Thursday, May 13, 2021

Nobu Tsujii

https://en.wikipedia.org/wiki/Nobuyuki_Tsujii Nobuyuki Tsujii (辻井 伸行, Tsujii Nobuyuki) (also known as Nobu Tsujii) is a Japanese pianist and composer. He was born blind due to microphthalmia, and his exceptional musical talent has propelled him to become a world renowned artist. Tsujii performs extensively, with a large number of conductors and orchestras, and has received critical acclaims as well as notices for his unique techniques for learning music and performing with an orchestra while being unable to see. …. Comments on Tsujii Van Cliburn is quoted as having told the Fort Worth Star-Telegram, "He was absolutely miraculous. His performance had the power of a healing service. It was truly divine."[12][13] 2009 Van Cliburn Competition Juror Richard Dyer, a chief music critic for The Boston Globe, said, "Very seldom do I close my notebook and just give myself over to it, and he made that necessary. I didn't want to be interrupted in what I was hearing." 2009 Van Cliburn Competition Juror Michel Béroff, an award-winning internationally known pianist, told the Japanese monthly piano magazine Chopin,"The special thing about his performance is his sound. It has depth, color and contrast, the genuine music." In the documentary A Surprise in Texas, Menahem Pressler, Cliburn juror and an eminent pianist, says: "I have the utmost admiration for [Tsujii]. God has taken his eyes, but given him the physical endowment and mental endowment to encompass the greatest works of piano. For him to play the Chopin concerto with such sweetness, gentleness and sincerity -- it's deeply touching. I had to keep from crying when I left the room." Scott Cantrell in his review of the 2009 Van Cliburn competition for The Dallas Morning News wrote that "It's almost beyond imagining that he has learned scores as formidable as Rachmaninoff’s Second Piano Concerto and Beethoven's Hammerklavier Sonata by ear…Through all three rounds, he played with unfailing assurance, and his unforced, utterly natural Chopin E-Minor Piano Concerto was an oasis of loveliness." John Giordano, music director and conductor of Corpus Christi Symphony Orchestra who was jury chairman for the Cliburn competition, said in 2010, "He’s amazing. We closed our eyes and it’s so phenomenal that it’s hard to withhold your tears. Nobu played the most difficult hour-long Beethoven piece (Hammerklavier, Sonata no. 29) flawlessly. For anyone, it’s extraordinary. But for someone blind who learns by ear, it’s mind-boggling." In an interview after the November 2011 Carnegie Hall debut recital of Tsujii, Van Cliburn said on TV Asahi, "What a thrill to hear this brilliant, very gifted, fabulous pianist. You feel God's presence in the room when he played. His soul is so pure. His music is so wonderful, and it goes to infinity to the highest heaven." In a 2014 review in The Daily Telegraph, David Fanning wrote, "...Nobuyuki Tsujii’s performance of Prokofiev’s Piano Concerto No. 3. This was not just supersonic in its tempos but remarkably clean, and also responsive to the fairy-tale poetry that sets off the steely aggression." On Tsujii's debut performance with the Munich Philharmonic on November 4, 2015, the Münchner Merkur wrote "At first he seems a little uncertain, but as soon as he sits down at the piano, he is like a different person. The supposed handicap turns out to be his strength: The Japanese sinks into Beethoven's fifth piano concerto. The high chords of the second movement seem to float with his feather-light touch." Upon the conclusion of a tour in Japan with Tsujii in November 2015, conductor Valery Gergiev said: "He is not only a great musician and star in Japan, he shows that the human resources are virtually limitless. He shows that there is practically nothing that a human being cannot do." Conductor Bramwell Tovey, who performed with Tsujii and the Sydney Symphony Orchestra at the Sydney Opera House in May 2017, made this comment: "There are lots of pianists who find Chopin baffling. But he's found a way that almost simplifies it, without simplifying any of the technical difficulties, and I mean he makes light of the technical difficulties. He has just found a way to express all of those different emotions on the journey until in the end there's just this incredible feeling of for me, sunlight. I just love playing with him." In 2017, on the tenth anniversary of Tsujii's career début, pianist-conductor Vladimir Ashkenazy commented: "Nobuyuki Tsujii is one of my very favourite young pianists. He possesses a rare combination of excellent pianism and genuinely expressive musicianship. It is always a great pleasure to work with him and I wish him a future of many wonderful concerts." In a 2018 TV documentary filmed in Iceland, Ashkenazy stated: "It is such a pleasure to play with him, to accompany him because he is so musical, so clear, and I can always understand what he wants to do with music -- that makes accompaniment sort of natural and, in a way, easy. He is so musical, so organic that it is very easy to accompany him. I am very pleased to accompany such a good artist." Japanese composer Takayuki Hattori wrote: (Translated from Japanese) "The music of Nobuyuki Tsujii is guileless. There is no excessive decoration. He plays the piano with a minimum amount of flourish as required by God. He is one of a few in existence qualified to play the works dedicated to the God of Music by composers. He inspires courage to live and engenders food for thought. It is a pleasure to be alive in the same era as this rare pianist." Japanese composer Joe Hisaishi, who teamed with Tsujii for the ending theme music of a 2018 film A Forest of Wool and Steel (Japanese: 羊と鋼の森), commented (Translated from Japanese) "Mr. Tsujii is a really wonderful pianist, especially the sense of rhythm is amazing. A neat rhythm without useless things." Method Tsujii learns new musical works strictly by ear. A 2009 Time article explains: "Certainly, being blind hasn't made it easy. Tsujii can use Braille music scores to learn new pieces, but this kind of translation is usually done by volunteers. Because demand is so low, the variety of scores available does not meet the needs of a professional performer, so Tsujii has devised his own method. A team of pianists records scores along with specific codes and instructions written by composers, which Tsujii listens to and practices until he learns and perfects each piece.". Tsujii said in a 2011 interview, "I learn pieces by listening, but it doesn't mean I'm copying CDs or another person's interpretation. I ask my assistants to make a special cassette tape for me. They split the piece into small sections, such as several bars, and record it (one hand at a time). I call these tapes 'music sheets for ears.' It takes me a few days to complete a short piece, but it takes one month to complete a big sonata or concerto." Performance technique In 2017, a reporter from the Australian Broadcasting Corporation, Monique Schafter, asked Tsujii "How do you stay in time when you can't see the conductor?" The pianist replied: " By listening to the conductor's breath and also sensing what's happening around me." Conductor Bramwell Tovey commented: "He must have very acute hearing, I'm sure." Carnegie Hall Concerts https://www.youtube.com/watch?v=kNujPrlPJBw https://www.youtube.com/watch?v=ByBpr8HzxNc Documentary of Nobuyuki Tsujii "Road to the World" (2012) with English subtitles https://www.youtube.com/watch?v=L3YoKEGc9nc

Buổi Trình Luận Án

published 12/05/2021 21:14, cập nhật lần cuối 12/05/2021 21:14 Buổi Trình Luận Án Lê Học Lãnh Vân Một ngày cuối năm 1991. Thư viện, cũng là nơi dùng làm phòng họp, phòng dạy của Labo đã được trang hoàng và bày biện sẵn sàng cho buổi bảo vệ luận án của Vương. Hai ngày trước Vương đã trình bày thử, mọi việc suôn sẻ. Luận án của Vương vào thời đó là nghiên cứu tiên phong về Phả Hệ Phát Sinh các Động Vật Có Xương Sống bằng cách so sánh phân tử RNA của cấu phần nhỏ robosome. Đây là công trình được sự quan tâm của Trường đại học Orsay (Phòng Thí Nghiệm Sinh Học Tế Bào, nhóm Sinh Học Phân Tử), Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Paris (ngành Ngư Học và ngành Cổ Sinh Vật Học). Vương nắm chắc chắn nội dung, từ những chủ đề chánh tới từng chi tiết của luận án. Anh đã thuộc gần như nằm lòng bài trình bày. Anh đã nghiên cứu kỹ và thực tập cách trình bày, các ý tưởng sắp xếp ra sao, ngôn từ thế nào, cử chỉ ra sao… Phần lớn buổi trình bày sẽ đứng cạnh bảng chiếu, có những đoạn nào vừa đi vừa nói, có lúc nhìn bao quát khán phòng nói rõ và chậm, có lúc tạo một khoảng dừng, từng động tác của cánh tay ra sao… Nói chung Vương tự tin mình nắm vững nội dung lẫn cách diễn. Sáng hôm ấy, chỉ còn sắp xếp lại vài cái ghế, các bạn đồng nghiệp đẩy anh ra cửa tiếp khách. Một trong những người tới đầu tiên là anh Nghiêm Xuân Hải. Hôm ấy, anh vận chiếc áo sơ-mi trắng dài tay bỏ trong quần, bên ngoài khoác veste cùng màu với quần tây. Vậy là tương đối tươm tất lắm rồi, mọi ngày anh còn “bụi” hơn nữa. – Tôi bận một lớp dạy, không thể tới với Vương. Tôi nghe họ nói về Vương, chắc chắn Vương sẽ thành công, thành công với nhận xét rất tốt của hội đồng giám khảo. Chắc chắn chút nữa Vương sẽ là tiến sĩ. Và anh nhún vai: – Thấy không, Tiến Sĩ là cái quái gì, có khác gì một chứng chỉ nghề nghiệp. Vậy mà người mình xem là ghê gớm lắm, gán cho nó một vị trí mà chưa chắc nó có, gắn cho nó một thiên chức nặng nề quá, như trách nhiệm nâng cao dân trí, giáo dục xã hội... Theo kiểu đó, bằng Tiến sĩ là cái lồng, người ta không thể phát triển ra ngoài được. Vương ở Tây lâu rồi thấy đó, mọi việc rất bình thường phải không, ai có việc nấy của riêng mình. Cách người Việt mình ở bển nhìn, hiểu sự việc rất khác với thế giới. Mình chẳng chịu giống người ta thì còn chậm tiến dài dài! Trước khi bắt tay, ôm nhau chúc mừng cùng từ giã, anh Nghiêm Xuân Hải nói một câu mà tới giờ, ba chục năm sau, Vương vẫn nhớ và đánh giá là tiên tri: – Tôi cá với Vương là nếu cứ tiếp tục tôn sùng, thở phụng bằng cấp như thế này, mười năm nữa sẽ có nạn buôn bán bằng cấp! Luận án được Hội Đồng Giám Khảo đánh giá xuất sắc với lời khen đặc biệt. Cả phòng đứng lên dậy tiếng vỗ tay, từng người tới bắt tay, ôm hôn. Sau vài chục phút hàn huyên, chúc mừng… các đồng nghiệp lập tức thu xếp ghế, đẩy xe rượu, thức ăn, bánh kẹo ra giữa phòng chuẩn bị tiệc. Trong lúc chờ đợi… André mời Roland và Vương vào phòng làm việc của ông. – Tôi còn nhớ ngày anh mới tới. Bốn năm quá nhanh và kết quả đáng mừng. Những lời chúc mừng đã xong, tôi muốn nói với anh vài lời riêng… Nhìn bên ngoài, buổi trình luận án của anh thành công tuyệt vời. Bây giờ, giữa chúng ta, tôi muốn nói những nhận xét thân tình nhất về hoạt động khoa học của anh bốn năm qua. Giữa chúng ta, tôi chắc chúng ta hiểu nhau rất rõ. Năm đầu tiên anh đã thu thập gần hết kết quả của các thí nghiệm cần thiết. Chúng tôi hãnh diện về kết quả đó. Tiếp theo, chúng ta đi vào phân tích kết quả và thảo luận. Tôi, Roland và anh bàn nhau phải tìm cho được câu trả lời tại sao có những nhánh sinh vật đặc biệt, cách xa nhau về mặt phân tử ARN ribosome trong khi gần nhau về cấu trúc bộ xương. Trong thời gian này anh bỏ thì giờ cho công việc nhiều quá. Có lần cần một tài liệu tôi ghé lại Labo và thấy anh vẫn ngồi làm việc sau 21 giờ đêm. Mấy lần tôi quan sát anh làm việc, anh rất tập trung. Anh nhìn máy vi tính, liên tục gõ phím ý nghĩ của mình, quanh anh là mười mấy tập tài liệu mở sẵn xếp trên kệ. Đọc, gõ, đọc, gõ, đọc, gõ… cứ thế anh miệt mài. Hết xoay qua một giải thích này, thấy mâu thuẫn với một tài liệu, anh lại xoay qua một giải thích khác. Anh xoay liên tục để chiều ý các tài liệu anh đã đọc. Nếu là anh, tôi dừng việc, bỏ đi tìm chỗ nghỉ ngơi. Tôi sẽ để tôi ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng không đóng cửa với công việc. Thông thường, sau một tuần, hai tuần hay thậm chí một tháng, tôi có cơ hội bật ra ý nghĩ xuất sắc. Còn anh, tôi thấy thay vì tự suy nghĩ khẳng định sự khác khác biệt của kết quả thực nghiệm của anh so với các kết quả trước kia, anh lại tìm cách chứng minh những khác biệt đó phù hợp với tìm tòi và lập luận của các bậc thầy đi trước! André dừng lại, quan sát, nửa như hỏi Vương, nửa như tự hỏi: – Lúc nào anh cũng bỏ nhiều thì giờ cho công việc. Nhưng mà, đó có phải là cách làm việc hữu hiệu nhất không? Triết lý và cách làm việc đó thúc đẩy hay cản trở đi tới? Theo tôi, siêng năng góp chín mươi phần trăm vào thành quả, mười phần trăm còn lại là đổi mới, là sáng tạo. Chín mươi phần trăm chỉ tạo nên thành quả bình thường, còn mười phần trăm sáng tạo mới làm nên thành quả xuất sắc. Sáng tạo cần nghỉ ngơi, cần quên đi. Còn anh, anh dùng mười phần trăm đó để tiếp tục làm việc, tiếp tục nhớ! Anh có chú ý rằng anh đọc và hiểu tài liệu nhanh hơn nhiều người. Trong chuyên môn của mình, anh có một khối kiến thức lớn so với người khác. Anh tổng hợp và trình bày điều anh đọc rõ ràng, mạch lạc. Khi giảng bài anh nhẹ nhàng, khéo léo, thuyết phục được người ta. Mà anh có chú ý rằng khi dùng kiến thức để tìm giải pháp độc đáo, những người khác lại dễ dàng hơn anh. Chính họ có giải pháp ra ngoài thông lệ. Tôi tự hỏi, điều đó do tư chất của cá nhân hay do văn hóa của xã hội. Tôi không biết nên khuyên anh làm gì. Nếu thấy nhận xét của tôi có ý nghĩa, anh nên suy nghĩ nhiều. Theo tôi thấy, vấn đề của anh là làm sao đi ra khỏi cái khối kiến thức anh đã thụ đắc được. André nhìn và cười tình cảm với Vương… – Nếu anh làm chủ được nghệ thuật vừa ở trong những gì mình đã đọc, vừa di chuyển ra khỏi nó, anh sẽ tự thấy được giải phóng. Việc này là của mỗi cá nhân. Đứng lên, thân mật quàng vai Vương, André nói thôi chúng ta ra ngoài ăn mừng bằng Tiến sĩ của anh. Ba người bước vào thư viện. Trong tiếng cười nói xôn xao, trong những ánh mắt vui tình đồng nghiệp, bạn hữu, chai champagne được Cecile ấn vào tay Vương. Tiếng nổ đanh và bọt champagne bắn lên trời, Vương nhìn các bạn vỗ tay hoan hô, cũng nhóm người đó, tình thân đó, cũng trong thư viện đó nơi mỗi năm đôi ba lần tổ chức buổi ăn chung… Anh bỗng mơ hồ thoáng thấy những ý nghĩ khác biệt. Những ý nghĩ khác biệt tới từ những lời André vừa nói với anh! Trước đây Roland cũng từng đề cập với anh việc này. Hình như hệ thống đào tạo nước anh có gì thiếu sót. Cũng chính hôm đó, lời bổ bã của người bạn thân cùng lớp, cùng trường Petrus Ký trở lại văng vẳng trong anh… – Mày nghĩ kỹ lại coi, trường Pétrus Ký dạy tụi mình thành những thằng gì? Những thằng học giỏi và ngoan, chịu nghe lời, sợ có ý kiến khác biệt. Rồi ra trường đi làm cho người ta, đếch có thằng nào có phát kiến lớn, đếch có thằng nào làm lãnh đạo được! Lãnh đạo mấy thằng gà mái như tụi mình thì có! Vừa dự tiệc mừng bảo vệ thành công luận án, Vương vừa nghĩ ngợi, nào chỉ trường Petrus Ký mà cả nền giáo dục, cả xã hội nước anh… Rất rụt rè khi phải có ý kiến khác biệt và rất kiên trì bảo vệ, theo đuổi bài học từ những tấm gương cũ kỹ xa xưa có khi nay đã ố mờ… https://www.diendan.org/sang-tac/buoi-trinh-luan-an

Thursday, May 6, 2021

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM QUA ĐƯỜNG LỐI THỰC HÀNH Thích Vân Phong Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng. Thái tổ Trần triều là Hoàng đế Trần Thái Tông (Trị vì: 1225-1258), ngài còn để lại những tác phẩm kinh điển, trong đó có quyển “Thiền tông chỉ Nam” (禪宗旨南), nội dung quyển sách này ngài có làm 43 câu niêm tụng kệ công án... “Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục” (慧中上士語語錄) cũng có niêm tụng công án... Vua Trần Nhân Tông (Trị vì: 1278-1293) lúc còn nhỏ, trong cung được sự dạy dỗ của Tuệ Trung thượng sĩ, đối với Phật học, sách gối đầu giường là “Đại Huệ ngữ lục”. Tam vị thánh Tổ Trúc Lâm đều lấy “Đại Tuệ ngữ lục” (大慧語錄) làm kim chỉ nam cho học chúng, (Đại Huệ thiền sư (1088-1163), đời thứ 12 phái Lâm Tế, là một thiền sư triệt ngộ, phương tiện cơ xảo rất xuất sắc nổi tiếng từ lúc đương thời cho đến ngày nay, ngài cực lực phát dương công án, thoại đầu để dạy chúng tham thiền). Như vậy muốn tìm hiểu phương pháp thực hành của dòng thiền Trúc Lâm. Chúng ta trích dẫn lời sách tấn của nhị tổ Trúc Lâm (Pháp Loa (1284-1330) để làm sáng tỏ đường lối tu tập: Lời khuyên xuất gia tiến đạo (勸出家進道言) Kính khuyên chúng xuất gia học đạo, hãy xét kỹ những lời này: Chúng ta nghiệp dày phước mỏng, ra đời chẳng gặp thời chánh pháp, đức Thích Ca đã nhập diệt, đức Di Lặc chưa sanh, thánh hiền ẩn bóng, tà pháp thạnh hành, than ôi buồn thay! Những vị xuất gia, vốn vì đền đáp bốn trọng ân, nghĩ cứu giúp ba đường khổ. Nếu muốn đạt được tâm Phật ý Tổ, biết sanh hiểu tử, trước phải học hai pháp. Thế nào là hai? Một, phải học ba thứ pháp. Hai, phải học pháp cầu thầy. Ba thứ pháp là: 1. Rõ tông sư. Kinh Bổn Hạnh nói: Từ trước tổ sư thuyết pháp những gì? Có bao nhiêu người đắc đạo nối pháp truyền tông, đến nay thầy nào, chúng nào đáng học? 2. Biện pháp chân ngụy. Nếu pháp chân là thường giữ giới luật, y pháp tiến tu. Nếu pháp ngụy, như trong lời lục của Đại Huệ nói: Bàn luận ngoại đạo, phỏng đoán nghĩa lý, lập làm tông chỉ, rồi trao truyền cho nhau. 3. Biết thiện ác. Nếu gần gũi bạn lành là thường khuyên mình sám hối để diệt những tội lỗi trước, siêng năng tìm thiện tri thức, tu hành tinh tấn... Nếu gần gũi bạn ác thì miệng nói xuất gia mà tâm làm theo nghiệp thế tục, tự làm và dạy người làm, tâm không biết hổ thẹn. Trên là ba pháp nên gần gũi và không nên gần gũi. Hai, phải học pháp cầu thầy. Như trong Lễ Tán nói: “Thường ở trong tùng lâm của thiện tri thức, hằng nằm trong khuôn vức của Tổ sư. Đó là phương pháp chọn bạn tìm thầy vậy. Nếu người đầy đủ cả hai pháp trên, tức là đạt được tâm Phật ý Tổ và biết sanh hiểu tử”. Này các người! Bên trong đã bỏ cha mẹ, bên ngoài thì không thông Phật pháp, tự xưng là tu hành, vậy tu hành là cái đạo gì? Các người nên xét kỹ lời nói này. Trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân nói: “Mười tháng mang thai, ba năm bú sú, ân nào sánh bằng” mà các ngươi còn bỏ được, huống là những kẻ bên ngoài? Thế lại bo bo chấp tình thầy trò, không thể cởi bỏ, không phược trở lại tìm phược, không trói lại cầu trói. Chỉ vì tham cầu lợi dưỡng, chẳng sợ trầm luân. Hoặc đắm mê danh vọng ở đời, hoặc tự mình không hiểu không biết, ấy đều là bọn vô minh vậy. Từ trước, các Tổ sư hành đạo tu thiền, tâm đồng với hư không, mặc đến mặc đi, hoặc Nam hoặc Bắc, tham thiền hỏi đạo, nhân duyên hội ngộ thì tự lợi lợi tha, ấy mới thật là Phật pháp. Khuyên chúng thượng thừa tam học (上乘三学劝众普说) Là người học Phật, trước phải thấy tánh. Thấy tánh, không phải có tánh bị thấy. Nói thấy, là thấy chỗ không thể thấy mà thấy vậy. Cho nên nói thấy, thấy không phải thấy, thì Chân tánh hiện. Tánh thấy là vô sanh, sanh thấy thì chẳng phải có, chẳng có cái tánh thật, mà thấy thật không dời đổi. Thế nên gọi là chân thật thấy tánh. Sau khi thấy tánh, phải gìn giữ giới cho thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cái sở duyên của thức mà chạy ra, thức không vì cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra, vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chặn. Tuy nói ngăn chặn mà không phải ngăn chặn. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là giới Đại thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới này, dù Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải gìn giữ. Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền định là thân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét: Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có thì từ đâu có thân? Thân tâm đều không thì pháp từ đâu mà có? Pháp không thật có, vì không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái có có đó đã không thì không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp, thì mỗi pháp nương vào đâu? Không có chỗ dựa nương thì pháp không phải mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật. Chứng được thật pháp, mới hay chứng nhập thiền. Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng suốt như gương trên đài. Đến chỗ đất này, đi cũng được, đứng cũng được, ngồi cũng được, nằm cũng được, nói hay nín đều cũng được, có chỗ nào lại không được? Đã được thế rồi, về sau mới nêu lên những câu ngộ: Tam quan, tam huyền, tam yếu, ngũ vị, tứ liệu giản, tứ tân chủ, tứ chiếu dụng v.v... các cơ quan của Thiền tổ. Bảy phen soi tám phen dùi, nhồi đi ép lại, thấu triệt chân nguyên, chừng đó, mới hay mượn pháp tòa của Phật Đăng Vương, nắm sừng thỏ, nhổ lông rùa, tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ. Phát sinh vô thượng Diệu Huệ, chiếu soi không cùng. Đối với Tứ vô lượng tâm, Tứ niệm xứ, Tứ vô úy, Bát chánh đạo, Thập lực của Phật, Mười tám pháp bất cọng, cho đến tám muôn bốn ngàn môn đà-la-ni, trần trần sát sát, tất cả môn tam muội đều từ nơi mình lưu xuất mỗi mỗi đều đầy đủ. Tuệ đã đầy đủ, ban cho chúng sinh, nguyện lực không cùng tận, tự giác giác tha, tứ sanh và cửu loại, tất cả đều được thấm nhuần. Nếu tuệ mà không định gọi là càn tuệ (tuệ khô), định mà không tuệ gọi là si thiền. Thiền có chia làm năm: 1. Phàm phu thiền. 2. Ngoại đạo thiền. 3. Tiểu thừa thiền. 4. Đại thừa thiền. 5. Thượng thừa thiền. Đây nói thiền, chính là Thượng thừa thiền vậy. Thiền này, từ đức Phật Tỳ lô giá na trải qua số kiếp bất khả thuyết bất khả thuyết đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Thích Ca truyền xuống cho hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ và sáu vị Tổ ở Trung Hoa, rồi Tổ Tổ trao tay cho nhau truyền bá khắp nơi, tính không thể hết được. Các vị đều do giới này, định này, tuệ này mà được chứng ngộ, thật không có pháp nào khác. Các chú! Các chú đã vào trong chùa làm ông đạo, làm học trò, chỉ cầu danh dự mà chẳng chịu tham đến chỗ, cái gì là chỗ hạ thủ của Phật, Tổ? Cái gì là chỗ dụng tâm của ngoại đạo, Tiểu thừa? Luống để cho ngày lại tháng qua, lăng xăng tìm cầu bên ngoài. Một phen cái chết đến rồi phải làm sao? Đâu là nơi an thân lập mạng? Vả lại, ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, chính mình không có một mảy may. Một hôm nào đó, vua Diêm La đến ắt không thể tha cho ngươi. Ngươi sao chẳng chịu xét lại, chớ lấy các việc trong mộng, rồi bác không nhân quả “mênh mang bát ngát chiêu ương họa”. Như thế chẳng những làm đồi bại tông môn, mà cũng khiến suy tàn chánh pháp. Ôi! Tôi còn biết nói gì hơn! (Trích Thiền sư Việt Nam - Thiền sư Thích Thanh Từ dịch) Sau thời gian Trịnh, Nguyễn phân tranh thì tông phái thiền Trúc Lâm tuyệt truyền rồi tiếp đến Lâm Tế, Tào Động từ Trung Hoa sang, chư vị Tổ sư cũng dạy tham công án thoại đầu, như Tổ sư Liễu Quán (1667-1742), vị cao tăng Việt Nam, nối pháp mạch dòng Lâm Tế đời thứ 35, xuất thân từ Tổ đình Ấn Tông (Từ Đàm cổ tự), ngài cũng do tham câu thoại đầu: 萬法歸一一歸何處? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) mà chứng ngộ. Sau khi đại triệt ngộ, kiến tánh rồi ngài lập tông chỉ thành một tông phái Liễu Quán truyền thừa cho đến ngày nay. Tổ sư Liễu Quán để lại bài kệ truyền pháp sau đây: Thiệt tế đại đạo Tính hải thanh trừng Tâm nguyên quảng nhuận, Đức bổn từ phong Giới định phúc tuệ Thể dụng viên thông Vĩnh siêu trí quả Một khế thành công Truyền trì diệu lý Diễn xướng chính tông Hành giải tương ứng Đạt ngộ chân không. Phật giáo Việt Nam trong vài thế kỷ gần đây đều chịu ảnh hưởng Tông thiền Lâm Tế và Tào Động. Bia tháp, long vị đều ghi: Từ Lâm Tế chánh tông - Lâm Tế gia phổ - Tào Động... Lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt Thiền tông luôn là chủ lực trong mọi thời đại, để gồm hoằng dương những tông khác như Giáo môn, Tịnh độ, Mật tông. Khác hẳn với Trung Quốc ở điểm này. Một đoạn trong “Trần Nhân Tông toàn tập” (陳仁宗全集), Thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát viết rằng: “Tư tưởng thiền phái Trúc Lâm như vậy đã trở thành một môn học chính quy và được các nhà vua thời Lê sơ quan tâm. Điều này nhìn từ phía mở rộng biên cương về phía Nam của dân tộc, ta thấy hoàn toàn dễ hiểu. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là nhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của chính sách Nam tiến của vua Trần Nhân Tông. Nhưng đến thời Lê sơ với những cuộc chinh phạt liên tục về phương Nam, mà đỉnh cao là cuộc viễn chinh năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông cắm cột mốc phía Nam của tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, thì yêu cầu gia tăng dân số ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Đại Việt cần đủ số dân để khai khẩn những vùng đất mới sáp nhập và tư tưởng thiền phái Trúc Lâm thỏa mãn yêu cầu này của chính quyền Đại Việt. Vậy là sau chủ trương và đường lối đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giữ nước, thì tư tưởng thiền phái Trúc Lâm cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc là một đóng góp khác của vua Trần Nhân Tông cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Như ta đã thấy tư tưởng thiền phái này bắt nguồn từ thiền phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông thành lập. Nó do thế có thể nói là một nối dài hay đúng hơn là một phát triển cao hơn của thiền phái Thảo Đường, nếu không nói là một hóa thân của thiền phái này. Điều đáng tiếc là toàn bộ tư liệu về thiền phái Thảo Đường ngày nay đã hoàn toàn bị tán thất. Ta chỉ còn một bản tên duy nhất ghi lại thế thứ của dòng thiền này và được chép vào cuối sách Thiền uyển tập anh. Vì vậy, mọi bàn cãi về hệ tư tưởng của dòng thiền này tốt lắm thì cũng chỉ là những suy đoán, từ đó dễ đưa đến những nhận định thiếu cơ sở, đôi khi sai lầm. Dẫu thế, chỉ nhìn vào bản danh sách tên những thiền sư của phái thiền này từ người đầu tiên là vua Lý Thánh Tông cho đến vị thiền sư cuối cùng là phụng ngự Phạm Đẳng, ta thấy trong 5 thế hệ truyền thừa, thế hệ nào cũng có các cư sĩ thiền sư hiện diện và hầu như toàn bộ đều là viên chức nhà nước, tức là vua và quan. Có thế hệ, cư sĩ thiền sư chiếm tuyệt đại đa số. Thí dụ thế thứ 5 có 4 người thì 3 người là vua và quan, đó là hoàng đế Lý Cao Tông, xướng nhi quản giáp Nguyễn Thức và phụng ngự Phạm Đẳng. Vậy nhìn vào bảng danh sách này, điểm đầu tiên đập vào mắt ta chính là sự có mặt nổi trội của các cư sĩ thiền sư. Điều này có nghĩa dòng thiền Thảo Đường là một dòng thiền thế tục, tức dòng thiền chủ yếu phục vụ cho những người có cuộc sống trần gian phải gánh vác. Điểm thứ hai mà bản danh sách đó đập vào mắt ta là thành phần xã hội của những vị thiền sư thuộc dòng thiền thế tục này. Họ chủ yếu là vua và quan. Ngoài vua ra thì không nói như Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, những người còn lại phần lớn được ghi rõ tên họ thế tục và chức tước trại triều đình, mà cao nhất là chức thái phó và thấp nhất là chức xướng nhi quản giáp, một chức do Lý Thái Tổ thiết lập vào năm 1025. Và chính cũng thành phần xã hội này của dòng thiền Thảo Đường đã làm cho nó phải hóa thân thành thiền phái Trúc Lâm, bởi vì không lẽ nào một dòng thiền Phật giáo lại chỉ dành riêng cho một giai tầng xã hội. Có lẽ đây là điểm hạn chế đã làm dòng thiền thế tục Thảo Đường mất đi tính hấp dẫn của nó đối với quảng đại quần chúng. Khi tách ra khỏi bộ phận quảng đại quần chúng này, dòng thiền Thảo Đường chắc không thể nào tồn tại, mà phải hoá thân vào một dòng thiền mới”. Thích Vân Phong Xem thêm sách: Đặc Trưng Trong Phương Pháp Hành Trì Của Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam (Thích Tâm Hạnh) Thiền Phái Trúc Lâm (Thích Nhất Hạnh) https://thuvienhoasen.org/a35790/thien-phai-truc-lam-qua-duong-loi-thuc-hanh