĩa cam chịu đầu hàng. Tuy nhiên, có thiểu số người học Phật mà
thiếu nghị lực, không có ý chí, họ không vượt qua được những trở ngại của
nghiệp cũ, đành cam bó tay đầu hàng rồi đổ thừa tại nghiệp của tôi. Như đồng
thời ghiền rượu, đồng biết rõ tai hại của rượu, cùng hứa bỏ rượu, song anh A
thì bỏ rượu được, anh B lại bỏ không được. Vì anh A đủ nghị lực giàu ý chí, khi
quyết định bỏ là can đảm bỏ, nên thắng trận. Anh B thì không có ý chí, thiếu nghị
lực, tuy cũng muốn bỏ rượu mà khi bị cơn ghiền hành hạ không kham chịu, đành
thua trận.
Nghiệp chuyển
được, song đòi hỏi giàu ý chí, đủ nghị lực.
5. Định chế
Nói số mạng là do một đấng quyền lực
tối cao, qui định hết mọi sanh hoạt của chúng sanh trên thế gian này. Chấp nhận
số mạng là con người thừa nhận và cam đặt mình lệ thuộc vào quyền lực đấng
thiêng liêng ấy. Vì thế, số mạng phù hợp với thể chế quân chủ phong kiến, con
người bị một đấng quân vương chi phối toàn bộ cuộc đời.
Nói nghiệp là
quyền năng trong tay mình định đoạt.
Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy. Muốn an vui do mình, muốn đau
khổ cũng do mình. Ta là chủ của mọi cuộc sống, nếu ta còn muốn tiếp tục. Không
ai thay ta sắp đặt cuộc khổ vui, chỉ có ta mới là người ban vui cứu khổ cho ta.
Ta phải sáng suốt gan dạ chọn lựa một cuộc sống đẹp đẽ vui tươi trong hiện tại
và mai sau. Tự ta vạch sẵn một lối sống cho ta, tự ta tô điểm đời ta cho tươi
sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười, vì đây là hành vi vụng dại ngày
trước của mình. Chúng ta trả và chuyển những cái gì không hay của quá khứ, đồng
thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vị lai. Mọi quyền lực trong tay
chúng ta, thật thỏa thích thay! Cuộc sống của chúng ta là cuộc sống tự do tự
chủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự do của nhân loại hiện
nay. Ta là chủ ta có quyền chọn lựa người thay ta lo việc nước việc dân.
PHÊ BÌNH
Nói số mạng là mơ hồ không xác thực.
Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số mạng đưa con người đến chỗ vô trách
nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy người nhận lấy trách nhiệm do mọi
hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con người thụ động, tiêu cực, phó
thác, liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ động, tích cực, nỗ lực và
sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận, đầu hàng. Nghiệp báo chỉ cho
ta phải cố gắng, can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợp với thời quân chủ
phong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủ tự do. Ứng dụng thuyết nghiệp
báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồ sộ hiên ngang, đầy đủ quyền năng
trong công cuộc kiến tạo con người và vũ trụ.
NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT
Tuy thuyết nghiệp báo thực tế, chủ
động, tích cực...Song cuối cùng nhà Phật nói nó không thật. Bởi vì nghiệp do
hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng sanh diệt, cái gì sanh diệt
nhà Phật đều cho là hư dối. Trong bài Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác có
hai câu "liễu tức nghiệp chướng bản lai không, vị liễu ưng tu hoàn túc
trái" (liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cần phải
đền nợ trước). Có thiền khách hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: Tổ Sư Tử liễu
chưa mà bị vua nước Kế-tân chặt đầu? Tổ Huệ Khả liễu chưa mà bị chết trong
khám? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Đại đức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền khách
hỏi: Thế nào là nghiệp chướng? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Bản lai không. Qua câu
chuyện này, đa số người không hiểu gì cả. Sự thật là vầy, sau khi liễu ngộ Phật
Tổ thấy các pháp duyên hợp hư dối. Thân này là pháp duyên hợp nên hư dối. Hành
động tạo tác từ thân phát xuất lại càng hư dối hơn. Hành động đã hư dối thì
nghiệp do hành động tạo thành làm sao thật được. Bởi thấy nghiệp hư dối nên xem
thường không quan trọng, có đến cũng như trò chơi, có gì phải kinh hoảng sợ
hãi. Cho nên khi vua nước Kế-tân muốn hại Tổ Sư Tử, cầm dao đến trước Tổ hỏi:
Ngài thấy thân năm uẩn đều không, phải chăng? Tổ đáp: Phải. Vua nói: Ngài cho
tôi cái đầu được không? Tổ đáp: Năm uẩn đã không, sá gì cái đầu. Vua chặt đầu
Ngài.
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả
nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A
khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng
chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi
thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng,
nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước
hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì
thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Đã không thật thì trả cũng như không trả.
Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy
nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật
mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
Source: SỐ MẠNG, NGHIỆP BÁO ĐỒNG HAY KHÁC?
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thanh Từ