Saturday, May 4, 2024

North Korean weapons are killing Ukrainians

https://www.bbc.com/news/world-asia-68933778 North Korean weapons are killing Ukrainians. The implications are far bigger 4 hours ago By Jean Mackenzie,Seoul correspondent On 2 January, a young Ukrainian weapons inspector, Krystyna Kimachuk, got word that an unusual-looking missile had crashed into a building in the city of Kharkiv. She began calling her contacts in the Ukrainian military, desperate to get her hands on it. Within a week, she had the mangled debris splayed out in front of her at a secure location in the capital Kyiv. Ms Kimachuk works for Conflict Armament Research (CAR), an organisation that retrieves weapons used in war, to work out how they were made. But it wasn't until after she had finished photographing the wreckage of the missile and her team analysed its hundreds of components, that the most jaw-dropping revelation came. It was bursting with the latest foreign technology. Most of the electronic parts had been manufactured in the US and Europe over the past few years. There was even a US computer chip made as recently as March 2023. This meant that North Korea had illicitly procured vital weapons components, snuck them into the country, assembled the missile, and shipped it to Russia in secret, where it had then been transported to the frontline and fired - all in a matter of months. "This was the biggest surprise, that despite being under severe sanctions for almost two decades, North Korea is still managing to get its hands on all it needs to make its weapons, and with extraordinary speed," said Damien Spleeters, the deputy director at CAR.

Photos of the Moon

https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/503f/live/3a0331d0-070a-11ef-bee9-6125e244a4cd.jpg.webp Bruce Carrington: “In this tranquil image of Druridge Bay at low tide, the wet sands shimmer in the reflected moonlight. The lights of Blyth can be seen on the horizon.” https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/1cc4/live/15dd3260-070a-11ef-b2ce-15f024debdd3.jpg.webp Gary Peck: “Autumn on the Hunter River in New South Wales, Australia. Doing it easy, watching whatever passes by.” https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/a9d6/live/f3ba2ee0-0709-11ef-82e8-cd354766a224.jpg.webp Dusty Danis: “I waited patiently for the moon to fall to this small gap in the trees. Once it arrived in the location where I wanted, it was time to wait for a vehicle to come down the road. Not many vehicles travel here, so I got lucky with this one.” https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/5114/live/5dedaee0-070a-11ef-82e8-cd354766a224.jpg.webp Kevin Miller: “Peeking through a stormy night, South Jersey, USA” https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/cpsprodpb/bcb3/live/a0055cd0-070d-11ef-b2ce-15f024debdd3.jpg.webp Hannah Hinton: “I took this photo in Manang on the Annapurna Circuit in Nepal, the halfway point of our trek. We were up early in the freezing cold but it was so worth it for views like this.”

Sunday, April 28, 2024

Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2d7nl5drjo ...cuộc chiến trong ký ức sau nửa thế kỷ Nguồn hình ảnh, BBC/HBO/Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7927/live/1f6a7cd0-055b-11ef-b9d8-4f52aebe147d.png Chụp lại hình ảnh, The Sympathizer (Cảm tình viên) là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt 29 tháng 4 2024 Câu chuyện phim The Sympathizer (Cảm tình viên) không được đón nhận tại Việt Nam cho thấy vết thương chiến tranh, hay cuộc chiến trong ký ức như đề từ của bộ phim, vẫn còn hằn sâu sau 49 năm. Một số bài báo viết về phim The Sympathizer (Cảm tình viên), thậm chí có bài được xuất bản từ năm 2021, đã lặng lẽ biến mất trên mạng trong những ngày gần đây. Những bài báo biến mất Ngày 29/4, khi BBC News Tiếng Việt truy cập vào một số bài viết trên báo Thanh Niên, Dân Trí và Vietcetera thì đều gặp lỗi 404 với thông báo "Nội dung này đã bị gỡ hoặc không tồn tại". Bài viết "Ca sĩ Đình Bảo tham gia nhiều vai trò trong phim mới của Park Chan Wook" đăng ngày 8/4 trên báo Thanh Niên, dựa phiên bản lưu trong bộ nhớ đệm có nội dung ca sĩ Đình Bảo kể về việc đã tham gia các khâu trong phim The Sympathizer và không đề cập về nội dung phim. Bài báo "Người sắt" Robert Downey Jr. đóng phim do Kim Lý sản xuất', đăng vào tháng 7/2021, có nội dung chính là diễn viên Kim Lý cho biết sẽ tham gia với vai trò nhà sản xuất trong dự án phim truyền hình The Sympathizer. Bài này đã biến mất trên báo Thanh Niên. Chúng tôi còn phát hiện sự biến mất lặng lẽ (lỗi 404) của ít nhất là một bài báo trên tờ Dân Trí, hai bài báo trên trang Vietcetera, một kênh truyền thông rất nổi tiếng trong giới trẻ và giới trí thức Việt Nam. Có vẻ như đã có một chỉ đạo kiểm duyệt từ cấp trung ương, hoặc là do ý thức tự kiểm duyệt của các báo. Tuy nhiên, dường như chủ trương kiểm duyệt phim không thống nhất, khi vẫn có một số trang báo, đài truyền hình quốc gia còn lưu tin về phim như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với "Robert Downey Jr. bắt tay Kim Lý làm phim", hay trang L'Officiel với "The Sympathizer - Diễn viên gốc Việt có cơ hội 'viết tiếp lịch sử'?" đăng vào năm 2022, hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) với "Thời đại mới của điện ảnh Hàn qua suy ngẫm của đạo diễn 'Oldboy' Park Chan-wook", hồi tháng 1/2024. Một số trang báo khác như Tuổi Trẻ vẫn còn một bài viết về phim The Sympathizer nhưng chỉ đề cập về dàn diễn viên chính, không bao gồm chi tiết phim. Thông tin cập nhật mới nhất về phim này hầu như vắng bóng trên các phương tiện báo chí chính thống ở Việt Nam kể từ khi phim chính thức ra mắt trên HBO vào ngày 14/4. Dù độc giả Việt Nam biết đến Nguyễn Thanh Việt nhiều nhất với tiểu thuyết được trao giải Pulitzer The Sympathizer nhưng The Refugee (Người tị nạn) mới là tác phẩm đầu tiên của nhà văn này được xuất bản tại Việt Nam (năm 2017). Cho đến nay, sách The Sympathizer chưa được chính thức lưu hành tại Việt Nam. Phim Cảm tình viên: đóng phim xong, đi Mỹ định cư liền14 tháng 4 năm 2024 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx9wy5g84yno https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6743/live/ad81aa80-fa83-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7675/live/510d3440-fa33-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/fce7/live/7579eb90-fa31-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/5c1e/live/665e9f10-fa32-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/30da/live/31b61770-fa32-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/10dc/live/62ac8c30-fa35-11ee-8369-47dc4454b972.jpg https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/03e4/live/f4adb3b0-fa31-11ee-9e26-d9c5cbccd66d.jpg Chụp lại hình ảnh, Một số bài báo về phim The Sympathizer (Cảm tình viên) đã bị gỡ bỏ https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6d19/live/8a5cd9a0-0553-11ef-bee9-6125e244a4cd.png Cả nhà văn Nguyễn Thanh Việt và đạo diễn Park Chan-wook đều nói rõ rằng The Sympathizer không ủng hộ chính quyền Bắc Việt hay chống Mỹ. Tạp chí Time dẫn lời nhà văn gốc Việt cho biết, một số lời lên án gay gắt trong cuốn tiểu thuyết là nhằm vào chính phủ Việt Nam, dẫn đến việc sách bị cản trở trong hành trình xuất bản ở trong nước. Khi lên kế hoạch sản xuất, đoàn làm phim đã cố gắng hết sức để bộ phim được bấm máy ở Việt Nam. Họ đã gửi hàng trăm lá thư đến cơ quan chức năng nhưng không được phép nên cuối cùng phải chọn Thái Lan để thay thế. “Tôi cho rằng họ [chính phủ Việt Nam] không vui,” Don McKellar, đồng đạo diễn với ông Park Chan-wook, nói với Time. Việc các phim về đề tài chiến tranh Việt Nam phải được quay tại Thái Lan hay Philippines không phải là mới, như loạt phim Missing in Action (Nhiệm vụ giải cứu), Platoon (Trung Đội), The Deer Hunter (Kẻ săn hươu)... Ngay từ khi The Sympathizer chưa ra mắt, một số cảnh hậu trường của phim tại Thái Lan với hình cờ ba sọc đã bị các trang ủng hộ chính phủ Việt Nam công kích mạnh mẽ. Nhiều người dù chưa xem phim đã lên án bộ phim "xuyên tạc lịch sử", hay chuyền tay nhau câu "thắng làm vua, thua làm phim" đầy đắc ý. Các trang này còn cho rằng thời điểm ra mắt phim, chỉ hai tuần trước ngày 30/4, là "mang ý đồ nhiều người đoán được". • Tại sao quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót?22 tháng 4 năm 2024 • Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế29 tháng 3 năm 2024 Cuộc chiến trong ký ức và trên phim Nguồn hình ảnh, Hopper Stone/HBO https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8f59/live/d194d1a0-056d-11ef-bee9-6125e244a4cd.jpg Chụp lại hình ảnh, Hoa Xuande, tài tử người Úc gốc Việt, thủ vai chính là điệp viên hai mang trong The Sympathizer Phim The Sympathizer (Cảm tình viên) được chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tay cùng tên của nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt, người được trao giải Pulitzer cho tác phẩm này hồi năm 2016. Bộ phim gồm 7 tập, về đề tài Chiến tranh Việt Nam đã chính thức lên sóng HBO từ tối 14/4 theo giờ Mỹ và Việt Nam nằm bên ngoài bản đồ phát hành của hãng HBO, vì những lý do liên quan đến chính trị. Mở đầu phim, khán giả bắt gặp đề từ: “Tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần, lần thứ nhất trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức.” Đề từ này thật đúng cho thực tế Chiến tranh Việt Nam. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, cuộc chiến trong tâm tưởng, trong ký ức vẫn còn gay gắt, đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, bên này hay bên kia. Việc các báo gỡ xuống những bài viết về The Sympathizer, việc những chiến dịch trên mạng xã hội tấn công bộ phim, cũng như những biểu tượng cờ Việt Nam Cộng hòa bị gạch chéo trong những mẫu vật trưng bày tại Hội trường Thống Nhất (tên mới của Dinh Độc Lập), là những biểu hiện cụ thể và sinh động của cuộc chiến trong ký ức ấy. Trong các trao đổi trên mạng, những con người trẻ chưa từng trải qua chiến tranh, lại là những người đặc biệt hăng hái trong cuộc chiến của ký ức, một ký ức có lẽ hình thành từ giáo dục, tuyên truyền. Thảo Trang, một nhà văn sinh đầu thập niên 1990, viết trong một bình luận trên Facebook lời thề của mình: “Xin thề với Tổ Quốc vĩ đại, tôi sẽ không bao giờ làm việc với bất cứ ai tham gia vào ekip làm bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết bôi nhọ lãnh tụ thế này. Không bao giờ, không giá nào, không có sự ngoại lệ nào lớn hơn lòng biết ơn Tổ Quốc.” Cần lưu ý rằng, những bình luận gay gắt ấy, hầu hết đều đến từ những người chưa từng xem bộ phim của HBO. Bộ phim kể về cuộc đời của nhân vật chính không có tên cụ thể, chỉ biết đến qua danh xưng Đại úy, mang hai dòng máu Pháp-Việt, từ một đứa con lai bị ghét bỏ, trở thành đại úy VNCH, điệp viên hai mang nằm vùng của Cộng sản Bắc Việt ngay trong lòng Sài Gòn. Nhân vật chính "I (tôi)" trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã kể lại câu chuyện của mình với ngôi thứ nhất, đôi khi kèm với đó là sự tự khinh bỉ bản thân tột độ. Hai tập phim đầu tiên ra mắt trên HBO đã mô tả cảnh vài tháng trước và cho đến khi Sài Gòn thất thủ, dòng người tháo chạy tại phi trường Tân Sơn Nhất, và cuộc sống mới của điệp viên này nơi đất Mỹ, với cái tôi đậm chất Á Đông cùng sự thích thú, đam mê những giá trị Mỹ. Trong hai tập phim đầu, có nhiều cảnh rất thê thảm của “bên thua cuộc” VNCH, và có những cảnh bi hài trên hành trình tị nạn. Hai tập phim cũng có hình ảnh kiên cường của chiến sĩ giao liên Bắc Việt và Việt Cộng. Một số người sau khi xem phim đã đánh giá rằng, qua hai tập phim đầu, The Sympathizer không có vẻ gì là “chống cộng”, thậm chí có người còn nói việc chính quyền Việt Nam cấm phim này khiến người dân mất đi cơ hội được xem Hollywood miêu tả "sự kiên cường của chiến sĩ Cộng sản và sự thê thảm của quân VNCH". Nhà văn Khải Đơn viết trên Facebook cá nhân của cô sau khi xem phim: "Nhưng thôi bạn đừng xem phim, nếu bạn thực ra nghe thiên hạ bảo nên căm ghét ông tác giả viết ra quyển tiểu thuyết, hoặc bạn sợ dư luận viên bảo coi phim là coi chừng đi tù. Nếu bạn sợ một nhân vật tiểu thuyết thách thức cảm xúc và suy nghĩ của bạn, thì thôi đừng xem." Nguồn hình ảnh, Hopper Stone/HBO https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/705b/live/8f7be3d0-056d-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg Chụp lại hình ảnh, Cảnh nhân vật chính cùng đoàn người tháo chạy lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất trong phim The Sympathizer Trong khi nhiều người Việt đang hùng hục với cuộc chiến của mình, The Sympathizer đã ra mắt và nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới quốc tế. Đây là lần đầu tiên một phim Hollywood làm về Chiến tranh Việt Nam mà đặt người Việt ở trung tâm câu chuyện, cùng với đó là dàn diễn viên người Việt đông đảo. Trên Foreign Policy ngày 28/4, nhà phê bình phim Jordan Hoffman từ Mỹ đã gọi The Sympathizer mô tả trọn vẹn "sự vô nghĩa mang tính bi kịch" của Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng ca ngợi tài năng của đạo diễn nổi tiếng Park Chan-wook, được xem là "quái kiệt" trong làng điện ảnh với những khoảnh khắc điện ảnh đắt giá. Một bài viết trên Los Angeles Times ngày 19/4 nhận định: "Mặc dù có một số khác biệt thế hệ nhưng bộ phim này là một thời khắc quan trọng để cho thấy hình ảnh Việt Nam trong kinh đô điện ảnh Hollywood và càng thúc đẩy mong muốn có thêm nhiều câu chuyện Việt Nam được kể lại." Bài viết trích dẫn ý kiến của Quan Nguyen, người có cha từng là bác sĩ quân y trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, nói: "Bộ phim có thể xoáy tiếp vào những vết thương hằn sâu trong cộng đồng chống cộng của chúng tôi." Nguồn https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nvv4q9jk9o Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO • Bùi Văn Phú • 4 tháng 4 2024 https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/51b4/live/625a6650-f1aa-11ee-a0d9-0bccfe78f605.jpg
Tối thứ Hai ngày 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên” – The Sympathizer – dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa tên tuổi của ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016. Năm 2021, hệ thống truyền hình HBO đã chọn tiểu thuyết gián điệp này để chuyển thể thành phim và sau ba năm thực hiện, bộ phim sẽ được chính thức tung ra chiếu vào ngày 14/4 tới đây. Khoảng 150 khách mời đã có mặt tại rạp AMC - Eastridge Mall, San Jose để xem tập đầu tiên, trong 7 tập, mỗi tập dài 60 phút. Buổi chiếu phim ra mắt do HBO và Gold House tổ chức, cùng sự hợp tác của A24, CapeUSA, Vietnamese American Roundtable và Diasporic Vietnamese Artists Network (Mạng lưới Nghệ sĩ Việt Nam Di cư). Nhiều khách đến sớm đã nhận được quà tặng là tác phẩm “The Sympathizer” ấn bản mới nhất. Ai đã đọc tác phẩm này thì biết cảm tình viên chính là điệp viên hai mang, một đại úy cảnh sát làm việc ngay trong văn phòng Tư lệnh Cảnh sát Đặc biệt do một ông tướng có tên Trưởng là cấp chỉ huy. “I am a spy, a sleeper, a spook, a man of two faces”, câu dẫn nhập vào tiểu thuyết đã mô tả nhân vật chính: một điệp viên, nằm vùng, quỉ quái, hai mặt.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0042/live/78444b20-f1aa-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Cảnh phim cảm tình viên trong nhà tù cộng sản Phần giới thiệu của bộ phim đan xen hình ảnh cảm tình viên (diễn viên Hoa Xuande) tìm cách lấy thông tin mật từ văn phòng của ông tướng (Toan Le), những cảnh gặp gỡ, trao đổi với nhân viên CIA (Robert Downey Jr., vừa được trao giải nam diễn viên phụ xuất sắc của Oscar 2024), là cảnh nữ cán bộ giao liên cộng sản (Kayli Tran) bị bắt vì nhận tài liệu, bị tra tấn nhưng không chịu khai ra người đã chuyển tài liệu mật chính, là cảm tình viên đang ngồi trong phòng thẩm vấn cùng nhân viên CIA và an ninh của Việt Nam Cộng hòa. Không gian là Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 khi chiến tranh ngày càng lan gần đến thủ đô, với pháo kích vào thành phố, người dân tìm đường di tản, trong khi ông tướng vẫn tin vào Hoa Kỳ, tin vào Kissinger, còn người của CIA khuyên ông nên ra đi. Có lúc trong phim vang vang lời ca: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe… Từng vùng thịt xương có mẹ có em” của Trịnh Công Sơn, mà có người lính cho nhạc sĩ là cộng sản, có người chỉ coi ông là một nghệ sĩ phản chiến. Khi quyết định đem gia đình ra đi, xe của ông tướng chạy qua đường phố trong tiếng hùng ca: “Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia, đoàn thanh niên ta góp tài ba…” là một bi hài kịch Việt Nam mà Nguyễn Thanh Việt muốn nói lên xuyên suốt tác phẩm. Nhiều hình ảnh của Sài Gòn hiện lên, như quá khứ tháng Tư hiện về. Xe chạy qua trụ sở Hạ viện, nơi dưới chân bức tượng Thủy quân Lục chiến có một trung tá cảnh sát vừa dùng súng tự sát. Ông tướng và đoàn tùy tùng giơ tay chào tiễn biệt rồi chạy ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Nguồn hình ảnh, UGC https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/df93/live/bf298380-f1a9-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Bối cảnh Sài Gòn xưa được dựng tại phim trường Thái Lan, hình ảnh được chia sẻ trước khi phim hoàn thành Bốn là người lính Việt Nam Cộng hòa, nha sĩ Mẫn theo cộng sản và cảm tình viên, ba người cắt máu kết nghĩa với nhau. Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, Mẫn ở lại và cảm tình viên cũng muốn ở lại để chung tay xây dựng đất nước. Nhưng như biết trước rằng ông tướng khi qua Mỹ sẽ tiếp tục chống cộng, tổ gián điệp cộng sản muốn gài cảm tình viên đi theo ông, để tiếp tục theo dõi hoạt động của người Việt chống cộng ở Mỹ, như thế sẽ giúp cho tổ quốc nhiều hơn, vì cảm tình viên từng sống ở Mỹ, hiểu về văn hóa xã hội Hoa Kỳ. Gia đình Bốn và cảm tình viên vào được bên trong phi trường giữa cơn hỗn loạn và đạn pháo đã giết chết vợ và con của Bốn. Còn hai người lên được máy bay di tản. Phần cuối của tập một giới thiệu sơ qua về cuộc sống của cảm tình viên ở khu vực Little Saigon, California, về những ngày trong nhà tù cộng sản là chủ đề chính cho những tập kế tiếp trong bộ phim. Mở đầu phần thảo luận, giám đốc điều hành của Vietnamese American Roundtable là ông Philip Nguyễn và cũng là người điều hợp chương trình đã rót rượu Hennessy để mời nhà văn Nguyễn Thanh Việt, chúc mừng việc hoàn tất bộ phim, chào mừng tác giả trở lại San Jose, nơi ông đã lớn lên và để mừng thành phố này là nơi đầu tiên chiếu ra mắt giới thiệu “The Sympathizer”. Trong phần thảo luận với nhà văn, khán giả được biết là vì không được quay ở Việt Nam nên phim được thực hiện tại Bangkok. Qua tập phim đầu khán giả vừa được xem, khung cảnh tái dựng khá giống khung cảnh Sài Gòn năm 1975.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e4b9/live/3a1067d0-f23b-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Sài Gòn năm 1975: Nhiều người xếp hàng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ đón xe buýt tới sân bay Tân Sơn Nhất để sơ tán bằng đường hàng không (ảnh tư liệu) Phần còn lại của phim được quay tại vùng Los Angeles mà mọi người đang chờ đợi xem cảnh trí cùng những tình tiết về cuộc đời, về hoạt động của cảm tình viên giữa lòng cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ căng thẳng, hồi hộp như thế nào. Tuy là tiểu thuyết giả tưởng, nhưng tác giả cũng đã cấu trúc câu chuyện với nhiều nhân vật như một cựu tướng mở quán rượu; như nhà báo bị ám sát chết hay những cái chết vì chính trị hay vì tình, tiền là những nét đặc thù của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Về ảnh hưởng của tác phẩm đối với độc giả gốc Việt, theo nhà văn nó đã giúp cho họ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc chiến. Ông nhấn mạnh đến sự việc đây là một tác phẩm qua các góc nhìn của người Việt. Cũng như trong bộ phim, ông hãnh diện khi có đến 90% các vai trong phim đều là diễn viên người Việt từ các châu lục khác nhau như Hoa Xuande, Toan Le, Kayli Tran, Fred Nguyen Khan, Kiều Chinh, Kỳ Duyên, Vy Le, Alan Tong v.v… Chính vì thế mà tác phẩm Sympathizer, dù được trao giải Pulitzer 2016 của Hoa Kỳ, nhưng đã có những phê bình khen chê từ độc giả gốc Việt và trong nước đến nay vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt. Khi được hỏi làm sao người Việt trong nước có thể xem bộ phim này, Nguyễn Thanh Việt cho biết HBO không phát hình tại Việt Nam, nhưng chắc chắn không muộn lắm sau khi trình chiếu thì cả triệu người Việt trong nước sẽ được xem qua bản sao chép lậu. Nhà văn vừa nói vừa cười như cho thấy vấn đề kiểm duyệt và nạn vi phạm bản quyền trong nước là có thật.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ba06/live/f1585890-f1a9-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Chụp lại hình ảnh, Nhà làm phim Hàn Quốc Park Chan-wook đảm nhiệm vị trí đạo diễn cho 3 tập đầu của series phim Ba tập đầu của bộ phim với đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, một nghệ sĩ đã có những tác phẩm điện ảnh thu hút đông khán giả như “Oldboy”, “The Handmaiden”. Các tập sau là do Don McKellar đạo diễn. Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 49 năm vẫn còn là đề tài tranh luận giữa người Mỹ với nhau cũng như trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Chính tác giả Nguyễn Thanh Việt, qua những tác phẩm và bài viết liên quan đến chiến tranh và về cộng đồng người Việt, cũng là đề tài tranh cãi tại hải ngoại. Nguyễn Thanh Việt cũng nhận ra những điều đó và kể lại câu chuyện ông gặp một cô gái gốc Việt tuổi chừng đôi mươi đã nói với nhà văn rằng: “Trong gia đình tôi, ông là người bị ghét thứ nhì, người bị ghét nhiều nhất là Joe Biden.” Tiếc là ông Philip Nguyễn đã không có câu hỏi tiếp theo cho tác giả, là khi nghe cô gái nói thế, nhà văn đã có phản ứng ra sao. Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California. Related links: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ae89/live/783d3710-f97d-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan
Tài tử Hollywood Robert Downey Jr đăng ảnh chụp với dàn diễn viên gốc Việt lên Facebook cá nhân
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan https://www.bbc.com/vietnamese/media-46634956 Nữ diễn viên Kiều Chinh kể chuyện từ Sài Gòn tới Hollywood 26 tháng 12 2018

In Columbia University's protests of 1968 and 2024, what's similar — and different

https://www.npr.org/2024/04/26/1247527512/columbia-university-protests-1968-2024-history In Columbia University's protests of 1968 and 2024, what's similar — and different April 26, 20245:05 PM ET Bill Chappell
American activist Mark Rudd, center, president of Students for a Democratic Society (SDS), addresses students at Columbia University on May 3, 1968. Hulton Archive/Getty Images A takeover of Columbia University's South Lawn by pro-Palestinian students last week is drawing comparisons to 1968 — another time when police were called to clear protesting students from the campus. There are parallels between the two high-profile events, most starkly the proliferation of similar protests around the country, as students call for an end to the war between Israel and Hamas in Gaza. But there are also differences. Here's a quick guide: Several issues were at stake in 1968 For many Columbia students in 1968, their protest was motivated by anger over the Vietnam War — and changes to the military draft that were chipping away at students' deferments, particularly in graduate schools. The radical group Students for a Democratic Society (SDS) also opposed Columbia's links to the Institute for Defense Analyses — a think tank researching and analyzing weapons and strategies to use in Vietnam. They also wanted the CIA and military services barred from on-campus recruiting. But others, especially the Society of Afro-American Students (SAS), were also upset that Columbia University was moving ahead with plans to take over part of a public park in Harlem, to build a gym that critics said would give only limited and second-class access to the local community. "They were building it in Morningside Park, one of the few green spaces in Harlem," former Columbia student and current SUNY law professor Eleanor Stein told NPR's Michel Martin. "And we felt that it couldn't be business as usual, that the university itself was engaging in an indefensible takeover of Harlem land and an indefensible participation and complicity with the Vietnam War effort." White and Black students coordinated a protest against the gym — and then hundreds of students moved from there to take over office and classroom buildings, enforcing a strike against the school. The current president cited a "clear and present danger" Pro-Palestinian students set up tents to hold a demonstration on campus on the same day that Columbia University President Minouche Shafik testified in Congress about reports of antisemitism on Columbia's campus — a session that school newspaper the Columbia Spectator followed with live coverage. Her testimony followed months of debate and argument over free speech on campus. The school's response to antisemitism is the subject of an investigation by the House Education Committee. One day after the campus protesters took up their position on the South Lawn, Shafik asked police to remove them. "I have determined that the encampment and related disruptions pose a clear and present danger to the substantial functioning of the University," Shafik said last week, asking the New York Police Department to remove protesters one day day after. "All University students participating in the encampment have been informed they are suspended. At this time, the participants in the encampment are not authorized to be on University property and are trespassing," Shafik said.
Pro-Palestinian protesters gather at an encampment on the Columbia University campus in New York City on April 25, 2024. Leonardo Munoz/AFP via Getty Images "With great regret, we request the NYPD's help to remove these individuals." When the police were called onto campus in 1968, officers were blamed for violently arresting hundreds of students, using nightsticks and horses in a chaotic scene. In contrast police and city officials said last week that the removal of the demonstrators from Columbia's campus was peaceful, and no injuries were reported. But after the wave of arrests, many students returned to the campus, setting up tents once again. The 1968 protest occupied 5 buildings and included a hostage Reporters for Columbia's college radio station WKCR (including longtime NPR host Robert Siegel), were present when Henry Coleman, acting dean of Columbia College, sought to confirm his status as he stood among a crowd of students in the lobby of Hamilton Hall. "Am I to understand then, that I am not allowed to leave this building?" Coleman asked, in an archival recording. "Let me ask," a male student replies. He then yells, "Is he to understand that he's not going to leave this building?" "Yes!" the crowd roars in response. Why did the university delay calling police in 1968? Part of the reason seems to be race. The morning after students occupied Hamilton Hall, Black students aligned with SAS asked white students led by the SDS to leave. "SAS leaders later explained that the spontaneous, participatory, and less-defined politics of SDS-led white students interfered" with the Black students' goals that centered on racial justice and equity, according to an online history exhibit assembled by the Columbia's library system. Conditions inside Hamilton Hall were calm and quiet compared to the "boisterous" atmosphere elsewhere, the exhibit states. But university leaders viewed the Black-held hall as a powder keg — fearing that if police were called in against the students there, Harlem's Black community would mount a violent reaction. "In fact, when the police entered barricaded Hamilton Hall in the early hours of April 30, the occupying students avoided struggles with the police, calmly marched out the main entrance of the building to the police vans waiting on College Walk," according to the library's online exhibit. What is the legacy of the 1968 campus protest? "Although the war in Vietnam continued for seven more years, the protesters were, in many ways, successful," wrote historian Rosa lind Rosenberg of Columbia-affiliated Barnard College. "They persuaded Columbia to put an end to classified war research, cancel construction of the Morningside Park gym, ask ROTC to leave, and stop military and CIA recruitment." But some divisions emerged among the students: Black protesters asked their white counterparts to leave a building due to their different approach and focus, for instance. And women who were part of both groups cited their disillusionment with being left out of positions of power, spurring their embrace of the feminist movement.

Friday, April 26, 2024

KHI KHÓI LỬA MẶT TRẬN LỤI TÀN

KHI KHÓI LỬA MẶT TRẬN LỤI TÀN Nguyên Giác https://thuvienhoasen.org/a41065/khi-khoi-lua-mat-tran-lui-tan Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất. Như thế, mặt trận này nằm ngay trong tâm mỗi người, và cũng là nơi tương tác của tâm với cảnh. Thắng được chính mình như thế, mới là chiến thắng tối thượng. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật giải thích trong hai bài kệ sau, theo bản dịch của Thầy Minh Châu. 103. "Dầu tại bãi chiến trường Thắng ngàn ngàn quân địch, Tự thắng mình tốt hơn, Thật chiến thắng tối thượng." 104. "Tự thắng, tốt đẹp hơn, Hơn chiến thắng người khác. Người khéo điều phục mình, Thường sống tự chế ngự." Chúng ta sống trong một thế giới đầy chiến tranh. Một thời mở ra các trang báo, đều đọc thấy các bản tin về chiến tranh. Đối với nhân loại, hình như chưa có năm nào thế giới hoàn toàn hòa bình, kể cả thời rất xa xưa, thời mà chiến binh vẫn còn ngồi trên lưng ngựa, hay phải đi bộ. Nhưng nên thấy rằng chiến tranh là những chuyện phù phiếm nhất trong đời người. Đức Phật cấm nói các chuyện như thế. Đức Phật cấm nói chuyện vua chúa, chuyện đại thần, chuyện binh lính, chuyện đàn bà, chuyện đàn ông, chuyện người chết… Nghĩa là, rất nhiều chuyện chúng ta gặp trong đời đều là chuyện nhảm, chuyện phù phiếm, chẳng cần phải nói, bất kể chuyện gọi vong, chuyện giải vong… Tại sao? Bởi vì cuộc chiến nhiếp phục tham sân si gay go lắm, Hễ sơ suất trong khoảnh khắc, các niệm tham sân si có thể lôi kéo chúng ta đi lạc nhiều kiếp. Do vậy, ngay tới vua, các bậc đại thần… cũng không là cái gì để người tu phải để tâm vào. Trong Kinh SN 56.10, trong bản dịch của Thầy Minh Châu, Đức Phật dạy rằng đừng nói các chuyện nhảm, như sau: “Này các Tỷ-kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao? Những câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.” Vậy thì, nếu có bạn trẻ nào đang mặc áo lính, nên suy nghĩ như thế nào. Dĩ nhiên, nhiệm vụ thì không tránh được, không chạy đâu được, nhưng nên tu học tinh tấn, và giữ gìn tâm từ bi đối với tất cả các chúng sanh. Đọc lại các truyện bản sanh, chúng ta thấy rằng Đức Phật cũng từng xông pha trong các trận binh lửa. Thí dụ, như truyện bản sanh Ajanna Jataka số 24, khi ngài là một chiến mã. Lúc đó, Bồ tát (tiền thân Đức Phật) từng là ngựa chiến của một vị vua. Ngựa chiến này được vua cho một cuộc sống xa hoa hơn hầu hết người dân. Thức ăn của ngựa chiến được đặt trong một chiếc đĩa vàng trị giá một trăm ngàn đồng tiền, và chuồng ngựa có xông hương thơm bốn mùi và được trang trí bằng những tấm màn màu đỏ thẫm và những vòng hoa. Một lần nọ, bảy vị vua từ các vùng đất lân cận đã bao vây vương quốc nơi Bồ tát sống và ra lệnh cho nhà vua này đầu hàng, nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh. Nhà vua thảo luận chiến lược với các cố vấn của mình và họ quyết định cách hành động tốt nhất là cử người đánh xe hàng đầu ra tác chiến với cả bảy đội quân. Nếu phương pháp này thất bại, họ sẽ xem xét kế hoạch khác. Người đánh xe, cùng với Bồ-tát và chiến mã em cùng kéo xe, đã chiến đấu một cách anh hùng, bắt được sáu vị vua, và đưa họ trở về cung điện làm tù nhân. Nhưng khi bắt được vị vua thứ sáu, Bồ tát bị thương. Người đánh xe quay trở lại cổng cung điện và bắt đầu mặc áo giáp cho một chiến mã khác. Khi Bồ tát nhìn thấy điều này, ngài tự nghĩ rằng không có con ngựa chiến nào khác uy dũng bằng ngài: nếu ngài không quay lại trận chiến, người đánh xe và nhà vua chắc chắn sẽ bị giết và vương quốc sẽ sụp đổ. Vì vậy, Bồ tát [chiến mã] bảo người đánh xe hãy băng vết thương để cầm máu, rồi họ lại lên đường và bắt được vị vua đối thủ cuối cùng. Vương quốc được cứu, nhà vua bước ra chào đón họ. Bồ Tát (thời xa xưa, chiến mã biết nói tiếng người) mới khẩn cầu nhà vua đừng giết bảy vị vua bị bắt mà hãy bắt họ thề sẽ không bao giờ gây chiến với ngài nữa. Sau đó, sau khi bảo nhà vua hãy cai trị bằng chánh nghĩa và từ bi trong suốt quãng đời còn lại của mình, Bồ tát viên tịch. Tại sao Đức Phật kể lại chuyện tiền kiếp trên? Bởi vì lúc đó, có một môn đệ của Đức Phật đột nhiên lười biếng, tu học lui sụt, thế là Đức Phật kể lại chuyện bản sanh khi ngài còn là một chiến mã, để khuyến khích tinh tấn tu học. Sau khi nghe kể xong, vị học trò kia chứng quả A La Hán. Vị vua trong truyện là tiền kiếp của ngài Ananda, vị sư thị giả của Đức Phật. Chúng ta nên nhớ rằng, nghiệp binh lửa có khi không mấy người thoát được. Bởi vì, cõi này của chúng ta là ngôi nhà lửa. Nếu bạn đang là công dân các nước đang chiến tranh, hay thậm chí đang là công dân các nước bên bờ chiến tranh, thí dụ như Đài Loan và Hàn Quốc, nghiệp lính là toàn dân. Do vậy, nói rằng đừng nói chuyện chiến tranh thì bất khả. Vấn đề là, tất cả những chuyện nên nhìn dưới con mắt nhà Phật, để kham nhẫn, để từ bi, và để tận lực giữ giới trong khả năng từng người. Bởi vì không bao giờ có chuyện các nhà sư khuyến khích người dân trốn lính. Hãy nhớ rằng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng động viên toàn dân để toàn lực cứu nước, cứu dân. Bây giờ, xin mời đọc một tích truyện khác. Đó là truyện bản sanh Pancavudha Jataka số 55. Trong kiếp đó, tiền thân Đức Phật là một vị thái tử. Ngay sau khi Bồ tát ra đời, tám trăm tu sĩ Bà-la-môn đã tiên đoán rằng ngài sẽ vừa là một nhà lãnh đạo đầy quyền lực, đức hạnh nghiêm túc, và là một chiến binh tài năng. Khi Bồ tát tròn mười sáu tuổi, cha ngài gửi ngài đến học ở Taxila. Sau khi buổi học kết thúc, vị thầy đưa cho Bồ tát một bộ gồm năm vũ khí và ngài lên đường trở về nhà. Trên đường đi, Bồ tát gặp một khu rừng nơi một con yêu tinh đang cư trú và giết chết tất cả những người yêu tinh này gặp. Mặc dù đã được cảnh báo về mối nguy hiểm này, Bồ tát vẫn không hề sợ hãi và bước vào rừng thay vì đi vòng quanh. Con yêu tinh cao như cây cọ và trông rất khủng khiếp, nhưng khi Bồ tát nhìn thấy nó, nó không chạy. Bồ tát bắn 50 mũi tên độc vào con yêu tinh, đều dính vào bộ lông dày của yêu tinh và không có mũi tên nào xuyên nổi qua da. Khi con yêu tinh tấn công Bồ tát, ngài đánh trả bằng thanh kiếm nhưng kiếm không thể xuyên qua bộ lông. Sau đó, Bồ tát dùng cây gậy của mình đập con yêu tinh, thì cây gậy này cũng bị mắc kẹt trong bộ lông xù xì của con yêu tinh. Bồ tát hét vào mặt yêu tinh rằng Bô tát sẽ nghiền nát yêu tinh này thành bụi và tung một cú đấm bằng tay phải. Nhưng, giống như các vũ khí khác, không gì xuyên qua bộ lông dày của yêu tinh, và Bồ tát tiếp tục chiến đấu, bằng tay trái, chân phải, chân trái và cả đầu nữa. Con yêu tinh khâm phục trước lòng can đảm phi thường của Bồ tát và nhận ra rằng Bồ tát không phải là người bình thường nên đã cho ngài ra đi tự do. Nhưng trước khi rời đi, Bồ tát giải thích rằng yêu tinh đã sống một cuộc sống sát nhân đầy đau khổ, dầy đặc tội lỗi từ những ngày quá khứ. Con yêu tinh xúc động, hứa rằng sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp từ đó trở đi và yêu tình thề sẽ làm như vậy. Bồ tát trở về cung điện, một thời gian sau trở thành vua, cai trị với đức hạnh và độ lượng. Lý do Đức Phật kể truyện bản sanh này, bởi vì có một môn đệ lười biếng, nên kể truyện này để kêu gọi tinh tấn, rằng bản thân phải tu luyện cho giỏi, cho siêng, mới đủ sức đánh với các con yêu tinh trên đời này, và vũ khí tận cùng vẫn là lòng từ bi. Con yêu tinh chính là tiền thân của Angulimala, một tên cướp đáng sợ, kẻ đã chặt ngón tay của mỗi người mà y giết và đeo chúng quanh cổ, và về đã trở thành một đệ tử giác ngộ của Đức Phật. Chiến tranh là một nghiệp chung của một đất nước, hay của một khu vực. Chúng ta là Phật tử tại Hoa Kỳ, là những người yêu hòa bình và đang sống trong một xã hội hòa bình, nhưng cũng không chắc gì tương lai Chiến tranh Thế giới sẽ không bùng nổ. Trong khi đó, giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng đã, đang và sẽ có mặt trong quân đội Hoa Kỳ. Tất nhiên, các em sẽ có những suy nghĩ riêng, nhưng trong cương vị những phụ huynh Phật tử, chúng ta cũng cần nhìn được vấn đề trong đôi mắt của Chánh pháp, để khi các em cần lời khuyên, chúng ta sẽ không nói nhầm lần. Riêng biệt, tự chúng ta cũng phải lo tu học cho vững vàng, để hướng dẫn được các em, rồi nghiệp tới đâu thì tùy, người Phật tử vẫn liên tục cố gắng tu học không rời. Trên đài PBS, chương trình Religion & Ethics Newsweekly trong năm 2003 đã phỏng vấn Thầy Thích Nhất Hạnh về cái nhìn của Phật giáo về bạo lực. Chương trình được chép lại trên báo World Religion News, ấn bản ngày 15/5/2015, qua bài viết “Thich Nhat Hanh Talks Violence and How Buddhists and Judeo-Christians are Connected” trong đó có một câu hỏi từ Bob Abernethy nêu lên, và được nhà sư nổi tiếng của Việt Nam trả lời, trích dịch từ bản tiếng Anh, như sau. “Hỏi: Có khi nào cần thiết phải sử dụng bạo lực để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình hoặc đất nước của mình hay không? Đáp: Nếu bạn thấy ai đó đang tìm cách bắn, để hủy diệt, bạn phải gắng hết sức của bạn để ngăn chặn người đó làm như thế. Bạn phải tận lực ngăn cản. Nhưng bạn phải làm điều đó vì lòng từ bi, vì thiện ý muốn bảo vệ, chứ không phải vì giận dữ. Đó là điểm cốt tủy. Nếu bạn cần dùng tới vũ lực thì bạn phải dùng vũ lực, nhưng bạn phải bảo đảm rằng bạn hành động vì lòng từ bi và vì thiện ý muốn bảo vệ, chứ không phải vì giận dữ.” (Hết trích dịch) Cả thế giới đều biết rằng Phật giáo yêu chuộng hòa bình. Do vậy, một câu hỏi thường gặp tại Hoa Kỳ là, làm thế nào một người thực hành Phật pháp mà có thể ở trong quân đội được. Bài viết nhan đề "Do you believe a person can practice Buddhism and be in the military?" (Bạn có tin rằng một người có thể tu học Phật pháp và là một quân nhân không?) trên tạp chí Lion's Roar ấn bản ngày 1 tháng 3/2007 đã phỏng vấn 3 vị thầy Hoa Kỳ. Nơi đây, chúng ta trích dịch lời của Thầy Ringu Tulku Rinpoche, một Lạt ma thuộc dòng Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Thầy Ringu Tulku Rinpoche trả lời như sau: “Thực hành Pháp không dành cho bất kỳ nghề nghiệp, giới tính, lục địa, màu da, quốc gia, đẳng cấp hay cộng đồng cụ thể nào. Thực hành Pháp dành cho tất cả mọi người và bất kỳ ai cũng có thể thực hành nó ở mức độ nào đó mà họ cảm thấy thoải mái. Một người trong binh nghiệp có thể thực hành Phật pháp giống như bất kỳ ai khác. Dĩ nhiên, một số Phật tử có thể do dự trong việc chọn binh nghiệp, vì nó đòi hỏi phải giết khi thực sự cần thiết. Nhưng mục đích chính của quân đội là bảo vệ đất nước và duy trì hòa bình. Và trong nhiều trường hợp, đây thậm chí không phải là một sự lựa chọn. Dù nghề nghiệp của một người là gì, người đó có thể làm công việc đó một cách lương thiện, từ bi và vì lợi ích của người khác trong trái tim mình. Chánh mạng là rất quan trọng, và thật tốt khi cố gắng tìm một nghề mang lại hạnh phúc tốt hơn cho nhiều người và không liên quan đến việc gây ra những điều có hại, nhưng điều đó không có nghĩa là một người không trong một nghề hoàn toàn bất bạo động thì không thể tu tập Phật pháp. Tôi nghĩ việc thực hành Pháp thậm chí còn cần thiết hơn đối với những người trải qua những biến cố đau thương, như trải qua những trận chiến quân sự có nhiều chết chóc và đau khổ. Tu học Phật pháp không phải là làm việc này hay làm việc kia. Nó chính là về cách bạn sống cuộc sống của bạn trong từng khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kia, từng ngày, trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn đang hiện trú. Nó chính là về cách bạn chuyển hóa cách bạn hiện hữu, cảm xúc, phản ứng và khuynh hướng thói quen của bạn. Bất bạo động là tinh yếu của Phật giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đầu hàng trước bất công, hay không thể nói hay làm bất cứ điều gì nếu người dân đang phải gánh chịu bạo hành thảm khốc. Ý niệm về một vị Bồ Tát là phải uy dũng và can đảm, làm việc và chiến đấu vì lợi ích của chúng sinh mà trong tâm không sân hận bất kỳ ai. Khi ai đó làm hại bạn, bạn không nên ghét người kia, mà nên hiểu rằng người đó đang bị cơn giận chi phối, và trong khi những hành động tiêu cực của người đó đang làm hại bạn một chút, các hành động đó còn làm hại anh ta nhiều hơn. Anh ta không nên là đối tượng của hận thù mà phải là của lòng từ bi. Do vậy, bạn vẫn có thể yêu thương anh ta và giữ được tâm không hận thù. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên khuyến khích người đó hành động xấu và cho phép anh ta gây hại cho mọi người xung quanh, kể cả cho chính anh ta. Tìm cách ngăn cản anh ta thực hiện những hành động tiêu cực, ngay cả với một số sức mạnh, có lẽ sẽ hữu ích hơn cho anh ta.” (Hết trích dịch) Khó, thực sự là khó để sống như một Phật tử. Nhưng đây là con đường hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu có bạn trẻ nào còn do dự, nghĩ rằng Phật pháp mênh mông, chưa biết nên tu học thế nào cho tiện dụng với đời sống bận rộn trong quân ngũ, xin mời thường trực nhìn vào tâm để thấy rằng Niết bàn chính là tâm không tham, không sân, không si. Bạn có thể nhìn tâm thường trực như thế dù là ở trên tàu chiến, trên quân xa, hay ở chiến hào. Từ bi cũng sẽ tự động lớn dậy theo tâm này. Đức Phật cũng dạy một pháp nhìn tâm đơn giản khác, mà nhiều bạn có thể sẽ thấy thích nghi. Trọn cuốn Kinh Kim Cương được tóm gọn trong 4 câu Pháp Cú sau, rằng hãy thấy trong tâm đừng nắm giữ, đừng nương tựa, đừng dính mắc bất cứ thứ gì trong quá khứ, vị lai và cả hiện tại. Bản dịch của Thầy Minh Châu như sau: 421 "Ai quá, hiện, vị lai Không một sở hữu gì, Không sở hữu không nắm, Ta gọi Bà-la-môn." Bất kỳ ai sống thường trực như thế, khói lửa sẽ sớm lụi tàn trong tâm của bạn. Nguyên Giác (Viết trong những ngày cuối tháng 4/2024)

Thursday, April 25, 2024

30/4/1975

Giải phóng miền Nam 30/4/1975; Những thước phim do phóng viên Pháp thực hiện https://www.youtube.com/watch?v=b05ur5DW8z4 THVL l Phim tài liệu: 30/4/1975 - Một góc nhìn khác https://www.youtube.com/watch?v=IZKwdoINPvM 30-4-1975: Những khoảnh khắc lịch sử tại Hà Nội | VTV24 https://www.youtube.com/watch?v=Rf6icc2p_98 Hào khí tháng Tư | VTV24 https://www.youtube.com/watch?v=6w39MvtEgpA Phóng sự chiến tranh Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=g_zsE-e_yek

MẸ TÔI

MẸ TÔI https://www.youtube.com/watch?v=GS1JgaBBN2Y"