Sunday, June 19, 2011

Trần Văn Giàu --Part III

On September 2, 1945 the Provisional Committee tried to broadcast President Hồ Chí Minh's Declaration of Independence speech, but couldn't because of some technical problem. Instead Dr. Phạm Ngọc Thạch, Head of the YPO, and Secretary of Health Services in the Provisional Revolutionary Government of the Democratic Republic of Việt Nam read the Government's oath to the Vietnamese people. On behalf of the CPB and the Việt Minh Branch in the South, Nguyễn Văn Nguyễn, a journalist, called for people's support to Việt Minh. Trần Văn Giàu, as representative of the Provisional Administrative Committee in the South, improvised a speech to celebrate the Nation's Independence Day. He was then only 34 years old.

Besides the CPB in the South which was founded in October 1943 with Trần Văn Giàu as its Secretary, there was another Branch of the Indochina Communist Party in the South which was independent from Trần Văn Giàu's. Researchers often call the latter Branch "Liberation CPB" (Xứ ủy Giải phóng), for it published The Liberation, or the Old Việt Minh Branch. The CPB headed by Trần Văn Giàu is refered to as Youth Pioneer Branch, for its publication was The Youth Pioneer, or the New Việt Minh Branch.

In the second half of 1941 when many members of the Old Branch were arrested, and it had to remain quiet, only a few Party members such as Trần Văn Vi, Lê Hữu Kiều, Lê Minh Định, Trần Văn Trà, Chế (the shoe-repairer), Bùi Văn Dự... tried to publish The Liberation to keep on their activities. Although the headquarters were in Saigon, the members had to be on the move, and scatter here and there in the South to keep their whereabouts a secret. It was extremely difficult to convene a meeting with these members.

After the new CPB in the South was re-organized, Trần Văn Giàu invited Nguyễn Thị Thập, a member of the Liberation CPB, to join the his branch. However, the attempt to reunite both branches failed, because of their differences in organization and leadership. In November 1944 the French ruler imprisoned most members of the Liberation CPB. When Japan overthrew the French government in Indochina, some of these members managed to to escape.

In March 20, 1945 the Liberation CPB convened at Xoài Hột (Mỹ Tho), and organized the Provisional CPB, which elected Dân Tôn Tử (Trần Văn Vi)to be its Secretary. In May 1945, the branch had a meeting a Bà Điểm (Hóc Môn)to form the official CPB, which was then called the Board of Southern Cadres with Lê Hữu Kiều as Secretary.

The newly gained independence was less than one month old,and the forces led by the Provisional Administrative Committee. were actively involved, but lacked administrative experiences. The situations in many areas in the South were chaotic, and other political organizations tried to take advantage of the chaos to build up their own forces and influences. The existence of two Provisional Branches with their internal conflicts and differences within the Communist Party in the South at the time caused more harm to the reputation and the influences of the Party. Meanwhile the French forces continuously to pour into Vietnam since September 12, 1945. The young Revolutionary Government had to delay confrontation in order to prepare for the long resistance war.

On the night of September 22, 1945 French soldiers attacked the Headquarters of the Provisional Administrative Committee, the National Defense Office and other offices of the Committee. Having prepared in advance, the PAC leaders went undercover, and continued to lead the armed forces in the newly waged Resistance War. On September 23, 1945, at 629 Cây Mai Street(Nguyễn Trãi Street nowadays), Trần Văn Giàu was elected the President of Resistance War Committee in the South, and announced the Call to Arms for the Resistance War in the South:

Dear Fellow Southerners, Saigonese, Workers, Youths, Self-Dense Forces, and Armed Civilians and Soldiers:

Last night the French colonial soldiers attacked and seized our government's headquarters in downtown Saigon, openly and aggressively occupying our nation again.
On September the Second our Fellow countrymen and women vowed to protect our independence till our last drop of blood.

Independence or Death!

Today the Resistance War Committee calls all Fellow Southerners to arms, everybody -the old, the young, males and females- Let's arm ourselves to fight against the aggressors!

Those who were not assigned tasks by the Committee, please leave the City immediately; those who stay must:
1. never work for nor join the forces of the enemy;
2. never assist, pass information, nor sell food to the French colonists;
Find and kill the French colonists;
Burn and destroy the enemy's agencies, means of transportation, treasures, and factories owned by the colonists.

Saigon as occupied by the French must be a Saigon without electricity and water, no market, no stores whatsoever.

Dear Fellow Countrymen and Women,

From this moment on our first and foremost task is to destroy the enemy and their supporters.
Dear Self-Dense Forces, and Armed Civilians and Soldiers,
Hold on tightly to your guns and ammunition and fight against the French colonists in order to protect our Country!

Our Resistance War has begun!

Dawn of September 23, 1945.

Trần Văn Giàu
President of Resistance War Committee in the South

As President of the Resistance War Committee (RWC), and together with his comrades, he did his best to unite all armed forces in the South against the French aggressors, firmly suppressed other armed political forces which wanted to separate themselves from the leadership of the Provisional Committee. Because of his firm policies, his opponents considered him as insensitive, cold-blooded and brutal.

In October, the Party Central ordered him and Dr. Phạm Ngọc Thạch to leave for Hà Nội. He expressed his wish to stay in the South, or at least to remain in Cambodia or Thailand in order to establish bases for the South. His second wish was granted, and he continued to work with Vietnamese youths overseas to mobilize them and to buy ammunition for Southern forces.

At the end of 1946 the Party Central sent Le Duan to the South to unite the two branches into one called the Part Committee in the South. The armed forces in the Youth Pioneer(Tiền phong) and other organizations were then put under the leadership of the Việt Minh, the only national political communist organization.

In 1947 Trần Văn Giàu was called back to the North to assume the post as the General Director of the Board of Information. In 1951 he joined the Department of Education, and started to build up the foundation for national universities and teacher colleges.

In November 1954 when the University of Pedagogy, Literature and Humanities, and Natural Sciences was founded, he became the Secretary of the University Party Committee. He was also a faculty teaching Politics, Philosophy, World History and Vietnam History, and later became the founder of these sciences for the University of Pedagogy in North Vietnam.

In 1955-1956 he was among the first few to be appointed full-professorship by the Government. In 1956 when the National General University was established, he was elected as the Secretary of the University Party Committee, but he continued to serve the the University of Pedagogy.

From 1962 to after 1975 he researched at the History Institute of Vietnam, or the Institute of Social Sciences of Vietnam nowadays. He established the Trần Văn Giàu Fund from the sale of his house which was about 1,000 tales of gold and which was deposited to the bank. With the annual interest from the bank, the Trần Văn Giàu Award is given to those who has contributed excellent research in history and in the history of thoughts in Southernmost Areas of Central Vietnam and in South Vietnam.
He passed away at 17:20pm on December 16, 2010 at Thống Nhất Hospital, Hồ Chí Minh City.


Sources:
http://vi.wikipedia.org
https://facultystaff.richmond.edu/~ebolt/history398/whoistranvangiau.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101217_tran_van_giau.shtml
http://www.diendan.org/tai-lieu/hoi-ky-t-v-giau/

Related article:


GS Trần Văn Giàu với các cháu thiếu nhi TP Hồ Chí Minh.
Dấu ấn một nhân cách
Chủ Nhật, 18/09/2016 09:10:00
Ngày 15/9, tại TP Hồ Chí Minh, hội thảo về nhà cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học Trần Văn Giàu, nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của ông - một lần nữa người ta lại nghe những lời xúc động nhất, trân trọng nhất dành cho ông; một con người như một huyền thoại giữa đời thường
Bản lĩnh của một trí tuệ mẫn tiệp
Nói như ông Lê Thanh Hải- nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM thì trong số những người con xuất sắc của vùng đất Nam Bộ, Trần Văn Giàu là một tấm gương tận trung với Đảng, tận hiếu với Dân, đức độ, tài năng, cùng những cống hiến và cuộc đời thăng trầm của mình đã để lại những dấu ấn không thể phai nhạt trong lòng đồng bào cả nước, đồng bào Nam Bộ.
Cuộc đời ông gắn liền với những thăng trầm của đất nước. 15 tuổi, cậu bé làng An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã tham gia phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh. Sau này, ông kể lại, lúc bấy giờ trái tim non trẻ của ông luôn bồi hồi vì câu nói của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh: “Cần rời khỏi nhà mình, đi xa, đi thật xa để tìm một lý tưởng mà phấn đấu”.
Và, như định mệnh, cuộc đời ông luôn là những chuyến đi: ra nước ngoài, đi khắp trong Nam ngoài Bắc của đất nước mình; bị địch cầm tù cả ở nước ngoài và cả ở trong nước; nhưng chí nguyện của ông không bao giờ đổi thay: vì nhân dân mình, vì đất nước mình.
Từ một người yêu nước, Trần Văn Giàu đã trở thành một chiến sỹ cộng sản. Vào Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1929, rồi là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương; lặn lội gây dựng phong trào tại Nam Bộ trong lúc thực dân Pháp thực hiện chính sách “khủng bố trắng”- ông trở thành Bí thư Xứ ủy Nam kỳ trong những năm tháng đấu tranh đen tối nhất.
Ông cũng 2 lần đến Macau (Trung Quốc) vào tháng 12/1934 và tháng 2/1935 tham gia công tác chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương. 7 năm trời, người cộng sản Trần Văn Giàu trải qua các nhà tù khét tiếng của thực dân, chịu mọi cực hình tra tấn; nhưng thật kỳ lạ là  ông đã biến nhà tù thành trường học cộng sản.
Một điểm mốc rất quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp của Trần Văn Giàu chính là thời điểm tháng 8/1945, khi ông là linh hồn của cuộc tổng khởi nghĩa tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các tỉnh Nam Bộ.
Trong những bước ngoạt của lịch sử, của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Trần Văn Giàu tỏ rõ bản lĩnh, sự quyết đoán, tầm nhìn xa trông rộng của một trí tuệ mẫn tiệp. Đầu những năm 1940, khi tổ chức Đảng trong Nam  mất liên lạc với Trung ương, nhưng ông nghĩ phải tự vạch đường mà đi, không thể dậm chân tại chỗ. Đến đầu năm 1945, chính ông là người xây dựng thành công lực lượng Thanh niên tiền phong để chuẩn bị cướp chính quyền.
Khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ, ông lại đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng: phát đi lời kêu gọi mở màn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi chúng quay lại chiếm đất nước ta một lần nữa. “Nam Bộ đi trước về sau” trong cuộc kháng chiến 9 năm đã bắt đầu từ lời kêu gọi ấy.
Nặng nghĩa trọn tình
Sau này, khi tuổi đã cao, ông trở về TP Hồ Chí Minh sinh sống cùng người bạn đời thủy chung- bà Sáu Đỗ Thị Đạo, người suốt đời hy sinh cho ông. Tuổi cao, năm 1997, bà bị ngã nứt rạn xương hông phải nằm một chỗ. Hằng ngày, cứ đến bữa ông lại tự tay mang cơm đến bên giường ăn cùng bà.
Trước khi vĩnh viễn ra đi, bà Sáu từng nói với người cháu: “Nếu ông trời bắt, thì bắt ông đi trước, vì còn có người trông nom, săn sóc cho ông. Không may cô đi trước, lấy ai nuôi dưỡng ông đây”. Nghe bà nói, không ai cầm được nước mắt. Năm 2005, bà Sáu trút hơi thở cuối cùng. Ông bà không có con, chỉ có một người con nuôi - TS Đinh Xuân Thu. Ngày bà mất, ông ngồi im bất động bên bà, nước mắt lăn dài trên má.
Cả cuộc đời hiến dâng cho nhân dân, cho đất nước, ông không giữ lại gì cho riêng mình. Năm 2001, ông quyết định bán căn nhà của mình để hiến tặng 1.000 cây vàng cho Hội khoa học Lịch sử Việt Nam dùng làm quỹ giải thưởng cho những công trình sử học nghiên cứu về Nam Bộ.
Bà Đỗ Nguyệt Hương, TS Sử học, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Bà Rịa-Vũng Tàu- cháu ruột của bà Sáu kể, lúc ra Bắc, vợ chồng GS Trần Văn Giàu được Nhà nước cấp một căn hộ trong ngôi nhà số 20 Phan Huy Chú (Hà Nội). Khi dạy Sử ở Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông bà cũng như mọi người sống dựa vào tiêu chuẩn tem phiếu, nhưng vẫn là chỗ để học sinh miền Nam qua lại.
Những lúc đó, bà Sáu lại nấu những món ăn Nam Bộ cho “lũ nhỏ xa nhà” ăn. Tình cảm đó cũng trở lại khi một chiều 30 Tết, ông bà gọi những người vốn là học trò của ông vào ĐH Tổng hợp TP Hồ Chí Minh thỉnh giảng về nhà ông bà ăn Tết, cho vơi nỗi nhớ nhà...
TS Đinh Thu Xuân - con gái nuôi của ông bà kể lại, mùa đông năm 1946, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Bộ kiêm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Nam Bộ Trần Văn Giàu được Trung ương mời ra Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn của chiến khu Chi Nê (Hòa Bình), ông bị sốt rét ác tính.
Cha chị Xuân đã chữa bệnh cho ông bằng phương thuốc gia truyền của người Mường. Năm 1994, hay tin cha chị ốm nặng, ông đã đưa cho chị một cặp sâm Triều Tiên và nói: “Đây là quà của Chủ tịch Kim Nhật Thành tặng, con mang về quê để bồi bổ sức khỏe cho cha”.
Nhận được quà, cha chị Thu ứa nước mắt, dặn: “Từ giờ trở đi, con phải coi ông bà giáo sư như cha mẹ của mình, phải chăm sóc ông bà chu đáo, vì ông bà có hai người con đều mất từ khi còn nhỏ. Hồi ở chiến khu cha rất xót xa khi nghe ông nói: “Phải chi Giàu có một đứa con”.
Là người danh giá, nhưng ông không có của cải gì đáng kể. Khi đất nước thống nhất, ông bà chuyển về TP.HCM sống trong căn nhà do Thành ủy cấp. TS Đỗ Nguyệt Hương kể, ngày 14/5/1983, bà đang công tác tại Vũng Tàu thì nhận được thư của ông, trong thư có đoạn: “Cô, dượng rất muốn đi Vũng Tàu thăm các cháu nhưng không có xăng đổ ôtô (mượn xe), thôi đành nghỉ mát ở nhà vậy!”.
Ông không để lại của cải, nhưng đã để lại một gia tài đồ sộ là các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử, trong đó có cuốn “Tổng tập Trần Văn Giàu”, 1.780 trang (tập 1), xuất bản năm 2006. Công trình khoa học “Giai cấp công nhân Việt Nam”, do NXB Sự thật xuất bản lần đầu năm 1958, với lời giới thiệu viết tay của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. GS Trần Văn Giàu đã viết công trình này này trên ổ rơm của một gia đình nông dân Sơn Tây, trong cái rét căm căm nơi đất Bắc.
Con gái nuôi của ông bà- TS Đinh Xuân Thu thường nói về ông là người nhân từ, độ lượng, mẫu mực, liêm khiết, giản dị, hết mực yêu thương gia đình và rất hóm hỉnh. Ông dặn người con nuôi, hãy tham gia và góp sức mình vào hết thảy những việc gì đem lại ích nước lợi nhà.
“Là người kiệm lời nhưng nhiều nghĩa, nên những chuyện riêng của gia đình hay của cá nhân, cha tôi ít khi bộc bạch. Có lẽ đó là bài học làm người đầu tiên mà cha dạy tôi”- TS Đinh Xuân Thu nhớ về ông và kể rằng khi bệnh nặng, điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất, ông kiên cường chịu đựng, không để lộ nỗi đau. “Tôi áp tay cha vào má và hôn lên bàn tay gầy guộc, mờ hết vân tay vì cả một đời cầm bút cho đến khi không thể cầm được nữa”.
Nhân cách Trần Văn Giàu
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu từng nhận định, chưa có ai thay thế được GS Trần Văn Giàu: nhà cách mạng tiêu biểu, nhà tư tưởng hàng đầu, nhà khoa học lớn, nhà giáo có nhiều học trò thành đạt trên nhiều lĩnh vực.
Còn GS Hoàng Như Mai kể rằng, ông vẫn còn nhớ cảm giác rùng mình khi làm việc dưới “vòng cương tỏa” của GS Trần Văn Giàu bởi GS là một trưởng khoa cực kỳ nghiêm khắc ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Tại đây, ông rèn cho cán bộ cách làm việc khoa học nghiêm túc, không ngừng nghỉ bằng những lời nhắc nhở cụ thể, bằng chiếc đồng hồ đặt trên bàn- đó là phong cách làm việc của GS Trần Văn Giàu.
Với những tác phẩm nghiên cứu của mình, GS Trần Văn Giàu tự mình viết từng chữ, từng trang. Như cách nói của GS Hoàng Như Mai thì đó là “những trang sử nhỏ từng giọt mồ hôi và cả máu của những năm tháng đầy biến động đau thương của dân tộc”.
GS Trần Văn Giàu rất coi trọng lịch sử, đó cũng chính là tình yêu tha thiết đối với nhân dân mình, đất nước mình. Sinh thời, ông từng nói: “Một xã hội thiếu hiểu biết lịch sử của dân tộc mình là dấu hiệu của sự sa đọa”.
Trong tham luận tại Hội thảo kỷ niệm 105 ngày sinh GS Trần Văn Giàu, GS Tạ Ngọc Tấn viết: “Nếu trong hoạt động cách mạng ta thấy Trần Văn Giàu luôn là người quyết liệt, thẳng thắn, năng động, sẵn sàng đương đầu với những hiểm nguy, kể cả cái chết, thì trong khoa học người ta lại thấy một Trần Văn Giàu làm việc thật công phu, điềm đạm, cẩn trọng, khiêm nhường, tôn trọng chứng cứ lịch sử (...) Trần Văn Giàu qua một cuộc đời thật phong phú, nhiều thử thách gian nan, gập ghềnh và cả những niềm đau nhân thế. Chính điều đó cho phép ông trải nghiệm và thể hiện đầy đủ tài năng đa dạng, sự cống hiến phong phú, một nhân cách lớn rất đáng khâm phục và trân trọng”. 
Với PGS.TS Phan Xuân Biên, thì Trần Văn Giàu là thầy của nhiều thế hệ học trò và nhà giáo Việt Nam . “Do “dòng đời xô đẩy” chỉ sau 1 thập niên chính thức dạy học, ông đã để lại hình ảnh một nhà giáo nhân dân mẫu mực, uyên thâm, tận tụy”.
GS Trần Văn Giàu cũng để lại một thông điệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đó là sứ mạng trách nhiệm của khoa học xã hội nói chung Sử học nói riêng trước nhân dân, trước dân tộc phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử, kiên quyết bảo vệ chân lý lịch sử. 
Ấy là nhân cách Trần văn Giàu!
GS Hoàng Như Mai kể rằng, ông vẫn còn nhớ cảm giác “rùng mình” khi làm việc dưới “vòng cương tỏa” của GS Trần Văn Giàu bởi GS là một trưởng khoa cực kỳ nghiêm khắc ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Tại đây, ông rèn cho cán bộ cách làm việc khoa học nghiêm túc, không ngừng nghỉ. Với những tác phẩm nghiên cứu, ông tự mình viết từng chữ, từng trang, đó là “những trang sử nhỏ từng giọt mồ hôi và cả máu của những năm tháng đầy biến động đau thương của dân tộc”.