Sunday, February 26, 2017

How to Sit for Meditation


NGỒI THẾ NÀO
Ni sư trưởng P.T.N.H Jiyu – Kennett


Khi ngồi, cần để ý xương sống của mình theo đường cong tự nhiên của một xương sống lành mạnh, như thấy trong sách y khoa. Rất quan trọng là học ngồi cho đúng như vậy. Cái xảy ra nơi chân thì không quan trọng; cái xảy ra nơi xương sống thì cực kỳ quan trọng. Nếu xương sống không đúng thì sự cứng cõi, đau đớn và cả ảo giác có thể sanh ra. Sức nặng của thân được những bắp thịt phần lưng dưới mang dễ dàng nếu tư thế đúng.

Người ta không bao giờ ngồi hoàn toàn trên gối thiền hay ghế. Khi ngồi trên sàn, chỉ có phần chót đáy xương sống thực sự trên gối thiền để cho hơi nghiêng một chút từ mông, chỉ ngồi trên mép gối, và đầu gối để thoải mái trên sàn. Tư thế này ngăn sự đè mạnh trên đùi khiến máu khó lưu thông. Nếu ngồi hẳn trên gối thiền, không để cho đùi có khoảng hở, sẽ không thể rời khỏi gối mà không khá đau về sau. Đầu cần cảm thấy thoải mái tự nhiên và sức nặng đè trên vai, hai tai thẳng hàng với vai và mũi thẳng hàng với rốn. Không có hai người giống đúc nhau về mặt thân thể, thế nên rất quan trọng là cẩn thận thử nghiệm cho chính bạn để có thể chắc chắn rằng bạn đã tìm ra chỗ đúng của đầu bạn và chân bạn. Nếu hai tai không thật thẳng với vai bạn do chẳng hạn có một tổn thương loại nào đó ở lưng, bạn cũng chớ cảm thấy rằng bạn không thể thiền định. Hãy tìm ra vị trí thoải mái nhất, nơi bạn vững vàng nhất, và bắt đầu thiền định trong tư thế đó. Người ta lắc thân từ trái qua phải, bắt đầu từ rộng đến hẹp dần, có thể xoay cung tròn nếu muốn. Những loại cử động này giúp cho một người tìm thấy tư thế tốt nhất để nghỉ ngơi như một cá nhân.

Hai bàn tay để trong lòng với những đầu ngón tay chạm nhẹ vào nhau. Người thuận tay trái đặt tay phải trên tay trái, và người thuận tay phải thì tay trái trên tay phải, vì lý do sau: một nửa thân luôn luôn hoạt động nhiều hơn nữa kia, thế nên trong khi ngồi thiền người ta đặt bàn tay của nửa thân ít hoạt động trên bàn tay của nửa thân hoạt động nhiều vì việc này giúp cho làm quân bình hoạt động của thân.

Mắt không bao giờ nhắm hoàn toàn. Mắt nhìn xuống ở một điểm trên sàn thế nào cho thoải mái. Không có hai người cùng một khoảng cách điểm nhìn nhau, thế nên thường nói rằng tốt nhất là để mắt nghỉ ngơi trên sàn ở khoảng cách xê xích một mét. Chúng ta giữ quy tắc nhưng phải thuận theo sự tự nhiên của chúng ta. Di sản và quyền tự nhiên của tất cả chúng ta là biết được Chân Ngã của chúng ta, đó là an vui và là một với cái Vĩnh Cửu. Để hoàn thành việc này, chúng ta phải không làm cái gì không tự nhiên đối với chúng ta, chỉ bởi vì những lời dạy về thiền định đã được viết ra cho một thân thể hoàn hảo.

Với đôi mắt phải làm cùng một chuyện như người ta làm với tâm mình. Phải không cố gắng nhìn cái gì đặc biệt, như những hình trên tường hoặc sàn, cũng không cố gắng làm cho chúng thành mơ hồ, không rõ ràng. Người ta chỉ giữ đôi mắt nhìn xuống và tụ lại một điểm. Người ta giữ đôi mắt mở để có thể tỉnh giác. Người ta không cố gắng thấy đồng thời không cố gắng không thấy.

Quan trọng là thở qua mũi chớ không qua miệng. Điều này dễ làm bằng cách ngậm miệng lại mà thôi.

Khi thở, chớ làm điều gì không tự nhiên. Có nhiều hình thức gọi là thiền định khác nhau, tất cả đều đem lại những cấp độ an ổn tâm linh khác biệt. Nhưng không có hình thức thiền định nào đem lại an ổn tâm linh lớn hơn và thấu hiểu tỉnh giác sâu hơn bằng sự thiền định quán chiếu thanh tĩnh như tôi đề cập; tuy nhiên những lợi ích này chỉ hoàn thành nếu người ta thở tự nhiên. Làm đồng bộ hơi thở với trạng thái tự nhiên của thân là điều quan trọng. Nếu hơi thở thô, nghĩa là căng, ráng sức, không bình thường do để ý nhiều vào nó thì không có sự hài hoà của thân và tâm. Một số người trong chúng ta thở nhanh hơn những người khác, những người khác chậm hơn. Mỗi người phải thở theo nhịp điệu bình thường, tự nhiên của nó, để không gây ra căng thẳng. Một lần nữa, phải nhấn mạnh vào sự tự nhiên.

Người ta phải không chủ tâm cố gắng suy nghĩ cũng như không chủ tâm cố gắng không suy nghĩ. Những tư tưởng đến và đi trong đầu chúng tachúng ta hoặc có thể chơi đùa với chúng hoặc chỉ ngồi đó và cho phép chúng đi qua. Quá nhiều người trong chúng ta tự để cho mình bị những tư tưởng cưỡng đoạt, trong khi có một số thì chủ tâm tống cổ chúng; cả hai việc này đều hoàn toàn sai lầm. Người Nhật phân biệt giữa tư tưởng cố ýtư tưởng tự nhiên. Vì tai chúng ta không bị bịt lại trong khi thiền định, nên nghe xe chạy qua và chim hót là chuyện bình thường. Bởi vì mắt chúng ta không nhắm, cũng có lý khi chúng ta nhận thấy những khuôn hình trên thảm, trên sàn hay trên vách, những cái ấy chỉ quấy nhiễu chúng ta nếu chúng ta cho phép mình thảo luận về chúng trong tâm trí. Nếu người ta chỉ nhận biết một chiếc xe đi ngang qua thì không có vấn đề gì. Nhưng cùng với nhận biết đó, người ta bực mình hay vui thích, bấy giờ thiền định đã dừng lại. Tất cả đều được đòi hỏi khi thiền định là người ta ngồi với một tâm thái tích cực, nghĩa là biết rằng nếu ngồi như vậy, người ta sẽ tìm thấy Đức Phật Chân Thật trong chính họ.

Tôi thường ví dụ ngồi dưới một cái cầu để minh hoạ việc này. Người ta ngồi dưới một cái cầu lưu thông cả hai chiều. Người ta không leo lên cầu để đi nhờ một chiếc xe, cũng không đuổi theo chúng; người ta cũng không tìm cách đẩy xe ra khỏi cầu. Người ta không thể không biết có những chiếc xe ở đó; người ta phải không bị chúng quấy rầy. Nếu một người bị những tư tưởng của nó nắm giữ thì quan trọng là không phiền hà về điều đó. Người ta chỉ chấp nhận sự kiện mình bị nắm giữ và tiếp tục ngồi, không lo phiền hay cảm thấy có tội. Bất kể người ta làm gì, người ta không thể thay đổi sự kiện là người ta bị nắm giữ và nếu lo phiền về chuyện đó, người ta lại không bình an để trở lại thiền định. Người ta cần không thắc mắc, cảm thấy có tội, không có gì huỷ hoại cho bằng mặc cảm tội lỗi trong việc này.

Khi thiền định xong, ngựời ta lắc thân từ phía này qua phía kia hay theo một chuyển động tròn, như khi nơi khởi đầu, ngoại trừ làm từ những cái lắc nhỏ đến những chuyển động rộng hơn.

Không mặc cái gì chật, thắt là điều quan trọng. Cũng quan trọng là không mặc quá nóng hay quá lạnh. Đại sư Đạo Nguyên, khi nói đến những cái thái quá, quá ấm, mặc quá nhiều thứ, ăn quá nhiều, không đủ ấm, mặc không đủ, ăn không đủ, đã bình luận: “Sáu phần của bao tử nâng đỡ cho một người, hai phần kia giúp cho bác sĩ của y”. Đại sư Đạo Nguyêncảnh cáo rất quan trọng về điều mà ngài gọi là ba cái thiếu: thiếu ngủ, thiếu ăn, và thiếu ấm. Trừ phi ba cái này đều đúng hợp, không quá nhiều hay quá ít, nếu không hài hoà thân tâm thì không thể.

Câu hỏi: Nếu một người đang nữa chừng thiền định mà không thể tiếp tục giữ nguyên tư thế thì sao?

Nên chuyển đổi và chớ lo âu về việc đó. Ngồi thiền không phải là một kiểm tra về sự chịu đựng. Nếu cảm thấy không thể giữ tư thế thì chẳng có gì sai khi thay đổi nó. Nếu cần chuyển đổi, hãy cần nhớ xương sống phải trở lại thẳng. Cũng quan trọng là cần tự rèn luyện mình đến một mức nào. Tôi luôn luôn chủ trương nếu một người cảm thấy có thể ngồi mười phút thì nên thúc đẩy mình ngồi mười hai phút, và khi ngồi được mười hai phút thì nên ngồi đến mười bốn phút. Người ấy cần tiếp tục theo cách đó cho đến khi có thể duy trì cùng một tư thế trong bốn mươi lăm phút mà không khó chịu. Với cách ấy, thân thể được rèn luyện một cách từ tốn và tự nhiên khi nhận biết nó cũng có những quyền của nó. Nếu không làm vậy, ngồi có thể trở thành cái gì gây sợ hãi; tôi không biết điều gì tệ hơn điều này.

Câu hỏi: Còn việc bồn chồn?

Nếu một người muốn tiến bộ trong thiền định, học ngồi yên là điều gì rất quan trọng. Bồn chồn, nếu thân vẫn thoải mái, là một dấu hiệu của người không thích kỷ luật và là một tự ngã không chịu điều phục. Sự cãi cọ của những cái đối nghịch nhau trong tâm của chúng ta không hề rõ ràng như chúng ta nghĩ, và sự bồn chồn đôi khi là một phản ứng với sự không muốn làm điều gì về chính mình. Nếu một người thấy mình khổ sở vì bị thôi thúc phải chộn rộn, người ấy nên thở sâu ba hơi và lại thẳng lưng.

Nếu chúng ta đều thấp, cao, ốm, mập, có cùng tầm nhìn hay sức khoẻ như nhau, việc dạy thiền định thì rất dễ. Nhưng mỗi người đều khác nhau, nên không thể viết một chương về cách ngồi như nhau cho mọi người. Quan trọng là ngưòi ấy được một vị thầy thẩm quyền kiểm nghiệm đâu là tư thế đúng nhất cho y. Nhiều người cố giữ từng chữ của Những quy luật ngồi thiền mà không biết rằng mục đích của bản văn là giúp họ học thiền định chứ không phải làm họ đau đớn và khó chịu.

Trích: NGỒI KHÔNG -
Những tác phẩm thiết yếu
của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa,
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 - NXB Thời Đại
Bài đọc thêm liên quan đến tác giả:
Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh (Thích Nguyên Tạng dịch)

...Shasta Abbey là một tu viện Phật Giáo được thành lập từ năm 1970 bởi cố Ni sưtrưởng Jiyu-Kennett. Ni trưởng Kennett tu học tại Nhật Bản từ năm 1962 đến năm 1969 và là đệ tử của cố Hoà thượng Keido Chisan Koho Zenji, Viện chủ chùa Daihonzan Sojiji (1957-1967). Theo di chúc của bổn sư, cố Ni trưởng Kennett trở vềphương Tây năm 1969 để hoằng pháp cho người Tây phương theo truyền thống thiền Mặc chiếu (the Serene Reflection Meditation tradition). Đây là truyền thống Thiền Tào Động “Tsao-Tung Chan” ở Trung Hoa và “Soto Zen” ở Nhật Bảntruyền thừa từ đức Phật Thích Ca qua các Tổ sư Ấn Độ và được Ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Hoa, tiếp nối đến Lục Tổ Huệ Năng....  .Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California (Tịnh Thủy

A Swallow Flying Over a Lake

 A swallow flying by in the air,
Its shadow is reflected in the lake.
The swallow does not intend to leave any trace in the lake water;
The lake water does not intend to retain the reflection of the swallow, either.
                                                                                     Zen Master Hương Hải

Similarly, all formations/thoughts arising in the mind are like the reflection of the swallow.  They are not there to leave any trace in our mind.  When they appear, we simply notice them without expecting them. nor preconceiving them.  When they disappear, our mind remains the same, empty, no increase nor decrease.  The mind never intends to attach to any thought or formation.  Why do we have to get attached to all desires and hates that result in our suffering?  Why do we have to catch a swallow and encage it in our mind every day?  That only means we live against the laws of nature and the natural inclination of the mind.

-------

Thiền sư Hương Hải:“Nhạn quá trường không,Ảnh trầm hàn thủy;Nhạn vô di tích chi ý,Thủy vô lưu ảnh chi tâm”. Con chim nhạn bay qua trên không dài, bóng nó chìm ở trong nước; con chim nhạn không cố ý lưu bóng trong hồ, mặt nước cũng không cố ý nắm giữ hình bóng con chim nhạn. Cũng vậy, các pháp qua tâm chúng ta như bóng chim nhạn, nó không cố ý lưu giữ trong tâm ta, nó đến thì ta hãy đón nhận mà không chờ đợi, không mong muốn, không trước ý, nó đi thì tâm ta lại rỗng rang, trống không. Đúng ra, tâm của ta cũng không cố ý nắm giữ các pháp ấy, nhưng tại sao chúng ta chúng ta cứ ôm tham, ôm sân vào để đau khổ vậy? Ngày nào cũng bắt con “chim nhạn” nhét vào tâm là sao? Như vậy là ta sống sái với định luận của nhiên giới, sái với định luật của tâm giới

Friday, February 24, 2017

1984


Big Brother is watching you.

In a time of universal deceit - telling the truth is a revolutionary act.

If you want a vision of the future, imagine a boot stamping on a human face - forever.

Who controls the past controls the future. Who controls the present controls the past.

All animals are equal, but some animals are more equal than others.

All the war-propaganda, all the screaming and lies and hatred, comes invariably from people who are not fighting.

War is peace. Freedom is slavery. Ignorance is strength.

Political language. . . is designed to make lies sound truthful and murder respectable, and to give an appearance of solidity to pure wind.

The nationalist not only does not disapprove of atrocities committed by his own side, but he has a remarkable capacity for not even hearing about them.

Every generation imagines itself to be more intelligent than the one that went before it, and wiser than the one that comes after it

George Orwell

 

Bahiya Sutta


BÀI KINH BÀHIYA
NĂM PHÚT NHIỆM MẦU
Nguyễn Duy Nhiên
 Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Năm phút nhiệm mầu
Trong nhà thiền, chúng ta thường được nhắc nhở rằng mình phải biết sống trong giờ phút hiện tại. Nhưng nếu giả sử như trong giờ phút hiện tại của ta chỉ toàn là khó khăn và những việc không như ý thì sao bạn hở? Nếu như chung quanh ta không có trời xanh, mây trắng hay trúc biếc hoa vàng, mà chỉ là một bầu trời âm u và những ngày mưa đông, thì ta có muốn sống trong giờ phút hiện tại này chăng?
Có lần trong một khóa tu, một thiền sinh hỏi: "Thưa Thầy có những lúc mà giờ phút hiện tại này quá khó khăn, con không thấy chút gì là dễ chịu hay tươi đẹp như Thầy nói hết."This present moment is not pleasant at all! Vị Thầy im lặng rồi nhìn anh ta đáp, "Giây phút hiện tại này tuy có lúc không dễ chịu hay tươi đẹp, nhưng nó vẫn rất nhiệm mầu." It’s not necessarily pleasant but it is still wonderful.
Tôi nghĩ, hiện tại nhiệm mầu có lẽ một phần là vì đó là những gì ta đang thật sự có. Nếu như ta có một khổ đau, thì khổ đau ấy cũng chỉ có thể được chuyển hóa trong giờ phút hiện tại này mà thôi, mà không thể là trong một phút giây nào khác hơn. Và nếu ta có một hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy cũng chỉ có thể được tiếp xúc trong bây giờ và ở đây.
Nhưng lý thuyết thì bao giờ cũng dễ phải không bạn! Tôi nghĩ điều khó khăn là trong những ngày mưa, làm sao ta vẫn có thể ý thức được rằng phía sau bầu trời mây đen giăng kín ấy, ngàn tia nắng ấm kia vẫn muôn đời hiện hữu?
Bài kinh Bàhiya
Trong kinh có kể lại câu truyện về một trưởng lão tên là Bàhiya, một hôm tâm tư ông cảm thấy xao động, bất an và ông quyết định lên đường tìm Phật để xin Ngài chỉ dạy cho con đường nào mang đến sự giải thoát và an lạc. Nghe nói đức Phật đang có mặt tại thành Xá-vệ, ông lên đường và đi suốt đêm. Nhưng khi Bàhiya đến nơi thì Phật đã vào thành khất thực. Biết ông đi đến từ rất xa, các thầy khuyên ông nên ngồi lại nghỉ ngơi, chờ khi Phật trở về ông sẽ gặp Ngài. Nhưng Bàhiya không thể chờ đợi, ông bảo:
- Thưa các thầy! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không dám ngồi xuống nghỉ bất kỳ ở đâu. Khi nào gặp Phật và nghe lời chỉ dạy rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi
Và rồi Bàhiya nhất quyết tiếp tục đi tìm Phật. Ông vào thành Xá-vệ gặp Phật đang đi khất thực, ông cung kính cúi mình tiến đến gần Phật và đảnh lễ Ngài ở giữa đường, và thưa:
- Xin đức Thế Tôn thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Phật bảo:
Đây không phải đúng lúc, Bàhiya! Ta đang đi khất thực.
Tuy Phật từ chối hai lần nhưng Bàhiya vẫn thưa tiếp:
Bạch Thế Tôn, con không biết khi nào Thế Tôn hay con sẽ qua đời, xin Ngài hãy thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Đến lần thứ ba, thấy vậy tuy vẫn đang đứng ở giữa đường, Phật cũng chỉ dạy cho ông:
Vậy thì, Bàhiya, ông phải thực tập thế này: Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy, trong cái nghe chỉ có cái bị nghe, trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng, trong cái hiểu chỉ có cái bị hiểu; Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.
Bài tập chuyển hóa
Và trong bài kinh Bàhiya ấy, ta có thể tìm thấy một phương cách Phật dạy cho chúng ta để chuyển hóa những phiền não đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Nó có thể mang lại cho ta một sự tĩnh lặng và buông thư giữa một cuộc sống đầy những căng thẳng và bất ngờ, giúp ta tuy sống giữa những bận rộn nhưng không để bị lôi cuốn theo.
Bà Toni Bernhard là một tác giả và cũng đã thực hành thiền rất nhiều năm. Bà mang phải một chứng bệnh đau kinh niên, khiến bà không thể đi ra ngoài xa được. Mỗi ngày bà phải đối diện và sống với cơn bệnh của mình, nhiều khi đó là những cơn đau dài. Bà Toni có chia sẻ một phương cách thực tập đã giúp bà buông thư và an vui tiếp xúc với hiện tại, dầu phải đối diện với những khó khăn.
Bà chia sẻ phương pháp thực tập căn bản của mình gồm bốn phần như sau:
1. Trước hết, bạn thở bình thường, nhẹ và sâu. Rồi bạn bắt đầu chú ý đến những gì mình đang thấy. Bạn có thể giữ ánh mắt nhìn về một nơi, hay quay nhìn chung quanh một cách chậm rãi. Tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Lúc đầu có thể ta chỉ thấy những cảnh vật bình thường, như là hàng cây, con đường nhỏ, chiếc ghế ngồi… nhưng sau vài hơi thở và chú ý, bạn sẽ nhận thấy chúng là những hình dáng, màu sắc, chuyển động… với những chi tiết rõ rệt. Ví dụ như tôi thấy một áng mây thật trắng trên nền trời xanh, những mảng nắng loang lỗ trên đường, một tờ lá nhỏ rơi… Và nếu như có một sự suy nghĩ nào khởi lên, ta chỉ cần trở lại với cái thấy của mình, chỉ đơn giản ghi nhận hình dáng, màu sắc, sự chuyển động. Ta tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Phật dạy, “Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy,” in seeing, only seeing.
2. Sau đó, bạn có thể nhắm mắt lại nếu được. Rồi lắng nghe và tiếp nhận những âm thanh nào đang có mặt chung quanh ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có biết bao nhiêu là thứ âm thanh đang có mặt mà mình đã không để ý. Nhưng bạn không cần làm gì hết, âm thanh khởi lên tự nhiên và rồi cũng sẽ tự động qua đi, chúng không cần đến sự tham gia của ta. Tiếp nhận mọi âm thanh nào đang có mặt, và thở nhẹ. “Trong cái nghe chỉ có cái bị nghe,” in hearing, only hearing.
3. Tiếp đến, bạn có thể nhắm hay mở mắt ra, và bắt đầu chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt trong thân mình. Hai vai ta có thể đang bị căng thẳng, hãy buông thư chúng. Gương mặt, miệng bạn có đang mím chặt không? Hãy nhẹ nhàng buông thả ra. Bạn cũng có thể chú ý đến những điểm xúc chạm trên cơ thể, ví dụ như hai bàn tay đang để trên đùi, hay hai bàn chân đang tiếp xúc với mặt đất, lưng đang chạm vào ghế ngồi. Bạn có thấy hơi gió mát lạnh trên da mặt chăng? Tiếp nhận hết những cảm thọ nào đang có mặt, theo hơi thở nhẹ và sâu. Nếu có cái đau nào trong thân bạn hãy mở rộng ra với nó, không cần phải tránh né hay xua đuổi. “Trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng,” in feeling, only feeling.
4. Và bây giờ bạn có thể mở mắt ra, nếu đang nhắm, và tiếp nhận hết tất cả những gì qua các giác quan mình: hình sắc, âm thanh, cảm thọ, hay mùi vị nào đang có mặt, hoặc tư tưởng nào khởi lên trong tâm. Tiếp nhận và có mặt trọn vẹn với hết tất cả những kinh nghiệm nào đang có mặt. Ba bài tập trên sẽ giúp cho bài tập này, bạn sẽ có khả năng tiếp nhận hết những gì đang có mặt chung quanh mình.
Năm phút nhiệm mầu
Bạn có thể thực tập bài tập này những khi ta có dịp dừng lại, hay khi mình cảm thấy bất an. Bạn có thể thực tập mỗi phần trong khoảng 15 hơi thở, hoặc vài phút. Trọn bốn bài thực tập chỉ chừng khoảng 5 phút là đủ, và đó sẽ là 5 phút rất nhiệm mầu của ta. Ta có thể thực tập ở bất cứ một nơi nào: trong lúc đang ngồi trên xe buýt, trong quán cà phê, khi ta đứng chờ người bạn, ngồi đợi trong phòng bác sĩ, hay đang nằm trên giường. Và bạn biết không, tôi nghĩ mình cũng có thể thực tập ngay trong khi ta đang đi thiền hành nữa, miễn là ta có được một không gian thích hợp.
Bài tập đơn giản này có thể giúp ta có mặt với những gì đang xảy ra, cho dù đó là một khó khăn, một cái đau hay một căng thẳng nào đó. Nó giúp ta buông bỏ hết những ý nghĩ phiền não của mình về quá khứ và tương lai, và tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt mà không bị dính mắc. Tôi nhớ trong kinh Phật có dạy rằng, cuộc sống này "có khổ đau, nhưng không có người khổ đau.” Vì sự tiếp xúc tuy có mặt nhưng không có người ở đây để bị dính mắc, tất cả chỉ là cái thấy, cái nghe và cái thọ tưởng mà thôi. Và nhờ vậy mà những khó khăn trong ta cũng được chuyển hóa nhiệm mầu…“Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.”
Trong một cuộc sống căng thẳng với những biến đổi bất ngờ, năm phút dừng lại ấy sẽ là một dòng suối trong mát giúp ta làm tươi mới lại hạnh phúc mình, là những tia nắng ấm làm tan đi một góc nhỏ mù sương. Và từ một góc nhỏ bình yên ấy, ta sẽ nhìn thấy được lại một bầu trời phía bên sau vẫn muôn đời trong sáng...
Nguyễn Duy Nhiên http://thuvienhoasen.org/a25131/bai-kinh-bahiya-nam-phut-nhiem-mau


Nguyên văn bản kinh do HT. Thích Minh Châu dịch từ kinh Pali: Kinh Bahiya

Bài đọc thêm:
Bài Pháp Khẩn Cấp - Bahiya Sutta (Nguyên Giác dịch từ bản Anh Ngữ)


Nơi mà đất, nước, gió, lửa
không có chỗ đứng,
nơi đó các ngôi sao không chiếu sáng,
nơi không mặt trời thấy được,
nơi không mặt trăng xuất hiện,
Nhưng [là nơi] không hề có sự tối.

Và khi một vị hiền trí,
một vị Phạm hạnh với trí tuệ,
tự thân chứng được điều này,
thì vị này giải thóat khỏi tướng và vô tướng,
giải thóat khỏi hạnh phúcđau khổ

-- Then, Bahiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. (Bản của Thanissaro Bhikkhu)

-- Herein, Bahiya, you should train yourself thus: 'In the seen will be merely what is seen; in the heard will be merely what is heard; in the sensed will be merely what is sensed; in the cognized will be merely what is cognized.' In this way you should train yourself, Bahiya. (Bản của John D. Ireland)

-- Bahiya, when you see an object, be conscious of just the visible object; when you hear a sound, be conscious of just the sound; when you smell or taste or touch something, be conscious of just the smell, the taste or the touch; and when you think of anything, be conscious of just the mind-object. (Bản của Daw Mya Tin)

Xem nguyên văn bản dịch của HT. Thích Minh Châu từ tạng kinh Pali:
http://thuvienhoasen.org/a25130/kinh-bahiya 

KINH BAHIYA

Thích Minh Châu dịch

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:

- Này Bàhiya. Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán.

- Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

- Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán. Chánh Đẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán.

Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau:

- Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

- Này Bàhiya, Thế Tôn đã đi vào giữa các nhà để khất thực.

Rồi Bàhiya Dàraciriva mau chóng ra khỏi Jetavana, đi vào Sàvatthi, và thấy Thế Tôn đang đi khất thực, khả ái, khởi lên tịnh tin, các căn an tịnh, tâm ý an tịnh, đạt được an chỉ, chế ngự tối thượng, giống như một con voi được điều phục, phòng hộ với các căn an tịnh. Thấy vậy, Bàhiya Dàruciriya liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu xuống chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bàhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

Lần thứ hai Bàhiya Dàruciriya Bạch Thế Tôn:

- Thật khó biết, bạch Thế Tôn, là chướng ngại cho mạng sống của Thế Tôn, hay chướng ngại cho mạng sống của con. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Màhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

Lần thứ ba, Bàhiya Dàruciriya bạch Thế Tôn:

- Thật khó biết... hạnh phúc lâu dài.

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

- Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

10. Chỗ nào nước và đất,
Lửa, gió không chấp trước,
Tại đây sao không chói,
Mặt trời không chiếu sáng,
Tại đây trăng không chiếu,
Tại đây u ám không,
Khi ẩn sĩ Phạm chí,
Tự mình với trí tuệ,
Thể nhập vào Chánh pháp,
Vị ấy được giải thoát
Khỏi sắc và vô sắc,
Khỏi an lạc, đau khổ. 


 

 




 

 

Wednesday, February 22, 2017

Norway and Democracy



Norway Is the ‘World’s Best Democracy’ — We Asked Its People Why
by Alexander Smith and Ben Adams
The United States was downgraded to a "flawed democracy" in a recent index that examined 167 countries. NBC News traveled to the world's top-ranked democracy, Norway, to ask them how it's done.
OSLO, Norway — A look of puzzled amusement creeps across Aurora Aven's face when asked if she plans to vote in her country's election, like she's being asked what color the sky is.
"It's very strange not to vote," says the 18-year-old, as if stating the painfully obvious. "It's, like, a normal thing."
Her eagerness might stand out among America's more disengaged youth.
But Aven is Norwegian.
Her country has just been ranked the best democracy in the world for the sixth year running by the Economist Intelligence Unit, a London-based consultancy.
The report also downgraded the United States from a "full democracy" to a "flawed democracy" — placing it alongside countries such as India, Argentina and Colombia.
The demotion was linked to American voters losing trust in their own political institutions and the role of big-money lobbying.
Neither are significant issues in Norway.
"There's something about our culture that says it's very important to vote," Aven says, speaking to NBC News at an ice rink in Oslo. "Norway has such a good system, so no one feels left out and no one feels misunderstood. Everybody knows their voice will be heard."
Norwegians are automatically registered to vote, and 78 percent of them did so in the last election — 20 percentage points higher than in the U.S.
Instead of big personalities with even bigger war chests, the focus here is on how rival political parties can collaborate on policies.
The key to Norway's success is the healthy relationship between its people and lawmakers, according to 27-year-old political adviser Torkil Vederhus.
"People can feel like they're part of the democracy," he says. "They recognize their politicians as not part of some kind of elite, they're just regular people."
Aurora Aven and Mattis Dysthe Lyngstad at an ice rink in Oslo. Alexander Smith / NBC News
At the ice rink, Aven's friend, 17-year-old Mattis Dysthe Lyngstad, thinks the U.S. can learn from his country's cordial culture.
"In United States, you have such a different system of democracy — there's a lot of money involved and it's a lot about how big a person you are and if you're important, or whatever," he says. "But in Norway we try to keep it so the politicians don't earn that much money. You do it because you care about the country and the future."
Of a similar view is Torild Haustreis, a 56-year-old nurse from Kristiansand, a city 150 miles southeast of Oslo.
"Norwegian people are engaged in politics and I think that's very good," she said. "I think the U.S. needs to build its election system again. It's not right the way they have it in the U.S. today."

A Land of Ice and Oil

Any comparison between Norway and the U.S. must come with the colossal caveat that these two countries are very different beasts.
The Nordic nation is far smaller, both in population and geography. Its 5 million people live in an area the size of Montana that straddles the Arctic Circle.
Its government struck offshore oil in the 1960s, allowing it to accrue the world's largest sovereign wealth fund — a $880 billion rainy-day piggy bank.
This helped it weather the 2007-8 financial crisis better than most, and it remains one of the richest countries in the world per capita.
Furthermore, Norway isn't a member of the increasingly fractious European Union. And despite a recent spike in immigration, it remains much less ethnically and culturally diverse than most countries, meaning the often divisive debate on immigration has not been as prominent until recently.
A recent rally in Oslo calling for more humane policies toward refugees. Kyrre Lien
Norway functions as a social democracy, the type of place Sen. Bernie Sanders dreams about.
Citizens pay relatively high taxes and the government isn't afraid of spending big on public projects such as schools, healthcare and generous unemployment benefits.
While many Americans would balk at this level of government interference, Norwegians are the happiest people in the developed world.
The gap between its wealthiest and poorest citizens is far lower than the U.S. — and its people spend far less time at work and more time with their families.
"It's expensive but you pay your taxes and you get things out of it," says 18-year-old Nancy Adelaide Hancock, who spoke while visiting Oslo from the Danish capital of Copenhagen. Like much of Scandinavia, her own country has a similar economic system.
It's not just taxes and wages that are high. Vacationers are often stunned by the country's wallet-busting prices — upward of $9 for a beer.

'More Cooperation and Less Confrontation'

There are eight political parties in Norway's legislature — instead of just Republicans and Democrats — and the system means none of them can gain power alone. Instead they must try to build coalitions with enough support to form a government.
"You have a lot of cooperation between parties in Norwegian politics … and the political debate climate is much milder than in the U.S.," according to Carl Knutsen, a politics professor at the University of Oslo. "I would say [there is] more cooperation and less confrontation."
Professor Carl Knutsen Alexander Smith
Norway's government is parliamentary, rather than presidential. And the Economist Intelligence Unit says it has better checks and balances than the U.S. system.
Although many Americans take pride in their country's separation of power between the president, Congress and the courts, critics say that presidents George W. Bush and Barack Obama expanded their authority so this balance is now tipped heavily in favor of the White House.
Stymied by a gridlocked Congress, even many sympathetic to Obama concede that he used executive power to act unilaterally and shape policy at home and abroad — including America's controversial drone-warfare program.
President Donald Trump's opponents worry that his flurry of executive orders suggests that he intends to continue this trend.
America's slip down the consultancy's rankings had been a slow process. While Trump was not to blame, he almost certainly benefited by "tapping into Americans' anger and frustration with the functioning of their democratic institutions," according to last month's report.
Some Trump foes have also criticized an electoral college system that awarded the billionaire victory despite him gaining 2.8 million fewer votes than Hillary Clinton.
"Public confidence in government has slumped to historic lows in the U.S.," the study added. "This has had a corrosive effect on the quality of democracy."
While the U.S. is still waiting for its first female leader, Norway is now onto its second, Prime Minister Erna Solberg. Women make up 40 percent of lawmakers and the government grants some of the best maternity and paternity rights around.
From this relatively serene environment, the partisan theater and bombastic personalities of Washington seem alarming to many Norwegians. This culture clash is perhaps typified by Trump, who has a dismal 6 percent approval rating in Norway.
"At first it was kind of funny, now it's kind of frightening and kind of sad," says Ola Schiefloe, a 28-year-old carpenter from Oslo.
He was spending his Friday night at Cafe Mono, one of the city's most popular clubs. Although the band, local outfit Aiming for Enrike, are at times raucous, Schiefloe prefers his politicians to be less so.
"I think Trump's a bit too much of an alpha male to be popular among Norwegian voters," Schiefloe says above the din of roaring guitars.
Norway's Parliament. Kyrre Lien
Politicians in Norway are not as well paid as their American counterparts and most live a more modest, low-profile existence. The basic pay for U.S. senators and representatives is $174,000 — compared to $108,000 in Norway.
Many Norwegians just can't shake the feeling that America elected "a reality star as president," according to Silje Ljødal, a 25-year-old barista. "It's just a reality show, the whole thing," she adds in disbelief.
Opinion seems to be just as scathing outside the city of Oslo.
Annette Dahl, a 26-year-old hunter from Norway's rural Telemark region, says U.S. politics "seems like a circus to me. [Trump] seems like kind of clown, you know? The way he talks and the things he says, it's hard to take him seriously."

Worries About Russia and Polar Bears

Many are just as worried about Trump's substance as they are his style.
Despite almost 4,000 miles between them, Norway has always enjoyed a partnership with the White House and was one of the first nations to join NATO in 1949.
Its inhabitants can be forgiven for paying particular attention to Trump's foreign policy pronouncements; they have skin in the geopolitical game in the shape of a 120-mile border with Russia.
Just last month, hundreds of U.S. Marines landed in Norway as a reassuring presence against Moscow's saber-rattling.
But under Trump, many Norwegians say his comments undermining NATO as "obsolete" have made them feel nervous. Norway is also one of the countries Trump has criticized for not paying the recommended 2 percent share toward the alliance's upkeep.
"It's kind of scary because we share a border with Russia, and we've got Putin … turning quite aggressive," says Schiefloe, the carpenter.
"The world is going to change, I hope for the better but I fear it's going to be quite bad," adds Tor Bomann-Larsen, a 65-year-old writer from Drammen, a city 25 miles from Oslo. "We've never seen anything like Trump before, it's something quite new and the world is shaking."
Norwegians also worry about man-made climate change, something Trump has repeatedly labeled a hoax and once even suggested was a conspiracy invented by the Chinese.
The concept of global warming was created by and for the Chinese in order to make U.S. manufacturing non-competitive.
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) 6 November 2012
His claims go against scientific consensus, but they also threaten Norway's delicate ecosystem, where the northern ice is crucial to the symbolic survival of polar bears and other Arctic creatures.
"If I met Donald Trump I would invite him to Svalbard, in the high north, and I would show him what the climate change is doing to our environment," Norwegian Local Government Minister Jan Tore Sanner told NBC News during an interview in the country's Parliament building.
Like others in his government, Sanner says he is optimistic about working with America's new leader. Asked about Trump's environmental policies, however, and his tone changes slightly.
"The ice is melting," he says. "The climate is changing the way we can the can live in the world."

'Just Politicians In Suits'

While the statistics and anecdotes may make liberal hearts flutter, Norway is far from a leftist utopia.
It's current government is led by the Conservative Party and includes lawmakers from the right-wing populist Progress Party, which wants to slash taxes and immigration amid a migration crisis that has gripped Europe over the past three years.
And of course not everyone here agrees that Norwegian politics is all that great in the first place.
"I don't feel we have the best democracy in the world," says Steinar Vetterstad, a 67-year-old former construction worker from the town of Hokksund. "There are a lot of things that aren't right."
Steinar Vetterstad Kyrre Lien
He has lived off disability benefits ever since he was injured at work.
Symptomatic of the global populism that helped Trump into the White House and Britain vote for Brexit last year, Vetterstad used to support the left-wing Labour Party but in 2013 switched his vote to Progress.
"It is the politicians in Oslo ... don't represent the people anymore ... [they're] just politicians in suits," he says.
That there is such healthy debate in Norway betrays the violence in its recent past. Less than six years ago its democracy came under direct attack.
On July 22, 2011, white supremacist Anders Behring Breivik detonated a car bomb among Oslo's government buildings. Wearing a police officer's uniform, he then drove to the island of Utøya, around 20 miles away, and began shooting children staying at a camp run by the left-wing Labour Party. In all, he killed 77 people.
Sanner, the member of Norway's Cabinet, took NBC News to the site of the car bomb.
"It was an attack on Norwegian democracy and ... he killed a lot of young people, young people who were engaged in politics," he says, looking out over where the blast occurred. "They were 16 years old, 18 years old. They just started to be involved in politics and they lost their lives."
The Parliament building in Oslo. Kyrre Lien
Breivik is now behind bars and the democracy he attacked endures. But while the U.S. went to war after 9/11, Norway received plaudits for its calm response.
"We are still shocked by what has happened, but we will never give up our values," the then-prime minister, Jens Stoltenberg, said in a speech at the time. "Our response is more democracy, more openness, and more humanity."
Likewise, Sanner sees that dark chapter as a stark warning of what happens when democratic principles are disregarded.
"We didn't think it could happen here but it happened here," he says. "So that shows we have to have an open society, a democratic society, and we cannot take it for granted."
Source: